Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế

Lần đầu tiên các hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận. - Được xem là 1 cuộc CM về nhận thức. - Nhận thức đúng vai trò can thiệp của Nhà nước. - Nhưng vẫn còn những hạn chế: - Xem vàng là nguồn gốc của sự giàu có - Lợi nhuận từ TM là sự lường gạt và trao đổi không ngang giá. - Chưa lý giải bài bản và khoa học về bản chất bên trong của các hiện tượng, sử kiện kinh tế.

pdf17 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4011 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế quốc tế - Chương 2: Lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Classical Theories of International Trade) Các lý thuyết thương mại cổ điển • Học thuyết trọng thương hay trường phái trọng thương; • Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith; • Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo; • Lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler. 2.1 Trường phái trọng thương (Mercantilism) 2.1.1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hính thành phái trọng thương Xuất hiện ở Tây Âu vào thế kỷ 15: - Sự phát triển của LLSX trong lòng xã hội phong kiến, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, quan hệ SXTB bắt đầu nảy sinh, xuất hiện các công trường thủ công ven Địa trung hải. - Những phát kiến về địa lý: Chritophe Colomb (14922), Vasco de Gamma (1486-1498), Magellan (1519-1521). - Những phát minh lớn của con người trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. 2.1 Trường phái trọng thương (tt) • Các học giả tiêu biểu cho trường phái này: Willioam Stafford (1554-1612), Thomas Gresham (1519-1579), Thomas Mun (1571-1641), William Petty (1623-1687), Antoine De Montchretien (1576-1621), Gasparo Scaruffi (1519-1584), Von- Hornick (1638-1712). 2.1 Trường phái trọng thương (tt) 2.1.2 Những nội dung chính - Tiền vàng được coi trọng quá mức, xem tiền vàng là thước đo, là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Dân tộc nào có càng nhiều tiền vàng thì dận tộc đó càng giàu có. - Rất coi trọng hoạt động thương mại mà trước hết là hoạt động ngoại thương-> phương châm là xuất siêu-> áp dụng chính sách độc quyền thương mại với các nước thuộc địa. - Lợi nhuận trong TM là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lường gạt ->trao đổi không ngang giá, chỉ bảo vệ cho lợi ích quốc gia mình. - Đề cao vai trò của nhà nước trong can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngoại thương. 2.1 Trường phái trọng thương (tt) 2.1.3 Nhận xét: - Lần đầu tiên các hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận. - Được xem là 1 cuộc CM về nhận thức. - Nhận thức đúng vai trò can thiệp của Nhà nước. - Nhưng vẫn còn những hạn chế: - Xem vàng là nguồn gốc của sự giàu có - Lợi nhuận từ TM là sự lường gạt và trao đổi không ngang giá. - Chưa lý giải bài bản và khoa học về bản chất bên trong của các hiện tượng, sử kiện kinh tế. 2.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 2.2.1 Quan điểm kinh tế cơ bản - Nguồn gốc của sự giàu có là do SX công nghiệp. - TMQT dựa trên cơ sở tự nguyện, trao đổi ngang giá và đôi bên cùng có lợi, sự trao đổi trên cơ sở ngang giá. - Cơ sở TM giữa hai quốc gia đó chính là lợi thế tuyệt đối. 2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (tt) 2.2.2 Nội dung lý thuyết: cơ sở của thương mại giữa 2 quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây chính là chi phí sản xuất thấp hơn (chi phí lao động). - Mô hình: Quốc gia 1 có lợi thế tuyệt đối về sp A, không có lợi thế tuyệt đối sp B. Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối sp B, không có lợi thế tuyệt đối sp A. => Quốc gia 1 chuyên môn hóa sx sp A, quốc gia 2 chuyên môn hóa sx sp B => trao đổi hàng hóa với nhau. 2.2 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (tt) SP Việt Nam Trung Quốc Gạo (kg/người-giờ) 6 2 Vải (mét/người – giờ) 4 5 Ví dụ: 2.3 Lợi thế so sánh của David Ricardo 2.1 Giả thiết của mô hình và nguyên tắc lợi thế so sánh Giả thiết: - Thế giới chỉ có 2 quốc gia, 2 sản phẩm, 1 yếu tố sản xuất là lao động và giá trị hàng hóa tính theo lao động; - Chi phí sản xuất không đổi; - Chi phí vận chuyển bằng không; - Lao động có thể tự do di chuyển trong 1 quốc gia nhưng không thể di chuyển giữa các quốc gia; - Thương mại tự do, không có thuế quan. 2.3 Lợi thế so sánh (tt) Nội dung: Khi mỗi nước chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm mình có lợi thế so sánh, tổng sản lượng của mỗi sản phẩm trên thế giới sẽ gia tăng và kết quả là tất cả các nước trở nên giàu có hơn. 2.3 Lợi thế so sánh (tt) Ví dụ: Sản phẩm Việt Nam Trung Quốc Gạo (kg/người-giờ) 6 2 Vải (mét/người-giờ) 4 3 2.3 Lợi thế so sánh (tt) 2.3.2 Lợi ích của mậu dịch: Theo quy luật lợi thế so sánh, cả 2 quốc gia đều có lợi khi trao đổi với nhau. Tỷ lệ khung trao đổi nằm trong khung trao đổi nội địa của từng nước. 2.3 Lợi thế so sánh (tt) 2.3.3 Hạn chế: - Chỉ tính đến 1 yếu tố sản xuất duy nhất là lao động, yếu tố này là đồng nhất ở các sp, quốc gia. - Sản phẩm được trao đổi chỉ phụ thuộc vào yếu tố duy nhất là chi phí sản xuất ra nó, hoàn toàn không tính đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó ở trong và ngoài nước. 2.4 Lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Heberler 2.4.1 Quan điểm của Gottfried Haberler về lợi thế so sánh - Để tạo ra sản phẩm cần rất nhiều yếu tố sản xuất: lao động, vốn, đất đai, công nghệ… - Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất. => quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong sx 1 sp thì quốc gia đó có lợi thế so sánh đối với sp này. 2.4. Lý thuyết chi phí cơ hội (tt) 2.4.2. Đường giới hạn sản xuất xét trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi: Đường giới hạn là 1 đường thẳng chỉ ra sự kết hợp thay thế nhau của 2 sản phẩm mà quốc gia có thế sản xuất khi sử dụng toàn bộ nguồn lực của mình. 2.4.3. Phân tích cơ sở, lợi ích thương mại trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi. 2.4. Lý thuyết chi phí cơ hội (tt) Ví dụ: ViệtNam Trung Quốc Gạo Vải Gạo Vải 180 150 120 90 60 30 0 0 20 40 60 80 100 120 60 50 40 30 20 10 0 0 25 50 75 100 125 150

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_2_ly_thuyet_thuong_mai_quoc_te_1759.pdf