Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại ba trung tâm giống cá nước ngọt trọng điểm Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang

Nhìn chung, cả ba trung tâm giống cá nước ngọt đều thuộc quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn ngành về quy mô, diện tích. Các điều kiện tự nhiên và môi trường đều thuận lợi cho hoạt động sản xuất các đối tượng thủy sản nước ngọt. Số lượng cá bố mẹ ở Trung tâm Giống Nghệ An lớn nhất (10.400 con), tiếp theo là An Giang (8.500 con) và Thừa Thiên Huế (7.520 con). Số lượng cá giống sản xuất được lớn nhất tại trung tâm giống An Giang (10,9 triệu con, tương ứng với tỷ lệ sống 40%), tiếp theo Nghệ An (9,84 triệu con, 24,6%) và Thừa Thiên Huế (6,25 triệu con, 23,5%). Trong quá trình sản xuất, cá thường cảm nhiễm một số loại bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Tỷ lệ xuất hiện bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ lớn từ 13 - 67%, bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ thấp 5 - 16% tùy trung tâm giống. Để nâng cao hiệu quả sản xuất tại các trung tâm giống cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và chất lượng nguồn nhân lực.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại ba trung tâm giống cá nước ngọt trọng điểm Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI BA TRUNG TÂM GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT TRỌNG ĐIỂM NGHỆ AN, THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG TECHNICAL STATUS AND SOLUTIONS FOR IMPROVING PRODUCTION EFFICIENCY IN THE THREE MAJOR FRESHWATER FISH SEED PRODUCTION CENTERS IN NGHE AN, THUA THIEN HUE AND AN GIANG PROVINCES Nguyễn Trần Thọ1, Nguyễn Đình Mão2 Ngày nhận bài: 08/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 23/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Nghề sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây với các đối tượng cá nước ngọt truyền thống, cá da trơn và cá rô phi. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 và 2011 tại 3 trung tâm sản xuất giống cá nước ngọt trọng điểm của cả nước là Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện tự nhiên, sản xuất tại các trung tâm đáp ứng được yêu cầu của một trung tâm giống cá nước ngọt quy mô lớn. Cả ba trung tâm đều lưu giữ đàn cá bố mẹ với số lượng lớn, trong đó Nghệ An có số lượng lớn nhất với 10.400 con, tiếp theo là An Giang 8.500 con và Thừa Thiên Huế 7.520 con. Số lượng cá giống sản xuất được lớn nhất tại Trung tâm Giống An Giang (10,9 triệu con, 40%), tiếp theo Nghệ An (9,84 triệu con, 24,6%) và Thừa Thiên Huế (6,25 triệu con, 23,5%). Trong quá trình sản xuất, cá thường cảm nhiễm một số loại bệnh nhiễm khuẩn (5 - 16%) và ký sinh trùng (13 - 67%). Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quản lý và chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại ba trung tâm. Từ khóa: cá nước ngọt, cá giống, trung tâm giống, An Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế ABSTRACT The freshwater fi sh seed production and culture in our country has signifi cantly developed in the recent years with traditional freshwater species, catfi sh and tilapia. The study was conducted between 2010 and 2011 in the three major freshwater fi sh seed production namely Nghe An, Thua Thien Hue and An Giang provinces in order to evaluate the technical status and put forward solutions for improving production effi ciency. The results showed that natural conditions and production facilities in the three centers satisfi ed the requirements of the large scale seed production centers. All of the three centers maintained a great number of broodstocks, in which the center in Nghe An had the highest number at 10,400 broodfi shes, followed by An Giang at 8,500 and Thua Thien Hue at 7,520 broodfi shes. The highest number of fi ngerlings produced was in An Giang center (10.9 million fi ngerlings, 40%), followed by Nghe An (9.84 million, 24.6%) and Thua Thien Hue (6.25 million, 23.5%). During production, fi shes were commonly infected some bacterial diseases (5 - 16%) and parasites (13 - 67%). This study also put forward a number of solutions related to techniques, management and human resources in order to improve production effi ciency. Keywords: freshwater fi sh, fi ngerling, seed production, An Giang, Nghe An, Thua Thien Hue 1 Nguyễn Trần Thọ: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Nguyễn Đình Mão: Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước sử dụng cho nhiều mục đích, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê, diện tích mặt nước có khả năng khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ngọt của nước ta rất lớn, bao gồm ao, ruộng, mương vườn (khoảng 700.000 ha, 44% diện tích) và diện tích mặt nước lớn (340.000 ha, 30% diện tích), tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp theo là Bắc bộ và Nam Trung bộ. Khu hệ cá nước ngọt nước ta hết sức đa dạng với hơn 1.027 loài [5]. Các loài cá này có thể chia thành hai nhóm cá đặc trưng cho khu hệ cá nước ngọt sông Hồng và sông Mê Kông. Trong số những loài cá này, họ cá chép có thành phần đa dạng nhất, tiếp theo là họ cá da trơn. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2002 đến 2006, từ 299.209 ha và 580.369 tấn lên 4.65.000 ha và hơn 800.000 tấn [2]. Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng nuôi cá nước ngọt trọng điểm của cả nước với tổng diện tích hơn 140.000 ha năm 2008. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương và các đối tượng nuôi có sự khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào nhóm cá chép, cá da trơn và rô phi [1], [3], [12]. Về tình hình sản xuất giống, từ năm 1998 đến năm 2008, số lượng trại sản xuất giống và sản lượng con giống không ngừng gia tăng trên cả nước. Năm 1993 cả nước có hơn 200 cơ sở sản xuất giống với sản lượng 0,5 tỷ con, tuy nhiên đến năm 2008, con số này lần lượt là gần 1.100 trại và trên 25 tỷ con giống [2], [6], [11]. Các trại giống tập trung vào các đối tượng truyền thống, da trơn và rô phi. Nghiên cứu được thực điều tra hiện trạng sản xuất và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại ba trung tâm giống cá nước ngọt trọng điểm tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất giống tại 3 trung tâm giống thủy sản nước ngọt trọng điểm của Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2011. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 và 2011 thông qua việc điều tra hiện trạng sản xuất giống tại 3 trung tâm giống thủy sản nước ngọt trọng điểm tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất giống cá nước ngọt được thu từ các tài liệu đã công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. Các số liệu còn được thu từ báo cáo tổng kết hàng năm của 3 trung tâm và các tài liệu đã công bố trước đó [7], [8], [9]. Nguồn số liệu sơ cấp có được từ kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất tại 3 trung tâm giống thủy sản nước ngọt trọng điểm ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (QS) [13]. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và công nhân tại 3 trung tâm giống. Những thông tin chính được thu thập gồm: quy mô, đặc điểm hệ thống công trình nuôi, chuẩn bị hệ thống nuôi, nguồn cá bố mẹ, cá giống, bệnh và biện pháp phòng trị, năng suất, sản lượng và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất tại 3 trung tâm giống cá nước ngọt theo hướng bền vững. Các số liệu sau khi thu thập được xử lý, phân tích và trình bày bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Quy mô sản xuất Quy mô sản xuất phụ thuộc vào khả năng đầu tư, trình độ nhân công, đối tượng sản xuất, thị trường tiêu thụ Nhìn chung, nhờ được sự đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất, cả 3 trung tâm đều thuộc loại quy mô lớn. Các trung tâm đều đạt tiêu chuẩn ngành về quy mô, diện tích và hệ thống trang thiết bị. Quy mô trung tâm giống tại Thừa Thiên Huế là lớn nhất với 12 ha, hai trung tâm còn lại có quy mô tương đương là 9,2 ha ở An Giang và 9,1 ha ở Nghệ An. 2. Hệ thống công trình Hệ thống công trình bao gồm các hạng mục như bể lọc, bể đẻ, bể ấp trứng và bể ương. Tổng thể tích bể lớn nhất tại An Giang với 877 m3 cao gần gấp đôi so với hai trung tâm giống tại Nghệ An (492 m3) và Thừa Thiên Huế (432 m3). Trong số các loại bể phục vụ sản xuất giống tại cả 3 trung tâm, bể lọc chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ 71%, 69% và 23% tương ứng với các trại ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế và An Giang. Tỷ lệ thể tích bể đẻ tương ứng tại 3 trại là 4, 17 và 6%, với bể ấp trứng là 9, 3 và 15%. Trong khi đó, tỷ lệ thể tích bể ương cao nhất ở An Giang với 45%, hai trung tâm còn lại lần lượt là Nghệ An 16% và Thừa Thiên Huế 10%. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 182 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 1. Số lượng và thể tích một số loại bể tại 3 trung tâm giống Trung tâm Tổng thể tích Nghệ An Thừa Thiên Huế An Giang Bể lọc (m3) 350 300 200 Tỷ lệ (%) 71 69 23 Bể đẻ (m3) 20 75 50 Tỷ lệ (%) 4 17 6 Bể ấp (m3) 45 12 60 Tỷ lệ (%) 9 3 15 Bể ương (m3) 77 45 402 Tỷ lệ (%) 16 10 45 Tổng thể tích (m3) 492 432 887 3. Hệ thống ao nuôi Hệ thống ao nuôi cá bố mẹ bao gồm các ao chứa lắng, ao lưu giữ cá bố mẹ, ao nuôi vỗ, ao ương cá bột và cá giống và ao ao xử lý nước thải. Trong tổng số các ao trên, ao ương cá bột và cá giống chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 51% ở Nghệ An, 47% ở Thừa Thiên Huế và 44% ở An Giang. Sự phân bổ diện tích các ao có sự khác biệt ở cả 3 trung tâm nghiên cứu. Tổng diện tích ao nuôi tại Nghệ An và Thừa Thiên Huế bằng nhau cùng 6,9 ha trong khi đó con số này ở An Giang là 4,4 ha. Về phân bổ chi tiết, diện tích ao chứa lắng ở An Giang chiếm tỷ lệ cao nhất với 26 và 10% so với Nghệ An và Thừa Thiên Huế lần lượt là 4, 0 và 3, 8%. Tỷ lệ diện tích ao nuôi vỗ cá bố mẹ và ao ương cao nhất ở Nghệ An với 30 và 51% trong khi đó ở Thừa Thiên Huế và An Giang lần lượt là 19, 47% và 22, 44%. Với ao lưu giữ cá bố mẹ, tỷ lệ diện tích tại trung tâm giống ở Thừa Thiên Huế cao nhất với 23%, trong khi đó ở Nghệ An 15%. Điều đáng chú ý là trung tâm ở Nghệ An không có ao xử lý nước thải trong khi ở An Giang không có ao lưu giữ cá bố mẹ. Bảng 2. Số lượng và thể tích một số loại ao tại 3 trung tâm giống Trung tâm Tổng diện tích ao (ha) Nghệ An Thừa Thiên Huế An Giang Ao chứa lắng 0,2 0,2 1 Tỷ lệ % 4 3 26 Ao xử lý nước thải 0 0,5 0,4 Tỷ lệ % 0 8 10 Ao lưu giữ cá bố mẹ 0,8 1,4 0 Tỷ lệ % 15 23 0 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ 1,6 1,2 0,8 Tỷ lệ % 30 19 20 Ao ương cá bột và giống 2,7 2,9 1,72 Tỷ lệ % 51 47 44 Tổng diện tích ao 6,9 6,9 4,4 Nhìn chung, cả 3 trung tâm giống đều có tổ chức chặt chẽ về nhân lực lao động, từ cán bộ quản lý, đội ngũ nghiên cứu và công nhân lao động. Trung tâm giống An Giang có số lượng lao động lớn nhất, trong đó cán bộ quản lý chiếm 28%, đội ngũ nghiên cứu chiếm 25%, công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (47%). Xét về trình độ chuyên môn, đây cũng là trung tâm có số lao động tốt nghiệp Đại học cao nhất (58%), số lao động tốt nghiệp hệ Cao đẳng chiếm 6%, Trung cấp chiếm 25% và công nhân kỹ thuật chiếm 11%. Trung tâm giống Nghệ An có tổng số lao động thấp hơn so với An Giang (35 người), trong đó công nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (69%), sau đó là đội ngũ nghiên cứu (20%), tỷ lệ cán bộ quản lý là 11%. Xét về trình độ chuyên môn, số lượng người có trình độ kỹ thuật rất cao, chiếm 80% (31% đại học, 34% cao đẳng và 14% trung cấp), số công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 20%. Trung tâm giống Thừa Thiên Huế có số lao động ít nhất (19 người), trong đó tỷ lệ số người nghiên cứu và công nhân xấp xỉ 1:1 (47 và 42%), cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ thấp nhất (11%). Xét về trình độ chuyên môn, cán bộ có trình độ đại học chiếm đa số (58%), tiếp theo là công nhân kỹ thuật (37%) và trung cấp (5%). 4. Điều kiện môi trường nuôi Các yếu tố môi trường nước tại các trung tâm sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất giống các đối tượng thủy sản. Nhìn chung, do có sự khác biệt lớn về địa lý nên các yếu tố môi trường có sự thay đổi khá lớn. Nhiệt độ thường cao hơn ở An Giang (27 - 310C) so với Thừa Thiên Huế và Nghệ An (cùng 20 - 300C). Chỉ số pH khá ổn định ở cả 3 trung tâm nghiên cứu, dao động từ 6,5 - 8,5, thường thấp hơn ở An Giang do đáy ao nhiễm phèn. Hàm lượng oxy hòa tan 3,5 - 5,5 mg O2/l và độ trong 20 - 40 cm tùy thời điểm. Nhìn chung, các yếu tố môi trường ở các trung tâm đều khá ổn định và thích hợp với tiêu chuẩn môi trường cho quá trình sản xuất giống các đối tượng cá nước ngọt [10]. 5. Các đối tượng sản xuất chủ yếu Bảng 3. Các loài cá được sản xuất giống tại 3 trung tâm nghiên cứu Trung tâm Chỉ tiêu Nghệ An (n = 10.400) Thừa Thiên Huế (n = 7.520) An Giang (n = 8.500) Cá truyền thống (%) 55 84 33 Cá rô phi (%) 24 16 16 Cá tra (%) 6 0 51 Các loài khác (%) 15 0 0 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183 Các đối tượng cá được sản xuất giống tại 3 trung tâm nghiên cứu khá đa dạng bao gồm các loài cá nước ngọt truyền thống, cá rô phi, cá tra và các loài cá khác. Trong số này, các đối tượng cá nước ngọt truyền thống (trắm, chép, mè, trôi,...) được sản xuất phổ biến nhất, chiếm đến 84% ở trung tâm giống Thừa Thiên Huế, 55% ở Nghệ An trong khi ở An Giang chỉ chiếm 33%. Cá rô phi là đối tượng phổ biến thứ hai với 24% ở Nghệ An và cùng 16% ở hai trung tâm còn lại. Cá tra là đối tượng được sản xuất giống phổ biến nhất tại An Giang với trên 50% trong khi ở Thừa Thiên Huế không sản xuất loài cá này, ở Nghệ An chiếm 6%. Các loài cá còn lại chiếm 15% ở Nghệ An trong khi đó ở 2 trung tâm giống còn lại không sản xuất đối tượng nào khác. Về số lượng cá bố mẹ, Nghệ An hiện lưu giữ số lượng cá bố mẹ nhiều nhất với 10.400 con, tiếp theo là An Giang với 8.500 con và thấp nhất ở Thừa Thiên Huế với 7.520 con. Do điều kiện môi trường nuôi tại An Giang rất thích hợp cho sản xuất giống cá tra và nhu cầu nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long lớn, trại giống ở đây tập trung cho việc sản xuất loài cá này. Hai trại giống ở Nghệ An và Thừa Thiên Huế thường tập trung vào các đối tượng truyền thống và cá rô phi do phù hợp với nhu cầu nuôi và điều kiện tự nhiên của địa phương. Đây đều là những đối tượng có khả năng thích ứng tốt với các yếu tố môi trường, kỹ thuật sản xuất giống đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, công tác quản lý đàn cá bố mẹ vẫn chưa được chú trọng, vẫn chưa sử dụng các kỹ thuật về di truyền và chọn giống thủy sản áp dụng trong quá trình quản lý đàn cá bố mẹ. 6. Sản lượng giống chỉ sản xuất được 9,84 triệu con cá giống/năm (tương ứng 24,6%) thấp hơn so với trung tâm giống An Giang với 10,9 triệu con/năm (tương ứng với tỷ lệ sống 40%). Số lượng cá giống được sản xuất ra tại trung tâm giống Nghệ An đạt 6,21 triệu con/năm (tương ứng 23,5%). Sự khác biệt giữa số lượng cá bột và cá giống tạo ra là do nhiều nhân tố, trong đó, sự phù hợp về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nhiệt độ, trình độ lao động, chất lượng đàn cá bố mẹ,... Các yếu tố này đều thuận lợi hơn ở An Giang so với 2 trung tâm giống còn lại do đó tỷ lệ sống của cá bột lên cá giống cao hơn. Trong khi đó, hai trung tâm giống còn lại ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự biến động nhiệt độ, đặc biệt là vào mùa đông. 7. Bệnh và biện pháp phòng trị Cả 3 trung tâm giống trên đều sử dụng một số loại hóa chất trong suốt quá trình sản xuất giống. Vôi được sử dụng phổ biến nhất, cao nhất ở An Giang với 500 - 700 kg/ha do đáy ao nhiễm phèn, lượng vôi sử dụng trong cải tạo ao ở hai trung tâm còn lại thấp hơn từ 200 - 300 kg/ha. Các loại hóa chất khác được sử dụng như CuSO4 2 - 5 ppm, formalin 200 - 350 ppm. Để phòng trị bệnh nhiễm khuẩn, các loại thuốc kháng sinh được sử dụng khá phổ biến với liều lượng rất khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là Erythromycine và Oxytetracycline. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh thường không cao. Bảng 4. Một số loại bệnh thường gặp trên cá nuôi tại 3 trung tâm giống Trung tâm giống Tên bệnh Nghệ An Thừa Thiên Huế An Giang Bệnh trùng bánh xe (%) 40 67 34 Bệnh trùng quả dưa (%) 35 13 42 Bệnh trắng da, khoang thân (%) 16 5 8 Các bệnh khác (%) 9 25 16 Trong quá trình sản xuất, cá tại các trung tâm giống đều cảm nhiễm một số tác nhân gây bệnh, chủ yếu là vi khuẩn và ký sinh trùng. Tỷ lệ xuất hiện các bệnh có sự khác nhau tùy từng trung tâm. Trong số này, bệnh trùng bánh xe phổ biến nhất với 67% cá cảm nhiễm ở Trung tâm giống Thừa Thiên Huế, 40% ở Trung tâm giống Nghệ An và 34% ở Trung tâm giống An Giang. Bệnh trùng quả dưa xuất hiện nhiều ở Trung tâm giống An Giang và Nghệ An (42 và 35%) trong khi đó ở Thừa Thiên Huế với 13%. Bệnh vi khuẩn gây trắng da và khoang thân xuất hiện phổ biến tại trung tâm giống Nghệ An với 16% cao gấp đôi so với hai trung tâm giống Hình 1. Số lượng cá bột và cá giống sản xuất được tại các trung tâm nghiên cứu Kết quả điều tra cho thấy, số lượng cá bột được sản xuất tại trại giống Nghệ An chiếm cao nhất với 40 triệu con/năm, tiếp theo là các trại An Giang 27,2 và Thừa Thiên Huế 25,5 triệu con/năm. Tuy nhiên, lượng cá giống tạo ra không tương xứng với sản lượng cá bột sản xuất được. Với số lượng cá bột lớn nhất tạo ra nhưng trung tâm giống Nghệ An Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG còn lại. Các bệnh khác xuất hiện với tỷ lệ 9 - 16%. Trong số các bệnh này, tỷ lệ chết cao khi cá nhiễm các bệnh trùng bánh xe và trắng da, đặc biệt giai đoạn giống nhỏ. 8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại 3 trung tâm giống Để nâng cao hiệu quả sản xuất tại các trung tâm giống, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. Một mặt, các trung tâm giống cần tăng cường đào tạo, đồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về các lĩnh vực quản lý đàn cá bố mẹ, di truyền, chọn giống và quản lý dịch bệnh. Tăng cường công tác tập huấn cho cán bộ những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản. Các giải pháp về kỹ thuật nên tập trung vào việc quản lý tốt đàn cá bố mẹ, chất lượng trứng và ấu trùng. Phối hợp với các trường, viện xây dựng chương trình chọn giống và chọn lọc di truyền nhằm hạn chế hiện tượng thoái hóa giống. Tăng cường công tác lưu giữ đàn cá bố mẹ hậu bị, thay thế các cá thể chất lượng kém. Trong quá trình sản xuất, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất nhằm nâng cao chất lượng con giống [4]. Các giải pháp về quản lý nên tập trung vào việc tiếp tục duy trì cơ chế khoán chi, sản lượng tại các trại giống nhỏ sản xuất các đối tượng cụ thể. Tăng cường đấu thầu các đề tài dự án các các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi. Tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm và hướng nghiên cứu của trung tâm, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và người dân trong quá trình sản xuất. Tăng cường trao đổi và nhập công nghệ sản xuất giống từ các trường, viện nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, quy định ngành về sản xuất và kinh doanh các đối tương thủy sản trong và ngoài nước nhằm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhìn chung, cả ba trung tâm giống cá nước ngọt đều thuộc quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn ngành về quy mô, diện tích. Các điều kiện tự nhiên và môi trường đều thuận lợi cho hoạt động sản xuất các đối tượng thủy sản nước ngọt. Số lượng cá bố mẹ ở Trung tâm Giống Nghệ An lớn nhất (10.400 con), tiếp theo là An Giang (8.500 con) và Thừa Thiên Huế (7.520 con). Số lượng cá giống sản xuất được lớn nhất tại trung tâm giống An Giang (10,9 triệu con, tương ứng với tỷ lệ sống 40%), tiếp theo Nghệ An (9,84 triệu con, 24,6%) và Thừa Thiên Huế (6,25 triệu con, 23,5%). Trong quá trình sản xuất, cá thường cảm nhiễm một số loại bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Tỷ lệ xuất hiện bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ lớn từ 13 - 67%, bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ thấp 5 - 16% tùy trung tâm giống. Để nâng cao hiệu quả sản xuất tại các trung tâm giống cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và chất lượng nguồn nhân lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2008, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2009. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản 1999 - 2008. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình 224, 9. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Tuyển tập Nghề cá sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp: 101-108. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020. Hà Nội. 5. Bộ Thủy sản, 1993 - 2008. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 6. Cục Nuôi trồng thủy sản, 2008. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển giống thủy sản theo quyết định 112/2004/ QĐ-TTg. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2009 - 2011. Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Nghệ An năm 2009, 2010 và 2011. 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2009 - 2011. Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, 2010 và 2011. 9. Sở Nông ngh iệp và Phát triển nông thôn An Giang, 2009 - 2011. Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang năm 2009, 2010 và 2011. 10. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp . 11. Tổng cục Thủy sản, 2010. Báo cáo tổng hợp Dự án điều tra, đánh giá hiệu quả đầu tư các trung tâm giống Quốc gia và trung tâ m giống thủy sản cấp I theo nguồn vốn chương trình 112. Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản. 12. Viện Kinh tế quy hoạch, 2010. Quy h oạch nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long. Tiếng Anh 13. Townsley, P., 1996. Rapid rural appraisal, participatory rural appraisal and aquaculture. Fao Fisheries Technical Paper No. 358.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_ky_thuat_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat.pdf
Tài liệu liên quan