Kỹ thuật trồng bưởi

- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu. - Kết hợp trồng xen với cây ổi để xua đổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).

doc10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng bưởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI 11.1. GIỐNG BƯỞI: Những giống bưởi phổ biến hiện nay: - Ở miền Nam có các giống bưởi như: Bưởi Năm Roi, Bưởi Đường Lá Cam, Bưởi Da Xanh, Bưởi Lông Cổ Cò - Ở miền Bắc có các giống bưởi như sau: Bưởi Thanh Trà, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Diễn, Bưởi Đỏ Mê Linh, Bưởi Pô. mi. lô. 11.2. THỜI VỤ TRỒNG: Vùng ĐBSCL trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mùa trồng từ tháng 6 - 7 dương lịch. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ trồng vào tháng 8 - 9 dương lịch hàng năm. Các vùng ĐBSH, Đông Bắc, Tây Bắc vụ Xuân trồng tốt nhất tháng 2 - 3; vụ Thu Đông vào tháng 8 - 9. 11.3. THIẾT KẾ ĐẤT TRỒNG BƯỞI: 11.3.1. Thiết kế vườn trồng: Vùng đất thấp, trũng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng cần có mương tiêu nước: chiều rộng khoảng 2m, chiều sâu 1 - 2m, lên líp có kích thước 4 - 5m (líp đơn) và 8 - 10m (líp đôi). Vùng đất có tầng canh tác dày, mực nước ngầm thấp và không bị ảnh hưởng lũ lụt thì có thể lên líp theo kiểu đắp mô. Líp nên xây dựng theo hướng Đông Bắc hay Tây Nam giúp cho vườn thông thoáng. Vùng đất ở miền Đông và Duyên hải Nam trung bộ phải chọn nơi có nguồn nước tưới hoặc nước ngầm để tưới vào mùa khô. 11.3.2. Trồng theo đường đồng mức: Đối với đất bãi bằng có độ dốc 3 - 5o bố trí trồng bưởi theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu), đất có độ dốc 5 - 10o phải trồng bưởi theo đường đồng mức. Diện tích vườn lớn từ 2ha trở lên cần phân thành từng lô nhỏ, diện tích từ 0,5 - 1ha/lô có đường giao thông nội đồng để vận chuyển bằng xe cơ giới nhỏ. Đối với đất dốc cần thiết kế đường lên đồi không quá 10o. 11.4. CHUẨN BỊ HỐ TRỒNG: - Các vùng đất cao ở miền Bắc, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ đào hố theo kích thước 0,8 -1m x 0,8 - 1m x sâu 0,7m. Hố trồng phải chuẩn bị trước khi trồng 1 tháng. - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên làm mô (ụ đất) để nâng cao tầng canh tác, đất làm mô trồng thường là mặt đất ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô, mô nên cao 40 - 60cm và đường kính 80 - 100cm. - Phân bón lót trước khi trồng: Phân bón lót cho 1 hố trồng bưởi như sau: + Phân hữu cơ hoai mục 20 - 50kg. + Super lân 1 - 1,5kg. + Kali sufat 0,5 - 1kg. + Vôi bột 1kg. Trường hợp không bón phân đơn lân, kali thì bón NPK (16 - 16 - 8) 0,2 - 0,5kg. Lượng phân trên đây trộn đều với lớp đất mặt rồi bón xuống hố. 11.5. MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG: Tuỳ theo giống và vùng đất trồng mà điều chỉnh khoảng cách trồng cho phù hợp, có thể là 5m x 6m hoặc 6m x 6m, 6m x 7m. Mật độ trồng ở ĐBSCL khoảng 24 - 33 cây/1000m2, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ có thể trồng khoảng cách thưa hơn 7m x 8m (18 cây/1000m2), các vùng Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc mật độ trồng theo kiểu chữ nhật hoặc ô vuông từ 330 - 420 cây/ha, theo kiểu tam giác từ 277 - 387cây/ha, các vùng đất tốt có điều kiện đầu tư thâm canh bố trí mật độ 400 - 500 cây/ha. 11.6. CHĂM SÓC VƯỜN BƯỞI: Bón phân cho vườn bưởi ở 2 thời kỳ: 11.6.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1 - 3 năm tuổi), phân bón được chia làm 4 đợt để bón cho bưởi: - Tháng 1 - 2: bón 40% lượng phân đạm + 40% lượng kali. - Tháng 5: Bón 20% lượng phân đạm + 20% lượng kali. - Tháng 8: Bón 20% lượng phân đạm + 20% lượng kali. - Tháng 11 - 12: Bón 20% lượng phân đạm + 20% lượng kali + 100% lượng phân lân + 100% lượng vôi bột. Lượng phân bón cho 1 cây theo từng năm như sau: Phân bón Năm Lượng phân bón (gr/cây/năm) urê Super lân KCl 1 110 - 200 120 - 240 30 - 60 2 220 - 330 300 - 420 80 - 150 3 330 - 540 480 - 600 160 - 230 Cách bón: Rạch rãnh xung quanh tán sâu 10 - 15cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Nếu kết hợp bón phân hữu cơ thì rãnh đào rộng 30cm, sâu 30cm kết hợp xới xáo, làm cỏ, tưới nước và tủ lại gốc cây. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40gr hoà trong 10 lít nước để tưới cho 1 gốc bưởi (2 tháng/lần). Khi bưởi trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh như EM (Effective Micro - Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ. 11.6.2. Thời kỳ kinh doanh - Thời kỳ cây mang quả. a) Số lần bón phân cho bưởi ở thời kỳ kinh doanh như sau: - Lần 1 sau thu hoạch bón: 25% lượng phân đạm + 25% lượng phân lân + 30 - 50kg phân hữu cơ/gốc/năm. Bón phân cơ bản tăng sức chống đỡ qua mùa Đông đối với các vùng ở miền Bắc (tháng 11 - 12) - Lần 2: 4 tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% lượng phân đạm + 50% lượng phân lân + 30% lượng phân kali. Lần này tác dụng thúc cành Xuân và đón hoa (khoảng tháng 2) - Lần 3: Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% lượng phân đạm + 25% lượng phân lân + 50% lượng phân kali. Lần này thúc cành Hè và nuôi quả (khoảng tháng 4 - 5). - Lần 4: 1 tháng trước khi thu hoạch bón: 20% lượng phân kali (khoảng tháng 6 - 7) để thức cành Thu và tăng trọng lượng quả. Lượng phân bón cho cây bưởi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, thành phần dinh dưỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất vụ trước. . . Trong điều kiện ở nước ta, hướng dẫn về bón phân chỉ có tính chất tham khảo, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà tăng giảm lượng phân bón. Phân bón Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây/năm) Phân chuồng Sunfat đạm Super lân Clorua kali Vôi bột Năm thứ 4 30 1,2 1,0 0,8 2,0 Năm thứ 5 50 1,8 1,2 0,9 0,9 Năm thứ 6 50 1,9 1,2 1,0 2,0 Năm thứ 7 70 2,0 1,5 1,2 1,2 Năm thứ 8 70 2,0 1,7 1,5 2,0 Năm thứ 9 trở đi 70 3,0 2,0 1,7 1,7 Từ năm thứ 10 trở đi cây đã ổn định về sinh trưởng và năng suất, cách bón như sau: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20 - 30cm, rộng 20 - 30cm, bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. Phân bón lá nên phun 4 - 5 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày. b) Tỉa cành và tạo tán: Tạo tán: Gồm các bước sau: - Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50 - 80cm thì bấm bỏ phần ngọn. - Chọn cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng làm cành cấp 1. - Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50 - 80cm thì cắt đọt để hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 - 3 cành. - Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như đã làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. - Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi cho chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch. Tỉa cành: Hằng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang quả, cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời gian cây đang mang quả. . . 11.7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH CHÍNH: 11.7.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Lá non bị sâu vẽ bùa gây hại sẽ không phát triển và hoa qủa dễ bị rụng nhất là cây con mới trồng. Phòng trừ: Bảo vệ loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng sâu vẽ bùa. Tỉa cành cho ra lộc tập trung, chóng thành thục để hạn chế sự phá hoại của sâu. Phun thuốc ngay khi cây bắt đầu nhú lộc 1 trong các loại thuốc: Saliphos 35EC 25 - 35ml/bình 8 lít nước, Sherzol 205 EC 25 - 35ml/bình 8 lít. Confidor 5 - 10ml/bình 8 lít, dầu khoáng DC - Tron Plus 50ml/bình 8 lít. 11.7.2. Rầy chổng cánh (Diapharina citri): Rầy chổng cánh ở trên đọt non chích hút nhựa cây và là môi giới truyền vi khuẩn gây bệnh Vàng lá Greenging. Phòng trừ: Điều khiển cây ra đọt tập trung. Bảo vệ loài ong ký sinh tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis gây hại ấu trùng. Dùng bẫy màu vàng để phát hiện rầy trong vườn, trồng cây chắn gió để hạn chế rầy từ nơi khác xâm nhập vào, chú ý vào các đợt ra đọt non của cây, sử dụng 1 trong các loại thuốc như Basicide 50EC, Butyl 10WP 25gr/ bình 8lít, Actara 25WG 1gr/bình 8 lít, Applaud 10WP 10 - 15gr/bình 8 lít. 11.7.3. Rầy mềm (Toxoptera citricidus): Rầy mềm trích hút nhựa làm các đọt non không phát triển, là môi giới truyền virus gây bệnh Tristeza trên cây bưởi. Phòng trừ: Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung. Bảo vệ những thiên địch gây hại rầy mềm như: Bọ rùa, green lacwing, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong ký sinh thuộc họ Aphididea. Giai đoạn đọt non trừ rầy bằng 1 trong các loại thuốc như: Lancer 75WP 15gr/bình 8 lít, Butyl 10WP 25gr/bình 8 lít, Actara 25 WG1gr/bình 8 lít, Applaud 10 WP 10 - 15gr/bình 8 lít. 11.7.4. Nhện hại lá và quả: Phòng trừ: Nhện gây hại trên lá và quả nên phát hiện thật sớm, nhất là khi vừa đậu trái, có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau đây để trừ nhện: Comite 73EC 5 - 10ml/bình 8 lít, Sulox 80WP 50gr/bình 8 lít, Kumulus 80DF 10 - 20gr/bình 8 lít, Dầu khoáng DC - Tron Plus 50ml/bình 8 lít. 11.7.5. Rệp sáp: Chúng thường ở trên cành non, quả để chích hút nhựa, ngoài ra nơi chúng thải phân ra chúng còn kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và quả. Phòng trừ: Trong điều kiện tự nhiên rệp sáp chưa gây hại đáng kể, tuy nhiên khi mật độ cao cần phun thuốc để phòng tầư như dùng 1 trong các loại thuốc: Pyrixex 20 EC, Fenbis 25EC, Admire liều lượng theo khuyến cáo, Dầu khoáng DC - Tron Plus 50ml/bình 8 lít. 11.7.6. Bệnh Tristeza: Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hoá. Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh và tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ sâu đã khuyến cáo vào các đợt ra đọt non để tránh lan truyền mầm bệnh. 11.7.7. Bệnh vàng lá Greening ( do vi khuẩn Liberobacter asiticus) Phòng trừ: Loại bỏ các cây đã nhiễm bệnh để tiêu huỷ mầm bệnh, tránh chiết, ghép bằng các mắt ghép trên các cây nghi ngờ đã có mầm bệnh. Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa. - Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với những vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non. 11.7.8. Bệnh ghẻ ( do nấm Elsinoe fawcetii) Phòng trừ: Trồng cây không bị nhiễm bệnh, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành mang bệnh ra khỏi vườn đốt, tiêu huỷ mầm bệnh. Phun 1 trong các loại bình thuốc phòng ngừa bệnh như Carbenzim 500FL 15 - 20ml/ bình 8 lít, Benomyl, Thio - M 500SC 10 - 15ml/bình 8 lít, COC - 85 trước khi ra lá mới, lúc hoa vừa rụng cánh, sau đậu quả. 11.7.9. Bệnh thối gốc chảy nhựa ( do nấm Phytophthora spp): Phòng trừ: Trồng trên mô cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt, trồng với khoảng cách hợp lý. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được thông thoáng để hạn chế bệnh phát triển. Dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị nhiễm và dùng thuốc Mexyl MZ 72WP 20-30gr/bình 8 lít, Alpine 80WP 20gr/bình 8 lít, Ridomyl pha với liều lượng bôi thuốc lên chỗ đã cạo. 11.8. THU HOẠCH: Cây bưởi từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 - 8 tháng, tuỳ theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng. Khi chín, túi tinh dầu nở to, vỏ thường căng và chuyển màu, đáy quả hơi lõm vào và khi ấn thì mềm, quả nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay (tránh lúc nắng làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ), không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh và bưởi đỏ tại miền bắc Yêu cầu sinh thái    1. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23-29oC.    2. Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp là tương đương nắng sáng lúc 9 giờ.    3. Nước: Cây bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mưa, cần phải tưới nước để duy trì sự phát triển nhanh của cây. Độ mặn trong nước tưới không quá 0,2% (2g/lít nước).   4. Đất trồng: Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5-7, có hàm lượng hữu cơ cao >3%, mực thủy cấp thấp dưới 0,8 m. Thời vụ trồng:  Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng. Chuẩn bị đất trồng Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6. Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước. Kích thước hố trồng Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng 4 m x 4m . Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày, cây dược liệu.  Trồng cây  Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.  Bón phân  Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:  - Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân.  - Cây 4 -6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân. - Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân.  Cách bón phân như sau:  - Cây từ 1-3 tuổi: phân bón nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.  - Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón 1 - 2kg Kali.  Chăm sóc  Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.  Phòng trừ sâu bệnh  - Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước. - Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.  - Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.  - Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau - Mip.  - Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt  sâu. - Kết hợp trồng xen với cây ổi để xua đổi Rầy chổng cánh (một loại côn trùng môi giới truyền bệnh vàng lá greening).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccay_buoi_do_9566.doc
Tài liệu liên quan