Lí thuyết lượng cầu tài sản

GIỚI THIỆU Giả sử bạn bất ngờ được thừa hưởng một khoản thừa kế cực lớn, hoặc giả như bạn trúng xổ số chẳng hạn, bạn sẽ có rất nhiều tiền trong tay. Khi đó có tiền trong tay, bạn muốn làm gì trước tiên? Có thể bạn muốn mua rất nhiều thứ, muốn tận hưởng một cuộc sống mà bạn hằng mong. Nhưng đó cũng chỉ là những cái ban đầu mà thôi, bởi tiền bạc thì là thứ mà sẽ không bao giờ ở lại cạnh bạn lâu dài cả, sau cùng thì bạn sẽ chẳng còn chút nào cả nếu bạn không chịu làm cho nó sinh sôi. Vì vậy về lâu dài bạn sẽ phải nghĩ cách làm cho số tiền của bạn có khả năng tăng lên, đem lại nhiều tiền hơn cho bạn trong tương lai. Đặc biệt với những nhà kinh tế thì đó còn là điều đầu tiên và tối quan trọng mà họ phải nghĩ tới.Vậy bạn sẽ phải làm thế nào? Đầu tư như thế nào để có lời nhất đây?Cổ phiếu? trái phiếu? vàng? ngoại tệ? bất động sản? . Phải chọn loại nào và số lượng là bao nhiêu đây? Một vấn đề tối quan trọng mà chúng ta cần phải nghiên cứu. Lý thuyết về lượng cầu tài sản mà chúng ta được học trong môn Lý thuyết tài chính tiền tệ sẽ đem lại cho chúng ta phần nào hiểu biết để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc đầu tư tài sản của mình. Đặc biệt là trong hoàn cảnh mà thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển và trở nên phổ biến, gần gũi hơn với mọi người dân trong cuộc sống, những kiến thức về chứng khoán càng trở nên hữu dụng và cần thiết hơn. Tụ bản thân bạn với vai trò là nhà đầu tư trong nền kinh tế sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền kinh tế chung, phát triển các công cụ để phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận của chính bạn.

pdf36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lí thuyết lượng cầu tài sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT LƯỢNG CẦU TÀI SẢN o Của cải (Wealth) o Suất sinh lời dự tính (Expected Return) o Rủi ro (Risk) o Tính thanh khoản (Liquidity) Lưu ý: Khi chúng ta xét 1 yếu tố thì giả định 3 yếu tố còn lại là không đổi. 1. Các yếu tố xác định nhu cầu tài sản o Của cải là tất cả các nguồn lực kinh tế mà 1 người có được, trong đó bao gồm tất cả các tài sản. o Wealth: a. All things that have a monetary or exchange value. b. Anything that has utility and is capable of being appropriated or exchanged. 1.1 Của cải (Wealth) o Khi của cải (thu nhập) tăng lên thì nhu cầu về tài sản tăng lên. o Nhu cầu tài sản tăng lên bao nhiêu phụ thuộc vào độ co giãn cầu của loại tài sản đó. 1.1 Của cải (Wealth) o Tài sản gồm có 2 loại: tài sản cần thiết và tài sản cao cấp.  Tài sản cần thiết: tài sản có độ co giãn cầu nhỏ hơn 1.  Tài sản cao cấp: tài sản có độ co giãn cầu lớn hơn 1. 1.1 Của cải (Wealth) o Suất sinh lời dự tính cho biết có thể nhận được bao nhiêu tiền lãi trên số vốn đầu tư vào 1 loại tài sản nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định. o Nhà đầu tư lựa chọn tài sản để đầu tư trên cơ sở so sánh suất sinh lời dự tính của tài sản này so với tài sản khác. 1.2 Suất sinh lời dự tính o Khi tài sản A có suất sinh lời dự tính tăng lên so với tài sản B thì cầu tài sản A sẽ tăng lên. o Suất sinh lời dự tính của tài sản A tăng lên so với suất sinh lời dự tính của tài sản B theo 1 trong 3 cách: Sslời dtính của A tăng trong khi của B không đổi. Sslời dtính của A không đổi trong khi của B giảm. Sslời dtính của tài sản A tăng nhiều hơn của B. 1.2 Suất sinh lời dự tính  Suất sinh lời dự tính trung bình là bình quân gia quyền của tất cả các suất sinh lời có thể xảy ra trong tương lai (Ri) với trọng số là xác suất để mỗi suất sinh lời có thể xảy ra (pi):  R – suất sinh lời dự tính trung bình  Ri – suất sinh lời có thể xảy ra trong trường hợp i  pi – xác suất xảy ra trường hợp i  Σ pi = 1 1.2 Suất sinh lời dự tính o Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “rủi ro là điều không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”. o Có 2 điểm chính: 1. Rủi ro là các sự kiện bất ngờ, không mong đợi. 2. Khi xảy ra, rủi ro gây tổn thất. 1.3 Rủi ro o Tình huống: Có 2 phương án dưới đây và bạn sẽ chọn phương án nào? 1. Bạn sẽ được nhận 50.000 đồng (chắc chắn xảy ra). 2. Bạn chấp nhận chơi xấp ngửa: nếu ngửa bạn nhận 100.000 đồng, nếu xấp thì không nhận được gì cả. ⇒ Rủi ro = Cơ hội + Nguy cơ 1.3 Rủi ro Trong tài chính, rủi ro là mức độ không chắc chắn của suất sinh lời dự tính (hay mức độ không chắc chắn của thu nhập trong tương lai). 1.3 Rủi ro o Với các yếu tố khác không đổi, nếu rủi ro của 1 tài sản giảm xuống so với các tài sản khác thì nhu cầu về tài sản này sẽ tăng lên. o Để đo lường rủi ro, chúng ta dùng độ lệch chuẩn (standard deviation) của suất sinh lời cho 1 khoảng thời gian nắm giữ nhất định. 1.3 Rủi ro  Trong trường hợp chúng ta không biết xác suất xảy ra của từng tình huống, mà chúng ta có tập hợp mẫu n quan sát các mức lợi nhuận của một tài sản đã xảy ra trong quá khứ, thì chúng ta có thể tính độ lệch chuẩn theo công thức sau: 1.3 Rủi ro Rủi ro và lợi nhuận  Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, NĐT chấp nhận mức rủi ro cao (risk takers) có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn NĐT chấp nhận mức độ rủi ro thấp (risk averse) “No pain, no gain” Không chịu rủi ro, không lợi nhuận Rủi ro và lợi nhuận o Chúng ta đều biết là mọi người đều e ngại rủi ro, tức là họ không ưa mạo hiểm. Vậy tại sao lại có người vẫn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro mà không phải là một? Hay, việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro này có làm tăng độ rủi ro không? Đặt vấn đề Ích lợi của việc đa dạng hóa (Diversification) o Một trong những nguyên tắc tài chính là: “Không cho tất cả trứng vào cùng một rổ”. o Việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro (tức đa dạng hóa) sẽ làm giảm bớt tổng rủi ro. Công ty sản xuất áo mưa Công ty sản xuất áo tắm Công ty ghép Trời mưa Rmưa=100% Rmưa=0% Rmưa=50% Trời nắng Rnắng=0% Rnắng=100% Rnắng=50% = 50% = 50% = 50% 1. Rủi ro đa dạng hóa được (hay rủi ro không hệ thống) – Diversifiable risk: là một phần rủi ro của tài sản có thể loại trừ bằng cách tái cơ cấu, đa dạng hóa danh mục đầu tư.  Rủi ro đa dạng hóa được là loại rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố cá thể trong nội bộ doanh nghiệp mang lại. Rủi ro gồm có 2 phần 2. Rủi ro hệ thống (hay rủi ro không đa dạng hóa được - Non-diversifiable risk): là phần rủi ro của một tài sản mà không thể loại trừ bằng việc đa dạng hóa.  Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động chung đến hoạt động của thị trường và bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô mà cá nhân NĐT buộc phải chấp nhận. Rủi ro gồm có 2 phần Rủi ro nào quan trọng hơn: rủi ro đa dạng hóa được hay rủi ro hệ thống của tài sản? Rủi ro hệ thống vì khi nhà đầu tư nắm giữ một danh mục đã đa dạng hóa hoàn toàn thì rủi ro duy nhất của danh mục này là rủi ro hệ thống (không đa dạng hóa được). Rủi ro 1. Rủi ro không đa dạng hóa được càng cao thì lợi nhuận càng cao. 2. Với một mức lợi nhuận xác định, rủi ro không đa dạng hóa được càng cao thì cầu tài sản này càng thấp. 3. Với một mức rủi ro không đa dạng hóa được xác định, lợi nhuận càng cao thì cầu về tài sản này càng cao. Mối liên hệ giữa rủi ro không đa dạng hóa được và lợi nhuận Tính thanh khoản là khả năng chuyển tài sản thành tiền trong thời gian ngắn với chi phí thấp. 1. Chuyển tài sản thành tiền 2. Thời gian ngắn 3. Chi phí thấp 1.4 Tính thanh khoản o Với tất cả các yếu tố khác là như nhau, nếu tính thanh khoản của 1 loại tài sản cao hơn loại tài sản khác thì nhu cầu loại tài sản này sẽ tăng lên. o Một tài sản có tính thanh khoản cao khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều người mua và bán tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản kém khi mà thị trường của tài sản này có ít người mua và bán. 1.4 Tính thanh khoản o Thông thường điều kiện để 1 loại tài sản có tính thanh khoản cao là phải có 1 thị trường tập trung cho loại tài sản này để có thể tăng số lượng người mua và người bán. 1.4 Tính thanh khoản Việc dùng hết tiền để mua tài sản kém thanh khoản sẽ gây khó khăn trong trường hợp phải có tiền cho các trường hợp khẩn cấp. Do vậy mà các nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa tài sản bằng một danh mục bao gồm cả tài sản có tính thanh khoản cao. Lưu ý Lý thuyết về lượng cầu tài sản (Theory of asset demand) còn được gọi là: Theory of porfolio choice 2. Lý thuyết về lượng cầu tài sản o Công cụ dùng để phân tích về động thái hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính: chính phủ, NHTW, nhà đầu tư… o Để giải thích về nhu cầu đối với 1 loại tài sản, về quá trình cung cầu tiền tệ… o Giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân biến động của những yếu tố làm ảnh hưởng đến biến động của lãi suất. 2. Lý thuyết về lượng cầu tài sản Tóm tắt lý thuyết lượng cầu tài sản YẾU TỐ THAY ĐỔI CỦA YẾU TỐ THAY ĐỔI CỦA LƯỢNG CẦU Thu nhập hay của cải ↑ ↑ Suất sinh lời dự tính (so với các tài sản khác) ↑ ↑ Rủi ro tương đối (so với các tài sản khác) ↑ ↓ Tính thanh khoản tương đối (so với các tài sản khác) ↑ ↑ 3. Lượng cầu tài sản, thông tin, dự tính và sự biến động tương quan giữa các thị trường o Thị trường tài chính chịu tác động rất lớn của thông tin, thông tin tốt hay xấu đều tác động đến quyết định của các chủ thể trên thị trường. o Các thông tin liên quan đến các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến của cải. 3.1 Thông tin o Các thông tin về giá tài sản, lãi suất, kết quả hoạt động kinh doanh… tác động đến suất sinh lời dự tính. o Các yếu tố biến động kinh tế chính trị xã hội và của chính tài sản… tác động đến rủi ro. o Các thông tin về khối lượng mua bán giao dịch tài sản, khả năng thực hiện giao dịch… tác động lên tính thanh khoản. 3.1 Thông tin o Yếu tố dự tính, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng để lý giải biến động của thị trường. o Nếu thị trường dự tính vào tiềm năng tăng giá của chứng khoán, hay nếu nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp thì nhu cầu đầu tư chứng khoán sẽ tăng, mặc dù hiện tại tình hình kinh doanh không sáng sủa lắm. 3.2 Dự tính o Trong quyết định mua bán tài sản và đầu tư, yếu tố giá cả không phải là yếu tố cơ bản. Ngay cả khi giá tài sản giảm xuống và được xem là rẻ, nhu cầu mua tài sản vẫn không tăng. 3.2 Dự tính o Nhà đầu tư luôn so sánh suất sinh lời dự tính, rủi ro và tính thanh khoản giữa các tài sản, các thị trường với nhau. o Nếu tài sản A tốt hơn tài sản B thì không những cầu tài sản B giảm mà nhu cầu bán tài sản B sẽ tăng và nhu cầu đầu tư vào tài sản A tăng. 3.3 Sự biến động tương quan so sánh giữa các thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLí thuyết lượng cầu tài sản.pdf