Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm
soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.
Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép
thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát
triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Một số hoạt động huy động vốn tiết
kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di
chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị
trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân
hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ
thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh
toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn. có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
32 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= ...=1000Σ
= ...=10000Σ
...
...
Hình 4.4. Sơ đồ về quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại
Gọi UD1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:
UD1= 1000 + 900 + 810 + 729 +
= 1000 + (1 – 0,1)1000 + (1 – 0,1)21000 + (1 – 0,1)31000 + (1 – 0,1)41000 + .
= [1 + 0,9 + (0,9)2 + (0,9)3 + (0,9)4 + ].1000 =
b
1 1000 10000
1 (1 r )
⋅ =− −
Ở đây, 10 chính là số lần tăng thêm (hay là số vòng quay của tiền trong lưu thông).
1/rb được gọi là số nhân tiền đơn giản (thừa số tiền).
4.2.3. Cung tiền và các yếu tố tác động đến mức cung tiền
4.2.3.1. Khái niệm cung tiền
Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế.
Khối lượng tiền này bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc),
và được xác định bởi khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một
quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất nhằm
đáp ứng nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế quốc dân.
Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại.
MS được xác định như sau: MS = U + D.
Trong đó: MS là mức cung tiền thực tế
MMS
P
=
M là mức cung tiền danh nghĩa
P là mức giá chung hay chỉ số giá
U là lượng tiền mặt đang lưu hành, D là lượng tiền gửi
Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền”
của các NHTM. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở
và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các NHTM nhờ số nhân tiền tệ.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
110
4.2.3.2. Sơ đồ về cung tiền
Theo sơ đồ, tiền cơ sở (cơ số tiền) H là tiền do Ngân hàng Trung Ương (cơ quan duy nhất
được phép phát hành tiền mặt) phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt
dự trữ tại ngân hàng.
Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để
chi tiêu dần (thanh toán) và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ.
Khối lượng tiền cơ sở bằng khối lượng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng.
H = U + R
Trong đó: H là lượng tiền cơ sở; U là lượng tiền mặt lưu hành, R là lượng tiền dự trữ trong
các ngân hàng.
Khi các NHTM tham gia vào thị trường tiền tệ thì việc xác định tổng lượng tiền tệ trở nên
phức tạp hơn bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng đã
làm tăng tổng mức cung tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.
4.2.3.3. Đồ thị đường cung tiền
Với giả định mức cung tiền thực tế MS là do ngân hàng trung ương quyết định, không phụ
thuộc vào lãi suất. Mức cung tiền sẽ không đổi khi lãi suất thay đổi, khi đó, đồ thị đường
cung tiền sẽ là đường thẳng đứng, song song với trục tung.
MS
Mức lãi
suất
M00 Lượng tiền
Hình 4. 5. Đồ thị đường cung tiền
Đường cung tiền thực tế MS là đường thẳng đứng song song với trục tung.
4.2.4. Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền
Khái niệm: Đứng trên góc độ tổng thể của nền kinh tế quốc dân thì số nhân tiền chính là
một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.
Công thức tính:
mM = MS/H → MS = mM.H
H đưa vào quay vòng thì H sẽ tăng lên m lần, số nhân tiền sẽ là:
M
U Dm
U R
+= +
Chia cả tử và mẫu số cho D ta được:
M
U 1
Dm U R
D D
+
=
+
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
111
Lượng tiền
• Nếu gọi s là tỷ lệ dự trữ tiền mặt của công
chúng (tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so
với tiền gửi), thì: s = U/D.
Tỷ lệ s phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Thói quen thanh toán hay còn gọi là
hành vi ưa tiền mặt của công chúng.
Ví dụ: Có những nước người dân muốn
giữ tiền mặt nhưng ở những nước có thị
trường tiền tệ phát triển cao thì người
dân thường thanh toán qua hệ thống
ngân hàng và tỷ lệ s sẽ nhỏ.
o Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và
khả năng thanh toán của các NHTM.
o Tốc độ tăng tiêu dùng (dân giữ nhiều
tiền mặt hơn để thanh toán): Nếu dân
chúng có xu hướng muốn dự trữ tiền
mặt nhiều hơn thì tỷ lệ s sẽ tăng lên.
• Nếu gọi ra là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các NHTM thì:
ra = Ra/D (coi R = Ra ; Ra là mức dự trữ thực tế)
Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
o Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của ngân hàng bắt buộc các Ngân hàng
thương mại muốn dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
o Sự thiệt hại do trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.
Số nhân tiền bây giờ sẽ là:
M
a
1 sm
r s
+= +
Lúc này mM được gọi là số nhân tiền đầy đủ hoặc số nhân tiền mở rộng.
Tỷ lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền sẽ càng lớn.
Tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền sẽ càng lớn.
Tỷ lệ này phụ thuộc vào thói quen thanh toán của xã hội, vào tốc độ tăng của tiêu dùng và
còn phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các NHTM. Nếu giả thiết rằng
không có sự rò rỉ tiền mặt trong lưu thông tức là tất cả quá trình thanh toán đều được diễn ra
trong hệ thống NHTM, khi đó s = 0.
Giả thiết các NHTM dự trữ đúng theo yêu cầu của NHTƯ thì ra = rb. Lúc này số nhân tiền
được viết dưới dạng mM = 1/rb, đây được gọi là số nhân tiền đơn giản. Số nhân tiền đơn giản
này chỉ rõ được vai trò của ngân hàng trung ương trong việc điều tiết mức cung tiền của nền
kinh tế. Mỗi một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sẽ làm thay đổi lớn về số nhân
tiền và làm thay đổi mức cung tiền của nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
112
Cầu tiền tệ
4.3. Cầu tiền tệ
4.3.1. Phân biệt các loại tài sản tài chính
Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành hai loại sau:
• Tài sản giao dịch (thanh khoản): Tài sản giao dịch tuy không tạo ra thu nhập nhưng
được dùng để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ, bao gồm các loại tiền mặt (tiền
giấy) và tiền xu.
• Các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,...)
nhưng không thể dùng trực tiếp để mua hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ của cải của họ
dưới dạng kết hợp cả hai loại tài sản này. Để thuận lợi cho việc phân tích ta coi mọi tài
sản giao dịch được gọi là tiền và mọi tài sản khác có thu nhập được gọi chung là trái
phiếu. Khi phân tích cung tiền và cầu tiền trong nền kinh tế, chúng ta thường phân tích
tài sản giao dịch (thanh kho
ản) là chủ yếu.
Giao dịch tài sản tài chính
4.3.2. Cầu tiền tệ và các yếu tố tác động đến cầu tiền tệ
4.3.2.1. Khái niệm
Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho các nhu cầu tiêu dùng
cá nhân, sản xuất – kinh doanh và các nhu cầu khác.
Khi phân tích cầu tiền, chúng ta thường phân tích dưới hai khía cạnh: Cầu tiền danh nghĩa
và cầu tiền thực tế.
Nếu giá cả hàng hoá tăng, mức cầu tiền danh nghĩa cũng
tăng, nếu không sẽ không đủ tiền để mua đủ khối lượng hàng
hoá đã dự định. Qua đó ta thấy thực chất của cầu tiền là cầu
về cán cân tiền tệ thực tế, đó là cầu tiền đã được loại trừ yếu
tố lạm phát.
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả (P)
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
113
Lãi suất
4.3.2.2. Các yếu tố làm thay đổi mức cầu tiền
• Yếu tố lãi suất:
Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất
mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng
trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ
tiền. Khi lãi suất thay đổi cầu tiền sẽ thay đổi.
o Khi lãi suất tăng, lợi ích của việc gửi tiết kiệm đem lại
lớn hơn lợi ích của việc bỏ tiền ra để mua sắm do đó
cầu tiền giảm. Vì khi lãi suất tăng xu hướng tiết kiệm
tăng, xu hướng tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư I giảm,
xuất khẩu giảm, cầu tiền giảm.
o Khi lãi suất giảm, dân cư muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền và ít tài sản dưới
dạng trái phiếu hơn, cầu tiền sẽ tăng lên.
• Các yếu tố ngoài lãi suất:
o Thu nhập quốc dân: Thu nhập quốc dân tăng, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của hộ
gia đình tăng, đầu tư tăng kéo cầu tiền tăng và ngược lại. Như vậy, khi các yếu tố làm
thay đổi tổng cầu thì sẽ làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế và sẽ làm
thay đổi cầu tiền.
o Tính bất ổn định và mạo hiểm trong sản xuất – kinh doanh (ảnh hưởng đến khả
năng đầu tư).
o Nhu cầu về các tài sản khác (trái phiếu) → có thể làm cho nhu cầu về tiền thanh toán
giao dịch giảm.
4.3.2.3. Hàm số và đồ thị cầu tiền
Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu về tiền được gọi là hàm cầu tiền (hàm ưa
thích tiền thanh khoản).
Hàm cầu tiền có dạng sau: MD = k.Y – h.r
Trong đó: MD là mức cầu tiền thực tế.
Y là thu nhập.
r là lãi suất thực tế.
k là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập. Giả sử Y
tăng hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD tăng hoặc giảm bao nhiêu %.
h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với lãi suất r. Giả sử r tăng
hoặc giảm 1% thì sẽ làm cho cầu tiền MD giảm hoặc tăng bao nhiêu %.
Đồ thị hàm cầu tiền:
Hàm cầu tiền biến thiên theo lãi suất: Trên đường MD, khi lãi suất tăng từ r1 → r2 thì lượng
cầu tiền giảm từ M1 → M2. Điểm B trượt dọc lên điểm A và ngược lại (hình 4.6).
Mức
lãi suất
r2
r1
0 M2 M1 Lượng tiền
MD
A
B
Hình 4.6. Đường cầu tiền
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
114
Khi các nhân tố ngoài lãi suất thay đổi: Giả sử thu nhập quốc dân tăng lên (hình 4.7), đường
cầu tiền sẽ dịch chuyển sang phải từ MD0 đến MD1.
Mức
lãi suất
r2
r1
0 M2M1
MD0
A
B
Lượng tiền
MD1
C
Hình 4.7. Đường cầu tiền khi thu nhập quốc dân tăng
4.4. Thị trường tiền tệ
4.4.1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ
Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường
thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của nó đã cung
ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi
mức lãi suất thực tế r. Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, biến thiên giảm theo lãi suất.
MS
Mức
lãi suất
M0 M10 Lượng tiền
r0
r1
E0
A
B
MD
Hình 4.8. Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là lãi suất
thị trường. Điểm E0 trên hình 4.8, chính là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ.
Tại mức lãi suất cân bằng r0, mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất
thấp hơn r0 là r1, sẽ có mức dư cầu (∆M = AB ) đòi hỏi phải có mức dư cung trái phiếu
tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy thị trường
lên tới mức lãi suất r0.
Như vậy, trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ xảy ra khi: MS = MD.
Hay ta có phương trình cân bằng:
M k.Y h.r
P
= −
4.4.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị
trường tiền tệ.
• Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
115
Ngân hàng Trung ương
Chính sách tiền tệ
MS0 → MS1 và lãi suất cân bằng sẽ tăng từ r0 → r1. Đồ thị bên cho biết nếu giảm mức
cung tiền từ MS0 → MS1 sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên để giảm mức dư cầu tiền do mức
cung tiền giảm đi.
MS1 MS0
Mức
lãi suất
M0M10 Lượng tiền
r0
r1
E1
E0
A
MD
Hình 4.9a. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
Ngân hàng Trung Ương bán trái phiếu, cung tiền giảm, đường cung tiền dịch chuyển từ
MS0Æ MS1 và lãi suất cân bằng tăng từ r0Ær1.
• Khi thu nhập quốc dân tăng lên, nhu cầu tiền cho giao dịch tăng lên. Với mỗi mức lãi
suất, lợi ích cận biên của việc giữ tiền tăng lên và làm tăng lên và làm tăng mức cầu tiền
thực tế, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0
→ MD1. Với mức cung tiền MS, lãi suất cân
bằng sẽ tăng lên từ r0 đến r1, điểm cân bằng
mới của thị trường tiền tệ sẽ là E1.
Khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng từ MD0ÆMD1 ,
lãi suất cân bằng tăng từ r0Ær1.
Việc kiểm soát tiền tệ trong thực tế phù hợp với
mục tiêu kinh tế Vĩ mô thật không đơn giản.
Thông thường, có hai cách kiểm soát, hoặc là
kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất thị trường sẽ
lên xuống bởi tác động của cầu, hoặc kiểm soát
lãi suất (ổn định lãi suất) thì buộc phải để lực lượng thị trường quyết định mức cung tiền. Cả
hai cách đều gặp những khó khăn nhất định như khi kiểm soát lượng tiền cơ sở (H) thì vấp
phải vấn đề hạn chế tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động NHTM và các hoạt
động giao dịch, khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đường cầu
tiền và sự dịch chuyển của nó,... Việc lựa chọn kiểm soát mức cung tiền hay kiểm soát lãi
suất là tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nước.
4.5. Chính sách tiền tệ
4.5.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ
thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó tác
động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ
đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn việc
làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của
chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng, ổn
định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong
nền kinh tế quốc dân, v.v...
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
116
Chính sách tiền tệ gồm có 6 công cụ:
• Công cụ tái cấp vốn
• Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
• Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
• Công cụ lãi suất tín dụng
• Công cụ hạn mức tín dụng
• Tỷ giá hối đoái (công cụ gián tiếp)
4.5.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương
4.5.2.1. Các chức năng cơ bản của NHTƯ
• NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền.
• NHTƯ là ngân hàng của các NHTM: NHTƯ giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM,
thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống NHTM và hoạt động như một “người cho
vay theo phương sách cuối cùng” đối với các NHTM trong trường hợp khẩn cấp.
• NHTƯ là ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền
gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng
việc mua tín phiếu của Chính phủ.
• NHTƯ kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát
triển nền kinh tế.
• NHTƯ hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính, đặc biệt là
thị trường chứng khoán.
4.5.2.2. Các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của Ngân hàng Trung
Ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân
thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ
dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt
các Ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ Ngân hàng Trung Ương để
đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của Ngân hàng Trung Ương
nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là tỷ lệ mà NHTƯ quy định cho các NHTM. Khi nhận được một
khoản tiền gửi, buộc các NHTM phải giữ lại theo 1 tỷ lệ mà NHTƯ quy định.
Ở một số nước trên thế giới, giá trị rb tối thiểu là 10% và tối đa là 35%, rb có liên quan chặt
chẽ đến số nhân tiền và mức cung tiền như sau: Nếu rb tăng, số nhân tiền sẽ giảm và mức
cung tiền sẽ giảm, vì: (MS = mM.H) và ngược lại.
Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh
mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã khống chế một cách gián
tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác
động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho các hoạt động của
thị trường tài chính.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
117
Lãi suất chiết khấu
Thông thường, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được các Ngân hàng Trung Ương trên thế giới quy định
là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai là một bộ phận cấu thành của M1 mà
không quy định tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi tiết kiệm..., một bộ
phận cấu thành của M2). Dự trữ bắt buộc có thể được gửi ở Ngân hàng Trung Ương hoặc
giữ tại két dự trữ của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thông thường các Ngân hàng
thương mại sẽ gửi ở Ngân hàng Trung Ương để được hưởng lãi suất. Ở Việt Nam, tỷ lệ dữ
trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi có
kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn.
Ngoài ra tỷ lệ dữ trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đối với những loại ngân hàng
khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động... Ngân hàng Trung Ương của một số
quốc gia như các nước thuộc Anh, Thuỵ Sỹ, v.v... đã còn không áp dụng quy định tỷ lệ dữ
trữ bắt buộc nữa.
Lãi suất chiết khấu: Hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi
suất mà NHTƯ (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản
tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn
hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất
chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ
nhằm điều tiết lượng cung tiền.
Các Ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt
và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an
toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của Ngân hàng Trung
Ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình
kinh doanh của Ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân
hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung
Ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của Ngân
hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có
tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với
các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường.
• Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục
cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền
mặt họ có thể vay từ NHTƯmà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Khi lãi suất chiết
khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến
khích các NHTM vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay dẫn đến mức cung tiền sẽ
tăng lên và ngược lại.
• Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thể để cho tỷ lệ
dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền
mặt để tránh phải vay tiền từ NHTƯ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh
nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất
thị trường, Ngân hàng Trung Ương có thể buộc các Ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền
mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt
giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các
Ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên
dẫn đến tăng lượng cung tiền.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
118
Tỷ giá hối đoái
Hạn mức tín dụng (mức trần tín dụng): Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành
chính của NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung Ương buộc các Ngân hàng
thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung Ương mua vào hoặc bán ra những
giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá,
NHTƯ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết
lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của Chính phủ,
tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTƯ bán ra những
giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Trung
Ương sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: Tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu Chính
phủ bị Ngân hàng thương mại ghi nợ và Ngân hàng Trung Ương sẽ ghi giảm tài khoản tiền
gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của Ngân hàng
thương mại bằng tiền gửi dự trữ tại Ngân hàng Trung Ương cộng với tiền mặt tại két dự trữ
của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Trung
Ương giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của
trái phiếu Chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương
mua vào giấy tờ có giá của Chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài
khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại và làm tăng
cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài
khoản dự trữ của các Ngân hàng thương mại có thể dẫn
đến kết cục Ngân hàng Trung Ương phải in thêm tiền
giấy nếu các Ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn về
tiền giấy trong khi tiền giấy của Ngân hàng Trung Ương
không đủ đáp ứng.
Nghiệp vụ thị trường mở của các Ngân hàng Trung Ương
chủ yếu có hai loại: Mua bán giấy tờ có giá dài hạn và
mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị
trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu
Chính phủ dài hạn. Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thị
trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền
gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Trái phiếu
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
119
Nền kinh tế suy thoái
Tác động của chính sách tiền tệ
Công cụ tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối với các NHM. Khi cấp một
khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời
tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
Tỷ giá hối đoái: Là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh
sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là
công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến
tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán
quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của các quốc gia. Về thực chất tỷ giá không phải là công
cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy
nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công
cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý
kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. Ngân hàng
Trung Ương sử dụng chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh
cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất
lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng chính sách
tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (tùy theo
từng tình huống khác nhau). Chúng ta có thể xem xét hai
giả định sau đây đối với nền kinh tế.
• Trường hợp 1:
Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các
doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn trì
trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình
không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng do đó tổng
cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp, sản lượng cân
bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng, người lao động bị
đẩy vào tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng.
Khi đó, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở
rộng. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp như: Giảm
tỷ lệ chiết khấu hoặc mua trái phiếu, hoặc giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc; khi đó mức cung tiền sẽ tăng, lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm, đầu
tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng tăng, chi tiêu hàng h oá và dịch vụ của các hộ
gia đình tăng, thất nghiệp giảm.
• Trường hợp 2:
Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, mức sản lượng của nền kinh tế vượt quá mức
sản lượng tiềm năng (Y*), lạm phát tăng, gây ra những bất lợi cho nền kinh tế nói chung
và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp
này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm lạm phát bằng cách sử dụng chính sách
tiền tệ thắt chặt (giảm bớt cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế).
Chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn nữa các tác động của chính sách tiền tệ trong bài 5 (mô
hình IS – LM).
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
120
Chính sách tiền tệ ở Việt Nam
4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện chính sách tiền tệ từ đầu
những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, chính sách tiền tệ quốc gia đã thực sự
góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế − xã hội của Nhà nước, nhất là trong việc kìm
chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985 – 1989
xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp
tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù
hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan
điểm điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
là theo quan điểm đa mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh
tế − xã hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ
hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến
kinh tế − tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc
ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của
chính sách tiền tệ. Với quan điểm điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng và linh
hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự vững
mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, chính sách tiền tệ vừa qua
thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Trong giai đoạn từ 1990 − 2008, mức độ đôla hoá ở Việt Nam khá cao (trên 30%) gây ảnh
hưởng không nhỏ tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, mối quan hệ giữa M2
và giá cả, sản lượng. Với mức độ đôla hoá tài sản và tiền gửi cao như vậy thì việc xác định
cung tiền trở nên khó khăn vì có yếu tố ngoại lai trong lưu thông tiền tệ, đôla trôi nổi trong
xã hội lớn khó kiểm soát và tính toán được, cầu VND vì vậy không ổn định. NHNN phải
tính toán M2 dựa vào công thức:
M2 = VND ngoài lưu thông + tiền gửi (VND + ngoại tệ)
Cả 2 yếu tố này đều khó tính toán cụ thể khi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán còn
khá lớn (theo tính toán của NHNN hiện nay thì tỷ lệ này trung bình khoảng 25% trong tổng
các khoản thanh toán), tỷ lệ kết hối đã được dỡ bỏ đối với 50/60 tổ chức tín dụng được phép
kinh doanh ngoại hối. NHNN chỉ có thể điều tiết lượng tiền cung ứng qua công cụ dự trữ bắt
buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở mà không sử dụng được tiền cơ sở vì số nhân tiền
(m) rất khó dự báo.
Quan điểm thực hiện các giải pháp lớn về chính sách tiền tệ:
• Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa thể độc lập với Chính phủ do đặc thù nền
kinh tế − chính trị của đất nước.
Tiền tệ là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ Vĩ mô trong từng
thời kỳ. Để nâng cao hơn nữa vai trò của chính sách tiền tệ thì việc giao cho NHNN
nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề rất
quan trọng. Thống đốc NHNN có thể được độc lập về xây dựng và trình chính sách
tiền tệ, tổ chức thực hiện và tài chính.
Ví dụ: Để thực hiện chỉ tiêu lạm phát ở mức 1 con số mà Quốc hội đã thông qua thì
NHNN có thể được quyết định lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ phù hợp với
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
121
diễn biến của tình hình. Hoặc Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia sẽ tư vấn
những nét chính trong hoạt động tiền tệ − tín dụng quốc gia, Thống đốc NHNN là người
chủ động thực hiện các hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.
• Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính sách tiền tệ quốc gia thì việc quản lý và kiểm
soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.
Hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép
thực hiện một số hoạt động ngân hàng như Công ty tiết kiệm bưu điện, Quỹ hỗ trợ phát
triển, Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Một số hoạt động huy động vốn tiết
kiệm ngắn hạn ở các tổ chức này thực sự đã gây ra việc khó kiểm soát các luồng vốn di
chuyển trong xã hội, khó quản lý vốn khả dụng trong các doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng, việc tính toán cầu tiền thực sự trong xã hội trở nên khó khăn do sự phân đoạn thị
trường. Tất nhiên, việc mở rộng các nghiệp vụ ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân
hàng là cần thiết và tất yếu, song thiết nghĩ rằng, NHNN cần phải quản lý chặt chẽ
thường xuyên các hoạt động này. Có những nghiệp vụ đặc thù của ngân hàng như thanh
toán, huy động vốn tiết kiệm không kỳ hạn... có lẽ không nên mở rộng quá sang các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.
• Trong các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ, tuỳ diễn biến của thị trường mà
NHNN sử dụng loại công cụ nào hoặc phối kết hợp các công cụ nhằm đạt mục tiêu đặt
ra. Vấn đề nổi lên hiện nay là cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và của các NHTM
đang có nhiều bất cập. Để xác lập lại trật tự, có lẽ NHNN phải đi từ việc xây dựng cơ chế
điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ, trước hết là lãi suất trên thị trường nội tệ liên
ngân hàng, coi đó là lãi suất cơ sở để xác định các loại lãi suất ngắn hạn khác. Từ mức lãi
suất ngắn hạn, các NHTM cộng vào các phụ phí, mức bù rủi ro, lợi nhuận của ngân
hàng...để tính ra các loại lãi suất trung và dài hạn. Lãi suất thoả thuận mà các tổ chức
tín dụng áp dụng đối với khách hàng sẽ dựa trên nguyên tắc này. Lãi suất cơ bản không
còn tác dụng phát ra tín hiệu thực sự của NHNN, chỉ có lãi suất liên ngân hàng, nhất là
lãi suất liên ngân hàng qua đêm mới là lãi suất quan trọng mà NHNN điều hành mặt bằng
lãi suất thị trường. Đề án về lãi suất thống nhất phải đảm bảo được tính liên thông khoa
học giữa các loại lãi suất. Điều kiện để thực thi giải pháp này là xây dựng một thị trường
tiền tệ, mà trọng tâm là thị trường nội tệ liên ngân hàng hữu hiệu trong thời gian tới.
Cũng không nên tách biệt giữa thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng như hiện nay,
mà theo quá trình hội nhập, NHNN nên xây dựng một thị trường liên ngân hàng thống
nhất, bao gồm giao dịch cả VND và ngoại tệ. Trong thời gian tới, NHNN nên tập trung
xây dựng một đề án thị trường liên ngân hàng một cách nghiêm chỉnh theo thông lệ quốc
tế và phù hợp với tình hình Việt Nam, trong đó chú ý phát triển thị trường thứ cấp rộng
rãi giữa các tổ chức tín dụng thông qua việc hình thành các công ty môi giới chuyên trách
trên thị trường liên ngân hàng.
• Về điều kiện nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ: Để thực thi có hiệu quả chính sách
tiền tệ, những điều kiện không thể thiếu mà chúng ta phải quan tâm thứ nhất là thông tin,
nhất là thông tin kinh tế. Việc thiếu thông tin ở đây là thông tin chưa chính xác, chưa cập
nhật và chưa đầy đủ. Với 5 hệ thống tài khoản hiện nay, chúng ta chưa hoàn toàn đáp ứng
yêu cầu của hệ thống kế toán quốc tế, mà đây lại là một nhu cầu cấp bách trong thời gian
tới. Việc triển khai Luật Kế toán mới được Quốc hội ban hành cần có thời gian chuẩn bị
để đi vào cuộc sống. Các thông tin ở Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN thực
ra mới chỉ có Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều hơn cả. Vì vậy, vấn đề
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
122
trước tiên là phải nâng cao chất lượng thông tin phục vụ việc ra các quyết định về chính
sách tiền tệ. Sau đó là vấn đề xử lý thông tin này ở các Vụ, Cục chức năng ở NHNN,
điều này lại đòi hỏi trình độ của cán bộ nghiệp vụ ở đây, không chỉ phân tích thông tin
mà còn cần có sự phối kết hợp giữa các Vụ, Cục, các cơ quan hữu quan trên quan điểm
lợi ích chung. Thứ 2 là công nghệ cao trong việc tiếp nhận, chuyển giao thông tin, lưu
giữ tin; trình độ cao này lại cần có số vốn lớn mà NHNN phải quan tâm và sự tranh thủ
giúp đỡ của các tổ chức tài chính nước ngoài. NHNN cần nâng tầm hệ thống thông tin
của mình ở trình độ Internet và hoàn thiện mạng Intranet ở các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của mình.
Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới:
• Trước hết là cần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất: Cần lựa chọn một mức lãi suất
mục tiêu thích hợp và thiết lập được một mô hình kiểm soát mức lãi suất mục tiêu đó
một cách hiệu quả. Theo ý kiến của các chuyên gia trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay, lựa chọn lãi suất liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động là thích hợp hơn cả.
Đồng thời sử dụng mô hình kiểm soát lãi suất mục tiêu phù hợp nhất đối với điều kiện
cụ thể của thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay là một mô hình kiểm soát lãi suất liên
ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở − Theo mô hình này, Ngân hàng Trung
Ương phải xác định được một mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng và sử dụng
nghiệp vụ thị trường mở một cách thường xuyên để duy trì mức lãi suất liên ngân hàng
phù hợp với giá trị mục tiêu đó. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để công bố lãi
suất cơ bản sát với thực tế của thị trường, đồng thời khoảng cách điều chỉnh lãi suất giữa
các lần công bố nên tăng lên như kinh nghiệm quốc tế để lãi suất do ngân hàng
Nhà nước công bố có tác động thật sự đến lãi suất thị trường. Tăng cường vai trò quản
lý của Nhà nước đối với điều hành chính sách lãi suất, hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Cần phải tăng cường sự chỉ đạo của ngân
hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trong thống nhất và phối hợp hành
động trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung, lợi ích của toàn hệ
thống ngân hàng và lợi ích của từng ngân hàng. Tránh để tình trạng "trăm hoa đua nở"
các Nhà nước thương mại vì lợi ích riêng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn gây ra
tình trạng sốt lãi suất như những năm 2007 – 2008.
• Cần có các giải pháp nhằm vận hành thị trường mở tốt hơn, tăng cường và mở rộng quy
mô hoạt động của thị trường mở, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần,
ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia và trúng thầu trên thị
trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, giao dịch trên thị trường mở và được vay tái cấp vốn,
tái chiết khấu nhằm tác động tích cực đến lãi suất theo ý đồ của ngân hàng Nhà nước và
phát triển thị trường tiền tệ.
• Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm kênh huy
động vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tránh tình trạng dồn nhu cầu vốn lên vai
hệ thống ngân hàng sẽ khó tránh khỏi sức ép tăng lãi suất như thời gian vừa qua.
• Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất ngân hàng với lãi suất trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý, tránh tình trạng đẩy cao lãi suất trái
phiếu đô thị sẽ lại gây sức ép tăng lãi suất trong hệ thống ngân hàng.
• Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý
ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ tạo cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ
một cách thuận lợi nhất.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
123
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Sau khi nghiên cứu xong bài 4, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:
• Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao
đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tiền tệ có các chức năng cơ bản như: Phương tiện thanh toán,
dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán.
• Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng
đó là huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh, với lãi suất
huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của
NHTM. Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không
kinh doanh tiền tệ, có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ;
và có rất nhiều NHTM, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền
trong nền kinh tế.
• Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các
NHTM. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một
tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho
việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp
tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá
trình này cứ diễn ra liên tục.
• Cung tiền là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Khối lượng tiền này bao gồm:
Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc). Cung tiền có thể được xác định bởi
khối lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các
loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất. Mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng
tiền cơ sở bởi hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM. Sự quay vòng đã làm tăng tổng mức cung
tiền nên tiền cơ sở còn được gọi là tiền mạnh.
• Số nhân tiền là một đại lượng được đo lường bằng tỷ số giữa mức cung tiền với lượng tiền cơ sở.
Công thức tính: mM = MS/H.
Số nhân tiền sẽ càng lớn, mức cung tiền sẽ càng tăng lên và ngược lại.
• Toàn bộ tài sản tài chính trong nền kinh tế được chia thành 2 loại sau: Tài sản giao dịch (tài sản
thanh khoản) và các loại tài sản tài chính khác có tạo ra thu nhập (tín phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm,
v.v...).
• Cầu tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân sản
xuất − kinh doanh và các nhu cầu khác.
Cầu tiền thực tế = Cầu tiền danh nghĩa/Chỉ số giá cả
Cầu tiền phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất và thu nhập.
• Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng gọi là mức lãi suất
thị trường. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị
trường tiền tệ. Khi NHTƯ tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán trái phiếu dẫn đến lượng cung
tiền giảm xuống, lãi suất cân bằng sẽ tăng lên.
• Các công cụ của chính sách tiền tệ thường bao gồm:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTƯ về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các
NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền sẽ lớn
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
124
là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường
có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay nhưng cũng khó khăn cho hoạt động
của thị trường tài chính. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương đánh vào các
khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các
ngân hàng này. Hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của
NHTƯ để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là
mức dư nợ tối đa mà NHTƯ buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTƯ mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của
Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ tác động trực tiếp
đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác
động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Công cụ tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTƯ đối
với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTƯ đã tăng lượng tiền cung ứng đồng
thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
• Chính sách tiền tệ là việc NHTƯ điều chỉnh tiền tệ thông qua mức cung tiền và lãi suất để từ đó
tác động đến đầu tư tư nhân làm thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn
việc làm trong nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là nhằm làm tăng sản lượng,
ổn định giá cả và tạo nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế quốc dân,... Chính sách tiền tệ là
một trong những công cụ quản lý kinh tế Vĩ mô quan trọng nhất của Nhà nước. NHTƯ sử dụng
chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh cung ứng tiền cho nền kinh tế, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm. Khi có các cú sốc bất lợi cho nền kinh tế, Chính phủ có thể sử dụng
chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
125
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các chức năng của tiền tệ.
2. Bạn hãy phân loại tiền theo tính chuyển đổi.
3. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại.
4. Số nhân tiền là gì? Phân tích ý nghĩa của số nhân tiền tệ.
5. Nêu và phân tích các công cụ điều tiết mức cung tiền của Ngân hàng Trung Ương.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
126
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
1. NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm sản lượng và việc làm trong nền kinh tế.
2. NHTƯ giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương
mại và làm cho lãi suất thị trường giảm.
3. Số nhân tiền chỉ có liên quan đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại.
4. NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ hạn chế khả năng hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương
mại do vậy mức cung tiền trong nền kinh tế giảm.
5. Lượng tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng tăng lên thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tăng lên.
6. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm đường cung tiền dịch chuyển sang trái do đó lãi suất tăng.
7. NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng sản lượng và việc làm
trong nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
127
BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là 20%, các ngân hàng không có dự trữ
dôi ra và tiền mặt không rò rỉ ngoài hệ thống ngân hàng.
a. Nếu Ngân hàng Trung Ương bán cho các ngân hàng 10 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, thì điều
này ảnh hưởng như thế nào đến dự trữ và cung ứng tiền tệ của nền kinh tế?
b. Giả sử Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10%, nhưng các ngân
hàng lại quyết định giữ thêm 10% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại sao các ngân hàng
lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và cung ứng tiền tệ của nền
kinh tế?
2. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 200 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, các ngân
hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền mặt.
a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ?
b. Nếu Ngân hàng Trung Ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20%, thì dự trữ và cung ứng tiền tệ
thay đổi như thế nào?
3. Một nền kinh tế giả định có 2000 tờ 100.000 đồng.
a. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền mặt, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
b. Nếu mọi người giữ toàn bộ tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
c. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau, trong khi các
ngân hàng dự trữ 100%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
d. Nếu mọi người giữ tất cả tiền dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và các ngân hàng có tỷ lệ dự
trữ là 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
e. Nếu mọi người giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn bằng nhau trong khi các ngân
hàng dự trữ 10%, lượng tiền sẽ là bao nhiêu?
4. Dưới đây là số liệu giả định về bảng cân đối của hệ thống Ngân hàng thương mại
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tài sản có Tài sản nợ
Dự trữ 500 Tiền gửi 3000
Trái phiếu 2500
Tổng 3000
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
a. Số nhân tiền
b. Cơ sở tiền
c. M1
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
128
Sau đó, giả sử NHTƯ mua trái phiếu của hệ thống Ngân hàng thương mại với giá trị 2500 tỷ đồng
và hệ thống Ngân hàng thương mại cho vay được toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
d. Cơ sở tiền.
e. M1.
f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng.
g. Lượng tiền gửi.
h. Dự trữ thực tế của các Ngân hàng thương mại.
i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại.
5. Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu tiền và lãi suất.
Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị.
a. Ngân hàng Trung Ương mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở.
b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người muốn nắm giữ.
c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% xuống 3% đối với
tiền gửi bằng VNĐ tại các Ngân hàng thương mại.
d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp Tết.
e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
6. Giả sử Ngân hàng Trung Ương mua 20 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở.
a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều kiện không có
“rò rỉ” tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra?
b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu những điều
kiện khác coi như không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng các đồ thị thích hợp.
7. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2550 – 250r, mức cung tiền thực tế là MS = 1750.
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là MS = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu
tư sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ
thị minh họa.
d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 280, khi đó hãy
xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.
8. Giả sử có các số liệu của một thị trường tiền tệ như sau:
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = kY – hr (với Y = 1000; k = 0,2; h = 18). Mức cung tiền thực tế là
MS = 100. (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD).
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Do nền kinh tế tăng trưởng tốt nên bây giờ có Y = 1050. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới
và mô tả sự biến động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
129
c. Từ dữ kiện của câu (b), nếu NHTW muốn duy trì mức lãi suất như câu (a) thì cần có mức cung
tiền là bao nhiêu?
d. Từ dữ kiện của đề bài, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 20, khi đó hãy
xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị trên thị trường tiền tệ.
9. Giả sử có số liệu sau:
Lượng tiền giao dịch M1 = 153000 tỷ đồng.
Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5.
Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra.
Số nhân tiền mở rộng bằng 2.
a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng
thương mại.
d. Giả sử tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với lượng tiền gửi bây giờ là 0,4. Hãy tính lượng tiền
mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống Ngân hàng thương mại.
10. Giả sử có số liệu: (Lãi suất thực tế r tính bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế là: MD = 2600 – 250r, mức cung tiền thực tế là M1 = 1650.
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là M1 = 1820 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư
sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTƯ muốn duy trì mức lãi suất là r = 5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ
thị minh họa.
d. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất bây giờ là h = 245, khi đó hãy xác định mức lãi suất
cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
11. Thị trường tiền tệ được đặc trưng bởi các thông số sau: MD = kY – hi
Với Y = 600 tỷ đồng; k = 0,2 và h = 5. Mức cung tiền thực tế là MS = 70 tỷ đồng.
a. Viết lại hàm cầu tiền cụ thể và tính lãi suất cân bằng.
b. Giả sử bây giờ thu nhập giảm đi 100 tỷ đồng, lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu?
c. Bây giờ không phải do thu nhập thay đổi mà cung ứng tiền tệ tăng từ 70 tỷ lên 100 tỷ, lãi suất
cân bằng mới là bao nhiêu?
12. Giả sử có số liệu sau: Lượng tiền giao dịch M1 = 3000 tỷ đồng. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so
với tiền gửi là 0,5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% và các Ngân hàng Thương Mại thực hiện theo
đúng quy định này.
a. Tính số nhân tiền và lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tính lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền gửi được tạo ra từ hệ thống NHTM.
c. Giả sử NHTƯ mua trái phiếu trên thị trường mở một lượng là 500 tỷ, hãy tính lượng tiền cơ sở
ban đầu và lượng tiền giao dịch của nền kinh tế.
Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
130
BÀI TẬP LỚN
1. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô
hình MS − MD và mô hình AD − AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong
giai đoạn 2008 − 2009 để minh hoạ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_4_tien_te_va_chinh_sach_tien_te_6963.pdf