Nâng cao chất lượng đào tạo trí thức trẻ đó là kết quả tổng hợp của các hoạt
động giáo dục đào tạo của các bộ môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học
xã hội., trong đó kiến thức của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác -Lênin có vai trò to lớn và trực tiếp. Đây là hạt nhân hình thành thế giới quan
khoa học, là cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, nhằm
góp phần hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, hoàn thiện nhân cách người trí thức
trong giai đoạn mới.
Để nâng cao chất lượng dạy -học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác -Lênin hiện nay, phương pháp dạy học bộ môn giữ vai trò rất quan trọng. Bởi
lẽ, phương pháp dạy -học đó là cách thức, thủ đoạn mà cách thức tổ chức nội dung
của quá trình dạy học. Thực tiễn dạy học cho thấy, sử dụng phương pháp dạy học
khoa học cho phép tiết kiệm được thời gian rất nhiều để truyền tải và tiếp thu, lĩnh
hội tri thức khoa học của người dạy và người học.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đúng hướng, có chất lượng, hiệu
quả, đề tài đã đề cập đến những vấn đề có tính nguyên tắc mà cả thầy và trò cần
phải quán triệt. Những nguyên tắc này không chỉ là cơ sở xuất phát cho hoạt động
đổi mới, mà trên một ý nghĩa nhất định, nó còn là những tiêu chuẩn để kiểm tra tính
đúng đắn, khoa học của quá trình đổi mới đó.
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác -Lênin là vấn đề áp dụng vào mọi đối tượng trong mọi tình huống. Tính
khách quan, khoa học, cập nhật của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc
điểm tình hình cụ thể của xã hội; đặc điểm của đội ngũ giảng viên, sinh viên, kinh
nghiệm dạy học; ý chí quyết tâm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở họ. Tr ên cơ
sở phân tích đầy đủ những đặc điểm đó mà xác định phương pháp dạy học cụ thể
cho từng đối tượng, từng giai đoạn. Mọi biểu hiện bảo thủ trì trệ, không tích cực đổi
mới, thoả mãn dừng lại cần phải được phê phán.
11 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học bộ môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác -Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẤY VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
LÊ NHO MINH*
* Giảng viên Trường CĐVHNT & DL Sài Gòn
TÓM TẮT
Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực trạng sử dụng phương pháp dạy
và học bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác_Lênin. Từ lý luận và thực tiễn
đó, bài viết chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra một số các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin ở một số trường đại học và cao đẳng hiện nay.
ABSTRACT
NEW ISSUES MAY CHANGE TEACHING METHOD – STUDY
DEPARTMENT OFFUNDAMENTAL PRINCIPLE OF THE REPUBLIC
MARXISM – LENINISM
In this artcle, the authors focus on analyzing the situation using the method of
teaching and learning of the subject’s basic principles Marxism – Leninism. From the
theoretical and practical above, the article points out the limitations and reasons so that
offers somesolutions to improve the quality of teaching and learning subjects The basic
principles of Marxism – Lenin in a number of universities and colleges to day.
MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc vì XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hoá đất nước mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đưa tới những
biến đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, các thế lực
thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá phong trào cách mạng, kể cả chiến lược
“diễn biến hoà bình” hết sức thâm độc, nhằm lái nước ta khỏi con đường CNXH.
Tình hình đó đang đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp cách mạng nói chung và
phát triển nền kinh tế tri thức nói riêng trong bối cảnh thế giới đang có những biến
đổi.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, trước hết đòi hỏi đội ngũ trí thức trẻ -
những người chủ tương lai của đất nước phải có phẩm chất chính trị vững vàng,
năng lực công tác tinh thông, khả năng tư duy sáng tạo, khoa học.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành
thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
của họ.
Thực tiễn hoạt động dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích to lớn, đã góp phần đào tạo mọi
đội ngũ trí thức trẻ, kiên định vững vàng, có đủ khả năng, năng lực đáp ứng mọi
nhiệm vụ, song cũng còn bộc lộ không ít hạn chế trước sự phát triển của khoa học,
công nghệ hiện đại đang tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động giáo
dục đào tạo chất lượng cao, trong khi đó, sử dụng phương pháp dạy học của chúng
ta còn nhiều điều bất cập, chưa tạo được động lực, hứng thú của người dạy và người
học. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học Những Nguyên Lý Cơ Bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục đào tạo
là một yêu cầu cấp thiết.
I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP - YÊU CẦU CẤP THIẾT NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I.1. Phương pháp dạy - học Những Nguyên Lý Cơ Bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, vai trò cùa nó trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trí thức trẻ hiện
nay
Hoạt động của con người luôn nhằm đạt tới những mục đích nhất định. Để đạt
được mục đích, hoạt động đó phải dựa trên cơ sở tri thức, hiểu biết đúng đắn về
hiện thực khách quan, phải được thực hiện với những công cụ, phương tiện vật chất
kỹ thuật hiện có phù hợp... đặc biệt là không thể thiếu phương pháp, cách thức tác
động vào đối tượng.
Mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội ấy có những phương pháp nhất định. Hoạt
động dạy học cũng là một lĩnh vực hoạt động của xã hội cho nên nó cũng có những
phương pháp của mình.
Phương pháp dạy, trong thực tế, rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm tất cả
những cách thức hoạt động cụ thể hợp lý của người thầy trong quá trình dạy học.
Phương pháp dạy không tách rời tuyệt đối với phương pháp học, mà nó nằm
trong mối quan hệ biện chứng với phương pháp học. Xét trong mối quan hệ cụ thể,
phương pháp dạy học được thực hiện trước phương pháp học, định hướng, chỉ dẫn
phương pháp học.
Phương pháp học là cách thức hoạt động của người học trong quá trình thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Người học là những người còn thiếu hoặc chưa có
những nội dung mà nhiệm vụ học tập thực hiện. Từ những nội dung trên có thể nói
phương pháp học là cách tiếp thu, từ tổ chức, kiểm tra hoạt động nhận thức và thực
tiễn của người học nhằm đạt được nhiệm vụ dạy học.
Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động dạy học trong những năm qua cho thấy đặc
điểm của người học chi phối rất nhiều đến phương pháp dạy học, nhất là đối với bộ
môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đối tượng học bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
nay có những đặc điểm cơ bản là:
Trình độ nhận thức không đồng đều
Xét về phương thức tuyển chọn, thực tế các đối tượng được tuyển chọn vào
đào tạo sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp ta rất đa dạng: có đối
tượng được tuyển chọn qua thi tuyển, nhưng cũng có đối tượng do yêu cầu mở rộng
đào tạo dẫn đến tình trạng “sinh viên được mời”. Ngay cả những đối tượng được
tuyển chọn thông qua thi tuyển nhưng chất lượng đầu vào cũng không phải như
nhau.
Thực tế này cho thấy chất lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo là sinh
viên không đều nhau cho nên khả năng nhận thức của họ cũng khác nhau.
Trình độ tư duy trừu tượng còn hạn chế
Như đã nói ở trên, đối tượng đào tạo là sinh viên đều đã tốt nghiệp phổ thông
trung học, nghĩa là họ đã có trình độ tư duy, trình độ nhận thức nhất định, nhưng
chủ yếu còn dừng lại ở tư duy cụ thể, cảm tính trực quan, khả năng tư duy trừu
tượng còn hạn chế. Do vậy khả năng tư duy triết học ở học về cơ bản chưa hình
thành. Đối với đối tượng này, quá trình học tập ở môi trường cao đẳng, đại học lần
đầu tiên học được dạy, được học Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin một
cách cơ bản, có hệ thống, cho nên phương pháp dạy - học đối với họ đòi hỏi phải
đảm bảo tính hệ thống, cơ bản, tính khoa học, nhưng lại phải cụ thể, tỉ mỉ.
Kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp còn ít và thiếu
Những đối tượng học bộ môn là sinh viên đã có những kinh nghiệm hoạt động
sống, kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Họ có thể
là học sinh phổ thông đã được bồi dưỡng ở các trường chuyên, có thể là bộ đội xuất
ngũ Tuy vậy thời gian hoạt động thực tiễn ở các đơn vị (nếu là bộ đội xuất ngũ)
chưa nhiều, cho nên sự từng trải kinh nghiệm thực tiễn quân sự, kinh nghiệm thực
tiễn nghề nghiệp, nhận thức nhiệm vụ chính trị. v.v. của họ còn rất hạn chế và rất
thiếu.
I.2. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy môn Những Nguyên Lý Cơ Bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin của đội ngũ giáo viên. Ưu - khuyết điểm và nguyên
nhân
Trong quá trình đào tạo, đội ngũ giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy
học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với những ưu
điểm cơ bản sau
Một là, đội ngũ giảng viên đã có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò quan
trọng của phương pháp dạy học ở bậc đại học, cao đẳng về tính đặc thù, về tính tất
yếu phải đổi mới phương pháp dạy học.
Hai là, hoạt động phương pháp giữa khoa, tổ bộ môn và đội ngũ giáo viên ở
một số trường hiện nay trong quá trình giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin cho đối tượng đào tạo là sinh viên đã có sự thống nhất chặt chẽ.
Những hạn chế, khuyết điểm của giáo viên trong sử dụng phương pháp thể
hiện trên những điểm cơ bản sau
Một là, việc nhận thức, quán triệt đổi mới phương pháp dạy học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cho đối tượng đào tạo là sinh viên ở
một số ít giảng viên chưa được thường xuyên liên tục, còn có tính chất phong trào.
Những biểu hiện ngại đổi mới phương pháp, vẫn muốn duy trì các phương pháp cũ,
cá biệt có những nhận thức chưa đúng ở giảng viên cho rằng khả năng nhận thức
của sinh viên rất hạn chế, chủ yếu mới tốt nghiệp phổ thông, do đó chỉ cần thầy nói
gì trò ghi, trò chép càng nhiều càng tốt, nêu các tình huống có vấn đề, gợi mở cho
người học suy nghĩ là không phù hợp, chỉ là hình thức. Chính từ những nhận thức
chưa đúng, chưa đầy đủ đó của đội ngũ giáo viên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình đổi mới phương pháp dạy và học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin.
Hai là, sự kết hợp các phương pháp trong thực giảng bài còn yếu, chưa linh
hoạt, có khi chưa phù hợp với các đối tượng cụ thể.
Biểu hiện cụ thể là trong thực hành giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn
giảng nhằm thực hiện chức năng truyền thụ tri thức chưa chú trọng đến việc thực
hiện chức năng tổ chức, điều chỉnh hoạt động nhận thức cho sinh viên. Giảng viên
chủ yếu lo trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của mình cho sinh viên, còn sinh viên thì cố nghe và ghi một cách
hoàn toàn thụ động. Cách thức diễn giảng độc thoại như thế diễn ra suốt cả buổi học
làm cho sinh viên tiếp thu thụ động, chờ thầy bày sẵn, thiếu hứng thú, không có ý
thức sáng tạo, tìm tòi, phát hiện mâu thuẫn trong suốt quá trình lĩnh hội kiến thức.
Mặt khác, việc sử dụng phương pháp gợi mở, nêu các tình huống có vấn đề
của đội ngũ giảng viên chưa hợp lý, có giảng viên sử dụng phương pháp này còn
quá ít, nhưng cũng có giảng viên sử dụng quá nhiều gây căng thẳng cho quá trình
nhận thức của người học.
Việc chuẩn bị các tình huống có vấn đề của giảng viên còn giản đơn, có khi
còn gượng ép, hoặc vượt quá khả năng nhận thức của người học. Cách giải quyết
các tình huống có vấn đề của đội ngũ giảng viên chưa thể hiện triệt để, do đó chưa
phát huy hết tính độc lập, tích cực, sáng tạo của người học.
Ba là, trong quá trình giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin đội ngũ giảng viên chưa chú trọng, tăng cường các phương tiện dạy
học trực quan như: mô hình hoá, sơ đồ, biểu mẫu, đèn chiếu.
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng phương pháp dạy học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trước hết, sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin cho các đối tượng là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.Trong những năm gần đây,
theo chương trình mới của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo thì bộ môn Những Nguyên Lý
Cơ Bản của chủ nghĩa bị cắt giảm quá nhiều. Nếu trước đây chương trình chuẩn của
bộ môn này là 120 tiết tương đương với 8 đơn vị học trình thì nay chỉ còn 75 tiết
tương đương với 5 đơn vị học trình. Với khối lượng kiến thức “khổng lồ” như vậy,
trong khi đó việc thống nhất sắp xếp nội dung, chương trình lại chưa khoa học, cho
nên đã làm cản trở đến chất lượng hiệu quả quá trình giảng dạy môn Những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật bảo đảm cho giảng viên thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế.
Về nguyên nhân chủ quan, trước hết phải thừa nhận rằng trình độ, kinh
nghiệm của đội ngũ giảng viên trong giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin chưa cao, vẫn còn tình trạng “cơm chấm cơm” trong công tác giảng
dạy.
Hai là, về mặt nhận thức trong đội ngũ giảng viên vẫn còn những biểu hiện
bảo thủ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, bằng
lòng với những phương pháp dạy học truyền thống, những biểu hiện đó đã cản trở
trực tiếp đến quá trình thực hiện đối mới phương pháp dạy học.
Ba là, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học tập, nghiên cứu của một
số ít giảng viên chưa cao. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học ở bậc đại học, cao đẳng
đòi hỏi người thầy không chỉ có những phẩm chất đạo đức mẫu mực, mà còn phải
có trình độ chuyên môn sâu, rộng, phải có tay nghề sư phạm giỏi. Nhưng trong thực
tế một số ít giảng viên vẫn còn những biểu hiện dừng lại, ngại học tập, không thực
sự say sưa nghiên cứu, lười đọc kinh điển, ít các thông tin cập nhật phục vụ cho
giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chính điều đó đã làm cho tư duy của người thầy
xơ cứng, kiến thức lạc hậu, dẫn đến sự giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa trong quá
trình truyền thụ tri thức Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho
người học.
Những hạn chế trong sử dụng phương pháp dạy học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin là do sự vận động tổng hợp của các nguyên nhân trên.
Việc nhận thức đúng các nguyên nhân đó là cơ sở để vạch ra những giải pháp tối ưu
nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay.
I.3. Thực trạng sử dụng phương pháp học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin hiện nay.
Lý luận dạy học hiện đại không những khẳng định vai trò của phương pháp
dạy học của người thầy mà còn rất chú trọng và đánh giá cao vai trò phương pháp
học của người học, đây là khâu trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, chất
lượng dạy học, đến quá trình hình thành bản lĩnh, năng lực của người học.
Ưu điểm trong đổi mới phương pháp học của sinh viên
Ý thức được vai trò quan trọng của phương pháp học, trong quá trình học tập
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, sinh viên đã từng bước hình
thành và thực hiện được các phương pháp sau:
Trước hết về phương pháp nghe, ghi bài giảng. Về cơ bản sinh viên đã thực
hiện tốt phương pháp này, biết cách nghe, cách ghi và sự kết hợp giữa nghe và ghi
trong quá trình lĩnh hội các tri thức triết học.
Về phương pháp tự nghiên cứu sinh viên đã biết tìm tòi, học hỏi những kinh
nghiệm để tạo ra cho mình có phương pháp tự học, tự nghiên cứu tốt nhất trong quá
trình học tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong tự nghiên
cứu, học viên cũng đã biết làm việc với sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham
khảo. Từ đó, người học củng cố, mở rộng các tri thức, bổ sung được những nội
dung mà khi nghe, ghi bài giảng trên lớp chưa thực hiện được nhằm thực hiện tốt
cho bước ôn, thi sau khi kết thúc môn học.
Một trong những phương pháp học của người học trong học tập Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã sử dụng có hiệu quả là thông qua
hình thức trao đổi, thảo luận, chữa bài tập có giáo viên điều khiển, để củng cố, phát
triển bài học.
Từ thực trạng sử dụng phương pháp học của sinh viên về cơ bản đáp ứng được
cách học ở bậc đại học, cao đẳng và cũng đã thể hiện được những nét riêng đặc thù
của trường đại học, cao đẳng.
Nhưng trong quá trình sử dụng các phương pháp học, học viên còn bộc lộ
những khuyết điểm nhất định
- Trước hết về cách ghi chép bài giảng còn chậm ảnh hưởng của phương pháp
học ở phổ thông đó là thầy nói gì trò ghi nấy, không có sự khái quát chắt lọc nội
dung để ghi theo ý hiểu, cá biệt còn có những sinh viên không tự ghi được, yêu cầu
giảng viên đọc chậm để ghi, rõ ràng viêc kết hợp giữa nghe và ghi chưa tốt của sinh
viên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cả dạy và học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong tự nghiên cứu sinh viên chưa thực hiện tốt thứ tự các khâu, các bước
của quá trình tự học. Những biểu hiện học qua loa, đại khái ở bút ký, ở sách giáo
khoa chỉ tập trung việc nghe ghi bài giảng trên lớp, không chú trọng việc tự học tự
nghiên cứu, không phải là hiện tượng cá biệt. Không thực hiện được phương châm
học bài nào nắm chắc bài đó mà chủ yếu là dồn lại đến khi ôn thi, kiểm tra học viên
mới học.
- Phương pháp học của sinh viên thông qua các hình thức trao đổi, chữa bài
tập, thảo luận cũng còn những hạn chế nhất định. Những biểu hiện như ngại phát
biểu ý kiến, thiếu tích cực trong tranh luận các vấn đề giáo viên nêu ra, dẫn đến sự
lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, máy móc.
Nguyên nhân của những hạn chế trong sử dụng phương pháp học môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Về nguyên nhân khách quan
Trước hết là do đặc điểm của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin chi phối đến quá trình học tập của sinh viên. Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin là môn rất khó, trừu tượng. Cụ thể qua điều tra: 136 sinh
viên có 116 sinh viên = 85,2% trả lời học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin là khó; 20 sinh viên =14,8% trả lời học Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin là bình thường.
Mặt khác Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin lại được bố trí
sắp xếp giảng ngay từ năm thứ nhất của khoá học, trong khi đó sinh viên chủ yếu là
mới tốt nghiệp phổ thông trung học cho nên khả năng thích ứng với phương pháp
tập ở đại học, cao đẳng còn chậm, thực chất là sự chuyển hoá từ phương pháp học ở
phổ thông lên phương pháp học ở bậc đại học diễn ra còn dài, chưa khắc phực kịp
thời những tác động tiêu cực của nó.
Qua điều tra xã hội học 136 sinh viên có 80 sinh viên = 58,8% trả lời thích
kiểu dạy học thầy giáo giải thích cho sinh viên hiểu rồi đọc cho ghi; có 56 sinh viên
= 41,1% thích kiểu dạy học nêu các tình huống có vấn đề, gợi mở.
Về nguyên nhân chủ quan
Trước hết, nhận thức của sinh viên về mục tiêu yêu cầu đào tạo, về nhiệm vụ
học tập còn có những biểu hiện lệch lạc. Có những quan niệm cho rằng cái khó nhất
là đầu vào để được học tập và cứ vào trường học tập là sẽ tốt nghiệp. Từ đó dẫn đến
tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập, thoả mãn dừng lại với những cái có
sẵn, ngại đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để nắm vững và mở rộng tri thức đã lĩnh hội
được. Sinh viên chưa thực sự toàn tâm toàn ý cho việc học để nâng cao tri thức, học
để sau này làm việc, học để thành người có ích cho xã hội mà còn có biểu hiện học
chỉ vì bằng cấp, chỉ vì nghề nghiệp, cho nên dẫn đến học thù động, đối phó, thích
kiểu dạy thầy “bày sẵn” chỉ việc ghi chép, khi ôn thì chỉ mong thầy giáo chốt lại
một vài nội dung để học và bằng mọi cách, bằng nhiều mối quan hệ chạy điểm, nhất
là những môn có hệ số cao.
Từ nhận thức chưa đúng dẫn đến thái độ trách nhiệm, động cơ học tập không
cao và dẫn đến việc thực hiện phương pháp học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin của sinh viên còn nhiều hạn chế đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến chất lượng học tập chưa cao
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
- HỌC BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC -
LÊNIN
II.1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Hoạt động dạy - học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin hiện
nay đang được thực hiện ở một số hình thức cơ bản như : Lên lớp, trao đổi, thảo
luận, làm bài tập, nghiên cứu cá nhân, ôn tập và thi. Mỗi hình thức có vị trí, chức
năng riêng nhưng giữa chúng quan hệ hữu cơ, bổ xung cho nhau nhằm đạt mục đích
yêu cầu chung môn học.
Khi thực hiện một số hình thức cụ thể nào đó trong giảng dạy, học tập, tất yếu
phải có sự tham gia các yếu tố; Người dạy, người học, phương tiện vật chất kỹ thuật
và công tác quản lý điều hành.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Ở bậc đại học, cao đẳng thì hoạt động giảng dạy của giảng viên luôn giữ vai
trò chủ đạo. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm tổ chức, điều
khiển và lãnh đạo các hoạt động học tập của sinh viên để họ thực hiện đầy đủ có
chất lượng các yêu cầu của môn học. Vì vậy, phương pháp giảng dạy của giảng viên
có tác động trực tiếp đến phương pháp và kết quả học tập của sinh viên.
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, từ thực trạng mạnh yếu
trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên những năm qua đã đặt ra yêu cầu đổi mới
phương pháp giảng dạy bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin cần tập trung giải quyết tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
giảng viên, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành và liên ngành.
Sinh viên lần đầu tiên học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, nên việc trang bị
kiến thức phải cơ bản, hệ thống. Do đó, người giảng viên có phương pháp giảng dạy
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin tốt để sinh viên dễ hiểu, dễ tiếp
thu đòi hỏi không được lược bỏ nội dung một cách dễ dãi, đồng thời, cũng không
nên làm cho nội dung trở thành nặng nề, phức tạp; mà phải trên cơ sở nắm vững
tính khoa học, tính chỉnh thể của nội dung tìm cách truyền thụ ngắn gọn, thực chất
đến với người học.
Nắm vững nội dung chuyên môn sẽ giúp giảng viên hoàn toàn có thể làm chủ
quá trình dạy học, giải quyết linh hoạt kịp thời các tình huống nảy sinh và khắc
phục tình trạng giảng dạy trùng lặp, lấn sân giữa các môn học hoặc giữa các bài
trong bộ môn. Chỉ có trên cơ sở có năng lực chuyên môn tốt thì hoạt động dạy học
của giáo viên mới có sức thuyết phục, tạo niềm tin và cuốn hút sự say mê hứng thú
học tập của học viên.
Hai là, giảng dạy phải sát đối tượng, gắn nội dung giảng dạy với đời sống thực
tiễn.
Một trong những chức năng cơ bản của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin là dạy cho con người phương pháp cải tạo thế giới. Song do
sự phân công xã hội mà mỗi người theo học ở những lĩnh vực khác nhau. Do đó,
phương pháp giảng dạy Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin tốt là
phải giảng đúng, giảng sát đối tượng. Nghĩa là trong giảng dạy liều lượng kiến thức
phải phù hợp với trình độ và quy luật nhận thức, phù hợp với nhiệm vụ, chức trách,
cương vị công tác của sinh viên sau khi ra trường. Thậm chí còn phải chú ý đến đặc
điểm mỗi lớp, mỗi khoá, trong đó có những lớp đặc thù như các lớp sinh viên thuộc
hệ trung cấp ( hệ 2 năm, hệ 2 năm 3 tháng, hệ ba năm). Đương nhiên ở mỗi cấp học
đã có giáo trình, giáo khoa quy chuẩn. Song từ nội dung giáo trình giáo khoa
chuyển thành nội dung một bài giảng tốt sát với đối tượng vẫn còn là khoảng cách
mà không phải giáo viên nào cũng giải quyết thuận lợi.
Ba là, vận dụng tổng hợp nhiều hình thức, phương pháp trong giảng dạy.
Quá trình dạy - học là quá trình tổ chức, điều khiển và tự tổ chức, điều khiển.
Trong đó giáo viên vừa là người thiết kế qui trình dạy học, vừa thi công, còn sinh
viên vừa thi công, vừa thiết kế chương trình tự học để thực hiện nhiệm vụ học tập
theo kế hoạch. Các hình thức tổ chức dạy - học luôn tác động qua lại với nhau giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với
nhau. Các hình thức dạy - học bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin hiện nay gồm: đọc tài liệu, lên lớp, trao đổi, thảo luận, làm bài tập thực
hành, nghiên cứu, ôn tập, kiểm tra, thi. Khi thực hiện các hình thức trên đòi hỏi phải
sử dụng tổng hợp các phương pháp thì mới nâng cao được chất lượng, hiệu quả dạy
- học. Phải chú trọng đến phương pháp thuyết trình, gợi mở. Bởi vì, trong khi thuyết
trình, giảng viên không những chỉ truyền thụ thông tin khoa học mà quan trọng hơn
là dạy cho học viên biết phương pháp suy nghĩ, làm cho họ phát triển khả năng tư
duy khoa học, năng lực nhận xét, đánh giá, khả năng khái quát và phê phán.
Bốn là, tích cực sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học- công nghệ trên thế giới đang phát triển
mạnh mẽ, cho phép con người có thể vận dụng những thành tựu ấy vào nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thực tế đã cho
thấy khi áp dụng khoa học - công nghệ vào dạy học đã góp phần phát huy tác dụng
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.
Đổi mới phương pháp học
Trong dạy - học, hoạt động của người dạy và người học quan hệ hữu cơ với
nhau. Người dạy luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối, còn người học giữ vị trí trung
tâm. Do đó, khi đã đổi mới phương pháp dạy đòi hỏi tất yếu phải đổi mới phương
pháp học thì mới đạt được mục đích đào tạo.
Giải pháp chủ yếu để đổi mới phương pháp học tập của sinh viên cần tập
trung giải quyết tốt các mặt sau :
Thứ nhất, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, xây
dựng động cơ học tập đúng ở mỗi sinh viên.
Mục tiêu đào tạo đội ngũ trí thức trẻ, những người chủ tương lai của nước nhà
là nhằm xây dựng cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn thế giới
có những diễn biến phức tạp. Do đó, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cộng
sản chủ nghĩa và xây dựng động cơ học tập đúng ở mỗi sinh viên là nội dung giáo
dục cơ bản có ý nghĩa quyết định thắng lợi mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Thứ hai, nắm vững phương pháp bộ môn trong học tập- nghiên cứu.
Đây là giải pháp nhằm khắc phục lối học “vẹt” theo kiểu học thuộc lòng, ghi
nhớ máy móc.v.v... của một số đông sinh viên khi học tập, nghiên cứu môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Do không nắm vững điểm mấu chốt đó của phương pháp bộ môn, nên khi học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin người học để mất phương
hướng. Tình trạng học tập chưa biết học chỗ nào, nắm cái gì, dẫn tới học thuộc
lòng, xuôi chiều, ghi nhớ máy móc, học không biết liên hệ với cuộc sống thực
tiễn.v.v... là biểu hiện của việc không nắm vững phương pháp bộ môn.
Khắc phục tình trạng trên đòi hỏi mỗi sinh viên phải quán triệt, nắm vững yêu
cầu của phương pháp bộ môn khi bước vào học tập môn Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin và trong suốt cả quá trình. Để thực hiện tốt giải pháp này
cần có sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của giảng viên bộ môn, đồng thời tổ chức các
buổi rút kinh nghiệm và bồi dưỡng phương pháp, hoặc các báo cáo kinh nghiệm của
các sinh viên học giỏi bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
ở các khoá học trước để sinh viên tham khảo học tập.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp lý, lấy tự học là chính.
Tự học là hình thức hoạt động cá nhân, do bản thân người học nỗ lực tiến hành
nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ học tập ở trên lớp hay ngoài lớp. Về bản
chất, tự học là hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của người học. Thực chất quá
trình tổ chức tự học chính là quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng xây dựng kế
hoạch, kỹ năng thực hiện và kiểm tra kế hoạch tự học của mỗi học viên. Dưới góc
độ tâm lý, tổ chức hoạt động nhận thức của người học.
II.2. Đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật trong dạy - học.
Phương tiện vật chất - kỹ thuật là điều kiện cần thiết để phục vụ nhiệm vụ dạy
- học. Do đó, khi đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học tất yếu đặt ra
những yêu cầu mới về công tác đảm bảo vật chất - kỹ thuật.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, xu hướng đổi mới phương pháp dạy
- học ở các trường cao đẳng, đại học đã và đang được đặt ra thành nhiệm vụ trọng
tâm, yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện.Trước hết cần tập trung đổi mới
phương thức bảo đảm tài liệu học tập, nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên. Đối
với sinh viên nhất thiết phải cung cấp đủ giáo trình, giáo khoa, ngoài ra cần cung
cấp thêm một số tài liệu nghiên cứu khác như sách kinh điển, văn kiện nghị quyết
của Đảng và một số tài liệu có liên quan. Đối với giảng viên ngoài cung cấp đủ giáo
trình giáo khoa, các sách và tài liệu nghiên cứu bảo đảm đủ số lượng, song phải
luôn luôn chú ý đến chất lượng sách - tức là những sách và tài liệu có nhiều thông
tin mới, thông tin liên quan đến chuyên ngành Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Mặt khác, cần đầu tư mua thêm trang thiết bị phục vụ dạy học
của giảng viên.
KẾT LUẬN
Đào tạo đội ngũ trí thức trẻ có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng tình hình
nhiệm vụ mới đó là vấn đề được Đảng, nhà nước và quân đội đặc biệt quan tâm.
Nâng cao chất lượng đào tạo trí thức trẻ đó là kết quả tổng hợp của các hoạt
động giáo dục đào tạo của các bộ môn khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học
xã hội..., trong đó kiến thức của bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin có vai trò to lớn và trực tiếp. Đây là hạt nhân hình thành thế giới quan
khoa học, là cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, nhằm
góp phần hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, hoàn thiện nhân cách người trí thức
trong giai đoạn mới.
Để nâng cao chất lượng dạy - học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin hiện nay, phương pháp dạy học bộ môn giữ vai trò rất quan trọng. Bởi
lẽ, phương pháp dạy - học đó là cách thức, thủ đoạn mà cách thức tổ chức nội dung
của quá trình dạy học. Thực tiễn dạy học cho thấy, sử dụng phương pháp dạy học
khoa học cho phép tiết kiệm được thời gian rất nhiều để truyền tải và tiếp thu, lĩnh
hội tri thức khoa học của người dạy và người học.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đúng hướng, có chất lượng, hiệu
quả, đề tài đã đề cập đến những vấn đề có tính nguyên tắc mà cả thầy và trò cần
phải quán triệt. Những nguyên tắc này không chỉ là cơ sở xuất phát cho hoạt động
đổi mới, mà trên một ý nghĩa nhất định, nó còn là những tiêu chuẩn để kiểm tra tính
đúng đắn, khoa học của quá trình đổi mới đó.
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin là vấn đề áp dụng vào mọi đối tượng trong mọi tình huống. Tính
khách quan, khoa học, cập nhật của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc
điểm tình hình cụ thể của xã hội; đặc điểm của đội ngũ giảng viên, sinh viên, kinh
nghiệm dạy học; ý chí quyết tâm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở họ... Trên cơ
sở phân tích đầy đủ những đặc điểm đó mà xác định phương pháp dạy học cụ thể
cho từng đối tượng, từng giai đoạn. Mọi biểu hiện bảo thủ trì trệ, không tích cực đổi
mới, thoả mãn dừng lại cần phải được phê phán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Hữu- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Tạp
chí giáo dục lý luận chính trị- quân sự, số 3, năm 1998
2. Nghị quyết về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn,
kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính qui, Đảng uỷ quân sự trung ương, số 93
ngày 1/6/1994, Nxb QĐND
3. Nghị quyết Đảng uỷ Học viện chính trị - quân sự 1997-2001
4. Nguyễn Cảnh Toàn - quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997
5. Tổng cục Chính trị - báo cáo (một số vấn đề về giáo dục huấn luyện các môn lý
luận Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn trong đào
tạo cán bộ chính trị các Học viện nhà trường quân đội, ngày 18/9/1996
6. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_may_van_de_doi_moi_phuong_phap_giang_day_238.pdf