Quy trình vận hành máy cắt điện sử dụng khí SF6 kiểu GL314 - Areva

Áp suất tuyệt đối được đo bằng cách sử dụng một đồng hồ áp suất tuyệt đối, loại này ít thông dụng nhưng tính hiệu quả hơn hẳn đồng hồ áp suất hiệu dụng. Lý do đồng hồ áp suất hiệu dụng được sử dụng là nó cho sự quan sát thân thiện hơn do nó được làm để đáp ứng yêu cầu đo kiểm phụ thuộc vào những sự thay đổi áp suất khí quyển (do nhiễu loạn trong khí quyển hay chênh lệch độ cao).

doc23 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 9603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình vận hành máy cắt điện sử dụng khí SF6 kiểu GL314 - Areva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY CẮT ĐIỆN SỬ DỤNG KHÍ SF6 KIỂU GL314 - AREVA (Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ-TTĐ3-P4 ngày / 4/ 2008). CHƯƠNG 1 ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 1-1. Quy trình này quy định các yêu cầu cần thiết cho công tác vận hành máy cắt điện sử dụng khí SF6, mã hiệu GL314 với bộ truyền động FK3-1. Quy trình được biên soạn trên cơ sở : - Qui trình vận hành và bảo dưỡng máy cắt SF6 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, xuất bản năm 1998. - Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện, xuất bản năm 2002. - Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy cắt GL314 của AREVA. - Tiêu chuẩn IEC-62271-100. Điều 1-2. Những người sau đây phải nắm vững quy trình - Các cán bộ kỹ thuật của Phòng Kỹ thuật, Phòng Kỹ thuật An toàn, Đội Thí nghiệm, Đội Điều độ sản xuất, Xưởng Cơ điện. - Các cán bộ kỹ thuật của các Truyền tải điện trực thuộc. - Các cán bộ kỹ thuật, nhân viên vận hành trạm biến áp 220kV, 500kV có sử dụng loại máy cắt điện GL314. Điều 1-3. Các nhân viên vận hành các trạm biến áp 220kV/500kV phải học tập quy trình vận hành này, được kiểm tra trước khi vận hành và kiểm tra định kỳ hàng năm. CHƯƠNG 2 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Điều 2-1 Đặc điểm chung của máy cắt điện dùng khí SF6 loại GL314 : 1. Điều kiện vận hành : - Lắp đặt ngoài trời. - Nhiệt độ môi trường : từ -25 0C đến +40 0C. 2. Máy cắt điện (MC) loại GL314 là loại máy cắt điện cao áp do hãng AREVA chế tạo, cấp điện áp định mức 245 kV, khí SF6 dùng để cách điện và dập hồ quang. 3. Một MC điện có 3 cực và 1 tủ phân phối chung. Mỗi cực của máy cắt bao gồm 1 trụ cực, 1 bộ truyền động (BTĐ) loại FK3-1 và 1 giá đỡ. 4. Mỗi trụ cực của MC được lắp ráp, hiệu chỉnh và thí nghiệm xuất xưởng, sẵn sàng cho việc lắp đặt, sau đó được nạp khí SF6 bảo quản ở áp lực xấp xỉ 0,03 MPa. 5. Khi vận hành, mỗi cực MC được nạp khí SF6 đạt tỉ trọng định mức. MC có cơ cấu giám sát tỉ trọng khí trong mỗi trụ cực, có hai ngưỡng cảnh báo tỉ trọng khí giảm thấp. Thông số cụ thể như dưới đây (Đơn vị tính là áp suất hiệu dụng, tại nhiệt độ 20 0C, độ cao mực nước biển): - Áp lực vận hành định mức Pre= 0,65 MPa (Đọc là mêga Pascal) - Ngưỡng cảnh báo áp lực giảm thấp thứ nhất Pae » 0,54 MPa - Ngưỡng cảnh báo áp lực giảm thấp thứ nhì Pme » 0,51 MPa (thông thường sẽ khóa mạch thao tác MC hay tự động cắt MC). 6. Trong các tủ truyền động và tủ phân phối có mạch sấy vận hành liên tục. Điều 2-2 Các thông số kỹ thuật của máy cắt: 1. Đặc tính kỹ thuật máy cắt: STT Thông số Đơn vị Số liệu Kiểu máy cắt GL 314 Kiểu bộ truyền động FK3-1 1 Điện áp định mức (r.m.s) kV 245 2(*) Dòng điện định mức A 3150 3 Tần số định mức Hz 50 4 Mức chịu điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp 50/60 Hz, 1 phút (Ud): - Pha – Đất kV 460 - Ngang qua tiếp điểm đang mở kV 460 5 Mức chịu điện áp xung sét (Up): - Pha – Đất kV 1050 - Ngang qua tiếp điểm đang mở kV 1050 6 Khoảng cách đường rò : - Pha – Đất mm 6740 - Qua các đầu cực mm 6740 7(*) Dòng cắt ngắn mạch định mức 3 pha đối xứng: kA 40 8 Thời gian cắt (tổng) ms 40 ±2 9(*) Dòng cắt không đồng pha định mức kA 10 10(*) Khoảng thời gian ngắn mạch định mức s 3 11(*) Dòng đóng định mức (giá trị đỉnh) kA 100 12 Chu kỳ hoạt động định mức: Cắt - 0,3 s - Đóng cắt - 3 phút - Đóng cắt. 13 Khối lượng khí SF6 của MC. Kg 16,5 14 Khối lượng toàn bộ máy cắt (không có giá đỡ) Kg 2565 15 Áp lực khí SF6 ở 20 0C. - Áp lực khí SF6 định mức (Pre) Bar 6,5 - Áp lực khí SF6 giảm thấp cảnh báo (Pae) Bar 5,4 - Áp lực khí SF6 giảm thấp khóa mạch đóng và mạch cắt MC (Pme) Bar 5,1 - Áp lực khí SF6 cho phép trong MC khi vận chuyển (không lớn hơn) Bar 0,5 16 Số cuộn đóng 1 17 Số cuộn cắt 2 18 Điện trở tiếp xúc máy cắt mW £ 55 2. Đặc tính kỹ thuật bộ truyền động cơ khí kiểu FK 3-1 STT Thông số Đơn vị Số liệu 1 Bộ truyền động cơ khí loại FK 3-1 2 Cuộn đóng, cuộn cắt: (*) - Điện áp định mức (Vdc) V 220 - Dải điện áp làm việc cuộn đóng 85... 110%Un - Công suất tiêu thụ của cuộn đóng W 340 - Dải điện áp làm việc cuộn cắt 70... 110%Un - Công suất tiêu thụ của cuộn cắt W 340 3 Motor căng lò xo: (*) - Điện áp định mức (Vdc) V 220 - Giải điện áp làm việc của motor 85...110%Un - Thời gian căng lò xo s [4 (*) - Công suất tiêu thụ của motor VA 950 4 Các mạch phụ: (*) - Dòng tải liên tục định mức A 10 (*) - Dung lượng cắt của các tiếp điểm phụ: 230VAC 220VDC (trong mạch điện cảm với hằng số thời gian L/R=20ms) A A 10 2 5 Bộ sấy chống ngưng tụ - Điện áp định mức (VAC) V 220 - Công suất tiêu thụ W 50 (*): Các thông số trên có thể thay đổi tùy thuộc từng máy cắt cụ thể CHƯƠNG III CHỨC NĂNG CẤU TẠO - NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC Điều 3-1 Cấu tạo MC điện kiểu GL314: Hình 1 Các bộ phận: A - Trụ cực máy cắt B - Khung đế. C - Bộ truyền động kiểu FK3-1. D - Tủ phân phối. Một MC ba pha sẽ bao gồm 3 trụ cực (mỗi trụ cực một bộ truyền động) và một tủ phân phối chung. * Hình 2: Cực máy cắt. 1 - Buồng ngắt 2 - Sứ đỡ 3 - Nắp che các bộ phận cơ khí 4 - Ống để nối trụ cực với bộ truyền động. 5 - Đầu cực. 7 - Cơ cấu nạp và giám sát khí SF6 * Nguyên lý dập hồ quang: Buồng ngắt là một dạng buồng thổi nhiệt, sử dụng năng lượng của hồ quang và hiệu ứng tự động nén khí phụ. Môi trường là khí SF6 ở áp lực cao. Buồng ngắt được thiết kế để làm tăng cách điện tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập hồ quang. * Mô tả: Hình 3 1 – Đầu cực 2 – Thân tiếp điểm tĩnh. 3 - Tiếp điểm chính. 4 - Tiếp điểm động. 5 - Thân tiếp điểm động. 6 - Lớp vỏ. 10 - Tiếp điểm hồ quang. 11 – Thanh tiếp điểm tĩnh. 12 – Vòi phun cách điện. 13 - Van * Hoạt động: Ở vị trí đóng (Hình 4): Dòng điện đi qua đầu cực 1, tiếp điểm tĩnh 2, tiếp điểm chính 3, tiếp điểm động 4, thân tiếp điểm động 5 và đến đầu cực đối diện. Hình 4: F Bắt đầu cắt (Hình 5): Khi tiếp điểm động (4) tách ra khỏi tiếp điểm chính (3) dòng điện sẽ đi qua tiếp điểm hồ quang (10). Áp lực khí tăng lên do thể tích Vp bị nén. Hình 5: F Hiệu ứng nhiệt (Hình 6): Khi tiếp điểm (10) tách ra, hồ quang xuất hiện và năng lượng hồ quang làm tăng áp lực Vt (nằm cạnh tiếp điểm tĩnh và miệng thổi (12). Hình 6: F Giai đoạn dập hồ quang (Hình 7): Khi tiếp điểm tĩnh tách khỏi miệng thổi (12), khối khí nén Vt thổi ra luồng hơi nóng và hồ quang sẽ được dập tắt khi dòng qua trị số 0 (zero). Hình 7: F Hình 8: F Ở cuối hành trình cắt (Hình 8): Hồ quang đã bị dập tắt, phân tử SF6 được tái tạo lại nhanh chóng. Một phần khí dư trong quá trình dập hồ quang được hấp thụ bởi hộp lọc dưới đáy trụ cực. Điều 3-2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ truyền động loại FK 3-1. 1. Các bộ phận (Hình 9): * Cơ cấu dẫn hướng bao gồm: Trục chính (1) được nối với trụ cực qua ống trụ (2). Giảm chấn (4) nối với tay đòn (32). Ở vị trí đóng, trục chính (1) yên vị trên lẫy cắt (6) nhờ vào tay đòn (5). Tay đòn có con lăn (11) tựa lên cam đóng (10). Lò xo cắt (3) truyền động qua xích (34) để tác động lên đòn bẩy (33). * Trục đóng bao gồm: Trên trục đóng (7) có bánh đà (8), cam đóng (10), cam (26) gắn thanh truyền tới tiếp điểm giới hạn hành trình động cơ (17). Lò xo đóng (9) truyền động tới bánh đà (8) qua xích (15). Lẫy đóng (14) và trục xoay (16). * Cơ cấu tích năng lò xo: Lò xo đóng (9) được nén bởi động cơ (12) qua bánh răng giảm tốc (13). 2. Nguyên lý làm việc: * Thao tác đóng máy cắt (Hình 10): - Bước 1: Khi cuộn đóng tác động hay dùng tay vặn cần thao tác đóng, lẫy đóng (14) được giải phóng khỏi bánh đà (8). Hình 10: F - Bước 2 Trục đóng (7) xoay 1800 bởi lò xo đóng (9). Cam (10) làm trục chính (1) xoay nhờ ăn khớp với con lăn (11). Sau khi xoay 1 góc 600, đòn bẩy (5) dừng lại trên lẫy cắt (6). Ngay lúc đó, lò xo cắt (3) được tích năng bởi đòn bẩy (33) qua xích (34). Một bánh xe tự do lắp trên bánh răng trụ (19), ngăn ngừa bánh răng giảm tốc (13) và động cơ (12) bị kéo bởi bánh đà (8). Chú ý: Có một cơ cấu ngăn chặn tất cả các thao tác đóng nếu máy cắt đã ở vị trí đóng. * Tích năng cho lò xo đóng (Hình 11). Hình 11: Khi động cơ (12) được cấp nguồn, động cơ quay sẽ truyền động tới bánh răng giảm tốc (13), bánh đà (8), qua xích (15) để nén lò xo đóng (9). Khi nén hoàn toàn, bánh răng (19) không ăn khớp với bánh đà (8) và bánh răng (13) có thể dừng lại mà không làm ảnh hưởng gì tới lẫy đóng (14). Chú ý: Trong khi tích năng lò xo đóng, mạch cấp nguồn cho cuộn đóng bị cắt để ngăn ngừa thao tác đóng không đúng lúc. * Thao tác cắt máy cắt (Hình 12): Hình 12: Khi cuộn cắt (27) tác động hay gạt cần thao tác cắt (28) bằng tay, lẫy cắt (6) giải phóng đòn bẩy (5). Lò xo cắt (3) giải phóng năng lượng làm trục chính (1) xoay một góc 600 theo chiều kim đồng hồ - Trước khi máy cắt đạt tới vị trí “OPEN”. Giảm chấn (4) cản dịu thế năng kết thúc hành trình. Không vận hành cơ cấu đóng cắt khi chưa lắp tủ truyền động vào trụ cực. Không vận hành máy cắt nếu áp lực khí SF6 nhỏ hơn áp lực Pme. * Các cơ cấu điện phụ trợ: - Tiếp điểm cảnh báo (30) được kích hoạt bởi một thanh nối và đòn bẩy (31), Đòn bẩy 31 lại chịu sự điều khiển của trục chính (1). - Tiếp điểm hành trình động cơ (17) bị kích hoạt bởi cam (26) và đòn bẩy (35). Cam (26) được lắp trên trục đóng (7). - Cuộn đóng (22) khi được cấp điện sẽ kích hoạt lẫy đóng (14). Cuộn cắt (27) khi được cấp điện sẽ kích hoạt lẫy lẫy cắt (6). * Các cơ cấu cơ khí phụ trợ: - Để đóng hay cắt MC bằng tay, có thể sử dụng cần thao tác đóng (24) và cần thao tác cắt (28). - Bộ chỉ thị (29) dùng để chỉ thị trạng thái máy cắt “Đóng” hoặc “Cắt”. Một bộ đếm (36) dùng để đếm số lần đóng -cắt MC. - Bộ chỉ thị (23)dùng để chỉ thị trạng thái lò xo đóng MC “Đã tích năng” hay “Không tích năng”. - Tay quay tích năng lò xo đóng: Nếu mất nguồn cung cấp cho động cơ, có thể dùng tay quay (21) để tích năng cho lò xo đóng bằng tay. * Bộ giám sát áp lực: Có chức năng giám sát áp lực khí SF6 và để cho người vận hành quan sát áp lực thực của khí SF6 (sử dụng hệ đơn vị là MPa và psi) Bộ giám sát áp lực lắp tại đáy mỗi trụ cực, nối thông với khối khí SF6 của MC. Bộ giám sát áp lực có các tiếp điểm bên trong, các tiếp điểm này sẽ khép lại nếu tỉ trọng khí giảm thấp và có 2 ngưỡng riêng biệt. Người sử dụng có thể kết nối các tiếp điểm này vào mạch điện để sử dụng cho các mục đích: + Kích hoạt cảnh báo khi áp lực khí ở ngưỡng Pae (cần nạp thêm khí). + Khoá mạch thao tác của MC hoặc tự động mở MC khi áp lực khí ở ngưỡng Pme (người sử dụng tùy chọn thiết lập theo yêu cầu vận hành. Mặc định của MC là khoá mạch đóng cắt. Nếu muốn tự động cắt MC khi áp lực khí tới ngưỡng Pme , tại tủ phân phối của MC, ta nối tắt các hàng kẹp X101/19 với X101/13 - Tự động cắt bằng mạch cắt 1. Hoặc nối tắt các hàng kẹp X101/37 với X101/17 - Tự động cắt bằng mạch cắt 2). Mặt số của bộ giám sát áp lực được chia làm 3 vùng màu: Xanh, vàng và đỏ. Kim chỉ thị giá trị theo áp suất tuyệt đối. Các ngưỡng áp lực định mức: - Pre= 0,75 MPa - Pae » 0,64 MPa - Pme » 0,61 MPa (áp suất tuyệt đối) Điều 3-3 Thao tác vận hành đóng cắt máy cắt. - Thao tác đóng máy cắt chỉ có thể thực hiện khi lò xo đóng đã được tích năng. Lò xo đóng được tích năng bằng điện (nhờ động cơ điện) hoặc bằng tay (nhờ tay quay). - Thao tác cắt máy cắt hầu như khi nào cũng thực hiện được vì lò xo cắt tự động tích năng sau quá trình đóng. - Thao tác đóng/cắt MC có nhiều cách: + Dùng khoá điều khiển từ xa hay nút nhấn tại chỗ (bằng điện). + Dùng cần thao tác cơ khí (bằng cơ khí). - Khi lò xo đóng được tích năng, chỉ thị trạng thái của lò xo chuyển từ trạng thái lò xo không bị nén sang trạng thái lò xo bị nén. Trong quá trình đóng, lò xo đóng giải phóng năng lượng và ngay sau đó được nén lại tự động nhờ động cơ điện (nếu có nguồn). - Trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi mất nguồn, việc tích năng lò xo đóng có thể thực hiện bằng tay quay (cấp kèm với máy cắt): Gắn tay quay vào lỗ cắm phía trước tủ truyền động, quay theo chiều kim đồng hồ, ngừng lại khi lò xo được nén hoàn toàn. 1/ Thao tác đóng máy cắt - Thao tác đóng máy cắt bằng điện từ xa: + Kiểm tra lò xo đóng đã được tích năng (tại cả 3 trụ cực). + Đặt khoá Remote/Local trong tủ phân phối MC tại vị trí Remote. + Kiểm tra các điều kiện logic khi đóng máy cắt từ xa. + Đóng MC bằng khoá điều khiển máy cắt tại tủ điều khiển từ xa, kiểm tra đèn chỉ thị trạng thái MC (ở vị trí đóng), kiểm tra máy cắt đóng tốt 3 pha. - Thao tác đóng máy cắt bằng điện tại tủ phân phối (D – Hình 1): + Kiểm tra lò xo đóng đã được tích năng (tại cả 3 trụ cực). + Đặt khoá Remote/Local trong tủ phân phối của MC tại vị trí Local. + Kiểm tra các điều kiện logic khi đóng máy cắt tại chỗ. + Nhấn nút ON (gần khoá Remote/Local), kiểm tra chỉ thị trạng thái MC ở mặt trước bộ truyền động chỉ là (I) (tại cả 3 trụ cực). - Thao tác đóng máy cắt bằng tay tại chỗ: + Kiểm tra lò xo đóng đã được tích năng. + Kiểm tra các điều kiện logic đóng máy cắt tại chỗ. + Vặn cần thao tác đóng cơ khí tại mặt trước tủ truyền động để đóng MC, kiểm tra chỉ thị trạng thái MC ở mặt trước bộ truyền động chỉ là (I). (Trường hợp này mỗi lần thao tác chỉ đóng được 1 pha MC) 2/ Thao tác cắt máy cắt: - Thao tác cắt máy cắt bằng điện tại tủ điều khiển từ xa: + Đặt khoá Remote/Local trong tủ phân phối MC tại vị trí Remote. + Cắt MC bằng khoá điều khiển máy cắt tại tủ điều khiển từ xa, kiểm tra đèn chỉ thị trạng thái MC ở vị trí cắt, kiểm tra MC cắt tốt 3 pha. - Thao tác cắt máy cắt bằng điện tại tủ phân phối: + Đặt khoá Remote/Local trong tủ phân phối MC tại vị trí Local. + Nhấn nút OFF (gần khoá Remote/Local), kiểm tra chỉ thị trạng thái MC ở mặt trước bộ truyền động chỉ là (O), kiểm tra MC cắt tốt 3 pha. - Thao tác cắt máy cắt bằng tay tại chỗ: + Vặn cần thao tác cắt cơ khí tại bộ truyền động để cắt MC, kiểm tra chỉ thị trạng thái MC ở mặt trước bộ truyền động chỉ là (O). (Trường hợp này mỗi lần thao tác chỉ cắt được 1 pha MC) Điều 3-4 Nạp khí cho máy cắt: Cực máy cắt được nạp khí SF6 vận chuyển /bảo quản 0,03MPa tại 20 0C (áp suất hiệu dụng). * Dụng cụ nạp khí: Các dụng cụ cần thiết như hình bên. Khi nạp khí cho MC, dùng một đồng hồ áp lực mẫu thang đo từ 0 – 1MPa (đo áp suất hiệu dụng), giá trị áp lực khí SF6 nạp vào cực MC phải được đọc trên đồng hồ này. 1/ Tính toán áp suất nạp tại hiện trường: Ví dụ về tính toán áp lực nạp: Giả sử ta phải nạp khí cho máy cắt có giá trị áp lực hiệu dụng định mức Pre = 0.65Mpa, tại hiện trường có nhiệt độ 50C, áp suất khí quyển là 93,2 kPa. Cách tính: Tra bảng qui đổi giá trị áp suất theo nhiệt độ (phía dưới) ta có: ở nhiệt độ 5 0C giá trị Pre = 0,603 Mpa. Tính toán chênh lệch áp suất khí quyển: 0,1013 – 0,0932 = 0,0081 Mpa Áp suất tính toán: Pre = 0,603 + 0,0081 = 0,6111 Mpa Áp suất nạp (= Áp suất tính toán + Sai số thiết bị đo 0,01Mpa): Pthực nạp = 0,6111 + 0,01 = 0,6211 Mpa 2/ Công đoạn nạp khí: Bước 1: Mở nắp (17) tại MC, lắp đầu nối (2) vào, lắp vòi nạp (10) vào đầu nối (2). Mở nắp chai khí (7) và điều chỉnh khí ra từ từ bằng cách chỉnh cần van (9)(Trong lúc nạp, thỉnh thoảng lại vặn nắp chai khí lại để kiểm tra áp suất trên đồng hồ (11)). Bước 2: Nạp cho đến khi áp suất trong trụ cực đạt mức yêu cầu. Bước 3: Đóng lần lượt nắp chai khí (7) rồi đến cần van (9). 3/ Công đoạn kiểm tra hoàn thành: Bước 1: Tháo vòi nạp (10) ra khỏi đầu nạp khí (2) của MC (Giữ đầu vòi này cao hơn đầu vòi còn gắn với bộ van tiết lưu, khoá van tiết lưu, để khí SF6 còn trong vòi, tránh hơi ẩm thâm nhập vào). Bước 2: Nối ống (15) của đồng hồ (14) vào đầu nạp khí (2) của MC để kiểm tra áp lực, sau đó tháo ống này ra. Bước 3: Mở đầu nối (2) và vặn lại nắp (17) (4 daN.m) Khoảng 12 giờ sau khi nạp, lúc nhiệt độ ổn định, kiểm tra lại giá trị áp lực khí trong MC (cách làm như bước 2), hiệu chỉnh lại áp lực khí cho đúng yêu cầu vận hành theo nhiệt độ và áp suất tại hiện trường. Dùng máy dò để kiểm tra khí SF6 rò rỉ xung quanh nắp (17) và các vị trí nối khác. Bảng tương quan tỉ trọng khí SF6 theo nhiệt độ (Loại MC có áp suất khí SF6 định mức 0,65 MPa tại 20 oC, áp suất khí quyển 101,3 kPa) t oC Pre Pae Pme t oC Pre Pae Pme -30 0,492 0,409 0,387 16 0,637 0,530 0,500 -29 0,495 0,412 0,389 17 0,641 0,532 0,503 -28 0,498 0,415 0,391 18 0,644 0,535 0,505 -27 0,501 0,417 0,394 19 0,647 0,537 0,508 -26 0,505 0,420 0,396 20 0,65 0,54 0,51 -25 0,508 0,422 0,399 21 0,653 0,543 0,512 -24 0,511 0,425 0,401 22 0,656 0,545 0,515 -23 0,514 0,428 0,404 23 0,659 0,548 0,517 -22 0,517 0,430 0,406 24 0,663 0,550 0,520 -21 0,520 0,433 0409 25 0,666 0,553 0,522 -20 0,524 0,435 0,411 26 0,669 0,556 0,525 -19 0,527 0,438 0,414 27 0,672 0,556 0,527 -18 0,530 0,441 0,416 28 0,675 0,561 0,530 -17 0,533 0.443 0,419 29 0,678 0,564 0,532 -16 0,536 0,446 0,421 30 0,682 0,566 0,535 -15 0,539 0,449 0,424 31 0,685 0,569 0,537 -14 0,543 0,451 0,426 32 0,688 0,57 1 0,540 -13 0,546 0,454 0,429 33 0,691 0,574 0,542 -12 0,549 0,456 0,431 34 0,694 0,577 0,545 -11 0,552 0,459 0,433 35 0,697 0,579 0,547 -10 0,555 0,462 0,436 36 0,701 0,582 0,550 -9 0,558 0,464 0,438 37 0,704 0,584 0,552 -8 0,562 0,487 0,441 38 0,707 0,587 0,554 -7 0,585 0,469 0,443 39 0,710 0,590 0,557 -6 0,568 0,472 0,446 40 0.713 0,592 0,559 -5 0,571 0,475 0,448 41 0.716 0,595 0,562 -4 0,574 0,477 0,451 42 0,720 0,597 0,564 -3 0,577 0,480 0,453 43 0,723 0,500 0,567 -2 0,580 0,483 0,456 44 0,726 0,603 0,569 -1 0,584 0,485 0,458 45 0,729 0,605 0,572 0 0,587 0,488 0,461 46 0,732 0.608 0,574 1 0,590 0,490 0,463 47 0,735 0,611 0,577 2 0,593 0,493 0,466 48 0.738 0,613 0,579 3 0,596 0,496 0,468 49 0,742 0,616 0,582 4 0,599 0,498 0,470 50 0,745 0,618 0,584 5 0,603 0,501 0,473 51 0,748 0,621 0.587 6 0,606 0,503 0,475 52 0,751 0,624 0,589 7 0,609 0,506 0,478 53 0,754 0,626 0,591 8 0,612 0,509 0,480 54 0,757 0,629 0,594 9 0,615 0,511 0,483 55 0,761 0,631 0,596 10 0,618 0,514 0,485 56 0,764 0,634 0,599 11 0,622 0,516 0,488 57 0,767 0,637 0,601 12 0,625 0,519 0,490 58 0,770 0,639 0,604 13 0,628 0,522 0,493 59 0,773 0,642 0,606 14 0,631 0,524 0,495 60 0,776 0,645 0,609 15 0,634 0,527 0,498 CHƯƠNG IV KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO VẬN HÀNH Điều 4-1 Kiểm tra sau khi lắp đặt hoàn chỉnh. - Máy cắt sau khi lắp ráp, đại tu, hiệu chỉnh phải kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh để đạt các thông số và có đầy đủ các biên bản kèm theo. - Các rơle trong mạch điều khiển, bảo vệ phải được thử nghiệm, kiểm tra đảm bảo hoạt động tốt, mạch bảo vệ và mạch điều khiển sẵn sàng làm việc. - Mạch cảnh báo, mạch khóa MC khi áp lực khí SF6 giảm thấp hoạt động tốt. - Các bulông, đai ốc, vit được kiểm tra mômen đúng định mức. BẢNG MÔMEN BULÔNG Loại bulông Cấp 6.8 hoặc thép không rỉ A2-70, A4-70, A2-80, A4-80 (daN.m) Cấp 8.8 (daN.m) M2,5 0,05 0,06 M3 0,09 0,11 M4 0,19 0,26 M5 0,38 0,51 M6 0,66 0,88 M8 1,58 2,11 M10 3,2 4,27 M12 4,97 6,63 M14 8,67 11,56 M16 13,42 17,9 M20 26,22 34,98 M24 45,68 60,93 M30 90,44 120,65 Điều 4-2 Kiểm tra trước khi đưa vào vận hành. Tất cả các điểm nối đất tại vỏ tủ điều khiển, giá đỡ máy cắt Đấu nối chắc chắn, đúng sơ đồ thiết kế. Áp lực khí SF6 đúng định mức. Biên bản thí nghiệm tại hiện trường. Tiến hành đóng cắt từ xa 5 lần. Chú ý: Để đề phòng nguy hiểm, tất cả mọi người có mặt trong suốt quá trình đóng cắt này phải ở chổ trú ẩn hoặc giữ khoảng cách với MC tối thiểu là 50m. CHƯƠNG V KIỂM TRA MÁY CẮT TRONG VẬN HÀNH Điều 5-1 Sau mỗi lần thao tác MC phải kiểm tra các hạng mục sau: - MC đã đóng hoặc cắt tốt chưa ? - MC có hiện tượng khác thường không (xì khí ?, áp lực khí ?), lò xo đóng đã được căng chưa ? Điều 5-2 Công việc kiểm tra trong vận hành : Nhân viên vận hành ít nhất 1 lần trong ca trực 8 giờ, phải kiểm tra các hạng mục sau đây: - Trị số dòng điện, điện áp có vượt quá định mức không. - Tính nguyên vẹn của các trụ sứ, không có hiện tượng phóng điện, nứt vỡ... - Kiểm tra áp lực khí SF6. - Số lần thao tác máy cắt. - Các đầu cốt đấu nối nhất thứ. - Tủ phân phối. - Kiểm tra tình trạng và tính năng của các lò xo đóng cắt. Khi kiểm tra MC đang vận hành, phải thực hiện nghiêm túc qui trình an toàn. Ghi đầy đủ thông số, chi tiết vào sổ vận hành. Báo cáo ngay cấp chỉ huy nếu có các hiện tượng bất thường. Điều 5-3 Ghi chép trong vận hành: Tất cả các phát hiện trong vận hành, những công việc đã làm và kết quả thí nghiệm phải ghi vào sổ theo dõi máy cắt. Phải ghi chép các thông số sau: - Số lần thao tác. - Thời điểm đưa vào vận hành, thời gian vận hành. - Số lần cắt ngắn mạch và lũy kế dòng cắt ngắn mạch. Các thông số này cần theo dõi trong suốt quá trình vận hành máy cắt để làm cơ sở quyết định việc bảo dưỡng, đại tu máy cắt. Điều 5-4 Kiểm tra, bảo dưỡng, đại tu máy cắt. 1. Định kỳ 6 tháng 1 lần. Kiểm tra sự vận hành bộ đếm số lần thao tác. Kiểm tra tổng thể: sự ăn mòn kim loại, lớp sơn, dấu vết quá nhiệt. Kiểm tra bộ sấy, điều kiện thông thoát khí. 2. Định kỳ 5 năm 1 lần. Làm các hạng mục như định kỳ 6 tháng. Kiểm tra ngưỡng tác động của áp lực khí SF6. Kiểm tra vặn chặt bulông của giá đỡ, các khớp nối, tủ điều khiển (Với giá đỡ sản xuất trong nước cần phải kiểm tra momen bulông, đai ốc hằng năm). Kiểm tra vặn chặt kẹp cực MC, đầu nối cáp nhị thứ (sau khi thí nghiệm cũng phải kiểm tra hạng mục này). Kiểm tra hoạt động của rơle (chức năng khoá mạch đóng, chống giã giò). Kiểm tra sự làm việc của lẫy đóng, cắt. Đo thời gian đóng, cắt và tích năng lò xo. 3. Các tiêu chuẩn để đại tu MC: Nếu MC đạt được một trong các điều kiện sau: Thời gian vận hành: Đến 20 năm. Số lần thao tác: 3000 lần. Đến giới hạn hao mòn điện. Giới hạn hao mòn điện có thể tra theo đường đặc tuyến bên dưới. Đường đặc tuyến này được xác định theo công thức: SNI2 = 16.000 KA2 (N số lần cắt với giá trị dòng cắt là I). Số lần cắt (của mỗi cực) Ví dụ: Có thể cắt 40 lần tại dòng điện 40kA. CHƯƠNG VI QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI VẬN HÀNH MÁY CẮT Điều 6-1 Tất cả các công việc trên máy cắt cần tiến hành theo quy trình này và Qui trình kỹ thuật an toàn thiết bị của Nhà máy điện và Trạm biến áp. Các công nhân sửa chữa cần qua đào tạo, hiểu biết về nguyên lý cấu tạo và đặc điểm của máy cắt khí SF6. Điều 6-2 Không được trèo lên sứ đỡ, buồng dập hồ quang nếu chưa cắt dao cách ly và tiếp đất 2 đầu cực của trụ cực, giải phóng năng lượng lò xo đóng và cắt. Cách giải phóng năng lượng lò xo như sau: Sau khi MC được cô lập khỏi lưới, ta cắt nguồn cung cấp cho động cơ căng lò xo (Có thể cắt các áptomát Q23, Q33, Q43 trong tủ phân phối), tiến hành đóng - cắt MC vài lần cho đến khi MC không thể đóng cũng như cắt được thì thôi. Điều 6-3 Khi MC bị xì khí SF6, nhân viên vận hành không được đứng dưới luồng khí xì để tránh bị ngạt và các bụi phân hủy của khí SF6 sau khi dập hồ quang. Điều 6-4 Khung giá của máy cắt, vỏ tủ phân phối phải nối đất chắc chắn trong quá trình vận hành. Điều 6-5 Qui định an toàn khi thao tác máy cắt: - Chỉ thao tác máy cắt theo yêu cầu của trưởng nhóm công tác, trực chính vận hành và theo đúng qui định an toàn. - Chỉ thao tác đóng, cắt máy cắt từ xa khi không có người tại máy cắt, không còn đồ vật vướng trên máy cắt và sứ. - Khi không thao tác được trong phòng điều khiển không được làm việc tại máy cắt khi chưa thông qua kỹ sư điều hành hệ thống điện Miền Trung (A3). - Không lắp tay quay để căng lò xo bằng tay khi động cơ đang hoạt động hoặc chưa cắt nguồn cung cấp cho động cơ. - Không được thao tác cơ cấu truyền động khi cơ cấu này chưa nối với trụ cực. - Không được thao tác MC khi áp suất khí nhỏ hơn mức Pme (Ngưỡng áp lực khí SF6 giảm thấp cấp 2). Xem giá trị Pme ở “Điều 2-1”. Điều 6-6 Quy định an toàn khi bảo dưỡng MC khí SF6: - Không được ăn, uống, hút thuốc, cất giữ thực phẩm ở nơi có khí SF6. - Không tiếp xúc trực tiếp với khí SF6 hoặc sản phẩm phân hủy của khí SF6 ở dạng bột. - Chỉ những người bảo dưỡng mới được mang vác các dụng cụ phục vụ cho công tác bảo dưỡng và nên ở trong một khu vực nhất định. - Tiến hành công việc một cách tỉ mỉ, chu đáo. * Người bảo dưỡng MC khí SF6 phải được trang bị các bảo hộ lao động sau: - Mặt nạ phòng độc thích hợp, bộ thở có kính chống được hơi độc. - Quần áo bảo hộ chống bụi khí SF6. - Bao tay, giày ống cao su. Sau khi hoàn tất công việc, rửa sạch mặt nạ phòng độc, bộ thở, kính chống hơi độc, giày ống, bao tay cao su bằng nước sạch. Nha Trang , ngày tháng 4 năm 2008. KT. GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Nguyễn Văn Xuân PHỤ LỤC 1. Áp suất hiệu dụng: Áp lực khí SF6 được đo bởi một đồng hồ áp lực có một màng ngăn đàn hồi, hiển thị kiểu kim quay trên mặt số. Một bề mặt của màng tiếp xúc với khí SF6, mặt còn lại tiếp xúc với khí quyển. Giá trị đo của đồng hồ là sự chênh lệch áp suất giữa khí SF6 và khí quyển. Lấy áp suất khí quyển là cơ sở tham chiếu thì áp suất khí SF6 mà đồng hồ đo được là áp suất hiệu dụng. 2. Áp suất tuyệt đối: Nếu một mặt màng ngăn đàn hồi tiếp xúc với khí SF6, mặt bên kia là chân không thì giá trị đo của đồng hồ là sự chênh lệch áp suất giữa khí SF6 và chân không. Lấy áp suất chân không bằng zero, áp suất khí SF6 đo được là áp suất tuyệt đối. Áp suất tuyệt đối của khí SF6 thì độc lập với áp suất khí quyển, nó phản ánh đúng số lượng của khí trong bình chứa cũng như mật độ khí tại nhiệt độ hiện hành. Áp suất tuyệt đối được đo bằng cách sử dụng một đồng hồ áp suất tuyệt đối, loại này ít thông dụng nhưng tính hiệu quả hơn hẳn đồng hồ áp suất hiệu dụng. Lý do đồng hồ áp suất hiệu dụng được sử dụng là nó cho sự quan sát thân thiện hơn do nó được làm để đáp ứng yêu cầu đo kiểm phụ thuộc vào những sự thay đổi áp suất khí quyển (do nhiễu loạn trong khí quyển hay chênh lệch độ cao). 3. Một số đơn vị áp suất thông dụng: - Đơn vị đo áp suất quốc tế là: 1 Pascal (viết tắt là Pa) - Đơn vị đo áp suất thông dụng là: 1 bar. 1 bar = 1 000 hPa = 100 kPa = 0,1 MPa 1 bar = 14,503 p.s.i. - Áp suất khí quyển tiêu chuẩn (tại mực nước biển và 20 0C): Xấp xỉ 101,3 kPa. 4. Đo áp lực khí sử dụng đồng hồ áp lực hiệu dụng: Lấy giá trị đo thực tế của đồng hồ tại hiện trường qui đổi về các điều kiện áp suất khí quyển tiêu chuẩn (101,3kPa) và nhiệt độ môi trường định mức là 20 0C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_trinh_mc_gl314_3023.doc
Tài liệu liên quan