Kinh tế quốc tế - Chương 3: Cách tính sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế

Công ty máy tính mua ổ cứng $100, mainboard $200, màn hình $150, phụ kiện khác $50 về lắp ráp và bán máy tính tới tay người tiêu dùng với giá $600. –Sản phẩm trung gian là các bộ phận kể trên, sản phẩm cuối cùng là chiếc máy tính hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng –Chúng ta chỉ tính giá trị chiếc máy tính cuối cùng $600 và không cần phải tính lại các bộ phận một cách độc lập vào GDP.

pdf40 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế quốc tế - Chương 3: Cách tính sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 CÁCH TÍNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mục tiêu của chương • Xây dựng khái niệm GDP • Xây dựng biểu đồ vòng chu chuyển và phương pháp đo lường GDP • Xây dựng khái niệm GDP thực tế và tính toán tăng trưởng kinh tế 38 Tổng sản phẩm trong nước • Tổng sản phẩm trong nước (GDP – Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước và trong một thời kỳ nhất định. 39 Tổng sản phẩm trong nước • Giá trị thị trường… – Sử dụng tiền tệ (giá cả) để tính toán – 1 gà trống + 1 vịt mái = 2 con ? – 1 ngựa đực + 1 lừa cái = 2 con hay 3 con?  – 80.000VND*1 gà trống + 60.000VND*1 vịt mái = 140.000 (VND) 40 Tổng sản phẩm trong nước • …Hàng hóa và dịch vụ… – Chỉ tính những sản phẩm được đem ra trao đổi – Không tính những sản phẩm tự cung tự cấp • VD: nhà nuôi gà vịt rồi tự mổ ăn – Có một số sản phẩm không được đem ra trao đổi nhưng vấn được ước tính theo giá thị trường. • VD: ở nhà riêng nhưng vẫn được tính là đang thuê nhà và trả tiền nhà cho chính bản thân. 41 Tổng sản phẩm trong nước • …Hàng hóa và dịch vụ Cuối cùng… – Tính các sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. – Không tính các sản phẩm trung gian được dùng làm đầu vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng một cách độc lập – Mục đích là tránh việc tính trùng 42 Tổng sản phẩm trong nước – VD: công ty máy tính mua ổ cứng $100, mainboard $200, màn hình $150, phụ kiện khác $50 về lắp ráp và bán máy tính tới tay người tiêu dùng với giá $600. – Sản phẩm trung gian là các bộ phận kể trên, sản phẩm cuối cùng là chiếc máy tính hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng – Chúng ta chỉ tính giá trị chiếc máy tính cuối cùng $600 và không cần phải tính lại các bộ phận một cách độc lập vào GDP. 43 Tổng sản phẩm trong nước – VD: một công ty lắp ráp ôtô mua dây chuyển lắp ráp từ công ty khác với giá 1 triệu USD và tuổi thọ dây chuyển là 10 năm. – Năm 1: công ty mua các bộ phận ngoài với giá 1.5 triệu USD và lắp ráp ôtô hoàn chỉnh và bán cho người tiêu dùng với giá 2 triệu USD. 44 Tổng sản phẩm trong nước – GDP = 2 triệu USD (ôtô hoàn chỉnh) + 1 triệu USD (dây chuyền) = 3 triệu USD => Đúng/Sai??? • ôtô hoàn chỉnh cũng hàm chứa cả $100.000 (1 triệu USD/10 năm), • Giá trị dây chuyền bằng 1 triệu USD cũng hàm chứa phần này => tính trùng • Tuy nhiên, GDP không trừ đi phần khấu hao này và do đó vẫn có một phần tính trùng bằng giá trị hao mòn của tư bản trong GDP. • GDP = 3 triệu USD là đúng 45 Tổng sản phẩm trong nước • …Sản xuất ra… – Chúng ta quan tâm tới thời điểm sản xuất chứ không quan tâm tới thời điểm tiến hành mua bán sản phẩm đó trên thị trường khi tính GDP • VD: chiếc ôtô sản xuất ra 31/12/2005 và bán cho khách hàng vào 15/1/2006 thì giá trị chiếc ôtô này được tính vào năm 2005. 46 Tổng sản phẩm trong nước • …Trong một nước… – chỉ những hoạt động sản xuất diễn ra trong chữ S mới được tính vào GDP Việt Nam • VD: chiếc ôtô Ford Việt Nam của công ty Ford 100% vốn nước ngoài có giá $35.000 => tính vào GDPVN • VD: bức họa của người Việt Nam đang cư trú ở Pháp vẽ và rao bán $2000=> không tính vào GDPVN 47 Tổng sản phẩm trong nước • …Trong một thời kỳ nhất định – Mọi hoạt động sản xuất diễn ra từ ngày 1/1/2006 tới 31/12/2006 sẽ được tính vào GDP năm 2006. 48 Tổng sản phẩm trong nước • GDP là biến kỳ (flow): phản ánh lượng tạo ra trong một khoảng thời gian • Biến điểm (stock) phản ánh lượng tồn tại tại một thời điểm. – VD: lượng của cải mà một gia đình hiện có là 1 tỷ => biến điểm – VD: thu nhập của một gia đình một năm là 100 triệu => biến kỳ. 49 Đo lường GDP • 3 phương pháp – Phương pháp giá trị gia tăng (Value Added Approach ) – Phương pháp thu nhập (Income Approach) – Phương pháp chi tiêu (Expenditure Approach) 50 Đo lường GDP 51 Doanh nghiệp A Lương 15.000 Doanh thu 35.000 Hàng bán cho công chúng 10.000 Hàng bán cho DN B 25.000 Lợi nhuận 20.000 Doanh nghiệp B Lương 10.000 Hàng mua từ DN A 25.000 Doanh thu 40.000 Lợi nhuận 5.000 Chúng ta có thể làm sáng tỏ tại sao cả ba cách tiếp cận đều cho chúng ta kết quả giống nhau về tình hình hoạt động kinh tế bằng một bài tập đơn giản Hãy tưởng tượng một nền kinh tế chỉ với hai DN. Bảng bên trái cho biết các giao dịch của mỗi DN trong một năm. Đo lường GDP 52 Doanh nghiệp A Lương 15.000 Doanh thu 35.000 Hàng bán cho công chúng 10.000 Hàng bán cho DN B 25.000 Lợi nhuận 20.000 Doanh nghiệp B Lương 10.000 Hàng mua từ DN A 25.000 Doanh thu 40.000 Lợi nhuận 5.000 Cách tiếp cận giá trị gia tăng đo lường bằng cách cộng giá trị gia tăng của mỗi doanh nghiệp (cái mà DN tạo ra thêm). VAA = 35.000 VAB = 40.000-25.000 = 15.000 GDP = VAA + VAB = 35.000 + 15.000 = 50.000 53 Đo lường GDP Doanh nghiệp A Lương 15.000 Doanh thu 35.000 Hàng bán cho công chúng 10.000 Hàng bán cho DN B 25.000 Lợi nhuận 20.000 Doanh nghiệp B Lương 10.000 Hàng mua từ DN A 25.000 Doanh thu 40.000 Lợi nhuận 5.000 Cách tiếp cận thu nhập đo lường hoạt động kinh tế bằng cách cộng tất cả thu nhập mà các nhà sản xuất nhận được Tổng mức lương mà hai DN trả là $25.000 Tổng lợi nhuận của hai DN là $25.000 Chúng ta có tổng số là $50.000 54 Đo lường GDP Doanh nghiệp A Lương 15.000 Doanh thu 35.000 Hàng bán cho công chúng 10.000 Hàng bán cho DN B 25.000 Lợi nhuận 20.000 Doanh nghiệp B Lương 10.000 Hàng mua từ DN A 25.000 Doanh thu 40.000 Lợi nhuận 5.000 Cách tiếp cận chi tiêu đo lường hoạt động kinh tế bằng cách cộng số tiền chi ra của những người sử dụng sản phẩm cuối cùng Người sử dụng cuối cùng mua $10.000 từ DN A và $40.000 từ DN B. Tổng chi tiêu cộng lại bằng $50.000 Đo lường GDP • Phương pháp giá trị gia tăng: – GDP = ΣVAi – VAi là giá trị gia tăng của doanh nghiệp i trong nền kinh tế 55 Phương pháp Giá trị gia tăng VA Nông dân Thợ xay gạo Thợ làm bánh Cửa hàng bán bánh Người tiêu dùng VA nông dân Giá trị Lúa mỳ Giá trị bột mỳ Giá bán buôn bánh mỳ Giá bán lẻ chiếc bánh Chi tiêu cuối cùng VA thợ Xay gạo VA thợ Làm bánh VA chủ cửa hàng bánh Chi tiêu cuối cùng Chi tiêu trung gian Đo lường GDP • Phương pháp thu nhập – GDP = w + r + i +  + Te + D • w: thu nhập từ tiền lương • r: thu nhập từ cho thuê đất đai và đầu vào khác • i: thu nhập từ vốn • : thu nhập từ lợi nhuận • Te: thuế gián thu (VAT, tiêu thụ đặc biệt) • D: khấu hao 57 Đo lường GDP • Phương pháp chi tiêu – GDP = C + I + G + NX • C: tiêu dùng của hộ gia đình gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu • I: chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp • G: chi tiêu mua hàng của chính phủ • NX: xuất khẩu ròng 58 Đo lường GDP • Tiêu dùng hộ gia đình: – Tiêu dùng hàng lâu bền: ôtô, xe máy – Tiêu dùng hàng không lâu bền: thực phẩm – Tiêu dùng hàng bán lâu bền: quần áo – Tiêu dùng dịch vụ: y tế, tài chính • Việc phân chia thành các nhóm và theo dõi biến động của từng nhóm giúp dự báo diễn biến kinh tế 59 Đo lường GDP • Đầu tư: – Đầu tư cố định vào kinh doanh: máy móc, thiết bị – Đầu tư vào nhà ở – Đầu tư vào hàng tồn kho: nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm lưu kho. • Biến động của lượng hàng tồn kho thường được dùng để dự báo chu kỳ kinh doanh. 60 Đo lường GDP • Đầu tư là biến kỳ • Tư bản là biến điểm – Tư bản gồm nhà máy, thiết bị, nhà văn phòng, nguyên liệu và bán thành phẩm lưu kho được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ 61 Đo lường GDP • Lượng tư bản giảm do sự hao mòn, hư hỏng của máy móc → khấu hao • Tổng đầu tư I trừ đi phần khấu hao sẽ thu được ĐẦU TƯ RÒNG. 62 Đo lường GDP • Chi tiêu mua hàng của chính phủ G – Chỉ tính giao dịch hai chiều đối ứng – Không tính các khoản chi trợ cấp (giao dịch một chiều) • Xuất khẩu ròng NX – Thặng dư thương mại: NX > 0 – Thâm hụt thương mại: NX < 0 63 Đo lường GDP • Các khoản chi tiêu không thuộc GDP 1. Hàng hóa và dịch vụ trung gian 2. Hàng hóa đã qua sử dụng 3. Tài sản tài chính 4. Trợ cấp, viện trợ 64 Biểu đồ luồng chu chuyển Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp Thế giới Thị trường Hàng hóa Thị trường Tài chính Thị trường Nhân tố Y Y S T NX G C NX G C II Tiết kiệm hộ gđ Doanh nghiệp vay CP vay Nước ngoài vay Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): – GNP = GDP + NFA • NFA: thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài • NFA bằng thu nhập người Việt Nam từ các nhân tố ở nước ngoài (lao động, tiền vốn,…) trừ đi thu nhập người nước ngoài từ các nhân tố ở Việt Nam. 66 Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác • Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): – NNP = GNP – D • D: khấu hao • Thu nhập quốc dân (NI) – NI = NNP – Te • Te: thuế gián thu 67 Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác • Thu nhập cá nhân (PI): – PI = NI - lợi nhuận giữ lại công ty và các khoản giữ lại công ty khác • Thu nhập cá nhân khả dụng Yd – Yd = PI - thuế trực thu ròng • Thuế trực thu ròng bằng thuế thu nhập cá nhân trừ đi trợ cấp của chính phủ cho cá nhân 68 Tính toán tăng trưởng kinh tế TH1 • GDP2006 = ΣP06 Q06 = 1,1 tỷ USD • GDP2005 = ΣP05 Q05 = 1,0 tỷ USD • GDP06 > GDP05 → có tăng trưởng kinh tế và mức sống đã gia tăng (giả sử dân số không thay đổi) → Đ hay S? TH2 • GDP2006 = ΣP94 Q06 = 1,1 tỷ USD • GDP2005 = ΣP94 Q05 = 1,0 tỷ USD • GDP06 > GDP05 → có tăng trưởng kinh tế và mức sống đã gia tăng (giả sử dân số không thay đổi) → Đ hay S? 69 Tính toán tăng trưởng kinh tế • Tăng trưởng kinh tế hàm ý sự gia tăng mức sống của dân cư nói chung (giả định dân số không thay đổi) tức là mỗi người dân sẽ được tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. 70 Tính toán tăng trưởng kinh tế • Ở trường hợp 1, ta không chắc chắn việc Q06 > Q05 hay không, do vậy không thể kết luận có tăng trưởng kinh tế • Ở trường hợp 2, ta chắc chắn rằng Q06 > Q05 và do vậy nền kinh tế có tăng trưởng. 71 Tính toán tăng trưởng kinh tế • GDP danh nghĩa (GDPn) – GDP danh nghĩa năm 2006 sử dụng giá của năm 2006 để tính – VD: trường hợp 1 72 Tính toán tăng trưởng kinh tế • GDP thực tế (GDPr) – GDP thực tế sử dụng giá của năm cơ sở (gốc) để tính. – VD: trường hợp 2 – Việt Nam hiện nay đang sử dụng năm cơ sở là 1994 để tính GDP thực tế. 73 Tính toán tăng trưởng kinh tế 74 100Chỉ số điều chỉnh GDPnăm 2006 = GDP danh nghĩa năm 2006 GDP thực tế năm 2006 06 06 06 94 06 100GDP P Q D P Q       Chọn năm gốc là 1994 Tính toán tăng trưởng kinh tế • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 được tính bằng phần trăm gia tăng của GDP thực tế năm 2006 so với GDP thực tế năm 2005. 06 05 06 05 100%r r r GDP GDP g GDP    75 Tính toán tăng trưởng kinh tế • Tốc độ tăng giá năm 2006 là phần trăm gia tăng chỉ số điều chỉnh GDP năm 2006 so với chỉ số điều chỉnh GDP năm 2005. 06 05 06 05 100%GDP GDPp GDP D D g D    76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc3_cach_tinh_san_luong_quoc_gia_va_tang_truong_kte_3153.pdf