5.3. Đề nghị
Bên cạnh những kết quả và hạn chế vừa trình bày, để hoàn thiện khóa
luận này, đáp ứng kịp thời cho sản xuất lâm nghiệp tại địa phương, cụ thể là
nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để đưa rừng
ổn định và phát triển tốt, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phải tăng thêm thù lao cho những người tham gia chữa cháy, cần có
chính sách khen thưởng cho những người phát hiện đám cháy và có thành tích
chữa cháy. Trong khi tham gia chữa cháy nếu bị thương tích hoặc thiệt mạng
cần có chế độ thương tật cho những người đó.
- Cần khen thưởng cao cho những người tố giác tội phạm. Và có cơ quan
bảo vệ cho những người tố giác tội phạm
- Thường xuyên kiểm tra quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR của từng
trạm, tránh tình trạng lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý hay triển
khai không phù hợp công tác PCCCR.
- Duy trì công tác động viên khen thưởng đối với những đơn vị có thành
tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR, xử phạt nghiêm minh với
những hành vi cố ý làm trái những quy định của Lâm trường.
Để đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho công tác PCCCR cũng như đời
sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên từng trạm gác nhằm đảm bảo tốt công
tác PCCCR có hiệu quả. Cần có những chính sách khuyến khích động viên các
hộ dân tham gia vào công tác PCCC.
Xây dựng các băng cản lửa như trồng cây keo lá tràm xen giữa các lô,
khoảnh, nhằm ngăn cản lửa và tăng cường đa dạng thực vật.
Tóm lại: Trong quá trình tìm hiểu làm khóa luận tại Lâm trường tôi nhận
thấy Lâm trường nhìn chung và từng trạm còn thiếu thốn về nhiều mặt nên tôi đã
đưa ra một số kiến nghị như trên, kính mong Ban giám đốc Lâm trường cũng
như các cấp chính quyền có liên quan quan tâm giúp đỡ đầu tư về vốn cũng như
kỹ thuật tiên tiến để công tác chăm sóc quản lý bảo vệ rừng và công tác PCCCR
được tốt hơn./.
66 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu hiện trạng và hiệu quả các công trình phòng cháy chữa cháy rừng tại Chi nhánh lâm trường Kiến Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy các vấn đề cấp bách về công tác quản lý bảo vệ rừng-
PCCCR.
- Lực lượng tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với đầy
đủ các thành phần trong xã hội như học sinh, đoàn viên, tổ chức công đoàn, các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Khi xảy ra cháy rừng thì lực lượng tại địa bàn
thì phải có trách nhiệm dập tắt đám cháy nếu đám cháy lớn thì phải thông báo
cho cấp trên để huy động lực lượng tiếp viện.
4.3.2. Kết quả đánh giá tình hình cháy rừng trong những năm qua.
33
Trong thời gian qua Lâm trường đã triển khai và chỉ đạo CBCNV - LĐ
thực hiện tốt, có hiệu quả công tác QLBVR và PCCCR trong phương án đã xây
dựng. Hợp đồng với các xã đóng trên địa bàn rừng của Lâm trường để thực hiện
tốt phương án quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
Vào những thời điểm nắng nóng, đặc biệt là những vùng có nguy cơ cháy
cao, Lâm trường bố trí lực lượng trực canh lửa 24/24 giờ/ngày nên đã phát hiện
cháy kịp thời và có lực lượng trực chữa cháy tại chỗ, nên ngọn lửa bị dập tắt kịp
thời không để cháy lan trên diện rộng. Do đó, trong năm qua trên diện tích rừng
của Lâm trường chỉ xẩy ra 8 điểm phát lửa. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác
phòng cháy, phân công trực đảm bảo, phát hiện và dập tắt kịp thời nên thiệt hại về
tài sản không đáng kể.
Bảng thống kê theo loài cây qua các năm.
Bảng 4.5: Tình hình cháy của cây Keo Lá tràm
Số vụ
2014 2015 2016
2 2 2
Thời gian
14h
23/03
12h
03/08
12h
01/7
13h
08/08
11h
20/05
12h
01/05
Địa điểm cháy
Trạm
Bang
Trạm
Cơn Bội
Trạm
Cơn Bội
Trạm
Bang
Trạm
Bang
PT1
Diện tích
cháy/m2
700 1000 3000 1200 500 2000
Số người chữa
cháy
8 10 22 13 7 15
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang)
34
Bảng 4.6: Tình hình cháy của cây Thông nhựa
Số vụ
2014 2015 2016
2 4 5
Thời
gian
13h
01/0
5
16h
15/0
7
11h
05/0
4
13h
30/0
4
11h
11/0
5
13h
23/0
6
14h
30/0
4
15h
16/0
5
21h
03/0
6
20h
10/0
6
13h
23/0
6
Địa
điểm
PT2 PT2 PT1 PT2 PT2 PT3 PT1 PT2 PT3 PT2 PT2
Diện
tích
cháy/
m2
500
200
0
150
0
100
0
100
0
170
0
200
0
130
0
450
0
170
0
230
0
Người
chữa
cháy
5 15 11 11 7 8 15 15 27 12 17
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang)
Bảng 4.7: Tình hình cháy rừng của cây Cao su
Số vụ
2014 2015 2016
0 1 1
Thời gian
15h
30/04
12h
19/06
Địa điểm 0 PT1 PT1
Diện tích
cháy/m2
0 500 700
Người chữa
cháy
0 4 5
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang)
35
Qua bảng 4.5, 4.6 và 4.7 trên ta thấy:
- Loài cây dể cháy có cây Thông Nhựa là loài cây rất dể cháy vì lá và thân
có dầu với lại vào mùa khô lượng lá rụng xuống rất nhiều cộng với nắng nóng
mùa hè và gió Tây Nam ( gió lào ) thổi tới nên khi bén lửa cháy rất nhanh và
khó dập tắt. Thông Nhựa khai thác rơi vải xung quanh góc, với máng đẻo xuống
sát đất nên khi cháy nó có thể cháy máng ảnh hưởng đến cây và sản lượng nhựa
nên vào mùa khô lâm trường giao cho cán bộ bảo vệ có trách nhiệm giao cho
các hộ nhận khoán phải cào góc để khi có xảy ra cháy cũng không ảnh hưởng
đến cây và cào góc trước khi xử lý thực bì để khi xử lý không cháy đến cây.
- Loài cây Cao su thì rụng lá vào tháng 3 - 4 lá rất mau khô nên khi cháy
nó cháy rất nhanh và kể cả lá tươi cũng cháy nhanh. Loài cây này nên dùng
đường băng trắng là thích hợp, do vỏ cây Cao su mỏng nên khi cháy rừng nó dể
chết. Khi xử lý thực bì nên cào góc cách 1m đã mới xử lý.
- Loài cây Keo là loài cây hơi khó cháy do vậy người dân hay trồng làm
đường băng xanh cản lửa, nhưng do tính chất lá và cành rụng nhiều nên vào mùa
khô nó cũng dễ cháy làm chết cây gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến môi
trường.
- Nguyên nhân gây ra cháy rừng chủ yếu là do người dân vào rừng ăn
chơi và do thù hằn giữa các hộ dân nhận khai thác rừng thông nhựa, có một số
đối tượng vào rừng đốt ong dẫn đến cháy rừng. Người dân vào rừng ăn chơi, nấu
nướng ở giữa rừng, người dân xử lý thực bì để trồng keo, đốt ong.
- Rừng của lâm trường phần nhiều là rừng thông nhựa trồng trên 30 năm.
Cao su trồng 7 năm. Keo trồng trên 5 năm nên khi xảy ra cháy rừng thường cháy
dưới tán.
- Diện tích cháy rừng năm sau cao hơn năm trước.
- Tuy đã xảy ra cháy rừng nhưng được sự phát hiện kịp thời nên diện tích
cháy rừng còn nhỏ và thiệt hại về rừng rất ít. Vì hàng năm Lâm trường đã giao
cho bảo vệ rừng kết hợp với các hộ dân nhận khoán rừng đã cào gốc đốt có điều
kiện trước mùa cháy đối với cây thông nhựa và cây cao su. Và do rừng thông
của Lâm trường đã trồng trên 30 năm nên khi xảy ra cháy là cháy dưới tán.
- Số người chữa cháy, rừng của Lâm trường là rừng ở giữa lòng dân, kết
hợp với ký hợp đồng giao khoán cho từng hộ nhận rừng nên ý thức PCCCR rất
cao. Khi xảy ra cháy rừng các hộ dân kết hợp với bảo vệ rừng dập tắt tại chỗ
đám cháy kịp thời, có một số vụ cháy lớn bảo vệ đã báo cáo về Lâm trường,
36
trưởng ban chữa cháy rừng huy động lực lượng cán bộ công nhân viên kết hợp
với người dân xung quanh nên đã nhập tắt đám cháy.
- Nhờ Lâm trường đã làm tốt công tác PCCR kết hợp với các đường băng
trắng nên khi xảy ra cháy rừng thì diện tích cháy ít thiệt hại không lớn.
- Khi cháy rừng tuỳ theo thực bì và diện tích đám cháy mà bảo vệ rừng
kết hợp với lực lượng tại chỗ và điện thoại nhờ các người dân xung quanh vào
để kịp thời dập tắt đám cháy.
Qua theo dõi tình hình cháy rừng trong các năm qua, Lâm trường xác định
các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy như sau:
- Vùng 1: Vùng này bao gồm khu vực rừng ven đường 16 và ven đường
Hồ Chí Minh.
- Vùng 2: Vùng này bao gồm khu vực rừng thông nhựa ở trên địa bàn lâm
trường.
-Vùng 3: Vùng này bao gồm khu vực rừng cao su tại phân trường 1.
- Vùng 4: Vùng này bao gồm toàn bộ diện tích rừng keo lai trên địa bàn
lâm trường quản lý.
4.4. Những nguyên nhân cháy rừng tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang.
4.4.1. Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội.
Qua điều tra thu thập chúng tôi nhận thấy cháy rừng do yếu tố con người
gây ra (chiếm trên 95%, còn 5% do thiên tai).
Mưu sinh:Để mưu sinh người dân vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thu
mật ong, hái rau, đốt đồng cỏ chăn nuôi gia súc, nhặt củi, khai thác trái phép lâm
sản, đốt rừng làm rẫy, thu nhặt phế liệu chiến tranh, đốt than. Trong quá trình đó
người dân sử dụng lửa thiếu ý thức gây ra cháy rừng.
Xây dựng công trình: Các công trình thi công vào những tháng cao điểm của
mùa khô như làm đường giao thông, thi công đường dây điện qua rừng, khai thác
keo, bạch đàn, tỉa thưa, vệ sinh rừng thông, du lịch sinh thái gây cháy rừng.
Cháy từ bên ngoài: Một số vụ do cháy lan từ ngoài vào rừng mà không kiểm
soát được như đốt đồng khi thu hoạch xong vụ lúa, đốt bờ bao ruộng để diệt
chuột, đốt đồng cỏ để chăn nuôi gia súc, xử lý thực bì để trồng rừng không đúng
quy định, thắp hương, đốt vàng mã, phương tiện và khách bộ hành tham gia giao
thông trên các trục đường nội tỉnh qua khu vực rừng dễ cháy bất cẩn khi dùng lửa
gây cháy rừng. Nhóm này cũng chiếm khoảng trên 20%.
37
Mâu thuẫn: Ngoài ra ở địa bàn một số xã, một số đối tượng do mâu thuẫn
quyền lợi, hằn thù cá nhân hoặc bị bắt lâm sản do khai thác trái phép rồi đốt
rừng để trả thù. Lợi dụng đốt rừng để hợp lý hoá chuyển đổi cây trồng.
Từ năm 2007 cho đến nay do Lâm trường luôn làm tốt công tác tuyên
truyền và cảnh báo, dự báo phòng cháy rừng nên trên địa bàn chỉ xảy ra những
vụ cháy rừng nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu do đốt than, đốt rẫy gây ra với diện
tích thiệt hại không đáng kể. Bên cạnh, các vụ cháy xảy ra đó còn xuất hiện một
số đám cháy nhỏ do đốt rừng để canh tác nương rẫy của bà con; tuy nó chưa gây
hậu quả nghiêm trọng nhưng nó là hiểm hoạ khôn lường nếu chúng ta lơ là và
không cảnh báo sớm.
4.4.2. Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên.
* Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng
Thời tiết và các nhân tố khí tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát
triển của một đám cháy rừng, có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng cháy rừng tại
thời điểm và địa phương đó.
Lệ Thủy là huyện chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu chung của tỉnh Quảng
Bình. Là vùng nằm ở phía Bắc của Bắc Trung Bộ, nằm trọn vẹn trong khu vực
nhiệt đới gió mùa ẩm. Khí hậu rất khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiệt độ: thời tiết khô nóng là yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình cháy rừng như làm khô vật liệu cháy, làm nóng và khô nhanh mặt đất
đồng thời tạo ra sự chênh lệch lớn về nhiệt độ không khí theo chiều thẳng đứng,
làm gia tăng quá trình bốc hơi của vật liệu cháy rừng. Trong mùa cháy rừng,
những ngày có nhiệt độ càng cao thì càng làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Lệ Thủy nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần
mặt trời đi qua đỉnh, nền bức xạ cao. Tổng số giờ nắng trung bình năm tương
đối lớn, dao động từ 1700- 1800 giờ/năm, số giờ nắng cao nhất vào tháng 7 là
240-250 giờ. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng mùa khô nóng (tháng 5 đến tháng
8) có thể lên trên 40 độ C, làm cho nguy cơ cháy rừng ở mức cực kỳ cao.
- Độ ẩm: Tình trạng khô hạn ảnh hưởng làm gia tăng khả năng cháy rừng.
Vĩnh Linh có mùa khô kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8, làm cho độ ẩm
xuống thấp, trung bình từ 70- 80%, vào tháng 7 độ ẩm đạt cực tiểu 65- 70%. Từ
đó kéo theo độ ẩm của vật liệu cháy rừng, độ ẩm đất xuống thấp dẩn đến dễ xảy
ra cháy rừng và cháy với diện tích lớn.
38
- Chế độ gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy
nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc
độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát
triển nhanh và lan rộng.
Trong vùng có 2 mùa gió chính trong năm đó là gió mùa Tây Nam và gió
mùa đông Bắc. Gió Tây Nam, thường gọi là “gió lào”, là loại gió lục địa, sau
khi vượt qua dãy Trường Sơn thì mang tính chất khô hanh, nóng gắt. Loại gió
này thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 và gay gắt nhất vào tháng 4 đến
tháng 5, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%. Nó tác động làm khô nhanh vật liệu
cháy thúc đẩy quá trình cháy rừng.
*Điều kiện địa hình
Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan
trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các hệ thống
gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực
thường xuyên có mưa hoặc các khu vực khô hạn ít mưa.
Khi xảy ra cháy rừng, địa hình chi phối đám cháy rất lớn. Sườn dốc bao giờ
cũng hỗ trợ cho đối lưu phát triển mạnh hơn so với nơi khác. Do vậy đám cháy
thường phát triển theo sườn dốc. Độ dốc càng tăng thì tốc độ cháy lan của đám
cháy càng lớn.
Lệ Thủycó địa hình cao dần từ Đông sang Tây, được chia thành 2 vùng rõ
rệt: vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng ven biển. Phần lớn diện tích
rừng của huyện tập trung ở vùng đồi trung du. Là vùng có địa hình phức tạp, bị
chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, khe suối, độ dốc khá lớn, bình quân từ
15- 25 độ, có nơi từ 35-45 độ. Do đó làm tăng độ cháy lan khi có cháy rừng xảy
ra. Mặt khác vì địa hình phức tạp nên gây nhiều khó khăn trong việc quản lý,
bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện.
*Kiểu rừng và loại thực bì
Kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu
cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy do đặc điểm của kiểu rừng và loại
hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy.
Trên địa bàn Lâm trường, rừng trồng chiếm diện tích lớn với các loài chủ
yếu là thông, keo và cao su. Đây là những loại hình thực bì có tinh dầu hay nhựa
rất dễ bắt lửa, cháy đượm và rất khó khăn trong việc phòng và chữa cháy.
39
4.4.3. Nguyên nhân về quản lý, điều hành.
Đặc điểm kinh tế xã hội về các mặt như: đặc điểm dân cư, tập quán sản
xuất, ngành nghề, nhận thức về môi trường, pháp luật của người dân, thể chế
chính trị, trình độ điều hành quản lý.., cũng là một trongnhững nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến cháy rừng.
Lệ Thủy là một huyện thuần nông, trước đây điều kiện kinh tế nhiều xã còn
gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về công tác phòng cháy chữa cháy
rừng còn kém. Đặc biệt những xã vùng núi như: Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm
Thủy... sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo phương thức quảng canh, trình độ
canh tác, phong tục tập quán còn lạc hậu, còn tình trạng đốt rừng làm nương
rẫy, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Nên tình trạng cháy rừng do ý
thức của người dân còn cao.
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn mỏng, công cụ, phương tiện, phục vụ
công tác phòng cháy chữa cháy còn thô sơ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ.
Chế độ chính sách khuyến khích tập thể, cá nhân tích cực bảo vệ rừng,
phòng chống cháy rừng xây dựng vốn rừng chưa được đáp ứng thích hợp.
Việc phối hợp giữa ngành Lâm nghiệp với các ngành chức năng khác, các
ban huyện, chủ rừng có lúc có nơi chưa đồng bộ, còn mang tính chất hình thức.
Nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh
tế đã ngày càng phát triển, nhận thức của người dân về quản lý, bảo vệ rừng nói
chung và phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng ngày càng được nâng cao. Khoa
học kĩ thuật được ứng dụng vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Nên tình trạng
cháy rừng đã giảm đáng kể.
4.5.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình PCCCR tại Lâm
trường Kiến Giang
4.5.1. Tu sửa, xây mới cơ sở hạ tầng.
Hàng năm cần rà soát lại quy hoạch hệ thống các công trình phòng cháy về số
lượng, phân bổ trên địa bàn Lâm trường theo loại rừng và cấp trọng điểm cháy.
Xây dựng bổ sung những công trình mới được phê duyệt, sửa chữa những công
trình đã có , đặc biệt là tu sửa các băng cản lửa bằng việc dọn vật liệu cháy hoặc
trồng bổ sung các cây có tác dụng chống chịu lửa, sửa chữa các chòi canh lửa,
các bể nước, hồ đập, thiết bị quan trắc mưa phục vụ dự báo cháy và cảnh báo
cháy rừng.
40
Huy động nhân lực, vật liệu, xây dựng tu sửa chòi canh lửa rừng tại lô A1
khoảnh 1 – tiểu khu 460, tiểu khu 455 – khoảnh 53.
Tu bổ lại các biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng đặt ở văn phòng: 01 cái,
phân trường 2: 01 cái, phân trường 3: 01 cái và viết biển cấm lửa đặt ở các vị trí
trọng điểm dễ xảy ra cháy, nơi người dân đi lại đông, các điểm ngã ba vào Dốc
Trai, ngã ba đường vào các bản Khe Khế, đường vài Ba Chai, đường vào bản
Hai Lẹc.
Phát dọn xung quanh các bảng tuyên truyền cố định dọc đường 16 và
đường vào bản Khe Khế, quét sơn trắng, viết lại các nội dung trên bảng tuyên
truyền rõ ràng, nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng.
Tu sửa các công trình phòng cháy cũng bao gồm thiết kế và thực hiện các
biện pháp đốt trước để giảm vật liệu cháy dưới tán rừng. Đốt trước ở Lâm
trường có thể được thực hiện ở những rừng trồng mà trên mặt đất không có cây
bụi thảm tươi, thảm khô phân bố liên tục đất thành những lớp dày quá 10 tấn/ha.
Diện tích đốt trước mỗi năm được thực hiện không quá 25 đến30%.
Các công trình PCCCR tại Lâm trường chưa thực sự đáp ứng được sự cần thiết
để bảo vệ, chống cháy rừng.
Trong điều kiện cụ thể của Lâm trường thì công trình phục vụ phòng cháy
chữa cháy rừng được xác định gồm hệ thống các băng trắng, băng xanh cản lửa,
các hồ, đập, bể v.v... cấp nước cho chữa cháy rừng, các chòi canh lửa và hệ
thống đường đương nhỏ phục vụ tuần tra và tiếp cận các đám cháy rừng.
Số lượng các công trình phòng cháy ở Lâm trường được phân bổ theo diện tích
rừng loại rừng và nguy cơ cháy rừng.
Số lượng các công trình phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng hiện có của Lâm
trường nhìn chung thấp hơn yêu cầu
Số liệu cho thấy để phục vụ tốt cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng
cần bổ sung thêm một số công trình phòng cháy, đặc biệt là các bể chứa nước
nhỏ, hệ thống đường băng cản lửa, các đường nhỏ phục vụ tuần tra và chữa cháy
rừng. Các hạng mục công trình này hiện chưa đáp ứng một nửa nhu cầu của
phòng cháy chữa cháy rừng.
Các thiết bị phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng gồm các thiết bị phục vụ
dự báo, cảnhbáo sớm và chữa cháy rừng. Chúng được trang bị theo số tổ đội
phòng cháy chữa cháy rừng.
41
Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã tổ chức triệu tập hội nghị triển khai
nhiệm vụ sản xuất, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho từng
bộ phận trực thuộc về công tác PCCCR. Lãnh đạo và phòng kỹ thuật đã thường
xuyên kiểm tra tại hiện trường.
4.5.2. Trồng các loài cây chống chịu lửa vào đường băng cản lửa
Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã nhìn thấy tầm hiệu quả của đường
băng xanh cản lửa có khả năng chống chịu lửa, phục hồi nhanh, có giá trị kinh tế
cao.
Đạt được kết quả này, Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang đã đưa vào
trồng một số cây bản địa gồm nhộn, me rừng, vối thuốc răng cưa.. có hệ rễ
ngầm lan sâu trong lòng đất, vỏ dày, hàm lượng nước trong vỏ khá cao, có khả
năng chống chịu lửa khi cháy, chịu hạn, tính thích ứng cao, thường xanh, kết cấu
tán dày, dễ trồng, sinh trưởng nhanh, tạo đường băng xanh cản lửa.
Các loại cây trồng này không chỉ làm giảm tổn thất cháy rừng mà còn lợi
dụng sức sản xuất của đất, tạo ra sản phẩm tăng thêm thu nhập kinh tế, chống
xói mòn, góp phần bảo vệ đa dạng hệ sinh thái rừng, bảo vệ môi trường ổn định
bền vững cho quá trình phát triển, ngăn cản sự phát triển của những loại cây bụi
ưa sáng, hạn chế sự di chuyển của những vật liệu cháy dở.
Qua thử nghiệm đốt thử ở lô A1 khoảnh 1 – tiểu khu 460 tại khu vực
rừng trồng cây bản địa cho thấy tốc độ bén lửa của đường băng xanh rất chậm,
lá sau khi bị hun khô mới cháy, mức độ cháy, táp thân cành nhỏ hơn các loài cây
bụi khác rất nhiều.
Chỉ sau 1-3 tháng cháy các cây đã có dấu hiệu phục hồi, tái sinh chồi
nhanh và sinh trưởng trở lại. Trong khi đó, các cây trồng khác trong lô đối
chứng như cao su, thông, keo tai tượng sau khi cháy không có khả năng phục
hồi (chết) hoặc kém phục hồi.
Sau 2 năm trồng, cây trồng sinh trưởng khá, đồng đều, một số loài sinh
trưởng tốt và tỏ ra thích nghi với điều kiện tự nhiên và các biện pháp chăm sóc.
Trước kia để phòng chống cháy rừng, chi nhánh Lâm trường đã xây dựng
15km đường băng trắng cản lửa, tuy nhiên loại đường băng này chỉ có tác dụng
trong một mùa khô hanh, bên cạnh đó còn gây xói mòn, rửa trôi cục bộ ở một số
khu vực đường băng có độ dốc lớn, đỉnh dông, không mang lại hiệu quả kinh tế
cho người trồng rừng.
42
4.5.2. Tập huấn lực lượng bảo vệ rừng, sử dụng hiệu quả công trình.
Ban quản lý Lâm trường tổ chức các lớp tập huấn, diễn tập về phòng cháy
chữa cháy rừng cho các đối tượng từ cán bộ chỉ huy đến thành viên tổ đội phòng
cháy chữa cháy rừng. Tập huấn về phòng cháy chữa cháy rừng tập trung vào các
đối tượng mới tham gia lần đầu,vào những đơn vị mà quân số thay đổi thường
xuyên, tập trung vào những vùng cháy trọng điểm.
Hệ thống tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy rừng phải được thiết lập
từ Trung ương đến địa phương giúp cho việc chỉ đạo, chỉ huy thống nhất và tổ
chức thực hiện có hiệu quản công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Phải xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực sự là hạt nhân tham
mưu trong công tác quản lý bảo vệ rừng cho các cấp và thực hiện tốt chức năng
kiểm tra, thanh tra giám sát. Trước hết là qui hoạch sắp xếp bố trí hệ thống các
trạm đội Kiểm lâm và đội ngủ cán bộ Kiểm lâm phù hợp với năng lực trong công
tác quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời phải rèn luyện phẩm chất, năng lực cán bộ
kiểm lâm, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn,kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực; tham nhũng, hối lộ trong
quá trình kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Chống tư tưởng ngại khó ngại khổ đi về cơ
sở vùng sâu vùng xa. Thực hiện cơ chế luân chuyển cán bộ theo địa bàn.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm Kiểm lâm nhằm phục
vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
4.5.3. Thành lập các tổ đội quần chúng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa
cháy rừng
Ở trên mỗi địa bàn thôn, xã có thể áp dụng chế độ tự quản vào trong các
nhóm đối tượng như: Hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Nông dân, đoàn thanh
niên, tổ bảo vệ rừng bằng cách ký những cam kết ràng buộc đối với họ như:
- Giao đất giao rừng cho từng nhóm đối tượng tự quản lý và bảo vệ.
- Các hội tự quản nên có kế hoạch tự quản lý các thành viên và các nhóm
đối tượng trong hội của mình bằng các hình thức nghiêm cấm:
+ Không được khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép
gỗ và các loại lâm sản khác.
+ Cấm săn bắt, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã.
+ Không được nổ mìn để khai thác đá, đào bới gây sạt lở hủy hoại đất đai.
+ Không được đốt phá rừng để làm nương rẫy, đốt than dưới mọi hình thức.
43
+ Không được dùng lữa tùy tiện trong rừng, dùng lửa đốt tổ ông, rà tìm phế
liệu chiến tranh.
+ Không lấn chiếm đất trồng rừng trái phép, lấn chiếm đất đai của nhau để
gây ra tranh chấp.
- Bên cạnh đó, có thể khuyến khích các nhóm đối tượng tham gia ứng dụng
khoa học kĩ thuật, đầu tư thâm canh trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, tạo các
mô hình tốt về rừng để các hộ trong địa bàn học hỏi kinh nghiệm. Hay có thể
khảo sát các loài cây bản địa, tổ chức gieo ươm, gây trồng các loài cây bản địa,
tạo rừng bền vững trên diện tích đã trồng các loài keo, thông và các loài cây
trồng khác của hộ gia đình...
- Các tổ hội này hàng năm được huấn luyện kỹ thuật nghiệp vụ về phòng
cháy, chữa cháy rừng; được trang bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết để chữa
cháy rừng.
Trước những cam kết ràng buộc trên, nếu các nhóm đối tượng hoặc hộ gia
đình hay những cá nhân tự quản và thực hiện tốt thì họ sẽ được hưởng những
thành quả do mình làm ra từ trồng rừng, hưởng những sản phẩm trung gian qua
nhận khoán bảo vệ rừng, được tự do tìm thị trường tiêu thụ...Có thể ngoài sự
biểu dương của thôn xã, còn được Nhà nước khen thưởng thành tích. Ngược lại
các nhóm đối tượng, hộ gia đình hay những cá nhân tự quản không tốt hoặc vi
phạm cam kết sẽ bị xử phạt theo luật định.
- Ngoài lực lượng PCCCR chuyên ngành và các tổ đội quần chúng thì sẽ
được sự phối hợp của lực lượng quân đội và lực lượng công an trong công tác
PCCCR.
4.5.4.Biện pháp hành chính
Đây là biện pháp quản lý mang tính bắt buộc và cưỡng chế, nó được thể
hiện qua các hình thức xử phạt như: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Các đối tượng khi vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng quý
hiếm, đốn củi, đốt than, đốt nương làm rẫy tất cả đều có tác động và gây nguy
cơ cháy rừng cao. Biện pháp quản lý hành chính đối với các nhóm đối tượng
này như sau:
- Phạt cảnh cáo, tịch thu tang vật và các phương tiện mà các nhóm đối
tượng này sử dụng khi tác động đến rừng như: khai thác, vận chuyển lâm sản,
động vật rừng
44
- Buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng khi gây ra cháy rừng
hay phá rừng.
- Nghiêm cấm chăn thả gia súc không đúng nơi quy định.
- Phạt tiền đối với những cá nhân hay tổ chức khi có những hành vi phá
hoại rừng hoặc khai thác rừng trái phép.
- Buộc chịu chi phí chữa cháy rừng, buộc khắc phục hoặc chịu chi phí khắc
phục ô nhiễm môi trường rừng, đất lâm nghiệp.
- Đối với các tổ chức kinh doanh lớn, khi vi phạm thì bị thu hồi đăng ký
kinh doanh hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
- Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể sẽ bị truy tố trách
nhiệm hình sự về tội huỷ hại rừng hoặc tội vi phạm các quy định về PCCCR
4.5.5. Biện pháp tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng, cộng đồng về
công tác PCCCR
Trong thực tế nguyên nhân gây ra cháy rừng chủ yếu là do con người. Nhận
thức, kiến thức và tập quán sử dụng lửa của người dân trong quá trình hoạt động
kinh tế- xã hội ở vùng rừng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ cháy rừng. Vì
vậy, một trong những biện pháp quan trọng và cấp bách hiện nay trong phòng
cháy là phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về phòng
chống lửa rừng, hình thành phong trào thi đua bảo vệ rừng một cách thường
xuyên, liên tục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân ở các vùng có rừng về ý
nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhiệm vụ của
công tác tuyên truyền là làm cho quần chúng tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
rừng nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng. Tùy theo
từng loại đối tượng mà có nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp; các
biện pháp tuyên truyền cũng cần linh hoạt, không gò bó, có thể tuyên truyền ở
nơi đông người, ở từng gia đình, ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phải tuyên truyền cho nhân dân dưới mọi hình thức, phải giúp người dân
thấy được vai trò của rừng đối với đời sống của con người. Công tác này phải
được thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức, nội dung đa dạng. Phối hợp
với nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật bảo vệ và phát triển rừng
cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Xây dựng hệ thống các biển báo, bảng qui ước về quản lý bảo vệ rừng,
bảng qui định về cấm khai thác, săn bắt và phòng cháy chữa cháy rừng.
45
- Xây dựng các hương ước, qui ước về quản lý bảo vệ rừng, phổ biến trong
cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp Xây dựng lực lượng tuyên truyền
nòng cốt nơi chính quyền địa phương. Hướng dẫn các qui định của pháp luật về
bảo vệ phát triển rừng trong nhân dân.
- Phát huy các kiến thức bản địa, những kinh nghiệm truyền thống có hiệu
quả và hạn chế những phong tục lạc hậu của người dân trong địa phương xâm
hại đến tài nguyên rừng.
Bảng 4.8.Một số hình thức tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng
Năm
Hình thức tuyên truyền
XD quy ước
BVR
Ký cam kết BVR Tuyên truyền
Số thôn,bản Số lớp Số hộ Lưu động
Phóng sự,
Tin bài
2011 5 312 112 5 3
2012 6 230 123 7 4
2013 3 421 126 9 9
2014 5 435 145 8 11
2015 4 520 174 7 14
2016 6 620 200 11 15
Tổng 29 2538 880 47 56
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Chi nhánh lâm trường Kiến Giang).
Qua quá trình tìm hiểu cho thấy: Công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã được quan tâm đúng mức và thực hiện có
hiệu quả. Vì thế nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên rừng và ý thức
trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng người dân được nâng cao.
Thực hiện đồng thời nhiều hình thức, nhiều phương tiện tuyên truyền đã mang
lại hiệu quả cao đó là một thành tích trong công tác tuyên truyền pháp luật về
quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường Kiến Giang. Cùng với làm tốt công tác
kiểm tra phòng chống cháy rừng và công tác phát hiện phòng trừ sâu bệnh hại
rừng của các chủ rừng và Hạt kiểm Lâm. Vì thế mà rừng trên địa bàn Lâm
trường quản lý được bảo vệ rất tốt, bằng việc sử dụng phương pháp tuyên truyền
rộng khắp trên toàn khu vực, với các đối tượng vi phạm cần đầu tư phát triển
phương tiện, lực lượng để đẩy mạnh công tác tuần tra phát hiện xử lý và xử lý
nghiêm theo pháp luật các đối tượng này và đưa tin lên các phương tiện truyền
46
thông để toàn nhân dân biết mà làm gương, cần dẹp bỏ và xử lý nghiêm các cơ
sơ tiêu thụ gỗ và lâm sản trái phép để hạn chế đầu ra cho các sản phẩm của phá
rừng từ đó sẽ phần nào hạn chế được nạn phá rừng, quan tâm đẩy mạnh công tác
tuyên truyền vận động tố giác tội phạm từ quần chúng nhân dân.
- Bằng nhiều hình thức thông tin đại chúng, truyền miệng trực tiếp để giáo
dục, thuyết phục mọi người khi vào rừng chấp hành nội quy, quy chế bảo vệ
rừng, PCCCR là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Tu bổ, sơn và viết, kẻ lại biển bảo vệ rừng: 12 cái.
- Phối hợp với các trường học cấp 1 + 2 Kim Thủy tuyên truyền về công
tác bảo vệ rừng và PCCCR làm cho các em học sinh có ý thức bảo vệ rừng,
PCCCR, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè.
Hàng năm, Lâm trường đã mở hội nghị PCCCR tại Lâm trường lòng ghép
nội dung PCCCR và các hội nghị tổng kết cuối năm. Hội nghị an ninh quốc
phòng, hội nghị Chi bộ, hội nghị công đoàn, ngoài ra còn nhiều hình thức khác
như tổ chức cam kết với các hộ dân sống ven rừng, in ấn các tài liệu PCCCR gửi
tới các địa phương, thông qua các bản tin, trường học, văn phòng hóa xã hội.
Lâm trường cho xây dựng các biển báo cố định tại các cửa rừng, cổng của
các trạm và đường giao thông nằm gần rừng để nâng cao ý thức trách nhiệm của
mọi người đối với rừng.
Công tác xử lý thực bì và làm băng cản lửa:
Công tác này được Lâm trường thực hiện chủ yếu trên rừng trồng mà đặc
biệt là loại thông nhựa, bởi thông nhựa rất dễ bén lửa, vật liệu cháy chủ yếu là
cành nhánh, là và vỏ nhựa thông, ngoài ra còn có các loại cây bụi như sim, mua,
các đối tượng này rất dễ bén lửa và có nguy cơ cháy lớn; nói chung vật liệu cháy
ở đây rất đa dạng và phong phú. Nhận thức được điều đó, hàng năm Lâm trường
triển khai sâu rộng và triệt để, đây là khâu quan trọng nhất của công tác phòng
cháy chữa cháy rừng.
4.5.6. Biện pháp về chủ trương, chính sách của Nhà nước
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về rừng và công tác
quản lý bảo vệ rừng Nhà nước cần có những chế độ chính sách thiết thực phù
hợp, ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo để người dân giảm áp lực vào rừng.
- Tranh thủ các chính sách đầu tư của Nhà nước, đưa các dự án trong và
ngoài nước về tới các thôn, bản, hộ gia đình nhằm tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập, từ đó hạn chế người vào rừng khai thác lâm sản.
47
- Giải quyết công ăn việc làm bằng cách khôi phục các làng nghề truyền
thống, hình thành và phát triển các ngành nghề mới để thu hút lao động, ổn định
thu nhập để người dân hăng hái tham gia sản xuất.
- Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi và quan tâm hơn nữa đối với lực
lượng chuyên trách nhất là chế độ tiền lương, chế độ khen thưởng nhằm động
viên kịp thời đó là nguồn động viên lớn giúp họ nhiệt tình hơn trong công tác.
- Tăng cường quyền hạn lực lượng kiểm lâm là lực lượng chính tuần tra ,
kiểm soát và xử lí vi phạm lâm luật, trang bị quân tư đầy đủ giúp cho việc ngăn
chặn và xử lí phạm lâm lật một cách hiệu quả hơn.
- Ngăn chặn người vào rừng kết hợp với xử lí nghiêm minh những kẻ vi
phạm hơn.
- Giúp người dân đầu tư vốn bằng cách cho người dân vay vốn phát triển
kinh tế hộ gia đình như: Phát triển nuôi cá lồng, xây dựng mô hình trang trại:
V.A.C.R,V.A.C ...v.v.
Tuy nhiên đây là giải pháp trước mắt, cần tạo công ăn việc làm cho người
dân nhằm tránh áp lực của người dân tới rừng bằng cách: Giao rừng và đất rừng
cho họ bảo vệ, đầu tư các dự án trồng cây công nghiệp kết hợp với cây nông
nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân trồng cây lấy củi tại chỗ.
Để công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả hơn nữa. Trong thời gian tới
cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Lấy phòng ngừa là chính; Biện pháp tuyên truyền giáo dục lòng ghép
với lợi ích kinh tế.
- Giao khoán rừng cho dân, lấy nhân dân làm gốc.
- Lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra, trực với cán bộ công nhân viên.
- Chăm lo đời sống kinh tế cho CBCNV và người lao động.
- Xây dựng đường băng cản lửa: Đối với địa hình bằng phẳng hoặc có độ
dốc <150C được băng phải vuông gốc hướng gió chính trong mùa cháy. Đối với
địa hình phức tạp độ dốc >150 đường băng được bố trí trùng với đường đồng
mức hoặc theo hướng đông hay khe suối được chọn để bố trí băng phòng cháy.
Do ở đây đường băng chủ yếu được xây dựng ở các khu vực rừng trồng nên chủ
yếu là các đường băng phụ: Được xây dựng ở các khu rừng dễ cháy, có cường
độ kinh doanh cao như rừng thông, rừng cao su, rừng trạm gió
48
Bề rộng đường băng phụ từ 6- 12m, chủ yếu được trồng bằng cây xanh
như mít, tràm, chuối.
- Xây dựng hồ chứa nước: Cùng với việc thiết kế thi công các đường băng
kênh phòng cháy ở các vùng có địa hình dốc, đi lại khó khăn. Đến mùa khô hầu
như các khe suối, hồ đàm đều bị cạn nước, do đó khi cháy rừng việc vận chuyển
nước là hết sức phức tạp, vì vậy trong quá trình quy hoạch hạt đã tham mưu cho
các đơn vị thi công và hộ dân chủ động xây dựng hồ chứa nước để đảm bảo có
nước dùng cho chữa cháy và tạo độ ẩm cho các vùng xung quanh khu vực có tác
dụng phòng cháy tốt. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế cho nên
việc xây dựng hồ chủ yếu dựa vào các đập thủy lợi sẵn có hoặc các con suối nhỏ
cho nên còn cách xa rừng dẫn đến việc vận chuyển nước phục vụ PCCCR còn
nhiều hạn chế.
- Thực hiện nông lâm kết hợp:Đối với Lâm trường Kiến Giang và các hộ
dân có diện tích rừng trồng lớn hàng năm trước mùa khô thường thả trâu, bò, dê
vào rừng với mục đích giản các vật liệu cháy như rau sậy, cỏ, cây bụi, đồng thời
cung cấp một lượng phân bón cho cây trồng, việc thực hiện nông lâm kết hợp
thường xuyên sẽ bảo vệ chu đáo, ngăn cản kịp thời các nguồn lửa gây cháy rừng.
- Biện pháp làm giảm vật liệu cháy rừng: Biện pháp này áp dụng cho
những khu rừng trước đây chưa có quy hoạch thiết kế phòng cháy vào mùa khô
lượng vật liệu cháy trong rừng tương đối lớn khi bắt lửa thì phát triển thành đám
cháy có cường độ lớn việc làm giảm vật liệu cháy là biện pháp phòng cháy tích
cực nhất đối với rừng thông và rừng nhựa để khép tán và rừng tự nhiên thuần bài
rừng là theo mùa.
Hàng năm vào giai đoạn trước mùa khô chủ động phù hợp và các đơn vị
trên địa bàn lề rừng và ban phòng chống cháy rừng tại các xã cùng đội dân quân,
xung kích tình nguyện tiến hành vào rừng mang VLC ra khỏi rừng đồng thời
giải quyết vấn đề nhiên liệu cho người dân, đồng thời tiến hành đốt trước những
đám thực vật khô như cỏ, bụi, lau sậy việc tiến hành đốt trước phải có sự tính
toán của con người.
+ Các biện pháp áp dụng làm giảm vật liệu cháy.
- Đốt trước vật liệu cháy có điều khiển, hàng năm vào trước mùa cháy tùy
theo tình hình thời tiết mà quyết định đốt trước một phần vật liệu cháy để làm
giảm chùng xuống mức độ thấp nhất, dẫn đến khô xảy ra cháy rừng và có xảy ra
thì quy mô tốc độ cháy bị hạn chế không nguy hiểm, cường độ cháy giảm, việc
49
cứu chữa dễ dàng, diện tích rừng cần đốt trước chiếm 10 – 15% tổng diện tích
rừng cần được bảo vệ ở những vùng trọng điểm cháy.
Trên diện tích cần đốt chỉ đốt từ 50 – 70% tổng vật liệu cháy là đạt yêu
cầu, số cây chết cho phép trong khi đốt trước vật liệu cháy là 5- 10% tổng số
cây trên toàn diện tích khi đốt cự ly đám cháy từ 10- 20m thời gian đốt vào buổi
sáng hoặc buổi chiều gió nhẹ.
Dụng cụ đốt là có thể dùng đuốc làm từ tre, nứa ngâm hoặc quần áo rách
tấm dần buộc vào một đầu gậy dài nhưng trước khi tiến hành phương pháp này
phải đốt thử nghiệm một diện tích nhất định sau đó căn cứ vào kết quả để xác
định độ ẩm vật liệu cháy địa hình hướng gió để xây dựng kế hoạch cụ thể mới tổ
chức đốt trên diện rộng.
4.5.7. Sử dụng hệ thống văn bản luật và dưới luật để quản lý PCCCR tại chi
nhánh Lâm trường Kiến Giang.
Để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững nói chung cũng như
phương án PCCR nói riêng Lâm trường Kiến Giang thuộc Công ty LCN Long
Đại đã sử dụng các tài liệu, hệ thống văn bản pháp luật được liệt kê sau đây :
1. Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 3 tháng 2 năm 2004 và có hiệu lực thi hành
ngày 1 tháng 4 năm 2005.
2. Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 1993 về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
3. Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và
trồng rừng.
4. Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, về rừng và đất
lâm nghiệp.
5. Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
6. Quyết định số 08/2001/QĐ- TTg ngày 11/1/2001 của thủ tướng chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
7. Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
50
8. Quyết định số 197/QĐ/BNN-KL ngày 27 tháng 1 năm 2005 về hướng
dẫn phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh.
9. Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ ban hành
quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
10. Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 8 tháng 3 năm 2006 về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác
rừng trái phép.
11. Chỉ thị số 15/2007/CT-BNN ngày 13 tháng 2 năm 2007 về việc tăng
cường quản lý canh ta tác nương rẫy.
12. Một số tài liệu lưu trữ tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang
13. Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 30/06/2010 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH
MTV LCN Long Đại.
14. Phương án QLBVR & PCCCR-PCCN số ...... của Chi nhánh Lâm
trường Kiến Giang.
15. Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về hướng dẫn một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm
theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ.
16. Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về sữa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 99/2006/TT-BNN
ngày 6/11/2006 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn một số điều của quy chế quản
lý rừng ban hành theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ.
Với việc tiếp thu và thi hành có hiệu quả một loạt hệ thống các loại văn
bản luật và dưới luật của Đảng và Nhà nước ban hành. Chi nhánh Lâm trường
Kiến Giang đã đạt được những kết quả tốt trong công tác phòng cháy chữa cháy
rừng trên địa bàn quản lí
51
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Tài nguyên khí hậu của Lâm trường nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói
chung rất đa dạng và phong phú nó mang một tính chất đặc trưng của vùng khí
hậu duyên hải miền Trung.
- Đời sống của nhân dân sống trên khu vực Lâm trường tương đối ổn
định, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên cần cố gắng
hơn nữa để tiến tới “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và thuận lợi cho công tác
sản xuất kinh doanh và mua bán sản phẩm từ rừng, nhất là đường giao thông nội
vùng.
- Trong quá trình triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng. Phòng cháy
chữa cháy rừng đã được sự hướng ứng và tự nguyện của người dân nhận rừng
góp phần đưa công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy đạt hiệu quả.
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện theo tuần tự từ trên
xuống dưới, từ dưới lên trên. Trên chỉ đạo và ra các chỉ thị để thực hiện, dưới đề
xuất trên xem xét giải quyết.
- Các công trình PCCCR đang dần đem lại hiệu quả tốt, đảm bảo bảo vệ
rừng tự nhiên và cả rừng trồng của Lâm trường.
- Với tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt,
nhiều yếu tố tác động đến cháy rừng, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng đủ cho công
tác phòng cháy chữa cháy rừng. Nhưng những năm gần đây được sự quan tâm của
Đảng của Nhà nước về những chủ trương, chính sách, vốn đầu tư, với phương
châm phòng cháy là chính cùng với việc thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát,
tuyên truyền vận động, huấn luyện diễn tập và nhiều biện pháp phòng chống cháy
rừng khác nên nạn cháy rừng trên địa bàn đã được giảm đáng kể.
5.2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn có những hạn chế sau:
- Do diện tích quản lý của Lâm trường khá rộng lớn, sự phân bố của các trạm
nằm cách xa nhau nên công tác phục vụ cho nghiên cứu đề tài gặp nhiều khó khăn,
nên kết quả đánh giá của đề tài chỉ thích ứng trong phạm vi và giới hạn trên những
lâm phần nghiên cứu, chưa mang tính đại diện cao cho toàn diện tích.
52
- Lâm trường chưa đưa ra được dự báo cấp cháy rừng vì thiếu dụng cụ để
đo độ ẩm vật liệu cháy mà chủ yếu công tác trực cháy ở thế bị động có nghĩa là
khi thấy khói mới đi chữa cháy chứ không chủ động phòng cháy.
5.3. Đề nghị
Bên cạnh những kết quả và hạn chế vừa trình bày, để hoàn thiện khóa
luận này, đáp ứng kịp thời cho sản xuất lâm nghiệp tại địa phương, cụ thể là
nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để đưa rừng
ổn định và phát triển tốt, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Cần phải tăng thêm thù lao cho những người tham gia chữa cháy, cần có
chính sách khen thưởng cho những người phát hiện đám cháy và có thành tích
chữa cháy. Trong khi tham gia chữa cháy nếu bị thương tích hoặc thiệt mạng
cần có chế độ thương tật cho những người đó.
- Cần khen thưởng cao cho những người tố giác tội phạm. Và có cơ quan
bảo vệ cho những người tố giác tội phạm
- Thường xuyên kiểm tra quản lý bảo vệ rừng, công tác PCCCR của từng
trạm, tránh tình trạng lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý hay triển
khai không phù hợp công tác PCCCR.
- Duy trì công tác động viên khen thưởng đối với những đơn vị có thành
tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR, xử phạt nghiêm minh với
những hành vi cố ý làm trái những quy định của Lâm trường.
Để đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho công tác PCCCR cũng như đời
sống sinh hoạt của cán bộ công nhân viên từng trạm gác nhằm đảm bảo tốt công
tác PCCCR có hiệu quả. Cần có những chính sách khuyến khích động viên các
hộ dân tham gia vào công tác PCCC.
Xây dựng các băng cản lửa như trồng cây keo lá tràm xen giữa các lô,
khoảnh, nhằm ngăn cản lửa và tăng cường đa dạng thực vật.
Tóm lại: Trong quá trình tìm hiểu làm khóa luận tại Lâm trường tôi nhận
thấy Lâm trường nhìn chung và từng trạm còn thiếu thốn về nhiều mặt nên tôi đã
đưa ra một số kiến nghị như trên, kính mong Ban giám đốc Lâm trường cũng
như các cấp chính quyền có liên quan quan tâm giúp đỡ đầu tư về vốn cũng như
kỹ thuật tiên tiến để công tác chăm sóc quản lý bảo vệ rừng và công tác PCCCR
được tốt hơn./.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Gronquist R, Juvelius M, Heikkila T, năm 1993
[2]. Bế Minh Châu, Xác định những nhân tố khí tượng chủ yếu ảnh hưởng tới độ
ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng Thông nhựa bằng phương pháp hế số đường
ảnh hưởng tại Nam Đàn – Nghệ An, năm 2001
[3]. Phó Đức Đỉnh, Thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng Thông non 2
tuổi ở Đà Lạt, năm 1993.
[4]. Phan Thanh Ngọ, Nghiên cứu một số giải pháp PCCCR cho rừng Thông ba
lá và rừng Tràm ở Việt Nam, năm 1996
[5]. GS.TSKH.Trương Quang Học. Phát triển bền vững,chiến lược phát triển
toàn cầu thế kỷ XXI, trung tâm nghiên cứ Tài nguyên và Môi trường Đại học
Quốc gia Hà Nội
[6]. Phạm Ngọc Hưng, năm 2001.
[7]. Baoquocte.vn – Thế giới và Việt Nam
[8]. Bách khoa toàn thư, Victoria bị lửa bao vây, ngày 7 tháng 2 năm 2009
[9]. Cẩm nang Lâm Nghiệp – Chương: Phòng cháy và chữa cháy rừng, năm
2014
[10]. Dân số, tài nguyên và môi trường, năm 2008
[11]. Phòng kế hoạch kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, năm 2017
[12]. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chiến lược phát triển Lâm Nghiệp
Việt Nam 2006-2020
54
Phụ lục 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TÁC PCCCR
Biển cấp dự báo cháy rừng
Chòi canh lửa Lâm trường Biển cấm
55
Công tác xử lý thực bì trước mùa khô
Biển cấm lửa Đường băng cản lửa
56
Phụ lục 2
Bảng 1: BIỂU THỐNG KÊ ĐỊA DANH, DIỆN TÍCH GIAO KHÓA QUẢN
LÝ BVR CỤ THỂ CHO CÁC PHÂN TRƯỜNG, TRẠM , ĐỘI CƠ ĐỘNG
TT Đơn vị
Tiểu
khu
Khoảnh
Diện
tích
Hiện trạng
1
Phân
trường 1
441 31A, 31B 360,173 Cao su, thông, keo
442 22 62,79 Keo, thông
455 32 198,36 Thông, keo
443 51 121,22 Rừng tự nhiên, Đất trống
2
Phân
trường 2
441 31B, 36 117,266 Thông, keo, cao su
455 32, 53, 42 357,35 Thông, keo, cao su
454 1, 2 640,4 Thông, keo, cao su
443 51 116,48 Keo
3
Phân
trường 3
491 1,2, 3, 4 504,11 Keo
494 1,2,3,4,5,6,7 549,23 Keo
460 1,2,3 389,04 Thông, keo
4
Tổ cơ
động
453 1,2,3 368,217 Keo, rừng tự nhiên
452 661,87 Keo, rừng tự nhiên
463 668,22 Keo, rừng tự nhiên
464 1.026,91 Rừng tự nhiên
5
Trạm
Bang
489 1,2 16,727 Keo
461 1,2 192,41 Keo
462 1,2 167,26 Keo
453 1,2,3 486,959 Keo, nhựa thông
452 151,4 Keo, rừng tự nhiên
Tổng cộng 7556,45
57
Bảng 2: Danh sách tổ chữa cháy chi nhánh Lâm Trường Kiến Giang năm
2017
Tổ Họ tên Chức vụ
Văn phòng
Nguyễn Hữu Tám Tổ trưởng
Nguyễn Ngọc Vương Tổ phó
Nguyễn Ngọc Dương Tổ viên
Nguyễn Văn Xuân Tổ viên
Trần Thị Thu Hiền Tổ viên
Lê Thị Thảo Tổ viên
Ngô Thị Thu Hiền Tổ viên
Lê Thị Nga Tổ viên
Ngô Thị Hà Tổ viên
Nguyễn Thị Yến Tổ viên
Châu Ngọc Thạch Tổ viên
Tổ cơ động bảo
vệ rừng
Nguyễn Văn Xuân Tổ trưởng
Nguyễn Hải Đăng Tổ phó
Nguyễn Quang Tuấn Tổ viên
Trần Văn Hải Tổ viên
Lê Thuận Đông Tổ viên
Phạm Văn Quân Tổ viên
Nguyễn Hữu Phú Tổ viên
Phân trường I
Hoàng Ánh Tư Tổ trưởng
Phạm Xuân Cảnh Tổ phó
Ngô Hữu Thành Tổ viên
Võ Lê Duẩn Tổ viên
Nguyễn Văn Quân Tổ viên
Lê Thị Thu Hiền Tổ viên
58
Trần Thị Duyên Tổ viên
Phân trường I
Trương Văn Bổn Tổ viên
Nguyễn Văn Trực Tổ viên
Đinh Thanh Khởi Tổ viên
Nguyễn Thanh Thanh Nhàn Tổ viên
Nguyễn Hữu Quốc Tổ viên
Hoàng Văn Viếng Tổ viên
Nguyễn Văn Thụ Tổ viên
Nguyễn Thị Nhàn Tổ viên
Nguyễn Thị Nhàn Tổ viên
Đoàn Thị Huyền Tổ viên
Ngô Thị Thu Tổ viên
Ngô Thị Lan Tổ viên
Phạm Xuân Song Tổ viên
Phạm Hữu Thắng Tổ viên
Nguyễn Cảnh Tổ viên
Phân trường II
Nguyễn Đức Thuần Tổ trưởng
Đặng Thị Ngọc Mai Tổ phó
Phạm Ngọc Hoàn Tổ viên
Nguyễn Văn Hùng Tổ viên
Võ Sỹ Hoàn Tổ viên
Trần Công Gòn Tổ viên
Nguyễn Thị Hồng Tổ viên
Nguyễn Việt Thắng Tổ viên
Mai Văn Quyền Tổ viên
Hà Xuân Tiền Tổ viên
Võ Đức Tuấn Tổ viên
59
Trương Văn Dưỡng Tổ viên
Phân trường II
Hoàng Văn Quốc Tổ viên
Trần Xuân Hoài Tổ viên
Lê Văn Chung Tổ viên
Lê Viết Quynh Tổ viên
Trương Văn Duy Tổ viên
Nguyễn Văn Phú Tổ viên
Nguyễn Văn Nhân Tổ viên
Hoàng Văn Quảng Tổ viên
Đinh Mậu Dịu Tổ viên
Trần Đăng Sơn Tổ viên
Phân Trường
III
Võ Văn Trường Tổ trưởng
Trần Trung Thành Tổ phó
Đỗ Thị Ngọc Tổ viên
Đinh thị Thơm Tổ viên
Tổng 67 người
60
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho các hộ gia đình)
Tên chủ hộ gia đình được phỏng vấn:..
Tuổi:Địa chỉ:.
Nghề nghiệp:.........................................................................................................
Ngày phỏng vấn:
NỘI DUNG PHỎNG VẤN:
* Câu 1: Ông ( Bà ) có được giao đất rừng không,?
a. Có b. Không
Nếu có, giao bằng hình thức sở hữu đất gì?
a. Khoán bảo vệ.
b. Sổ đỏ.
c. Sổ xanh.
d. Khác
* Câu 2: Ông(Bà) được giao quản lý bao nhiêu ha rừng?.....................................
Trong vòng bao nhiêu năm?...........................................................
* Câu 3: Ông (Bà) được giao quản lý loại rừng gì?
a. Rừng thông b. Rừng keo c. Rừng Cao Su d. Rừng khác
* Câu 4: Ông (Bà) có thường xuyên vào rừng hay không?
a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Không thường xuyên
* Câu 5: Thành phần các loại cây trong rừng hiện nay và trước đây có thay đổi
không?
A. Có B. Không
61
Nếu có thì như thế nào:
Trước đây Hiện tại
* Câu 6: Ông( bà ) đã làm những gì đễ bảo vệ rừng, PCCCR:
* Câu 7: Ông (Bà) có tham gia buổi tập huấn, chỉ đạo về bảo vệ, phát triển và
PCCCR hay không?
a. Có b. Không c. Ít
* Câu 8: Ông ( Bà ) được sự hỗ trợ của tổ chức bảo vệ rừng trên địa bàn không?
a. Có b. Không c. Ít
* Câu 9: Hàng năm gia đình ta có nhận được nguồn kinh phí nào của nhà nước
đầu tư vào cho việc phát triển kinh tế của gia đình hay không ?
+ Bằng tiền
+ Bằng giống cây trồng
+ Bằng giống vật nuôi
* Câu 10: Ông (Bà) có tham gia phòng chống cháy rừng khi xãy ra cháy rừng
không?
a. Có b. Không
* Câu 11: Những hoạt động có thu nhập từ rừng của Ông ( Bà ) là gì?
Khai thác nhựa, mũ
Khai thác gỗ.
Khai thác mật ong.
Đánh bắt động vật.
Khác.
62
Các sản phẩm mà Ông ( Bà ) khai thác được sử dụng như thế nào?
a. Tiêu dùng trong gia đình.
b. Bán ở chợ địa phương.
c. Bán cho doanh nghiệp.
* Câu 12: Ông (Bà) có tham gia công tác tuần tra trong các đội tuần tra của địa
phương không?
a. Có b. Không
* Câu 13: Ông (Bà) có kịp thời phát hiện và báo cáo các vụ vi phạm về PCCCR
hay không?
a. Có b. Không
* Câu 14: Những khó khăn mà gia đình đang gặp phải trong quá trình làm công
nhân ở Lâm trường là gì?
* Câu 15: Nguyện vọng của Ông (Bà) trong công tác PCCCR rừng hiện nay
như thế nào?
63
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho cán bộ, tổ chức BVR)
Họ tên người được phỏng vấn:........
Chức vụ:.Địa chỉ:
Ngày phỏng vấn:
Nội dung phỏng vấn:
* Câu 1: Ông( Bà ) có vai trò, nhiệm vụ như thế nào trong công tác PCCCR:
.
.
* Câu 2: Ông ( Bà ) cho biết những hành vi vi phạm trong những năm qua về
PCCCR:
.
.
.
Số vụ vi phạm đó thay đổi như thế nào:
a. Tăng dần.
b. Giảm dần.
c. Không thay đổi.
Mức độ nghiêm trọng đó như thế nào:
a. ít nghiêm trọng.
b. Rất nghiêm trọng.
c. Đặc biệt nghiêm trọng.
* Câu 3: Ông ( Bà ) cho biết số vụ cháy rừng xãy ra trên địa bàn trong giai đoạn
2014 - 2016?
.
.
.
64
* Câu 4: Loại rừng nào bị cháy?
a. Rừng sản xuất b. Rừng phòng hộ c. Rừng đặc dụng
* Câu 5: Cách thức tổ chức PCCCR như thế nào? (Về phương tiện dụng cụ
chữa cháy, tổ chức lực lượng chữa cháy)
.
.
.
* Câu 6: Trong quá trình PCCCR rừng tại Lâm trường Ông ( Bà ) gặp phải
những khó khăn, thuận lợi gì?
.
.
.
* Câu 7: Việc tổ chức tuần tra PCCCR được tiến hành như thế nào?
a. 24/24 giờ b. Vài ngày một lần c. Một tuần một lần
d. Khác
* Câu 8: Ai làm công tác tuần tra, bảo vệ PCCCR?
a. Kiểm lâm viên b. Lực lượng BVR c. Khác
* Câu 9: Ông ( Bà) đã làm những gì đễ hạn chế cháy rừng:
.
.
.
* Câu 10: Ông ( Bà ) có được tập huấn kỹ năng hay kiến thức về phòng cháy
chữa cháy rừng không?
a. Có b. Không c. Ít
* Câu 11: Ông ( Bà ) cho biết có sự phối kết hợp trong quản lý bảo vệ rừng và
PCCCR nào không?
a. Có b. Không c. Ít
* Câu 12: Ông ( Bà ) có đề xuất kiến nghị gì về chính sách, tài chính gì:
.
.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tim_hieu_hien_trang_va_hieu_qua_cac_cong_trinh_pho.pdf