Máy thi công chuyên dùng

Trên hình 16.1 mô tả công đoạn và các máy - thiết bị của dây chuyền chuyển tải − đặt cầu ray dài 25m, nên ở công đoạn a) cần có cần trục xếp ray có tầm với lớn, trên có 2 xe con mang hàng và mỗi cặp toa xe 12.4m chỉ xếp được một chồng ray. Ở công đoạn b) cần có đầu máy điện kéo cỡ lớn thì việc chuyển chở các chồng ray mới có hiệu quả; mỗi đoàn tàu có thể chở tới 1,5 ngàn mét dài cầu ray. Ở công đoạn c) thường dùng máy đặt ray YK 25/21 có tầm với và sức nâng lớn. Khi rải cầu ray dài 12,5m thì mỗi chồng ray sẽ nằm riêng trên 01 toa xe số 2 và ở công đoạn c) chỉ dùng một toa xe tự hành 5 và máy đặt ray nhẹ hơn (loại YK 12,5 hoặc YK 25/9) là phù hợp. Tổ hợp các máy chuyển − đặt ray kiểu này tuy là hoàn chỉnh − năng suất cao (đã được dùng rất tốt trên tuyến Baican − Amua ở Liên Xô cũ những năm 70 của thế kỷ 20), nhưng hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế vì quá cồng kềnh

pdf352 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Máy thi công chuyên dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Buồng động lực toa máy; 3. Băng gom đá; 4. Động cơ dizel; 5. Băng chuyển đá; 6. Sàng rung; 7. Băng tải; 8. Trụ quay đỡ; 9. Băng rải đá; 10. Băng cào chuyển phế thải; 20.7.5. Máy sàng balát Matisa 20.7.5.1. Máy sàng balat Matisa có dạng "một toa" với các kết cấu chính được thể hiện ở hình 20.10. Hình 20.10. Sơ đồ cấu tạo máy sàng balat Matisa. 1. Khung sàn toa máy; 2. Buồng động lực và điều khiển; 3. Cơ cấu kẹp ray; 4. Giá chuyển hướng toa xe (bộ di chuyển); 5. Máng tiếp liệu; 6. Xi lanh nâng hạ băng gom; 7. Băng gom đá balat; 8. Băng tải trung chuyển; 9. Băng tải cấp đá lên sàng; 10. Khung trên; 11. Các thiết bị kỹ thuật toa xe; 12. Sàng đá; 13. Thiết bị dẫn động xi lanh; 14. Xi lanh nâng hạ; 15. Băng tải chuyển đá; 16. Trụ quay; 17. Thiết bị gầm toa xe; 18. Máng dẫn đá sạch; 19. Băng tải dưới sàng. Đặc điểm làm việc của máy sàng balat Matisa: − Máy di chuyển sau toa xe (toa để chứa đá thải và phế liệu trong quá trình sàng hoặc không qua sàng 12, mà lấy luôn từ nền ba lát qua buồng gom 7 theo băng 8, 19 và 15 đổ thẳng vào toa xe). 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15 14 13 12 10 11 8 9 5 2 1 3 4 6 7 17 19 18 16 Máy thi công chuyên dùng.321 − Trong quá trình gom đá thì đường ray không cần nâng lên; băng gom số 7 chỉ lấy đá ở 2 bên lề đường (là vùng đá bị hư hại nhiều hơn ở giữa 2 đường ray và cũng có nhiều tạp chất, cây cỏ hơn cả). Khi cần làm sạch − phân loại thì đá gom xong theo băng 7 đổ qua máng 5 theo băng tải 9 đổ vào phía trên của sàng 12 (sàng rung). Khi qua sàng 12 đá sạch theo các máng dẫn 18 rơi xuống 2 bên lề balát, còn đá thải và phế liệu theo băng tải 19 chảy qua băng tải 15 rót vào toa xe; cũng có thể thải đá loại ra xa bên ngoài của lề đường khi cho phép − bằng cách quay băng tải 15 quanh trụ quay 16 và thay đổi góc nghiêng băng tải 15 bằng cách thay đổi hành trình pittông của xi lanh 14. − Nhờ có trụ quay 16 và xi lanh 14 mà phạm vi đổ đá của băng tải 15 được mở rộng, giúp cho việc chứa đá vào toa xe hoặc đổ rải ra ngoài lề đường được thuận lợi và có hiệu quả hơn. − Để thao tác gom đá được dễ dàng: băng gom số 7 có trang bị bộ gom kiểu đĩa ở phía đầu tự do để hất đá vào băng; đồng thời có xi lanh 6 nâng hạ điều chỉnh vị trí làm việc của băng gom đá. − Máy tự di chuyển nhờ có dẫn động từ buồng động lực 2 qua hệ thống truyền động tới bộ di chuyển trên giá chuyển hướng số 4. Khi cần thiết sẽ sử dụng bộ kẹp ray số 3. 20.7.5.2. Máy sàng balát Matisa có dạng khung dài sau đầu kéo. Đây là loại máy thế hệ mới, hiện đại, năng suất cao và chất lượng sàng rất tốt. Điển hình cho loại này là tổ máy có ký hiệu C75 khi làm việc máy nâng lên để vét đá ở cả lòng đường và 2 bên taluy. Hình 20.11. Máy sàng balat dạng khung dài có đầu kéo - C75. 1. Đầu kéo; 2. Máng chứa balát; 3. Xilanh nâng hạ bộ gom đá; 4. Khung chính; 5. Băng tải; 6. Máy sàng rung; 7. Băng tải; 8. Băng tải quay; 9. Tủ điện; 10. Trụ quay băng tải; 11. Cabin điều khiển; 12. Bộ nâng ray; 13. Bộ gom đá balat; 14. Băng dẫn balat; 15. Trụ kéo máy sàng; 16. Giá chuyển hướng. CHƯƠNG 21 8 7 6 5 9 10 11 12 13 14 15 16 322. Máy thi công chuyên dùng PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI VÀ DỤNG CỤ LÀM ĐƯỜNG SẮT 21.1. PHÂN LOẠI DỤNG CỤ LÀM ĐƯỜNG 1. Dụng cụ làm đường được dùng rộng rãi trong duy tu và bảo dưỡng định kỳ đường. Chúng được sử dụng trong những trường hợp mà nếu dùng những máy liên hợp năng suất cao là không thể được hoặc không có hiệu quả kinh tế bởi vì khối lượng công việc nhỏ và phân tán v.v... 2. Phân loại dụng cụ và phương tiện làm đường như sau: Phân loại dụng cụ làm đường sắt a) Ưu thế của dụng cụ điện là hiệu suất cao của động cơ điện và giá điện năng rẻ, dẫn truyền dễ dàng bằng dây mềm, không có khí thải độc hại. Nhược điểm của nó như so sánh với dụng cụ chạy bằng khí nén là phải xử lý cách điện để bảo vệ người sử dụng. Trong nghiệp vụ đường sắt có những dụng cụ điện sau: đóng đinh tà vẹt,cắt ray, khoan ray, mài ray, vặn đinh xoắn, vặn êcu, chèn đá tà vẹt, rút (tháo) đinh tà vẹt, cắt xẻ tà vẹt, bào điện và khoan gỗ. b) Các dụng cụ thủy lực có tính vượt trội hơn hẳn về lực tác dụng so với dụng cụ thanh hay đòn bẩy, ví dụ một người lắc tay đòn bơm dầu có thể tạo được lực đẩy tới 250kN. Dụng cụ thủy lực có thể kể đến là: kích dầu nâng cầu ray, kích dầu đẩy còn gọi là sàng hoặc xà ngang cầu ray, kích dầu dồn dọc ray, chỉnh khe hở đầu ray. Dụng cụ thủy lực có trọng lượng nhỏ, nhậy và dễ sử dụng. Chúng có các loại tác động theo chiều đứng, chiều ngang và chiều dọc ray. Ưu điểm cơ bản của loại này là khi tác động có chuyển vị từ từ của đầu bẩy, nâng cũng như xà ngang và xà dọc ray để chỉnh khe hở. Phương tiện và dụng cụ làm đường sắt Phương tiện cơ giới Dụng cụ cầm tay Truyền động điện Truyền động thủy lực Truyền động độc lập bằng động cơ xăng Truyền động thủy lực Truyền động thanh, vít Máy thi công chuyên dùng.323 c) Một số công việc dùng dụng cụ cầm tay khá thích ứng với việc bảo dưỡng định kỳ cầu ray, ví dụ như xà beng bẩy đinh tà vẹt, thanh vít chỉnh ray, búa quai đinh, đầu vặn ốc, goòng chở vật dụng v.v... Tuy nhiên, việc sử dụng những dụng cụ kể trên ngày càng mai một vì cấu trúc đường ngày càng cứng vững, các linh kiện đường ngày càng nặng hơn, do đó, cần thiết phải sử dụng máy và các phương tiện cơ giới nhẹ chạy điện hoặc thủy lực. Mặt khác, cấu trúc đường ngày càng cứng vững, ví dụ khi chuyển sang đường ray hàn liên tục thì khối lượng công việc của duy tu định kỳ cũng giảm bớt mà nội dung đại tu, trung tu và tiểu tu lại lớn lên. Các loại dụng cụ bắt buộc (phải có) là: nhổ đinh tà vẹt các loại, kể cả xà beng nhổ đinh thô sơ, xà beng bẩy tà vẹt, dụng cụ vặn đinh, vặn ốc các loại kể cả bằng tay hoặc máy có đầu chụp mũ ốc hoạt động liên tục. Các loại dụng cụ phải được bảo quản trong tủ riêng hoặc giá hàng trong phòng nghiệp vụ. 21.2. DỤNG CỤ CHẠY ĐIỆN VÀ CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT 21.2.1. Giới thiệu chung Tất cả các dụng cụ chạy điện này đều có chung một sơ đồ cấu tạo gồm: vỏ hoặc đế, động cơ, giảm tốc và đầu công tác (một số dụng cụ có thể nối thẳng trục động cơ với đầu công tác không qua giảm tốc), cơ cấu ngắt − nối điện, dây dẫn rời nối nguồn (một trong 4 sợi có mầu khác với 3 sợi còn lại dùng để tiếp đất). Động cơ sử dụng là 3 pha không đồng bộ điện thế 220V tần số 50Hz. Vỏ động cơ cũng đồng thời là vỏ dụng cụ, như thế dụng cụ sẽ nhẹ và đơn giản hóa truyền động đến đầu công tác. Người ta cũng hay dùng động cơ dị bộ có tần số cao bởi vì rô to động cơ quay càng nhanh, tử trọng của nó càng nhỏ. Với tần số 50HZ tốc độ quay là 5 sec−1 khi tần số tăng đến 200HZ tốc độ quay là 200 sec−1, tương quan này dẫn đến tử trọng của dụng cụ có thể giảm được từ 1−7,5kg và năng suất cũng tăng. 21.2.2. Máy chèn tà vẹt dùng động cơ điện, kiểu cầm tay Máy chèn tà vẹt dùng để chèn đá dưới tà vẹt trong duy tu định kỳ và sửa chữa đường. Dưới tác dụng của rung động bộ công tác dìm sâu khoảng 5cm dưới tà vẹt trong lớp ba lát nên đá sẽ được lèn chặt. Rung động của máy và lớp ba lát được tạo ra do trục động cơ được gắn quả lệch tâm. Với các máy chèn tà vẹt hiện đại, trọng lượng lệch tâm có thể điều chỉnh. Trong ngành đường sắt thường dùng các máy chèn ESP.6, ESP.7 và ESP.9. Máy ESP.7 gồm động cơ 1 (hình21.1) trên rô to gắn quả lệch tâm 8. Trọng lượng lệch tâm điều chỉnh bằng trục phụ 7. Lực chấn động danh định là 2,45kN, nếu chỉnh Hình 21.1. Sơ đồ máy chèn tà vẹt 324. Máy thi công chuyên dùng trục phụ có thể tăng lên đến 2,5; 2,8 và 3,5kN. Bộ rung động truyền xuống bản chèn 9 (bản chèn này có dạng khác nhau khi ba lát là đá hay cát). Để giảm độ rung ở tay cầm 2 xuống mức y tế qui định cho người thợ, khung 3 của máy chèn này được gắn với cao su giảm chấn 5 và 6. Máy chèn tà vẹt là một dụng cụ duy nhất không trang bị công tắc tắt − mở điện, nó sẽ hoạt động ngay khi nối phích cắm với nguồn. Máy ESP.9 cũng có cấu tạo tương tự như ESP.7, chỉ khác là bản chèn được đặt theo hướng tác dụng của lực rung do đó, hiệu quả chèn tà vẹt sẽ tăng, ngoài ra còn được tăng cường hệ giảm chấn. 21.2.3. Máy cắt ray Máy cắt ray dùng để cắt ngang thanh ray. Thường người ta cắt ray ở ngoài tuyến đường khi lắp ráp hay phá dỡ đường tránh, thay mảng ray mới. Khi tháo đoạn ray cũ hỏng khỏi đường tất nhiên phải đặt báo hiệu trên đường. Cắt ray bằng lưỡi cưa bản lắp trên khung có chuyển động tịnh tiến qua lại. Để đè lưỡi cưa trên ray phải dùng quả nén các loại. Máy cắt ray PM.3 (hình 21.2) gồm có động cơ 5 nối khớp với trục vít 6 và bánh vít lắp khuỷu 8 để đẩy kéo khung 4 có lưỡi cưa 1 hoạt động với 44 lần qua lại trong một phút. Máy cưa được gá vào ray bằng bộ vít 10. Quả nén cưa lắp trên thanh trượt 3. Làm mát lưỡi cưa bằng nước chứa trong hộp 11. Dịch chuyển cưa vào ray bằng con lăn 9 và tay đẩy 7. Thời gian cắt ray khoảng 10 phút với ray P50 17 phút với ray P65 và 22 phút với ray P75. 21.2.4. Máy khoan ray Để khoan lỗ bu lông vào bụng ray, sau khi cắt ray với mục đích ghép lập lách cho mối nối hoặc tách đường khác nhau, người ta dùng máy khoan ray. Máy 1024−B dùng để khoan các loại ray P75, P65, P50; máy 1024−A dùng khoan các loại ray nhẹ hơn P65, P50... Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ này như sau: động cơ điện qua giảm tốc làm quay đầu lắp mũi khoan. Tư thế nằm ngang của mũi khoan và bộ dẫn động làm cho kích thước chiều cao của máy giảm tối đa. Những phần cơ bản của máy khoan (hình 21.3) là: động cơ điện (2) mà trục rô to của nó quay với tốc độ 46,6 sec−1, giảm tốc 2 cấp (3), đầu khoan (4) nối với bánh răng cấp cuối quay với tốc độ 1,55 sec−1. Máy khoan được tựa vào đế ray bằng bản móc cố định (7) và bản di động (6). Tịnh tiến mũi khoan vào ray bằng trục vít (1) có khóa hãm. Hộp nước làm mát (5) nằm trên đỉnh ray bởi 2 bản ốp. Thời gian khoan một lỗ khoảng 2−3 phút. Hình 21.2. Sơ đồ máy cắt ray PM−3 1 11 2 3 4 5 7 8 9 Máy thi công chuyên dùng.325 Hình 21.3. Sơ đồ máy khoan ray 1024−B 21.2.5. Máy mài ray Máy mài ray MP−3 dùng để mài sạch đầu ray, chỗ rẽ tách ra, ba via cũng như mối hàn ray. Mài thép ray bằng đĩa mài cứng và nhám ghép vào trục động cơ điện không cần giảm tốc (hình 21.4). Đĩa mài được bảo vệ bằng nắp chắn khi thao tác, máy mài được điều chỉnh vào vị trí mài bằng tay. 21.2.6. Máy vặn đinh Máy vặn đinh xoắn SV−2 dùng để vặn và tháo đinh xoắn tà vẹt, vặn và tháo mũ ốc bu lông kẹp và đệm khoan lỗ đinh xoắn vào tà vẹt gỗ. Bộ phận cơ bản của nó (hình 21.5) là: động cơ điện, hộ số, khung máy và goòng. Hình 21.4. Sơ đồ máy mài ray 1. Động cơ điện; 2. Nắp chắn; 3. Đĩa mài; 4. Phích cắm điện. 326. Máy thi công chuyên dùng Hình 21.5. Sơ đồ máy vặn đinh xoắn SV−2. 1. Tay cầm; 2. Tay gạt; 3. Động cơ; 4. Dây điện; 5. Con lăn ngàm; 6. Đầu vặn; 7. Hộp số; 8. Goòng; 9. Lò xo; 10. Thanh; 11. Ống trụ đứng; 12. Con lăn bánh xe. Đầu vặn là loại thay đổi, mũ chụp 4 cạnh để vặn đinh xoắn mũ chụp 6 cạnh để vặn êcu, chúng tháo lắp dễ dàng nhờ khớp then hoa với đầu vặn. Do tốc độ vặn và tốc độ khoan lỗ khác nhau nên máy có hộp số và tay gạt số (2) tương ứng với từng công việc. Máy vặn thao tác theo chiều thẳng đứng được nối với khung hình thoi gồm ống đứng, 2 thanh và lò xo. Dưới khung là goòng để di chuyển vị trí làm việc. Goòng có 2 con lăn bánh xe ở một bên ray, một con lăn nữa ở ray bên kia; ngoài ra ở một bên ray có một con lăn ngàm (5) để bảo hiểm khỏi trượt dọc và ngang khi quay máy. Khi thao tác giữ máy bằng 2 tay cầm. Tốc độ quay của đầu vặn khi vặn êcu là 0,5sec−1. Khi khoan lỗ là 8 sec−1; thời gian vặn là 12,5 sec và khoan lỗ vào tà vẹt là từ 2−13 sec. Máy vặn đinh xoắn SV−3 nhẹ hơn loại SV−2. Nó không có bánh xe con lăn trên cả hai ray, chỉ dịch chuyển và làm việc trên một sợi ray. Khi tháo êcu hoen gỉ hoặc bu lông có ren biến dạng thì máy tự động tách khỏi khớp hạn chế mô men và hoạt động với lực vặn tăng cường. 21.2.7. Máy vặn êcu Hình 21.6. Máy vặn êcu K1. Máy thi công chuyên dùng.327 a) Máy vặn êcu: K−1 dùng để vặn và tháo êcu của các loại bu lông bản kẹp và ốp đế ray khi duy tu định kỳ. Các bộ phận cơ bản gồm: động cơ điện, giảm tốc xung lực quay, khung di chuyển với 2 con lăn; bánh xe (hình 21.6). Đầu vặn tạo xung lực quay có lỗ 6 cạnh để chụp vào êcu của bu lông các loại, phía trên mũ chụp trong đầu vặn là một quả đập tạo xung lực, khi mô men vặn tăng đến một trị số nào đó, quả đập vừa quay vừa trượt lên trên để cắt khớp nối dẫn động, do đó mô men vặn dẫn động giảm nhanh, quả đập lại vừa quay vừa lao xuống nối khớp tạo xung lực vặn. Hiệu ứng này tạo thêm hiệu quả làm việc đặc biệt khi tháo êcu. So sánh với máy SV.2, máy K−1 có ưu việt hơn ở chỗ tải trọng nhỏ, tốn ít năng lượng, năng suất cao. Đầu vặn có thể tạo 960 xung lực trong 1 phút, thời gian vặn một êcu − 3 sec. b) Máy vặn êcu EK−1M: (hình 21.7) dùng để vặn êcu bu lông bản lập lách. Máy này tương đối ít dùng trong các cung đoạn cường độ chạy tàu lớn nhưng lại được dùng phổ biến ở các trạm cung cấp cầu ray. Hình 21.7. Máy vặn êcu EK−1M. 1. Khung xe; 2, 3. Bạc trượt; 4. Khớp quay; 5. Tay cầm; 6. Công tắc điện; 7. Tay sách; 8. Động cơ và đầu vặn; 9. Đệm giảm chấn. 4 5 4 3 2 1 9 8 328. Máy thi công chuyên dùng 21.2.8. Máy đóng đinh (crampông) điện hơi ép ký hiệu K−3 (H.21.8) dùng để đóng đinh nêm vào tà vẹt. Máy được dùng phổ biến tại các trạm sản xuất cơ giới nghiệp vụ đường sắt (MC). Bộ phận cơ bản của máy gồm động cơ 1, giảm tốc 2 (cặp bánh răng côn có một nối trục động cơ, một khớp trục lệch tâm 3) bộ biên trục khuỷu 4 nối với piston 5, vỏ 6, quả đập 7 và đầu nện 9. Khi tiếp điện qua tay cầm bên phải, cặp bánh răng côn quay làm cho piston chạy lên xuống. Lúc piston chạy lên xuống sẽ làm cho không khí trong khoang lúc nén, lúc xả làm cho quả đập cũng lên xuống va vào đầu nện để đóng đinh. Muốn máy ngừng đóng đinh (nhưng vẫn chạy) chỉ cần nâng đầu nện lên, quả đập nằm im nhưng piston vẫn chạy. Muốn tiếp tục làm việc lại, cần ấn đầu nện xuống đinh với lực nén tay khoảng 100 − 150kN, quả đập nâng lên để tiếp tục cùng piston hoạt động. Quả đập tạo 1100 lần va đập trong một phút với thời gian đóng mỗi đinh nêm khoảng 3 − 5 sec. 21.2.9. Máy nhổ đinh điện − thủy lực KB−1 (hình 21.9) có nguyên lý hoạt động như sau: động cơ điện làm chạy máy bơm dầu nén vào khoang đẩy, tạo đủ lực kéo rút đinh. Máy này dùng chủ yếu để tháo rời cầu ray cũ ở các trạm MC. Những phần cơ bản của nó là: vỏ 7 động cơ điện có trục lệch tâm ở phần cuối, hệ thống thủy lực gồm hộp chứa dầu, máy bơm kiểu piston đặc (Plongé) và xi lanh; kìm ngàm đầu đinh, công tắc điều khiển và cần gạt từ chế độ làm việc sang chế độ không tải. Đoạn trục lệch tâm 10 của động cơ đẩy piston 8 của máy bơm xuống, piston 8 lại nẩy lên tự động nhờ lò xo 2. Như vậy piston có chuyển động tịnh tiến lên xuống, nhờ đó bơm dầu vào xi lanh 6, đẩy trụ lớn 5 sau đó trụ nhỏ 4 lên trên mà các đĩa này chạy trong xi lanh lại nối với 2 thanh kéo 3 của kìm ngàm đầu đinh ở dưới. Ở chế độ không tải, máy bơm vẫn chạy nhưng không tạo áp lực vào xi lanh. Đinh được nhổ lên bằng cách ấn mạnh đầu kìm ngàm vào đầu đinh, 2 lò xo má kìm 1 mở ra khớp chặt vào đầu đinh, thế là đã chuyển qua chế độ có tải, dầu theo ống dẫn 11 vào xi lanh, trụ nâng lớn và nhỏ trong xi lanh chạy lên sẽ nhổ đinh. Bản tựa trượt cho kìm ngàm chạy lên là thanh tựa 12 ngoắc đầu vào tà vẹt. Thời gian nhổ một đinh khoảng hơn 5 sec. Hình 21.8. Máy đóng đinh K−3. Hình 21.9. Máy nhổ đinh điện − thủy lực KB−1. Máy thi công chuyên dùng.329 21.3. CẤP ĐIỆN CHO CÁC DỤNG CỤ CHẠY ĐIỆN Để cấp điện cho các dụng cụ chạy điện người ta thường dùng trạm điện cơ động; đường dây 3 pha điện thế 220V và 380V, đường dây 1 pha chiếu sáng 220V hoặc chuyển mạch đường dây tải điện cao áp đi dọc theo tuyến đường sắt; đường dây lưới 3kV một chiều và 27kV xoay chiều. Phổ biến nhất là trạm điện cơ động vì tính chất hoạt động độc lập trên đường. Trạm điện chạy xăng cơ động được dùng trong trường hợp không lấy được điện lưới và ở những cung đoạn chưa được điện khí hóa chạy tầu. Những phần cơ bản của trạm (máy phát điện) là: khung 1 trên nó lắp động cơ xăng 2, máy phát 4 loại ba pha, giảm tốc 3 nối động cơ với máy phát, bộ phận phân phối 5 có thiết bị khởi động và chỉ báo thông số điện. Trên bảng điều khiển có cầu chì, công tắc tắt − mở, volmét, ampemet... Ngoài ra ở những trạm điện cơ động cũng như ở các cung đoạn người ta cũng còn dùng loại trạm chạy diezel công suất 100−200kW, loại trạm tự hành trên máy kéo công suất 30kW... Thông số kỹ thuật trạm điện chạy xăng (máy phát điện nhỏ) Bảng 21.1 A − 2T/230 A − 4T/230 Công suất (kW) 2 4 Cos ϕ 0,8 − 1 0,8 − 1 Điện áp (V) 230 230 Tần số (Hz) 50 50 Kích thước bao (mm) 900 × 575 × 920 1085 × 575 × 920 Trọng lượng (kg) 170 220 Ưu điểm của trạm điện cơ động cơ là cấu tạo đơn giản, dễ di chuyển trên đường công tác, đó chính là tính phổ biến của nó. Nhược điểm là: chi phí cao (5−10 lần cao hơn so với dùng nguồn điện lưới); với trạm điện có trọng lượng lớn sẽ khó khăn khi phải mang lên những đoạn đường đắp cao. Hình 21.10. Máy phát điện dùng động cơ xăng. 3 4 2 1 5 330. Máy thi công chuyên dùng Ngày nay, các loại máy phát loại nhỏ này rất thông dụng, nhất là các máy của Nhật. 21.4. DỤNG CỤ THỦY LỰC 21.4.1. Giới thiệu chung Dụng cụ thủy lực gồm có bầu dầu, xi lanh cần đẩy, van an toàn, van đóng mở, xả; bơm dầu, đế dụng cụ và cơ cấu công tác. Nguyên lý hoạt động của loại này là dầu được bơm hút từ bầu chứa vào xi lanh, tạo áp lực đẩy cần đẩy vào cơ cấu công tác để nâng (đẩy) đối tượng. Với các dụng cụ thủy lực tác động bằng sức người thì dùng loại bơm lắc tay, dụng cụ thủy lực chạy máy thì dùng máy bơm bánh răng chạy bằng động cơ xăng. Đặc tính kỹ thuật của chúng liệt kê ở bảng 21.2. Bảng 21.2. Đặc tính kỹ thuật cơ bản dụng cụ thủy lực Dụng cụ lắc tay Danh mục Máy chỉnh ray RGU−1 Kích DGP.8 Bộ chỉnh ray GP−12 Bộ dồn ray PH−01A Sức nâng (đẩy), T 5 (một xi lanh) 8 6 25 Đường kính xi lanh, mm 80 65 55 65 Hành trình đẩy, mm 120 200 100 150 Lực lắc tay, kN − 0,25 0,18 0,18 Áp lực dầu bơm, MPa 10 24 25,5 40 Kích thước bao, mm 925 × 545 × 820 550×170×400 900×310×350 Tử trọng, kg 20 (1 kích) 21,5 15 72 Cao độ nâng cầu ray cho 1 lần đặt kích mm − − 40 − 21.4.2. Kích thủy lực (dầu) lắc tay Máy thi công chuyên dùng.331 Hình 21.11. Kích dầu 1. Cần đẩy; 2. Tay lắc; 3. Tay công; 4. Bầu dầu; 5. Bơm lắc; 6. Van hút; 7. Van đẩy; 8. Đáy kích; 9. Van an toàn; 10. Van xả; 11. Chạc nâng; 12. Xi lanh; 13. Đế kích. Kích đặt trên ba lát có gỗ đệm, chạc nâng 11 luồn xuống đế ray. Tay lắc 2 tác động lên xuống để bơm dầu 5 hoạt động. Dầu từ 4 qua van 6 hút vào bơm rồi đẩy qua van 7 vào xi lanh 12, cần đẩy 1 qua chạc 11 nâng ray lên cùng tà vẹt. Sau khi chèn đá vào đáy tà vẹt xong, ta mở van 10 để xả dầu trở lại 4. Nếu áp lực dầu trong xi lanh cao hơn mức qui định, van an toàn 9 sẽ tự động mở. Khi nối tay công để lắc bơm với lực 250kN thì sức nâng của kích đạt 8T. 21.4.3. Kích đẩy ngang thủy lực GR-12 Hình 21.12 mô tả kích dùng tay (lắc) để đẩy ray trong duy tu định kỳ và sửa chữa đường. Kích đẩy ray bằng cách tỳ vào bụng ray, dùng cần đẩy thủy lực để đẩy. Điểm tựa của kích là mặt ma sát đế kích với lớp ba lát. Bộ phận cơ bản của kích ngang này gồm: Bơm lắc kép 4, xi lanh 3 với cần đẩy 2 và lò xo phản hồi 1, càng đẩy ray 3 nấc tỳ vào bụng (thân) ray, đế tựa ba nơi (gồm 9,6 và 8) đều có khớp quay cựa được tự lựa khi thao tác. Khi bơm dầu, cần đẩy thúc vào càng khớp với bụng ray, đế chống 7 ghìm xuống ba lát. Cầu ray hơi nhích cao và rồi trượt ngang. Đây là loại đế tự lựa nên chỉ cần hành trình nhỏ của cần đẩy thủy thì cầu ray có tà vẹt bê tông cũng đã trượt rồi, với nó, 30mm đẩy của xi lanh thủy lực thì cầu ray trượt được 10mm. Dụng cụ này không đòi hỏi phải cào ba lát đầu tà vẹt cũng như phải giải phóng tà vẹt khỏi ba lát xung quanh. 332. Máy thi công chuyên dùng Hình 21.12. Kích dầu lắc tay đẩy ngang. 21.4.4. Máy kích (xà) ngang thủy lực RGU Hình 21.13. Máy kích ngang thủy lực RGU-1 1. Khung hàn; 2. Mũ lắp ghép xi lanh vào khung; 3. Cần chỉnh áp lực dầu; 4. Ống cắm cờ báo hiệu; 5. Bầu nhiên liệu; 6. Bình dầu; 7. Ống phân phối; 8. Đường dầu áp lực cao; 9. Máy bơm; 10. Giảm tốc; 11. Con lăn; 12. Động cơ; 13. Xi lanh thủy lực. Các máy kích (xà) ngang thủy lực RGU gồm có 4 xi lanh thủy lực để đẩy ray. Dầu được bơm bởi máy bơm theo đường cao áp 8 đổ vào các xi lanh. Máy bơm 9 được truyền động bởi động cơ xăng 2 kỳ. Có hai loại máy thông dụng là RGU-1 và RGU-2. Máy RGU-1 gồm khung 1 chứa hệ động cơ và máy bơm, bầu dầu 6 cấp dầu công tác; bầu nhiên liệu 5 chứa xăng. Khung có 2 con lăn 11 để tựa trên mặt ray khi di chuyển. Xi lanh tựa trên đế trong khung, cán piston đẩy ray qua lò xo phản hồi và ngàm vào ray. Kết cấu máy 4 1 2 3 8 9 Máy thi công chuyên dùng.333 này có nhược điểm khi đẩy (xà ngang) ray thì đồng thời cũng làm cho cầu ray hơi nhích lên nếu ba lát dưới tà vẹt bị lún. Kích ngang RGU-2 khắc phục được nhược điểm vừa nêu bởi vì nó có đế tựa đẩy vào bụng ray 4 khấc, mặt khác đế tựa cũng là loại tự lựa. 21.4.5. Kích dồn (dọc) ray lắc tay chạy dầu dùng dồn ray, chỉnh khe hở nối đầu ray. Kích có 2 phần rời 6 và 13 (hình 21.14) nối với nhau bằng hai xilanh 15 và lò xo phản hồi 12. Kích đặt trên mối nối đầu ray, 2 đầu kích nối 2 đầu kẹp 14 với 2 đầu ray. Khi lắc máy bơm bằng thanh 8 thì 2 đầu bẩy của xi lanh sẽ duỗi ra làm khe hở đầu ray tăng lên. Để tránh gây mô men uốn, xi lanh cần đặt theo đường đồng tâm bản kẹp. Khi kết thúc dồn ray, dầu xả về bầu chứa, lò xo phản hồi kéo đầu đẩy xi lanh về vị trí cũ. Kéo thanh 4 xuống để gỡ bản kẹp và chuyển kích về trạng thái di động. Hình 21.14 1. Con lăn; 2−4−8. Thanh; 3−5. Khớp xoay; 6−13. Thân kích; 7. Van xả; 9. Vai lắc; 10. Vỏ bơm; 11. Ống dầu; 12. Lò xo; 14. Bản kẹp; 15. Xi lanh. 334. Máy thi công chuyên dùng CHƯƠNG 22 MÁY VẬN CHUYỂN − XẾP DỠ VÀ THIẾT BỊ ĐO − KIỂM TRONG THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT Các máy và thiết bị vận chuyển xếp dỡ trong thi công tầng trên đường sắt không chỉ góp phần quan trọng vào việc cơ giới hóa công việc, mà còn đảm bảo chất lượng cấu kiện và năng suất lao động. Chương này trình bày về đoàn tàu chuyên dụng chở ray, cần trục chuyên dùng bốc xếp cầu ray, cần trục ôtô ray... 22.1. ĐOÀN TÀU CHUYÊN DỤNG CHỞ RAY HÀN LIÊN TỤC 22.1.1. Công dụng và đặc điểm Đoàn tàu này có nhiệm vụ chuyên chở ray liền từ trạm hàn nối ray đến nơi lắp đặt loại ray này. Trên thế giới, từ giữa những năm 50 của thế kỷ 20, việc chuyên chở những ray này đã được thực hiện bởi đoàn tàu chuyên dụng gồm 81 toa loại 2 trục bánh xe, mỗi toa có tải trọng 20 tấn, sàn toa có gắn con lăn (hình 22.1). Toa đầu tiên có trang bị cơ cấu ghìm đầu ray (bằng xích và đuôi chuột), tời điện với dung lượng cáp không ít hơn 800m để kéo ray, và máy phát điện loại 15kW. Bốn toa cuối đoàn tàu có thiết bị nhập và dỡ ray, trong đó toa cuối cùng có 2 máng trượt nghiêng để dẫn ray xuống đường. Trên toa này có ca bin điều khiển lắp trên cao phía trên sàn toa để không vướng thao tác nhập và dỡ ray. Công nhân điều khiển có thể theo dõi công việc, nếu cần thiết có thể dừng đoàn tàu bằng cần giật hãm. Toa đầu và toa cuối cùng có liên lạc với nhau bằng điện thoại. Khi vận chuyển ray trên cự ly lớn phải nối thêm toa khách cho kíp thợ nghỉ ngơi. 22.1.2. Khả năng làm việc của đoàn toa chuyên dùng Mỗi đoàn tàu có thể chở 12 sợi ray P50 hay P65, có chiều dài < 800m (do chiều dài đường sắt khống chế tại các ga trên đường vận chuyển) lượng ray như vậy đảm bảo cấp ray cho khoảng 5 km đường. Với ray P75 có độ cứng ngang lớn nên số lượng ray chở bị hạn chế Hình 22.1. Đoàn tàu chuyên dụng. Máy thi công chuyên dùng.335 (do hàng con lăn thứ 1 và thứ 12 trở đi không ăn khớp với ray nữa). Nếu chở các đoạn ray ngắn hơn, đầu ray phải nối bản lập lách 4 bulông. Tốc độ chở ray trên đường thẳng ≤ 70 km/h, trên đoạn cong tùy bán kính cong là 25−50 km/h. Ngày nay có những đoàn tàu dùng 46 toa loại 4 trục bánh, mỗi toa có sức chở 60 tấn, trang bị trên toa đầu, toa giữa và toa cuối vẫn giống như đoàn tàu dùng toa 2 trục bánh và chiều dài nối đoàn toa là 800m. 22.1.3. Việc xếp ray lên đoàn tàu và dỡ ray xuống đường thay thế Công việc này được thực hiện trực tiếp từ 2 dây chuyền hàn nối ray của trạm cấp ray. Khi kéo ray lên toa phải lắp đế trượt vào đầu ray. Để giảm thời gian dừng tàu chờ xếp ray phải tổ chức hàn ray liên tục 2,3 ca/ngày. Ray được dỡ vào lòng đường ở bên trái và phải theo thiết kế. Để tránh khả năng ray bị xê dịch, phải tạm thời gá ray vào tà vẹt gỗ với dãn cách 15m/tà vẹt gỗ. Khi dỡ ray vào đoạn đường đã được lắp đặt trước (khi thay ray) thì phải nối 2 đầu ray dỡ ở toa cuối với 2 đầu ray dưới đường bằng hai sợi dây cáp, tháo nút buộc 2 ray dỡ ở toa đầu, cho đoàn tàu từ từ chạy với tốc độ 3 km/h sau tăng lên 15−25 km/h. Cuối cùng khi dỡ sắp hết 2 sợi ray đó, lại cho tàu chạy chậm đến 3 km/h để sợi ray từ từ hạ xuống tà vẹt gỗ gá tạm dưới đường, tránh va đập rơi mạnh làm vỡ tà vẹt bê tông. Trong quá trình dỡ ray cần 2 thợ gá ray tạm vào tà vẹt gỗ, thợ khác tháo dây cáp bỏ vào cần trục thước thợ chạy sau đó. 22.2. CẦN TRỤC THƯỚC THỢ DGK 22.2.1. Công dụng Cần trục thước thợ dùng để xếp, dỡ, vận chuyển cấu kiện đường sắt cũng như hàng hóa khác trong duy tu đường. Nó còn được dùng làm đầu kéo toa trong khu gian khi dồn toa ở ga vào trạm sản xuất kết cấu đường sắt; để cấp điện nguồn cho các dụng cụ cơ giới chạy điện và các công việc khác. 22.2.2. Cấu tạo chung 336. Máy thi công chuyên dùng Hình 22.2. Cần trục thước thợ DGK. 1. Khung toa; 2. Bánh xe chủ động; 3. Động cơ diezel; 4. Cabin; 5. Cần quay toàn vòng; 6. Sàn toa; 7. Tổ máy phát điện. Cần trục gồm những phần chính sau (xem hình 22.2): Khung toa lắp trên 2 cặp bánh chủ động (2 cầu) có giảm chấn lò xo, động cơ diezel công suất 184kW, cabin điều khiển 4 đồng thời là trụ đỡ cần 5 quay toàn vòng 360o. Toa quay của cần trục dựa trên mâm tựa quay bằng 4 con lăn. Xe cẩu mang tải chạy dọc cần, nâng hạ móc cẩu và quay, thực hiện bằng động cơ truyền động điện. Cấp điện nguồn cho các cơ cấu nêu trên là máy phát xoay chiều công suất 50kW. Cần trục trang bị bộ nam châm điện để hút linh kiện thép cỡ nhỏ (không dùng móc câu). Sức cẩu ứng với tay với 3 m là 3,5 tấn với 5,8m là 1,7 tấn, nam châm hút với lực 0,25 tấn. Sàn toa 6 có thể chở (chứa) ray, tà vẹt, lập lách, bu lông, dụng cụ... Cần trục này có thể kéo theo toa hàng với sức chở 60 tấn trong khu gian và 300 T trong nội bộ ga. Tốc độ lữ hành tối đa 85 km/h. Trên cơ sở cần trục DGK, người ta cải tiến một số cơ cấu như chân đế nổi, tăng cứng cần; khi đó sức cẩu ở tầm với 2,5m là 5 tấn, tốc độ lữ hành cho phép đến 100 km/h. 22.3. CẦN TRỤC ÔTÔ RAY 22.3.1. Công dụng của một số loại cần trục ôtô ray − Cần trục ôtô ray kí hiệu AGMU: dùng để chở hàng và kéo toa có tải trọng không quá 16T trong khu gian và 40T để dồn toa. Cần trục chở hàng AUG khi nâng hàng ở tầm với (từ tim đường) là 4,8m thì sức nâng đạt được là 2,5 tấn trên cần đầu gật. − Đồng dạng của AGMU là cần trục ôtô ray AUD, nó không dùng động cơ xăng mà dùng động cơ diezel − AUD có sức cẩu 5 tấn. Ngoài ra còn có cần trục loại AUP dùng cho cả việc chở thợ nghiệp vụ đường tới 34 người và dụng cụ làm việc. Máy thi công chuyên dùng.337 22.3.2. Cấu tạo và làm việc của cần trục ô tô ray AGMU Kết cấu cơ bản của cần trục loại này gồm sàn toa 1, ca bin điều khiển 3, động cơ ôtô (xăng) 2, cần trục 4 quay toàn vòng có sức cẩu 1 tấn. Mô men xoắn đưa từ động cơ đến hộp số có 5 số tiến lùi bằng đảo chiều 6 qua ly hợp và các đăng 5. Cần nâng dạng thước thợ (vuông góc với trụ đứng) dùng để chuyển tải ngang và đứng. Nâng tải do tời dẫn động từ động cơ ôtô, quay cần và kéo hàng chạy ngang do người đẩy (bằng tay). Khi lữ hành cần trục đặt dọc toa và được kẹp chặt. Hình 22.3. Cần trục ôtô ray AGMU. 22.4. ÔTÔ RAY CHỞ NGƯỜI ACG, AC−1A, GOÒNG MÁY 1. Loại ôtô ray này dùng để chở thợ duy tu đường và dụng cụ đến nơi làm việc cũng như phục vụ cho các hành trình giám định đường sắt. Ôtô ray ACG có phòng khách 35 chỗ, 2 buồng lái 2 đầu để chạy được 2 chiều. Ôtô ray AC−1A có kết cấu tương tự như ACG nhưng phòng khách chỉ có 24 chỗ. 2. Goòng máy thường dùng động cơ xe máy (môtô), dùng để chở thợ sửa đường, dụng cụ lao động và khám đường. Ví dụ loại TD.5 có 6 chỗ, CM−4 có 4 chỗ. Khi cần giải phóng đường để đoàn tàu thông qua, có thể nhấc goòng máy ra ngoài rồi lại đặt vào khoang đường để tiếp tục công việc. 22.5. MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO ĐẠC − KIỂM TRA TRONG THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT 22.5.1. Thiết bị đo − kiểm tra nền đất 338. Máy thi công chuyên dùng Khi thi công mới một tuyến đường sắt thì nền đất (hạ tầng) phải được kiểm tra về: độ dốc dọc, dốc ngang, bán kính lượn vòng, độ chặt... của nền... Các thiết bị dùng cho công việc này giống như các thiết bị dùng cho thi công nền đường ôtô, như: thước đo, máy kinh vĩ và cột mia, máy đo độ chặt của nền tại hiện trường hoặc lấy mẫu về đo tại phòng thí nghiệm. 22.5.2. Thiết bị đo − kiểm tra kết cấu tầng trên Trên thực tế, các thiết bị đo này không có nhiều, chúng gồm 1 số loại chính sau: 1. Thiết bị đo cao trình mặt ray: Thiết bị này có chức năng tương tự máy đo trắc dọc, nó gồm có: − 01 bộ mia có chân kẹp vào nấm ray (A) − 01 máy đo kinh vĩ (B). Nếu đo cao trình khi chèn đá, chỉnh ray bằng máy 8.08 GS thì thiết bị (B) đặt ngay trên máy và đó là loại thiết bị điện tử, dùng đầu đo quang học. 2. Thiết bị đo cao độ ngang của mặt ray loại đơn giản Thiết bị đơn giản nhất là loại thước đo dốc ngang bằng giọt nước; trên đó có "tim" và giọt nước có thể chạy về phía thấp hơn với khổ ray đã biết (1,0 m hay 1,435 m) thì số vạch thể hiện độ dịch ngang của giọt nước sẽ thể hiện chính xác độ chênh cao giữa 2 nấm ray. 3. Thiết bị đo độ song song của 2 đường ray a) Loại đơn giản: đa phần các thiết bị này có dạng như 1 xe con đẩy tay. Khoảng cách giữa 2 gờ bánh xe con của thiết bị đã được định chuẩn, khi kéo trên mặt ray (đúng kỹ thuật), thì khe hở giữa 1 bên ray và bánh gờ đơn sẽ thay đổi khi có đoạn ray không song song nhau. Việc xác định chính xác sai lệch này phụ thuộc rất nhiều vào thao tác và trình độ, độ nhạy cảm của người kiểm tra. b) Loại hiện đại B 2 A 1 Δ1 > o.o o e Máy thi công chuyên dùng.339 − Dạng kéo theo sau đầu kéo: bộ đo có kết cấu phần cơ tương tự như loại đơn giản; nhưng trên đó gắn đầu đo điện tử, tín hiệu chuyển về xe kéo (đi ngay phía trước và độ lệch này được thể hiện ngay, nó có thể lưu trữ vào bộ nhớ của máy. 4. Thiết bị đo đa năng, có thể xét đến hai dạng sau: a) Các thiết bị loại này có thể đo - kiểm tra được cùng một lúc các tham số như: độ song song của 2 ray, khoảng cách giữa 2 ray, đoạn giao cắt giữa các đường ray, độ lượn vòng (bán kính cong của đường ray)... khoảng cách đo thường là 3 mét theo tim đường cho cả 2 ray. Điển hình là máy BRM 2ND có đầu kéo riêng (cỡ nhỏ) và xe tự hành cỡ nhỏ ECG7. b) Dạng thiết bị đo − kiểm tra đặt ngay trên máy chèn đá và hiệu chỉnh ray. Loại thiết bị này rất hiện đại, ví dụ nó được đặt trên máy 8−08 GS. Bộ vi xử lý tốc độ cao sẽ cho ngay tín hiệu để cơ cấu thừa hành trên 3 điểm dọc (đầu, giữa và cuối máy) hiệu chỉnh theo nguyên lý 3 điểm thẳng hàng. 340. Máy thi công chuyên dùng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. D.T Bergado, J.C. Chai Những biện pháp kỹ thuật mới cải tạo đất yếu trong xây dựng - Nxb Giáo dục - Hà Nội 1966. [2]. Vũ Thanh Bình, Nguyễn Đăng Điệm Truyền động máy xây dựng và xếp dỡ - Nxb GTVT - Hà Nội 1999. [3]. Nguyễn Bính Máy và thiết bị hiện đại trong thi công cơ giới - Tài liệu giảng dạy cao học - Đại học GTVT Hà Nội - 2003. [4]. Nguyễn Bính a) Máy tính tương tự với việc nghiên cứu các vấn đề động lực học trong lĩnh vực cơ khí giao thông vận tải. - Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật - ĐHGTVT - Số 4-1986. b) Phương pháp lựa chọn và đầu tư máy khoan cọc nhồi ở Việt Nam. - Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật - ĐHGTVT - Sô 6-2004. [5]. Vũ Liêm Chính và các tác giả Sổ tay máy xây dựng, Nxb Khoa học kỹ thuật - Hà Nội 2001. [6]. Ngô Viết Dân Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu kỹ thuật - kinh tế khi thiết kế - chế tạo máy lu bánh thép ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Luận án thạc sĩ kỹ thuật - Đại học GTVT Hà Nội 2003. [7]. Bùi Anh Định - Nguyễn Sĩ Ngọc Nền và móng trong xây dựng cầu đường - Nxb GTVT - Hà Nội 2003. [8]. Phạm Huyến Hạ và nhổ cọc bằng rung động - Tổng cục Đường sắt Việt Nam 1972. [9]. Nguyễn Bá Kế Thi công cọc khoan nhồi - Nxb Xây dựng - Hà Nội 1997. [10]. Vũ thế Lộc và các tác giả Sổ tay máy xây dựng - Tổng Công ty xây dựng Sông Đà - Nxb GTVT - Hà Nội 2000. [11]. Vũ Đình Lai và các tác giả Sức bền vật liệu - Nxb GTVT Hà Nội 1999. [12]. Phan Khắc Lê Lựa chọn và ứng dụng cọc đường kính lớn trong xây dựng móng sâu, mố trụ ở Việt Nam - Tạp chí Cầu đường - số 5-1998. [13]. P.V. Long và D.T Bergado Máy thi công chuyên dùng.341 Thiết kế xử lý nền đất yếu bằng chất tải trước kết hợp với thoát nước đứng - Tạp chí Cầu đường số 7 - 10/1997. [14]. Nguyễn Viết Trung - Lê Thanh Liêm Cọc khoan nhồi trong công trình giao thông - Nxb Xây dựng - Hà Nội 2003. [15]. Trần Quang Quý – Nguyễn Văn Vịnh – Nuyễn Bính Máy sản xuất vật liệu xây dựng - Nxb GTVT - Hà Nội 2001. [16]. Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật khác - Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam năm 2000-2010, 2020 (Tạp chí Cầu đường - Bộ GTVT số 2 - tháng 5-1997). - Máy khoan công trình GPS15, GPS20HA - Công ty Kim Thái, Thượng Hải - Trung Quốc, 2000. - Máy chèn đá đường sắt XYD-2 (Bản tiếng Việt của Tổng cục Đường sắt Việt Nam). Thượng Hải - Trung Quốc - 1994. - Máy chèn đá và hiệu chỉnh đường sắt 08-8-GS do cộng hòa Áo chế tạo - Tài liệu kỹ thuật Tổng cục Đường sắt Việt Nam - 2003. - Hướng dẫn vận hành máy khoan công trình GPS20 HA, công ty Kim Thái - Thượng Hải, Trung Quốc 2000. - Hồ sơ kỹ thuật thiết kế chế tạo sửa chữa máy làm đường của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm máy xây dựng - Đại học GTVT Hà Nội - 1997 đến 2003. [17]. Asphalt Recyler - Users Manual Model Super Asten cook - Korea Asten Eng. Co. Ltd Seoul - 2001. [18]. Bauer leaders in advaced foundation technology - Germany - 1995. [19]. Bitelli societal per Azioni - Italy 1999. [20]. Demag - DF 130 CE, DF 130 P-Catalog - Germany - 1999. [21]. Dresser Industries, Inc - USA 1991. [22]. Lated pile foundation technology in Japan Nippon Sharyo, Ltd 1993. [23]. Liebherr - Products and Services of the Liebherr Group - Germany. [24]. Operation Manual for the Road Stabilizer produced by Sakai Heavy Industry - Japan. International Co-operation Agency (JICA) - 2003. [25]. Specification "Nissha" Earth boy Series Hydraulic Earth Drilling Rig – model ED 5500 - Nippon Sharyo Ltd - Nagoya - Japan 1999. [26]. Tital 323 traked pavier ABG Ingrersoll Rand Road Machinery. [27]. Track and ohl laying and maintenanc machines and equiment GEISMAR - France 1999. [28]. Vửgelle super 1400, 1500, 1600, 1800, 2000. Germany 1995. [29]. ẩ. ẽ. Áopoọa (Tiếng nga) [8]. Âợởợứờốớ Í .ẽ, ẽợựợự Â.ũ, ềàðũàờợừủờốộ ẩ.Á. ấàựốũàởỹớỷộ ðồỡợớũ ỏỷủũðợừợọớỷừ ọốỗồởồộ. “ốàứốớợủũðợồớốồ”. ốợủờừà 1971. 342. Máy thi công chuyên dùng [9]. ộàừỡàũỳởốớ ố. Ä. ộồỡợớũ ũồựởợừợỗợừ. “ềðàớủựợðũ”. ốợủờừà 1977. [10]. ấợờợứốớủờốộ ẩ.Ã. ố ọðỳúốồ. ẹựðàừợữớốờ ựợ ðồỡợớũỳ ũồựởợừợỗợừ. “ềðàớủựợðũ”. ốợủờừà 1976. [11]. ộàộờợừ ẩ.ũ. ẩủựỷũàớốÿ ọừốúàũồởồộ ừớỳũðồớớồúợ ủúợðàớốÿ. “Âỷủứàÿ ứờợởà”. ốợủờừà 1975. [12]. ẹ.ũ.Àộỗốớỏỳọ. ậợờợỡợũốừớớợồừợỗÿộủũừà. ốợủừà. ”ềðàủựợðũ”, 1986. Máy thi công chuyên dùng.343 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 PHẦN THỨ NHẤT: MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG 5 Chương 1: Những vấn đề chung - 1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc gia cố nền móng. - 1.2. Các phương pháp gia cố nền móng chủ yếu. 6 1.3. Phân loại thiết bị thi công cọc cứng 8 1.4. Khái niệm hạ cọc. 9 Chương 2: Búa diezel đóng cọc 13 2.1. Công dụng và phân loại búa diezel. - 2.2. Cấu tạo quả búa kiểu cột dẫn và quá trình hoạt động. 15 2.3. Cấu tạo quả búa kiểu ống dẫn và nguyên lý làm việc. 16 2.4. Ảnh hưởng của khí cháy đến quá trình hạ cọc. 21 2.5. Ảnh hưởng đồng thời của áp lực khí cháy và lực xung kích đến quá trình hạ cọc của búa diezel. 22 2.6. Các thông số cơ bản của búa diezel. 23 2.7. Xác định sức chịu tải cho phép của cọc. 25 Chương 3: Giá búa đóng cọc 27 3.1. Công dụng và phân loại. - 3.2. Cấu tạo của một số giá búa không chuyên dùng. 28 3.3. Cấu tạo của một số giá búa chuyên dùng điển hình. 32 3.4. Một số tính toán cơ bản giá búa. 40 Chương 4: Búa rung đóng cọc 42 4.1. Công dụng và phân loại. - 4.2. Cấu tạo và làm việc của các loại búa rung. 43 4.3. Một số giả thuyết và cơ sơ hạ cọc bằng búa rung. 52 4.4. Một số sơ đồ tính toán và phương trình vi phân mô tả quá trình làm việc của búa rung. 54 4.5. Xác định các thông số cơ bản của búa rung. 60 4.6 Công suất của máy rung 63 Chương 5: Máy và thiết bị khoan cọc nhồi 64 5.1. Sơ lược quá trình phát triển máy khoan cọc nhồi trên thế giới. - 5.2. Công nghệ tạo cọc khoan nhồi. 73 344. Máy thi công chuyên dùng 5.3. Các thiết bị khoan tạo lỗ. 77 5.4. Thiết bị mở rộng chân cọc. 83 5.5. Một số máy khoan cọc nhồi của Nhật. 85 5.6. Giới thiệu máy khoan cọc nhồi của Đức. 92 5.7. Giới thiệu máy khoan cọc nhồi của Trung Quốc. 97 5.8. Một số vấn đề về thi công và kiểm tra chất lượng cọc. 106 Chương 6: Búa đóng cọc thủy lực 114 6.1. Giới thiệu chung về búa thủy lực. - 6.2. Lý thuyết chung về búa thủy lực. 116 6.3. Bài toán chuyển động của quả búa thủy lực kiểu đơn động khi đi lên. 118 6.4. Bài toán chuyển động xuống dưới của quả búa đóng cọc thủy lực kiểu đơn động. 121 Chương 7: Công nghệ và thiết bị gia cố nền bằng vật liệu rời và cọc đất trộn vôi - xi măng 126 7.1. Công nghệ và thiết bị gia cố nền bằng cọc vật liệu rời. - 7.2. Thiết bị và công nghệ tạo cọc cát đầm bằng phương pháp rung động kết hợp. 130 7.3. Công nghệ và thiết bị tạo cọc đất trộn vôi - xi măng dưới sâu. 133 Chương 8: Thiết bị nén bấc thấm và công nghệ xử lý nền đất yếu 137 8.1. Vài nét về tình hình xây dựng nền đường trên đất yếu ở Việt Nam. - 8.2. Công nghệ xử lý nền yếu bằng bấc thấm. 138 8.3. Máy nén cọc bấc thấm xử lý nền yếu. 140 8.4. Một số tính toán cọc thép và tính chọn cáp. 145 8.5. Thi công ấn - đặt bấc thấm. 149 PHẦN THỨ HAI: MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ 151 Chương 9: Những vấn đề chung - 9.1. Tổng quan về đường ô tô Việt Nam. 151 9.2. Giới thiệu một số qui trình và tiêu chuẩn thi công đường ôtô ở Việt Nam. 152 9.3. Giới thiệu các tổ máy thi công mặt đường ô tô. 154 Chương 10: Máy và thiết bị thi công mặt đường bê tông nhựa nóng 156 10.1. Giới thiệu về quá trình công nghệ và đặc điểm tổ máy thi công mặt đường bê tông nhựa nóng (BTNN). - 10.2. Máy rải thảm bê tông nhựa nóng. 158 Máy thi công chuyên dùng.345 10.2.1. Công dụng và phân loại. - 10.2.2. Cấu tạo chung của máy rải truyền động cơ học. 159 10.2.3. Cấu tạo máy rải truyền động thủy lực. 160 10.2.4. Đặc điểm làm việc của máy rải BTNN. 163 10.2.5. Một số tính toán cho máy rải thảm. 165 10.2.6. Một số máy rải điển hình. 168 Chương 11: Xe lu bánh thép kiểu tự hành tác dụng lực tĩnh 171 11.1. Công dụng và phân loại. - 11.2. Cấu tạo chung của xe lu bánh thép. 172 11.3. Lựa chọn các thông số cơ bản của xe lu bánh thép. 175 11.4. Lựa chọn sơ đồ động xe lu bánh thép. 176 11.5. Xác định công suất động cơ dẫn động. 178 11.6. Hệ thống lái của xe lu bánh thép. 180 11.7. Tương tác giữa xe lu bánh thép và nền được lu lèn. 182 11.8. Lực tác dụng lên khung bánh lái của xe lu khi quay vòng. 185 11.9. Năng suất của xe lu bánh thép tự hành. 186 11.10. Tính năng kỹ thuật lu bánh thép trơn. 187 Chương 12: Máy và thiết bị thi công mặt đường bê tông xi măng 194 12.1. Giới thiệu chung về quá trình công nghệ thi công mặt đường bê tông xi măng (BTXM). - 12.2. Giới thiệu máy rải BTXM D375 và máy hoàn thiện D376. 195 12.3. Một số tính toán cho máy rải BTXM. 198 12.4. Giới thiệu máy rải BTXM đa năng GP2600 loại hiện đại. 201 Chương 13: Thiết bị thi công đường đất gia cố bằng chất kết dính vô cơ 204 13.1. Giới thiệu chung. - 13.2. Máy phay - cắt đất. 205 13.3. Tính toán cơ bản công suất máy phay đất. 211 13.4. Máy phay - trộn làm đường cải tiến. 213 13.5. Tính toán cơ bản công suất và mô men dẫn động máy phay trộn. 216 13.6. Một số vấn đề liên quan đến việc vận dụng, khai thác máy thi công nền gia cố vôi. 218 Chương 14: Máy và thiết bị sửa chữa mặt đường bê tông nhựa 220 14.1. Giới thiệu chung. - 14.2. Máy bóc nguội bê tông nhựa (BTN) 221 14.2.1. Giới thiệu chung về công nghệ sửa chữa mặt đường bằng 221 346. Máy thi công chuyên dùng máy bóc nguội. 14.2.2. Máy bóc nguội mặt đường BTN. 223 14.2.3. Tổ chức thi công máy bóc nguội bánh lốp. 224 14.2.5. Tính năng kỹ thuật một số máy bóc nguội. 225 14.3. Công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng máy bóc nóng. 226 14.3.1. Giới thiệu chung 227 14.3.2. Quá trình đốt nóng mặt đường BTN. 230 14.4. Máy tái sinh mặt đường BTN. - 14.5. Máy tái sinh BTN dùng nhiệt. 231 14.5.1. Giới thiệu chung. - 14.5.2. Cấu tạo chung máy tái sinh BTN của hãng ASTEN Cook. 232 14.5.3. Hệ thống thủy lực của máy. 233 14.5.4. Tổ chức thi công tái sinh BTN và rải thảm BTN tái sinh. 235 PHẦN THỨ BA: MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐƯỜNG SẮT 236 Chương 15: Tổng quan về công tác thi công cơ giới đường sắt Việt Nam. - 15.1. Hệ thống đường sắt Việt Nam và phương hướng phát triển. - 15.2. Máy và thiết bị thi công đường sắt. 242 Chương 16: Tổ hợp các máy chuyên dùng đặt cầu ray 246 16.1. Giới thiệu chung. - 16.2. Tổ hợp các máy và thiết bị chuyên dùng đặt ray dạng hoàn chỉnh. - 16.3. Tổ hợp các máy và thiết bị chuyên dùng đặt cầu ray dạng chưa hoàn chỉnh. 248 16.4. Máy đặt ray chuyên dùng YK-25. 249 16.5. Tính toán máy đặt ray. 252 16.6. Tính toán sức kéo di chuyển toàn bộ tổ máy đặt ray. 254 16.7. Toa xe chuyên dùng chở cầu ray. 256 16.8. Máy đặt ray thay ray cũ bằng ray hàn liền. 258 Chương 17: Thiết bị rải đá nền đường sắt 260 17.1. Công dụng và phân loại. - 17.2. Cấu tạo chung của một số loại toa xe rải đá. - 17.3. Tính toán cơ bản toa xe rải đá chuyên dùng. 263 Chương 18: Máy chỉnh sửa đường và chèn đá ba lát 266 18.1. Công dụng, phân loại và xu hướng sử dụng. - 18.2. Cấu tạo và hoạt động của máy chèn đá chuyên dùng SPM-2. 267 18.3. Máy chèn đá chuyên dùng Dzekson. 268 18.4. Máy chèn đá chuyên dùng SPM-02. 269 18.5. Máy chỉnh sửa đường và chèn đá chu kỳ VPR-1200 và VPRX-500. - 18.6. Tính năng cơ bản của các máy nắn chỉnh ray - Chèn đá hoạt động chu kỳ. 276 Máy thi công chuyên dùng.347 18.7. Máy chèn đá XYD-2 (loại nhỏ). 277 18.8. Máy chèn đá 8-08 GS hiện đại. 281 18.9. Tính toán công suất máy chèn đá chu kỳ. 286 18.10. Máy chèn đá liên tục VP0-3000. 287 18.11. Máy chỉnh đường chuyên dùng. 289 Chương 19: Máy gia công đường sắt 292 19.1. Công dụng và phân loại máy gia công đường sắt. - 19.2. Máy định hình ba lát ELB-1. - 19.3. Máy gia công đường sắt ELB-3M. 296 19.4. Máy định hình balat - kích ngang chạy điện. 299 19.5. Tính toán bộ máy nâng ray trên máy gia công đường sắt. 304 19.6. Máy vặn mũ ốc chuyên dùng. 307 Chương 20: Máy sàng làm sạch lớp nền balat 311 20.1. Khái niệm chung. - 20.2. Thiết bị sàng - 20.3. Máy sàng đá balat SOM-D. 312 20.4. Máy sàng SOM-4. 314 20.5. Máy sàng balat SOM-DO. 315 20.6. Máy sàng balat SOM-3U. 317 20.7. Giới thiệu một số máy sàng balat khác. 318 Chương 21: Phương tiện cơ giới và dụng cụ làm đường sắt 322 21.1. Phân loại dụng cụ làm đường. - 21.2. Dụng cụ chạy điện và các đặc tính kỹ thuật. 323 21.3. Cấp điện cho các dụng cụ chạy điện. 329 21.4. Dụng cụ thủy lực. 330 Chương 22: Máy vận chuyển xếp dỡ và thiết bị đo - kiểm trong thi công đường sắt 334 22.1. Đoàn tàu chuyên dụng chở ray hàn liên tục. - 22.2. Cần trục thước thợ DGK. 335 22.3. Cần trục ôtô ray. 336 22.4. Ôtô ray chở người ACG và AC-1A, goòng máy. 337 22.5. Một số thiết bị đo đạc - kiểm tra trong thi công đường sắt. 338 TÀI LIỆU THAM KHẢO 340 1 PGS.TS NGUYӈN BÍNH BӜ MÔN MÁY XÂY DӴNG-XӂP DӤ TRѬӠNG ĈҤI HӐC GIAO THÔNG VҰN TҦI 1. PGS.TS NGUYӈN BÍNH tác giҧFXӕQ “ Máy thi công chuyên dùng” - Nhà xuҩt bҧn GTVT - Hà nӝL 2005. Email liên hӋ: binhthuan2356@yahoo.com 2. Phҥm vi và ÿӕL tѭӧng sӱ dөng giáo trình: a) Dùng ÿӇ tham khҧo cho ngành nào: - Là giáo trình hӑc tұp cho sinh viên chuyên ngành Máy xây dӵng và tài liӋu tham khҧo cho kӻ sѭ, sinh viên chuyên ngành Cѫ khí giao thông công chính, Cѫ giӟi hoá xây dӵng giao thông. - Tài liӋu tham khҧo cho sinh viên và kӻ sѭ ngành xây dӵng Cҫu, ÿѭӡng ô tô và ÿѭӡng sҳt. b) Các tӯ khoá chính: - Búa máy ÿyng cӑc - Máy rҧi bê tông nhӵD - Máy ÿһt ray - Máy khoan cӑc nhӗi - Máy rҧi bê tông xi măng - Máy chèn ÿi - Máy gia công ÿѭӡng sҳt - Máy cҳm bҩc thҩP - Máy gia cӕ ÿѭӡng - Máy hiӋu chӍnh ÿѭӡng sҳt. c) KiӃn thӭc yêu cҫu cӫD môn hӑc trѭӟc: Cҫn nҳm vӳng kiӃn thӭc các môn: Sӭc bӅn vұt liêu; Cѫ hӑc máy; KӃt cҩu thép; Máy nâng chuyӇn; TruyӅn ÿӝng máy xây dӵng. Ngoài ra cҫn tìm hiӇu thӵc tӃ vì mӛi loҥL máy có ÿһc thù riêng, kӃt cҩu phӭc tҥp không thӇ trình bҫy hӃt trong tài liӋu ÿѭӧc. 3. Câu hӓLNLӇPWUDÿiQKJLiVDXPӛLFKѭѫQJ. &KѭѫQJ. 1. Các phѭѫng pháp gia cӕ nӅn móng và phҥm vi ӭng dөng cӫD các phѭѫng pháp ÿy. 2. Phân loҥi và phҥm vi sӱ dөng các loҥi thiӃt bӏ thi công cӑc cӭng. &KѭѫQJ. 1. Công dөng, phân loҥi búa diezel. Cách sӱ dөngcác bҧng thông sӕ kӻ thuұt các loҥL búa, cho ví dө minh hoҥ 2. Cҩu tҥo và quá trình làm viӋc cӫD quҧ búa diezel cӝt dүn. 3. Cҩu tҥo và quá trình làm viӋc cӫD quҧ búa diezel ӕng dүn. 4. Ҧnh hѭӣng ÿӗng thӡi cӫD áp lӵc khí cháy và lӵc xung kích ÿӃn quá trình hҥ cӑc cӫD búa diezel. 5. Phân tích khoҧng giá trӏ các thông sӕ cѫ bҧn cӫD búa diezel. 2 &KѭѫQJ 1. So sánh giá búa chuyên dùng vӟi giá búa không chuyên dùng. 2. Tính toán cѫ bҧn giá búa chuyên dùng &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥi, cҩu tҥo chung và nguyên lý làmviӋc cӫD các loҥi búa rung. 2. Mӝt sӕ giҧ thuyӃt và cѫ sӣ hҥ cӑc bҵng búa rung ÿӝng. 3. Sѫ ÿӗ qui dүn mӝt khӕi lѭӧng có xét cҧ lӵc cҧn nhӟt khi tínhtoán búa rung ÿyng cӑc. 4. NӝL dung ba ÿiӅu kiӋn ÿӇ búa rung ÿyng cӑc có hiӋu quҧ. &KѭѫQJ 1. NӝL dung cѫ bҧn 3 nhóm công nghӋ tҥo cӑc khoan nhӗi. 2. Trình bҫy cҩu tҥo và quá trình làm viӋc cӫD mӝt loҥi máy khoan cӑc nhӗi thѭӡng dùng ӣ ViӋt nam. 3. So sánh 3 nhóm máy khoan cӑc nhӗi dòng ED (Nhұt), Bauer (Ĉӭc) và GPS (Trung Quӕc). &KѭѫQJ 1. Trình bҫy nhӳng vҩn ÿӅ chung vӅ búa thuӹ lӵc. 2. Bài toán chuyӇn ÿӝng cӫD quҧ búa thuӹ lӵc kiӇu ÿѫn ÿӝng khi ÿi lên. 3. Bài toán chuyӇn ÿӝng cӫD quҧ búa thuӹ lӵc kiӇu ÿѫn ÿӝng khi ÿi xuӕng. &KѭѫQJ 1. Công nghӋ và thiӃt bӏ tҥo cӑc cát ÿҫm bҵng phѭѫng pháp rung ÿӝng. 2. Công nghӋ và thiӃt bӏ tҥo cӑc ÿҩt trӝn vôi –xi măng dѭӟi sâu. &KѭѫQJ 1. Cҩu tҥo chung cӫD máy và các bѭӟc thi công cӑc bҩc thҩm. 2. So sánh 2 sѫ ÿӗ mҳccáp dùng trên máy cҳm bҩc thҩm. 3. Mӝt sӕ tính toán cӑc thép và tính chӑn cáp trên máy cҳm bҩc thҩm. &KѭѫQJ 1. Tҥi sao phҧi tìm hiӇu các tiêu chuҭn và qui trình thi công ÿѭӡng ô tô. Sѫ ÿӗ các nhóm máy thi công mһt ÿѭӡng ô tô. &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥi, cҩu tҥo và làm viӋc cӫD máy rҧi thҧm bê tông nhӵD nóng. 2. Cách tính lӵc kéo cҫn thiӃt cӫD máy rҧi bê tông nhӵD nóng. 3. Tính công suҩt cҫn thiӃt cӫD ÿӝng cѫ máy rҧi và năng suҩt máy. &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥL, cҩu tҥo chung cӫD Lu bánh thép. 2. Thông sӕ cѫ bҧn và sѫ ÿӗ ÿӝng cӫD mӝt loҥL xe lu bánh thép. 3. Xác ÿӏnh công suҩt ÿӝng cѫ dүn ÿӝng xe lu bánh thép. 4. Lý thuyӃt vӅ tác dөng cӫD bánh thép cӭng chuyӇn ÿӝng trên nӅn biӃn dҥng. 5. Lӵc tác dung lên các bánh thép và lӵc tác dөng lên khung bánh lái cӫD xe lu bánh thép tƭnh khi quay vòng. &KѭѫQJ 1. Tính toán bӝ máy rҧi kiӇu thùng rҧi và kiӇu băng xoҳn cӫD máy rҧi bê tông xi măng. &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥi và cҩu tҥo máy phay cҳt ÿҩt vӟi ÿҫu kéo bánh xích. 2. Tính toán cѫ bҧn máy phay ÿҩt. 3. Sѫ ÿӗ máy phay trӝn ÿҩt kiӇu 4 trөc và tính toán cѫ bҧn công suҩt, mômen dүn ÿӝng máy phay trӝn. 3 &KѭѫQJ 1. So sánh công nghӋ sӱD chӳD mһt ÿѭӡng bê tông nhӵD bҵng phѭѫng pháp bóc nguӝL và phѭѫng pháp bóc nóng. 2. Cҩu tҥo và làm viӋc cӫDmáy tái sinh bê tông nhӵD dùng nhiӋt (tҥi mһt ÿuӡng). &KѭѫQJ 1. Giӟi thiӋu chung vӅ máy thi công ÿuӡng sҳt và các bѭӟc xây dӵng mӝt tuyӃn ÿѭӡng sҳt. &KѭѫQJ 1. Cҩu tҥo chung và sѫ ÿӗ mҳc cáp cӫD máy ÿһt ray YK25. 2. Tính toán sӭc kéo khi di chuyӇn toàn bӝ tә máy ÿһt ray. &KѭѫQJ 1. Toa xe rҧi ÿi chuyên dùng: Sѫ ÿӗ cҩu tҥo, tính toán cѫ cҩu mӣ nҳp và nâng bӝ ÿӏnh lѭӧng ÿi. &KѭѫQJ 1. Cҩu tҥo chung, sѫ ÿӗ thuӹ lӵc , nguyên lý làm viӋc cӫD máy chèn ÿi XYD2. 2. Máy chèn ÿi 08-8GS: Cҩu tҥo chung cӫD máy, cҩu tҥo và ÿһc ÿiӇm làm viӋc cӫD bӝ công tác chèn, bӝ kҽp nâng ray và bӝ kiӇm tra tim ÿѭӡng ray. &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥi máy gia công ÿѭӡng sҳt. Sѫ ÿӗ cҩu tҥo máy gia công ÿѭӡng sҳt ELB- 3M. 2. Tính toán bӝ máy nâng ray trên máy gia công ÿѭӡng sҳt. &KѭѫQJ 1. Công dөng, phân loҥi máy sàng balat. Sѫ ÿӗ cҩu tҥo và cách làm viӋc cӫa thiӃt bi sàng kiӇu băng rӛ. 2. Sѫ ÿӗ cҩu tҥo cӫD máy sàng balát SOM-D và SOM-2. &KѭѫQJYj. Không có câu hӓi vұn dөng. Ngѭӡi ÿӑc bә sung thông tin tӯ 2 chѭѫng này cho các chѭѫng tӯ 15-20 thuӝc các máy thi công ÿuӡng sát.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMáy thi công chuyên dùng.pdf
Tài liệu liên quan