Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế: thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Châu

4. KẾT LUẬN Liên kết đào tạo là một hướng đi mới và bền vững trong đào tạo Thạc sĩ. Bước đầu, nhà trường đã và đang tiến hành liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước. Mục tiêu lâu dài của nhà trường là liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài để giúp học viên nhanh chóng tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến và giảng viên có trình độ cao. Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo khác là phương thức đào tạo mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên và học viên. Đối với cơ sở đào tạo đặt lớp, việc liên kết mở các lớp đào tạo Thạc sĩ ngay tại địa phương đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cao ngay tại địa phương mình. Đối với Trường ĐHSP - ĐH Huế, ngoài việc mở rộng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo tại địa phương đã giúp Trường phát hiện được yêu cầu thực tế của xã hội từng địa phương làm cơ sở để đổi mới chương trình và cách thức đào tạo, gắn chương trình đào tạo với nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, uy tín nhà trường ngày càng được nâng cao, khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đối với học viên của địa phương, việc liên kết đào tạo đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho họ và giảm được những chi phí trong quá trình học tập, tận dụng những thời gian rảnh để có thể vừa học tập vừa công tác. Tóm lại, để đảm bảo chất lượng đào tạo Thạc sĩ theo hình thức liên kết, nhà trường cần tập trung giải quyết tốt những khó khăn và bất cập trên bằng nhiều giải pháp một cách hợp lý và đồng bộ. TÀI LIỆU THAM KH

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế: thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(14)/2010: tr. 141-146 LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN THỊ CHÂU Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều địa phương ở xa, Trường đã chú trọng công tác liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Điều này đã mở ra cơ hội học tập cho nhiều giáo viên, cán bộ giáo dục của nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của loại hình này. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ là những vùng có tiềm năng rất lớn, song nền kinh tế tại đây nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Sau đại học là bậc học được nhiều người lựa chọn trên con đường học vấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, giáo viên ở những vùng này không có điều kiện để đi học ở các cơ sở đào tạo xa do phải đảm nhận nhiều công việc và chăm lo cho gia đình. Nắm bắt được vấn đề này và thực hiện trách nhiệm của cơ sở đào tạo được quy định tại khoản 9 Điều 9 của Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Bộ Giáo dục & Đào tạo là “Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo quy định” [1], những năm qua, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trường ĐHSP - ĐH Huế) đã đầu tư thích đáng cho việc liên kết đào tạo Thạc sĩ với các cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn. Sự đầu tư đã đem lại những kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình tổ chức đào tạo. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thiết thực để vừa mở rộng quy mô đào tạo, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả của liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ. 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐHSP - ĐH HUẾ Trường ĐHSP - ĐH Huế đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép triển khai đào tạo Cao học từ năm 1992 với 02 chuyên ngành Thạc sĩ, đến nay trường đã được giao nhiệm vụ đào tạo 27 chuyên ngành Thạc sĩ. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, đặc biệt là cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, ngoài việc đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, Trường đang tiến hành NGUYỄN THỊ CHÂU 142 và phát triển mạnh liên kết đào tạo với nhiều Trường Đại học thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ. Khi xét thấy điều kiện đào tạo đã đủ mạnh để mở rộng quy mô đào tạo, năm 2004, Trường ĐHSP - ĐH Huế đã mở một lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Đồng Tháp dưới hình thức liên kết đào tạo với Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp. Đầu năm 2007, 33 học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ và đã được Đại học Huế công nhận tốt nghiệp. Năm 2005, Trường đã được Đại học Huế và Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng ý mở 3 lớp đào tạo cho 50 học viên chuyên ngành Quản lý giáo dục là cán bộ cốt cán của các Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An và liên kết với các Trường Cao đẳng Sư phạm địa phương để tổ chức đào tạo. Đặc biệt, từ năm 2006, Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Huế phê duyệt cho triển khai đề án “Hỗ trợ đào tạo Sau đại học cho cán bộ, giáo viên các địa phương khó khăn khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên” thực hiện từ năm 2006 đến năm 2013 với 1.300 chỉ tiêu cho 22 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ. Để thực hiện Đề án, Trường đã liên kết với Trường Đại học Tiền Giang, Đại học Lạc Hồng - Đồng Nai và Trường Đại học Tây Nguyên. Sau 4 năm, Trường đã tuyển sinh và triển khai đào tạo 13 chuyên ngành cao học với 252 học viên; trong đó 129 học viên đã tốt nghiệp [2]. Tiếp tục năm 2007, trước nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ cao của Sở Giáo dục - Đào tạo Kon Tum, Trường đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Huế cho phép mở 01 lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 16 học viên là cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của Tỉnh. Trường đã liên kết với Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum để triển khai đào tạo. Năm 2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép Trường mở 01 lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục cho cán bộ quản lý của Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình. Trường đã tuyển sinh được 30 học viên và liên kết với Trường Đại học Quảng Bình để tổ chức đào tạo. Hiện nay, Trường đã kết hợp với Trường Đại học Quy Nhơn xây dựng Đề án “Liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường ĐHSP - ĐH Huế và Trường Đại học Quy Nhơn” và đang chờ Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt [3]. Ngoài ra, một số Trường Đại học khác đang có nguyện vọng liên kết với Trường để mở lớp đào tạo trình độ Thạc sĩ như Đại học Phan Chu Trinh - Quảng Nam, Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long, Bình Phước, Quảng Trị... Qua một số năm triển khai liên kết đào tạo đã xuất hiện những bất cập và một số khó khăn sau: Do điều kiện khách quan và chủ quan nên những năm gần đây, Trường chưa tuyển hết chỉ tiêu đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Huế phân bổ. Thực tế cho thấy rằng, trong các kỳ tuyển sinh từ năm 2007 đến năm 2009 có những chuyên ngành không có thí sinh nào trúng tuyển trong khi số lượng đăng ký dự thi khá đông và một số chuyên ngành không tổ chức đào tạo tại địa phương do số lượng thí sinh trúng tuyển ít LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐHSP - ĐẠI HỌC HUẾ... 143 và phải chuyển học viên ra Huế học (ghép với chuyên ngành cùng khóa tại Trường). Điều này dẫn đến tình trạng ở một số địa phương, giáo viên và cán bộ ngại đăng ký dự thi vào các lớp của Trường ĐHSP - ĐH Huế mà đăng ký dự thi vào các cơ sở đào tạo khác vì việc thi tuyển nhẹ nhàng hơn và có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển cao hơn. Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh, bổ sung theo quy định định nhưng nhìn chung vẫn còn nặng và nghiêng nhiều về phần kiến thức lý thuyết. Học viên đang phải học quá nhiều môn với thời gian lên lớp nhiều. Nội dung chương trình có nhiều môn học trùng lặp với chương trình đào tạo đại học. Do các lớp học đặt ở xa cơ sở đào tạo nên các môn học được giảng dạy theo hình thức cuốn chiếu. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho học viên trong việc tiếp nhận kiến thức. Học viên phải học tập một môn liên tục trong thời gian ngắn nên không còn thời gian để nghiên cứu tài liệu và tiếp thu một lượng kiến thức lớn. Khi giảng viên kết thúc môn học thì học viên phải chuyển sang học một môn khác nên không có điều kiện để nghiền ngẫm, thẩm thấu kiến thức của môn trước đó. Điều kiện để học viên tiếp xúc với giảng viên khó khăn nên có ít cơ hội trao đổi chuyên môn. Trên thực tế, quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng nhưng đội ngũ giảng viên cho đào tạo Thạc sĩ chưa thực sự phát triển kịp đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Vì vậy, một số chuyên ngành phải mời khá nhiều giảng viên thỉnh giảng để giảng dạy và hướng dẫn luận văn. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, mặc dù đã được Trường quan tâm đầu tư nhưng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu học tập và nghiên cứu của học viên. Các cơ sở liên kết chưa có phần cơ sở vật chất và thiết bị dạy học dành riêng cho đào tạo Thạc sĩ và nguồn lực của nhà trường không thể trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học của chuyên ngành đào tạo ở những cơ sở khác ngoài Trường. Một số chuyên ngành đào tạo có các môn học có thực hành và thí nghiệm, các giảng viên chủ yếu triển khai việc giảng dạy nghiêng về lý thuyết, mà ít có điều kiện thực hành. Tài liệu tham khảo dành cho các môn học nghèo nàn, thậm chí không có. Đa số học viên đều phản ánh thiếu tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học đóng một vai trò quan trọng trong bậc đào tạo trình độ Thạc sĩ. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học của học viên chưa được chú trọng. Từ 2 năm nay, hàng năm Đại học Huế đã dành cho các Nghiên cứu sinh nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học nhưng hệ đào tạo trình độ Thạc sĩ chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay, có rất ít học viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ngoài ra, các hội thảo khoa học chưa được thông báo rộng rãi đến học viên để họ tham gia viết bài và trao đổi chuyên môn. Do các lớp đặt ở các địa phương nên kinh phí chi cho công tác tổ chức đào tạo rất cao vì phải chi trả cho việc đi lại, ăn, ở, phụ cấp giảng dạy xa của giảng viên giảng dạy và cán bộ phụ trách lớp tổ chức thi kết thúc môn học. Đối với các lớp địa phương tài trợ kinh phí học tập, học viên không phải băn khoăn về học phí nhưng những học viên không NGUYỄN THỊ CHÂU 144 được địa phương hỗ trợ thì đây là một khoản đóng góp rất cao so với mức thu nhập của một người giáo viên. Được học tập tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia công tác tại đơn vị và chăm sóc gia đình nhưng đây cũng là hạn chế gây nhiều khó khăn cho việc học tập của họ. Trên thực tế, học viên vừa phải tham gia công tác trong quá trình học tập, vừa phải chăm sóc gia đình nên không thể tập trung toàn sức toàn lực cho việc học tập và nghiên cứu. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN KẾT Liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ là một hướng đi hợp lý trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Trường ĐHSP - ĐH Huế xác định tiếp tục coi trọng và đầu tư hơn nữa về mọi mặt cho liên kết đào tạo Thạc sĩ để đáp ứng được nhu cầu của các địa phương. Từ nhận thức trên, Trường cần có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Thạc sĩ theo phương thức liên kết. Thứ nhất, nhà trường cùng với Đại học Huế cần phải tăng cường công tác thông báo tuyển sinh và hướng dẫn đề cương ôn thi để tuyển sinh hết số chỉ tiêu được cấp trên phân bổ. Cùng với cơ sở liên kết đào tạo, thông báo tuyển sinh phải được gửi rộng rãi và đến tận tay những đối tượng có nhu cầu đi học bằng các phương tiện thông tin đại chúng hay bằng công văn đến từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, Trường cần tổ chức tốt việc hướng dẫn đề cương ôn thi cho những thí sinh có nhu cầu đăng ký theo học để họ có kiến thức vững vàng khi thi tuyển. Bên cạnh đó, Trường cần đề xuất với Đại học Huế làm đề thi phù hợp với trình độ chuyên môn của học viên, nhất là các môn toán chuyên ngành và toán cho ngành Địa lý. Thứ hai, cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo khoa học, hợp lý và hiện đại. Làm được điều đó sẽ góp phần đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu và hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của công tác đào tạo và đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng. Cần phải tăng cường phần thực hành và giảm bớt kiến thức lý thuyết trong cơ cấu các môn học. Thứ ba, trong quá trình triển khai công tác đào tạo, cần tăng cường việc mời các giảng viên tại chỗ để giãn thời gian tập trung học tập của học viên. Nếu giải quyết được việc này, học viên có nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và nghiền ngẫm những kiến thức mà giảng viên cung cấp. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo cần sắp xếp lịch học hợp lý hơn và giảng viên cũng cần rút bớt số tiết giảng dạy lý thuyết mà yêu cầu học viên tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu thông qua hệ thống bài tập, chuẩn bị sêmina... Như vậy, học viên cũng bớt căng thẳng trong học tập và góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của mình. Thứ tư, cơ sở đào tạo cần tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và coi đó là nhiệm vụ cốt lõi, lâu dài trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục đại học trong xu thế cạnh tranh; là lương tâm, trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội, đối với đất nước. Để làm được việc này, nhà trường cần quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giảng LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CỦA TRƯỜNG ĐHSP - ĐẠI HỌC HUẾ... 145 viên một cách có kế hoạch và khoa học; cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thường xuyên và có hiệu quả; quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý. Nhà trường cũng cần có những chính sách ưu đãi thiết thực để thu hút những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi và những người có học vấn cao gắn bó làm việc lâu dài với Trường. Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy - học và nghiên cứu. Trường nên có kế hoạch đầu tư một số phương tiện dạy học và tài liệu thiết yếu cho cơ sở liên kết để phục vụ lâu dài cho việc dạy và học, nghiên cứu khoa học của học viên. Bên cạnh đó, Trường cần có kế hoạch hợp đồng sử dụng lâu dài các phương tiện học tập và thư viện của cơ sở liên kết phục vụ cho việc đào tạo các chuyên ngành mà mình mở lớp. Thứ sáu, cần tăng cường và khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học cho học viên cao học. Để thực hiện công tác này, cơ sở đào tạo phải dành một nguồn kinh phí thích đáng. Hàng năm, học viên có thể đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tại Trường hoặc phối hợp thực hiện với giảng viên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học. Cần tạo nhiều cơ hội hơn cho học viên Cao học tham gia các hội thảo khoa học và đăng tải các kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học. Thứ bảy, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao là để phục vụ trước hết cho các cơ quan quản lý cán bộ, cho nhà nước và cho xã hội. Để khuyến khích giáo viên, cán bộ tham gia học tập, đơn vị sử dụng cán bộ cần có nguồn kinh phí bồi dưỡng và đào tạo cán bộ để chi trả cho kinh phí học tập cho học viên. Bên cạnh đó, Trường cần đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp ngân sách cho loại hình đào tạo liên kết này nhiều hơn đề giảm bớt gánh nặng đóng góp cho học viên. Cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế và hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo để có được nguồn hỗ trợ từ bên ngoài phục vụ cho công tác trển khai đào tạo. Cuối cùng, các cơ quan sử dụng cán bộ cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí giúp học viên tập trung vào việc học tập. Với chương trình học tập nặng nề mà học viên phải đảm nhiệm thêm công tác của đơn vị thì không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. 4. KẾT LUẬN Liên kết đào tạo là một hướng đi mới và bền vững trong đào tạo Thạc sĩ. Bước đầu, nhà trường đã và đang tiến hành liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước. Mục tiêu lâu dài của nhà trường là liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài để giúp học viên nhanh chóng tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến và giảng viên có trình độ cao. Việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo khác là phương thức đào tạo mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên và học viên. Đối với cơ sở đào tạo đặt lớp, việc liên kết mở các lớp đào tạo Thạc sĩ ngay tại địa phương đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cao ngay tại địa phương mình. Đối với Trường ĐHSP - ĐH Huế, ngoài việc mở rộng quy mô đào tạo, liên kết đào tạo tại địa phương đã giúp Trường phát hiện được NGUYỄN THỊ CHÂU 146 yêu cầu thực tế của xã hội từng địa phương làm cơ sở để đổi mới chương trình và cách thức đào tạo, gắn chương trình đào tạo với nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, uy tín nhà trường ngày càng được nâng cao, khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đối với học viên của địa phương, việc liên kết đào tạo đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho họ và giảm được những chi phí trong quá trình học tập, tận dụng những thời gian rảnh để có thể vừa học tập vừa công tác. Tóm lại, để đảm bảo chất lượng đào tạo Thạc sĩ theo hình thức liên kết, nhà trường cần tập trung giải quyết tốt những khó khăn và bất cập trên bằng nhiều giải pháp một cách hợp lý và đồng bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008). Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ. Hà Nội. [2] Trường Đại học Sư phạm Huế (2006). Đề án hỗ trợ đào tạo Sau đại học cho cán bộ, giáo viên các địa phương khó khăn khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Huế. [3] Trường Đại học Sư phạm Huế (2010). Đề án Liên kết đào tạo sau đại học giữa Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Trường Đại học Quy Nhơn. Huế. Title: JOINT TRAINING OF MASTER’S LEVEL OF HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION: CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: Hue University’s College of Education is one of the training centers for high quality human resources for education throughout the country, especially in the Central, Highlands and South Vietnam. To meet the needs of improving and creating favorable conditions for many remote localities, the college has focused on joint training of master's degree in the regions mentioned above. This has opened up more learning opportunities for teachers, educational officials of many remote areas. The question is that it is necessary to have practical solutions to improve the quality of training of this type. ThS. NGUYỄN THỊ CHÂU Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_283_nguyenthichau_21_nguyen_thi_chau_4772_2021131.pdf
Tài liệu liên quan