Luận văn Phân tích hiệu quả tài chính của chăn nuôi vịt lấy thịt tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ

Ngân hàng cần hỗ trợ cho người chăn nuôi vịt vay vốn để tăng vốn sản xuất, vì đa số người dân không thể mở rộng quy mô chăn nuôi do thiếu hụt vốn. Cần có thủ tục vay vốn đơn giản, không rườm rà, cho vay với lãi suất thấp và không có thế chấp để các hộ đều có thể vay được, vì đa phần các hộ ở đây có trình độ thấp và còn khó khăn. Cần có những chính sách hỗ trợ ưu đãi cho người nghèo, hộ khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó vươn lên bằng hình thức chăn nuôi. Chính quyền địa phương cần phân công cán bộ thú y thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt cho nông dân.

doc59 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả tài chính của chăn nuôi vịt lấy thịt tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và 1,46 người là lao động nam. b. Trình độ học vấn của người chăn nuôi Sau khi điều tra 50 nông hộ nuôi vịt thịt ta thấy đa số đều có trình độ học vấn thấp được cụ thể qua bảng dưới đây: Bảng 3.4: Trình độ học vấn của nông hộ chăn nuôi vịt phân theo cấp học Cấp học Số quan sát Tỷ trọng (%) Mù chữ 48 96,0 Cấp 1 2 4,0 Tổng 50 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Trình độ học vấn của người chăn nuôi chủ yếu là không đi học chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 96%), kế đến là cấp 1 (4%), còn trình độ cấp 2 và cấp 3 là không có. Với trình độ học vấn thấp như vậy thì kinh nghiệm chăn nuôi là một yếu tố quan trọng giúp họ có thể nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Cũng chính vì trình độ học vấn quá thấp làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất, khả năng cập nhật thông tin, tiếp cận nhận thức khoa học cũng như kỹ thuật chăn nuôi mà đặc biệt là tình hình dịch bệnh đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. c. Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi Qua bảng 3.4 trình độ học vấn của nông hộ chăn nuôi vịt thịt phân theo cấp học ta thấy đa số các đáp viên đều có trình độ học vấn thấp thậm chí không được đi học nhưng đổi lại họ có kinh nghiệm dồi dào trong chăn nuôi vịt vì nuôi vịt là nghề truyền thống lâu đời ở Thốt Nốt. Bên cạnh đó, người dân địa phương chọn nuôi vịt là nghề chính trong nhiều năm nay nên họ rất có thâm niên trong nuôi vịt thịt. Độ tuổi và số năm trong nghề của hộ chăn nuôi được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.5: Độ tuổi và số năm trong nghề của người chăn nuôi Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi của chủ hộ (tuổi) 18 77 41,92 Số năm trong nghề (năm) 5 30 13,60 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Từ bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của người chăn nuôi là 41,92 tuổi; thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 77 tuổi, thời gian trong nghề trung bình là 13,6 năm. Với độ tuổi, thời gian tham gia chăn nuôi như vậy thì người chăn nuôi cũng đã tích lũy được vốn kinh nghiệm trong quá trình nuôi góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt thịt. d. Tham gia tập huấn Trong sản xuất nông nghiệp việc tập huấn khoa học kỹ thuật sẽ góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi vịt thịt nếu nông hộ được tập huấn kỹ thuật kỹ sẽ làm giảm lượng hao hụt, tăng trọng lượng bình quân, góp phần gia tăng được sản lượng. Tuy nhiên, công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi ở địa phương còn nhiều bất cập, chưa có mở lớp tập huấn nào dạy kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt. Hơn thế nữa, người chăn nuôi cũng không muốn tham gia các lớp tập huấn. Vì đa số các hộ nuôi là do cha truyền con nối, nghề truyền thống của gia đình, một số là do nuôi theo phong trào, thấy các hộ lân cận nuôi có lời thì bắt chước nuôi theo. Số còn lại là nuôi vào thời gian nhàn rỗi, nên ít ai quan tâm đến việc tập huấn khi chăn nuôi. Vì vậy, khi được hỏi người nuôi vịt có được tập huấn không thì 100% hộ trả lời là không có tham gia bất kỳ lớp tập huấn nào của địa phương. Tỷ lệ tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi vịt của nông hộ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi vịt của nông hộ Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Có tham gia tập huấn 0 0,0 Không tham gia tập huấn 50 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 e. Kinh nghiệm chăn nuôi của nông dân Qua quá trình điều tra có thể nói trong chăn nuôi vịt thịt công tác khuyến nông tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm sâu sắc. Phần lớn hộ chăn nuôi đều dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi từ những người xung quanh. Bảng 3.7 trình bày kết quả điều tra về kinh nghiệm chăn nuôi của nông hộ. Bảng 3.7: Thông tin về kinh nghiệm nuôi vịt thịt của nông hộ Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Các lớp dạy tập trung 0 0,0 Từ kinh nghiệm bản thân 50 100,0 Trên tivi 0 0,0 Trên sách báo 0 0,0 Từ người thân, bạn bè 40 80,0 Khác 2 4,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Đa số các hộ chăn nuôi vịt biết nuôi vịt nhờ vào kinh nghiệm bản thân, người trước chỉ cho người sau 100% hộ. Ngoài ra, có 80% số hộ còn học hỏi thêm từ người thân, bạn bè, 4% hộ lựa học hỏi từ người nuôi vịt thịt khác. Không có hộ nào xem tivi, sách báo để học hỏi thêm kinh nghiệm chăn nuôi, vì đa phần họ không có đi học và điều kiện kinh tế không có tivi để xem. Cũng như chưa có các lớp dạy kỹ thuật chăn nuôi. f. Đất đai Theo kết quả điều tra phần lớn nông hộ thường nuôi vịt trên phần đất thổ cư xung quanh nhà. Cũng có một số hộ không có đất canh tác họ thường thuê nhờ ruộng đất của những hộ lân cận để lấy đất chăn nuôi. Trong tổng diện tích đất mà nông hộ sở hữu thì ngoài phần diện tích thổ cư để ở thì nông hộ còn có các hình thức sử dụng đất khác nhau như: trồng lúa, nuôi cá và trồng cây ăn trái. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất của nông hộ nuôi vịt thịt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Không có đất canh tác 15 30,0 f Có đất canh tác Trồng lúa 30 60,0 Nuôi cá 3 6,0 Khác 2 4,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Qua bảng trên ta thấy đa số các hộ có đất đều trồng lúa (chiếm 60%) bởi vì trồng lúa nước là nghề truyền thống, họ có thể tận dụng thóc lúa rơi vãi lúc thu hoạch, bắt ốc, hến, tép về cho vịt ăn, tiết kiệm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi. 6% dùng đất để nuôi cá, kiếm thêm thu nhập, 4% còn lại trồng cây ăn trái để dùng trong gia đình. 30% hộ không có đất canh tác thì sống bằng nghề chính là nuôi vịt, họ tận dụng những cánh đồng cỏ bỏ hoang để cho vịt ăn góp phần tạo thu nhập cho gia đình. 3.3.2 Lí do chọn nuôi vịt lấy thịt của nông hộ Từ quá trình điều tra thực tế trên địa bàn quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ ta thấy có nhiều lý do được chọn khi được hỏi về lý do chọn nuôi vịt thịt. Kết quả điều tra được thống kê qua bảng sau: Bảng 3.9: Lý do chọn nuôi vịt Lý do Số quan sát Tỷ trọng (%) Dễ nuôi, dễ chăm sóc 40 80,0 Tăng thu nhập 36 72,0 Ít vốn 9 18,0 Không cần kỹ thuật chăn nuôi 34 68,0 Bán được giá 30 60,0 Thức ăn sẵn có 7 14,0 Nuôi theo xu hướng thị trường 2 4,0 Khác 5 10,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Qua phỏng vấn 50 hộ về lý do chọn nghề chăn nuôi vịt thì có 40 hộ chiếm 80% tổng số hộ trả lời là dễ nuôi, dễ chăm sóc, kế đến là tăng thu nhập có 36 hộ chiếm 72% trong tổng số hộ cho rằng nuôi vịt nhằm tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình, điều này được lý giải rằng nuôi vịt thịt không tốn nhiều thời gian và công lao động chăm sóc. Bên cạnh đó người nuôi vịt có thể bắt ốc, hến, tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi để làm thức ăn cho vịt nhờ đó mà có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí thức ăn. Đây là 1 quan niệm rất hay, cần được phát huy trong những phương thức sản xuất chăn nuôi của các nông hộ để tận dụng các nguồn thức ăn, tránh lãng phí. Từ bảng 3.8 tình hình sử dụng đất của nông hộ nuôi vịt thịt cũng cho thấy có đến 15 hộ chăn nuôi không có đất canh tác, nuôi vịt là nghề chính của họ nhằm tạo ra thu nhập. Số hộ còn lại cho rằng nuôi vịt thịt hiện nay mang lại lợi nhuận cao lại ít tốn chi phí cho nên họ chọn nuôi vịt để tăng thu nhập cho gia đình. Một bộ phận khác có 34 hộ chiếm 68% cho rằng chăn nuôi vịt không cần nhiều kỹ thuật chăn nuôi, họ chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, cha truyền con nối, mà vẫn mang lại thu nhập cho gia đình. Một bộ phận không nhỏ gồm 30 hộ chiếm 60% cho rằng nuôi vịt bán được giá, sau mỗi vụ họ có thể kiếm được một số tiền giúp trang trải sinh hoạt hàng ngày và cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặt khác một số ít hộ 9 hộ chiếm 18% nói rằng vốn đầu tư ban đầu của họ rất ít, nhưng lợi nhuận đem lại khá hiệu quả. Một số ý kiến khác (có 5 hộ chiếm 10%) từ những hộ người cao tuổi, thương binh không đủ sức khỏe, không đủ trình độ (đa phần không đi học) thời gian nhàn rỗi nhiều, họ nuôi vịt nhằm mục đích giải trí, 1 phần để ăn trong gia đình, 1 phần bán thịt để kiếm thêm thu nhập bên cạnh tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng. Có 2 hộ chiếm 4% tổng số hộ nuôi theo xu hướng thị trường. Thấy nhiều người nuôi vịt có lời, họ bắt chước thử nuôi theo và nhờ kinh nghiệm của bạn bè chỉ lại. Tuy nhiên, số lượng ý kiến này không cao. 3.3.3 Giống vịt lấy thịt 3.3.3.1 Giống Trong lĩnh vực chăn nuôi có câu: “Giống là tiền đề, thức ăn là cơ bản, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố quyết định”. Giống là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Con giống tốt, khỏe mạnh sẽ nâng cao năng suất, hạn chế hao hụt trong quá trình chăn nuôi. Để lựa chọn con giống tốt điều lưu ý đầu tiên phải xác định mục tiêu sản xuất là nuôi nhằm mục đích gì. Bảng 3.10: Giống vịt được hộ chọn nuôi Giống vịt Số hộ Tỷ trọng (%) Vịt nồng cồ siêu 50 100,0 Vịt trắng 0 0,0 Vịt rằn 0 0,0 Khác 0 0,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Tương ứng với mục đích là nuôi vịt lấy thịt qua số liệu điều tra từ bảng 3.10 thì có đến 100% hộ chọn giống vịt nồng cồ siêu (vịt siêu thịt) để nuôi. Giống vịt nồng cồ siêu là giống được lai bởi con cha là con nông nghiệp, con mẹ là con siêu thịt bởi nó có tên là nồng cồ siêu. Đây là giống mau lớn và cho nhiều thịt, chịu đựng được với điều kiện khắc nghiệt, chống bệnh tốt, ít bị bệnh, thích hợp với những phương thức chăn nuôi cổ truyển và khí hậu Việt Nam. 3.3.3.2 Lý do chọn giống Yếu tố quan trọng hàng đầu được người chăn nuôi quan tâm là con giống, mà cụ thể ở đây là vịt lấy thịt là giống vịt phải có năng suất cao và vịt siêu thịt là lựa chọn nhiều nhất. Bảng 3.11: Lý do chọn giống Lý do Số hộ Tỷ trọng (%) Xếp hạng Năng suất cao 50 100,0 1 Giá vịt giống rẻ 20 40,0 2 Giống phổ biến, dễ nuôi 10 20,0 3 Giống ít bệnh 5 10,0 4 Lý do khác 0 0,0 5 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Lý do quan trọng nhất mà nông hộ chọn giống vịt siêu thịt để nuôi là do năng suất cao, cho nhiều thịt, qua khảo sát 50 hộ nuôi vịt thịt thì 100% hộ đều lựa chọn lý do này, xếp hạng 1. Xếp hạng thứ 2 là giá vịt giống, giá con giống dao động từ 16.000 đến 22.000 đồng/con đối với vịt con. Điều quan trọng theo ý kiến đa số người nông dân là vịt siêu thịt dễ nuôi, phổ biến chiếm 20%. Đây là yếu tố rút ngắn chu kỳ chăn nuôi và quyết định thời hạn mang lại thu nhập cho người chăn nuôi. Kế đến hộ chăn nuôi quan tâm đến giống có dễ bệnh hay không chiếm 10% trong tổng ý kiến, họ quan tâm con giống có được kiếm dịch cẩn thận hay không, và dễ bệnh hay không. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của họ trong việc chăn nuôi. 3.3.3.3 Nguồn cung cấp giống Ngoài những lý do chọn giống nêu trên thì yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi là nguồn cung cấp con giống. Nguồn cung cấp con giống được rất nhiều nông hộ quan tâm, vì nguồn có đảm bảo được nguồn cung ứng giống ổn định, tốt hay không, có đáng tin cậy hay không. Nguồn cung cấp giống vịt thịt cho nông hộ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.12: Nguồn cung cấp giống Nguồn cung cấp giống Số quan sát Tỷ trọng (%) Tự ấp 0 0,0 Mua tại lò ấp vịt địa phương 50 100,0 Mua từ thương lái 0 0,0 Mua từ người bán dạo 0 0,0 Khác 0 0,0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Từ kết quả điều tra cho thấy, 100% các hộ chăn nuôi mua con giống chủ yếu từ các lò ấp địa phương, họ chọn lựa nguồn con giống ở gần vì họ có thể biết được những đặc tính tốt của con giống vào các thời điểm trước đó và đây là nguồn đáng tin cậy để họ quyết định lựa chọn. Tỷ lệ hao hụt trong trường hợp này là rất thấp. Không có hộ nào chọn mua từ người bán dạo hoặc mua từ thương lái, theo lý do mà các hộ nuôi không chọn mua từ 2 nguồn trên là do không rõ nguồn gốc, không biết được các đặc tính của con giống và nguồn không đáng tin, các con giống dễ bệnh, sức đề kháng kém, giống thường kém chất lượng và cho năng suất không cao. 3.3.4 Quy mô nuôi vịt của hộ Theo công văn 321 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn áp dụng về việc đăng ký chăn nuôi: - Quy mô nuôi gia cầm lớn hơn 3000 con đăng ký với Chi cục Thú Y tỉnh. - Quy mô chăn nuôi gia cầm từ 500-3000 con đăng ký với trạm Thú Y huyện thị. - Quy mô đàn từ 100-500 con đăng ký với Ủy Ban Nhân Dân xã, phường. Qua khảo sát về số lượng nuôi của các hộ và để tiện lợi cho việc phân tích quy mô chăn nuôi vịt lấy thịt được xác định trên số lượng chăn nuôi. Cơ cấu về số lượng nuôi của các hộ được chia như sau: Bảng 3.13: Cơ cấu lượng nuôi Số lượng nuôi Lớn nhất Nhỏ nhất Số quan sát Tỷ trọng (%) Dưới 500 con 400 20 46 92 Từ 500 đến 700 con 700 500 4 8 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy hộ nuôi dưới 500 con chiếm tỷ trọng lớn 92%, số lượng nuôi từ 500 đến 700 con rất ít chỉ có 4 trong tổng số 50 hộ điều tra chiếm tỷ lệ 8%. Trong một đợt nuôi lượng nuôi cao nhất là 700 con, thấp nhấp 20 con. Sở dĩ có một hộ nuôi vịt thương phẩm mà chỉ nuôi 20 con là do hộ nuôi thử, thấy những hộ xung quanh nuôi có lời nên hộ nuôi theo với số lượng ít để phòng ngừa rủi ro nếu có lời hộ mới mở rộng quy mô trong vụ kế tiếp. Đồng thời họ có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong gia đình tránh lãng phí. Qua đó, ta thấy được các hộ nuôi còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát, không được đào tạo chuyên sâu, dẫn đến lợi nhuận thấp. 3.3.5 Vốn chăn nuôi Qua kết quả điều tra, đa số hộ chăn nuôi đều không muốn mở rộng quy mô chăn nuôi, lý do họ không muốn mở rộng quy mô chăn nuôi là phần lớn do thiếu vốn sản xuất, họ không thể vay vốn ngân hàng với mục đích chăn nuôi, nông hộ không có tài sản để thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp. 40% hộ chăn nuôi vay từ nguồn vay khác. Trong đó, nguồn vốn mà họ vay từ hội nông dân, quỹ xóa đói giảm nghèo của địa phương chiếm 10% tổng số 50 hộ điều tra. Bên cạnh đó, họ còn vay của người thân, bạn bè và những người quen biết có 15 hộ vay chiếm 30%. Tuy nhiên, với những trường hợp này thì lãi suất vay khá cao so với vay ngân hàng. Điều này lý giải tại sao quy mô của các hộ chăn nuôi còn nhỏ. Còn lại 60% hộ không vay vốn nguyên nhân là do nông hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ không muốn mở rộng quy mô. Do đó họ có đủ vốn để chăn nuôi nên không cần vay vốn thêm. Bảng 3.14: Tình hình vay vốn của nông hộ nuôi vịt thịt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Không vay 30 60 Có vay Hội nông dân, quỹ giảm nghèo 5 10 Người thân, bạn bè 15 30 Vay ngân hàng 0 0 Tổng 50 100 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 3.3.6 Tình hình nuôi vịt thịt của nông hộ Mục đích cuối cùng của nông hộ chăn nuôi vịt thịt là làm sao rút ngắn được thời gian nuôi đồng thời đạt được sản lượng vịt thịt xuất chuồng tối đa. Thời gian nuôi được tính từ khi mua con giống về cho đến khi vịt có thể bán được. Do đó, trọng lượng trung bình, tỷ lệ hao hụt và thời gian nuôi là những chỉ tiêu mà hộ chăn nuôi rất quan tâm. Tình hình chăn nuôi vịt được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 3.15: Tình hình nuôi vịt Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thời gian nuôi Ngày 60 90 71 Tỷ lệ hao hụt % 0 45,95 8,74 Trọng lượng bình quân Kg/con 2,5 3,8 3,2 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Qua điều tra cho thấy, thời gian nuôi một đàn vịt từ khi mua con giống tới khi bán được trung bình khoảng 71 ngày và thời gian ít nhất vịt có thể bán được là 60 ngày bởi vì những hộ nuôi vịt thịt có truyền thống nuôi vịt khá lâu, số năm kinh nghiệm trung bình là 13,6 năm nên họ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm nuôi vịt mau lớn và họ có thể đoán được thời gian nuôi là hợp lý, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tiết kiệm được thời gian cho ăn và chi phí thức ăn. Thời gian nuôi tối đa là 90 ngày. Tỷ lệ hao hụt khi mua con giống về cho tới khi nuôi lớn có thể bán được hầu như không đáng kể, trung bình chiếm 8,74%, thấp nhất là 0% nếu như vụ chăn nuôi gặp điều kiện thuận lợi, không bị cúm, tỷ lệ hao hụt cao nhất là 45,95%. Những người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm họ biết cách chăm sóc để đàn vịt được khỏe mạnh, và đa số là tự tiêm khi vịt có những bệnh cúm thông thường. Trọng lượng bình quân khi bán vịt thấp nhất là 2,5kg/con, cao nhất là 3,8kg/con và trung bình là 3,2kg/con. 3.3.6 Tình hình tiêu thụ hiện nay Do vịt thịt là nguồn thực thẩm được thị trường được nhiều người ưa chuộng nên người chăn nuôi không gặp khó khăn gì nhiều trong việc tìm đầu ra. Tuy nhiên, người chăn nuôi thường gặp nhiều trở ngại về vấn đề giá cả đầu ra, giá vịt thịt biến động rất lớn do dịch bệnh bùng phát hoặc do thương lái ép giá. Do trình độ học vấn của người chăn nuôi còn thấp, nên chưa nắm bắt được tình hình giá cả. Hình thức tiêu thụ được thể hiện qua bảng 3.16. Bảng 3.16: Hình thức tiêu thụ Hình thức tiêu thụ Số quan sát Tỷ trọng (%) Thương lái đến mua 50 100,0 Bán ở chợ 0 0 Khác 0 0 Nguồn: Số liệu điều tra 2013 Theo kết quả điều tra cho thấy 100% số hộ bán cho thương lái. Thương lái lại tận nhà và thỏa thuận giá. Ta thấy không hộ nào đem ra chợ bán vì ra chợ bán họ phải tốn thêm chi phí vận chuyển mà giá bán cũng không cao hơn nhiều so với bán tại nhà, họ cũng không có phương tiện đi lại để đem ra chợ. Vì vậy người nuôi vịt chọn hình thức bán tại nhà để thu lợi nhuận cao hơn. Tận dụng hình thức bán tại nhà nên các thương lái thường ép giá người nuôi vịt. Do ở vùng nông thôn hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế, nông dân thường ít nắm bắt thông tin giá cả thị trường, giá mà thương lái mua thường thấp hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với giá bán ở chợ. Vì vậy cần sự can thiệp của chính quyền địa phương vào việc tiêu thụ vịt thịt ở vùng nông thôn sâu. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CHĂN NUÔI VỊT LẤY THỊT 4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 4.1.1 Phân tích chi phí nuôi Chăn nuôi vịt cũng giống như các hoạt động sản xuất khác, tức là phải bỏ ra chi phí để đầu tư rồi mới thu về lợi nhuận. Do đó, chi phí nuôi là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả tài chính của người nuôi vịt. Để thuận lợi cho việc tính toán và tìm ra lợi nhuận ta tính tổng hợp các chi phí đầu vào trong chăn nuôi. Tổng chi phí chăn nuôi vịt thịt bao gồm: chi phí chuồng trại, chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y và chi phí công cụ, dụng cụ. Các chi phí này chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng chi phí chăn nuôi. Tổng chi phí này chưa tính công lao động gia đình. Trung bình trong 1 vụ nuôi mỗi nông hộ tốn 10,3 ngày công lao động để cho vịt ăn, cao nhất là 33,75 ngày và thấp nhất là 0,68 ngày. Sở dĩ, hoạt động nuôi vịt thịt tốn ít công lao động như vậy là vì vịt thịt thường được nhốt trong chuồng, người nuôi chỉ tốn công lao động lúc cho vịt ăn, thỉnh thoảng đi bắt ốc, hến về cho vịt ăn thêm. Bảng 4.1: Các chi phí chăn nuôi trung bình trên kg vịt thịt bán ra trong 1 vụ nuôi Chi phí Nhỏ nhất (đồng/kg) Lớn nhất (đồng/kg) Trung bình (đồng/kg) Tỷ trọng (%) Chi phí chuồng trại 8,33 20.101,01 692,09 2,15 Chi phí con giống 4.910,71 12.140,63 6.961,55 21,59 Chi phí thức ăn 5.070,70 74.781,34 23.338,83 72,38 Chi phí thuốc thú y 57,54 5.158,73 1.170,68 3,63 Chi phí công cụ, dụng cụ 7,00 666,67 80,02 0,25 Tổng chi phí chưa tính LĐ nhà 15.286,00 85.022,00 32.243,00 100,00 Lao động gia đình (ngày công) 0,68 33,75 10,30 - (Nguồn: Số liệu điều tra 2013) 4.1.1.1 Chi phí chuồng trại Chuồng trại được xây dựng bằng nhiều nguyên liệu khác nhau. Đa số nông hộ sử dụng lưới và cây gỗ để dựng chuồng nuôi vịt, mái che được lợp lá hoặc che bằng tấm bạc, sau khi dựng xong có thể sử dụng từ 1 - 3 vụ nuôi. Tuy nhiên cũng có một số hộ xây chuồng kiên cố, theo điều tra thì các hộ xây chuồng kiên cố để có thể sử dụng được lâu (từ 1 - 2 năm) tiết kiệm được chi phí và công sức xây dựng mỗi vụ. Chi phí chuồng trại trung bình cho 1 kg thịt vịt bán ra là 692,09 đồng, cao nhất là 20.101,01 đồng và thấp nhất là 8,33 đồng. Tuy đây là khoản chi phí quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi vịt nhưng chỉ chiếm 2,15% trong tổng chi phí chăn nuôi, do được khấu hao theo từng vụ. 4.1.1.2 Chi phí con giống Giống là yếu tố khá quan trọng quyết định đến trọng lượng trung bình 1 con vịt thịt. Con giống mà nông hộ chọn nuôi là vịt siêu thịt nên thường cho năng suất khá cao, giá con giống thường cao hơn những giống vịt khác. Trung bình mỗi kg vịt thịt xuất chuồng thì chi phí con giống là 6.961,55 đồng. Chi phí con giống cao nhất là 12.140,63 đồng/kg và thấp nhất là 4.910,71 đồng/kg. Sỡ dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do số lượng nuôi và giá mua con giống khác nhau. Qua điều tra ta thấy được giá con giống thấp nhất là 16.000 đồng/con và cao nhất là 22.000 đồng/con tùy vào thời điểm nuôi. Như vậy, một con vịt con trung bình khoảng 18.000 đồng/con. 4.1.1.3 Chi phí thức ăn Chi phí thức ăn là số tiền bỏ ra mua thức ăn cho vịt, khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí 72,38%. Thức ăn cho vịt bao gồm: thức ăn mua và thức ăn nhà. Thức ăn mua là các loại thức ăn hỗn hợp và lúa (một số hộ không có sản xuất lúa thì mua lúa để làm thức ăn cho vịt). Trong giai đoạn đầu do vịt còn nhỏ nên cho ăn thức ăn hỗn hợp khoảng 1 tháng sau đó mới cho ăn lúa, ốc, hến kèm theo. Thức ăn nhà bao gồm các loại như: hến, ốc và thức ăn thừa, rơi vãi trong nhà. Những loại thức ăn này cũng được tính vào chi phí thức ăn cho vịt. Bảng 4.2: Chi phí thức ăn ĐVT: đồng/kg Chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng (%) Thức ăn mua 2.949,49 74.784,34 17.961,31 76,96 Thức ăn nhà 0,00 23.546,87 5.371,53 20,04 Tổng chi phí thức ăn 5.070,70 74.781,34 23.338,84 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra 2013) Qua kết quả điều tra cho thấy chi phí thức ăn dành cho 1 kg vịt trong 1 vụ nuôi (thời gian từ 60 hoặc 90 ngày) tối thiểu là 5.070,70 đồng/kg, tối đa là 74.781,34 đồng/kg và trung bình là 23.338,84 đồng. Trong đó, chi phí thức ăn mua chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí thức ăn nhà trong tổng chi phí thức ăn dành cho vịt là 76,96%, với tỷ trọng này chi phí thức ăn mua và chi phí thức ăn nhà chênh lệch khá cao. Nguyên nhân của sự chênh lệch là do thức ăn mua có giá cao hơn thức ăn nhà, ngoài ra thức ăn nhà chỉ là phần thức ăn phụ thêm nếu có còn phần chủ yếu không thể thiếu vẫn là thức ăn mua. Do đó, muốn tăng lợi nhuận trong chăn nuôi ngày càng nhiều thì phải tìm cách tối thiểu hóa chi phí mà chủ yếu là tối thiểu hóa chi phí thức ăn bằng cách tận dụng thức ăn có sẵn, dư thừa như ốc bươu vàng, hay mua đồng sau thu hoạch như thế sẽ tiết kiệm được khoản chi phí mua lúa, cũng như chi phí mua thức ăn hỗn hợp. 4.1.1.4 Chi phí thuốc thú y Chi phí thuốc thú y là chi phí tiêm thuốc phòng trị bệnh cho vịt khoản chi phí này chiếm 3,63% trong tổng chi phí chăn nuôi vịt thịt. Chi phí thuốc thú y nhỏ nhất là 57,54 đồng cho 1 kg thịt vịt bán ra trong một vụ, trung bình là 1.170,68 đồng và lớn nhất là 5.158,73 đồng. Điều này cho thấy chi phí thuốc thú y cao hay thấp tùy thuộc vào hộ chăn nuôi. Một số hộ tiêm phòng nhiều loại bệnh cho vịt nên chi phí này cao cũng có một số hộ chỉ tiêm phòng một loại bệnh nên khoản chí phí này khá thấp. Đa phần là người nuôi tự tiêm nhà, ít có cán bộ thú y xuống tận nơi để tiêm. Người nuôi tự tiêm các bệnh thông thường cho vịt như tụ huyết trùng, thương hàn Do đó chi phí thuốc thú y chiếm tỷ trọng không lớn trong một vụ nuôi. 4.1.1.5 Chi phí công cụ, dụng cụ Trong chăn nuôi vịt công cụ, dụng cụ bao gồm: bình nước cho vịt uống, bóng đèn để thắp trong chuồng vịt vào ban đêm, sưởi ẩm khi vịt còn nhỏ, ấp trứng, thau đựng nước. Chi phí này cho 1 kg vịt bán ra trong một vụ trung bình khoảng 80,02 đồng, cao nhất là 666,67 đồng và thấp nhất là 7 đồng. Khi được hỏi về chi phí vận chuyển các hộ cho biết họ mua con giống tại lò ấp, và các lò ấp vận chuyển tới nơi cho họ. Còn khi bán thì các thương lái đến tận nhà để mua nên họ không mất tiền cho khoảng chi phí vận chuyển này. Qua bảng số liệu 4.1 trên ta thấy, khi chưa tính công lao động nhà thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất 72,38% trong tổng chi phí chưa kể công lao động nhà, kế đến là chi phí con giống chiếm 21,59% các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Từ đó ta thấy rằng, muốn giảm chi phí nuôi vịt, nâng cao lợi nhuận thì điều trước tiên phải làm là giảm chi phí thức ăn. Chi phí thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ. Khi tính thêm chi phí lao động nhà, để tính tổng chi phí thì không có sự thay đổi cơ cấu tỷ trọng, lúc này chi phí thức ăn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 61,61%, kế đến là chi phí con giống 18,38%, các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này có thể thấy rằng chi phí lao động nhà không tác động nhiều đến lợi nhuận của nông hộ nuôi vịt. Cụ thể, hình 4.1 thể hiện một cách trực quan hơn các loại chi phí trong chăn nuôi vịt lấy thịt bao gồm cả chi phí lao động nhà. Nguồn: Số liệu điều tra, 2013 Hình 4.1: Cơ cấu chi phí chăn nuôi vịt thịt ở quận Thốt Nốt năm 2013 4.1.2 Doanh thu của hộ nuôi vịt thịt Doanh thu từ hoạt động chăn nuôi được hiểu là kết quả của hai yếu tố sản lượng nhân với đơn giá của một kilogram (kg) vịt thịt. Hai yếu tố này tác động cùng chiều với doanh thu. Doanh thu sẽ giảm xuống nếu một trong hai yếu tố này giảm đi. Các chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 4.3: Doanh thu của hoạt động chăn nuôi vịt thịt Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trọng lượng bình quân Kg/con 2,5 3,8 3,2 Giá bán Đồng/kg 30.000 50.000 40.860 Doanh thu Đồng/vụ 2.850.000 81.000.000 19.928.014 (Nguồn: Số liệu điều tra 2013) Qua bảng 4.3 ta thấy được trung bình trong một vụ nuôi mỗi hộ có gần 20 triệu đồng doanh thu từ nuôi vịt thịt, cao nhất là 81 triệu đồng và thấp nhất là 2,85 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do mỗi hộ có số lượng nuôi khác nhau. Hơn thế nữa doanh thu phụ thuộc lớn vào giá bán, tỷ lệ chết và trọng lượng bình quân, sự khác biệt về giá bán, trọng lượng bình quân và tỷ lệ chết cũng thể làm cho doanh thu chênh lệch đáng kể. Cụ thể, giá bán vịt thấp nhất là 30.000 đồng/kg vào thời điểm xảy ra dịch cúm, giá bán vịt cao nhất là 50.000 đồng/kg, và trung bình là 40.860 đồng/kg. Với giá này người nuôi vịt có lời ít. Do việc bán thịt vịt là do thương lái chủ động tìm tới nên thường bị thương lái ép giá. Trên mỗi con vịt có trọng lượng trung bình lớn nhất là 3,8kg và nhỏ nhất là 2,5kg. Có sự chênh lệch như thế là do mỗi hộ có kinh nghiệm cũng như điều kiện chăn nuôi khác nhau dẫn đến trọng lượng bình quân mỗi con vịt cũng khác nhau. 4.1.3 Lợi nhuận của hộ nuôi Lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận đã tính công lao động nhà. Được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình, chi phí giống, tiêm phòng, chi phí thức ăn, chi phí chuồng trại). Cụ thể, lợi nhuận trong chăn nuôi vịt thịt được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4: Lợi nhuận trung bình trên mỗi kg vịt thịt bán ra ĐVT: Đồng/kg Các khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Doanh thu 30.000 50.000 40.860 Chi phí có cả LĐGĐ 19.304 90.443 35.080 Lợi nhuận -49.443 21.048 5.780 Thu nhập LĐGĐ -44.022 23.964 8.657 (Nguồn: Số liệu điều tra 2013) Qua bảng trên ta thấy, trong một vụ nuôi vịt thịt lợi nhuận trung bình trên mỗi kilôgam vịt bán ra là 5.780 đồng/kg tương ứng với mức doanh thu và chi phí trung bình là 40.860 và 35.080 đồng/kg. Hộ có lợi nhuận cao nhất là 21.048 đồng/kg, thấp nhất là -49.443 đồng/kg. Đây là khoản lợi nhuận thu được từ kết quả chăn nuôi chưa tính chi phí cơ hội LĐGĐ. Nếu cộng thêm khoản chi phí này thì trung bình mỗi hộ có 8.657 đồng thu nhập từ một kg vịt thịt xuất chuồng. Với mức thu nhập như vậy thì trung bình 1 tháng (30 ngày) mỗi hộ có 1.774.251 đồng thu nhập từ nuôi vịt thịt (phụ lục 2.6 trang 50) cao hơn so với mức lương tối thiểu hiện nay là 1.050.000 đồng /tháng, khoản thu nhập này cũng đủ để trang trải cho sinh hoạt gia đình. 4.1.4 Phân tích các tỷ số tài chính Phần này sẽ trình bày các tỷ số tài chính để thấy được hiệu quả tài chính của việc chăn nuôi vịt lấy thịt trên địa bàn quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.5: Các tỷ số tài chính ĐVT: lần Các tỷ số tài chính Giá trị trung bình Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP) 1,28 Thu nhập/Doanh thu (TN/DT) 0,20 Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT) 0,13 Thu nhập/Chi phí chưa LĐGĐ (TN/CPCLĐGĐ) 0,39 (Nguồn: Số liệu điều tra 2013) Tỷ số DT/TCP: tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra đầu tư thì nông hộ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này phần nào phản ánh được đồng tiền mà hộ nông dân bỏ ra đầu tư cho hoạt động chăn nuôi vịt thịt có hiệu quả hay không. Nếu tỷ số DT/TCP nhỏ hơn 1 người sản xuất bị lỗ, DT/TCP bằng 1 người sản xuất hòa vốn, DT/TCP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.. Qua kết quả tính toán ta được tỷ số DT/TCP trung bình là 1,28 lần, nghĩa là một đồng bỏ ra thu lại được 1,28 đồng, như vậy người nuôi vịt có lời. Tỷ số TN/DT: tỷ số này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra từ bán vịt thịt có được bao nhiêu đồng thu nhập. Qua bảng trên ta thấy tỷ số này là 0,20 lần, tức là mỗi một đồng doanh thu thu về nông hộ sẽ có được 0,20 đồng thu nhập con số này khá thấp. Trong khi đề tài của Trần Bá Đạt (2007) nghiên cứu về hiệu quả chăn nuôi vịt thịt ở Cà Mau tính được tỷ số TN/DT là 0,63 lần. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn như vậy là do hiện nay giá cả đầu vào tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp và giá đầu ra bấp bênh. Những điều này đã tác động lớn đến doanh thu và thu nhập của người nuôi vịt thịt làm tỷ số này giảm mạnh. Tỷ số LN/DT: tỷ số này cho biết một đồng doanh thu mang về thì nông hộ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua kết quả tính toán từ số liệu thu thập của 50 hộ chăn nuôi thì tỷ số này trung bình là 0,13 lần, cứ 1 đồng doanh thu mang về thì nông hộ có 0,13 đồng lợi nhuận. Con số này cho thấy việc chăn nuôi vịt có mang lại hiệu quả lợi nhuận cho nông hộ. Tỷ số TN/CPCLĐGĐ: Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra chưa tính chi phí lao động gia đình thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Từ bảng trên ta thấy mỗi hộ chăn nuôi sẽ có 0,39 đồng thu nhập khi đầu tư 1 đồng chi phí vào việc chăn nuôi vịt thịt. Con số này giảm khoảng 4 lần so với năm 2007 vì theo nghiên cứu của Trần Bá Đạt (2007) tỷ số này là 1,71 lần. Sở dĩ, tỷ số này giảm mạnh như thế là do hiện nay giá các loại chi phí cho hoạt động nuôi vịt đều tăng làm tăng chi phí đầu tư đồng thời cũng làm giảm thu nhập của người chăn nuôi, có thể nói đầu tư vào nuôi vịt thịt hiện nay không mang lại hiệu quả lợi nhuận cao. Tóm lại, qua phân tích các tỷ số tài chính ta thấy việc chăn nuôi vịt thịt có mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ nhưng mức hiệu quả này đã giảm nhiều so với trước đây. Trong khi, hiện nay giá các nguồn lực đầu vào và đầu ra luôn biến động cùng với dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp. Vì vậy, người nuôi vịt nên cân nhắc đến việc tìm ra giải pháp để cải thiện tỷ số này trong thời gian tới. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH Để xác định yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi vịt lấy thịt tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ, ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Từ số liệu thu thập được của 50 nông hộ nuôi vịt thịt trên địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích Stata ở phụ lục 2.1 trang 46, đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ và có bảng kết quả sau: Bảng 4.6: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt lấy thịt Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa Hằng số 40.722,370*** 0,000 Chi phí con giống (X1) -1,334** 0,015 Chi phí thức ăn (X2) -1,057*** 0,000 Chi phí thuốc thú y (X3) -0,922ns 0,323 Chi phí chuồng trại (X4) 0,970ns 0,634 Số lượng nuôi (X5) 10,914* 0,068 Năm kinh nghiệm (X6) -146,760ns 0,346 Biến phụ thuộc ( Y) Lợi nhuận (đồng/kg) R2 0,8879 F 56,74 Prob > F 0,0000 Chú thích: ***, **, *: Ý nghĩa lần lượt ở mức 1%, 5%, 10% ns: Không ý nghĩa Từ kết quả phân tích ta viết được hàm lợi nhuận như sau: Y = 40.722,370*** - 1,334X1** - 1,057X2*** - 0,922X3ns + 0,970X4ns + 10,914X5* - 146,760X6ns Kết quả ước lượng từ phần mềm Stata cho thấy, có cơ sở kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng đưa ra có tương quan rất chặt chẽ với lợi nhuận có hệ số xác định R2 = 88,79%, nghĩa là sự biến động lợi nhuận của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mô hình ở mức độ 88,79%. Còn 11,21% được giải thích bởi các yếu tố khác. + Kiểm định mô hình: - Đặt giả thuyết: H0: b1 = b2 = b3 = = b6 = 0 tức là 6 yếu tố của các biến như: chi phí giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, chi phí chuồng trại, số lượng nuôi, năm kinh nghiệm không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt lấy thịt. H1: Có ít nhất một bi # 0 (i từ 1 đến 6, tức là có ít nhất một biến độc lập thay đổi sẽ làm lợi nhuận thu được từ nuôi vịt lấy thịt thay đổi) tức là 6 yếu tố của các biến như: chi phí giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, chi phí chuồng trại, số lượng nuôi, năm kinh nghiệm có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt lấy thịt. - Giá trị kiểm định: P_value=0,0000 < α = 5% Với mức ý nghĩa α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kinh tế của việc nuôi vịt lấy thịt với ít nhất một trong các yếu tố: chi phí con giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, chi phí chuồng trại, số lượng nuôi, năm kinh nghiệm. - Hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Kiểm định Breusch- Pagan phụ lục 2.3 trang 47 ta thấy rằng giá trị của Pro= 99,12% >> α=5% chấp nhận giả thuyết H0: phương sai sai số thay đổi là hằng số. Vậy không tồn tại phương sai sai số thay đổi trong mô hình nuôi vịt lấy thịt. - Hiện tượng đa cộng tuyến: Trong phụ lục 2.2 trang 46 ta thấy Mean VIF =1,30 < 10 có nghĩa là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình. - Hiện tượng tự tương quan: Theo kết quả định giá trị Durbin- Watson d-statistic (7,50)= 2,368226<4 được trình bày ở phụ lục 2.4 trang 47 ta thấy không có hiện tượng tương quan xảy ra trong mô hình. Ngoài ra hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8 nên không có hiện tượng tương quan cặp trong mô hình. Tuy có 6 biến độc lập được đưa vào mô hình nhưng chỉ có 3 biến: chi phí con giống (X1), chi phí thức ăn (X2) có ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức ý nghĩa lần lượt 5%, 1% và số lượng nuôi (X5) có ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức ý nghĩa 10%. Ta viết lại phương trình hồi quy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt thịt như sau: Y = 40.722,370 - 1,334X1 - 1,057X2 + 10,914X5 + Giải thích phương trình hồi quy lợi nhuận: - Yếu tố chi phí giống (X1): Từ phương trình ta được hệ số b1= -1,334. Giá trị b1= -1,334 cho thấy mỗi 01 đồng tăng lên của chi phí giống trên 1kg vịt thịt xuất chuồng (đồng/kg), khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ trung bình khoảng 1,334 đồng/kg. Hay nói cách khác khi chi phí giống giảm thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Vì vậy người nuôi vịt cần quan tâm đến yếu tố giá cả khi chọn mua con giống sao cho tối thiểu được khoản chi phí con giống. Giá vịt giống liên tục giảm trong những tháng gần đây. Cụ thể, đối với vịt siêu thịt (lớn con, lông trắng) có giá chỉ còn 8.000 – 9.000 đồng/con, giảm 15.000 – 17.000 đồng/con so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 8.000 – 9.000 đồng/con so với mức giá cách đây khoảng 2,5 - 3 tháng. Điều này sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của người nuôi vịt. - Yếu tố chi phí thức ăn (X2): Nông hộ nuôi vịt lấy thịt thường dùng các loại thức ăn: thức ăn hỗn hợp, lúa, cám, tấm, ốc, hếnTừ phương trình ta được hệ số b2= -1,057. Giá trị b2= -1,057 cho thấy mỗi 01 đồng tăng lên của chi phí thức ăn trên mỗi kg vịt thịt xuất chuồng (đồng/kg) khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ trung bình một lượng tương ứng là 1,057 đồng/kg. Qua kết quả phân tích có thể kết luận rằng yếu tố chi phí thức ăn và lợi nhuận của người nuôi vịt tỷ lệ nghịch với nhau. Vì chi phí thức ăn là khoản chi phí chiếm tỷ trọng trong nhất trong tổng chi phí thức ăn (72,38%) nên khi người nuôi giảm được khoản chi phí này đồng nghĩa là làm giảm được chi phí chăn nuôi vịt thịt. Từ đó lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt thịt sẽ cải thiện đáng kể. - Số lượng con nuôi (X5): Hệ số của biến X5 là b5= 10,914. Giá trị b5= 10,914 cho thấy mỗi 01 con tăng lên của số lượng con nuôi (con) sẽ làm tăng lợi nhuận kinh tế của nông hộ chăn nuôi vịt lấy thịt trung bình là 10,914 đồng/kg vịt thịt xuất chuồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của nông hộ nuôi vịt thịt tỷ lệ thuận với số lượng nuôi. Do đó người nuôi muốn tăng lợi nhuận thì phải gia tăng số lượng nuôi. Tuy nhiên mức tăng phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình cũng như tình hình dịch bệnh ở địa phương. Tóm lại, lợi nhuận của nông hộ nuôi vịt thịt trên địa bàn nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: chi phí con giống, chi phí thức ăn và số lượng nuôi. Người nuôi muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải tối thiểu hóa chi phí con giống và chi phí thức ăn đồng thời gia tăng số lượng nuôi. Ngoài ra biến phụ thuộc lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác chưa được đề cập đến trong bài. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua việc phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí của 50 nông hộ chăn nuôi vịt thịt trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ có thể đưa ra được kết luận rằng: nghề nuôi vịt thịt có mang lại hiệu quả tài chính cho nông hộ chăn nuôi. Cụ thể trong 1 vụ nuôi tổng chi phí chăn nuôi trung bình trên 1kg vịt thịt xuất chuồng chưa tính chi phí lao động gia đình là 32.243 đồng/kg 32.243 đồng/kg bao gồm các loại chi phí: chuồng trại, con giống, thức ăn, thuốc thú y và công cụ, dụng cụ. Giá bán trung bình mỗi kg vịt thịt xuất chuồng là 40.860 đồng/kg. Đây cũng chính doanh thu mà người nuôi có được khi bán 1kg vịt thịt. Với mức chi phí và doanh thu như vậy thì trung bình mỗi kg vịt thịt bán ra người nuôi có được 5.780 đồng/kg tiền lợi nhuận. Nếu cộng thêm chi phí lao động gia đình thì nông hộ có 8.657 đồng/kg thu nhập từ nuôi vịt thịt. Qua đó ta có thể thấy lao động gia đình có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông hộ. Đồng thời, việc phân tích các tỷ số tài chính cũng cho ta thấy được hiệu quả của việc nuôi vịt thịt. qua việc tính toán từ số liệu thu thập các tỷ số DT/TCP, TN/DT, LN/DT, TN/CPCLĐGĐ lần lượt là 1,28, 0,20, 0,13, 0,39 lần. Ngoài ra kết quả ước lượng từ phần mềm Stata đã xác định được 3 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi vịt thịt. Các yếu tố đó là chi phí con giống, chi phí thức ăn và số lượng nuôi. Trong đó chi phí con giống và chi phí thức ăn có tương quan nghịch với lợi nhuận còn số lượng nuôi có tương quan thuận. Tóm lại, việc chăn nuôi vịt thịt có mang lại hiệu quả tài chính cho người nuôi. Nhưng mức hiệu quả này đã giảm so với trước đây thông qua tỷ số TN/DT tại thời điểm nghiên cứu là 0,20 lần trong khi tỷ số này năm 2007 là 0,63 lần. Nguyên nhân là do giá cả yếu tố đầu vào tăng cao trong khi giá đầu ra thì không ổn định cùng với dịch bệnh diễn biến phức tạp làm giảm mức doanh thu và thu nhập có được. Do đó, để cải thiện tỷ số này trong thời gian tới các cấp chính quyền cùng với người nuôi cần sớm đưa ra những giải pháp kịp thời và phù hợp đối với việc chăn nuôi vịt thịt. 5.2 KIẾN NGHỊ 5.2.1 Kiến nghị đối với người chăn nuôi - Cơ cấu chi phí chăn nuôi hợp lý, giảm tối thiểu các chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận như chi phí thức ăn (tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, bắt ốc, tép, hến, thóc rơi vãi sau khi thu hoạch đồng), chi phí giống góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. - Người nuôi cần điều chỉnh lại quy mô chăn nuôi theo hướng gia tăng số lượng nuôi nhưng cũng phải phù hợp với quy mô đàn vịt của địa phương. - Người nuôi cần chủ động hợp tác với chính quyền địa phương xây dựng mô hình nuôi vịt thịt theo hướng công nghiệp, không nên nuôi tự phát, nhỏ lẻ. Từ đó góp phần giảm thiểu chi phí cũng như gia tăng lợi nhuận cho người nuôi vịt thịt. - Cần tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hội thảo nông dân, truyền thanh truyền hình, xem sách báo, tạp chí về chăn nuôi để nâng cao kiến thức chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong chăn nuôi. - Tìm hiểu đầy đủ thông tin về thị trường qua các phương tiện truyền thông, sách, báo, đài, tivi và từ các hộ chăn nuôi quen biết, chủ động tìm kiếm kênh tiêu thụ, các mối thương lái quen biết để hạn chế tình trạng ép giá của thương lái, giảm tối đa thiệt hại trong chăn nuôi. - Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, kiểm soát an toàn dịch bệnh, ít tốn công lao động, tăng thu nhập và lợi nhuận cao cho người nuôi trên cùng diện tích canh tác. - Chủ động tìm kiếm nguồn giống sạch bệnh cho năng suất cao, đồng thời thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho vịt nhằm giảm tỷ lệ hao hụt góp phần gia tăng lợi nhuận. 5.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương Nhà nước và chính quyền địa phương cần hỗ trợ con giống tốt, sạch bệnh, có khả năng chống chịu với khí hậu khắt nghiệt của miền Nam, chống chọi được với dịch bệnh, cho năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng cao cho bà con chăn nuôi và thỏa mãn nhu cầu kinh tế. Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần xây dựng và mở rộng mạng lưới thú y rộng để theo dõi sát sao tình hình chăn nuôi của các nông hộ và hỗ trợ kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Thường xuyên tổ chức tiêm phòng và khám bệnh định kỳ miễn phí cho các đàn gia cầm, tiêm phòng các bệnh hay xảy ra như cúm, tụ huyết trùng, dịch tả, Newcastle Có biện pháp ổn định về giá cả để tránh tình trạng ép giá của thương lái, để các hộ chăn nuôi có nguồn thu nhập ổn định. Chính sách tác động đến các tổ chức tín dụng để họ quan tâm đầu tư đến chăn nuôi vịt giúp hộ chăn nuôi giải quyết khó khăn về đồng vốn. Ngân hàng cần hỗ trợ cho người chăn nuôi vịt vay vốn để tăng vốn sản xuất, vì đa số người dân không thể mở rộng quy mô chăn nuôi do thiếu hụt vốn. Cần có thủ tục vay vốn đơn giản, không rườm rà, cho vay với lãi suất thấp và không có thế chấp để các hộ đều có thể vay được, vì đa phần các hộ ở đây có trình độ thấp và còn khó khăn. Cần có những chính sách hỗ trợ ưu đãi cho người nghèo, hộ khó khăn nhưng có tinh thần vượt khó vươn lên bằng hình thức chăn nuôi. Chính quyền địa phương cần phân công cán bộ thú y thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt cho nông dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng kinh tế quận Thốt Nốt, 2013. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội quận Thốt Nốt. 2. Phòng kinh tế quận Thốt Nốt, 2013. Niên giám thống kê quận Thốt Nốt 3. Võ Thị Thanh Lộc, MBA, 2001. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế. Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Trần Bá Đạt, 2007. Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi vịt thịt tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Trần Thị Ngọc Hân, 2011. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà thả vườn bán công nghiệp ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 20a, trang 231-237. 6. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thụy Ái Đông, 2004. Giáo trình kinh tế sản xuất. Nhà xuất bản Thống Kê. 7. Phạm Anh Tuấn, 2004. Kỹ thuật nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản Thanh Niên. PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CHĂN NUÔI VỊT LẤY THỊT TẠI QUẬN THỐT NỐT, TP. CẦN THƠ Mẫu số:Ngày:tháng..năm 2013 PHẦN 1: GIỚI THIỆU Xin chào ông (bà) tôi là sinh viên khoa Kinh tế- QTKD trường đại học Cần Thơ. Tôi muốn tìm hiểu về hiệu quả tài chính của chăn nuôi vịt lấy thịt ở gia đình ông (bà). Xin ông (bà) vui lòng dành ít thời gian quý báu trao đổi với tôi. Ý kiến của ông (bà) rất cần thiết cho tôi và tôi chân thành cám ơn cuộc trò chuyện của ông (bà). PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH THÔNG TIN ĐÁP VIÊN Họ và tên đáp viên:... Tuổi: Giới tính:. Địa chỉ: ... Điện thoại: Q1. Số nhân khẩu: người. Số lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp?.người Trong đó: Nam:..người; Nữ:....người Q2. Dân tộc: qKinh q Hoa qKhơme q Khác Q3. Trình độ văn hoá: q Không có đi học q Cấp I q Cấp II q Cấp III q Cao Đẳng, Đại Học q Sau đại học Q4. Ông/ bà có bao nhiêu năm trong nghề: . Năm Q5. Ông/ bà vui lòng cho biết ông/ bà có bao nhiêu ha đất nông nghiệp? ..1000m2 Q6. Đất nông nghiệp dùng để làm gì? q Trồng lúa q Nuôi cá q Khác (ghi rõ).. Q7. Gia đình bắt đầu nuôi vịt từ khi nào?: năm Q8. Lý do chọn nuôi: q Dễ nuôi, dễ chăm sóc q Tăng thu nhập q Ít vốn q Không cần có kỹ thuật chăn nuôi q Không cần nhiều lao động q Bán được giá q Thức ăn sẵn có q Nuôi theo xu hướng của thị trường q Khác:. Q.9. Ông/ bà nuôi giống vịt gì? q Nồng cồ siêu q Vịt trắng q Vịt rằn q Vịt khác (ghi rõ):.. Q10. Lý do chọn giống vịt này: q Giá vịt giống rẻ q Giống phổ biến, dễ nuôi q Giống ít bị bệnh q Năng suất cao q Cho nhiều thịt q Lý do khác: ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI Q11. Nguồn cung cấp con giống: q Tự ấp q Mua tại lò ấp vịt địa phương q Mua từ thương lái q Mua từ người bán dạo q Khác:.. Q12. Hộ nuôi có vay vốn cho hoạt động chăn nuôi không? q Có q Không Q13. Nếu có, xin cho biết khoản vay trong vụ nuôi gần nhất? Vay của ai Số tiền Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (tháng) Điều kiện (thế chấp, tín chấp) Q14. Vay vốn để làm gì? q Mua giống q Mua thức ăn q Xây chuồng q Khác (ghi rõ):. Q15. Nếu được nhà nước hỗ trợ, ông/bà mong muốn điều gì? ..... Q16. Trong tương lai để đạt hiệu quả tốt hơn, ông/bà có đề nghị gì? Về thị trường Về các cấp chính quyền địa phương Về tổ chức tín dụng Q17. Tình hình nuôi của vụ gần nhất: Chỉ tiêu Thời gian nuôi (ngày) Số lượng nuôi (con) Tỷ lệ hao hụt (%) Trọng lượng bình quân khi bán (kg/con) KỸ THUẬT CHĂN NUÔI Q18. Hộ nuôi có tham gia các lớp học kỹ thuật chăn nuôi không? q Có q Không Q19. Nếu có, lớp học do ai tổ chức? q Trạm khuyến nông q Khác: Q20. Hộ nuôi học kỹ thuật chăn nuôi từ đâu? q Các lớp dạy tập trung q Từ kinh nghiệm bản thân q Trên tivi q Trên sách báo q Từ người thân, bạn bè q Khác (ghi rõ) Q21. Hộ nuôi có sử dụng dịch vụ kiểm dịch thú y không? q Có q Không Q22: Địa phương này có từng bị cúm gia cầm không? q Có q Không Q23. Đàn vịt của ông/ bà có bị cúm không? q Có q Không Q24. Nếu có, số lượng bị tiêu hủy..con Số tiền bị thiệt hại..đồng Số tiền được hỗ trợ.đồng Q25. Ông/ bà có tiêm phòng cho vịt không? q Có q Không Q26. Ai tiêm? q Người nuôi tự tiêm q Thú Y q Cả 2 Q27. Trong quá trình nuôi ông/bà gặp khó khăn gì? ... HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI Q28. Các chi phí chuồng trại: Tổng chi phí (đồng) Số năm xây dựng Mức khấu hao năm Mức khấu hao theo vụ Q29. Các chi phí khác trong vụ nuôi gần nhất: Chỉ tiêu Giá Số lượng Thành tiền Giống (con) Thức ăn Tự có (kg) Mua + Lúa (kg) + Thức ăn công nghiệp (kg) Thuê đồng (đồng/công) Công cụ chăn nuôi (đồng) Thuốc thú y (ml) Chi phí vận chuyển (đồng/lần) Lao động thuê (ngày công) Lao động gia đình (ngày công) Chi phí lãi vay (đồng) Tổng Q30. Thu nhập từ vụ nuôi gần nhất: Giá vịt thấp nhất. :đ/kg (tháng mấy:) Giá vịt cao nhất:..đ/kg (tháng mấy:) Giá vịt trung bình:.đ/kg TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Q31. Hộ nuôi bán vịt cho ai? q Thương lái q Chợ q Khác Q32. Cách thức liên hệ với người mua? q Chủ trại tự liên hệ q Người mua liên hệ theo định kỳ q Khác. Q33. Địa điểm tiêu thụ q Người mua đến tận nhà q Chở đến tận nơi bán q Khác.. Q34. Cách thức thanh toán q Tiền mặt q Mua chịu q Tiền mặt và mua chịu qKhác.. Q35. Hộ nuôi có nắm thông tin về thị trường không? q Có q Không Q36. Thông tin thị trường được nắm bắt qua q Tivi, báo q Người mua q Bạn bè, người thân q Khác. Q37. Những khó khăn khi chăn nuôi q Vịt hay bị cúm q Chi phí giống cao q Giá cả thất thường q Tốn nhiều thời gian q Khác. Q38. Giá bán do ai quyết định q Hộ nuôi q Thỏa thuận q Giá thị trường q Khác.. Q39. Sắp tới gia đình có dự định nuôi tiếp không? q Có q Không Q40. Gia đình có dự định mở rộng quy mô chăn nuôi không? q Có q Không Q41. Lý do mở rộng q Dễ chăn nuôi q Thu nhập cao q Chính sách tốt q Khác.. Q42. Lý do không mở rộng q Dịch bệnh q Khó nuôi q Thu nhập thấp q Thiếu vốn q Khác.. Q43. Nếu mở rộng quy mô, hộ nuôi có ý kiến gì? . Q44. Khó khăn khi mở rộng quy mô chăn nuôi? . XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG (BÀ) PHỤ LỤC 2 Phụ lục 2.1 Hồi quy số liệu . reg loinhuan cpgiong cpthucan cpthuoc cpchuong namkn slnuoi Source | SS df MS Number of obs = 50 -------------+------------------------------ F( 6, 43) = 56.74 Model | 7.9369e+09 6 1.3228e+09 Prob > F = 0.0000 Residual | 1.0025e+09 43 23313344.7 R-squared = 0.8879 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.8722 Total | 8.9394e+09 49 182436241 Root MSE = 4828.4 ------------------------------------------------------------------------------ loinhuan | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- cpgiong | -1.334144 .525643 -2.54 0.015 -2.394204 -.2740835 cpthucan | -1.056948 .0701307 -15.07 0.000 -1.19838 -.9155158 cpthuoc | -.9224234 .9235055 -1.00 0.323 -2.78485 .9400029 cpchuong | .9703841 2.025523 0.48 0.634 -3.114472 5.05524 namkn | -146.7608 154.1381 -0.95 0.346 -457.6099 164.0884 slnuoi | 10.91383 5.830824 1.87 0.068 -.8451523 22.6728 _cons | 40722.37 5201.543 7.83 0.000 30232.46 51212.28 --more-- Phụ lục 2.2 Đa cộng tuyến . vif Variable | VIF 1/VIF -------------+---------------------- namkn | 1.47 0.679544 slnuoi | 1.38 0.726204 cpthucan | 1.35 0.738862 cpthuoc | 1.32 0.755962 cpchuong | 1.17 0.855369 cpgiong | 1.12 0.896836 -------------+---------------------- Mean VIF | 1.30 Phụ lục 2.3 Phương sai sai số thay đổi . hettest Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of loinhuan chi2(1) = 0.00 Prob > chi2 = 0.9912 Phụ lục 2.4 Tự tương quan . gen stt=_n . tsset stt time variable: stt, 1 to 50 . dwstat Durbin-Watson d-statistic( 7, 50) = 2.368226 Phụ lục 2.5 Tương quan cặp . cor cpgiong cpthucan cpthuoc cpchuong namkn slnuoi (obs=50) | cpgiong cpthucan cpthuoc cpchuong namkn slnuoi -------------+------------------------------------------------------ cpgiong | 1.0000 cpthucan | 0.1713 1.0000 cpthuoc | -0.1426 0.2041 1.0000 cpchuong | 0.0229 0.1190 0.1621 1.0000 namkn | -0.2905 -0.4330 0.1247 -0.1650 1.0000 slnuoi | -0.0209 -0.2053 -0.3582 -0.3670 0.2262 1.0000 Phụ lục 2.6 Thu nhập từ nuôi vịt thịt Chỉ tiêu Giá trị trung bình Thời gian nuôi (ngày) 71 Số kg vịt thịt (kg) 485,048 Thu nhập từ 1 kg vịt thịt (đồng) 8.657 Thu nhập từ nuôi vịt thịt/tháng (đồng) 1.774.251

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_hieu_qua_tai_chinh_cua_chan_nuoi_vit_lay_thit_tai_quan_thot_not_thanh_pho_can_tho_4113.doc
Tài liệu liên quan