Khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ
đến thâm hụt ngân sách. Dễ dàng nhận thấy thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn
thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Giả sử nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp,
thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nếu Chính phủ đặt mục
tiêu đảm bảo ngân sách cân bằng, cho dù sản lượng thay đổi như thế nào cũng được, khi
đó Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tăng T hoặc giảm G, điều này làm cho nền kinh
tế đang lâm vào tình trạng suy thoái lại càng suy thoái trầm trọng hơn.
• Chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ: Chi ngân sách tăng theo thời kỳ suy
thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng
hơn trong thời kỳ suy thoái, bất chấp sự cố gắng của Chính phủ. Giả sử nền kinh tế đang
đạt mức sản lượng thấp, thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng.
Nếu Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách
tài khóa mở rộng (tức là tăng G hoặc giảm T) thì thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
Để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, người ta thường
sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
36 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì NX > 0 cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu)
• Khi X < IM thì NX < 0 cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu)
• Khi X = IM thì NX = 0 cán cân thương mại cân bằng
Yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất khẩu, nhập khẩu? Nhu cầu về xuất khẩu phụ thuộc
chủ yếu vào nước ngoài, phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nhu cầu này chủ yếu không liên
quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước (nếu tỷ giá hối đoái cố định).
Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản lượng:
X X= .
Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nhu cầu về nguyên vật liệu cho
sản xuất nội địa hay hàng hoá tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả 2 trường hợp, nhập khẩu
có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng.
Ta có: IM = MPM.Y hoặc IM = IM + MPM.Y
Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên, IMMPM
Y
∆= ∆ (với 0 < MPM < 1)
Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân tăng lên một đơn vị,
công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu).
Ví dụ:
Thu nhập quốc dân của Việt Nam là 28 tỷ, Việt Nam thường dành khoảng 7 tỷ để nhập khẩu
hàng hoá nước ngoài để tiêu dùng trong nước. Khi đó xu hướng nhập khẩu cận biên là:
MPM = 7/28 = 0,25.
3.1.3.2. Hàm số và đồ thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở
Giả sử rằng tỷ giá hối đoái là cố định, tư bản vận động tự do, không tác động đến các biến
số khác. Khi đó hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở được xây dựng như sau:
[ ]4AE C I G X MPC.T MPC.(1 t) MPM .Y= + + + − + − −
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
76
450
A
3
Tổng
chi tiêu
Mức sản lượng
A
1
E
3
E
1
Y
1
AE
3
AE
1
Y
3
E4
AE
4
Y
4
A4
0
Hình 3.8. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở
Đồ thị hàm tổng cầu AE4, cho thấy độ dốc của đường AE4 lớn hơn độ dốc của đường AE3’.
Có thể có 3 trường hợp xảy ra đối với điểm cân bằng:
• Có thể E4 trước E3’ nếu X < IM và Y4 < Y3’
• Có thể E4 nằm sau E3’ nếu X > IM và Y4 > Y3’
• Có thể E4 trùng với E3’ nếu X = IM và Y4 = Y3’
3.1.3.3. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở
Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở khi có thuế phụ
thuộc vào thu nhập quốc dân:
T T t.Y= +
Khi đó hàm tổng cầu có dạng như sau:
AE = C + I + G + NX.
Ta có:
Hàm tổng chi tiêu có dạng:
[ ]4AE C I G X MPC.T MPC.(1 t) MPM .Y= + + + − + − −
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định khi Y = AE, do đó
4
1Y (C I G X IM MPC.T)
1 MPC.(1 t) MPM
= ⋅ + + + − −− − +
Đặt: 1m '' 0
1 MPC.(1 t) MPM
= >− − + thì m” được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở và
''
t
MPCm 0
1 MPC.(1 t) MPM
−= <− − + thì
''
tm được gọi là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở,
và 4A (C I G X IM)= + + + − .
Khi đó sản lượng cân bằng có thể được viết lại bằng công thức:
( ) ''4 4 4 tY m ''. A MPC.T m ''.A m .T= − = + .
Sản lượng
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
77
3.1.4. Mô hình số nhân chi tiêu
Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn
vị khi có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập.
• Trong nền kinh tế giản đơn
Phương trình xác định sản lượng cân bằng là:
1
1Y (C I)
1 MPC
= ⋅ +− (với 0 < MPC < 1)
Giá trị 1m
1 MPC
= − hoặc
1m
MPS
= được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với
một sự thay đổi nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản
lượng cân bằng, độ tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.
Ví dụ: Giả sử trong một nền kinh tế có MPC = 0,8; đầu tư tăng lên thêm một lượng là ∆I
(∆I= 10 tỷ đồng), vậy sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm là:
0
1Y I 5.10 50
1 0,8
∆ = ⋅∆ = =− tỷ đồng
• Trong nền kinh tế đóng khi thuế TT =
Từ biểu thức: 3
MPC 1Y T (C I G)
1 MPC 1 MPC
= − ⋅ + ⋅ + +− −
Ta thấy: 1 m
1 MPC
=− là số nhân chi tiêu
t
MPCm
1 MPC
−= − là số nhân về thuế
Suy ra: Y3 = mt. T m.(C I G)+ + +
Chúng ta thấy rằng, các số nhân về thuế và chi tiêu có dấu trái ngược nhau. Số nhân về
thuế mang dấu (–) hàm ý thuế có tác động ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi
thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Ngược lại, khi Chính phủ giảm thuế, thu
nhập và sản lượng tăng lên.
Mặt khác, số nhân về thuế bao giờ cũng nhỏ hơn số nhân chi tiêu về giá trị tuyệt đối và
nhỏ hơn MPC lần hay: tm m.MPC=
Chính những đặc điểm trên đây về số nhân về thuế và số nhân chi tiêu đã dẫn đến khái
niệm về số nhân ngân sách cân bằng.
mt + m = 1
Số nhân ngân sách cân bằng nói lên rằng, khi Chính phủ thu thêm một lượng thuế (∆T )
để chi tiêu thêm (∆G ) tức là ∆T = ∆G thì sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm một lượng
đúng bằng lượng tăng thêm về thuế hoặc chi tiêu đó: ∆Y0 = ∆G = ∆T .
Có thể chứng minh kết luận này như sau:
Vì C, I không đổi, sản lượng cân bằng tăng hay giảm là do tác động của chi tiêu của
Chính phủ G và thuế T ;
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
78
Giả sử Chính phủ tăng thuế một lượng ∆T để chi tiêu một lượng ∆G và ∆G = ∆T thì:
3
MPC 1 1 MPCY T G G
1 MPC 1 MPC 1 MPC
−= − ⋅∆ + ⋅∆ = ⋅∆− − −
→ ∆Y3 = 1. ∆G
Như vậy: Về số nhân ngân sách cân bằng cho ta biết về việc sử dụng công cụ thuế và chi
tiêu để tác động và sản lượng cân bằng. Nếu Chính phủ đồng thời cũng tăng thuế và tăng
chi tiêu lên một lượng như nhau, thì sản lượng sẽ tăng lên do chi tiêu của Chính phủ làm
tăng sản lượng nhiều hơn là số sản lượng bị giảm đi do tăng thuế. Số lượng tăng lên của
sản lượng đúng bằng số tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ.
Chi tiêu
• Số nhân trong nền kinh tế đóng trong trường hợp thuế phụ thuộc vào thu nhập
Hàm YD có dạng: YD = Y – t.Y = (1 – t).Y
Và hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.YD = YtMPCC ).1.( −+
Sử dụng điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hoá ta xác định được:
3
1Y ' (C I G)
1 MPC.(1 t)
= ⋅ + +− −
Trong đó: 1m '
1 MPC.(1 t)
= − −
Đây là số nhân về thuế trong nền kinh tế đóng.
→ 3Y ' m '.(C I G)= + +
Qua đẳng thức tính sản lượng cân bằng Y3’ ta thấy: Tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính
phủ có cùng một số nhân. Nghĩa là tác dụng của G đến sản lượng cân bằng cũng giống như
tác dụng của việc tăng chi tiêu của hộ gia đình và tăng đầu tư của các hãng kinh doanh.
Số nhân về thuế (m’) < số nhân chi tiêu (m).
• Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
Hàm tổng cầu:
[ ]4AE C I G NX MPC.(1 t) MPM .Y MPC.T= + + + + − − −
Sản lượng cân bằng:
4
1Y (C I G NX MPC.T)
1 MPC.(1 t) MPM
= ⋅ + + + −− − +
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
79
Trong đó:
1m ''
1 MPC.(1 t) MPM
= − − + là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở.
''
t
MPCm 0
1 MPC.(1 t) MPM
−= <− − + là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở.
Như vậy, nếu hướng nhập khẩu cận biên MPM, khi MPM càng lớn thì m’’ càng nhỏ,
điều này cho thấy, hàng hoá nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó
ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước và ngược lại. Số nhân về thuế càng
lớn thì sản lượng cân bằng trong nền kinh tế càng giảm.
Tác dụng nhân lên của sản lượng cân bằng so với sự tăng lên của đầu tư được thể hiện rõ
nhất trong sản xuất ngắn hạn, khi mà nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng. Lúc đó,
các hãng kinh doanh sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn và thu hút được tối đa nguồn lao
động, do đó sản lượng tăng nhanh đến mức sản lượng tiềm năng. Khi đạt mức sản lượng
tiềm năng thì số nhân đầu tư không có tác dụng nữa vì lúc đó các hãng kinh doanh không
muốn tăng đầu tư thêm.
3.2. Chính sách tài khóa
3.2.1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá
3.2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài khoá
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết
mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Nói cách khác: Chính sách tài khoá là
các quyết định của Chính phủ về chi
tiêu và thuế khoá (David Begg – Kinh tế
học – chương 22, trang 48).
Trong nền kinh tế thị trường, chính
sách tài khoá là một trong những
chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng
mà Chính phủ các nước thường sử
dụng để điều hành vĩ mô nền kinh tế.
Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh
thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để
hướng nền kinh tế vào mức sản lượng
và việc làm mong muốn.
Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP và tạo ra nhiều
việc làm tốt cho người lao động.
Chính sách tài khoá tác động đến nền kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá tác động đến sản lượng thực tế và vấn đề lạm phát
nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế.
Trong dài hạn, chính sách tài khoá có chức năng điều chỉnh về cơ cấu kinh tế là quan trọng
hơn cả để nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Để nhằm đạt được những mục tiêu đó, trong quá trình phát huy vai trò của mình, chính sách
tài khoá có ảnh hưởng rất to lớn, đó chính là điều tiết sự phát triển của các doanh nghiệp.
Chính sách tài khóa
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
80
3.2.1.2. Nội dung của chính sách tài khoá
Nội dung của chính sách tài khoá được thể hiện trong việc giải quyết những giới hạn về
ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước ra đời, phát sinh và phát triển gắn liền với sự ra
đời của Nhà nước. Nhà nước có vai trò to lớn, quyết định hoạt động thu – chi ngân sách
Nhà nước.
Năm ngân sách còn được gọi là năm tài khóa, là giai đoạn mà trong đó, dự toán
thu – chi tài chính đã được quốc hội phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Chính sách tài khoá bao gồm 2 nội dung, đó là thu ngân sách (chủ yếu từ thuế) và chi ngân
sách. Hai nội dung này còn gọi là 2 công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá.
• Thu của ngân sách bao gồm:
o Thu từ các khoản Thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất,.v.v. Ở nhiều nước,
thuế thường chiếm từ 80% – 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%.
o Thu từ các khoản phí, lệ phí (phí giao thông, phí qua cầu, tiền phạt do vi phạm các
chính sách, tiền phạt do xây dựng nhà trái phép, tiền thu hồi do tham nhũng,.v.v.).
o Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,.v.v.
o Thu từ việc phát hành tiền.
o Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài.
Thu ngân sách
• Các khoản chi từ ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước cho
việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các
phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ.
Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách Nhà nước gồm:
o Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản,
khấu hao tài sản xã hội
o Chi bảo đảm xã hội, bao gồm:
Giáo dục
Y tế
Công tác dân số
Khoa học và công nghệ
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
81
Văn hóa
Thông tin đại chúng
Thể thao
Lương hưu và trợ cấp xã hội
Các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế
Quản lý hành chính
An ninh, quốc phòng
Các khoản chi khác
Dự trữ tài chính
Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách Nhà nước được chia ra:
o Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): Các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của
các cơ quan Nhà nước.
o Đầu tư kết cấu hạ tầng: Xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản.
o Phân phối và tái phân phối xã hội: Lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp
xã hội, hưu trí.
3.2.2. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa
3.2.2.1. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng cân bằng
Trong nền kinh tế thị trường chính sách tài khoá được Chính phủ sử dụng làm công cụ để
điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi Chính phủ thay đổi chính sách thuế và chính sách chi tiêu
thì sẽ tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tác động
đến tổng cầu và làm thay đổi sản lượng, giá cả và việc làm trong nền kinh tế. Sự thay đổi
đó, đến lượt nó lại tác động trở lại đối với các doanh nghiệp.
Như vậy, chính sách tài khoá chủ yếu là sự điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để tác
động vào nền kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, các biện pháp điều chỉnh đó là nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế.
Trong dài hạn, chức năng điều chỉnh cơ cấu và tăng trưởng kinh tế là quan trọng hơn.
Theo lý thuyết của Keynes, khi nền kinh tế không thể tự điều chỉnh đi về trạng thái cân bằng
thì Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá để tác động vào nền kinh tế.
• Trường hợp 1:
Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp so với mức sản lượng tiềm năng, thì cần
phải có sự tác động của chính sách tài khoá để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm
năng. Mức sản lượng tiềm năng được hiểu là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có
thể đạt được trong điều kiện nguồn nhân công đều có việc làm đầy đủ (toàn dụng nhân
công) mà không gây lạm phát.
Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm
ăn đình đốn trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu
thêm cho tiêu dùng do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp so với sản lượng tiềm
năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc làm bởi vậy thất nghiệp gia tăng.
Mục tiêu đặt ra của Chính phủ trong trường hợp này là phải giảm thất nghiệp và mở rộng
tổng cầu bằng cách:
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
82
Hình 3.9 cho thấy, giả sử Chính phủ tăng mức chi tiêu (∆G) khi đó làm cho tổng cầu
(AD) tăng từ AD1 đến AD0. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y1 lên Y* (sản
lượng tiềm năng), giá tăng từ P1 đến P* (giá cân bằng của thị trường). Do giá cả thị
trường tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để phát triển sản xuất tìm kiếm lợi
nhuận, do đó đã tạo ra nhiều việc làm góp phần làm cho thất nghiệp giảm.
Mức giá
Mức sản lượng
0
P*
P
1
ASL
ASS
AD
0
AD
1
G E
0
E
1
Y
1
Y*
Hình 3.9. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS
Chính phủ tăng chi tiêu thêm một lượng là ∆G, tổng cầu sẽ tăng từ AD1 → AD0; từ đó kéo
theo mức giá chung và sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng lên. Hoặc, khi
Chính phủ giảm mức thuế (T) khi đó sẽ khuyến khích tiêu dùng của dân chúng và đầu tư
của các doanh nghiệp tăng lên làm cho tổng cầu (AD) cũng tăng từ AD1 đến AD0, dẫn
đến giá tăng từ P1 đến P*, sản lượng cân bằng sẽ tăng từ Y1 đến Y*, thất nghiệp giảm đi.
• Trường hợp 2:
Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, sản lượng của nền kinh tế vượt quá sản lượng
tiềm năng (Y*), nguồn cung bị giới hạn, tổng cẩu tăng mạnh, lạm phát tăng nhanh, gây ra
những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói riêng. Trong trường hợp này, mục tiêu của Chính phủ là phải làm giảm
lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng
cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát chững lại.
Mức sản lượng
Mức giá
0
P*
ASS
ASL
E
0
E
1
G
Y* Y
1
AD
1
AD
0
P
1
Hình 3.10. Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt trong mô hình AD–AS
Chính sách tài khóa thắt chặt (giảm G) làm giảm tổng cầu; mức giá chung và sản lượng
cân bằng cũng giảm theo.
Trên đồ thị cho thấy, do tổng cầu của nền kinh tế tăng từ AD0 đến AD1, sản lượng Y1
vượt quá mức sản lượng tiềm năng Y*, do đó giá tăng từ P* đến P1 và gây ra lạm phát.
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá để can thiệp vào
nền kinh tế bằng cách cắt giảm chi tiêu (G) hoặc tăng thuế (T). Do đó tổng cầu của nền
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
83
kinh tế giảm từ AD1 xuống AD0 điểm cân bằng dịch chuyển từ E1 xuống E0, sản lượng
cân bằng giảm từ Y1 xuống Y*, giá giảm từ P1 xuống P*, lạm phát cũng chững lại nền
kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn tại E0.
3.2.2.2. Chính sách tài khoá ổn định tự động (chính sách tự điều tiết)
Trong một thế giới theo số nhân của Keynes đơn giản như vậy, chính sách tài khoá có thể
coi là một phương thuốc hữu hiệu để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, chính
sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Các
nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khắc phục hoàn
toàn. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn, hãy
xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động.
Chính sách tài khóa ổn định tự động
Chính sách tài khoá ổn định tự động là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế nó bao gồm các
công cụ tự ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh
được các cú sốc của nền kinh tế.
Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố ổn định tự động nhanh và mạnh. Đó là:
• Những thay đổi tự động về thuế, hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến
với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về
thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa
kịp điều chỉnh thuế suất. Vì vậy hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự
động nhanh và mạnh.
TÓM LẠI
• Khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy thoái, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khoá nới lỏng thông qua hai công cụ G và T:
o Hoặc tăng chi tiêu
o Hoặc giảm thuế
o Hoặc vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế
• Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá
thắt chặt thông qua hai công cụ G và T:
o Hoặc giảm chi tiêu
o Hoặc tăng thuế
o Hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
84
Hệ thống thuế
• Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất
xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi mất việc, hay thất nghiệp được
nhận trợ cấp. Khi có việc thì họ bị cắt tiền trợ cấp đi. Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm
tiền rút ra khỏi nền kinh tế, ngược lại với chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần
ổn định hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động
của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. Phần còn lại đặt lên vai
các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ.
3.2.2.3. Chính sách tài khoá chủ động
Chính sách tài khoá chủ động là chính sách mà Chính phủ có thể làm nhằm thay đổi
mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức
sản lượng tiềm năng.
Đặc điểm: Nhà nước chủ động sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế. Các công
cụ đó là thuế và chi tiêu.
Mặc dù các công cụ tự ổn định luôn hoạt động, các Chính phủ có thể và thực sự thực
hiện những chính sách tài khoá tích cực hay chủ động làm thay đổi mức chi tiêu hay
thuế suất để ổn định mức tổng cầu sao cho gần với mức sản lượng toàn dụng nhân
công. Khi các thành phần khác của tổng cầu được cho là ở mức thấp một cách không
bình thường, Chính phủ sẽ kích thích nhu cầu bằng cách giảm thuế, tăng chi tiêu hay
làm cả hai. Ngược lại, khi các cấu phần khác của tổng cầu được cho là ở mức cao một
cách không bình thường, thì Chính phủ sẽ tăng thuế hay giảm chi tiêu. Chính sách
tài khoá chủ động tác động khá nhanh.
3.2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách
3.2.3.1. Thâm hụt ngân sách của Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát
triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ
thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh
tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết
cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến
hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
85
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ
cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện
cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang
cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông
qua thuế, ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc
hạn chế sản xuất kinh doanh.
Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ,
bao gồm các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.
Gọi B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, ta có:
B = T – G ⇒ Hàm số B T G t.Y= − −
Trong đó: B là cán cân ngân sách của Chính phủ
t là tỷ suất giữa mức thu thuế so với thu nhập
• Khi B > 0 hay (T > G) ta có ngân sách thặng dư (A Budget Surplus).
• Khi B < 0 hay (T < G) ta có ngân sách thâm hụt (A Budget Deficit).
• Khi B = 0 hay (T = G) ta có ngân sách cân bằng (A Balanced Budget).
Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi
tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả"
của ngân sách Nhà nước.
Thâm hụt ngân sách
Thặng dư ngân sách khi nền kinh tế phát triển nhanh và thâm hụt ngân sách thường xảy ra
khi nền kinh tế kém phát triển.
Mức sản lượng
Thuế và
chi tiêu
Chính phủ
T = T + t.Y
0
Thâm
hụt Thặng dư
G
T
G = T
G = G
Hình 3.11. Cán cân ngân sách của Chính phủ
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
86
Nếu G > T, xảy ra thâm hụt ngân sách. Nếu G < T, xảy ra thặng dư ngân sách.
Nếu G = T, cán cân ngân sách cân bằng.
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân
bằng theo tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách
không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang
phát triển, các Chính phủ vẫn phải theo đuổi một chính sách tài khoá thận trọng, trong đó
chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách.
Trong nền kinh tế thị trường, thâm hụt ngân sách thực tế chưa phải là một chỉ báo tốt về
chính sách tài khoá của Chính phủ.
• Khi nền kinh tế vận động theo chu kỳ thì chính chu kỳ kinh doanh có tác dụng không nhỏ
đến thâm hụt ngân sách. Dễ dàng nhận thấy thu ngân sách tăng lên trong thời kỳ phồn
thịnh và giảm đi trong thời kỳ suy thoái. Giả sử nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp,
thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng. Nếu Chính phủ đặt mục
tiêu đảm bảo ngân sách cân bằng, cho dù sản lượng thay đổi như thế nào cũng được, khi
đó Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tăng T hoặc giảm G, điều này làm cho nền kinh
tế đang lâm vào tình trạng suy thoái lại càng suy thoái trầm trọng hơn.
• Chi ngân sách vận động ngược chiều với chu kỳ: Chi ngân sách tăng theo thời kỳ suy
thoái và giảm trong thời kỳ phồn thịnh. Chính vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng
hơn trong thời kỳ suy thoái, bất chấp sự cố gắng của Chính phủ. Giả sử nền kinh tế đang
đạt mức sản lượng thấp, thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách gia tăng.
Nếu Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách
tài khóa mở rộng (tức là tăng G hoặc giảm T) thì thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
Để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, người ta thường
sử dụng ngân sách trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách:
• Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong
một thời kỳ nhất định
• Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt ngân sách trong trường hợp nếu nền kinh tế
hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
• Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ
kinh doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt
cơ cấu.
Thâm hụt ngân sách
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
87
Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính
sách tài khoá như: Định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm, Vì vậy, để đánh giá kết quả
tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, ta phải sử dụng thâm hụt cơ cấu.
3.2.3.2. Chính sách tài khoá với vấn đề thâm hụt ngân sách
• Chính sách tài khoá cùng chiều (với chu kỳ kinh doanh)
Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân
bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi
là chính sách tài khoá cùng chiều.
Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ
phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế, hoặc sử dụng cả hai
biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi
tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi, sản lượng cũng giảm theo,
suy thoái kinh tế càng sâu sắc hơn.
Vì mục tiêu đặt ra là giảm thâm hụt ngân sách nên G↓, T↑ ⇒ AD↓ ⇒ Y↓ ⇒ đẩy nền
kinh tế càng lâm vào tình trang thâm hụt nặng nề hơn.
• Chính sách tài khoá ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh)
Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với
mức việc làm đầy đủ. Nói cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh
tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm hụt hơn.
Giả sử khi nền kinh tế suy thoái, Chính phủ cần tăng chi tiêu (G↑), hoặc giảm thuế (T↓),
hoặc áp dụng cả 2 biện pháp nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao, sản lượng tăng lên đến
sản lượng tiềm năng, đổi lại ngân sách sẽ bị thâm hụt. Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ
cấu, do chính sách chủ quan của Chính phủ.
Trong ngắn hạn, ngân sách sẽ thâm hụt nhưng vẫn phải chi, nhưng trong dài hạn khi sản
lượng tăng thì thu trong ngân sách sẽ tăng.
3.2.4. Chính sách tài khoá và vấn đề tháo lui đầu tư
Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm) GNP
sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với
mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt
(hạn chế) một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng
lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo tháo lui đầu
tư. Vì vậy, hiệu lực của chính sách tài khoá sẽ giảm đi.
Tác động tương tự cũng có thể xảy ra đối với tiêu dùng.
Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề quy mô của tháo
lui đầu tư. Điều phỏng đoán tốt nhất là: Về mặt ngắn hạn,
quy mô của thoái lui đầu tư là nhỏ. Song về lâu dài, quy
mô này có thể rất lớn.
Nghiên cứu tác động của thâm hụt vào tháo lui đầu tư cho ta kết luận: Cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
3.2.5. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế
thâm hụt. Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi”. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải
Tác động của chính sách
tài khóa
Vấn đề tháo lui đầu tư
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
88
tính toán số tăng thu và giảm chi thế nào, mức độ nào để
gây ảnh hưởng ít nhất đến tăng trưởng kinh tế. Bởi vì,
tăng thu hoặc giảm chi là công cụ của chính sách tài
khóa thắt chặt. Chính phủ có thể sử dụng hàng loạt các
công cuộc cải cách hệ thống tài chính, bộ máy quản lý
các nguồn thu và chi ngân sách Nhà nước, tránh thất
thoát các nguồn thu của Nhà nước (như thất thoát về
thuế, các khoản lệ phí,). Chính phủ có thể sử dụng
ngân sách để giảm nợ dân chúng hoặc mua các tài sản
tài chính.
Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các Chính
phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt.
• Vay nợ trong nước (vay của dân): Thường thông qua việc phát hành trái phiếu (trái
phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp). Muốn vay nợ phải giải quyết được mức
lãi suất (i) phù hợp, lãi suất càng thấp càng kích cầu đầu tư (I tăng). Đây là một trong
những biện pháp được sử dụng khá rộng rãi ở các nước trên thế giới trong việc huy động
nguồn vốn để hạn chế thâm hụt ngân sách nhà nước.
• Vay nợ nước ngoài: Vay vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhận viện trợ nước ngoài,
v.v... Khoản vay này có thể giúp giải quyết thâm hụt ngân sách hiện tại nhưng lại làm
tăng gánh nặng nợ nần trong tương lai.
• Sử dụng dự trữ ngoại hối của quốc gia.
• Vay ngân hàng (in tiền): In tiền trong một thời gian ngắn sẽ là tích cực vì nó khắc phục
được những khó khăn về vốn, chi tiêu. Nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến
khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát cao. Ví dụ: Năm 1988 – 1989, do ở Việt Nam in
tiền và lạm phát tăng lên 680% – siêu lạm phát.
• Bán các tài sản công cộng (tư nhân hóa), cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Đây là một trong những biện pháp đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
3.3. Chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008
Trong chính sách tài khóa, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến
hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước – điều kiện
cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.
Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng
hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục
hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ
quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có
những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉ điều chỉnh tất cả các hoạt động xuất
nhập khẩu: Xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch;
xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh,.v.v. mà biểu thuế
xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa
(HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt
hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%.
Tài trợ thâm hụt ngân sách
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
89
Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất,
nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế
nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho
nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị,) đến mức cao nhất
là 60%.
Bảng 3.1: Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước (%)
2000 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG THU 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 50,95 51,29 51,67 54,77 52,49 52,03
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 21,7 20,24 18,88 16,85 17,12 16,58
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5,22 5,87 6,53 7,91 8,36 9,25
Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ
ngoài quốc doanh
6,39 6,27 6,8 6,95 7,42 7,9
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1,96 0,62 0,1 0,07 0,06 0,04
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 2,02 1,89 1,94 1,84 1,85 1,85
Lệ phí trước bạ 1,03 1,07 1,19 1,37 1,23 1,2
Thu xổ số kiến thiết 2,17 2,45 2,4 2,39 2,32 2,2
Thu phí xăng dầu 2,41 2,42 2,1 1,88 1,73 1,42
Thu phí, lệ phí 2,99 2,44 2,15 2,19 1,84 1,78
Các khoản thu về nhà đất 3,11 4,43 6,93 9,15 7,78 7,35
Các khoản thu khác 1,95 3,59 2,65 4,18 2,79 2,45
Thu từ dầu thô 25,93 21,4 24,15 25,43 29,16 29,82
Thu từ hải quan 20,89 25,49 22,23 18,29 16,7 15,32
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt
hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng
nhập khẩu
14,95 17,83 14,12 11,34 10,36 9,4
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 5,94 7,66 8,1 6,94 6,33 5,92
Thu viện trợ không hoàn lại 2,23 1,82 1,95 1,51 1,66 2,83
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật
thuế này thì thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại:
thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc
biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập
khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc
trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng
cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối
huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi
đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà
Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ
đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên,
không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không phải
chịu thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
90
Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, Việt Nam đã công
bố việc giảm thuế quan và đã có tới 1.661 nhóm mặt hàng thuộc vào danh mục được
thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời,
chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712 sản
phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và
cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng
thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn
dưới 20%.
Ngày 1/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa
và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003 – 2006. Trong
đó có trên 5000 dòng thuế sẽ được giảm xuống 0% – 5% vào các năm 2006.
Thu thuế
Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một
nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo
lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu
giảm xuống nhưng lại được bù đắp bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng
nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp
nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối
với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài
đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, chi tiêu
ngân sách nhà nước đã đặt đúng vị trí của nó là
công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
định hướng phát triển sản xuất, đồng thời là công cụ điều tiết thu nhập, đặc biệt thông qua
các chương trình xóa đói, giảm nghèo, các chính sách trợ cấp của Chính phủ.
Chi tiêu ngân sách hàng năm được quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp,
thể hiện rõ định hướng của Nhà nước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi
ngân sách đã được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích
lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường
được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác
định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên
được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
91
Bảng 3.2: Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG CHI 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341
Trong đó: Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078
Chi cho phát triển sự nghiệp
kinh tế xã hội 61823 71562 78039 95608 107979 132327 161852
Trong đó:
Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào
tạo 12677 15432 17844 22881 25343 28611 37332
Chi cho sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528
Chi cho dân số kế họach hoá gia
đình 559 434 841 666 397 483 489
Chi cho sự nghiệp khoa học và
CNMT 1243 1625 1852 1853 2362 2584 2540
Chi cho sự nghiệp văn hoá,
thông tin 919 921 1066 1258 1584 2099 1874
Chi cho sự nghiệp phát thanh,
truyền hình 717 838 681 1056 1325 1464 1184
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 387 483 586 648 883 879 956
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 10739 13425 13221 16451 17282 17747 22157
Chi sự nghiệp kinh tế 5796 6288 7987 8164 10301 11801 14212
Chi quản lý hành chính
8089 8734 8599 11359 15901 18761 18515
Chi cho bổ sung quĩ dự trữ
tài chính 846 849 535 111 78 69 135
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sáu tháng đầu năm 2008, tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm,
tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mới đây, thu ngân sách Nhà nước
(NSNN) 6 tháng đầu năm tăng cao đảm bảo nhu cầu chi, nhất là chi thực hiện các chính
sách an sinh, xã hội.
Tổng thu NSNN đạt 195.850 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán năm, tăng 40,8% so với cùng kỳ
năm 2007, tương ứng 31,3% GDP.
Bên cạnh tăng thu, chi tiêu công đã được kiểm soát tương đối chặt chẽ, nâng cao hiệu quả.
Sau khi thực hiện chủ trương giảm chi tiêu công của Chính phủ, đến nay các bộ, ngành, địa
phương đã tiết kiệm chi 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng NSNN năm 2008.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
92
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài 3 nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi.
Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm giữa đường 450 và đường tổng chi
tiêu. Đường 450 biểu diễn những điểm mà tại đó tổng chi tiêu bằng thu nhập quốc dân. Sự dịch chuyển
của đường tổng chi tiêu làm thay đổi sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
• Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở là AE = C + I + G + NX, trong đó C là tiêu dùng của
các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, và NX là
xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
• Tiêu dùng của các hộ gia đình là toàn bộ những chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các
hộ gia đình mua được trên thị trường dùng để chi dùng cho cuộc sống hàng ngày. Tiêu dùng phụ
thuộc các yếu tố như: Thu nhập, xu hướng tiêu dùng, chính sách về thuế và trợ cấp của Chính phủ,
chính sách về lãi suất, chính sách tiền lương, bảo hiểm,.v.v.
• Số nhân chi tiêu là một đại lượng cho ta biết sản lượng cân bằng sẽ tăng lên bao nhiêu đơn vị khi
có sự gia tăng một đơn vị chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (chi tiêu tự định). Trong nền kinh
tế giản đơn, giá trị 1 1m
1 MPC MPS
= =− được gọi là số nhân chi tiêu (hoặc đầu tư) là vì với một sự
tăng nhỏ của đầu tư (hoặc chi tiêu) sẽ dẫn đến việc tăng lên lớn hơn của sản lượng cân bằng, độ
tăng đó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ tăng của số nhân.
• Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm
các khoản thu (chủ yếu thu từ thuế) và các khoản chi ngân sách. Thâm hụt ngân sách Nhà nước,
hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước
vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước.
Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách thực tế, thâm hụt ngân
sách cơ cấu, thâm hụt ngân sách chu kỳ. Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách
cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, được gọi là chính sách tài khoá cùng
chiều. Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ phải giảm chi tiêu, hoặc tăng thuế,
hoặc sử dụng cả hai biện pháp, ngân sách sẽ trở nên cân bằng. Thay vào đó, chi tiêu của nền kinh tế
sẽ giảm đi và sản lượng cũng giảm theo, suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn. Nếu mục tiêu của
Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ. Nói
cách khác, nếu mục tiêu đặt ra là làm giảm suy thoái nền kinh tế sẽ làm cho ngân sách càng bị thâm
hụt hơn.
• Cơ chế tháo lui đầu tư: Khi G tăng (hoặc T giảm), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về
tiền tăng theo. Với mức cung về tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt (hạn chế) một số
đầu tư.
• Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức
chi tiêu của nền kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài khoá là nhằm ổn định giá cả, tăng trưởng GNP
và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động. Khi sản lượng của nền kinh tế đạt ở mức độ thấp
thì cần phải có sự tác động của chính sách tài khoá mở rộng để đưa nền kinh tế về mức sản lượng
tiềm năng. Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng, mục tiêu của Chính phủ là phải
làm giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó mà mức chi tiêu chung (tổng
cầu) giảm, sản lượng cũng giảm và lạm phát có thể chững lại.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
93
• Chính sách tài khoá tự ổn định là cơ chế tự điều tiết trong nền kinh tế, nó bao gồm các công cụ tự
ổn định, tự điều tiết để tránh cho nền kinh tế rơi vào thảm hoạ suy thoái và tránh được các cú sốc
của nền kinh tế; thường bao gồm hệ thống thuế và hệ thống bảo hiểm. Chính sách tài khoá chủ
động là chính sách mà Chính phủ có thể làm thay đổi mức chi tiêu hoặc thay đổi thuế suất
để giữ cho tổng cầu ổn định gần với mức sản lượng tiềm năng. Nhà nước chủ động sử dụng
các công cụ thuế và chi tiêu để can thiệp vào nền kinh tế.
Khi thâm hụt ngân sách quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế
thâm hụt. Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách như: Cải cách
hệ thống thuế, vay nợ trong nước và nước ngoài, sử dụng dự trữ ngoại hối, vay ngân hàng, bán các tài
sản công cộng.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
94
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích và vẽ đồ thị của đường tiêu dùng trong nền kinh tế giản đơn.
2. Vẽ đồ thị và so sánh độ dốc của đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn.
3. Hãy viết công thức xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở, với giả định giá cả và tỷ giá
hối đoái cố định.
4. So sánh số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở.
5. Nêu các khoản thu và chi trong ngân sách Nhà nước.
6. Phân tích cơ chế tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình AD–AS. Sử dụng đồ thị
để minh họa cơ chế tác động này.
7. Thâm hụt ngân sách Nhà nước là gì? Hãy nêu và phân tích một số biện pháp hạn chế thâm hụt ngân
sách Nhà nước.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
95
BÀI TẬP
1. Bảng sau biểu diễn hàm tiêu dùng của một hộ gia đình.
YD 0 400 600 800 1000 1200
C 400 540 680 820 960 1100
a. Tính mức tiết kiệm tại mỗi mức thu nhập khả dụng.
b. Tính MPC và MPS.
c. Hãy vẽ hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm trên cùng một đồ thị.
2. Mức đầu tư dự kiến bằng 240. Mọi người quyết định tiết kiệm một tỷ lệ cao hơn từ thu nhập của
mình. Cụ thể, hàm tiêu dùng thay đổi từ C = 0,7Y thành C = 0,5Y.
a. Điều gì xảy ra với mức thu nhập cân bằng?
b. Điều gì xảy ra với tỷ lệ thu nhập cân bằng được tiết kiệm? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
3. Giả sử trong nền kinh tế giản đơn, hàm tiêu dùng có dạng C = 0,75Y và mức đầu tư dự kiến bằng
I = 60.
a. Hãy vẽ đường tổng cầu của nền kinh tế này và đường 45o.
b. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
4. Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu dùng tự định là
500, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 200.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c. Tính mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng của thị trường trong
tương lai và tăng đầu tư thêm 50. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi cuối cùng trong mức
sản lượng do sự gia tăng đầu tư này gây ra.
5. Xét một nền kinh tế đóng với xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và tiêu dùng của các hộ gia đình
là C = 400 tỷ. Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 250 tỷ. Chính phủ chi tiêu 300 tỷ và
thu thuế bằng 25 phần trăm thu nhập quốc dân.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 100 tỷ nữa. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự thay đổi của
mức sản lượng cân bằng.
6. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ USD và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14. Tiêu
dùng tự định là 20 tỷ USD, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực
tư nhân bằng 5 tỷ USD. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ USD và thu thuế bằng 20 phần trăm thu nhập
quốc dân.
a. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế.
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
96
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 5 tỷ USD, hãy xác định
mức sản lượng cân bằng mới.
7. Trong nền kinh tế mở, cho biết xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân là 0,8 và xu
hướng nhập khẩu cận biên là 0,3. Thuế là một hàm của thu nhập có dạng (T = tY).
a. Giả sử đầu tư tăng thêm 200 tỷ USD còn các yếu tố khác không đổi thì mức sản lượng cân
bằng và xuất khẩu ròng sẽ thay đổi như thế nào?
b. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 200 tỷ USD chứ không phải tăng đầu tư, thì cán cân thương mại sẽ
thay đổi như thế nào?
8. Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu hướng tiêu dùng
cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 4500 tỷ. Hiện tại sản lượng cân bằng của
nền kinh tế đang ở mức 4000 tỷ.
Muốn đạt được mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì:
a. Chi tiêu của Chính phủ cần thay đổi bao nhiêu?
b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu?
c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ cùng phải thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân ngân sách
không bị ảnh hưởng?
9. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 25%. Cả tiêu dùng tự
định và đầu tư đều là 200 tỷ, và chi tiêu Chính phủ là 600 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?
Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ giảm xuống còn 400 tỷ và thuế suất giảm xuống 15%.
e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới.
f. Xác định đường tổng chi tiêu mới.
g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới.
h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn
duy trì ngân sách cân bằng hay không?
10. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 15%. Tiêu dùng tự định
là 50 tỷ, đầu tư là 150 tỷ và chi tiêu Chính phủ là 300 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng.
d. Ngân sách có cân bằng không?
Bây giờ giả thiết chi tiêu Chính phủ tăng lên 350 tỷ và thuế suất tăng lên 20%.
e. Xây dựng hàm tiêu dùng mới.
f. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu mới.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
97
g. Xác định mức sản lượng cân bằng mới.
h. Tính sự thay đổi thu nhập từ thuế. Đây có phải là sự thay đổi chính sách tài khóa trong khi vẫn
duy trì ngân sách cân bằng hay không?
11. Giả sử trong một nền kinh tế giản đơn tiêu dùng bằng 60% thu nhập, đầu tư trong mỗi thời kỳ bằng
120 tỷ USD.
a. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu?
b. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu?
Nếu bây giờ người tiêu dùng lạc quan hơn vào tình hình kinh tế trong tương lai và chi tiêu bằng
82% thu nhập của mình.
c. Hãy tính toán mức sản lượng cân bằng.
d. Nếu đầu tư tăng thêm 30 tỷ USD, mức thu nhập cân bằng sẽ là bao nhiêu?
e. Hãy tính giá trị của số nhân cho cả hai trường hợp.
f. Nguyên nhân nào làm cho sản lượng cân bằng trong câu d tăng nhiều hơn sản lượng cân bằng
trong câu b?
12. Hình sau biểu diễn hàm tổng chi tiêu của một nền kinh tế mở, trong đó thuế tỷ lệ thuận với mức
thu nhập.
Tổng
chi tiêu
0
Sản lượng
A
0
A
1
E
1
E
0
E
2
450
AE
2
AE
0
AE
1
Y
1
Y
0 Y2
Hình 2. Hàm tổng chi tiêu
a. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE0 đến AE1.
b. Cho biết nguyên nhân làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển từ AE1 đến AE2.
c. Số nhân chi tiêu tương ứng với AE2 đường lớn hơn hay nhỏ hơn số nhân tương ứng với đường
AE1? Vì sao?
d. Cho biết những chính sách vĩ mô nào có thể được sử dụng để tăng sản lượng từ Y0 đến Y1 và
Y1 đến Y2?
13. Giả sử khuynh hướng tiêu dùng cận biên là 0,75 và nền kinh tế đang nằm trong trạng thái cân bằng.
Bây giờ các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng của nền kinh tế và nhu cầu đầu tư tăng thêm 50.
a. Mức sản lượng cân bằng sẽ tăng thêm bao nhiêu?
b. Nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thêm bao nhiêu?
c. Hãy lập một bảng để chỉ ra quá trình điều chỉnh của nền kinh tế cho tới khi đạt tới mức sản
lượng cân bằng mới.
Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa
98
BÀI TẬP LỚN
1. Phân tích tác động của chính sách tài khoá đến sản lượng, việc làm và giá cả bằng việc sử dụng mô
hình AD–AS. Hãy lấy ví dụ thực tế về chính sách tài khóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để
minh hoạ.
2. Phân tích một số giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách của Mỹ và Việt Nam trong những năm gần
đây. Bạn hãy thử so sánh về sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các giải pháp đó giữa hai
quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_3_tong_cau_va_chinh_sach_tai_khoa_1666.pdf