Kinh tế tài nguyên môi trường
1. Trong trường hợp tự do tiếp cận, hãy giải thích và dùng đồ thị minh hoạ cho biết
mức cân bằng tối ưu đối với xã hội sẽ đạt được như thế nào khi áp dụng:
a. Thuế đánh trên sản lượng đánh bắt.
b. Thuế đánh trên nỗ lực đánh bắt bỏ ra.
2. Hãy sử dụng đồ thị để giải thích ảnh hưởng của quota (hạn ngạch) quy định về tổng
lượng đánh bắt đối với nỗlực đánh bắt hải sản.
3. Hãy cho biết việc áp dụng quota đối với nỗ lực đánh bắt có ảnh hưởng gì đến sản
lượng thu hoạch (đánhbắt) trong điều kiện tự do tiếp cân tài nguyên thuỷ/hải sản?
4. Nếu đường cầu của một loài hải sản tăng lên do thu nhập và dân số gia tăng, chi
phí đánh bắt sẽ tăng và giảm lợi tức của ngành đánh bắt hải sản ? hay chi phí đánh
bắt sẽ tăng không đáng kể?
87 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế tài nguyên môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hịu tác hại của ô nhiễm. (ví dụ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nước).
d. Vấn đề tài nguyên chung
- Trong trường hợp tài nguyên chung,mỗi cá nhân dử dụng tài nguyên này vừa là
người gây ra ô nhiễm và đồng thời cũng là người phải gánh chịu tác hại do ô nhiễm
dó gây ra.
- Đườg MNPB và đường MEC đều thuộc về cùng một cá nhân. Do đó quá trình mặc
cả không diễn ra. Vấn đề ở đây là cần tìm ra giải pháp chung của tập thể.
e. Hành vi lợi dụng
- Hành vi lợi dụng cũng gây khó khăn cho quá trình đàm phán. Nếu quá trình đàm
phán dẫn đến đền bù phần thiệt hại lơi ích cho người đang gây ra ô nhiễm để họ
cắt giảm mức ô nhiễm xuống thì có thể dẫn đến trường hợp có nhưỡng người khác
lợi dụng nhảy vào tham gia đòi được đền bù.
- Ví dụ nếu việc canh tác nông nghiệp trên một vùng đất đầu nguồn nào đó gây ra
hiện tượng xói mòn đất. Giả sử chính phủ có kế hoạch yêu cầu nông dân ở đó
không canh tác nữa để bảo vệ vùng thượng nguồn chông xói mòn và sẽ chi tiền
đền bù phần thiệt hại sản xuất cho những nông dân đang canh tác tại khu vực này.
Trong trường hợp này có thể có nhiều nông dân khác nhảy vào đòi đền bù thiệt
mặc dù trước đó họ không thực sự có ý định canh tác trên khu vự đó.
Nhiều lý do cho thấy quá trình mặc cả để đạt được giải pháp ô nhiễm tối ưu như theo
điịnh lý Coese đã không diễn ra. Nói chung không thể dựa hoàn toàn vào thị trường
(để thị trường tự điều tiết) để hiải quyết vấn đề ô nhiễm và cần có sự can thiệp cuả
chính phủ thông qua các công cụ chính sách khác nhau.
II.2. Thuế ô nhiễm tối ưu
1. Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou)
- Ý tưởng về thuế ô nhiễm đầu tiên do Pigou, một nhà kinh tế người Anh, đưa ra
năm 1920.
- Ông đề nghị là những người gây ra ô nhiễm phải trả một khoản thuế căn cứ vào tác
hại ước tính do việc phát thải ô nhiễm của họ gây ra.
- Mức thuế ô nhiễm tóùi ưu được xác định như sau:
62
Chi phí/
Lợi ích
MNPB MEC
E
t*
MNPB - t*
t*
0 Q* Qπ Mức sản xuất Q
Mức độ ô nhiễm
Nếu ta đánh thuế cho mỗi đơn vị gây ra ô nhiễm (mỗi mức Q) với mức thuế
bằng t* thì mức thuế này có tác động đẩy đường MNPB xuống phía dưới bằng đường
(MNPB - t*).
Người gây ra ô nhiễm, với mục đích tối đa lợi nhuận cá nhân của họ, khi có
mức thuế bằng t* sẽ sản xuất ở mức Q* . Đây cũng là mức sản xuất tối ưu mà xã hội
mong muốn. Mức thuế t* chính là mức thuế ô nhiễm tốùi ưu bởi vì nó cho phép đạt được
mức ô nhiễm tối ưu cuả xã hội.
Tại mức tối ưu ta có t* = MEC . Như vậy mức thuế Pigou tốu ưu (t*) sẽ bằng chi
phí ngoại vi cận biên tại mức đạt mức ô nhiễm tối ưu của xã hội.
Khi đánh một mức thuế t* đường MC sẽ chuyển dịch sang trái tới đường MC +
t*. Mức lợi nhuận tối ưu đạt được khi MC + t* = P.
Để đạt mức lợi nhuận tối đa người sản xất sẽ sản xuất ở mức Q*.
MB/MC MC + t*
MC AC
P
t*
0 Q* Qπ Q
2. So sánh thuế Pigou với việc xác lập tiêu chuẩn đồng bộ
63
So với việc xác lập tiêu chuẩn đồng bộ để kiểm soát ô nhiễm thì dùng thuế để
kiểm soát ô nhiễm là phương pháp có chi phí thấp nhất để đạt đến cùng một mức ô
nhiễm quy định.
Chứng minh:
- Giả sử có 3 xí nghiệp (xí nghiệp 1, 2, 3) cùng sản xuất 1 loại sản phẩm. Các xí
nghiệp này có chi phí giảm thiểu ô nhiễm cận biên (Marginal Abatement Cost-
MAC) khác nhau do các công nghệ khác nhau trong mỗi xí nghiệp và lần lượt là
MAC1, MAC2, MAC3.
- Để đạt mỗi một mức cắt giảm ô nhiễn, xí nghiệp 1 có chi phí cao hơn xí nghiệp 2
và xí nghiệp 2 có chi phí cao hơn xí nghiệp 3.
Do đó: MAC1 > MAC2 > MAC3.
MAC1
A MAC2
MAC3
Thuế t* X B Y
C
t*
a b
0 s1 s2 s3 Mức độ giảm ô nhiễm
- Giả sử: đoạn s1s2 = s2s3 hay a=b.
(s1 + s2 + s3 = 3 s2)
- Giả sử mức tiêu chẩn chung cho các xí nghiệp đều đạt là mức ô nhiễm s2.
- Có hai các để đạt mức tiêu chuẩn này:
1. Buộc tất cả các xí nghiệp phải đạt mức s2 (bằng cách đặt ra quy định chung).
2. Đặt tra mức thuế ô nhiễm là t*.
- Trường hợp đặt ra tiêu chuẩn chung:
- Các xí nghiệp sẽ đạt mức giảm ô nhiễm là s2 và sẽ đạt đến các điểm
A, B, C.
- Tổng mức giảm ô nhiễm chung là: 3s2.
- Trường hợp đánh mức thuế t*:
- Xí nghiệp 1 sẽ đạt đến điểm X và đạt mức làm sạch ô nhiễm là s1.
- Xí nghiệp 2 sẽ đạt đến điểm B và đạt mức làm sạch ô nhiễm là s2.
- Xí nghiệp 3 sẽ đạt đến điểm Y và đạt mức làm sạch ô nhiễm là s3.
Do:
- Đối với xí nghiệp 1: làm sạch ô nhiễm đếm mức s1 rẻ hơn là trả thuế t*.
- Đối với xí nghiệp 2: làm sạch ô nhiễm đếm mức s2 rẻ hơn là trả thuế t*.
64
- Đối với xí nghiệp 3: làm sạch ô nhiễm đếm mức s3 rẻ hơn là trả thuế t*.
Mức giảm ô nhiễm chung cũng sẽ là (s1 + s2 + s3) = 3s2.
Như vậy cả hai phương pháp đều đạt đến mức giảm ô nhiễm chung là 3s2 nhưng chi
phí khác nhau.
- Phương pháp quy định mức tiêu chuẩn chung có tổng chi phí làm sạch ô nhiễm là:
TCtiêu chuẩn = (OAs2 + OBs2 + OCs2)
- Phương pháp đánh thuế có tổng chi phí làm sạch ô nhiễm là:
TCthuế = (Oxs1 + OBs2 + OYs3)
- Ta có sự khác biệt về chi phí giữa hai phương pháp là:
TCtiêu chuẩn - TCthuế = (s1XAs2 -s2CYs3) > 0
- Do đó tổng chi phí làm sạch ô nhiễm bằng phương pháp xác lập tiêu chuẩn đồng bộ
sẽ lớn hơn tổng chi phí làm sạch ô nhiễm bằng phương pháp đánh thuế.
- Như vậy, về mặt kinh tế dùng thuế sẽ có lợi hơn (có chi phí sẽ thấp hơn) so với
việc áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ.
Một số ưu điểm khác cuả thuế ô nhiễm so với áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ có gắn
với mức phạt:
- Thuế ô nhiễm được quản lý thông qua khung thuế hiện hành của chính quyền nên
ít có rủi ro về thất thu so với tiêu chuẩn có gắn với mức phạt được giám sát thông
qua các cuộc kiểm tra bất thường tại hiện trường.
- Khi một tiêu chuẩn ô nhiễm được thiết lập thì xí nghiệp không có thên động lực
khuyến khích để giảm phát thải ô nhiễm xuống dưới mức này.
- Thuế khuyến khích xí nghiệp giảm lượng phát thải xuống thấp hơn nữa vì càng
giảm lượng phát thải thì xí nghiệp càng giảm mức đóng thuế.
- Thuế đánh trên các chất thải hiện hành có thể làm giảm các chất thải phụ kèm
theo.
3. Tại sao thuế ô nhiễm lại không được áp dụng rộng rãi?
Những khó khăn trong việc xác lập thuế:
- Về lý thuyết, thuế Pigou rất hấp dẫn nhưng trong thực tế có nhiều khó khăn trong
việc xác định mức thuế.
- Để xác định mức thuế tối ưu cần phải xác định được đường MEC và cần phải có
đầy đủ thông tin về kinh tế kỹ thuật và về các yếu tố:
- Chủng loại và sản lượng hàng hóa của xí nghiệp.
- Liều lượng ô nhiễm mà sản lượng này tạo ra.
- Sự tích lũy dài hạn của các chất ô nhiễm.
- Mức độ tiếp xúc xủa con người đối với chất ô nhiễm.
- Phản ứng tác hại của sự tiếp xúc này.
- Đánh giá bằng tiền mức độ tác hại của ô nhiễm.
65
- Việc phân tích mối quan hệ liều lượng-phản ứng thường rất phức tạp và gây ra
nhiều tranh luận giữa các bên liên quan.
- Để xác định mức thuế tối ưu cũng cần phải có thông tin về đường MNPB. Điều này
nhiều khi cũng rất khó khăn.
- Do những khó khăn trên nên rất khó xác định được chính xác mức thuế ô nhiễm tối
ưu.
Tác động của thuế:
- Thuế ô nhiễn thường có tác động làm tăng chi phí sản xuất cuả xí nghiệp (tăng
MC). Do đó khi đánh thuế, đường cung sản phẩm sẽ dịch chuyển lên trên.
- Khi có thuế, xí nghiệp cố gắng duy trì mức sản lượng và tăng giá lên để cố gắng
đẩy phần thuế sang phía người tiêu dùng. Tuy nhiên khi giá tăng, mức cầu sẽ giảm,
buộc xí nghiệp phải giảm sản xuấât.
- Cân bằng cung cầu cuối cùng sẽ đạt được ở mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp
hơn. Một phần thuế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu và một phần do người sản xuất
gánh chịu.
- Tỷ lệ phần thuế do người tiêu dùng và người sản xuât gánh chịu phụ thuộc vào
hình dạng cuả các đường cung và cầu sản phẩm trên thị trường.
- Có ba trường hợp xảy ra:
1. Trường hợp đường cung và cầu co giãn như nhau:
S1
So
Pi E1
a Po Eo
b t*
Pi - t*
D
0 Q1 Q0 Q
(a) phần thuế do người tiêu dùng gánh chịu.
(b) Phần thuế do người sản xuất trả.
a = b
Trong trường hợp này người tiêu dùng và người sản xuất gánh chịu phần thuế
như nhau.
66
2. Trường hợp đường cầu co giãn ít hơn cung:
S1
Pi E1 So
a
Po t* Eo
b Pi-t*
D
0 Q1 Q0 Q
(a) Phần thuế do người tiêu dùng gánh chịu.
(b) Phần thuế do người sản xuất trả.
a > b
Trong trường hợp này, người tiêu dùng gánh chịu phần thuế nhiều hơn người
sản xuất.
3. Trường hợp đường cầu co giãn nhiều hơn cung:
S1
So
E1
a Pi Eo
b Po t*
Pi-t*
D
0 Q1 Q0 Q
(a) Phần thuế do người tiêu dùng gánh chịu.
(b) Phần thuế do người sản xuất trả.
a < b
Người sản xuất sẽ gánh chịu phần thuế nhiều hơn người tiêu dùng.
Thuế ô nhiễm phát ra những tín hiệu đúng đắn cho cả người tiêu dùng và người
sản xuất. Bằng cách giảm bớt lợi nhuận cuả nhà sản xuất và tăng giá cả đối với người
67
tiêu dùng, thuế này làm cho cả người tiêu dùng và người sản xuất thấy chi phí tác hại
do ô nhiễm gây ra và thúcđẩy họ chuyển sang sản xuất hay tiêu dùng những sản phẩm
ít gây ra ô nhiễm hơn.
Tuy nhiên giá bán cao thường ảnh hưởng đến nhóm người ngèo, có thu nhập
thấp trong xã hội hơn là nhóm người giàu có thu nhập cao. Điều này cho thấy thuế ô
nhiễm có tiềm năng không công bằng, gây bất lợi cho những thành viên có thu nhập
thấp trong xã hội, nhất là khi thuế được đánh vào những sản phẩm tiêu dùng cơ bản.
Vấn đề không công bằng trong việc áp dụng thuế có thể khắc phục nếu chính quyền
áp dụng chính sách tái phân phối cho người tiêu thụ thuộc nhóm có thu nhập thấp trong
xã hội. Ví dụ tăng mức thu nhập được miễn thuế, giảm thuế đối với những hàng hóa
căn bản khác,..
68
CHƯƠNG IV
TÀI NGUYÊN THỦY SẢN
I. PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG KHAI THÁC THUỶ SẢN
Thủy sản là một tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh và từ lâu đã là một
nguồn cung cấp thực phẩm và các sản phẩm khác cho con người và vật nuôi. Một đặc
tính quan trọng của tài nguyên có thể tái sinh được là trữ lượng của nó không cố định
mà có thể tăng lên hay giảm đi. Trữ lượng của tài nguyên này sẽ tăng lên nếu được
quản lý và sử dụng đúng mức cho phép tài nguyên này tự tái tạo và nếu không được
quản lý tốt, tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt.
Thuỷ/hải sản là những động vật sống, chúng sinh sản, tăng trưởng và chết đi. Sự
tăng trưởng hay suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản thường phụ thuộc vào quy mô của
quần thể nguồn tài nguyên. Nếu hoạt động của con người (ví dụ đánh bắt hải sản) làm
giảm quần thể xuống mức ngưỡng giới hạn dưới nào đó thì loài có thể bị diệt chủng.
Ngành đánh bắt thuỷ/hải sản bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau và có
những đặc điểm khác nhau liên quan đến các hoạt động đánh bắt như loại thuỷ/hải sản
đánh bắt, loại tàu thuyền, loại công cụ đánh bắt.
1. Đường tăng trưởng tài nguyên hải sản.
Trữ lượng tài nguyên hải sản phụ thuộc vào yếu tố sinh học (đường tăng trưởng) và
cũng phụ thuộc cả vào hoạt động cuả xã hội con người. Trữ lượng này ngược lại, lại
xác định lượng tài nguyên có trong tương lai.
Đường tăng trưởng (ví dụ của một loài cá) theo thời gian có dạng sau:
Trữ lượng
Xmax
Xmin
X0
0 thời gian (t)
Xmax = trữ lượng tối đa mà hệ sinh thái có khả năng tiếp nhận đối với loài.
69
Nếu ta để cho loài tự do phát triển, trữ lượng sẽ tăng đến khi đạt Xmax và ổn
định tại đây.
Xmin = Mức ngưỡng tối thiểu của quần thể loài (tức mức ngưỡng có thể dẫn đến diệt
chủng). Nếu trữ lượng giảm xuống dưới mức Xmin này thì loài sẽ bị dẫn đến
diệt chủng.
2. Tốc độ tăng trưởng và trữ lượng:
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng hàng năm và trữ lượng như sau:
Tăng trưởng
hàng năm
MSY (Maximum Sustainable Yield)
0 Xmin Xbio Xmax Trữ lượng (X)
- Từ Xmin đến Xbio , tốc độ tăng trưởng tăng khi trữ lượng tăng lên.
- Xbio : là mức trữ lượng cho phép đạt mức tối đa sản lượng thu hoạch bền vững về
mặt sinh học.
- MSY: là mức tối đa sản lượng thu hoạch bền vững về mặt sinh học.
- Từ Xbio đến Xmax tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đi khi trữ lượng tăng lên.
- Tại Xmax tốc độ tăng trưởng bằng 0.
Do khi trữ lượng thấp (số lượng cá ít), thức ăn đầy đủ => tốc độ tăng trưởng tăng
lên. Khi trữ lượng tăng dần lên thì cạnh tranh nguồn thức ăn cũng tăng theo dẫn đến
tốc độ tăng trưởng giảm dần. Mức sản lượng đánh bắt bền vững về mặt sinh học đạt
cực đại tại mức trữ lượng Xbio và sau đó khi trữ lượng lớn hơn Xbio thì tốc độ tăng
trưởng cuả sản lượng sẽ giảm dần do sự cạnh tranh về nguồn thức ăn và nơi sinh sống.
Sản lượng đánh bắt đảm bảo bền vững về mặt sinh học (tức là mức sản lượng có
thể đánh bắt mà không làm giảm trữ lượng) là khoảng cách giữa trục hoành và đường
cong tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng cuả sản lượng chính là độ dốc cuả đường cong tăng trưởng.
Trên đây mới chỉ cho ta thấy mô hình sinh học đối với tài nguyên thủy sản. Bước tiếp
theo cần phải đánh giá vai trò của các hoạt động kinh tế trong đánh bắt thủy sản.
70
3. Sản lượng khai thác, nỗ lực đánh bắt và trữ lượng
Nỗ lực (công sức bỏ ra để đánh bắt) và sản lượng thu hoạch theo các mức trữ lượng
được thể hiện như sau:
Nỗ lực đánh bắt; E4 E3 E2
Sản lượng thu hoạch
E1 (Nỗ lực đánh bắt)
E0
H4 H3 H2 H1
h0
Xmin Xbio Xmax Trữ lượng (X)
Gọi E (Effort) là nỗ lực đánh bắt, và sản lượng đánh bắt là h (h0,h1,h2…) tương
ứng với các mức nỗ lực đánh bắt bỏ ra (Eo, E1, E2…).
Nỗ lực đánh bắt và quy mô của trữ lượng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Với trữ lượng
cá cao, thì nỗ lực đánh bắt bỏ ra thấp hơn so với nỗ lực đánh bắt khi trữ lượng thấp. Do
đó E4 > E3 > E2 > E1 > Eo
Ta có thể thể hiện mối quan hệ giữa nỗ lực đánh bắt và sản lượng thu hoạch
như sau:
Sản lượng
thu hoạch
H4 H3 H2 H1 H0
0 E0 E1 E2 E3 E4 E Nỗ lực
(Công sức đánh bắt bỏ ra)
71
4. Mức đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Giả sử:: - Giá 1 tấn cá là cố định.
- Lượng cá đánh bắt bằng mức sản lượng tăng thêm (H).
Đường cong sản lượng đánh bắt có thể được sử dụng để thể hiện đường cong
doanh thu và nỗ lực đánhbắt có thể chuyển qua thành đường chi phí đánh bắt. Từ nỗ
lực đánh bắt ta có thể chuyển thành đường chi phí (Total Cost) như sau:
Tổng chi phí = (mức nỗ lực đánh bắt) x (chi phí trên mỗi một đơn vị nỗ lực đánh bắt).
=>Tổng chi phí (Total Cost) = E.c
Trong đó E= nỗ lực đánh bắt; c= chi phí trên mỗi một đơn vị nỗ lực đánh bắt.
Doanh thu:
Doanh thu (Total Revenue) = P.H Trong đó P= giá; H= sản lượng thu hoạch.
Chuyển đổi đường nỗ lực đánh bắt và sản lượng đánh bắt sang đường chi phí và doanh
thu ta có:
Doanh thu;
Chi phí
TC = c.E
TR = P.H
0 E* EMSY E0A E Nỗ lực
(Công sức đánh bắt bỏ ra)
Điều kiện để đạt lợi nhuận tối đa là: doanh thu cận biên = chi phí cận biên
hay (MR = MC)
Mức nỗ lực đánh bắt để đạt lợi nhuận tối đa là mức E* (tại điểm mà MR = MC).
Ta có:
E* = Mức nỗ lực đánh bắt để đạt lợi nhuận tối đa.
EMSY = Mức nỗ lực đánh bắt tương ứng với mức tối đa sản lượng đánh bắtbền vững
về mặt sinh học.
E0A = Mức nỗ lực đánh bắt đạt lợi nhuận bằng 0.
72
So với mức nỗ lực đánh bắt EMSY tương ứng với mức tối đa sản lượng đánh bắt bền
vững về mặt sinh học thì mức đánh bắt E* (mức đạt lợi nhuận tối đa) giữ được quần thể
(trữ lượng) cá cao hơn. Do đó đánh bắt cá ở mức tối đa bền vững về mặt sinh học
(MSY) không phải là mức đánh bắt mà xã hội mong muốn.
4. Vấn đề quyềnsở hữu:
- Thông thường hải sản thuộc loại tài nguyên chung, tự do tiếp cận, không ai thực sự
làm chủ và cũng không ngăn cản người khác đánh bắt.
- Khi lợi nhuận >0 sẽ thu hút những cá nhân khác tham gia đánh bắt. Do vấn đề tài
nguyên chung, các cá nhân có động lực tiếp tục tăng nỗ lực đánh bắt (đánh bắt
nhiều hơn). Do có nhiều cá nhân mới tham gia vào đánh bắt, nỗ lực đánh bắt tăng
lên, có quá nhiều cá bị đánh bắt và dẫn đến lợi nhuận giảm xuống bằng 0 (tương
ứng với mức nỗ lực đánh bắt E0A).
II. ĐIỀU CHỈNH TRONG NGHÀNH THỦY SẢN:
Trong phần trước ta thấy dưới điều khiện tự do tiếp cận đối với nguồn tài nguyên thủy
sản có một số vấn đề xảy ra:
1. nguồn tài nguyên này không được sử sụng có hiệu quả về mặt kinh tế, quá
nhiều nỗ lực bỏ ra để đánh bắt một sản lượng thu hoạch.
2. Có thể không có hiệu quả cả về mặt kinh tế sinh học do trữ lượng nằm phía
trái cuả trữ lượng cho sản lượng cao nhất bền vững về mặt sinh học.
3. Có thể dẫn đến diệt chủng loài.
4. Có sự phân tán lợi nhuận và làm cho thu nhập cuả nghành thuỷ sản thấp đi
Các chính sách kinh tế để sửa chưã những vấn đề này do đó cần phải;
1. tìm ra những phương pháp nhằm hợp lý hóa các nỗ lực trong nghành thuỷ
sản.
2. Tìm ra những phương pháp để điều tiết thu hoạch để duy trì một trữ lượng
cá ở mức có hiệu quả.
3. Phải nhận thức thấy rằng bất kỳ một chính sách nào được thi hành có thể
ảnh hưởng đến thu nhập do việc giảm nỗ lực đánh bắt và tạo ra lợi nhuận.
Điều tiết trong nghành thủy sản là một nhiệm vụ vụ phức tạp.
- Đa số các trường hợp trong thực tế, có rất ít những điều tiết được thi hành để loại
trừ tính không hiệu quả trong sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Phần lớn những điều tiết hiện có trong nghành thủy sản đã được xây dựng nhằm
bảo tồn nguồn lợi thủy sản và nâng cao thu nghập cuả người đánh cá chứ không
phải để nhằm đạt mức tối ưu của xã hội.
73
- Ngoài ra còn có những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm khác nhau. Có
những chính sách điều tiết đem lại lợi ích cho những nhóm cá nhân trong ngành
thủy sản lại gây chi phí cho nhóm khác, trong khi đó có những chính sách có lợi
cho người tiêu dùng thì lại có thể làm giảm thu nhập cuả ngành thủy sản. Chính
phủ phải có trách nhiệm cân đối những quyền lợi này khi đưara các chính sách điều
tiết. Đây là những lý do tại sao ta thường thấy ít có những trường hợp trong đó
ngành thủy sản được điều tiết nhằm tối đa mức phúc lợi cuả xã hội.
Phân tích kinh tế các chính sách điều tiết trong ngành thủy sản:
- Từ những phân tích trong phần trước ta có: với quyền sở hữu cá nhân, một xí
nghiệp để đánh bắt cá có hiệu quả sẽ đánh bắt ở mức giá trị năng xuất cận biên
cuả nỗ lực đánh bắt bằng chi phí cận biên cuả nỗ lực đánh bắt (MR=MC tại mức nỗ
lực đánh bắt E* ). Trong khi đó dưới điều kiện tự do tiếp cận, người đánh cá sẽ
đánh bắt ở mức TR = TC (cũng chính là mức mà giá trị năng xuất trung bình
(Value of average product) cuả nỗ lực đánh bắt bằng chi phí cận biên cuả nỗ lực
đánh bắt và đánh bắt ở mức nỗ lực E0A. Đây là mức đánh bắt không có hiệu quả.
- Sự khác biệt giữa giá trị năng xuất cận biên và giá trị năng xuất trung bình (Value
of average product) cuả nỗ lực đánh bắt được gọi là ảnh hưởng của trữ lượng (stock
effect)-tức ảnh hưởng làm giảm thu hoạch đối với tất cả người đánh cá do sự tăng
mức nỗ lực đánh bắt cuả bất kỳ một đơn vị đánh cá nào đó. Mối quan hệ cũng có
thể dược thể hiện qua giá như sau:
P = Chi phí thu hoạch cận biên + ảnh hưởng cuả trữ lượng.
- Trong điều kiện tự do tiếp cận, người đánh cá sẽ đặt giá cá bằng chi phí thu hoạch
trung bình (cũng chính là đặt giá trị năng xuất trung bình bằng chi phí cận biên cuả
nỗ lực đánh bắt) như sau:
P = c(E/H)
- Điểm cân bằng dưới điều kiện tiếp cận tự do (OAE) xuất hiện do sự tự do tiếp cận
đối với nguồn tài nguyên và sự tự do tham dự vào đánh bắt sẽ tiếp tục khi nào tổng
doanh thu vẫn còn lớn hơn tổng chi phí. Vấn đề là làm sao chuyển từ điểm cân
bằng dưới điều kiện tự do tiếp cận tới điểm tối ưu đối với xã hội.
- Để đạt được điều này, ta có thể áp dụng đánh thuế. Một mức thuế tối ưu (optimal
tax), đánh vào hoạt động khai thác thủy sản dưới điều kiện tự do tiếp cận sẽ cho
phép đạt điểm cân bằng tối ưu mà xã hội mong muốn. Thuế có thể áp dụng đối với
nỗ lực đánh bắt hay đối với sản lượng thu hoạch.
- Lý do ảnh hưởng cận biên cuả trữ lượng (marginal stock effect) bằng không trong
điều kiện tự do tiếp cận là vì người đánh cá đã không chú ý đến giá trị cuả thu
hoạch trong tương lai. Các cá nhân đã không chú ý đến ảnh hưởng cuả mức thu
hoạch ngày hôm nay đối với tăng trưởng cuả nguồn tài nguyên hay chi phí thu
hoạch trong tương lai.
74
- Nếu đánh một mức thuế trên mỗi đơn vị thu hoạch bằng với mức lợi tức trên mỗi
đơn vị thu hoạch. Mức thuế này sẽ làm giảm giá trị sản lượng thu hoạch (giảm
doanh thu) và khi tổng doanh thu giảm sẽ dẫn đến giảm mức nỗ lực sử dụng trong
đánh bắt cá. Một số yếu tố sản xuất, do chi phí cơ hội, sẽ không còn được tiếp tục
sử dụng nữa. Điều mà thuế này đạt được là buộc các cá nhân, xí nghiệp đánh bắt
phải chịu những ảnh hưởng mà họ gây ra đối với trữ lượng thủy sản và do đó ngăn
ngưà việc đánh bắt quá mức.
- Giả sử giá cá là P.
- Trong điều kiện tự do tiếp cận, sản lượng thu hoạch là Ho. Đây là mức khai
thác quá nhiều vì mức sản lượng đánh bắt tối ưu mà xã hội mong muốn là H*
(H*<Ho) .
- Một mức thuế (t) đánh trên sản lượng sẽ đẩy đường chi phí trung bình (average
cost curve) từ AC lên AC’ và với mức giá là P, lượng cá đánh bắt sẽ ở mức H*
tức là mức đánh bắt tối ưu đối với xã hội.
Giá AC’ MC
Chi phí AC
P Thuế t = MC – AC tại điểm H*
t
0 H* HOA HMSY Sản lượng thu hoạch H
Thuế trên sản lượng đánh bắt
Về mặt lý thuyết, thuế đánh trên sản lượng đánh bắt có thể đạt đến mức sản lượng
đánh bắt tối ưu về mặt xã hội. Vấn đề là có thể áp dụng thuế này như thế nào trong
thực tế.
- Giả sử ngành thủy sản tính toán ra được một mức thuế tối ưu sau khi đả thảo luận
với các chuyên gia nghành thuỷ sản dưạ trên thông tin có được từ hàm tăng trưởng
cuả cá (ví dụ cuả một loại cá nào đó).
- Vấn đề là áp dụng thuế này trên thực tế như thế nào?
- Một cách có thể áp dụng là đánh thuế trên sản lượng thu hoạch được bán.
75
- Trước khi có thuế ta có: mỗi xí nghiệp có hàm doanh thu TR=P.H trong đó H= sản
lượng thu hoạch phụ thuộc vào mức nỗ lực đánh bắt bỏ ra và trữ lượng cá. Tổng chi
phí bằng:
- TC=c.E
- Khi có mức thuế (t) được đánh trên lượng cá bán ra, tổng doanh thu sẽ là:
TR’=(P-t).H . Áp dụng thuế sẽ có tác dụng đẩy đường tổng doanh thu TR xuống
phiá dưới tới đường TR’.
- Người đánh cá sẽ đánh bắt ở mức TR’=TC dưới điều kiện tự do tiếp cận nguồn tài
nguyên thủy sản và sẽ đánh bắt ở mức nỗ lực E*. Đây cũng chính là mức nỗ lực
đánh bắt mà xã hội mong muốn (mức tối ưu). Phần thuế mà chính phủ thu được là
Y*-Y’ và phần tổng doanh thu mà người đanh cá thu được là Y’.
- Việc áp dụng thuế này sẽ tạo ra mức lợi tức đối với xã hội. Đây là phần lợi tức đã
bị mất đi dưới điều kiện tự do tiếp cận nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên nó không
có nghiã là thu nhập cuả người đánh cá sẽ được cải thiện, mà nó có thể làm giảm
thu nhập từ nghề đánh cá.
Tổng doanh thu, TC = c.E
Chi phí
Y*
Thuế TR
Y’ TR’
0 E* EMSY E0A E Nỗ lực
(Công sức đánh bắt bỏ ra)
- Về mặt lý thuyết, thuế có vẻ rất hấp dẫn. Nó cho phép người đánh cá hoạt động
độc lập, nó không đòi hỏi phải theo dõi công sức đánh bắt bỏ ra và nó có thể đạt
được mức đánh bắt tối ưu đối với xã hội.
- Tuy nhiên trong thực tế, ta hiếm khi thấy thuế này được áp dụng. Tại sao? Có
nhiều lý do về mặt quản lý và chính trị khi áp dụng thuế này.
- Thông thường chính phủ không có đầy đủ thông tin để xác định chính xác mức
thuế. Mức thuế đặt ra có thể quá cao hay quá thấp và làm giảm nỗ lực đánh bắt
quá nhiều hay quá ít.
- Mức thuế đặt ra quá cao có thể gây ra thất nghiệp trong ngành thủy sản và ảnh
hưởng đến thu nhập cuả người đánh cá.
76
- Nếu không có đủ thông tin và mức thuế đặt ra quá thấp, việc áp dụng thuế
không có tác dụng làm giảm nỗ lực đánh bắt và cá có thể bị khái thác quá mức
dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
- Cần chú ý là mức thuế tối ưu phụ thuộc vào cả giá cuả cá (nói chung là nó phụ
thuộc vào mức cầu sản phẩm cá và đặc điểm sinh học cuả tài nguyên này). Các
biến này có thể thay đổi khá nhiều theo thời gian. Theo thời gian, cầu có thể
thay đổi do thay đổi thu nhập người tiêu dùng và thị hiếu, sở thích cuả họ. Quần
thể cá cũng biến động phụ thuộc vào yếu tố môi trường, thay đổi cuả loài cá ăn
thịt chúng. Do đó một mức thuế tối ưu phải cân nhắc tất cả các yếu tố này tại
các thời điểm theo thới gian. Việc thay đổi mức thuế khi các biến trên thay đổi
trông ra có vẻ dễ dàng về lý thuyết. Nhưng trong thực tế thường rất khó khi
thay đổi một chính sách cuả chính phủ, kể cả chính sách thuế.
- Việc thi hành thuế đánh trên sản lượng đánh bắt cũng có nhiều khó khăn.
Trong nhiều trường hợp rất khó thu đủ thuế, các xí nghiệp, người đánh bắt có
thể báo cáo rất thập sản lượng đánh bắt và bán phần sản lượng không báocáo
này bất hợp pháp.
- Thuế đánh trên sản lượng đánh bắt có thể gây nên thất nghiệp. Chính phủ buộc
phải bỏ không áp dụng thuế hay phải trợ cấp cho những người bị thua lỗ.
Thuế đánh trên nỗ lực đánh bắt:
- Thay vì đánh thuế trên sản lượng đánh bắt, giả sử chính phủ áp dụng thuế đánh
trên nỗ lực đánh bắt.
- Liệu dạng thuế này có dẫn đến mức đánh bắt tối ưu đối với xã hội hay không? Về
mặt lý thuyết thì có. Điều này có thể chứng minh như sau:
- Có thể áp dụng hai loại thuế đánh vào nỗ lực:
1. Dưới dạng lệ phí giấy phép đánh bắt, được coi như một mức thuế đánh vào
ngành công nghiệp đánh bắt cá. Ngành này phải trả cho chính phủ một lượng
tiền nào đó (thuế) và thuế đánh bắt này phải trả trước khi họ được phép đánh
bắt cá. Phí đánh bắt (hay thuế) này được phân chia cho các cá nhân , đơn vị
hoạt động khai thác gánh chịu (ví dụ mỗi đơn vị chịu một phần thuế là 1/n phần
thuế/hay phí đánh bắt cuả ngành).
Trước khi có thuế, tổng chi phí cuả ngành công nghiệp đánh bắt cá là TC với
TC = c.E
trong đó c= chi phí trên mỗi đơn vị nỗ lực bỏ ra để đánh bắt và E = lượng nỗ lực đánh
bắt bỏ ra.
Mức nỗ lực đánh bắt dưới điều kiện tự do tiếp cận là EOA (tại điểm TR = TC)
trong khi đó mức nỗ lực đánh bắt tối ưu đối với xã hội là E* (tại điểm MR = MC)
Một mức thuế đánh bắt (hay phí đánh bắt ) tối ưu (t’) khi áp dụng đối với ngành công
nghiệp đánh bắt cá sẽ có tác động làm đẩy đường tổng chi phí từ đường TC lên đường
TC’ với TC’ = TC + t’.
77
Ngành công nghiệp vẫn đánh bắt ở mức tổng doanh thu bằng tổng chi phí
nhưng khi áp dụng thuế, ta có tổng chi phí mới là TC’ do đó họ sẽ đánh bắt ở mức TC’
= TR tức tại mức đường TC’ tiếp cận với đường TR. Mức nỗ lực đánh bắt bỏ ra sẽ là
E* là mức tối ưu đối với xã hội.
Doanh thu, TC’ = TC + t’ = c.E + t’
Chi phí
TC = c.E
TR
0 E* EMSY E0A E Nỗ lực
(Công sức đánh bắt bỏ ra)
2. Hình thức thứ hai có thể áp dụng là đánh thuế vào mỗi một đơn vị nỗ lực đánh
bắt được sử dụng trong ngành thủy sản.
Gọi mức thuế đánh trên mỗi đơn vị nỗ lực đánh bắt là t” , khi áp dụng thuế này
sẽ làm cho đường tổng chi phí dịch chuyển từ đường TC lên đường TC” với
TC” = (c+t”).E
Một mức thuế tối ưu sẽ làm cho đường tổng chi phí TC” cắt đường TR tại điểm
tương ứng với mức nỗ lực đánh bắt tối ưu E*
Doanh thu, TC” = (c + t”).E
Chi phí
TC = c.E
TR
0 E* EMSY E0A E Nỗ lực
(Công sức đánh bắt bỏ ra)
78
Vấn đề khó khăn:
- Vấn đề khó khăn nhất khi áp dụng bất kỳ loại thế nào đánh vào nỗ lực đánh bắt là
việc xác định nỗ lực đánh bắt. Làm cách nào để áp dụng thuế này?
- Nỗ lực là một chỉ số bao gồm vốn, lao động, vật liệu sử dụng trong đánh bắt cá.
Khi áp dụng thuế đánh vào nỗ lực đánh bắt trong thực tế, một số nỗ lực có thể dễ
dàng áp dụng thuế, trong khi đó có những khó khăn nảy sinh khi áp dụng thuế đối
với những loại nỗ lực khác.. Vấn đề chính là nếu thuế không được áp dụng đối với
tất cả các loại nỗ lực mà chỉ đối với một số loại thì các cá nhân, đơn vị đánh bắt sẽ
tìm cách tránh thuế bằng cách thay thế những loại nỗ lực bị đánh thuế bằng những
loại nỗ lực không bị đánh thuế.
- Ví dụ nếu thếu đánh dưạ trên kích thước tàu thuyền đánh cá (do thường tàu thuyền
có kích cỡ lớn hơn sẽ có khả năng đánh bắt được nhiều hơn) nhưng nếu các công cụ
đánh bắt trên tàu thuyền không bị đánh thuế thì người đánh cá có thể trang bị
những thiết bị hiện đại, sử dụng nhiều nhân lực trên những tàu thuyền có kích cỡ
nhỏ để đánh bắt. Ngược lại, nếu thuế đánh trên số lao động thì ta có thể thấy hiện
tượng sẽ có những tàu thuyền có kích cỡ lớn nhưng chỉ có ít lao động sẽ được sử
dụng. Trong những trường hợp này, ảnh hưởng cuả thuế nhằm giảm đi nỗ lực đánh
bắt để giảm mức khai thác sẽ tỏ ra không có hiệu quả (không đạt được mức tối ưu).
- Giả sử nếu chính phủ cố gắng áp dụng thuế đối vơi tất cả các loại nỗ lực thì sẽ rất
phức tạp khi xác định và áp dụng các loại thuế đó. Vấn đề thu thuế cũng rất phức
tạp và khó khăn.
Áp dụng quota(hạn ngạch) đối với sản lượng đánh bắt và nỗ lực đánh bắt.
- Một dạng điều tiết khác trong ngánh thủy sản là áp dụng quota (kiểm soát về số
lượng) để kiểm soát đối với sản lượng đánh bắt, mức nỗ lực đánh bắt, hoăïc đối với
cả hai. Đây là dạng điều tiết thường hay được áp dụng nhất.
- Hạn ngạch (quota) đánh bắt:
- Giả sử chính phủ nhận thấy một loài cá nào đó đang bị khai thác quá mức, trữ
lượng cá đang bị đe dọa. Nếu sản lượng khai thác không giảm xuống đến một
mức nào đó thì loài cá này sẽ bị khai thác cạn kiệt.
- Chính phủ có thể quy định giới hạn sản lượng đánh bắt ở một mức nào đó trong
một khoảng thời gian quy định.
- Thông thường, trước mỗi vụ đánhbắt, một hạn ngạch (quota) đánh bắt hay tổng
mức đánh bắt cho phép (TMĐBCP) nào đó được đặt ra. TMĐBCP được xác
định dựa vào thông tin về mức đánh bắt trong quá khứ và vào ước lượng về trữ
lượng cá còn lại. Thông thường TMĐBCP được xác định bằng mức sản lượng
thu hoạch tối đa bền vững về mặt sinh học HMSY . Đầu vụ cá, khu vực đánh bắt
được mở cửa, người đánh cá được phép đánh bắt cho đến khi tổng sản lượng
đánh bắt đạt đến TMĐBCP thì khu vực đánh bắt sẽ bị đóng lại.
79
- Nếu hạn ngạch (quota) không được phân phối tối ưu trong người đánh cá thì
việc áp dụng hạn ngạch đánh bắt (TMĐBCP) sẽ không đưa đến mức nỗ lực
đánh bắt có hiệu quả như mong muốn (tức là mức nỗ lực E* và mức sản lượng
thu hoạch H*).
- Nếu mức cân bằng dưới điều kiện tự do tiếp cận (Open Access Equilibrium)
hiện tại đang ở phiá trái cuả mức khai thác HMSY , nếu chính phủ đặt ra
TMĐBCP bằng HMSY thì mức hạn ngạch này sẽ không có hiệu lực và có thể
dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Sản lượng
Thu hoạch HOA
XMSY
H* H* = H(E*,X)
0 XMSY X* X (trữ lượng)
Việc áp dụng một mức hạn ngạch (TMĐBCP) có thể làm cho vấn đề tiếp cận tự do
nguồn tài nguyên trở nên trầm trọng thêm. Giả sử hạn ngạch làm hạn chế sản lượng
thu hoạch dẫn đến lượng cung giảm và giá trên thị trường tăng lên.
Giá P
AC (cung)
P1
Po
D (cầu)
0 HQuota H Sản lượng thu hoạch
- Sản lượng tại mức cân bằng tự do tiếp cận là H và giá trên thị trường là Po
- Nếu sản lượng thu hoạch giới hạn bởi HQuota giá sẽ tăng từ Po lên P1.
80
- Áp dụng hạn ngạch có thể dẫn đến tình trạng là nhiều người đánh bắt cá trong thời
gian ngắn hơn. Mọi vấn đề mà ta đã gặêp đối với điều kiện tự do tiếp cận sẽ xảy ra
nhưng với thời gian nhanh chóng hơn.
- Các cơ sở chế biến sẽ phải cố gắng tăng hoạt động chế biến với với khối lượng lớn
hơn trong một khoảng thời gian hoạt động ngắn hơn. Người đánh cá cũng cố đi dài
ngày hơn để tranh thủ đánh càng nhiều càng tốt cho bản thân trước khi giới hạn
đánh bắt chung đạt được và do đó chất lượng cá cũng giảm sút. Rõ ràng là việc áp
dụng hạn ngạch đánh bắt như vậy sẽ gây ra vấn đề kém hiệu quả.
Hạn ngạch cá nhân
Một cách điều tiết khác là phân bổ hạn ngạch cho cá nhân, đơn vị đánh bắt
theo nghiã là xác định một dạng quyền sở hữu đối với một mức đánh bắt nào đó. Dạng
hạn ngạch đánh bắt cá nhân này có thể dẫn đến việc sử dụng có hiệu quả nỗ lực đánh
bắt trong các xí nghiệp. Nếu mỗi xí nghiệp đánh cá được đảm bảo được phép đánh bắt
một lượng nào đó trong mỗi mùa, họ sẽ cố gắng hoạt động để giảm chi phí thu hoạch
và hiệu quả kinh tế có thể đạt được.
Tuy nhiên, việc phân bổ hạn ngạch (quota) đánh bắt cho xí nghiệp chưa đủ để
đảm bảo là cá được đánh bắt (thu hoạch) bởi các xí nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.
Hiệu quả kinh tế đạt được phụ thuộc vào việc hạn ngạch (quota) được phân bổ như thế
nào, liệu nó có thể phân chia và chuyển nhượng được không và cả vào việc người đánh
cá có phản ứng như thế nào đối với một chính sách cụ thể nào đó.
Có hai cách thức để phân bổ quota: một là theo cơ chế quản lý hành chính tuỳ
tiện và hai là thông qua cơ chế trị trường.
Phân bổ qua cơ chế quản lý: giả sử chính phủ áp dụng phân bổ quota giữa các đơn
vị hiện có quyền đánh bắt. Ví dụ mức quota h=H/E. hoặc chính phủ có thể phân quota
dưạ trên lượng đánh bắt trước đây của mỗi đơn vị. Những đơn vị có sản lượng đánh bắt
cao trước đây sẽ được phân bổ hạn nghạch đánh bắt cao hơn. Cách phân bổ này có tính
chất tương đối tuỳ tiện và thường có chi phí quản lý cao. Nết quota không được trao
đổi chuyển dịch (nontransferable) thì sẽ không đạt được thì hiệu quả kinh tế chung của
toàn nghành bởi vì không có gì đảm bảo là các đơn vị nhận được quota là những đơn vị
có chi phí thu hoạch thấp nhất.
Một vấn đề quan trọng khi áp dụng hạn nghạch (quota) cá nhâân là nó tạo ra quyền
sở hữu cá nhân đối với sản lượng đánh bắt và quyền này sẽ có giá trị. Nếu hạn nghạch
đánh bắt này có thể phân chia và chuyển đổi (transferable) được (gọi là hạn nghạch cá
nhân có thể chuyển đổi được- individual transferable quotas) thì đơn vị có quota sẽ có
khả năng thu được một số lợi tức từ nghành thuỷ sản. Họ có thể bán hay cho thuê một
phần hay toàn bộ quota cho đơn vị khác (như là khi ta cho thuê hay bán một mảnh đất)
và nhận được một phần lợi nhuận từ việc sử dụng quota đó. Điều này có thể dẫn đến là
theo thời gian, sự phân bổ quota một cách tuỳ tiện qua hệ thống quản lý hành chánh
cũng có thể đưa đến việc sử dụng có hiệu quả nỗ lực đánh bắt và sản lượng thu hoạch.
81
Những đơn vị có chi phí đánh bắt thấp có thể trả quota với giá cao hơn là đơn vị có chi
phí cao. Nếu đơn vị trước đây được phân bổ quota là một đơn vị hoạt động có chi phí
cao thì sẽ có lợi cho họ hơn nếu bán quota được phân bổ và chuyển sang hoạt động
khác. Do đó ngay cả khi quota được phân bổ ban đầu theo cách thức không có hiệu
quả kinh tế, nhưng nếu nó co thể được phân chia và dược chuyển đổi thì cuối cùng
hiệu quả kinh tế chung cuả toàn nghành cũng có thể đạt được.
Nhưng nếu nó không phân chia và không chuyển đổi được thì vấn đề không hiệu
quả luôn luôn tồn tại. Những đơn vị mới với những trang thiết bị mới hiện đại, chi phí
đánh bắt thấp có thể sẽ bị ngăn cản không tham gia vào hoạt động trong nghành được.
Một cách phân bổ quota khác là đem ra đấu giá và bán cho đơn vị nào trả giá cao
nhất. Chính phủ thông qua cách phân bổ quota dạng này sẽ thu được thêm ngân sách
từ việc bán quota và ngân sách này có thể được điều tiết lại cho ngánh thuỷ sản bằng
cách nào đó. Đấu giá quota sẽ dẫn đến đạt mức hiệu quả kinh tế trong ngành thuỷ sản
nếu quota có đặc tính là có thể phân chia, chuyển đổi được vàthị trường đối với quyền
đánh bắt hoạt động hoàn hảo.Tất nhiên phân phối thu nhập cũng rất khác biệt và cũng
có nhiều vấn đề phức tạp trong việc bán và phân phối tự do quota.
Tổng hợp:
1. Hải sản là loại tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh và thừơng đánh bắt dưới
điều kiện tự do tiếp cận. Vấn đề thiếu quyền sở hữu đối với tài nguyên hải sản
thường dẫn đến việc đánh bắt quá mức, sử dụng không có hiệu quả các yếu tố đầu
vào, thu nhập của ngành thấp và còn có thể dẫn đến điệtt chủng một số loài.
2. Trong phân tích kinh tế của nghành đánh bắt thuỷ/hải sản, cần biết hàm sản xuất
sinh học của loài thủy/hải sản đánh bắt. Trong mô hình đơn giản, trữ lượng ải sản
được giả định tăng trưởng theo thời gian theo một hàm logistic liên quan đ6n1 mức
tăng trưởng ròng của quần thể hải sản theo quy mô của quần thể hay trữ lượng
sinh học. Mỗi điểm trên đường cong hàm sản xuất cho một mức sản lượng đánh bắt
bền vững về mặt sinh học. Nếu không có thu hoạch (đánh bắt) một mức cân bằg
chung về sinh học sẽ đạt được tại đó mức tăng trưởng ròng của trữ lượng sinh học
bằng không. Điểm cân bằng này xuất hiện tại mức thể hiện khả năng tối đa của
môi trường sống của loài.
3. Trong điều kiện có thu hoạch, một mứccân bằng kinh tế sinh học sẽ đạt được khi
mức tăng trưởng ròng của tữ ượng hải sản vừa đúng bằng mức khai thác. Loài hải
sản sẽ tiếp tục bền vững ở mức này.
4. Trong điều kiện tự do tiếp cận, điểm cân bằng sẽ đạt được khi doanh thu trung bình
bằng chi phí của nỗ lực đánh bắt (trong đó nỗ lực đánh bắt là một chỉ số của các
yếu tố đầu vào sử dụng trong đánh bắt). Điểm cân bằng này là một điểm cân bằng
không có hiệu quả kinh tế do những vấn đề sau:
82
a. Tại điểm cân bằng trong điều kiện tự do tiếp cận, quá nhiều nỗ lực được sử dụng
để đánh bắt cùng một sản lượng so với mức tối ưu của xã hội.
b. Lợi tức kinh tế của nghành sẽ bị mấtt đi.
c. Người/xí nghiệp đánh bắt đã không tính đến ảnh hưởng của các hoạt động của họ
đối với trữ ương hải sản (ảnh hưởng ngoại vi đối với trữ lượng) và đối với chi phí
thu hoạch của các xí nghiệp/người đánh bắt khác hoạt động trong nghành (ảnh
hưởng ngoại vi do quá đông người đánh bắt). Mức thu hạch bền vững trong điều
kiện tự do tiếp cận thường thấp hơn là mức mức thu hạch bền vững tại điểm cân
ằng tối ưu đối với xã hội.
d. Nếu điểm cân bằng trong điều kiện tự do tiếp cận nằm phía trái cỉa trữ lượng hải
sản tại điểm có mức thu hoach tối đa bền vững về mặt sinh học (MSY) có thể dẫn
đến không hiệu quả về kinh tế sinh học.
5. Điểm cân bằng trong điều kiện quyền sở hữu cá nhân xuatt hiện tại điểm có chi phí
đánnh bắt cận biên bằng doanh thu đánh bắt cận biên. Đây là điểm thể hiện tính
hiệu quả kinh tế và đạt được lợi tức tối đa đối với nghành. Điểm này nằm phí phải
của điểm MSY.
6. Mức diệt chủng của một loài hải sản có thể xuat iện khi loài bị đ1nh bắt quá nhiều
và quần thể giảm xuống mức ngưỡng có thể dẫn đến diệt vong loài.
83
Các câu hỏi thảo luận:
1. Giả sử hàm sinh học của một loài hải sản như sau:
F(X)= aX - b X2
trong đó X là trữ lượng của loài, a,b là các ệ số sinh học đựoc giả dịnh là cố định.
Câu hỏi;
a) Tính trữ lượng đạt MSY (cho sản lượng đánh bắt tối đa bền vững về mặt sinh
hoc)
b) Hãy cho biết điểm cân bằng sinh học trong điều kiện không có đánh bắt.
c) Giả sử mức đánh bắt là H tấn và cố định theo thời gian và H <MSY. Hãy xác
định điểm cân bằg isinh học trong trường hợc đánh bắt này và giải thích quá trình
đó đạt được nhưb thế nào trong trường hợp:
1. Bắt đầu từ điểm MSY
2. Bắt đầu từ điểm phí trái của điểm MSY.
2. Thể hiện trên đồ thị mức nỗ lực đánh bắt và sản lương thu hoạch một loài hải sản
trong điều kiện tự do tiếp cận.
Vẽ đường cung trong trường hợp này.
Hãy cho biếtđường cung sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp:
a. chi phí trên mỗi nỗ ực đánh bắt tăng lên.
b. Chi phí trên mỗi nỗ ực đánh bắt giảm đi.
c. Điểm cânbằng trên thị trừong (Cung = Cầu) sẽ thay đổi như thế nào nếuthị
hiếu người tiêu dùng thay đổi theo hướnh nhiều người thích ăn cá hơn.
3. Giả sử đường cầu một loại hải sản là:
P= 400 - 3H
Trong đó P là giá trên 1 tấn sản phẩm và H là sản lượngthu hoạch (ngàn tấn)
Mức thu hoạch bền vững thể hiện qua hàm sau:
H= a.E - b.E2 = 0.6 - 0.0015 E2
Trong đó E là mức nỗ lực đánh bắt.
Hãy tính toán và vẽ đồ thị thể hiện:
a) mức sản lượng thu hoạch và nỗ lực đánnh bắt dưới điều kiện tự do tiếp cận.
b) mức sản lượng thu hoạch và nỗ lực đánnh bắt dưới điều kiện có quyền sở
hữu cá nhân.
4. Dưới điều kiện nào thì một loài hải sản có thể bị diệt chủng? Hãy giải thích.
84
Câu hỏi thảo luận:
1. Trong trường hợp tự do tiếp cận, hãy giải thích và dùng đồ thị minh hoạ cho biết
mức cân bằng tối ưu đối với xã hội sẽ đạt được như thế nào khi áp dụng:
a. Thuế đánh trên sản lượng đánh bắt.
b. Thuế đánh trên nỗ lực đánh bắt bỏ ra.
2. Hãy sử dụng đồ thị để giải thích ảnh hưởng của quota (hạn ngạch) quy định về tổng
lượng đánh bắt đối với nỗ lực đánh bắt hải sản.
3. Hãy cho biết việc áp dụng quota đối với nỗ lực đánh bắt có ảnh hưởng gì đến sản
lượng thu hoạch (đánhbắt) trong điều kiện tự do tiếp cân tài nguyên thuỷ/hải sản?
4. Nếu đường cầu của một loài hải sản tăng lên do thu nhập và dân số gia tăng, chi
phí đánh bắt sẽ tăng và giảm lợi tức của ngành đánh bắt hải sản ? hay chi phí đánh
bắt sẽ tăng không đáng kể?
BÀI TẬP 2:
Số liệu về sản lượng thu hoạch, nỗ lực đánh bắt và giá trên thị trường của một loại cá
biển trong thời gian vưa qua thể hiện trong bảng dưới đây.
Năm Sản lượng đánh bắt
(Ngàn tấn)
Nổ lực đánh bắt
(Ngàn chuyến đánh bắt)
Giá thị trường
(Ngàn Đồng/kg)
1978 10.81 3.47 0.46
1979 9.23 3.69 0.50
1980 6.76 3.09 0.56
1981 6.51 2.70 0.64
1982 5.98 2.70 0.69
1983 4.40 2.87 0.75
1984 3.84 2.68 0.78
1985 3.39 2.70 0.82
1986 4.03 2.60 0.73
1987 4.61 2.21 0.88
1988 3.76 1.94 0.95
1989 4.02 2.16 1.00
1990 4.03 2.19 0.14
1991 3.55 2.17 1.36
1992 3.62 2.18 1.41
1993 4.93 2.15 1.62
1994 4.86 2.28 1.54
1995 5.22 2.31 1.74
1996 6.83 2.42 1.77
1997 6.86 2.34 1.80
1998 6.86 2.31 1.90
1999 6.70 2.22 2.07
Ngoài số liệu trên còn có thêm một số thông tin như sau:
85
- Chi phí trung bình cho mỗi chuyến đánh bắt năm 1978 và năm 1999:
1978: Chi phí trung bình cho mỗi chuyến đánh bắt là: 8 triệu Đồng/chuyến.
1999: Chi phí trung bình cho mỗi chuyến đánh bắt là: 30 triệu Đồng/chuyến.
- Một số nghiên cứu đã ước lượng được sản lượng thu hoạch là một hàm của nỗ lực
đánh bắt (số chuyến đánh bắt) đối cới hai năm 1978 và 1999 như sau:
1978: H=56 E - 0.00008 E2
1999: H=46 E - 0.00008 E2
Hãy sử dụng những thông tin này để thảo luận, phân tích cho biết:
1. Nghành đánh bắt hải sản trên hoạt động gần với điểm khai thác tối ưu tài
nguyên hải sản hay gần với điểm cân bằng trong điều kiện tự do đánh bắt?
2. Loài cá trên có nguy cơ bị diệt chủng hay không?
3. Nghành đánh bắt này hiện đang có mức đầu tư cho các hoạt động đánh bắt
quá mức hay không?
4. Anh/Chị sẽ khuyến cáo chính phủ nên áp dụng chính sách nào để điều chỉnh
nghành đánh bắt loài hải sản này để có thể đạt được hiệu quả trong hoạt
động khai thác đánh bắt mà không gây nên hiện tượng thất nghiệp hàng
loạt?
86
5. Cho các số liệu dưới đây về sản lượng đánh bắt, giá, nỗ lực đánh bắt.
Hãy tính toán và thể hiện bằng đồ thị để cho biết điểm cân bằng kinh tế sinh thái
của ngành hải sản này tương ứng với điều kiện tự do tiếp cận hay dưới điều kiện
quyền sở hữu cá nhân?
- Loài hải sản này đang có nguy cơ diệt chủng?
- Ngành đánh bắt hải sản này hiện đang có sự đầu tư cho việc đánh bắt quá mức
hay không?
Năm Sản lượng đánh
bắt
Giá Nỗ lực đánh bắt
1969 39000 2.70 61000
1970 72000 2.10 61000
1971 64000 2.50 58000
1972 78000 2.40 55000
1973 86000 4.20 1000
1974 60000 3.75 51000
1975 38000 3.90 50000
1976 58000 4.60 51000
1977 69000 4.20 51000
1978 71000 5.50 50500
1979 60000 7.30 48000
1980 54000 4.00 47000
1981 79000 3.40 46000
1982 66000 3.90 45000
1983 50000 2.50 50000
1984 50000 4.00 43000
1985 108000 2.90 43500
1986 104000 2.60 44000
1987 67000 2.10 44000
1988 88000 3.20 44000
1989 89000 2.50 45000
1990 96000 2.30 45000
87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_thanh_ha_kttnmt_7837.pdf