Kỹ thuật ấp trứng gà

1. Thu nhặt và bảo quản trứng. Hàng ngày, gà bắt đầu đẻ trứng từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhưng đẻ rộ từ 10 giờ sáng trở đi. Để đảm bảo trứng sạch khi ấp có tỷ lệ nở trên phôi cao, những gia đình có nuôi gà cần chú ý thu nhặt trứng hàng ngày ngay sau khi gà đẻ xong. Trứng xếp nghiêng vào khay hoặc rổ, rá, đầu to hướng lên trên, tránh va chạm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản tốt nhất không quá 18oC. Mùa hè không giữ trứng quá 5 ngày, mùa đông không quá 7 ngày. Trứng để lâu, nhiều trứng bị chết phôi, tỷ lệ nở thấp. 2. Chọn trứng ấp Trước khi đưa trứng vào ấp, phải chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống không to quá hoặc nhỏ quá, tròn quá hoặc dài quá. Cụ thể trứng gà Ri phải có khối lượng 41-43g, gà Tàu vàng 45-50g, gà Tre 20-22g, gà Mía 55-60g, gà Đông Tảo 52-62g, gà Hồ 50-53g, gà Chọi 50-55g, gà Tam Hoàng 50-52g. Vỏ trứng sạch, không rạn vỡ, buồng không khí (ở đầu to quả trứng) nhỏ, không có vệt máu hoặc dị vật ở trong.

pdf9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật ấp trứng gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật ấp trứng gà 1. Thu nhặt và bảo quản trứng. Hàng ngày, gà bắt đầu đẻ trứng từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhưng đẻ rộ từ 10 giờ sáng trở đi. Để đảm bảo trứng sạch khi ấp có tỷ lệ nở trên phôi cao, những gia đình có nuôi gà cần chú ý thu nhặt trứng hàng ngày ngay sau khi gà đẻ xong. Trứng xếp nghiêng vào khay hoặc rổ, rá, đầu to hướng lên trên, tránh va chạm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản tốt nhất không quá 18oC. Mùa hè không giữ trứng quá 5 ngày, mùa đông không quá 7 ngày. Trứng để lâu, nhiều trứng bị chết phôi, tỷ lệ nở thấp. 2. Chọn trứng ấp Trước khi đưa trứng vào ấp, phải chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống không to quá hoặc nhỏ quá, tròn quá hoặc dài quá. Cụ thể trứng gà Ri phải có khối lượng 41-43g, gà Tàu vàng 45-50g, gà Tre 20- 22g, gà Mía 55-60g, gà Đông Tảo 52-62g, gà Hồ 50-53g, gà Chọi 50-55g, gà Tam Hoàng 50-52g. Vỏ trứng sạch, không rạn vỡ, buồng không khí (ở đầu to quả trứng) nhỏ, không có vệt máu hoặc dị vật ở trong. 3. ấp trứng Có 2 phương pháp ấp trứng: ấp trứng tự nhiên và ấp trứng nhân tạo. 3.1 ấp trứng tự nhiên Cho gà mẹ (hoặc dùng ngan) ấp trứng gọi là ấp trứng tự nhiên. Những điều cần chú ý khi dùng gà mẹ hoặc ngan ấp trứng. a. Thời vụ ấp trứng Đối với gà gia đình thả vườn, mỗi năm thường cho ấp vào 2 vụ: vụ xuân (tháng 2, 3, 4 dương lịch) và vụ thu (tháng 8, 9). ấp vụ xuân thời tiết đã ấm áp, gà mẹ tìm kiếm thức ăn trong thiên nhiên như côn trùng, rau xanh, nên chất lượng trứng tốt, tỷ lệ ấp nở cao, gà con nở ra khỏe mạnh, lớn nhanh, gặp vụ thu hoạch lúa chiêm xuân sẽ dễ kiếm ăn thóc rơi vãi. Nhưng vì mùa xuân ở nước ta thời tiết nóng ẩm, độ ẩm cao, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở, nên gà con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đậu (có nơi gọi là bệnh trái, bệnh hoa xoan vì nốt đậu cũng giống hoa xoan và bệnh thường phát sinh vào cuối xuân sang hè là mùa hoa xoan nở). ấp vụ thu là sau lúa gà đã thay lông xong, sức khỏe gà mẹ được phục hồi, tiết trời khô ráo, mát dần. Gà con lớn lên đón vụ mùa đủ thóc ăn rơi vãi. ở nước ta nên tập trung vào vụ này vì tuy gà con không lớn nhanh bằng vụ xuân, nhưng ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống cao. Tuy nhiên, nếu tạo được điều kiện và đảm bảo kỹ thuật, vẫn có thể cho ấp quanh năm, trừ những tháng nóng bức. b. Chọn mái ấp Gà mái đã đẻ hết lứa trứng, nhưng còn sung sức, lông không xơ xác, đầu thanh nhỏ, chân thấp, lông tơ nhiều, thân hình vừa phải, không bé quá sẽ ấp được ít trứng, không nặng nề quá, dễ làm vỡ trứng. Gà có tính đòi ấp mạnh. Để kiểm tra tính đòi ấp có mạnh không, nên để vào ổ một vài quả trứng cho ấp trước. Nếu gà say ấp không bỏ ổ trong vài ba ngày là được. Tính ôn hoà, không bệnh tật, không có ký sinh trùng (ghẻ, mạt). c. Các điều kiện trong quá trình ấp Số lượng trứng: 13-17 quả, tùy gà mẹ to nhỏ. Nên để số trứng lẻ, vì số chẵn, thường bị lăn 1 quả ra ngoài, mất nhiệt, trứng phát dục không bình thường. Trứng để ấp bảo quản 5 ngày vào mùa hè, 7 ngày vào mùa đông. Hàng ngày gà đẻ xong, nhặt ngay trứng, xếp vào khay để vào nơi thoáng mát trong nhà, ổ gà đẻ chỉ để 1 quả làm mồi, quả này sau không ấp. Trứng cất giữ đến ngày thứ 3, hàng ngày nên đảo trứng. ổ ấp có thể dùng thúng rổ hoặc đóng hộp gỗ có diện tích 40cm x 40cm, lót rơm khô, để ở vị trí thoáng, khô ráo, nhưng không sáng quá, tránh gió lùa, yên tĩnh. Để tránh hiện tượng mạt gà phát sinh trong quá trình ấp, kinh nghiệm nhân dân lót dưới ổ lá cây "mần tưới" hoặc lá xoan (thầu đâu, sầu đông). Lúc trứng bị vỡ phải thay ngay rơm lót ổ. Nếu gà say ấp quá, không chịu xuống ăn thì cần phải định giờ cố định mỗi ngày 2 lần bắt gà xuống cho ăn và để gà bài tiết, tránh phóng uế phân vào ổ. Thức ăn của gà lúc này là các hạt ngũ cốc có nhiều bột đường (thóc, ngô) để cung cấp nhiều năng lượng và đồng thời tiêu hóa chậm, thời gian duy trì dài. Nên cho ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin. Mỗi lần cho gà xuống ổ khoảng 10-20 phút là vừa. Nếu xuống lâu quá sẽ làm mất nhiệt của trứng. Gần chỗ gà ăn nên có hố tắm cát (cát + tro bếp + 1% lưu huỳnh) để gà tranh thủ tắm, trừ mạt. d. Soi trứng: Nên tập trung mỗi lần ấp có 10 mái ấp. Ngày thứ 6 soi trứng để loại những trứng không có trống (không phôi) và trứng chết phôi. Sau đấy tùy số trứng còn lại nhiều hay ít, dồn lại cho 1 mái ấp 15-17 quả, số mái thừa ra cho ấp tiếp đợt mới. Ngày 18 soi lần thứ hai trước khi gà nở (19-21 ngày). Loại những trứng chết phôi. Dồn trứng còn lại cho số gà ấp tốt, còn sung sức (15-17 trứng/1 mái). Lúc gà bắt đầu nở, nhặt dần vỏ trứng. Dồn cho 1 mẹ nuôi độ 15-20 gà con. Trường hợp dùng ngan hoặc gà tây ấp trưng, khi gà con nở, chuyển cho gà mẹ nuôi vì gà mẹ nuôi con khéo hơn. Ngan và gà tây chỉ chuyên dùng để ấp trứng và cho ấp đồng thời với gà mái mẹ để dễ dồn trứng ấp sau mỗi đợt soi trứng và dồn gà con sau khi nở cho gà mẹ nuôi. Phải chú ý bổ sung thức ăn cho gà mẹ (thóc, ngô v.v...) và gà con (tấm, vừng, khô dầu đậu tương v.v...). 3.2. ấp trứng nhân tạo ấp trứng nhân tạo là dùng máy ấp để ấp trứng. Nguyên lý của máy ấp là tạo dựng chế độ nhiệt, độ ẩm và thoáng khí giống như trường hợp dùng gà ấp trứng. Nguồn nhiệt dùng cho máy ấp có thể là nguồn điện hoặc hơi nước. Một máy ấp mỗi đợt ấp có thể ấp được 1000 quả (thông thường 300-400 đến 600-700 quả) nếu ấp bằng hơi nước, hoặc ấp vài ba nghìn quả đến 10.000 quả nếu ấp bằng nguồn điện có rơ-le tự ngắt điện. Trong máy ấp trứng có các bộ phận chính: nguồn nhiệt và quạt điều hòa nhiệt, quạt thông gió, khay đựng nước tạo độ ẩm, giá đỡ khay đựng trứng và thiết bị đảo trứng tự động. Nếu dùng máy ấp trứng bằng hơi nước, cần theo dõi thường xuyên chế độ nhiệt, ẩm để kịp thời xử lý những trường hợp bất thường xảy ra như tăng giảm nhiệt độ, thiếu độ ẩm v.v.... Trường hợp dùng máy ấp để ấp trứng, cần thực hiện những điểm sau đây: a. Khử trùng Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài. b. Các điều kiện cần thiết trong quá trình ấp Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình ấp. Đối với gà nhiệt độ từ 37,5-37,8oC. Nếu to cao quá gà sẽ khai mỏ sớm, con nở ra thường hở rốn khoèn chân, có lúc quái thai. Nếu to lên đến 41-42oC kéo dài 1-2 giờ phôi sẽ chết. Nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được, ngày nở kéo dài. Độ ẩm: Trong giai đoạn ấp (1-18 ngày) độ ẩm thích hợp khoảng 55- 65%. Giai đoạn nở (19-21 ngày) độ ẩm 80-85%. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp. Độ ẩm vừa đủ gà con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp. Thông gió: Giống như các sinh vật khác, phôi gà cũng cần oxy của không khí để thở, đồng thời thải thán khí (CO2) và hơi nước ra ngoài. Cường độ trao đổi không khí tăng lên vào thời gian cuối vì cùng với sự phát triển của phôi, yêu cầu về dưỡng khí (oxy) cũng tăng lên. Người ta đã thí nghiệm thấy trong thời kỳ ấp đến ngày 16 yêu cầu về không khí trong một ngày đêm cứ 500 trứng cần 1m3 không khí, đến thời kỳ nở cần 4m3. Trong các máy ấp đều có lỗ thông hơi. Các lỗ này mở rộng hẹp tùy từng giai đoạn ấp có ghi rõ trong quy trình của từng máy. Đảo trứng: Với máy tự động cứ 2 giờ đảo trứng một lần. Nếu máy tự tạo không có hệ thống tự động đảo trứng thì người điều khiển máy phải đảo bằng tay. Đảo trứng từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Lợi ích của việc đảo trứng là để cho to phân bố đều trên trứng và tránh trứng phải nằm nguyên một vị trí, phôi bị dính vào vỏ trứng không phát triển được, cuối cùng sẽ chết. Lúc trứng đã chuyển sang giai đoạn nở (18 ngày) thôi không đảo trứng. Soi trứng: trứng gà ấp đến 20-21 ngày sẽ nở. Thường soi 2 lần. Lần 1: (7 ngày) để loại những trứng không phôi hoặc chết phôi sớm. Trứng không có phôi lúc soi vẫn trong như trứng chưa ấp. Còn trứng chết phôi có đường máu đen hay chấm đen dính vào vỏ. Trứng phát triển tốt thì ở giữa có điểm đen, xung quanh có tia máu phát triển hình mạng nhện. Lần 2 (18 ngày) soi loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển quá yếu. Làm lạnh: Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng, kéo khay trứng ra ngoài một ngày 2-3 lần. c. Chọn gà sơ sinh Gà con nở ra, chọn gà loại 1 là những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, không nặng bụng, chân mọng, không hở rốn, khoèn chân, vẹo mỏ. Gà nở ra đưa xuống chuồng nuôi không chậm hơn 24 giờ vì gà để lâu trong máy không ăn uống được sẽ khô chân khó nuôi. ấp tốt, gà con loại 1 chiếm 95- 97%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKỹ thuật ấp trứng gà.pdf
Tài liệu liên quan