Kinh tế quản lý - Chương 5: Kỹ thuật ra quyết định quản lý tiên tiến

Một hãng có nhiều nhà máy  Nếu hãng có nhiều nhà máy với chi phí khác nhau, hãng phải phân bổ mức sản lượng mong muốn ở các nhà máy sao cho chi phí là nhỏ nhất  Giả sử một hãng có 2 nhà máy A và B  Hãng phải phân bổ sản xuất sao cho MCA = MCB  Mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó MR = MCT  Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, hãng lựa chọn mức sản lượng sao cho

pdf13 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế quản lý - Chương 5: Kỹ thuật ra quyết định quản lý tiên tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02/04/2010 1 KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ (Managerial Economics) 1 Chương 5 Kỹ thuật ra quyết định quản lý tiên tiến 2 Nội dung chương 5  Một số kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận  Phương pháp định giá cộng chi phí  Một hãng có nhiều nhà máy  Một hãng bán trên nhiều thị trường  Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Chiến lược ngăn cản sự gia nhập của các hãng mới 3 Nội dung chương 5  Một số kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận  Ra quyết định trong điều kiện rủi ro và bất định  Phân biệt rủi ro và bất định  Ra quyết định trong điều kiện rủi ro  Ra quyết định trong điều kiện bất định 4 Một số kỹ thuật ra quyết định nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 5 Phương pháp định giá cộng chi phí  Là kỹ thuật định giá phổ biến khi các hãng không ước lượng cầu và các điều kiện về chi phí để áp dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận MR = MC  Xác định mức giá bằng cách lấy chi phí bình quân dự kiến cộng với một tỷ lệ phần trăm của chi phí bình quân này. P = (1 + m)ATC Trong đó: m là tiền lãi trên chi phí một đơn vị (tiền lãi trên giá vốn) 6 02/04/2010 2  Phương pháp này có những điểm yếu cả về lý thuyết lẫn thực tế:  Vấn đề thực tế:  Lựa chọn giá trị của tổng chi phí bình quân ATC  Lựa chọn giá trị của tiền lãi cộng vào giá vốn m  Vấn đề lý thuyết:  Thường không thể tạo ra mức giá tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận do không thỏa mãn điều kiện MR = MC  Sử dụng chi phí bình quân chứ không phải chi phí cận biên khi ra quyết định  Không tính đến điều kiện cầu 7 Phương pháp định giá cộng chi phí 8 Phương pháp định giá cộng chi phí Định giá cộng chi phí khi chi phí không đổi  Khi chi phí biến đổi bình quân không đổi thì AVC = MC  Theo nguyên tắc đặt giá:  Để phương pháp định giá cộng chi phí đưa ra được mức giá tối ưu, phải xác định m* sao cho 9 SMC E EP    + = 1 AVC E EP    + =⇒ 1 * * E m + −= 1 1 E* là độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá tối đa hóa lợi nhuận  Khi cầu là tuyến tính và chi phí biến đổi bình quân không đổi (AVC = SMC), E* sẽ được tính bằng công thức 10 Định giá cộng chi phí khi chi phí không đổi Trong đó A là hệ số chặn với trục giá của hàm cầu tuyến tính AE . ( AVC A )∗   1 0 5 Một hãng có nhiều nhà máy  Nếu hãng có nhiều nhà máy với chi phí khác nhau, hãng phải phân bổ mức sản lượng mong muốn ở các nhà máy sao cho chi phí là nhỏ nhất  Giả sử một hãng có 2 nhà máy A và B  Hãng phải phân bổ sản xuất sao cho MCA = MCB  Mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó MR = MCT  Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, hãng lựa chọn mức sản lượng sao cho MR = MCT = MCA = MCB 11 Một hãng có nhiều nhà máy 12 02/04/2010 3 Một hãng có nhiều nhà máy  Một hãng có 2 nhà máy với hàm chi phí cận biên MCA= 28 + 0,04QA và MCB = 16 + 0,02QB  Xác định hàm tổng chi phí cận biên  Biến đổi các hàm chi phí cận biên thành các hàm chi phí cận biên ngược QA= 25MCA – 700 và QB = 50MCB - 800  Do quá trình cộng tổng theo chiều ngang đòi hỏi rằng MCA = MCB = MCT cho tất cả các mức sản lượng QT QA = 25MCT – 700 và QB = 50MCT - 800  Xác định hàm tổng chi phí cận biên ngược QT = QA + QB = 75MCT – 1500MCT = 20 + 0,0133QT 13 Một hãng có nhiều nhà máy  Hàm cầu của hãng được ước lượng là: QT = 5000 - 100P  Hàm doanh thu cận biên là MR = 50 – 0,02QT  Áp dụng điều kiện tối ưu 50 - 0,02QT = 20 + 0,0133QT  Xác định mức sản lượng tối ưu Q*T = 900  Phân bổ cho hai nhà máy MCA= 28 + 0,04QA = 32 và MCB = 16 + 0,02QB = 32  Kết quả Q*A = 100 đơn vị và Q*B = 800 đơn vị 14 Một hãng bán trên nhiều thị trường  Nếu một hãng bán hàng hóa trên hai thị trường 1 và 2, nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận là  Hãng phải phân bổ sản lượng sao cho MR1 = MR2  Lựa chọn mức sản lượng tối ưu sao cho MRT = MC  Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng phải phân bổ sản lượng sao cho MRT = MC = MR1 = MR2 15  Xác định tổng doanh thu cận biên 16 Một hãng bán trên nhiều thị trường 17 Một hãng bán trên nhiều thị trường  Giả sử một hãng bán hàng hóa trên hai thị trường riêng biệt, đường cầu đối với hai thị trường là Q1 = 1000 – 20P1 và Q2 = 500 – 5P2  Hàm chi phí cận biên của hãng MC = 20 – 0,05 Q + 0,0001 Q2  Yêu cầu: xác định sản lượng và mức giá bán của hãng trên hai thị trường để lợi nhuận của hãng là lớn nhất 18 Một hãng bán trên nhiều thị trường 02/04/2010 4  Xác định hàm tổng doanh thu cận biên:  Xác định hàm cầu ngược trên hai thị trường P1 = 50 – 0,05Q1 và P2 = 100 – 0,2Q2  Xác định hàm doanh thu cận biên trên hai thị trường MR1 = 50 – 0,1Q1 và MR2 = 100 – 0,2Q2  Xác định hàm doanh thu cận biên ngược Q1= 500 – 10MR1 và Q2 = 250 – 2,5MR2  Do ở mọi mức sản lượng đều có MR1 = MR2 = MRT, nên Q1= 500 – 10MRT và Q2 = 250 – 2,5MRT 19 Một hãng bán trên nhiều thị trường  Xác định hàm tổng doanh thu cận biên (tiếp)  Do QT = Q1 + Q2, bằng cách cộng hai đường doanh thu cận biên ngược ta có hàm tổng doanh thu cận biên ngược QT = Q1 + Q2 = 500 – 10MRT + 250 – 2,5MRT = 250 – 12,5MRT  Vậy hàm tổng doanh thu cận biên của hãng là MRT = 60 – 0,08QT. 20 Một hãng bán trên nhiều thị trường  Áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận 60 – 0,08 Q = 20 – 0,05 Q + 0,0001 Q2  Mức sản lượng tối ưu là 500  Phân bổ sản lượng và quyết định giá trên hai thị trường  Kết quả bán 300 đơn vị trên thị trường 1 với mức giá $35 và bán 200 đơn vị trên thị trường 2 với mức giá $60 21 Một hãng bán trên nhiều thị trường Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Sản phẩm liên quan trong tiêu dùng  Hãng sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, hãng sẽ lựa chọn sản xuất và bán tại mức sản lượng mà MRX = MCX và MRY = MCY  MRX là một hàm không chỉ phụ thuộc vào QX mà còn phụ thuộc cả vào QY (tương tự như vậy đối với MRY) nên các điều kiện này cần phải được thỏa mãn đồng thời 22  Sản phẩm liên quan trong tiêu dùng – Ví dụ  Một hãng sản xuất hai loại sản phẩm là X và Y thay thế cho nhau, hàm cầu đối với hai sản phẩm được ước lượng là: QX = 80.000 – 8.000PX + 6.000PY QY = 40.000 – 4.000PY + 4.000PX  Hàm tổng chi phí được ước lượng là TCX = 7,5QX + 0,00025Q2X TCY = 11 QY + 0,000125Q2Y  Yêu cầu: xác định giá và lượng bán hàng X và Y để tối đa hóa lợi nhuận 23 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Sản phẩm liên quan trong tiêu dùng – Ví dụ  Xác định hàm doanh thu cận biên đối với hai sản phẩm MRX = 70 – 0,001QX – 0,00125QY MRY = 80 – 0,002QY – 0,00125QX  Xác định hàm chi phí cận biên đối với hai sản phẩm MCX = 7,5 + 0,0005QX và MCY = 11 + 0,00025QY  Áp dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, giải hệ hai phương trình  Q*X= 30.000, Q*Y = 14.000  P*X = $44,5 và P*Y = $51 24 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm 02/04/2010 5  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất: Các sản phẩm được sản xuất trong cùng một hãng, cạnh tranh với nhau để có được các phương tiện sản xuất hữu hạn của hãng.  Trong dài hạn, hãng có thể điều chỉnh các phương tiện sản xuất của nó để sản xuất mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của mỗi sản phẩm 25 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất  Giả sử hãng sản xuất hai loại sản phẩm là X và Y có thể thay thế cho nhau trong sản xuất, hãng cần phân bổ phương tiện sản xuất giữa X và Y sao cho MRPX = MRPY  Mức vận hành phương tiện sản xuất tối ưu được xác định tại MRPT = MC  Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: MRPT = MC = MRPX = MRPY 26 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm 27 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất – Ví dụ  Một hãng sản xuất hai loại sản phẩm là X và Y có thể thay thế cho nhau trong sản xuất. Hàm cầu đối với 2 sản phẩm là: QX = 60- 0,5 PX và QY = 40 – 0,67PY  Hàm sản xuất đối với 2 sản phẩm này là QX = 2HX và QY = 4HY  Trong đó: HX và HY, tương ứng là thời gian dây chuyền sản xuất hoạt động để sản xuất X và Y  Hàm chi phí cận biên MC = 72 + 2HT  Yêu cầu: xác định (1) mức sử dụng (thời gian vận hành) tối ưu của nhà máy là bao nhiêu; (2) Mức sử dụng cần được phân bổ như thế nào giữa việc sản xuất hai sản phẩm 28 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Sản phẩm thay thế cho nhau trong sản xuất – Ví dụ  Xác định hàm doanh thu cận biên đối với 2 sản phẩm  MRX = 120 – 4QX và MRY = 60 – 3QY  Xác định sản phẩm cận biên của hai sản phẩm  MPHx = 2 và MPHy = 4  Xác định sản phẩm doanh thu cận biên của hai sản phẩm  MRPHx = 240 – 16 HX và MRPHy = 240 – 48HY  Hàm tổng sản phẩm doanh thu cận biên MRPT = 240 – 12HT  Áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận, kết quả thu được:  Mức sử dụng tối ưu là 12h/ngày, phân bổ 9h cho sản xuất X và 3h cho sản xuất Y 29 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Hàng hóa bổ sung trong sản xuất:  Để tối đa hóa lợi nhuận, sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên chung (MRJ) bằng chi phí cận biên: MRJ = MC  Doanh thu cận biên chung là mức doanh thu tăng thêm từ việc sản xuất thêm một đơn vị đồng sản phẩm  Khi xác định được mức sản xuất tối đa hoá lợi nhuận, các mức giá của từng sản phẩm được tính từ các đường cầu riêng của nó 30 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm 02/04/2010 6  Hàng hóa bổ sung trong sản xuất (tiếp):  Để tìm ra mức doanh thu cận biên chung, cộng các đường doanh thu cận biên riêng theo chiều dọc (trục tung) trong miền sản xuất mà các mức doanh thu cận biên nhận giá trị dương 31 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm 32 Hàng hóa bổ sung trong sản xuất  Hàng hóa bổ sung trong sản xuất – ví dụ  Một hãng sản xuất hai sản phẩm X, Y bổ sung cho nhau trong sản xuất.  Hàm cầu đối với hai sản phẩm là: QX = 285.000 – 1.000PX QY = 150.000 – 2.000PY  Hàm chi phí cận biên MC = 10 + 0,002Q  Trong đó Q đại diện cho cả QX và QY (Q = QX = QY) 33 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm  Hàng hóa bổ sung trong sản xuất – ví dụ  Xác định hàm doanh thu cận biên chung MRJ = 360 – 0,003Q  Chú ý: MRY =0 khi QY = 75.000. Nên nếu 0 ≤ Q ≤ 75.000 thì hàm doanh thu cận biên chung là tổng theo chiều dọc của hai đường doanh thu cận biên, nếu Q > 75.000, doanh thu cận biên chung giống như MRX.  Áp dụng nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận, giải ra  Kết quả: Q* = 70.000; PX = 215 và PY = 40 34 Một hãng bán nhiều loại sản phẩm Chiến lược ngăn cản sự gia nhập  Chiến lược ngăn cản sự gia nhập xảy ra khi một hãng (hoặc nhiều hãng) hiện tại đưa ra các hành động chiến lược nhằm làm nản lòng hoặc thậm chí ngăn cản sự gia nhập của một (hoặc nhiều) hãng mới vào thị trường  Nghiên cứu hai hành vi chiến lược:  Định giá hạn chế gia nhập  Tăng công suất 35 Định giá hạn chế gia nhập  Trong một số tình huống, hãng độc quyền có thể đưa ra cam kết tin cậy nhằm định một mức giá thấp hơn mức giá tối đa hoá lợi nhuận nhằm ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường  Để thực hiện được, hãng hiện tại phải có khả năng đưa ra một cam kết đáng tin cậy rằng nó sẽ tiếp tục định giá thấp hơn mức giá tối đa hoá lợi nhuận thậm chí sau khi các hãng mới gia nhập thị trường 36 02/04/2010 7 37 Định giá hạn chế gia nhập 38 Định giá hạn chế gia nhập  Một hãng hiện tại có thể đưa ra đe doạ về một mức giảm giá trả đũa khi có sự gia nhập thị trường bằng cách tăng công suất nhà máy của họ  Khi tăng công suất sản xuất làm cho chi phí cận biên giảm đối với các hãng hiện tại thì phản ứng tốt nhất của hãng hiện tại với sự gia nhập của một hãng mới sau đó có thể là tăng sản lượng  đòi hỏi hãng hiện tại phải giảm giá để bán được nhiều sản lượng hơn 39 Mở rộng công suất ngăn cản gia nhập 40 Mở rộng công suất ngăn cản gia nhập Mở rộng công suất ngăn cản gia nhập 41 Quyết định trong điều kiện rủi ro và bất định 42 02/04/2010 8 Phân biệt rủi ro và bất định  Rủi ro:  Đưa ra quyết định trong những tình huống mà kết cục của quyết định không biết trước  Có thể đưa ra danh sách tất cả những kết cục có thể xảy ra liên quan tới quyết định đó và xác định khả năng xảy ra mỗi kết cục đó  Bất định:  Không thể liệt kê tất cả các kết cục có thể  Không thể xác định xác suất của các kết cục xảy ra 43 Đo lường rủi ro bằng phân bố xác suất  Sự phân bố xác suất là một bảng hoặc một đồ thị chỉ ra tất cả các kết cục có thể xảy ra (lợi ích) của một quyết định và xác suất cho mỗi kết cục sẽ xảy ra  Để đo lường mức độ rủi ro của một quyết định  Cần nghiên cứu các đặc điểm thống kê của phân bố xác suất của các kết cục có thể xảy ra 44 Phân bố xác suất của doanh số bán 45 Giá trị kỳ vọng  Giá trị kỳ vọng của các kết cục khác nhau trong một phân bố xác suất là  trong đó  Xi là kết cục thứ i của một quyết định,  pi là xác suất xảy ra kết cục thứ i  n là tổng số các kết cục có thể xảy ra trong phân bố xác suất đó 46 n i i i 1 ( ) XE X p = = ∑ Giá trị kỳ vọng  Không đưa ra giá trị thực của kết cục ngẫu nhiên  Giá trị kì vọng chỉ ra giá trị trung bình của các kết cục sẽ xảy ra nếu quyết định có tính rủi ro được lặp lại với một số lần xảy ra lớn 47 Phương sai  Phương sai của một phân bố xác suất đo lường độ phân tán của một phân bố về giá trị trung bình của nó  Phương sai thường được sử dụng để chỉ ra mức độ rủi ro gắn với quyết định đó  Nếu như các giá trị kì vọng của hai phân bố là như nhau, sự phân bố với phương sai lớn hơn được gắn với quyết định rủi ro cao hơn 48 n x i i i p ( X E( X ))σ    2 2 1 Variance(X) 02/04/2010 9 Hai phân bố xác suất với giá trị trung bình giống nhau nhưng phương sai khác nhau 49 Độ lệch chuẩn  Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai  Các nhà quản lý có thể so sánh mức độ rủi ro của các quyết định khác nhau bằng việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng khi các giá trị kì vọng của chúng có độ lớn như nhau.  Độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ rủi ro càng cao 50 xσ  Variance(X) Phân bố xác suất với các phương sai khác nhau 51 Hệ số biến thiên  Khi giá trị kì vọng của các kết cục khác nhau đáng kể, nhà quản lý nên đo lường mức độ rủi ro của một quyết định tương ứng với giá trị kì vọng bằng cách sử dụng hệ số biến thiên  Đo lường mức độ rủi ro tương đối 52 E( X ) σ υ  Standard deviation Expected value Ra quyết định trong điều kiện rủi ro  Ba quy tắc hướng dẫn nhà quản lý ra quyết định trong điều kiện rủi ro  Quy tắc giá trị kỳ vọng  Phân tích phương sai – giá trị trung bình  Phân tích hệ số biến thiên 53 Quy tắc giá trị kỳ vọng  Chọn quyết định có giá trị kỳ vọng cao nhất  Quy tắc giá trị kì vọng rất dễ áp dụng  Chỉ sử dụng một đặc trưng của phân bố xác suất (giá trị trung bình)  không kết hợp yếu tố rủi ro vào quyết định (sự phân tán) gắn liền với phân bố xác suất của các kết cục  Quy tắc giá trị kì vọng không thể áp dụng khi các quyết định có giá trị kì vọng như nhau và không nên áp dụng khi các quyết định có mức độ rủi ro khác nhau 54 02/04/2010 10 Phân tích phương sai - giá trị trung bình  Phương pháp ra quyết định có sử dụng cả giá trị trung bình và phương sai để ra quyết định  Nếu quyết định A có giá trị kì vọng lớn hơn và phương sai thấp hơn quyết định B, quyết định A sẽ được lựa chọn.  Nếu cả hai quyết định A và B có cùng phương sai (hoặc cùng độ lệch chuẩn), quyết định với giá trị kì vọng lớn hơn sẽ được chọn  Nếu cả hai quyết định A và B có cùng giá trị kì vọng, quyết định với phương sai (độ lệch chuẩn) thấp hơn sẽ được chọn 55 Phân tích hệ số biến thiên  Quy tắc ra quyết định mà quyết định được chọn là quyết định có hệ số biến thiên nhỏ nhất 56 Phân bố xác suất cho lợi nhuận theo tuần tại ba vị trí nhà hàng ăn 57 E(X) = 3,500 A = 1,025 = 0.29 E(X) = 3,750 B = 1,545 = 0.41 E(X) = 3,500 C = 2,062 = 0.59 Quy tắc nào tốt nhất  Khi một quyết định được ra có tính lặp lại, với xác suất giống nhau mỗi lần  quy tắc giá trị kì vọng là quy tắc đáng tin cậy nhất đem lại tối đa hoá lợi nhuận (kỳ vọng)  Lợi nhuận trung bình của một quá trình hoạt động mang tính rủi ro lặp lại nhiều lần sẽ tiến tới giá trị kì vọng của hoạt động đó. 58 Quy tắc nào tốt nhất  Khi một nhà quản lý ra quyết định một lần trong điều kiện rủi ro  Không có bất kì sự lặp lại nào  Không có nguyên tắc tốt nhất  Các quy tắc cho việc ra quyết định có tính rủi ro sẽ được các nhà quản lý áp dụng để giúp phân tích và hướng dẫn quá trình ra quyết định 59 Lý thuyết lợi ích kỳ vọng  Các quyết định quản lý đưa ra phụ thuộc vào sự sẵn lòng chấp nhận rủi ro  Lý thuyết lợi ích kỳ vọng cho phép xem xét thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro  các nhà quản lý được giả định là thu được lợi ích từ lợi nhuận kiếm được 60 02/04/2010 11 Lý thuyết lợi ích kỳ vọng  Nhà quản lý đưa ra quyết định rủi ro theo cách tối đa hóa lợi ích kỳ vọng của các kết cục về lợi nhuận  Hàm lợi ích về lợi nhuận đưa ra một chỉ số để đo lường mức lợi ích có được khi đạt được mức lợi nhuận nào đó 61 n nE [U( )] p U( ) p U( ) ... p U( )      1 1 2 2 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro  Được xác định bằng lợi ích cận biên của lợi nhuận:  Lợi ích cận biên của lợi nhuận là sự thay đổi trong tổng lợi ích khi hãng thu thêm một đơn vị lợi nhuận  Lợi ích cận biên của lợi nhuận là độ dốc của đường tổng lợi ích 62 MU U( ) ∆ ∆profit  Ghét rủi ro:  Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính ít rủi ro trong hai quyết đinh khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng  Thích rủi ro:  Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính rủi ro cao hơn trong hai quyết đinh khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng  Trung lập với rủi ro:  Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lờ đi các rủi ro trong khi ra quyết định và chỉ cân nhắc giá trị kỳ vọng của các quyết định 63 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro  Có liên quan đến lợi ích cận biên của lợi nhuận  Lợi ích cận biên của lợi nhuận giảm: Ghét rủi ro  Nhà quản lý ghét rủi ro sẽ nhạy cảm đối với một đơn vị lợi nhuận mất đi hơn là một đơn vị lợi nhuận đạt được và sẽ quan tâm tới việc ra quyết định sao cho tránh được rủi ro do thua lỗ  Lợi ích cận biên của lợi nhuận tăng: Thích rủi ro  Nhà quản lý ưa thích rủi ro quan tâm tới khả năng kiếm được lợi nhuận hơn là khả năng thua lỗ  Lợi ích cận biên của lợi nhuận không đổi: Trung lập với rủi ro 64 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro 65 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro 66 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro 02/04/2010 12 67 Thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro Hàm lợi ích về lợi nhuận của nhà quản lý 68 Lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận  Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, các quyết định được đưa ra nhằm tối đa hóa lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận của nhà quản lý  Các quyết định được đưa ra bằng cách tối đa hoá lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận phản ánh thái độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý  Thường khác với các quyết định được đưa ra theo nguyên tắc ra quyết định không tính đến rủi ro  Trong trường hợp nhà quản lý trung lập với rủi ro, các quyết định là giống nhau về tối đa hoá lợi ích kỳ vọng, hoặc tối đa hoá lợi nhuận kỳ vọng 69 Ra quyết định trong điều kiện bất định  Khoa học ra quyết định có rất ít hướng dẫn cho các nhà quản lý ra quyết định khi họ không biết gì về khả năng xảy ra của nhiều tình huống trong tự nhiên  Có bốn quy tắc ra quyết định đơn giản có thể giúp các nhà quản lý ra quyết định trong điều kiện bất định 70  Tiêu chí cực đại tối đa (maximax):  nhà quản lý xác định cho mỗi quyết định kết cục tốt nhất có thể xảy ra và sau đó lựa chọn quyết định có kết cục tốt nhất  Tiêu chí cực đại tối thiểu (maximin):  nhà quản lý xác định kết cục xấu nhất cho mỗi quyết định và đưa ra quyết định gắn với kết cục xấu nhất có giá trị cao nhất 71 Ra quyết định trong điều kiện bất định Ví dụ minh họa 72 Các quyết định Bản chất tự nhiên (triệu USD) Phục hồi Đình đốn Suy thoái Mở rộng công suất 20% 5 -1 -3,0 Duy trì công suất hiện tại 3 2 0,5 Giảm công suất đi 20% 2 1 0,75 02/04/2010 13  Tiêu chí hối tiếc tối thiểu hóa cực đại:  Khi nhà quản lý đưa ra quyết định, nhưng quyết định đó lại không phải là quyết định tốt nhất khi biết được bản chất tự nhiên sẽ hối tiếc  Sự hối tiếc tiềm năng là mức chênh lệch giữa kết cục tốt nhất ứng với bản chất tự nhiên xác định với kết cục của quyết định thực tế đưa ra  Quy tắc này thực hiện như sau:  Nhà quản lý xác định mức hối tiếc tiềm năng lớn nhất (tồi nhất) ứng với mỗi quyết định  Sau đó lựa chọn quyết định có mức nỗi tiếc tiềm năng nhỏ nhất trong số đó 73 Ra quyết định trong điều kiện bất định Ví dụ minh họa 74 Các quyết định Bản chất/trạng thái tự nhiên (triệu USD) Phục hồi Đình đốn Suy thoái Tăng công suất lên 20% 0 3 3,75 Duy trì công suất cũ 2 0 0,25 Giảm công suất đi 20% 3 1 0 Ma trận hối tiếc tiềm năng  Tiêu chí xác suất cân bằng:  Hướng dẫn cho quá trình ra quyết định trong đó nhà quản lý giả định mỗi bản chất tự nhiên có khả năng xảy ra như nhau, nhà quản lý tính toán kết cục trung bình cho mỗi bản chất tự nhiên có khả năng xảy ra như nhau và chọn quyết định có kết cục trung bình cao nhất. 75 Ra quyết định trong điều kiện bất định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmicrosoft_powerpoint_ch_5_45.pdf