Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hay
Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng:
một quốc gia không thểđồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô:
Ổn định tỷ giá
Tự do hóa dòng vốn
Chính sách tiền tệđộc lập
“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có
thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp
tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do
hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh
hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng
ph ải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu
hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.
Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert
Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980
khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo
giữ tỷ giá và chính sách tiền tệđộc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi
đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết bộ ba bất khả thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết bộ ba bất khả thi
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hay
Triangle of Impossibility)) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng:
một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô:
Ổn định tỷ giá
Tự do hóa dòng vốn
Chính sách tiền tệ độc lập
“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có
thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp
tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do
hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh
hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng
phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu
hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.
Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert
Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980
khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo
giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi
đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định
tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một
quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế
giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng
lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng
giảm đi.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn
rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của
quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm
soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện
ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều
hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai.
Bộ Ba Bất Khả Thi Của Kinh Tế Học:
Đây là mô hình lý thuyết kinh tế học rất nổi tiếng, được Robert Mundell và Marcus
Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát
vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính
sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền
tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Vậy bộ ba bất khả thi là gì?
Lý thuyết về bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity) là một chính sách kinh tế quốc tế.
Lý thuyết phát đó là: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục
tiêu chính sách vĩ mô:
1. Ổn định tỷ giá
2. Tự do hóa dòng vốn
3. Chính sách tiền tệ độc lập
“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có
thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp
tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do
hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh
hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng
phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Archentina hoặc hầu
hết Châu Âu)"-- trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999.
Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định
tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một
quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế
giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do , thì cùng
lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng
giảm đi.
Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn
rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của
quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm
soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: trong điều kiện
ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều
hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai.
Đầu những năm 1990, việc cố gắng theo đuổi Bộ Ba bất khả thi này chính là một trong
những nguyên nhân chính của khủng hoảng Đông Á 1997.
Tổng hợp từ Wiki + Sách của bản thân
---
Bổ sung:
Sau đây là một bài báo liên hệ vào tình hình Việt Nam rất đáng chú ý của Thời Báo Kinh
Tế Sài Gòn. Và theo mình thì những phân tích này chính là lý giải khá xác đáng cho tình
hình "khủng hoảng" của kinh tế Việt Nam hiện nay
Nếu quan sát những diễn biến của thị trường tiền tệ trong thời gian qua sẽ thấy hai sự can
thiệp trái chiều rất đáng chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một mặt, tung tiền đồng ra để mua vào đôla; nhưng mặt khác, tăng gấp đôi tỷ lệ dữ trữ
bắt buộc để thu hồi lại lượng tiền đã tung ra.
Tại sao Ngân hàng Nhà nước lại có những động thái như vậy và điều này tác động như
thế nào đến nền kinh tế là vấn đề mà bài viết muốn lý giải phần nào.
Mua vào đôla, việc phải làm!
Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt
Nam so với đồng đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số
16.000 như thời gian trước. Khác với những năm trước đây, trong năm 2007, mục tiêu
duy trì mức giảm giá đồng tiền một vài phần trăm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự
bùng nổ của thị trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn.
Đồng Việt Nam không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với đồng đôla,
gây bất lợi cho xuất khẩu. Thêm vào đó, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến (cho dù
chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất) đã làm cho thâm
hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn.
Đứng trước áp lực nêu trên, cộng với việc mong muốn gia tăng số lượng ngoại tệ dự trữ
phòng khi bất trắc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tung tiền đồng để mua vào
một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, chỉ trong quí 1, dự trữ
ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỉ Đôla, tương đương với gần 50.000 tỉ đồng được
đưa vào lưu thông.
Có lẽ nhờ việc mua vào ngoại tệ mà trong những ngày đầu tháng 6/2007, tỷ giá đồng Việt
Nam so với đồng Đôla đã tăng trở lại lên mức trên 16.100, thay vì chỉ quanh con số
16.000 như thời gian trước.
Tăng dự trữ bắt buộc, việc nên làm?
Việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia là điều cần thiết, nhưng việc bơm thêm một
lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế sẽ làm áp lực lạm phát gia tăng, khi mà mới năm
tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái
(WB 2007).
Điều này làm cho mục tiêu khống chế mức tăng giá trong năm 2007 ở con số 6,5% trở
nên khó khăn hơn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngân hàng Nhà nước
đang gặp thử thách.
Để giảm bớt áp lực gia tăng của chỉ số giá trong thời gian còn lại của năm 2007, chỉ có
cách rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế. Tăng dự trữ bắt buộc là giải pháp được lựa chọn.
Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5% lên 10% thì theo
ước tính sẽ có khoảng 40.000-50.000 tỉ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỉ
đôla nêu trên, quay trở lại kho của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, với hai biện pháp can thiệp được đưa ra, ít nhất ba mục tiêu đã đạt được gồm:
đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại
không gây áp lực lạm phát vì tiền chảy vào đã được đem cất trong “két” nên chẳng có
điều gì xảy ra cả!
Gói chính sách vẹn toàn?
Để đảm bảo mục tiêu của mình, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giải pháp tương đối
đơn giản là đem cất bớt tiền. Tuy nhiên, việc cất bớt tiền ở thời điểm hiện nay có vẻ
không hợp lý lắm. Điều này có thể giải thích bởi những do dưới đây.
Thứ nhất, tuy các ngân hàng có vẻ dư thừa nguồn vốn trong những tháng đầu năm 2007,
nhưng có lẽ bây giờ là thời điểm nền kinh tế sẽ hấp thụ một lượng vốn lớn khi mà những
thuận lợi có được từ việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO bắt đầu
được phát huy.
Nhiều dự án, công trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt
động kinh doanh. Nếu tăng dự trữ bắt buộc lúc này, không những làm cho chi phí đầu ra
của ngân hàng và doanh nghiệp gia tăng mà sự khan hiếm vốn cũng có thể xảy ra và sẽ
đẩy các ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất mới gây bất lợi cho nền kinh tế.
Thứ hai, nếu Việt Nam đang thừa tiền như vậy thì liệu có cần triển khai kế hoạch phát
hành thêm 1 tỉ Đôla trái phiếu quốc tế trong thời gian tới và trong trường hợp phát hành
thì Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì với số tiền này? Phải chăng là tiếp tục đem cất? Liệu
có xảy ra sự không ăn ý giữa cơ quan điều hành chính sách tài khóa và cơ quan điều hành
chính sách tiền tệ?
Thứ ba, mục tiêu đưa tiền vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài là để tạo ra lợi
nhuận mà theo Giáo sư Ari Kokko, thuộc trường Kinh tế Stockholm thì suất sinh lợi yêu
cầu tối thiểu của các khoản đầu tư phải là 15%.
Để có được suất sinh lợi nêu trên, chỉ có cách duy nhất là đem tiền đầu tư tạo ra giá trị gia
tăng cho nền kinh tế. Trường hợp đem tiền cất vào trong két làm dự trữ hoặc đầu tư vào
những loại chứng khoán ít rủi ro sẽ tạo ra suất sinh lợi thấp hơn 15% rất nhiều. Khi đó,
khoảng cách giữa chi phí vốn và suất sinh lợi sẽ rất lớn.
Như vậy, thoạt nhìn thì thấy rằng việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước rất hay, nhưng
phân tích kỹ một chút sẽ thấy những bất ổn từ chính sách này.
Đâu là nghịch lý?
Trong nền kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài, ba yếu tố gồm: (1) dòng vốn chảy vào
và chảy ra; (2) tỷ giá hối đoái; và (3) lạm phát luôn có liên hệ mật thiết với nhau.
Khi dòng vốn ra vào (tài khoản vốn) được tự do, nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì
ngân hàng trung ương buộc phải tung đồng nội tệ mua đồng ngoại tệ trong trường hợp
dòng tiền đi vào quá nhiều; ngược lại, một lượng ngoại tệ dự trữ sẽ phải bán bớt ra để thu
về đồng nội tệ khi dòng vốn đảo chiều.
Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành
chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa
vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định.
Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu
lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do.
Trong kinh tế học, tình huống này được gọi là "bộ ba bất khả thi" (impossible trinity).
Không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá
hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của
một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá.
Nhìn vào việc vận hành chính sách tiền ở Việt Nam có vẻ như cơ quan điều hành chính
sách tiền tệ đang cố chứng minh tính khả thi của bộ ba nêu trên. Dòng vốn ra vào tương
đối tự do, lạm phát vẫn được khống chế và tỷ giá thì ổn định.
Thực ra đây chính là nghịch lý mà Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra. Khi làm như vậy, như
đã phân tích ở trên, đồng tiền chảy vào không được đưa vào đầu tư mà lại cất trong két
không tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và theo thời gian sẽ không lấy gì trả được
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về dài hạn chính sách như vậy sẽ ảnh hưởng đến cả nền
kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết bộ ba bất khả thi.pdf