1. Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người.
2. Nông nghiệp sản xuất ra những TLSX không thể thay thế để tái sản xuất bản thân ngành nông nghiệp; đồng thời còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
3. Nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành KT- XH phát triển.
27 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế lượng - Chương 5: Nông nghiệp với phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5NÔNG NGHIỆPVỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾMỤC ĐÍCH, YÊU CẦUMục đíchGiới thiệu những vấn đề cơ bản của sản xuất nông nghiệp, từ đó có giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững trong quá trình phát triển chung của nền kinh tếYêu cầu + Nắm được đặc điểm, vai trò của SXNN -> ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế . + Hướng giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay, như: CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hộ gia đình nông dân phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hỗ trợ nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong quá trình phát triển. NỘi dung I. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp II. Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế III. Thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn IV. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp I. ĐẶc điỂm cỦa SXNN. . + Khái niệm nông nghiệp - Theo nghĩa hẹp - Theo nghĩa rộng + Đặc điểm - Đối tượng của SXNN là những cơ thể sinh vật (Vật nuôi, cây trồng) chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học riêng và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên. - Chu kỳ SXNN nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại vật nuôi, cây trồng. - SXNN mang tính thời vụ rất lớn. - Trong nông nghiệp, ruộng đất là TLSX cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thiếu, không thể thay thế được. - SXNN diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rõ nét. 1.1. Đối tượng của SXNN là những cơ thể sinh vật (Vật nuôi, cây trồng), chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học riêng và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên Nội dung - Mỗi cây trồng, vật nuôi là một cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo những điều kiện sống nhất định (Đất đai, khí hậu). - Mỗi cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển theo quy luật riêng của chúng. - SPNN tươi sống, hàm lượng nước cao, dễ hao hụt, giảm phẩm chất sau thu hoạch. Vấn đề cần quan tâm - Điều tra , khảo sát, phân vùng, quy hoạch SXNN để lựa chọn, xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. - Xây dựng hệ thống biện pháp KT-KT phù hợp hệ thống cây trồng, vật nuôi. - Có chính sách hỗ trợ nông dân, nông nghiệp, nông thôn phù hợp WTO. - Phát triển công nghệ sau thu hoạch như: bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến 1.2. Chu kỳ SXNN nói chung là dài và không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi Nội dung Mỗi cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển theo quy luật riêng của chúng, nên không giống nhau và thường là dài. VD: Cây lương thực, rau, đậucũng phải từ 2 đến 3 tháng. Cây công nghiệp, cây ăn quả phải từ 3 đến 5 năm trở lên. Vấn đề cần quan tâm - Xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB phải phù hợp với chu kỳ SX- KD của từng loại cây trồng, vật nuôi. - Việc xác định các nhu cầu và các chính sách tài chính, tín dụng trong nông nghiệp cũng phải phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi. - Có biện pháp để gắn trách nhiệm người lao động trong từng khâu công việc với kết quả cuối cùng trong nông nghiệp. 1.3. SXNN mang tính thời vụ rất lớn Nội dung - Tính thời vụ trong nông nghiệp thể hiện ở các thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng ( Giai đoạn). - Tính mùa vụ trong nông nghiệp gắn với yếu tố thời tiết, khí hậu của mỗi vùng, mỗi địa phương. Vấn đề cần quan tâm - Xác định chính xác nhu cầu vật tư, lao động, tiền vốn cho từng giai đoạn phát triển của cây và con. - Giải quyết việc làm cho lao động trong thời gian nông nhàn. - Đảm bảo chính sách giá khi vào mùa vụ (cả đầu vào và đầu ra). - Tạo ra giống trái vụ, kéo dài thời gian thu hoạch gắn với công nghiệp chế biến.1.4. Trong nông nghiỆp, ruỘng đẤt là TLSX cơ bẢn hàng đẦu và đẶc biỆt, không thỂ thiẾu, không thỂ thay thẾ đưỢcNội dung - Đất đai là một loại nguồn lực đặc biệt trong phát triển nông nghiệp. - Hiệu quả SXNN phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng đất đai. Vấn đề cần quan tâm - Có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, ổn định cho phát triển nông nghiệp (Vấn đề nông dân luôn phải gắn với đất đai). - Có các biện pháp để cải tạo, bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai: chính sách đầu tư, chính sách thuế 1.5. SXNN diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp và mang tính khu vực rất rõ nét Nội dung - SXNN có thể tiến hành ở mọi vùng đất nước.- Mỗi vùng SXNN lại có những điều kiện tự nhiên, KT- XH khác nhau.Vấn đề cần quan tâm- Quy hoạch vùng có nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp với từng loại cây trồng, vật nuôi.- Đầu tư đồng bộ cho phát triển vùng: đường sá, kênh, mương, trường học- Gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến và các dịch vụ có liên quan. II. Vai trò cỦa nông nghiỆp vỚi PTKT 1. Nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. 2. Nông nghiệp sản xuất ra những TLSX không thể thay thế để tái sản xuất bản thân ngành nông nghiệp; đồng thời còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. 3. Nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành KT- XH phát triển.II.Vai trò cỦa nông nghiỆp vỚi PTKT(tiẾp) 4. Nông nghiệp là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các ngành công nghiệp và dịch vụ. 5. Sự phát triển nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế đất nước và tốc độ tăng trưởng GDP. 6. Phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. III. ThỰc hiỆn CNH-HĐH nông nghiỆp, nông thôn 1. Khái niệm và ý nghĩa của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 2. Đặc điểm của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. 3. Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 3.1. Khái niỆm và ý nghĩa cỦa CNH-HĐH nông nghiỆp, nông thônKhái niệm - CNH nông nghiệp, nông thôn là việc đưa MMTB, ứng dụng phương pháp sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp vào các lĩnh vực của SXNN và kinh tế nông thôn. - HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào SXNN và đời sống ở nông thôn, tạo ra nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ. Ý nghĩa - Thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn. - Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, dịch vụ cũng như sản phẩm của bản thân nông nghiệp, nông thôn. - Giải quyết tốt các vấn đề KT- XH ở nông thôn: khai thác các nguồn lực, việc làm, thu nhập, xóa đói, giảm nghèo3.2. ĐẶc điỂm cỦa CNH- HĐH nông nghiỆp, nông thôn Ở ViỆt Nam - Chủ thể là những hộ gia đình nông dân, sống ở các vùng nông thôn. - Tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp.- Tiến hành trong điều kiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý của hệ thống chính trị cơ sở còn thấp.Đòi hỏi đầu tư tốn kém, rủi ro cao. Chú ý: - Các đặc điểm trên gây ra những khó khăn gì ? - Giải pháp khắc phục. .3.3. NỘi dung CNH- HĐH nông nghiỆp,nông thônNội dung tổng quát - Là quá trình CDCCKT theo hướng SXHH quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa công nghệ hiện đại vào tất cả các khâu của SXNN, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. - Là quá trình CDCCKT nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ (GDP và LĐ), tổ chức lại sản xuất, xây dựng QHSX phù hợp, quy hoạch phát triển nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới. Nội dung cụ thể - CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng SXHH đa dạng, gắn với công nghiệp chế biến và từng bước hiện đại hóa. - Phát triển LLSX trong nông nghiệp, nông thôn. - Xây dựng QHSX phù hợp. - Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. IV. GiẢi pháp chỦ yẾu phát triỂn nông nghiỆp 1. Quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa. 2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nông dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn phù hợp WTO. 4.1. Quy hoẠch phát triỂn các vùng nông nghiỆp sẢn xuẤt hàng hóa.Khái niệmLà hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở lợi thế, gắn với công nghiệp chế biến và với thị trường.Căn cứ quy hoạch - Chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. - Chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp.- Chiến lược phát triển từng loại cây, con chủ lực Nội dung quy hoạnh - Chi tiết phát triển từng loại cây, con theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.- Xác định danh mục các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao, có lợi thế phát triển cần được ưu tiên. - Xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực cho từng vùng, địa phương.- Quan tâm đặc biệt đến quy hoạch sản xuất lương thực.Vai trò của quy hoạch - Là cơ sở để đầu tư phát triển nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. - Tạo điều kiện để khai thác lợi thế trong phát triển nông nghiệp, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản. - Tránh tình trạng phát triển tự phát, dẫn đến lãng phí, hiệu quả thấp. - Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững.4. 2. ThỰc hiỆn đỒng bỘ các giẢi pháp hỖ trỢ kinh tẾ hỘ gia đình nông dân phát triỂn SXHH quy mô lỚnKhái niệm Kinh tế hộ gia đình nông dân là một hình thức tổ chức kinh tế, là đơn vị kinh tế cơ sở, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, vừa có những đặc trưng của một đơn vị kinh tế (Một doanh nghiệp), vừa có đặc trưng của một hộ gia đình (Cùng huyết thống).Xu hướng: Từ sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp hộ gia đình SXHH SXHH quy mô lớn gắn với thị trường kinh tế trang trại, doanh nghiệp.Thực trạng kinh tế hộ gia đình nông dân Việt Nam - Có khoảng trên 16,3 triệu hộ (Theo điều tra tháng 7/2011). - Có xuất phát điểm thấp, không đủ năng lực làm chủ do: trình độ văn hóa, KH-KT, trình độ quản lý thấp, thiếu vốn SXKD, tiếp cận thị trường còn hạn chế - Năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh không cao, sản phẩm khó tiêu thụ. - Vấn đề an toàn trong sản xuất chưa được quan tâm thỏa đáng (Bảo hiểm SXNN, ATVSTP). - Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, hạn chế của hạn điền và thời gian giao đất, nên khó khăn trong đầu tư, thâm canh. Giải pháp - Có chính sách khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, đổi mới chính sách về hạn điền và thời hạn giao đất.- Tạo ra thị trường đồng bộ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm (Nhất là thị trường nước ngoài).- Nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợ như: tín dụng, đào tạo, chuyển giao tiến bộ KH&CN 4.3. ThỰc hiỆn chính sách hỖ trỢ đỐi vỚi nông dân, nông nghiỆp, nông thôn phù hỢp WTOSự cần thiết - Từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Từ vai trò to lớn của nông nghiệp nước ta - Thực trạng sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta còn nhiều hạn chế ...năng lực cạnh tranh thấp.- Hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh gay gắt.Đối tượng hỗ trợ- Hộ GĐND và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.- Các lĩnh vực khác có liên quan đến SXNN. Phương thức hỗ trợVề nguyên tắc là chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp.Ở Việt Nam việc hỗ trợ có hiệu quả nhất là thông qua mô hình liên kết từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nội dung hỗ trợ- Những thiệt hại do thiên tai, địch họa.- Nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp.- Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo. - Nghiên cứu, khảo sát ,quy hoạch vùng sxnn.- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đã được quy hoạch.- Các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.- Hỗ trợ nông dân mất đất trong quá trình phát triển, như: Giá đền bù, tái định cư, đào tạo chuyển đổi nghề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_5061.ppt