Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn con giống

2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu nhiều hơn về các loại thức công nghiệp khác nhau ở giai đoạn giống để tìm ra thức ăn phù hợp nhất trong mỗi thời điểm giai đoạn ương giống cá bớp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Cần có những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá bống bớp giai đoạn giống để nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá. - Cần tiếp tục nghiên cứu nhiều lần về ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ ở giai đoạn giống cá bống bớp vào các thời điểm trong năm để có những khuyến cáo cho người dân.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn con giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) GIAI ĐOẠN CON GIỐNG EFFECTS OF SALINITY, FOOD AND DENSITY ON GROWTH AND SURVIVAL RATE OF SLEEPER (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) AT THE JUVENILES STAGE Đỗ Mạnh Dũng1, Ngô Anh Tuấn2 Ngày nhận bài: 17/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 02/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon (protein 19,2%; lipit 0,74%; khoáng 1,51%), phân bố chủ yếu ở vùng nước lợ ven biển Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp ở giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 45 ngày ương ở độ mặn 7‰, sử dụng thức ăn CT3 (tỷ lệ phối trộn 60%CN+40%T) và mật độ ương 90con/m3 cho kết quả tốt nhất. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài tương ứng 7,42 ± 0,08cm; khối lượng đạt 4,45 ± 0,09g; tỷ lệ sống 80,6%, và FCR = 4,6. Từ khóa: Cá bống bớp, Bostrichthys sinensis, độ mặn, thức ăn, mật độ, sinh trưởng, tỷ lệ sống ABSTRACT The sleeper (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) is a high nutrion value fi sh (protein: 19,2%; lipit: 0,74%; mineral substance: 1,51%), maily distributed in the brackish water area along coastal of Viet Nam. This paper present a investigated result on effects of salinity, food and density on growth rate and survival rate of sleeper at the juveniles stage. The results showed that, the growth rate and survival rate of sleeper juveniles were highest after 45 days of rearing in salinity of 7‰, using CT3 as food (mixing rate: 60% of artifi cial food + 40% of dried tiny shrimp) and density of 90 individuals/m3. The growth rate was 7,42 ± 0,08cm in length and 4,45 ± 0,09g in weight. The survival rate was 80.6% and FCR was 4.6. Keywords: Sleeper, Bostrichthys sinensis, salinity, food, density, growth, survival rate 1 Đỗ Mạnh Dũng: Lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Ngô Anh Tuấn: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) là một trong những loài cá có giá trị dinh dưỡng cao do thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Đây là loài cá có phân bố chính ở các vùng cửa sông, rừng ngập mặn dọc ven biển từ Quảng Ninh tới Quảng Bình và một số tỉnh miền tây Nam bộ nước ta. Năm 1998, cá bống bớp đã được xác định là đối tượng nuôi triển vọng tại các tỉnh ven biển Việt Nam. Đến năm 2006, sau khi nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công thì nghề nuôi cá bớp thương phẩm đã phát triển mạng và trở thành nghề nuôi mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân các tỉnh ven biển miền Bắc như: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa... (Trần Văn Đan, Từ Minh Hà, 1998). Tính riêng tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, năm 2006, diện tích nuôi cá bống bớp chỉ khoảng 95ha với sản lượng đạt 325 tấn; nhưng đến năm 2009, diện tích nuôi tăng lên 150ha, sản lượng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đạt 510 tấn (Trần Văn Đan, 2002). Tuy nhiên, ở các địa phương trên, cá chỉ được nuôi ở vùng nước lợ, độ mặn từ 10-20‰, nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là tép moi tươi và khô. Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng nhiễm mặn (các vùng nước ngọt bị nhiễm mặn dưới 10‰) ngày một tăng đã tạo nên nhiều vùng sinh thái mới. Do đó, để đưa đối tượng cá bống bớp đến nuôi tại các vùng sinh thái mới này thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp giai đoạn giống nhằm xây dựng qui trình kỹ thuật, góp phần phát triển nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) giai đoạn giống (3,5 - 4,0cm). - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2012. - Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thủy sản Thiên Phú (thôn Tây Bình - xã Hải Triều - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định). 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp ở giai đoạn cá giống. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn giống Thí nghiệm được bố trí trong 5 thang độ mặn: 3‰, 5‰, 7‰, 9‰ và 11‰. Cá được ương với mật độ: 100con/m3, thức ăn sử dụng là tép moi khô (Acetes japonicus) với tỷ lệ cho ăn là 5% khối lượng thân, nhiệt độ: 26,5oC - 31,5oC, pH: 6,7 - 8,5, hàm lượng DO: 4,0mg/l - 6,0mg/l. Các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 03 lần, thời gian thí nghiệm là 45 ngày. 3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn giống. Thí nghiệm sử dụng thức ăn công nghiệp (TACN) (Cargill aquaxcel 7414, độ đạm ≥ 40%) và tép moi khô (T) gồm 05 nghiệm thức với tỷ lệ phối trộn khác nhau: 20% TACN + 80% T (CT1), 40% TACN + 60% T (CT2), 60% TACN + 40% T (CT3), 80% TACN + 20% T (CT4) và 100% TACN (CT5). Cá được nuôi ở mật độ: 100con/m3, độ mặn 7‰ (kết quả của thí nghiệm trong mục 2.2.1.1), nhiệt độ: 26,5oC - 31,5oC, pH: 6,7 - 8,5, hàm lượng DO: 4,0mg/l – 6,0mg/l. Các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 03 lần, thời gian thí nghiệm là 45 ngày. 3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bớp giai đoạn giống Thí nghiệm được bố trí ở 5 mật độ ương khác nhau: 70con/m3, 90con/m3, 110con/m3 130con/m3 và 150con/m3. Cá được ương ở độ mặn 7‰ và sử dụng thức ăn CT3 (kết quả của thí nghiệm trong mục 3.1.1 và 3.1.2), nhiệt độ: 26,5oC - 31,5oC, pH: 6,7 - 8,5, hàm lượng DO: 4,0mg/l – 6,0mg/l. Các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 03 lần, thời gian thí nghiệm là 45 ngày. 3.2. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu - Phương pháp thu thập số liệu: đo chiều dài L(cm) và cân khối lượng W(g) của cá bống bớp định kỳ 15 ngày/lần, các thí nghiệm được bố trí trong bể xi măng 4m3. - Các chỉ tiêu đánh giá: tốc độ sinh trưởng tương đối về chiều dài (SGRL, %/ngày), tốc độ sinh trưởng tương đối về khối lượng (SGRW, %/ngày), tỷ lệ sống (%), hệ số thức ăn (FCR). - Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel, số liệu trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB) ± Độ lệch chuẩn (SD). Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố One way Anova được sử dụng để đánh giá sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiêm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn giống Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn cá giống được trình bày ở bảng 1. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 Bảng 1 cho thấy tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp đều tăng tỷ lệ thuận với sự tăng lên của độ mặn và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo đó, sau 45 ngày ương, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của cá là cao nhất (1,7%/ngày và 4,26%/ngày) ở nghiệm thức độ mặn 11‰, tỷ lệ sống của cá đạt giá trị cao nhất là 77,3% ở độ mặn 9‰, thấp nhất là 53,6% ở độ mặn 3‰, trong khi đó, hệ số FCR đạt giá trị cao nhất là 7,0 ở nghiệm thức 11‰ và thấp nhất là 6,4 ở nghiệm thức 3‰ và 5‰. Bảng 1. Ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống (TLS) và hệ số thức ăn (FCR) cá bống bớp giai đoạn giống Chỉ tiêu theo dõi Độ mặn (‰) 3 5 7 9 11 Lban đầu (cm) 3,70 ± 0,04 3,75 ± 0,03 3,87 ± 0,04 3,69 ± 0,04 3,69 ± 0,05 Lsau 45 ngày (cm) 6,18 ± 0,06 a 6,82 ± 0,05a 7,86 ± 0,06b 7,86 ± 0,06b 7,96 ± 0,06b SGRL1-45 (%/ngày) 1,14 ± 0,04 a 1,33 ± 0,14a 1,57 ± 0,09b 1,66 ± 0,25b 1,70 ± 0,24b W ban đầu (g) 0,74 ± 0,02 0,77 ± 0,02 0,87 ± 0,03 0,75 ± 0,02 0,74 ± 0,02 Wsau 45 ngày (g) 2,98 ± 0,06 a 3,65 ± 0,08a 4,96 ± 0,07b 4,95 ± 0,09b 5,06 ± 0,09b SGRW1-45 (%/ngày) 3,09 ± 0,22 a 3,46 ± 0,19a 3,87 ± 0,3b 4,19 ± 0,58b 4,26 ± 0,63b TLS (%) 53,6 ± 5,15a 62,1 ± 7,42a 76,8 ± 2,8b 77,3 ±4 ,94b 76,8 ± 3,72b FCR 6,4 ± 0,05a 6,4 ± 0,18a 6,8 ± 0,16b 6,8 ± 0,09b 7,0 ± 0,1b (Chữ cái cùng hàng có số mũ khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p <0,05) Hình 1. Ảnh hưởng của độ mặn tới Hình 2. Ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng chiều dài cá bống bớp giai đoạn giống sinh trưởng khối lượng cá bống bớp giai đoạn giống Sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tốc độ sinh trưởng chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và FCR của cá bống bớp chỉ ghi nhận được khi so sánh cá ương ở các nghiệm thức độ mặn 3‰ và 5‰ so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ tiêu này khi so sánh kết quả ương cá giữa độ mặn 3‰ với 5‰. Tương tự, cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh các kết quả giữa các nghiệm thức 7‰, 9‰ và 11‰ (p>0,05). Để đưa cá bống bớp về nuôi ở các vùng sinh thái mới có độ mặn dưới 10‰ làm cơ sở để phát triển nghề ương giống và nuôi thương phẩm thì độ mặn 7‰ được chọn là độ mặn thích hợp nhất trong các thí nghiệm tiếp theo. 2. Ảnh hưởng của công thức thức ăn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn giống Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của công thức thức ăn tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp được trình bày ở bảng 2 và hình 3, hình 4. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả phân tích Anova cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau. Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá là cao nhất (1,56%/ngày và 4,03%/ngày) ở nghiệm thức CT3, tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất là 72,3% ở nghiệm thức CT1, thấp nhất là 60,4 (%) ở nghiệm thức CT5, trong khi đó, hệ số FCR đạt giá trị cao nhất là 6,0 ở nghiệm thức CT1 và thấp nhất là 3,0 ở nghiệm thức CT5. Bảng 2. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn tới săng trưởng, tỷ lệ sống (TLS) và hệ số thức ăn (FCR) của cá bống bớp giai đoạn giống Chỉ tiêu theo dõi Các công thức thức ăn CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 L ban đầu (cm) 3,77 ± 0,03 3,75 ± 0,04 3,71 ± 0,03 3,74 ± 0,04 3,71 ± 0,04 L sau 45 ngày (cm) 7,51 ± 0,09 a 7,42 ± 0,07a 7,48 ± 0,08a 6,53 ± 0,07b 6,01 ± 0,06b SGRL1-45 (%/ngày) 1,53 ± 0,13 a 1,52 ± 0,12a 1,56 ± 0,09a 1,24 ± 0,11b 1,07 ± 0,11b W ban đầu (g) 0,754 ± 0,02 0,765 ± 0,02 0,737 ± 0,02 0,755 ± 0,02 0,742 ± 0,02 W sau 45 ngày (g) 4,552 ± 0,10 a 4,442 ± 0,08a 4,525 ± 0,09a 3,400 ± 0,08b 2,831 ± 0,06b SGRW1-45 (%/ngày) 3,99 ± 0,33 a 3,91 ± 0,17a 4,03 ± 0,2a 3,35 ± 0,46b 2,98 ± 0,3b TLS (%) 72,3 ± 2,65a 71,6 ± 1,5a 70,8 ± 1,03a 62,3 ± 2,47b 60,4 ± 3,18b FCR 6,0 ± 0,11a 5,6 ± 0,34a 4,6 ± 0,15a 3,9 ± 0,1b 3,0 ± 0,37b (Chữ cái cùng hàng có số mũ khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05) Hình 3. Ảnh hưởng của thức ăn tới Hình 4. Ảnh hưởng của thức ăn tới tăng tăng trưởng chiều dài cá bống bớp giai đoạn giống tăng trưởng khối lượng cá bống bớp giai đoạn giống Trong khi đó, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi so sánh các chỉ tiêu này giữa các nghiệm thức thức ăn CT1, CT2, CT3. Tương tự, kết quả nghiên cứu của thí nghiêm sử dụng thức ăn CT4 cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức sử dụng thức ăn CT5 (p>0,05). Từ kết quả phân tích trên, công thức thức ăn CT3 được chọn để thực hiện thí nghiệm tiếp theo. 3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp giai đoạn giống Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá bống bớp được trình bày ở bảng 3, hình 5 và hình 6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105 Kết quả phân tích Anova cho thấy, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về sinh trưởng, và tỷ lệ sống của cá ương ở mật độ 70 con/m3 và 90 con/m3 so với cá ương ở mật độ 110 con/m3, 130 con/m3 và 150 con/m3 (p<0,05). Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy ở mật độ ương 90 con/m3 là mật độ ương giống phù hợp nhất trong 5 mật độ đưa vào thí nghiệm. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Sau 45 ương nuôi trong bể xi măng với độ mặn dao động từ 3‰ đến 11‰ đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp giai đoạn giống nhưng cá tăng trưởng và có tỷ lệ sống cao hơn khi được ương trong độ mặn cao (7‰ - 11‰) so với ương ở độ mặn thấp hơn (3‰ - 5‰). - Ương nuôi cá bống bớp giai đoạn giống ở độ mặn 7‰ với công thức phối trộn thức ăn CT3 (60%CN+40%T) cho kết quả tốt nhất với tốc độ sinh trưởng về chiều dài đạt 1,56±0,09 %/ngày, về khối lượng đạt 4,03±0,2 %/ngày, tỷ lệ sống là 70,8±1,03% và FCR = 4,6±0,15. - Cá bống bớp giống ương ở độ mặn 7‰, sử dụng thức ăn CT3 với mật độ ương 90 con/m3 cho kết quả tốt nhất. Tốc độ sinh trưởng về chiều Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng, tỷ lệ sống (TLS) và hệ số thức ăn (FCR) của cá bống bớp giai đoạn giống Chỉ tiêu theo dõi Các mật độ (con/m3) 70 90 110 130 150 Lban đầu (cm) 3,71 ± 0,03 3,71 ± 0,04 3,77 ± 0,03 3,72 ± 0,03 3,74 ± 0,04 Lsau 45 ngày (cm) 7,62 ± 0,08 a 7,42 ± 0,08a 7,41 ± 0,07a 6,86 ± 0,10b 6,60 ± 0,14b SGRL1-45 (%/ngày) 1,60 ± 0,21 a 1,54 ± 0,27a 1,50 ± 0,13a 1,36 ± 0,03b 1,27 ± 0,09b W ban đầu (g) 0,74 ± 0,02 0,74 ± 0,02 0,75 ± 0,02 0,74 ± 0,02 0,75 ± 0,02 W sau 45 ngày (g) 4,61 ± 0,12 a 4,45 ± 0,08a 4,44 ± 0,08a 3,80 ± 0,11b 3,51 ± 0,15b SGRW1-45 (%/ngày) 4,07 ± 0,24 a 4,00 ± 0,11a 3,94 ± 0,08a 3,65 ± 0,15b 3,42 ± 0,06b TLS (%) 83,5 ± 2,60a 80,6 ± 5,57a 70,4 ± 3,12b 65,5 ± 8,55b 63,5 ± 6,12b FCR 4,6 ± 0,07a 4,6 ± 0,12a 4,6 ± 0,08a 4,6 ± 0,21a 4,7 ± 0,11a (Chữ cái cùng hàng có số mũ khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa p <0,05) Qua bảng 3, ta thấy các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài (1,6%/ngày), khối lượng (4,07%/ngày) và tỷ lệ sống (83,5%) của cá bống bớp đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức MĐ1 (70 con/m3) sau 45 ngày ương. Trong khi đó, không có sự sai khác thống kê về hệ số FCR giữa các nghiệm thức thí nghiệm (p>0,05).. Hình 5. Ảnh hưởng của mật độ ương tới Hình 6. Ảnh hưởng của mật độ ương tới sinh trưởng chiều dài cá bống bớp giai đoạn giống sinh trưởng khối lượng cá bống bớp giai đoạn giống Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 106 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG dài tương ứng 1,54±0,27%/ngày; khối lượng đạt 4,00±0,11 %/ngày và tỷ lệ sống 80,6±5,57%. 2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu nhiều hơn về các loại thức công nghiệp khác nhau ở giai đoạn giống để tìm ra thức ăn phù hợp nhất trong mỗi thời điểm giai đoạn ương giống cá bớp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Cần có những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá bống bớp giai đoạn giống để nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá. - Cần tiếp tục nghiên cứu nhiều lần về ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn và mật độ ở giai đoạn giống cá bống bớp vào các thời điểm trong năm để có những khuyến cáo cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Văn Đan, Từ Minh Hà, 1998. Kết quả bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng thức ăn tổng hợp của cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801). Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học toàn quốc về NTTS ngày 29-30 tháng 9 năm 1998, 260-262. 2. Trần Văn Đan, Đỗ Hoàn Hiệp, 1998. Nghiên cứu sự phát triển của phôi cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) vùng nước lợ Đồ Sơn-Hải Phòng. Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo Khoa học toàn quốc về NTTS ngày 29-30 tháng 9 năm 1998. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 229-236. 3. Trần Văn Đan, 2002. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) ở ven biển miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Hải sản. Tiếng Anh 4. Wanshu Hong, Shixi Chen, Qiyong Zhang and Weiyun Zheng (2006), Sex organ extracts and artifi cial hormonal compounds as sex pheromones to attract broodfi sh and to induce spawning of Chinese black sleeper (Bostrichthys sinensis Lacépède), Aquaculture Research, Volume 37 Issue 5, 529-534. 5. Wanshu Hong, Shixi Chen, Weiyun Zheng, Ying Xiao, Qiyong Zhang (2006), Hermaphroditism in Cultured Chinese Black Sleeper (Bostrichthys sinensis Lacépède ). Journal of the World Aquaculture Society, Volume 37, Number 4, December 2006, 363-369.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_do_man_thuc_an_va_mat_do_uong_den_s.pdf
Tài liệu liên quan