Việt Nam ngày nay là sự kế thừa của nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng trải mấy nghìn năm lịch sử cương vực nước ta đã nhiều lần thay đổi. Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học.
Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử “Nam tiến” của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ “NAM TIẾN” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Nguyên nhân “Nam tiến”
Việt Nam ngày nay là sự kế thừa của nhà nước Văn Lang thời các Vua Hùng. Nhưng trải mấy nghìn năm lịch sử cương vực nước ta đã nhiều lần thay đổi. Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học.
Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.
Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.
Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được Chămpa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.
Qúa trình Nam tiến
Đối với Chiêm Thành
Thời Lý
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam có vương triều độc lập. Nhưng vì thời gian tồn tại của Ngô, Đinh, Tiền Lê ngắn và chưa được vững vàng, thiếu chuẩn bị nên lãnh thổ không có thay đổi gì kể cả phía Nam. Trong 3 triều đại kể trên thì triều đại Tiền Lê đã viễn chinh đến thủ đô của Chiêm Thành nhưng không thể mở rộng được lãnh thổ. Nhưng kể từ đấy, Chiêm Thành đã trở thành nước triều cống của Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu dưới triều đại Lý. Năm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh đánh Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman), đem về Thăng Long. Để được tha vua Chiêm đã cắt vùng đất phía bắc Chiêm Thành gồm ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý cho Đại Việt. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.
Thời Trần
Năm 1306 vua Chế Mân của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ô và Rí cho vua Trần Anh Tông để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của Đại Việt, vùng đất mà ngày nay là nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Biên giới phía nam của Đại Việt lúc này tiến đến đèo Hải Vân.
Thời Hồ
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ, Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại.
Thời Lê Sơ
Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đưa 20 vạn quân tiến đánh vào kinh đô Vijaya (Bình Định) của Chiêm Thành, kinh đô Vijaya bị thất thủ. Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất bắc Chiêm Thành vào Đại Việt (ngày nay là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Phần đất còn lại của Chiêm Thành vua Lê Thánh Tông đã chia làm 3 vương quốc và giao cho tướng, hoàng thân còn lại của Chiêm Thành trấn giữ và có nghĩa vụ triều cống Đại Việt. Đến năm 1471 lãnh thổ phía nam của Đại Việt tiến đến đèo Cù Mông (ranh giới giữa Bình Định và Phú Yên ngày nay).
Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn. Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp nhập vào phủ Lâm An.
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa. Với sự lệ thuộc của Bồn Man, lãnh thổ của Lào được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và tuy chính sách phát triển thông qua sự di trú của người dân như ở phía Nam cho dù không được thực hiện nhưng Việt Nam phái người quản lý tới địa phương để trực tiếp quản lý đã cho thấy tính chất chiếm lĩnh vĩnh viễn ở đây. Để dàn xếp sự chống đối của Bồn Man, từ năm 1460 Lê Thánh Tông đã nhiều lần gửi quân đội đến trấn áp.
Đối với Campuchia
Để thoát khỏi sự uy hiếp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai, chúa Nguyễn đi xuống phía Nam thúc đẩy chính sách một cách năng động như chính sách đối ngoại thông thương, chính sách mở rộng lãnh thổ để xây dựng sức mạnh nhằm khôi phục quyền lực đã mất.
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng tiến chiếm vùng đất của Chiêm Thành mà ngày nay là Phú Yên.
Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên được vua Chân Lạp chấp thuận nhượng vùng đất Mô Xoài, lập 2 thương điểm để tiến hành thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Việt phát triển.
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần tiến chiếm vùng Khánh Hòa của Chiêm Thành. Lấy sông Phan Rang làm ranh giới. Vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên đặt dinh Thái Khang. Phần phía Tây sông vẫn thuộc về Chăm Pa.
Năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành; là Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay, tuy nhiên chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832.
Sau khi chiếm Chiêm Thành vào năm 1693, chúa Nguyễn đã thi hành một số chính sách để giảm thiểu gánh nặng và những mối lo lắng đó.
Thứ nhất, hợp nhất hoàn toàn đất chiếm lĩnh Thuận Thành vào lãnh thổ của mình, đặt theo hình thức trấn hơn là đơn vị hành chính. Cho dù đã đặt lãnh, phủ, huyện, tổng, tư là đơn vị hành chính địa phương đối với khu vực đồng bằng của chúa Nguyễn lúc đó nhưng chúa Nguyễn đã không áp đặt mà đặt Thuận Thành là trấn. Đây cũng là hình thức cai trị dân tộc thiểu số trong quá khứ. Do đó, ngoài việc dùng phương pháp cực đoan là đàn áp phản loạn, vào tháng 8 năm 1693, chúa Nguyễn đã đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận rồi tháng năm năm sau lại đổi thành trấn Thuận Thành.
Thứ hai, như đã viết ở trên, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách đồng hóa hay lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành. Với phương pháp cụ thể hơn đối với điều này chúa Nguyễn đã dùng Kế Ba Tư làm tả đô đốc của phủ Thuận Thành và tiếp tục cai trị nơi này, đã nộp cống ông ta bởi phiên vương của trấn Thuận Thành và thu thập quân dân nộp cống hằng năm, và đã trả lại những vật lấy được trong cuộc chiến như ấn, gươm, yên, ngựa và những người bị bắt trước đây. Lúc này chúa Nguyễn đã chỉ định những danh sách nộp cống cho Việt Nam.
Vào năm 1697, Việt Nam đổi trấn Thuận Thành thành Bình Thuận và sát nhập vào một đơn vị hành chính của Việt Nam đồng thời hợp nhất lãnh thổ còn lại của Chiêm Thành từ Phan Rang đến Phan Rí đổi thành 2 huyện An Phuc và Hoa Da rồi sát nhập vào Bình Thuận nên dấu tích của Chiêm Thành hoàn toàn đã bị xóa bỏ trên bản đồ. .
Tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chúa Nguyễn không dừng lại ở Chiêm Thành. Điều đó có thể nhìn thấy được vào năm 1621, chúa Nguyễn đã có quan hệ hôn thú với đời thứ 2 Chey Chettha của Campuchia. Lúc đó, chúa Nguyễn đã yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chân Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt Nam được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mỗi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ.
Lúc đó Campuchia lệ thuộc vào vương quốc Ayuthaya của Thái Lan đã mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia. Sau đó, dưới chính sách ngoại giao cận Việt viễn Thái của Campuchia, năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mỗi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia.
Vào năm 1674, Việt Nam đã gửi quân đội đến Campuchia lần thứ hai để giải quyết tranh chấp vương vị và có thể bước một bước sâu hơn vào việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia bằng cách đặt ra chế độ chính vương và phó vương. Lúc này, phó vương sống ở Sài Gòn. Trên cơ sở này, vào tháng 1 năm 1679 Việt Nam đã đem 50 chiến thuyền với hơn 3 nghìn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa. Những khu vực này là kết quả chiến thắng trong cuộc phân tranh vũ lực với Thái trên lãnh thổ Campuchia của Việt Nam, vì một phần thuộc khu vực mà Nạc Ông Nộn được bổ nhiệm cai trị, nên Việt Nam có thể định cư ở đó.
Những người có thế lực khai phá đất, xây dựng thành Đông Phố và biến nơi đây thành nơi thương mại quốc tế đông đúc với những chiếc thuyền của nhà Thanh – phương Tây – Nhật – Java. Thời điểm này, có thể nói ngoài người Việt Nam ra, người Trung Quốc cũng phát triển Thủy Chân Lạp. Vào năm 1680, việc phát triển Thủy Chân Lạp dựa vào Mạc Cửu người Quảng Đông Trung Quốc. Ông ta được bổ nhiệm làm quản lý của Campuchia và đã phát triển Phú Quốc, Cần Bọt, Gia Khê, Luỗng Cây, Hương Úc, Cà Mau. Ở đây, vào năm 1810 đã đổi thành trấn Hà Tiên rồi năm 1831 đổi thành tỉnh Hà Tiên.
Năm 1688, với cuộc phản loạn của Hoàng Tiến đã trở thành cơ hội cho Việt Nam thực hiện hợp nhất lãnh thổ Campuchia. Hoàng Tiến gây ra phản loạn, quốc vương của Campuchia Nặc Ông Thu đã từ chối thần phục và nộp cống cho Việt Nam và dương ngọn cờ phản loạn. Việt Nam đã gửi quân vào Sài Gòn để bình định việc này nhưng không thành công. Tuy nhiên, trong trong một thời gian dài nắm giữ, Việt Nam thực sự đã có ảnh hưởng ở khu vực này. Tiếp đó, năm 1691, người có thực quyền ở đây là phó vương Nặc Ông Nộn tử vong đã tạo ra một khoảng trống quyền lực đã xúc tiến quá trình hợp nhất của Việt Nam ở khu vực này. Trên cơ sở đó, từ năm 1698, bắt đầu hợp nhất khu vực Gia Định khai thác được dựa vào người Trung Quốc và người bản xứ trước đây.
Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan.Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711.
Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật.
Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây.
Biện pháp Nam tiến
Như vậy, cuộc Nam tiến của Đại Việt là quá trình đánh trả, ngăn chặn rồi lấn lướt những chính quyền hiếu chiến ở biên Nam. Đồng thời cũng được thi hành ôn hòa qua kế hoạch dinh điền, mở mang khai phá đất đai bị bỏ hoang ở biên trấn, sống hòa lẫn cùng dân bản địa, vừa canh chừng giặc, vừa sản xuất lương thực theo đường lối “ngụ binh ư nông” mà Đại Việt đã khôn ngoan áp dụng từ khi thu hồi được độc lập. Công bằng mà xét thì công cuộc này được mở màn từ thời Tiền Lê ở thế kỷ X, quyết liệt trong thời Lý, tương đối hòa bình trong thời Trần, vừa đánh, vừa lấn vừa đàm ở thời Hồ, thời Hậu Lê đối với Chiêm Thành. Tới thời các chúa Nguyễn, Đại Việt đã biết lợi dụng cuộc nội tranh trong vương thất các nước Chiêm Thành, Chân Lạp mà thực hiện vừa bảo hộ, vừa lấn, vừa dần chiếm rồi dứt điểm xác lập chủ quyền cả về đất đai và dân cư.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía nam của Việt Nam cũng được tiếp tục dưới triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là triều đại nhà Nguyễn. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ của Lào tiếp giáp với khu vực từ Quảng Bình tới Lạng Sơn, đã gửi quân đi 6 phủ và bổ nhiệm làm tộc trưởng ở đây theo hình thức cai trị gián tiếp. Khi xem xét đến nhiều điều kiện như chính trị – kinh tế – địa chính học, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp nhất Cao Miên để dành lợi cho quốc gia, và kết quả là năm 1835, Chân Lạp – quốc hiệu của Cao Miên đã đổi thành Chân Tây Thành và lập 2 huyện, 32 phủ. Nhưng cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. Cho nên, năm 1847, Việt Nam đã ký hiệp định với Thái và rút quân. Do đó, cho đến khi Việt Nam và Campuchia đều trở thành thuộc địa của Pháp thì Campuchia chỉ duy trì mối quan hệ nộp cống cho Việt Nam.
Bản chất và hệ quả
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc sản xuất ngũ cốc. Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa và lượng nắng nhiều thì vùng này còn có tài nguyên phong phú và đất đai màu mỡ và rộng lớn.
Ở đây cũng không thể bỏ qua sự đóng góp của người dân di trú Trung Quốc. Trong khi không đủ nhân lực phát triển thì việc tham gia của người dân Trung Quốc đã giảm bớt đi gánh nặng cho người dân Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển thương mại của phía Nam và đã tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam.
Liên quan đến việc tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam không thể loại trừ vai trò của Campuchia. Việc hợp nhất Thủy Chân Lạp tức 6 tỉnh phía Nam dành được ngoài mảnh đất màu mỡ và rộng lớn còn có được dân tộc Khơme đông nhất trong 54 dân tộc đã biến Việt Nam từ một nước có văn hóa Phật giáo Đại thừa sang một nước văn hóa Phật giáo Tiểu thừa.
Đồng thời, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng là một trường hợp điển hình minh chứng cho quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt ”. Nếu như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được tái lập vào năm 1991 thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia cũng không được mặn mà khi 20 vạn quân Việt Nam rút lui khỏi Campuchia dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ vào năm 1989. Quan hệ giữa Việt Nam và Thái cũng đối lập sâu sắc trong việc gây ảnh hưởng trên đất Campuchia. Xét trên quan điểm địa chính học, quan hệ giữa Việt Nam và Lào có thể là một dị biệt nhưng xét cho cùng thì có thể cũng không khác với những mối quan hệ nước láng giềng đã nêu trên
Một mặt, việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan. Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam – Campuchia hay Thái Lan – Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_nam_tien_cua_viet_nam_5273_1781588.docx