5.1. Kết luận
Công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác tuần tra, kiểm
soát và quản lý lâm sản nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; chính quyền
địa phương các cấp đã chủ động xây dựng phương án bảo vệ rừng; vai trò, trách
nhiệm của các đơn vị chủ rừng ngày càng nâng cao; các hoạt động tuần tra, kiểm
tra rừng đã được tăng cường và có sự phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương, các cơ quan chức năng; các hành vi mua, bán, vận chuyển, cất giữ,
KDLS trái pháp luật trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới đã giảm hẳn so với năm
trước, không có điểm nóng xảy ra. Thông qua công tác tuyên truyền từ đó đã
làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, tạo được phong trào toàn dân tham gia
bảo vệ rừng; hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm hại tài nguyên rừng.
Lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu kịp thời cho Cấp ủy chính quyền địa
phương các cấp về các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; cán
bộ Kiểm lâm đã bám địa bàn xã được phân công thực hiện quản lý rừng “tận
gốc“. Các vụ khai thác rừng trái phép, đặc biệt là đối với gỗ quý hiếm phần lớn
đã được Kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
53 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Đồng Hới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình có tổng diện tích rừng và đất rừng khá lớn (621.056 ha) chiếm
77% diện tích tự nhiên và đứng đầu cả nước về độ che phủ rừng. Ðể bảo vệ tốt
nguồn tài nguyên rừng, những năm qua bên cạnh các hình thức truyền thống,
tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng.
Bản Cổ Tràng thuộc xã biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có 67 hộ
với 280 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Từ bao đời nay, bà
con sống chủ yếu dựa vào rừng, chặt, đốt, cốt, trỉa. Mặc dù một số hộ đã biết
trồng lúa nước và phát triển kinh tế nhưng về cơ bản đời sống của người dân vẫn
23
rất khó khăn. Ðược sự hỗ trợ của Ban quản lý Dự án khu vực Phong Nha – Kẻ
Bàng, bà con ở bản Cổ Tràng được UBND huyện Quảng Ninh cấp gần 210 ha
rừng tự nhiên có trữ lượng gần 33 nghìn m3 gỗ để quản lý, bảo vệ theo mô hình
rừng cộng đồng. Bản Cổ Tràng thành lập ban quản lý rừng cộng đồng gồm bảy
thành viên do trưởng bản làm trưởng ban, có nhiệm vụ cùng với các đoàn thể
tuyên truyền, vận động dân bản không chặt phá rừng trái phép. Số tiền bảo vệ
rừng 200 nghìn đồng/ha (hỗ trợ trong sáu năm liền) được dự án gửi vào một tài
khoản ngân hàng để ban quản lý rừng cộng đồng bản chi trả cho hoạt động bảo
vệ rừng. Mỗi chuyến tuần tra rừng, mỗi thành viên được trả 100-200 nghìn
đồng. Anh Hồ Văn Giáo nói: “Ðược Nhà nước giao rừng cộng đồng, dân bản
phấn khởi lắm. Bà con Vân Kiều chúng tôi vận động nhau không phá rừng làm
nương rẫy và không cho người lạ vào rừng khai thác bừa bãi Cứ mỗi tháng
tham gia tuần tra bảo vệ rừng, mình được trả lương gần hai triệu đồng để mua
lương thực, thực phẩm cho gia đình”.
Sau hai năm giao rừng cho cộng đồng bản Cổ Tràng, khu vực rừng này
không xảy ra nạn khai thác gỗ, săn bắt động vật trái phép như trước. Chủ tịch
UBND xã Trường Sơn Nguyễn Văn Sỹ cho biết: “Việc giao rừng theo mô hình
cộng đồng cho bản Cổ Tràng giúp cho người dân trong bản có kế sinh nhai lâu
dài. Mặt khác, dân bản quản lý rừng ngay tại nơi mình cư trú nên rất dễ phát
hiện lâm tặc cùng với chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn tạo thành ba
lực lượng bảo vệ rừng hiệu quả”.
Bí thư chi bộ bản Phú Minh kiêm Phó trưởng ban bảo vệ rừng của bản
Ðinh Tiến Hùng nói: “Bà con ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh
Hóa được giao quản lý, bảo vệ 804 ha rừng khu vực đèo Ðá Ðẽo. Khu rừng này
có nhiều gỗ quý nên lâm tặc hay đến khai thác. Có lần, tôi cùng các thành viên
trong ban bảo vệ rừng đi tuần tra thì phát hiện một nhóm lâm tặc đang chặt gỗ.
Số lượng lâm tặc khá đông, thái độ hung hăng nên tôi gọi thêm dân bản và chính
quyền địa phương đến ngăn chặn. Nhờ cách giải thích “mềm dẻo”, có lý có tình
nên nhóm lâm tặc phải rút lui. Từ đó, không còn đối tượng nào ngoài bản vào
rừng cộng đồng của chúng tôi phá nữa”.Giám đốc Ban quản lý Dự án khu vực
Phong Nha – Kẻ Bàng Nguyễn Trung Thực cho biết, nằm trong khuôn khổ
chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh Quảng Bình và Ngân hàng Tái thiết Ðức
(KFW), từ năm 2012 đến 2017, Quảng Bình giao khoảng 12 nghìn ha rừng ở
khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cho cộng đồng dân cư
tại 13 xã. Từ năm 2012 đến nay đã giao hơn 5.200 ha rừng cho cộng đồng dân
cư ở các huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh. Phấn đấu đến năm 2015,
24
tỉnh Quảng Bình giao hết toàn bộ diện tích rừng mà tỉnh đã ký cam kết cho cộng
đồng quản lý, bảo vệ.
Cùng với nguồn thu nhập hằng tháng từ công việc bảo vệ rừng, người dân
tại các thôn, bản nhận quản lý, bảo vệ rừng được khai thác gỗ và các loại lâm
sản khác dùng vào mục đích làm nhà và các vật dụng gia đình, với sự đồng ý
của Ban quản lý và phải khai thác đúng kỹ thuật, không được ảnh hưởng đến
những cây chung quanh. Về lâu dài, cộng đồng được giao rừng có quyền lợi
được tận dụng và hưởng lợi nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng, nuôi
động vật rừng, thu phí từ hoạt động tham quan du lịch, dịch vụ nghiên cứu khoa
học Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là đời sống của người dân ở những khu vực
được giao rừng còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, khả năng sử dụng nguồn tài
chính để duy trì đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa cao. Mặt khác, năng
lực quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng không dễ tạo lập ngay được mà phải có
thời gian, do vậy việc hỗ trợ, giám sát thường xuyên của chính quyền địa
phương và lực lượng kiểm lâm là rất cần thiết.
25
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
- Nắm bắt được thực trạng trong công tác quản lý bảo vệ lâm sản trên địa
bàn Thành Phố Đồng Hới nhằm đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ Lâm sản
trên địa bàn một cách hiệu quả. Đồng thời tìm hiểu công tác quản lý lâm sản của
Hạt Kiểm Lâm TP- Đồng Hới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Thực trạng quản lý, khai thác sử dụng lâm sản tại thành phố Đồng Hới
3.2.3. Các loài động vật hoang dã được gây nuôi, thuần dưỡng trên địa bàn
Thành Phố Đồng Hới
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của các chủ trang trại trong hoạt động
gây nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý lâm sản một cách hiệu quả.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liêu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các hồ sơ, tài liệu liên quan đến địa
điểm nghiên cứu.
- Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý lâm sản được thu thập từ cơ
quan chức năng, người dân.
- Thông tin từ internet và các tài liệu tại Hạt Kiểm Lâm TP- Đồng hới
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) được sử dụng
- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi .
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
- Số liệu thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội
dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin và số liệu thu thập từ phỏng vấn được chọn lọc, kiểm tra, xử lý
và phân tích nhằm phục vụ cho việc giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu.
26
- Số liệu đo đếm ngoài hiện trường xử lý theo hình thức thống kê mô tả
dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.Vị trí địa lý
- Đồng Hới là Thành Phố của Tỉnh Quảng Bình, tổng diện tích tự nhiên của
Thành Phố là 15.570,56 ha (chiếm 1,93% diện tích toàn Tỉnh), gồm 10 phường
và 6 xã (Phòng thống kê Thành Phố Đồng Hới, 2013)
- Ranh giới hành chính:
Phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Bố Trạch
Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Quảng Ninh
Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 15,7km
Hình 4.1: Bản đồ hành chính Thành Phố Đồng Hới
4.1.1.2.Điều kiện địa hình
Nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình Thành Phố có đặc thù
nghiêng dần từ Tây sang Đông với đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồng bằng và
vùng cát ven biển, cụ thể chia thành các khu vực sau:
- Vùng gò đồi phía Tây: Chiếm 15% diện tích tự nhiên với các dãy đồi lượn
song vắt ngang từ Bắc xuống Nam tại khu vực phía Tây Thành Phố trên địa bàn
các xã phường Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Thuận Đức với độ cao trung bình 12-
15m, độ dốc trung bình 7-10%, thổ nhưỡng của vùng này có đặc điểm độ phì
thấp, đất đai nghèo chất dinh dưỡng tầng đất màu không dày chủ yếu thuận lợi
phát triển cây trồng lâm nghiệp cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.
28
- Vùng bán sơn địa xen kẻ đồng bằng chiếm 37%diện tích tự nhiên với cao
độ trung bình 5-10m (nơi cao nhất 18m và thấp nhất 2,5m) độ dốc trung bình 5-
10%. Đây là một vòng cung có dạng gò đồi thấp xen kẻ đồng bằng hẹp bao bọc
lấy khu vực đồng bằng kéo dài từ Bắc – Đông Bắc đến Tây Bắc - Tây Nam và
Nam – Đông Nam, phân bố dọc theo các phường xã Quang Phú, Lộc Ninh, Bắc
Lý, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, là vùng sản xuất lương thực
hoa màu đặc biệt là vùng đai rau xanh phục vụ cho Thành Phố.
- Vùng đồng bằng chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên thuộc khu vực
trung tâm trên địa bàn các phường Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải,
Đức Ninh, Nam Lí, Bắc Lý. Địa hình có dạng tương đối bằng phẳng , đồng
ruộng xen lẫn sông, hồ, kênh rạch, độ dốc nhỏ khoảng 0,2% cao độ trung bình 2-
4m, nơi thấp nhất là 0,5m, đây là nơi tập trung mật độ dân cư cao cùng với các
cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của Thành Phố, thuận lợi cho việc phát triển các
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng cát ven biển nằm ở phía Đông Thành Phố, chiếm khoảng 10% diện
tích tự nhiên, địa hình gồm các dải đồi cát nối liền chạy song song bờ biển, có
nhiều bãi ngang và cửa lạch, độ chia cắt nhỏ với cao độ trung bình 10m,thấp
nhất là 3m phân bố đều trên địa bàn Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, thuận lợi
cho phát triển thủy sản, du lịch biển và một số chương trình rau sạch.
4.1.1.3. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành Phố là 15.570 ha , trong đó diện tích
đã được khai thác sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp là
14.882,59 ha (chiếm 59,58%) đất chưa sử dụng còn lại 687,97ha (chiếm 4,42%).
Kết quả điều tra nghiên cứu về mặt thổ nhưỡng (không kể 877,88 ha đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng ) cho thấy đất đai của Thành Phố thuộc 5 nhóm
đất chính bao gồm:
- Nhóm đất xám: Có diện tích khoảng 9.060ha (chiếm 58.19% diện tích tự
nhiên toàn Thành Phố) phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ địa hình
thấp, bậc thềm bằng phẳng đến các vùng đồi ở hầu hết các xã phường nhưng tập
trung nhiều ở Thuận Đức, Đồng Sơn, Nam Lý, Bắc Lý, đất được hình thành và
phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như đá sa phiến, đá biến chất, đá cát, đá
granit có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, nghèo bazơ, độ giữ nước và hấp
thụ cation thấp đây là nhóm đất có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nhưng có
giá trị trong nông nghiệp vì phần lớn diện tích đất nằm ở địa hình bằng thoải,
thoáng khí thoát nước để canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng phát
triển của nhiều cây trồng cạn. Những nơi có địa hình cao thích hợp cho việc
29
trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại cây hoa màu, một số sử dụng
trồng rừng chống xói mòn, ngược lại nơi địa hình thấp có khả năng trồng lúa
hoặc luân canh lúa màu.
- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.795 ha (chiếm 11,53%) quỹ đất tự nhiên.
Phân bố tập trung ở Phú Hải, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Nghĩa Ninh, Nam lý,
Bắc Lý, Đồng phú, Lộc Ninh trên địa hình tương đối bằng phẳng, đất được hình
thành từ trầm tích sông suối lắng động vật liệu phù sa ở các cấp hạt khác nhau,
có thành phần cơ giới thịt nặng, phản ứng ít chua, tổng lượng cation kiềm trao
đổi dao động lớn, hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình khá, lân và kali
tổng số từ nghèo đến khá, hàm lượng dinh dưỡng dể tiêu ở mức độ nghèo. Hiện
nay hầu hết quỹ đất phù sa đã được khai thác đưa vào sử dụng để phát triển các
loại cây ăn quả cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm cung cấp
rau quả hằng ngày cho Thành Phố. Tuy nhiên trên đất phù sa diện tích trồng lúa
nước là phổ biến, hệ thống cây trồng chưa được đa dạng hóa và mức độ thâm
canh chưa cao nên năng suất cây trồng hiệu quả sử dụng đất còn thấp .
- Nhóm đất cát và cát biển: Có diện tích 2.858 ha chiếm 18,35% tổng diện
tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã phưỡng ven biển (Bảo Ninh, Hải
Thành, Quang Phú) được hình thành do quá trình tích tụ bồi lắng của các hệ
thống sông mang vật liệu phong hóa đá (phổ biến là granit) từ vùng núi phía tây
kết hợp với sự hoạt động của biển (quá trình bờ biển: gió, thủy triều) tạo nên các
cồn cát, động cát hay dải cát ven sông, ven biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ,
phản ứng ít chua hàm lượng mùn và đạm ở các tầng đều nghèo, lân, kali tổng số
và dể tiêu đều rất thấp, tổng lượng cation kiềm trao đổi nghèo dung tích hấp phụ
thấp. Hướng sử dụng chính của nhóm đất này là phát triển mô hình nông lâm
kết hợp, trồng các loại cây rau màu kết hợp các ban rừng phòng hộ, chống cát
bay di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh
hoạt của dân cư trong vùng. Đồng thời hướng quy hoạch sử dụng hiệu quả vùng
cát ven biển và phát triển đô thị, du lịch dịch vụ.
- Nhóm đất mặn: có diện tích khoảng 520ha, chiếm 3.34% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình thấp trũng ven biển giáp với các cửa sông ( sông Nhật
Lệ, Lệ Ký), tập trung ở phường Phú Hải, Hải Đình, Đức Ninh Đông, đất hình
thành từ các sản phẩm phù sa sông, biển, được lắng động trong môi trường nước
biển, có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, phản ứng chua vừa,hàm lượng các
chất dinh dưỡng thấp, phù hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và nuôi trồng
thủy sản nước mặn lợ.
- Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích 460 ha chiếm 2,95% diện tích tự
nhiên, phân bố rải rác ở vùng đồi phía Tây. Đất tầng mỏng được hình thành
30
trong điều kiện địa hình dốc, thảm thực vật che phủ đã bị chặt phá và hậu quả
của nhiều năm canh tác quãng canh không có biện pháp bảo vệ, phòng chóng
xói mòn nên đất bị rửa trôi, thoái hóa nghiêm trọng, tầng đất còn lại mịn và
mỏng(<30cm) kết cấu chặt cứng và nghèo dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng và
phát triển kém.
4.1.1.4. Khí hậu thủy văn
- Điều kiện khí hậu: Đồng Hới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại Dương. Tính chất khí hậu chuyển tiếp giữa
miền Bắc vào miền Nam , với đặc trung khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam
và có mùa đông lạnh ở miền Bắc với hai mùa rỏ rệt trong năm: mùa khô và mùa
mưa.
Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.300-4.000 mm, phân bố không đều
giữa các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm
75-80% tổng lượng mưa cả năm, liên quan nhiều đến áp thấp nhiệt đới, hoàn
lưu bảo và hoạt động của gió mùa Đông Bắc, nên thường gây ngập lụt trên diện
rộng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, lượng mưa ít, trùng với mùa
khô hanh nắng gắt, gắn với gió Tây Nam khô nóng, lương bốc hơi lớn gây nên
hiện tượng thời tiết cực đoan khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 (502-668mm), tháng có lượng
mưa thấp nhất là tháng 3,4(44-46mm).
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm khá cao từ 82-84% ngay trong
những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình tháng vẫn đạt trên 70%
( riêng những ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng, độ ẩm xuống thấp dưới
60%). Thời kì có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng mùa đông, khi
khối không khí cực đới lục địa ( gió mùa Đông Bắc) tràn về qua đường biển kết
hợp khối không khí nhiệt đới biển đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn
làm cho độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 87%.
Lượng bốc hơi bình quân trong năm khoảng 1.030-1.050 mm. Trong mùa
mưa, do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, nên lượng boocs hơi nhỏ
(chỉ chiếm 1/5 đến ½ so với lượng mưa). Vào mùa khô, do nhiệt độ không khí
cao, ẩm độ thấp, kết hợp với gió lớn nên cường độ bốc hơi thường lớn. Lượng
bốc hơi trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 7 cao hơn nhiều so với lượng mưa.
Gió bão: Hướng gió thịnh hành, có sự phân bố rõ theo mùa gồm gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) mang theo không khí lạnh và hơi ẩm
làm cho nền nhiệt giảm mạnh từ 4-6 0C, so với bình quân gây nên hiện tượng
mưa dầm trên diện rộng; gió mùa Đông Nam và đặc biệt là gió Tây Nam khô
31
nóng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 (khoảng 30 đến 40 ngày / năm, tập trung
chủ yếu trong tháng 7 với những đợt nắng nóng kéo dài tốc độ gió lớn đạt
20m/s, kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán,thời tiết vô cùng khắc nghiệt và có
nhiều biến động. Ngoài ra địa bàn thành phố nằm trong khu vực miền trung có
nhiều cơn bão đi qua, bình quần hằng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp 1-2 cơn
bão(thường từ tháng 7 đến tháng 11) gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống
nhân dân, nhất là khu vực trũng thấp,vùng ven biển.
4.1.1.5. Hệ thống sông suối thủy văn
Vùng thành phố thuộc khu vực sông Nhật Lệ, một trong 5 con sông chính
của tỉnh Quảng Bình. Sông Nhật Lệ do hai nhánh của hệ thống sông Đại Giang
và Kiến Giang hợp thành đổ ra Biển Đông qua giữa lòng Thành Phố tạo ra cảnh
quan môi trường đẹp. Ngoài ra còn có các sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ
ra sông Lệ Kì, sông Lệ Kì là một nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ và sông Cầu
Rào là những sông ngắn nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát
nước của Thành Phố.
Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành Phố có đặc điểm chung
là chiều dài ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy theo mùa rõ
rệt và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thủy triều
ở cửa sông. Trong mùa mưa, lượng nước chảy dồn từ các sườn núi xuống các
thung lung hẹp, tập trung về các con sông trên địa bàn, cùng với triều cường làm
nước sônglên rất nhanh gây lũ lụt và ngập lụt lớn trên diện rộng, ngược lại về
mùa khô, mực nước sông xuống thấp, dòng chảy nhỏ đã hạn chế phần nào đến
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ở các vùng đất thấp và hạ lưu các con sông
thường bị xâm nhập mặn khá sâu về phía thượng nguồn, ảnh hưởng xấu tới sản
xuất nông nghiệp.
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân tộc, dân số
Năm 2013 dân số toàn Thành Phố có 113.973 người chiếm 21% dân số cả
Tỉnh. Trong đó dân số thành thị có 78.568 người chiếm 68.93% dân số trong độ
tuổi lao động có 67.130 người (chiếm 58,90%) và tỉ lệ thăng dân số tự nhiên là
12,26%, nhìn chung dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính
phường, xã; mật độ bình quân là 719 người/km.
Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế phát triển kinh tế, hệ
thống hạ tầng cơ sở đồng bộ mật độ dân số thường cao.
Phường Đồng Mỹ: 4.652 người /km
32
Nam Lý: 3.504 người/km
Hải Đình: 2.607 người/km thấp nhất là Thuận Đức 80 người /km
Nghĩa Ninh: 271 người/km
4.1.2.2. Kinh tế
Trên đà phát triển chung của xã hội, những năm gần đây nên kinh tế của
Thành Phố có những bước tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng
tăng trưởng của một số nghành, lĩnh vực Kinh tế- Xã hội tiếp tục được cải thiện
và bắt đầu phát huy hiệu quả, các nghành kinh tế đều có sự phát triển, ngành
Công nghiệp – Xây dựng, dịch vụ tăng khá, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Sức
cạnh tranh của nền kinh tế tuy còn khó khắn nhưng đã có sự chuyển biến tích
cực. Nguồn thu ngân sách tăng bình quân 28,2%/ năm, tổng kim ngạch xuất
khẩu trên địa bàn đến năm 2010 ước tính 69 triệu USD, thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.150 USD /năm, gấp 1,53 lần so với năm 2006.
4.2. Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản tại TP- Đồng hới
4.2.1. Thực trạng công tác quản lý của cơ quan chức năng
4.2.1.1. Các văn bản quy định trong công tác quản lý ĐVHD gây nuôi, thuần
dưỡng
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về việc bảo vệ
ĐVHD. Trong những năm gần đây việc phát triển ĐVHD đang dần được phổ
biến ở các địa phương trên cả nước, nhưng các văn bản quy định cho hoạt động
phát triển ĐVHD bằng cách gây nuôi, thuần dưỡng vẫn chưa được quan tâm.
Tuy nhiên hiện nay, để thực hiện việc quản lý có hiệu quả các hoạt động này, cơ
quan chức năng đã căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành, đó là:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004
- Luật Đa dạng sinh học được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp ban hành kèm theo Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày
20/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh
mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.
Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:
33
a. Phụ lục I: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa
tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển
và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
b. Phụ lục II: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện
chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên
vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.
c. Phụ lục III: là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã mà một
nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước thành viên khác của Công
ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vì
mục đích thương mại.
- Quyết định số 74/2008/QĐ-BNN ngày 20/6/2008 về việc công bố Danh
mục các loài động, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
- Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 quy định về quản lý hoạt
động xuất, nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã
- Thông tư số 16/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 Hướng dẫn quản lý, sử
dụng Chứng chỉ xuất khẩu mẫu lưu niệm thuộc phụ lục Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp
- Quyết định số 140/2000/QĐ-BNN-Kl ngày 21/12/2000 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố Danh mục một số loài động vật
hoang dã là thiên địch của chuột
- Nghị định 99/2009/NĐ-CP, ngày 02/11/2009 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-
TANDTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công
An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về việc hướng
dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN, ngày 10/10/2005 về việc ban hành Quy
định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản
- Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định 95/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi
34
- Thông tư 90/2008/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu
- Quyết định 104/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
- Công văn 410/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế chăn nuôi, quản lý, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ đối với động vật hoang dã
- Quyết định 45/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật, Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
- Chỉ thị số 359/CT-TTg về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát
triển các loài động vật hoang dã
Ngoài ra còn có một số văn bản quy định khác liên quan đến quản lý
ĐVHD như các Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyếtở địa phương
4.2.1.2. Cách thức, phương thức và biện pháp quản lý ĐVHD của ngành chức
năng trên địa bàn tỉnh
- Về cách thức quản lý
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chỉ đạo Kiểm lâm các địa bàn theo dõi, thống
kê và báo cáo tất cả các hoạt động gây nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD trên
địa bàn quản lý. Hạt Kiểm lâm sở tại nắm kết quả số liệu và báo cáo Chi cục
Kiểm lâm định kỳ 3 tháng một lần. Chi cục Kiểm lâm rà soát sự biến động về
các số liệu thống kê và có định hướng xây dựng chương trình quản lý, ban hành
các văn bản chỉ đạo các hoạt động nói trên, tiến tới ổn định và đi vào nề nếp.
- Về phương thức quản lý
Chi cục Kiểm lâm thống nhất chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Đồng Hới và Đội
Kiểm lâm cơ động số 1 thống kê tình hình hoạt động gây nuôi, thuần dưỡng các
loài ĐVHD trên địa bàn quản lý, Hạt Kiểm lâm chỉ đạo các trạm Kiểm lâm trên
địa bàn thành phố hoặc Bộ phận nghiệp vụ của Hạt, phân công Kiểm lâm phụ
trách địa bàn theo dõi, thống kê và báo cáo. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có
dấu hiệu sai phạm trong hoạt động gây nuôi của các trang trại thì Kiểm lâm địa
bàn báo cáo kịp thời cho cấp trên và tiến hành xử lý theo quy định của Pháp luật.
4.2.2.Thực trạng khai thác, sử dụng lâm sản
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh, quá
trình đô thị hóa đã tác động không nhỏ đến tình trạng mua, bán, vận chuyển, cất
giữ, KDLS trái pháp luật trên địa bàn. Bên cạnh đó với các tuyến đường giao
thông thuận lợi: tuyến đường quốc lộ I, tuyến đường tránh Thành Phố, đường
35
Hồ Chí Minh nhánh đông và đường sắt, đường thủy đi qua Thành Phố, điều kiện
đó tạo thuận lợi cho việc liên thông trong mua, bán, vận chuyển lâm sản.
Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép đó là: Chưa xây
dựng phương án, giải pháp sát đúng với tình hình thực tế trên địa bàn quản lý để
tuần tra, kiểm soát lâm sản.
Trước thực trạng đó: Trong những năm gần đây, tình hình mua, bán, vận
chuyển, cất giữ, KDLS trái pháp luật trên địa bàn diễn ra khá phức tạp, công tác
đấu tranh, ngăn chặn đã làm giảm tác động lên tài nguyên rừng, làm ổn định tình
hình trên địa bàn. Nhưng chưa thực sự hạn chế được một cách triệt để.
Các trại nuôi có lãi nhờ sử dụng công nhàn rỗi trong gia đình, nguồn thức ăn cho
vật nuôi được tận dụng từ các sản phẩm nông nghiệp như các loại rau, lá, củ,
quả có sẵn tại gia đình và địa phương. Ngoài ra, mặt bằng thiết kế cho trại nuôi
thuận lợi về địa hình cũng như về diện tích, đảm bảo cho hoạt động với quy mô
lớn; bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Đồng Hới thuận lợi cho việc gây nuôi,
thuần dưỡng một số loài ĐVHD đang phổ biến trên cả nước.
Bảng 4.2. Các vi phạm lâm luật trên địa bàn thành phố Đồng Hới năm
2015-2016
Năm 2015 2016
Hành vi vi phạm
15 22
Đối tượng vi phạm (vụ)
15 22
Đã xử lí vi phạm (vụ) 15 22
Lâm sản, phương tiện tịch thu:
+ Gỗ các loại(m3)
(gỗ thông thường và gỗ
quý hiếm)
9.537 24,149
+ Động vật rừng
(cá thể/kg)
53 12
+ Lâm sản khác (kg) 400 0
36
(gốc, rễ gỗ Hương và
gốc, rễ, cành, nhánh, gỗ
Trắc)
Các cơ quan chuyển
giao và phối hợp (vụ)
03 05
Số vụ vi phạm từ ngoại
tỉnh đến (vụ)
04 0
Nhận xét: Qua số liệu trên cho ta thấy tình hình vi phạm pháp luật về quản lý
rừng , phát triển, bảo vệ rừng trong năm 2015 và 2016 nhìn chung tăng, chỉ có
lâm sản và phương tiện tịch thu về động vật rừng của năm 2015(53 cá thể/kg)
tăng nhanh so với năm 2016(12 cá thể/kg) và các lâm sản khác năm 2015 là
(400kg) năm 2016(0 kg). Từ đó chứng minh rằng cơ chế quản lý của các cấp
chính quyền trong công tác quản lý bảo vệ lâm sản ngày càng được đề cao và
các giải pháp được thực hiện một cách nghiêm túc đồng thời nêu cao tinh thần
trách nhiệm ý thức của người dân đặc biệt người dân sống gần rừng được đề
cao.
4.3. Các loài động vật hoang dã được gây nuôi, thuần dưỡng trên địa bàn
Thành Phố Đồng Hới
4.3.1. Những hoạt động Quản lý trại nuôi động vật hoang dã ở Thành Phố
Đồng Hới
Quảng Bình là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, phong phú; đặc biệt là đa dạng về các loài động thực vật có nguồn gốc từ
rừng. Thời gian qua nạn săn bắt, mua bán, vật chuyển động vật rừng trái phép
trên địa bàn xảy ra nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Kiểm lâm đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ mua bán, vận chuyển có
tính hệ thống, liên tỉnh với khối lượng lớn động vật rừng hoang dã.
Việc gây nuôi sinh sản các loài động vật có nguồn gốc từ rừng đang được
Chính phủ khuyến khích. Một số phường, xã đã hình thành trang trại gây nuôi
các loài ĐVHD như: Lợn rừng, nhím, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, trăn, cá sấu...Nhiều
mô hình đã thành công và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, quản lý hoạt động nuôi
nhốt động vật rừng rất phức tạp do chưa có quy trình quản lý hoạt động hoặc rất
khó xác định nguồn gốc hợp pháp đối với các loài động vật nuôi nhốt. Theo
37
thống kê của Chi cục Kiểm lâm, tại Đồng Hới đến tháng 12/2014 đã có 23 trại
gây nuôi ĐVHD thông thường được cấp phép, thuộc các xã Bảo Ninh, phường
Hải Đình, Đồng Phú, Lộc Ninh, Bắc Lý, Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa,
Nam Lý, Đồng Sơn và Thuận Đưucs với 3.888 cá thể gồm các lòai Nhím, Heo
rừng, Rùa Ba gờ, baba trơn, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, rùa đất Seepon, rắn ráo trâu,
trĩ đỏ, vòi hương, cầy vòi mốc, cá sấu nước ngọt, ton. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh
còn có một số cơ sở chưa có thủ tục hoặc đang hoàn chỉnh thủ tục để được cấp
phép. Điều đáng nói là mức độ phát triển cơ sở nuôi nhốt này đã và đang có
chiều hướng gia tăng nhanh. Nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả thì sẽ
xuất hiện nhiều bất cập về quản lý nguồn gốc các loài gây nuôi cũng như hạn
chế hiệu quả kinh doanh của các trang trại này. Nhiều cơ sở đã thu được hiệu
quả kinh tế từ việc gây nuôi các loài động vật hoang dã như trang trại của bà
Lê Thị Thiết ở tiểu khu 13, phường Nam Lý
Bảng 4.3. Tổng hợp các trại nuôi ĐVHD trên địa bàn TP Đồng Hới đến 2015
TT Phường/Xã
Số
hộ
nuôi
Loài
Số
lượng
(con)
Mục
đích
nuôi
Nguồn gốc
1 Bảo Ninh 02
Lợn rừng,
Nhím, Kỳ
đà vân
101
Thương
mại
Mua tại trại nuôi Phú Yên,
Quảng Ngãi và sinh sản
Mua từ t.nuôi Anh Nguyên,
Thịnh Vượng, Bảo Hưng ở Bố
Trạch, Đồng Hới, Q Bình
2 Hải Đình 02
Cá sấu
nước ngọt,
Rùa núi
vàng
36
Thương
mại
Mua từ t.nuôi Đậu Văn Minh
ở Cảnh Dương, Q. Trạch, QB
Mua tài sản tịch thu sung quỹ
nhà nước (Minh Hóa)
3 Đồng Phú 01
Vòi Hương,
Ton, Cầy
vòi mốc
14
Thương
mại
Mua từ trại nuôi trường Thịnh,
lệ thủy
4 Lộc Ninh 01
Lợn rừng,
Nhím
17
Thương
mại
Mua từ trại nuôi Hoàng Điềm,
Đồng Hới, Quảng Bình.
5 Bắc Lý 02 Lợn rừng,
Nhím, Vòi
21
Thương
mại
Mua từ trại nuôi của ông
Phạm Xuân Hải- Đồng Hới
38
hương
6 Đức Ninh 01 Nhím 22
Thương
mại
Mua từ t.nuôi Hồ Ngọc Hùng
ở Đawk Mil, Đăk Nông
7 Ngĩa Ninh 01 Lợn rừng 18
Thương
mại
Mua tại trại nuôi của bà ái
Đồng Phú - ĐH
8 Bắc Nghĩa 05
Lợn rừng,
Nhím, Kỳ
đà hoa, Trĩ
đỏ, Rùa ba
gờ, baba
trơn
2.300
Thương
mại
Mua từ trại nuôi của ông
Phạm Xuân Hải- Đồng Hới
9 Nam Lý 01
Lợn rừng,
Vòi hương,
Cầy vòi
móc, Ton,
Rùa ba,
Rùa đất
Sêpon, Kỳ
đà vân, Kỳ
đà hoa,
Trắn ráo
trâu
1.279
Thương
mại
Mua phát mại tại HKL Đ.Hới;
Mua từ trại nuôi ở Phong
Điền- Thừa Thiên Huế và
Triệu Phong - Q.Trị. Mua từ
trại nuôi ông Vũ Văn Hà, tỉnh
Vĩnh Phúc
10 Đồng Sơn 04
Nhím, Lợn
rừng
29
Thương
mại
Mua từ trại nuôi Thịnh Vượng
ở TP Đồng Hới, QB.
11 Thuận Đức 04
Nhím, Lợn
rừng
51
Mua từ t.nuôi Phạm Xuân Hải
ở Bắc Nghĩa, Đồng Hới, Q
Bình
Tổng 23 3.888
Do hoạt động gây nuôi của các trang trại có sự biến động thường xuyên về
số lượng trại nuôi, số lượng cá thể cũng như một số chỉ tiêu khác nên định kỳ
định kỳ 3 tháng, yêu cầu thống kê và cập nhật số liệu 1 lần.
4.4. Những thuận lợi và khó khăn của các chủ trang trại trong hoạt động
gây nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD
4.4.1. Thuận lợi:
39
Các trại nuôi có lãi nhờ sử dụng công nhàn rỗi trong gia đình, nguồn thức
ăn cho vật nuôi được tận dụng từ các sản phẩm nông nghiệp như các loại rau, lá,
củ, quả có sẵn tại gia đình và địa phương. Ngoài ra, mặt bằng thiết kế cho trại
nuôi thuận lợi về địa hình cũng như về diện tích, đảm bảo cho hoạt động với quy
mô lớn; bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Đồng Hới thuận lợi cho việc gây nuôi,
thuần dưỡng một số loài ĐVHD đang phổ biến trên cả nước.
Các trại nuôi chấp hành tốt các yêu cầu và quy định của Nhà nước về công
tác bảo tồn các loài ĐVHD và quy định gây nuôi, thuần dưỡng; tích cực tham
gia tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước như: bảo vệ môi trường, thực hiện
nghĩa vụ thuế Nhà nước; sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm gây nuôi, nhằm
mục đích vừa học tập, vừa phổ biến kỹ thuật gây nuôi.
4.4.2. Khó khăn
Các trại nuôi đã tiến hành hoạt động trên cơ sở tự phát, chưa có kinh
nghiệm, chưa được tiếp cận và tập huấn các quy trình kỹ thuật gây nuôi, thuần
dưỡng ĐVHD; bên cạnh đó, sự quan tâm tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật cũng
đang còn hạn chế, do đó hoạt động của các trại nuôi vẫn đang còn mang tính
chất nhỏ lẻ, mò mẫm và thử nghiệm. Ngoài ra, các trại nuôi vẫn chưa được
hướng dẫn về trình tự thủ tục đăng ký gây nuôi, kiểm dịch và dẫn giống từ địa
phương khác về nuôi tại địa bàn. Công tác này hầu như mang tính sự vụ, nghĩa
là trại nuôi nào có dẫn giống về địa phương, cơ quan chức năng có thông tin thì
đến trại nuôi để kiểm tra và lập hồ sơ thủ tục cho các loài mới được dẫn về.
Các trại nuôi chưa có hệ thống văn bản quy định chuẩn cho hoạt động gây
nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD, điều này làm cho các chủ trại nuôi vẫn còn
hoang mang lo ngại về thủ tục gây nuôi, ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất;
ngoài ra, sản phẩm khi xuất chuồng ở các trại nuôi không được chứng nhận
nguồn gốc, sẽ ảnh hưởng đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm của các trang trại.
Năm 2016 đơn vị đã phấn đấu hoàn thành tôt nhiệm vụ chính trị được giao,
đạt được những kết quả ghi nhận, tuy vậy còn một số mặt tồn tại, hạn chế cần
nghiêm túc nhìn nhận để trong thời gian tới khắc phục như sau:
Vai trò của một số đồng chí lãnh đạo trạm tổ, bộ phận chưa được phát huy ;
giải quyết một số công việc có lúc, có khi còn lung túng, trong điều hành, xử lý
công việc đôi lúc còn thiếu nhạy bén, thiếu khoa học,một số bộ phận chưa thật
sâu sát cơ sở vì vậy chưa nắm chắc tình hình địa bàn để kịp thời tham mưu cho
lãnh đạo. Hoạt động của một số kiểm lâm đại bàn còn hạn chế như khả năng
thăm mưu văn bản, tổ chức tuyên truyền trong nhân dân, thiếu tính sáng tạo linh
40
hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, chưa chịu khó học hỏi hoặc khắc phục khó khăn
để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý lâm sản được chú trọng thực hiện
thường xuyên, tuy nhiên các hành vi vi phạm về quản lý lâm sản vẩn còn xảy ra
trên địa bàn nhưng chưa được phát hiện kịp thời và xử lý triệt để.
Tác động của việc khai thác gỗ trái phép lên sinh kế người dân địa phương
Khai thác gỗ trái phép làm giảm độ che phủ rừng, ảnh hưởng đến lớp thảm
thực vật, giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước và khí hậu, dẫn đến ô
nhiễm nguồn nước, mật độ các đợt lũ lụt, sạt lở đất.Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng
đến cuộc sống xã hội của khu vực và cộng đồng như làm hỏng đường giao
thông, mất an ninh trật tự thôn xóm, đặc biệt, người dân mất đi nguồn tài nguyên
được hưởng từ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.
Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ trái phép.
Về quản lý nhà nước: Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao
cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do
chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng
chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt
động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan
quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong
công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và
xử lý vi phạm chưa triệt để. Ngoài ra, việc tích nước tại các lòng hồ thủy điện
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển công cụ, phương tiện,
lương thực vào rừng để khai thác gỗ trái phép.
Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả: Chưa có quy ước
quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá
thấp (100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào
công tác bảo vệ rừng.
Hạn chế trong công tác tuyên truyền: Hoạt động tuyên truyền, vận động và
phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng
ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên
quan.Một số hạn chế trong công tác thực thi pháp luật: Các đơn vị quản lý còn
thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật,
nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh
nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử
41
lý đối với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thiếu kiên quyết,
chưa triệt để; Công tác giám sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử
phạt thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật, tỷ lệ nộp phạt còn thấp.
Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện
triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng như hiệu quả pháp chế chưa cao.
Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối
chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi
phạm và xử lý.
4.4.3. Thách thức
Đời sống của dân cư sống liền rừng và ven rừng nhìn chung đang còn khó
khăn, lực lượng lao động thiếu việc làm. Đồng hới là đô thị đang trên đà phát
triển nên việc xây dựng lớn, nhu cầu sử dụng lâm sản cao; từ đó đã ảnh hưởng
tiêu cực đến công tác QLBVR trên địa bàn.
Thiếu sự tham gia phối hợp của các bên liên quan công tác BVR-PCCCR
nhất là công tác phối hợp điều tra, truy tìm thủ phạm và xử lý trách nhiệm gây
cháy rừng theo quy định của pháp luật vẩn còn chậm, hiệu quả chưa cao.
Chính sách đào tạo đội ngủ cán bộ so với yêu cầu nhiệm vụ QLBVR-
SDPTR còn hạn chế. Công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây lâm
nghiệp chính là nhiệm vụ mới của lực lượng kiểm lâm, chưa được tiếp cận; năng
lực nghiệp vụ, kinh nghiện thực tiễn chưa đáp ứng yêu cầu ở cơ sở.
Một số xã phường, chủ rừng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác
bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCCR; chưa làm hết vai trò trách nhiệm của địa
phương theo quy định trong thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp. Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho chính quyền; hướng dẫn, kiểm tra, sử
dụng và phát triển rừng vad quản lý lâm sản; tuy nhiên một số đơn vị chưa quan
tâm triển khai thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chưa sâu sát, chưa quyết liệt.
Các hoạt động kiểm tra, tuần tra chưa được tăng cường thường xuyên và
thiếu sự phối hợp kết hợp chặt chẽ vưới chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng.
Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý cán bộ của trạm, tổ, bộ phận còn hạn
chế, việc chỉ đạo triển khia kế hoạch của đơn vị, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt
động của kiểm lâm địa bàn chưa quyết liệt, thường xuyên, về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; năng lực tham mưu vận động tuyên truyền trong nhân dân của
42
một số cán bộ, công chức trong đơn vị còn hạn chế; không có chiều sâu ; nhất là
đối với một số kiểm lâm địa bàn.
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý lâm sản một cách hiệu quả.
- Tham mưu kịp thời cho Hạt trưởng, chỉ đạo các xã, phường đấu tranh
kiên quyết chống các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép, chống các hành
vi mua, bán, vận chuyển, cất giữ, KDLS trái pháp luật. Tiếp tục tham mưu cho
chính quyền địa phương các cấp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà
Nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo Quyết định số 07/2012/QĐ–
TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính
sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
- Kiện toàn, củng cố Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR;
tăng cường hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Theo dõi và chỉ đạo sát sao
công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy
rừng ở các vùng trọng điểm.
- Phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua gắn với nội dung cụ thể
như: Kiểm lâm viên giỏi, Kiểm lâm phụ trách địa bàn giỏi, nội dung thi đua
phải được định hướng theo các chủ đề: Kiểm lâm gắn với rừng, tinh thông về
nghiệp vụ; trong sạch, kỷ cương, vững mạnh.
- Tiếp tục quán triệt, phổ biến và duy trì thực hiện các nội dung chấn chỉnh,
nâng cao năng lực, phẩm chất cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm;
đồng thời gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Kiểm lâm Đồng Hới trong
sạch vững mạnh trên cả hai mặt: năng lực công tác và phẩm chất đạo đức, đáp
ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
trên địa bàn Thành phố Đồng Hới.
- Tham mưu cho Hạt trưởng chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn rà soát, thống kê,
quản lý chặt chẽ các cơ sở cưa xẽ, chế biến gỗ, kinh doanh lâm sản, các trại nuôi
động vật rừng, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng hồ sơ lâm sản hợp pháp,
trại nuôi động vật rừng để kinh doanh lâm sản và động vật rừng trái pháp luật;
tháo dỡ các cơ sở cưa xẻ gỗ nằm ngoài quy hoạch.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là
Thông tư số 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012 quy định hồ sơ lâm sản
hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; kiểm tra, xác nhận lâm sản nhập, xuất,
đưa vào lưu thông đúng quy định. Trên tinh thần quản lý lâm sản chặt chẽ nhưng
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông lâm sản.
43
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức phát động phong trào
nhân dân tố giác các đối tượng, tụ điểm, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, các
cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ rừng, quản lý lâm sản.
- Tăng cường tuần tra trinh sát nắm địa bàn; xây dựng cơ sở, đội ngũ cộng
tác báo tin, kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ rừng tại gốc; chỉ đạo cán
bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn về cơ sở để chủ động nắm chắc tình hình, làm
chủ địa bàn. Xác định được vùng trọng điểm về khai thác, lấn, chiếm rừng trái
phép, các tuyến, tụ điểm kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép để xây dựng kế
hoạch, phương án đấu tranh ngăn chặn ngay tại gốc. Từ đó nhằm hạn chế việc
kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên khâu lưu thông; thực hiện tốt phương châm “
Bảo vệ rừng tại gốc”.
- Cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với FLEGT (Kế hoạch
hành động “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại
lâm sản”) Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã
hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm
nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi
ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu
trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa
phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên
cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao
rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác); Điều tra hiện trạng rừng cộng
đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. Đồng
thời, xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để
người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng,
kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền
sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã
khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp
giữa các hộ.
- Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng
Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư
quản lý kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; Hỗ trợ cho vay vốn lãi
suất thấp trong thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và
trồng các loài cây ăn quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; Nghiên
44
cứu những loài cây, con có giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng
hoặc những loại cây ngắn ngày trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép
tán như các loại cây dược liệu Ngoài ra, đào tạo và phát triển thêm một số
nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương
như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái như dệt thổ
cẩm; Nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; Xem xét tăng phí để
tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ rừng; Đầu tư, quy hoạch
và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển lâm
sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển.
- Quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa
chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền
địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các
vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục,
phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó cần: Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng
đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm
một số nghề để người dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số
ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối
với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường hợp vi phạm lâm luật; Thực
hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ
trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các chủ rừng nắm rõ
ranh giới quản lý của mình. Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và trang bị các tư trang, thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ rừng;
Tuyên truyền việc hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng sản
phẩm gỗ rừng trồng và các sản phẩm khác ngoài gỗ.[1]
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở cưa xẻ gỗ, cơ sở chế
biến,kinh doanh lâm sản; các trại nuôi động vật rừng và các nhà hàng, quán ăn
kinh doanh sản phẩm từ động vật rừng ,hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi nhập, xuất
lâm sản; đặc biệt chú trọng kiểm tra, giám sát các cơ sở cưa xẻ gỗ ngoài quy
hoạch đã tháo dỡ không để tái hoạt động,tổ chức kí cam kết, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm,vvtổ chức kiểm tra truy quét các tụ điểm mua, bán, cất
giữ chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.[1]
45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác tuần tra, kiểm
soát và quản lý lâm sản nói riêng đã có những chuyển biến tích cực; chính quyền
địa phương các cấp đã chủ động xây dựng phương án bảo vệ rừng; vai trò, trách
nhiệm của các đơn vị chủ rừng ngày càng nâng cao; các hoạt động tuần tra, kiểm
tra rừng đã được tăng cường và có sự phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương, các cơ quan chức năng; các hành vi mua, bán, vận chuyển, cất giữ,
KDLS trái pháp luật trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới đã giảm hẳn so với năm
trước, không có điểm nóng xảy ra. Thông qua công tác tuyên truyền từ đó đã
làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, tạo được phong trào toàn dân tham gia
bảo vệ rừng; hạn chế đến mức thấp nhất việc xâm hại tài nguyên rừng.
Lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu kịp thời cho Cấp ủy chính quyền địa
phương các cấp về các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; cán
bộ Kiểm lâm đã bám địa bàn xã được phân công thực hiện quản lý rừng “tận
gốc“. Các vụ khai thác rừng trái phép, đặc biệt là đối với gỗ quý hiếm phần lớn
đã được Kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
5.2. Kiến nghị
- Các cấp ủy Đảng địa phương cần có Nghị quyết chuyên đề về quản lý bảo
vệ lâm sản,chính quyền các cấp quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân
có liên quan để có chế độ thưởng phạt xứng đáng trong quản lý bảo vệ lâm sản.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh.
- Tăng cường thêm cán bộ cho đơn vị để tiếp tục tổ chức truy quét, xử lý
các đối tượng khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Kiểm lâm.
- Rà soát và xử lý quyết liệt các cơ sở, xưởng chế biến lâm sản vi phạm.
- Các cơ quan, địa phương phải chủ động phối hợp với lực lượng chức
năng, tập trung rà soát các cơ sở, xưởng chế biến lâm sản và kiên quyết xóa bỏ
ngay các cơ sở hoạt động không phép, nằm ngoài quy hoạch .
- Cần khen thưởng cao cho những người tố giác tội phạm, và có cơ quan
bảo vệ cho những người tố giác tội phạm.
- Cần phải tăng thêm thù lao cho những người tham gia bảo vệ, cần có chính
sách khen thưởng cho những người có thành tích. Trong khi tham gia bảo vệ nếu
bị thương tích hoặc thiệt mạng cần có chế độ thương tật cho những người đó.
46
- Duy trì công tác động viên khen thưởng đối với những đơn vị có thành
tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh với những hành
vi cố ý làm trái những quy định của Hạt Kiểm Lâm. Để đảm bảo phương tiện kỹ
thuật cho công tác QLBV,cũng như đời sống sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên từng trạm gác nhằm đảm bảo tốt công tác QLBV có hiệu quả. Cần có
những chính sách khuyến khích động viên các hộ dân tham gia vào công tác
QLBV Lâm sản trên địa bàn.
- Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý bảo vệ của từng trạm, tránh tình trạng
lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý hay triển khai không phù hợp.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị định157/2013/NĐ-CP
[2]. Hạt Kiểm Lâm Thành Phố Đồng Hới, tài liệu báo cáo sáng kiến kĩ thuật,
báo cáo tổng kết năm 2015-2016 phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
[3].
faree&ie=UTF-
8&q=t%C3%ACnh+h%C3%ACnh+khai+th%C3%A1c+l%C3%A2m+s%E1%B
A%A3n&sa=T%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm
[4].
[5]. Đề tài đánh giá công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt Kiểm Lâm
Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình khóa luân tốt nghiệp.
[6].
chuyen-bien-tich-cuc-2142007/
[7].
05-nam-2005-2010-54217/
[8].
[9].
[10].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly.pdf