Khóa luận Hoạt động Marketing đa cấp tại Công ty TNHH – Thương mại Lô Hội (“ATC”), và Công ty TNHH Amway Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Từ lâu người ta dùng khái niệm “thương trường như chiến trường” chỉ cuộc chiến giành khách hàng đã trở nên khốc liệt đến mức các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng bị loại khỏi cuộc chiến ngay những năm đầu tiên. Công nghệ hiện đại giúp nhà sản xuất có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm hiện đại, chất lượng nhưng đời sống sản phẩm bị rút ngắn trong khi họ luôn phải đối mặt với vấn đề hàng đầu là tiêu thụ. Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông cho phép các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình rộng khắp, nhưng chi phí quá cao và có thể họ không còn kiểm soát được hiệu quả của các công cụ hiện đại này trong tình trạng tràn ngập thông tin và người dân bị quá tải khi là đối tượng mục tiêu của hàng chục thông điệp marketing và quảng cáo mỗi ngày.

docx90 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing đa cấp tại Công ty TNHH – Thương mại Lô Hội (“ATC”), và Công ty TNHH Amway Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hấp dẫn, những ảo vọng “ngất trời” này, các phân phối viên lao vào cuộc tìm người để “bảo trợ”, cứ một người mua hai chỉ tiêu, thì phân phối viên có hoa hồng trên 400.000 đồng, ba người thì hoa hồng gần 2 triệu. Theo Chính sách trả hoa hồng của FLP Nhà phân phối Mới không được nhận tiền hoa hồng cá nhân và hoa hồng khối lượng cho đến khi đạt được cấp bậc Trợ lý Giám sát. từ cấp bậc Trợ lý Giám sát trở lên mới được hưởng hoa hồng khối lượng cả nhóm. Nhà phân phối Mới đã mua 02 (hai) chỉ tiêu từ ATC trong 02 (hai) tháng liên tiếp hoặc ít hơn 02 (hai) tháng sẽ được nâng lên vị trí Trợ lý Giám sát. Tiền hoa hồng cá nhân trên thành tích bán của một Nhà phân phối Mới sẽ được thanh toán cho Người bảo trợ của Nhà phân phối Mới đó. Ngoài ra, các chỉ tiêu sẽ được tính như là thành tích bán cá nhân cho cả Nhà phân phối Mới và Người bảo trợ. Tuy nhiên, Nhà PP Mới được mua hàng giá sỉ bán ra giá lẻ theo quy định của Công ty chênh lệch 43 %. Nhà phân phối có thể sử dụng 01 (một) tháng hoặc 02 (hai) tháng liên tục để tính dồn Chỉ tiêu cần thiết để đạt được cấp bậc Trợ lý Giám sát, Giám sát, Trợ lý Quản lý hoặc Quản lý. Cấp bậc thăng tiến sẽ được xác định vào đúng ngày Chỉ tiêu được tích lũy đủ để đạt được cấp bậc cụ thể đó. Ví dụ: - Khi lên cấp bậc Trợ lý Giám sát, thì nhà phân phối mua sản phẩm sẽ được hưỡng hoa hồng 5% cá nhân trên toàn doanh số bán sản phẩm được. Với điều kiện cả nhóm bán sản phẩm tích lũy được trong 2 tháng liên tục có 2cc (mỗi “c” tương đượng 3.150.000 VNĐ), trong đó có 2 điểm năng động (2cc) của cá nhân bán sản phẩm được, tương đương 6.300.00 VNĐ. - Khi lên cấp bậc Giám sát, thì nhà phân phối mua sản phẩm sẽ được hưỡng hoa hồng 8% cá nhân và 3% trên toàn doanh số của những Trợ lý Giám sát. Với điều kiện cả nhóm bán sản phẩm tích lũy được trong 2 tháng liên tục có 25cc (mỗi “c” tương đương 3.150.000 VNĐ), trong đó có 4 điển năng động (4cc) của cá nhân bán sản phẩm được, tương đương 12.600.000 VNĐ. - Khi lên cấp bậc Trợ lý Quản lý, thì nhà phân phối mua sản phẩm sẽ được hưỡng hoa hồng 13% cá nhân, 5% trên toàn doanh số của những Giám sát và 8% trên toàn doanh số của những Trợ lý Giám sát. Với điều kiện cả nhóm bán sản phẩm tích lũy tích lũy được trong 2 tháng liên tục có 75cc, (mỗi “c” tương đương 3.150.000 VNĐ), trong đó có 8 điển năng động (8cc) của cá nhân bán sản phẩm được, tương đương 25.200.000 VNĐ. - Khi lên cấp bậc Quản lý, thì nhà phân phối mua sản phẩm sẽ được hưỡng hoa hồng 18% cá nhân, 5% trên toàn doanh số của những Trợ lý Quản lý, 10% trên toàn doanh số của những Giám sát và 13% trên toàn doanh số của những Trợ lý Giám sát. Với điều kiện cả nhóm bán sản phẩm tích lũy được trong 2 tháng liên tục có 120cc (mỗi “c” tương đương 3.150.000 VNĐ), trong đó có 12 điển năng động (12cc) của cá nhân bán sản phẩm được, tương đương 37.800.000 VNĐ. Nếu không đạt điểm cc và điểm năng động trong 2 tháng liên tục của mỗi cấp bậc theo quy định thì trong 2 tháng đó, cấp bậc đó không được hưỡng tiền hoa hồng khối lượng mà hoa hồng khối lượng đó được tính cho tuyến trên hưỡng. Tuy nhiên, Quản lý được Công nhận Năng động có thể giảm yêu cầu hàng tháng từ 12 (mười hai) Chỉ tiêu xuống còn 08 (tám) Chỉ tiêu, bằng cách có hai tuyến dưới riêng biệt với các Quản lý được Công nhận Năng động đã đạt được Thành tích bán ít nhất 25 (hai mươi lăm) Chỉ tiêu một tháng trở lên, như được phản ánh trong bản tóm tắt tháng trước của mỗi Quản lý thuộc tuyến dưới. Ngoài ra, Quản lý được Công nhận Năng động còn có thể giảm 12 (mười hai) Chỉ tiêu xuống còn 04 (bốn) Chỉ tiêu một tháng bằng cách duy trì ba tuyến dưới riêng biệt với các Quản lý được Công nhận Năng động đã đạt được Thành tích bán ít nhất 25 (hai mươi lăm) Chỉ tiêu một tháng trở lên, như được phản ánh trong bản tóm tắt tháng trước đó của mỗi Quản lý thuộc tuyến dưới. Xem sơ đồ Điểm yếu của Công ty: Thứ nhất: Cấp bậc của cá nhân nhà phân phối sẽ không nhận được tiền hoa hồng nào từ nhóm mạnh nhất của tuyến dưới mạng lưới của mình, nếu nhóm đó đồng cấp hoặc vượt qua cấp bậc của tuyến trên (người bảo trợ). Để tuyến trên (người bảo trợ) được hưỡng hoa hồng từ nhóm mạnh nhất thì sơ đồ này đòi hỏi tuyến trên ( bạn ) phải phát triển và duy trì doanh số các nhóm mới rất cao. Thứ hai: Dạng sơ đồ này chỉ phù hợp với người “hùng”, người có năng lực rất cao là gì ? Đó là doanh số bán hàng cá nhân và tuyển dụng hàng tháng rất cao, hay còn gọi là điểm năng động để tránh “ngồi mát, ăn bát vàng”. Không tích cực tuyển người mới và giúp đở tuyến dưới, hoặc trong 2 tháng liên tục nếu không đạt điểm cc và điểm năng động của mỗi cấp bậc cụ thể theo quy định thì trong 2 tháng đó, cấp bậc đó không được hưỡng tiền hoa hồng khối lượng mà hoa hồng khối lượng đó được tính cho tuyến trên hưỡng. Tuy nhiên, cũng có nhiều Công ty quy định chỉ số “năng động” vừa tầm cho các nhà phân phối. Như vậy, ngay khi để trở thành phân phối viên, phải có người bảo trợ, làm hồ sơ đăng ký và mua đủ 2 chỉ tiêu (khoảng 6,3 triệu đồng “mua hàng giá sỉ, bán giá lẻ chênh lệch 43 % ”) thì mới có mã số cá nhân và đươc phép xây dựng mạng lưới. Chính những người “Mới” này đã bị thiệt do phải mua sản phẩm cho bản hân, gia đình, người quen sử dụng để cảm nhận sản phẩm sau 2 tháng đủ điểm 2cc tương đương khoảng 6,3 triệu đồng. Ngoài ra, công ty Lô Hội còn bị phát hiện chỉ đăng ký bán “thực phẩm dinh dưỡng” nhưng lại quảng cáo thuốc. Với 24 mặt hàng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng do văn phòng đại diện thường trú Forever Living Products Việt Nam công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm và được Cục Quản lý chất lượng - vệ sinh an toàn thực phẩm cấp phiếu tiếp nhận, Công ty Lô Hội tự biên soạn, in 2.039 cuốn cẩm nang sử dụng, dày 186 trang, giới thiệu 24 sản phẩm chữa 141 loại bệnh, với hướng dẫn sử dụng, chỉ định, liều dùng... Chữa từ nhiễm độc máu, gãy xương, bỏng, tắc mạch máu não, đột quị, thủy đậu, dịch tả, xơ gan, động kinh... cho đến ung thư. Với nội dung vô cùng phản khoa học như vậy, không qua kiểm duyệt của cơ quan chức năng, không giấy phép xuất bản, công ty còn in dòng chữ: “Cuốn cẩm nang sử dụng do Công ty Lô Hội phát hành cho các phân phối viên với mục đích giới thiệu sản phẩm Forever Living Products đến với các khách hàng của mình. Công ty Lô Hội nghiêm cấm mọi hình thức sao chép (copy) hoặc trích lục. Kết quả kiểm tra cho thấy có đến 21/24 mặt hàng kiểm tra là thuốc chứ không phải sản phẩm thực phẩm. Tại đây tổ kiểm tra còn phát hiện 32 đĩa VCD không dán tem kiểm soát của Bộ Văn hóa - thông tin, được nhân bản từ hai cuộn băng gốc để bán với giá 10.000 đồng/đĩa. Đó là những minh chứng cho những hành vi trái pháp luật, gian lận của công ty TNHH TM Lô Hội trong quá trình hoạt động của mình. Căn cứ biên bản kiểm tra, Sở Thương mại đã đề nghị: UBND TP đình chỉ lưu hành 21/24 sản phẩm thực phẩm, vì theo qui định tại TT20 ngày 11-9-2001 thì đây là các sản phẩm thuốc. UBND TP đề nghị Bộ Y tế xem xét việc cấp giấy phép lưu hành 21/24 sản phẩm thực phẩm là thuốc của Cục Quản lý - chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế. UBND TP đề nghị Bộ Thương mại xem xét cấm kinh doanh theo phương thức truyền tiêu đa cấp (kinh doanh theo mạng) vì không phù hợp với tình hình VN. Truy thu thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập không thường xuyên, phạt thuế với số thuế mà công ty không kê khai... III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM Hoạt động kinh doanh đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, với nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ. Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ 01/07/2005 đã luật hoá khái niệm kinh doanh đa cấp, ngăn cấm các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính. Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 quy định các nội dung quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp. Bộ Công Thương cũng đã có Thông tư 19/2005/TT-BMT ngày 08/01/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, chủ yếu liên quan đến thủ tục đăng ký tổ chức kinh doanh đa cấp tại các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch. Các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch giúp uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy đăng ký tổ chức kinh doanh đa cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn và báo cáo đình kỳ trước 15 tháng 01 hàng năm với Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát đó. Theo báo cáo của các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch, tính đến hết ngày 31/01/2007 trên toàn quốc có 25 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; trong đó Hà Nội có 11 doanh nghiệp đăng ký, TP Hồ Chí Minh có 12 doanh nghiệp đăng ký, 01 doanh nghiệp đăng ký tại Đồng Nai và 01 doanh nghiệp đăng ký tại Bình Dương. Trong số này, 01 doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do vi phạm pháp luật nghiêm trọng (Công ty TNHH Sinh Lợi) theo Quyết định số 263/QĐ- TM-TTr ngày 26/06/2006 của Sở Thương mại TP HCM, 02 công ty xin rút giấy Giấy đăng ký tổ chức BHĐC (Công ty TNHH Ích Lợi - TP HCM và Công ty TNHH Quy Xuyên Việt Nam - Hà Nội), một công ty xin tạm ngừng hoạt động (Công ty TNHH Dược phẩm Điền Thảo Đường - Hà Nội). Các doanh nghiệp Marketing đa cấp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ gia dụng. 1. Kết quả đạt được Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển ở nước ta, hoạt động bán hàng đa cấp ở nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất đinh. Thứ nhất: Tạo được cơ sở ban đầu về bán hàng đa cấp ở nước ta. Bán hàng đa cấp đã được công nhận là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp đã được hình thành sơ bộ và đi vào thực tiễn quản lý tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn cho ngành nghề này.Bên cạnh đó tạo được nhận thức đúng về bán hàng đa cấp cho một bộ phận người dân. Thứ hai: Tuy còn non trẻ về mặt tuổi đời nhưng hoạt động bán hàng đa cấp của nước ta đã có bước phát triển vượt trội. Tốc độ phát triển rất nhanh đạt 100-150% rất đáng hoan nghênh so với mức phát triên trung bình của các nước khác là 10-15%. Thứ ba: là đã đóng góp cho GDP và ngân sách nhà nước một khoản thuế không nhỏ( thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp) Thứ tư: Tạo ra được cơ hội việc làm và có thêm thu nhập cho một lượng không nhỏ dân cư tham gia vào hình thức này. Thêm vào đó, mở ra hình thức này cũng đem đến cho nhân dân thêm lựa chọn về chủng loại hàng hóa đến từ những thương hiệu lớn trên thế giới với giá cả ở mức dễ chấp nhận hơn. Thứ năm: Là thúc đẩy mạnh mẽ hơn tốc độ lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta như các dự án nhà máy sản xuất của Amway.Avon...trị giá hàng triệu USD. Sau khi Nghị định 110 và Thông tư 19 được ban hành cuối năm 2005, Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực triển khai thực thi các quy định về quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp. Nhận thức được tính chất phức tạp của hoạt động BHĐC, Cục đã tăng cường phối hợp với các Sở Thương mại, Thương mại du lịch tại các địa phương thông qua nhiều hình thức như văn bản, điện thoại, email, để theo dõi cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về Marketing thống nhất trên toàn quốc, phố biến kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Trong năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện được nhiều hoạt động để giám sát hoạt động marketing đa cấp như: - Phối hợp với Cục An toàn vệ sinh thực phảm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC kinh doanh thực phẩm chức năng theo yêu cầu của Sở Thương mại TP. HCM: - Phối hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kinh doanh đa cấp trong khuôn khổ Nghị định sửa đổi Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; - Phối hợp với Sở Thương mại TP. HCM trong việc xử lý vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần Sinh Lợi; - Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ về quản lý hoạt động Kinh doanh đa cấp cho các Sở thương mại - Du lịch Nghệ An, Hải Dương,. Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế. Ngày 08/06/2007, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang tổ chức khoá Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, công tác quản lý được phân cấp cho các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch địa phương. Xuất bản một số tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý Marketing đa cấp. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động marketing đa cấp, các Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch đã thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động Marketing đa cấp trong năm 2006. Bên cạnh việc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện Marketing đa cấp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, trong thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan còn kịp thời phát hiện và xử lý một số vi phạm trong hoạt động marketing đa cấp, được các dư luận ủng hộ rộng rãi, như việc xử lý vụ việc của công ty Sinh Lợi, IV. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM 1. Khách quan 1.1.Tình hình phát triển của nền kinh tế: Tình hình phát triển của nền kinh tế có tác động tới tất cả các ngành nghề và bán hàng đa cấp cũng không ngoại lệ. Giai đoạn 2000-2007 tốc độ phát triển kinh tế của nước ta thuộc mức khá, nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng và hoạt động bán hàng đa cấp phát triển khá mạnh mẽ. Gần đây, tuy tình hình kinh tế biến động nhưng nền kinh tế vẫn ổn định, tiêu dùng không giảm, hoạt động bán hàng đa cấp vẫn duy trì phát triển. Tuy có vấp phải tình trạng thất nghiệp gia tăng nhưng đó là cơ hội để bán hàng đa cấp phát triển, do những người thất nghiệp có xu hướng gia nhập bán hàng đa cấp để có việc làm tạm thời. Lạm phát và khó khăn tín dụng lại khiến nhiều người ngần ngại và khó khăn hơn để tiếp cận và quyết định kinh doanh theo mạng, hạn chế sự xuất hiện của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp Tốc độ phát triển và thay đổi công nghệ. Có một thực tế là công nghệ nước ta khá lạc hậu và trình độ sản xuất trong nước còn kém. Trong khi đó, các công ty bán hàng đa cấp phần lớn là công ty nước ngoài góp vốn hay là đại diện cho họ, phân phối các sản phẩm có nhiều sự khác biệt và chất lượng chủ yếu được đảm bảo nên hoạt động bán hàng đa cấp khá năng động. Nhưng nước ta đang trong quá trình hội nhập nhanh, tiếp cận với các công nghệ hiện đại đã dần rút ngắn khoảng cách sản phẩm cạnh tranh lại. Vì vậy, tốc độ thay đổi công nghệ đang dần nhanh hơn, chu kỳ sản phẩm đã ngắn hơn khiến các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần thay đổi và không chủ quan. Bên cạnh đó, phát triển công nghệ ở nước ta ở lĩnh vực viễn thông- internet đang diễn ra với tốc độ cao hàng đầu thế giới. tạo điều kiện cho việc tiếp nhận các thông tin về bán hàng đa cấp nhanh hơn, có cái nhìn tổng thể hơn và cung cấp cho hoạt động bán hàng đa cấp một lợi thế là xu hướng bán hàng đa cấp kết hợp với mạng xã hội và internet. 1.2. Các điều kiện văn hóa - xã hội Quy mô dân số nước ta khá lớn với 89 triệu dân, mật độ dân số tập trung tại các thành thị là rất lớn, tốc độ gia tăng dân số cao. Đây là cơ sở khiến các doanh nghiệp và các doanh nghiệp bán hàng đa cấp xác định nước ta là một thị trường không thể bỏ qua với quy mô lớn, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng, y tế , mỹ phẫm .. lớn cái mà vốn là thế mạnh của hình thức bán hàng đa cấp. Cơ cấu dân số nước ta là cơ cấu dân số ‘ vàng’ , số người trong độ tuổi lao động lớn, dân số trẻ. Họ là những người năng động, sẵn sàng chấp nhận cái mới. điều kiện thuận lợi cho bán hàng đa cấp và các doanh nghiệp mới gia nhập và phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng ngày càng nhiều sinh viên tham gia hình thức kinh doanh này để thỏa mãn giấc mơ và thử sức mình. Trình độ dân trí của nước ta còn thấp, nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân về hình thức mới mẻ này còn chưa đầy đủ khiến cho họ dễ bị kẻ xấu lợi dụng và khiến cho hình thức kinh doanh này bị biến tướng mà khó bị phát hiện. Minh chứng rõ nét cho điều này là trong giai đoạn 2000-2004 hàng loạt công ty kinh doanh bất chính bị rút giấy phép nhưng trước đó nó đã lôi kéo, lừa đảo được hàng chục nghìn người tham gia. Và vẫn tiếp diễn cho tơi ngày nay. Thêm vào đó là làn sóng dư luận và các thông tin nhiều chiều về bán hàng đa cấp ở nước ta là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động này. Cụ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý khách hàng khi sử dụng sản phẩm của bán hàng đa cấp và sự do dự trong tham gia bán hàng đa cấp của người mới. 1.3. Về mặt địa lý: Nước ta là một quốc gia có vị trí địa lý đắc địa tại khu vực đông nam á, một thị trường đầy tiềm năng trong khu vực. Đặc điểm con người nước ta là thân thiện, chăm chỉ lao động và ham học hỏi. 1.4. Về mặt lịch sử phát triển: Để lại cho nước ta hệ thống văn hóa còn cũ, chế độ trọng nam khiến có một số lượng không nhỏ phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ. Tuy nhiên họ lại là những người quyết định về việc tiêu dùng các sản phẩm tương thích vơi kinh doanh theo mạng, nên hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng lượng phụ nữ tham gia vào bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó là văn hóa làng xã, sống tập thể chia sẻ thông tin, tính ‘cả nể’ là điều kiện thuận lợi cho bán hàng đa cấp thậm chí là đa cấp bất chính phát triển. 1.5.Hệ thống luật pháp, chính trị: Điều kiện chính trị nước ta tương đối ổn định ít bị biến động mạnh nên là điểm tới của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đàu tư và bán hàng đa cấp cũng không là ngoại lệ.Mặt khác,vì đây là một hình thức kinh doanh mới lạ nên hệ thống pháp luật điều chỉnh và quản lý lĩnh vực này còn thiếu và yếu. Hiện nay mới có một số văn bản pháp luật hướng dẫn chưa đầy đủ về việc thực hiện khiến bán hàng đa cấp ở nước ta khó quản lý, phát triển tự phát nhiều và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế- xã hội. 1.6. Về hội nhập kinh tế thế giới: Nước ta đã gia nhập WTO và hội nhập ngày càng mạnh mẽ, số lượng các công ty kinh doanh đa cấp cũng không ngừng tăng theo khiến cho cạnh tranh nội bộ ngành thêm mạnh mẽ. không chỉ vậy, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy được lợi ích từ hình thức này nên cũng tham gia vào cạnh tranh và thử sức. Đây cũng là cơ hội cho người tiêu dùng và nhà phân phối có nhiều lựa chọn hơn khi muốn thử với bán hàng đa cấp. Một yếu tố vừa khách quan và chủ quan là sự không đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau. Thậm chí có hiện tượng nói xấu công ty khác để thu hút khách hàng và nhà phân phối mới. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh này khiến bán hàng đa cấp ngày càng bị nghi ngờ và khó khăn tiếp cận khách hàng hơn. Thứ nhất, là do bán hàng đa cấp là một hoạt động mới xuất hiện ở nước ta và bản thân bán hàng đa cấp có nhiều điểm còn gây tranh cãi,khó hiểu trên nhiều nước trên thế giới. Không hề dễ dàng để nhận biết và đánh giá nó. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản của các hạn chế bên trên Thứ hai, hệ thống pháp luật của nước ta còn thiếu và hổng ở nhiều lĩnh vực không chỉ ở bán hàng đa cấp. Chính điều này tạo ra sự khó khăn trong thực thi luật như việc hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh,mặt hàng, hình thức và mô hình kinh doanh với các công ty đa cấp. Sự thiếu đầy đủ đồng bộ này còn dẫn tới sự khó khăn trong quản lý thực tiễn với hoạt động các doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, nó còn là kẽ hở để kẻ gian có thể tiến hành các hành vi trái pháp luật, thực hiện lừa đảo. Thứ ba , là bản thân xuất phát điểm của nước ta là thấp. Thấp về mặt kinh nghiệm, vốn và công nghệ sản xuất. đây là nguyên nhân gây ra sự yếu kém trong cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, vì bản thân hình thức bán hàng đa cấp yêu cầu doanh nghiệp và sản phẩm không như các hình thức kinh doanh khác,nó đòi hỏi có kinh nghiệm cao để có thể quản lý tốt, trình độ và công nghệ sản xuất chế tạo ra các sản phẩm khác biệt, chất lượng yêu cầu cao hơn, cải biến nhiều hơn để tiến hành kinh doanh. Thứ tư, là sự lúng túng trong yếu kém chung trong hệ thống quản lý nhà nước. Một phần là do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ nhưng phâng nhiều hơn là do sự yếu kém trong quản lý. Thậm chí chính bản thân các người quản lý cũng chưa chắc nắm rõ về hình thức kinh doanh này. Sự lúng túng này thấy rõ ngay trong công tác giám định mô hình kinh doanh nào của bán hàng đa cấp là đúng và nên áp dụng. trong khi sắp tới sở công thương TP.Hồ Chí Minh tiến hành cấm mô hình đa cấp nhị phân vì cho rằng nó là không hợp lệ nhưng các sở công thương khác hoặc không đồng ý hoặc không ý kiến. Thứ năm , là trình độ hiểu biết về hình thức bán hàng đa cấp ở nước ta còn thấp, chưa rõ ràng. Nhiều người tham gia chỉ do lời chào mời đầy hứa hẹn của người khác, hoặc tham gia bán hàng đa cấp rồi mà chưa rõ ràng mình đang làm gì và làm như thế nào? Thói quen suy nghĩ rằng bán hàng đa cấp là dễ dàng và dễ trở nên giàu có nên nhiều người không tìm hiểu kỹ đã tham gia bán hàng đa cấp và đã bị lợi dụng Thứ sáu , là hệ thống thông tin chính thức về bán hàng đa cấp của chính phủ còn ít, chưa đầy đủ và khó tiếp cận. trong khi trên các phương tiện thông tin khác có vô vàn các thông tin khác nhau về bán hàng đa cấp khiến người dân không có định hướng cụ thể. Hệ thống thông tin này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính có thể thổi phồng sự thật về họ, sản phẩm của họ hay hình thức kinh doanh này mà không có bất kỳ hệ quy chiếu nào đối chứng. Hiện chỉ có các sở công thương, cục quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Nhóm nhân tố chủ quan có thể do: Bản thân doanh nghiệp hoặc do các thành viên tham gia bán hàng đa cấp. Thuộc về doanh nghiệp kinh doanh đa cấp Đầu tiên là việc các doanh nghiệp chưa ý thức hết về tính lâu dài và phát triển bền vững của hoạt động bán hàng đa cấp, chạy theo cái lợi trước mắt bỏ qua các điều kiện phát triển bền vững và lợi dụng sự lỏng lẻo của hệ thống luật pháp để kinh doanh bất chính. Những Doanh nghiệp này đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn. Việc này thường xuất hiện và tùy mức độ và do công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận mà đi ngược nguyên tắc của bán hàng đa cấp. Ở một góc độ khác, các công ty cũng thường hay thổi phòng tính năng, tác dụng lợi ích sản phẩm của mình hơn sô với thực tế nhằm thu hút người tham gia. Tuy nhiên nó vô hình chung làm giảm lòng tin và gây ra sự thất vọng, cảm giác bị lừa đảo của những người tham gia. Kết hợp vào đó là sử dụng các mô hình bất chính,tháp ảo của một số công ty làm biến tướng hình thức bán hàng đa cấp. Chính việc làm của những công ty này khiến cho mọi người có cái nhìn xấu về bán hàng đa cấp. 2. Chủ quan Một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệp quá tập trung vào mở rộng thị trường mà bỏ qua nội dung đào tạo. Vì vậy những người mới vào và đã vào vẫn chưa thực sự hiểu rõ kinh doanh đa cấp, chưa được đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, các kiến thức và kỹ năng để có thể bán hàng đa cấp hiệu quả. Hầu hết các công ty chỉ đào tạo sơ qua và chú trọng để họ làm sao để mời thêm người vào hệ thống kinh doanh, và giới thiệu cho họ một viễn cảnh bằng vàng dễ chịu cho người tham gia. Kết quả khi đi vào thực tế họ gặp rất nhiều khó khăn và bỏ cuộc. Thêm vào đó là năng lực quản lý và hệ thống thông tin nội bộ chưa đồng bộ.Và sự không đoàn kết của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong quá trình kinh doanh, thậm chí công ty này nói xấu các công ty khác để gây dựng danh tiếng. Nhưng cuối cùng họ phải nhận sự ngờ vực của người khác do chính các công ty trong ngành nói ra làm mất đi sự trong sạch, đúng đắn của hình thức kinh doanh này Về nguyên nhân xuất phát từ những người tham gia bán hàng đa cấp Một hoạt động gây ra sự khác biệt giữa kinh doanh đa cấp nươc ta và các nươc khác là hoạt động đầu cơ trục lợi. người tham gia đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm lên vị trí cao nhanh hơn, nhận nhiều lợi ích hơn. Ví dụ minh chứng là vụ việc công ty Agel Việt Nam. Hoạt động đầu cơ này đã làm biến dạng bán hàng đa cấp, dễ dàng cho kẻ xấu kiềm lợi lớn từ hoạt động đầu cơ này, kích thích người tham gia đầu cơ tích trữ sau đó doanh nghiệp bỏ chạy. Một nguyên nhân quan trọng thuộc về người tham gia là họ cố tình làm, kể sai sự thật về hình thức bán hàng đa cấp miễn sao có thể lôi kéo người khác tham gia dù biết hoặc không. Hệ thống chính sách của doanh nghiệp. Các hệ thống chính sách như chi trả hoa hồng, sản phẩm, đào tạo và cơ hội phát triển là những nhân tố quan trọng trong thu hút người tham gia vào bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, các hệ thống này của doanh nghiêp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, tập trung nhiều vào việc thu hút người tham gia chứ không phải là sản phẩm và lâu dài khiến cho thực tế là số người tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp tăng lên nhưng cũng gia tăng số người từ bỏ hình thức này Bên cạnh đó là chính sách quản lý nhất là quản lý nhân sự của các doanh nghiệp đa cấp Việt Nam hầu như không đầy đủ, thống nhất khiến việc quản lý khó khăn không thể nắm giữ tốt nhất khách hàng và nhà phân phối Năng lực quản lý là yếu tố quan trọng cho công ty có thể hoạt động đúng hướng không chệch quỹ đạo sang tháp ‘ảo’ và sự bền vững của một mạng lưới trong bán hàng đa cấp.Tuy nhiên ở các doanh nghiệp nhìn chung là còn kém từ quản lý của các công ty đa cấp tới người dẫn đầu kiêm lãnh đạo mạng lưới của mình. Chỉ có số ít những người rất thành công với hình thức kinh doanh này họ mới thực sự hiểu rõ và có năng lực quản lý tốt Nhận thức của bản thân người tham gia bán hàng đa cấp. Người tham gia cần hiểu rõ bản chất của hình thức kinh doanh và có nhận thức rõ ràng về năng lực và hiểu rằng muốn thành công trong kinh doanh theo mạng không dễ như người khác vẫn nói. Tránh khi tham gia và gặp khó khăn liền bỏ cuộc và đưa ra đánh giá chủ quan. Tuy vậy, ở Việt Nam bản thân người tham gia bán hàng đa cấp còn thiếu nhận thức về hình thức này nhưng với tâm lý chạy theo mời người để kiếm hoa hồng, họ lôi kéo người khác tham gia. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết, ảo tưởng nên sau khi tham gia họ thất bại, chán nản, bỏ cuộc và đưa ra các bình luận chủ quan khiến các luồng thông tin về bán hàng đa cấp ngày càng nhiều chiều khó nhận biết đúng sai. Mặt khác, bản thân những người này nếu thiếu nhận thức nhưng vẫn cố tình bỏ qua chạy theo lợi nhuận , lôi kéo người khác tham gia khiến bán hàng đa cấp trở thành hình tháp ảo. Bản thân sản phẩm được kinh doanh theo phương thức này. Nhìn chung là những sản phẩm mới,độc đáo, tiện ích và có giá trị sử dụng. Sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, môi trườnglà cơ sở cho doanh nghiệp thu hút khách hàng và cạnh tranh trên thị trường, tạo niềm tin cho khách hàng chấp nhận chia sẻ nó với người khác theo nguyên lý chia sẻ thông tin. Nhưng bên cạnh đó còn có công ty đưa ra các sản phẩm kém nhưng vẫn giới thiệu là tốt đánh lừa người tiêu dùng khiến dư luận rất dễ đưa ra các đánh giá ‘thất thiệt’ về bán hàng đa cấp. 3. Hạn chế và tồn tại 3.1. Chủng loại sản phẩm Không phải mặt hàng nào cũng có thể kinh doanh theo mô hình marketing đa cấp. Hầu như phải là những mặt hàng thực sự có chất lượng và độc đáo, độc quyền, chỉ doanh nghiệp đó kinh doanh mới có thể áp dụng mô hình này. Vì vậy lượng sản phẩm được đưa vào kinh doanh theo mô hình này còn giới hạn ở một số mặt hàng như: mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe, mà chưa thể mở rộng ra kinh doanh một số mặt hàng khác. 3.2. Giá cả sản phẩm Về cơ bản, giá sản phẩm trong marketing đa cấp phải thấp hơn giá bán tại các cửa hàng, siêu thị, trên thị trường vì MLM tiết kiệm được chi phí trung gian cho các đại lý, chi phí cho việc quảng cáo, mở rộng thương hiệu. Tuy nhiên trên thực tế giá sản phẩm trong MLM phụ thuộc rất lớn vào chế độ trả thưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mạng lưới sâu, rộng với một chính sách trả thưởng hậu hĩnh thì giá sản phẩm sẽ cao hơn bình thường do phải chi trả hoa hồng của các phân phối viên. Mặt khác, do sản phẩm được doanh nghiệp marketing đa cấp là sản phẩm độc đáo, độc quyền nên khách hàng không có nhiều thông tin để so sánh giá cả sản phẩm. Vì vậy, dư luận về giá sản phẩm cao hơn rất nhiều so với thị trường diễn ra từ khi marketing đa cấp bắt đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam. 3.3. Chính sách của công ty Hầu hết các công ty marketing đa cấp hiện nay đều theo đuổi những mục tiêu kinh doanh riêng trong khi hành lang pháp lý về hoạt động marketing đa cấp tại Việt Nam chưa hoàn chỉnh. Vì vậy mà một số công ty có thể có những chính sách lách luật nhằm đạt được mục đích của mình. Đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, đa số các doanh nghiệp marketing đa cấp tại Việt Nam hiện đang theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ông chủ doanh nghiệp ra sức đưa ra những chính sách trả thưởng và lợi ích đi kèm cho các phân phối viên thật hậu hĩnh nhằm thu hút, lôi kéo họ tham gia nhưng khi có chuyện gì xảy ra việc các phân phối viên phải chịu thiệt là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chưa có một chuẩn mực nào cho các doanh nghiệp marketing đa cấp xây dựng các chính sách như chính sách trả thưởng, chính sách lợi ích đi kèm như du lịch, nhà cửađối với các phân phối viên, chính sách đào tạo phân phối viên các kỹ năng cần thiết 3.4. Những mặt hạn chế khác. Tuy có hệ thống quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp nhưng còn thiếu và yếu, hoạt động của các cơ quan nhà nước về quản lý bán hàng đa cấp còn chưa hiệu quả. Điển hình là các vụ công ty bán hàng đa cấp trá hình vẫn còn tồn tại, việc quản lý bán hàng đa cấp còn lỏng lẻo, chờ sự việc xảy ra rồi mới nghĩ biện pháp giải quyết. Tốc độ phát triển nhanh nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Thực tế, giai đoạn vừa qua bán hàng đa cấp ở nước ta phát triển rất nóng,lượng cá nhân tham gia vào lớn nhưng lượng người ngừng tham gia cũng nhiều. Hoạt động chưa thực sự dựa trên sản phẩm mà còn tập trung nhiều vào lôi kéo người tham gia thành lập mạng lưới dễ gây nhầm lẫn với các hình thức lừa đảo khác. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành không trong sạch. Thể hiện sự mất cân bằng giữa các doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp nước ngoài,số lượng doanh nghiệp nước ngoài chiếm đa số và lượng lớn thị phần. Mặt khác là sự cạnh tranh không lành mạnh, không ít doanh nghiệp để kéo người doanh nghiệp khác đã nói xấu lẫn nhau gây ra sự hoài nghi cho người trong và ngoài bán hàng đa cấp. Hệ thống thông tin chính thức về bán hàng đa cấp chưa đầy đủ, thống nhất. Hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin trái chiều về bán hàng đa cấp trên báo chí, mạng , truyền khẩu,khiến người dân khó có cái nhìn đúng đắn về bán hàng đa cấp. Thêm vào đó là hệ thống thông tin hướng dẫn của nhà nước về bán hàng đa cấp còn chưa đầy đủ gây lúng túng cho doanh nghiệp trong thực hiện . Hạn chế về sản phẩm. Chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu của các công ty nước ngoài, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và chưa có nhiều và thiếu sức cạnh tranh mạnh. Các sản phẩm phân phối bởi bán hàng đa cấp tuy độc đáo nhưng giá thành thường cao hơn các sản phẩm cùng loại, điều này gây ra sự khó khăn trong tiếp cận của một số người dùng thật sự có nhu cầu. Mặt khác, hàng hóa trong bán hàng đa cấp vẫn còn tồn tại các sản phẩm kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, không tuân theo quy định kiểm soát của nhà nước.Thêm vào đó là việc thông tin mập mờ không đày đủ về lợi ích, tính năng của sản phẩm là chuyện khá phổ biến. Hình thức kinh doanh biến tướng, bóp méo, tháp ảo của bán hàng đa cấp còn tồn tại và thường xuyên xuất hiện gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh của nước ta. Thách thức lớn nhất của bán hàng đa cấp là sự hiểu nhầm trong bộ phận lớn công chúng về hoạt động bán hàng đa cấp tạo ra bởi hàng loạt các công ty bán hàng đa cấp bất chính ngay từ giai đoạn đầu tiên khi bán hàng đa cấp mới xuất hiện và kéo dài tới hiện nay, điều đó đã tạo nên một hình ảnh xấu khó thay đổi về hoạt động này 4. Nguyên nhân của những hạn chế 4.1. Từ góc độ quản lý Nhà nước Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm qua nhưng cách đây 3 năm vẫn chưa có khung pháp lý cho hình thức kinh doanh này. Nhiều công ty đã lợi dụng kẽ hở này để sử dụng maketing đa cấp vào những hình thức bất chính, gây thiệt hại cho người tham gia, người tiêu dùng cũng như cho cả xã hội. Mặt khác, việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi marketing đa cấp không trung thực. Do đó, các hành vi vi phạm như quảng cáo gian dối, đẩy giá sản phẩm lên cao, trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhậpở một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đã trở nên phổ biến gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến người tham gia, người tiêu dùng và cả những doanh nghiệp đang làm ăn chân chính. 4.2. Từ góc độ doanh nghiệp Marketing đa cấp có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay một số doanh nghiệp lợi dụng nó để thu lợi bất chính, lợi dụng sự hạn chế về nhận thức để lừa đảo người tham gia, người tiêu dùng, tác động xấu đến xã hội và cả các doanh nghiệp marketing đa cấp khác. Trong thời gian qua, bản thân doanh nghiệp không có ý thức tự giác thực hiện những chính sách nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tham gia và người tiêu dùng, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Ngoài ra, hoạt động marketing đa cấp đang diễn ra ở thị trường Việt Nam một cách ồ ạt, các doanh nghiệp chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý hệ thống phân phối viên đã dẫn đến hiện tượng có quá nhiều người tham gia vào mạng lưới, có sự chồng chéo gây hỗn loạn, khó kiểm soát. Mặt khác, trình độ phân phối viên trong mạng lưới của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp chỉ quy định trình độ tuổi được phép tham gia kinh doanh là 18 tuổi trở lên chứ không có quy định rõ ràng về trình độ của người muốn tham gia. Phân phối viên có trình độ thấp sẽ hạn chế khả năng nhận thức về mô hình kinh doanh, về sản phẩm dẫn đến việc tuyên truyền sai sự thật gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, gây tâm lý e ngại của mọi người trong xã hội đối với maketing đa cấp. Hơn nữa, phần lớn người tham gia maketing đa cấp ở Việt Nam coi đây chỉ là việc làm thêm, không có tính chất ổn định nên nhiều khi chỉ hoạt động như một người bán lẻ thông thường mà không tâm huyết với công việc đó. Do vậy, ngành marketing đa cấp ở Việt Nam chưa được phát triển đúng hướng, chưa phát huy được tác dụng tích cực của nó với xã hội. 4.3. Từ góc độ người tiêu dùng Đối với thị trường Việt Nam, phương thức marketing đa cấp còn quá mới mẻ. Khái niệm marketing đa cấp còn chưa được hiểu rõ ràng ở rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Chính sự hạn chế về nhận thức đó đã tạo điều kiện cho một số công ty kinh doanh đa cấp lợi dụng phương thức kinh doanh này để trục lợi, gây tổn hại cho xã hội, bị dư luận lên án làm mất lòng tin của xã hội vào marketing đa cấp. Một số doanh nghiệp muốn hoạt động marketing đa cấp một cách chân chính nhưng do phải áp dụng dập khuôn mô hình của nước ngoài mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể về tâm lý, mức sống của người Việt Nam dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó chứa nhiều rủi ro cho người tham gia và kết quả là cũng bị báo chí lên án. Tuy những phản ánh trên các phương tiên thông tin đại chúng có nhiều phản ánh xác thực nhưng cũng có không ít phản ánh thiếu tính khách quan nên đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động marketing đa cấp chân chính. Ngoài ra, ngay cả những tổ chức, các nhân có ảnh hưởng lớn đối với xã hội như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà kinh tế, chính trị, thậm chí cả những người tham gia cũng chưa hiẻu đúng về hoạt động marketing đa cấp, về sự khác nhau giữa marketing đa cấp chân chính và bất chính. Vậy mà, họ đã đưa ra nhiều bình luận, thông tin sai lệch về phương thức kinh doanh này khiến phần lớn công chúng không hiểu hoặc hiểu sai về Maketing đa cấp, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người tham gia đồng thời hạn chế sự tồn tại của phương thức maketing này. Vậy là ở chương này chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng hoạt động marketing đa cấp tại Việt Nam, xác định những thành quả đã đạt được và một số hạn chế cần khắc phục. Vậy xu hướng phát triển của loại hình này ở Việt Nam ra sao và giải pháp đưa ra nhằm cải thiện những hạn chế đã nêu ra như thế nào, chúng ta sẽ được biết ở chương tiếp theo của khóa luận này. Chương III : GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG MARKEING ĐA CẤP VÀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKEING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM I. Định hướng phát triển bán hàng đa cấp tại Việt Nam Đảng và nhà nước ta đã xác định chiến lược “đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để có thể thực hiện mục tiêu này, hầu hết các hoạt động kinh tế trong nước đều phải tập trung phát triển theo hướng hiện đại, dịch chuyển dần cơ cấu kinh tế. Với tư cách là một hình thức bán hàng tiếp thị hiện đại trong lĩnh vực dịch vụ, bán hàng đa cấp cũng được đầu tư , phát triển theo hướng hoàn thiện hơn để đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Định hướng cho phát triển bán hàng đa cấp được thể hiện chi tiết hơn qua ba quan điểm cụ thể : Khai thác điểm mạnh của bán hàng đa cấp vào phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân; Khắc phục hạn chế, tiêu cực từ bán hàng đa cấp. II. Khai thác điểm mạnh của bán hàng đa cấp vào phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân Cần có các biện pháp cụ thể khuyến khích bán hàng đa cấp và tạo điều kiện cho ngành nghề này phát triển như những ngành nghề khác. Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà phân phối, người tiêu dùng không chỉ về mặt pháp lý mà còn bằng những chương trình hành động, cụ thể hóa các quy định, nghị định về bán hàng đa cấp cho sát với thực tế sao cho nó thật sự đi vào cuộc sống và áp dụng một cách có hiệu quả. Nghiên cứu về mô hình này và học hỏi kinh nghiệm ở các nước phát triển, lập ra mô hình bán hàng đa cấp chuẩn mực tham khảo dành cho các công ty. Mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý kinh tế về bán hàng đa cấp, thiết nghĩ nước ta cũng cần sớm có chương trình đào tạo ngành này ở các bậc học như một số nước phát triển trên thế giới. III. Khắc phục hạn chế, tiêu cực từ bán hàng đa cấp Hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp, thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát các công ty bán hàng đa cấp một cách thường xuyên và chặt chẽ. Ngăn chặn triệt để và sớm xử lý nghiêm các công ty bán hàng đa cấp bất chính, các đối tượng lợi dụng mô hình để trục lợi cá nhân gây thiệt hại, dần xóa bỏ hình tháp ảo ra khỏi nền kinh tế. Tạo một môi trường kinh doanh đa cấp lành mạnh. Quy định những khuôn khổ cho các công ty bán hàng đa cấp và nhà phân phối, hạn chế các trường hợp gây thiệt hại. Khuyến khích mọi người đứng ra tố cáo các hành vi bán hàng bất chính, phổ thông hóa các quy định, nghị định về bán hàng đa cấp đến người dân. Giúp người dân phân biệt bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính IV. Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp của nước ta mới được thành lập từ cuối năm 2005 và còn thiếu, nhiều thiếu sót khiến cho công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp gặp nhiều khó khăn và tạo khe hở cho các doanh nghiệp kinh doanh bất chính lợi dụng. Để có thể phát triển hiệu quả hình thức kinh doanh mới này cần hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh. Trên giác độ quản lý nhà nước, hoạt động bán hàng đa cấp cần phải có các quy định pháp luật để điều chỉnh các hành vi của DN và những người tham gia mạng lưới về các nội dung sau: Thứ nhất, Quy định rõ các điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp; Khoản 11 Điều 3 của Luật cạnh tranh (Luật số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004) quy định các điều kiện kinh doanh đa cấp một cách định nghĩa chưa có các điều kiện cụ thể, yêu cầu với các doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp. Thứ hai, Quy định các hành vi bị cấm đối với DN và những người tham gia mạng lưới nhằm thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Nhằm phân biệt rõ ranh giới giữa bán hàng đa cấp tuân thủ quy định của pháp luật (chân chính) với hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Các quy định cần tuân thủ theo luật cạnh tranh là. Một là, Nghiêm cấm việc: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Hai là, Nghiêm cấm việc: Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; Ba là, Nghiêm cấm việc: Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Bốn là, Nghiêm cấm việc: Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.” Thứ ba, Quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó có các ràng buộc về mức giá, cơ chế kiểm soát giá, nghĩa vụ thuế, hạch toán kế toán,thực tiễn nước ta cho thấy các quy định của luật pháp nước ta điều chỉnh mảng quản lý tài chính là thiếu và yếu nhất, khiến các doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế và các quy định tài chính về mặt nghĩa vụ của doanh nghiệp với người tham gia bán hàng đa cấp cho công ty. Các quy định cần làm rõ là Quy định về giá sản phẩm và cơ chế kiểm soát và quản lý giá bán sản phẩm phân phối theo hình thức đa cấp. do đặc thù của hoạt động bán hàng đa cấp khác với bán lẻ truyền thống nên việc xác định giá cả là rất quan trọng là cơ sở điều chỉnh và đề ra các chính sách quản lý tài chính khác. Với mỗi dòng sản phẩm cần có kiểm tra chất lượng và định giá sản phẩm tương đối làm cơ sở quản lý. Quy định về hoa hồng cho các cá nhân tham gia. Làm rõ việc tỷ lệ trích hoa hồng này có vai trò như thế nào trong chi phí của mô hình hoạt động đa cấp. kết hợp 2 quy định trên cơ quan quản lý sẽ có cơ sở chính xác để quản lý doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp để có thể xác định chính xác thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân đối với người tham gia bán hàng đa cấp. Thứ tư, Quy định cụ thể về các hành vi được các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Thêm vào đó, hoạt động bán hàng đa cấp cần có sự quản lý không chỉ từ một lĩnh vực pháp luật mà còn từ nhiều lĩnh vực khác nhau hông chỉ bao gồm Bộ luật dân sự, pháp luật về thương mại, pháp luật về cạnh tranh, mà còn bao gồm cả lĩnh vực pháp luật về thuế, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về quảng cáo,.. V. Thống nhất, nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước Cơ chế quản lý hiện tại của nhà nước, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu sự quản lý trực tiếp từ các sở công thương tỉnh thành phố và kết hợp với sự giám sát của cục quản lý cạnh tranh ở cấp vĩ mô mà chưa có một cơ quan nào chủ đạo quản lý trực tiếp hoạt động bán hàng đa cấp. Trong khi đó việc quản lý của các sở công thương còn lỏng lẻo còn tầm vĩ mô của cục quản lý cạnh tranh chỉ tập trung vào việc quản lý các hoạt động vi phạm nhưng lại chưa sát sao, không đề ra các chính sách chiến lược phát triển thực sự cho ngành hàng đa cấp. Ngay tại cấp của các sở công thương cũng yếu kém trong việc kiểm soát các doanh nghiệp và tình hình diễn biến của hoạt động bán hàng đa cấp, xảy ra tình trạng doanh nghiệp bán hàng đa cấp không có giấy phép hoặc không thê nắm rõ việc có bao nhiêu doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động tại địa phương mình quản lý. Vì vậy cần có một cơ quan chính thức chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp hoạt động bán hàng đa cấp ở tầm vĩ mô đề ra chiến lược và chính sách điều chỉnh và phát triển hoạt động này, ngoài ra còn phối hợp với địa phương để có thể nắm rõ diễn biến thực tế. Cơ quan này cũng chính là đại diện chính thức của nhà nước về mặt pháp luật hướng dẫn các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng như cung cấp nguồn thông tin chính thức cho người dân về hoạt dộng bán hàng đa cấp. Giảm thiểu tình trạng không có nguồn thông tin chính thức đầy đủ và nhiễu loạn các nguồn thông tin về bán hàng đa cấp tạo lòng tin và hướng dẫn người dân về hoạt động bán hàng đa cấp. VI. Cơ chế đa dạng hóa các đối tượng hữu quan trong quản lý bán hàng đa cấp Ngay trong lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp đã nêu rõ cần có sự quản lý pháp luật dựa trên nhiều lĩnh vực, cho thấy việc quản lý bán hàng đa cấp không chỉ cẩn có sự nỗ lực của cơ quan nhà nước mà còn từ các phía như người tiêu dùng,doanh nghiệp đa cấp Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã được thành lập để có thể đáp ứng nhu cầu trên. Hiệp hội này có vai trò gắn kết các doanh nghiệp trong ngành, giảm sự cạnh tranh không lành mạnh tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cho dù đã được thành lâp nhưng hiệp hội vẫn chưa quy tụ đủ các doanh nghiệp trong ngành và hoạt động còn mờ nhạt. Nhưng với sự có mặt của hiệp hội này cho thấy kỳ vọng về tương lai tốt đẹp hơn của hoạt động bán hàng đa cấp. Thêm vào đó chính người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ mình qua vai trò của các hiệp hội của người tiêu dùng nhằm vai trò thẩm định và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tiếng nói của một hiệp hội sẽ có tác động mạnh mẽ hơn so với của các cá nhân. Tuy nhiên cũng như hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, hiệp hội của người tiêu dùng đã có nhưng hoạt động chưa đúng với nhiệm vụ của mình Ngoài ra cũng cần có sự tham gia của các tổ chức đánh giá, thẩm định chât lượng và hoạt động của các doanh nghiệp đa cấp từ đó có những tư vấn hợp lý cho cả doanh nghiệp, nhà nước và người tiêu dùng VII. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Một hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp của nước ta là năng lực cạnh tranh kém hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Sự yếu kém này thể hiện trong cả năng lực, trình độ quản lý và trình độ công nghệ ứng dụng sản phẩm dịch vụ.dẫn tới sự thống trị thị trường của các doanh nghiệp và sản phẩm nước ngoài. Tuy thị trường nước ta còn non trẻ phát triển muộn hơn so với các thị trường khác nhưng đó cũng là một lợi thế của chúng ta để có thể tiếp thu kiến thức và khoa học công nghệ mới nhất để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài và sự đầu tư phát triển khoa học công nghệ để sản phẩm có sức cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. VIII. Cải thiện quan niệm của công chúng về hoạt động bán hàng đa cấp Nâng cao trình độ dân trí để tạo cho họ cơ sở để có thể tự nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp. Cung cấp thông tin và hiểu biết cơ bản về bán hàng đa cấp để họ hiểu rằng bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Trong đó, nhà nước cần thống nhất và cung cấp nguồn thông tin chính thức loại bỏ các nguồn thông tin không chính thức, đồng thời doanh nghiệp cũng cần có hoạt động đào tạo có chiều sâu hơn với các nhân viên của mình nhất là các nhân viên mới để họ làm việc chuyên nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Kết luận Từ lâu người ta dùng khái niệm “thương trường như chiến trường” chỉ cuộc chiến giành khách hàng đã trở nên khốc liệt đến mức các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng bị loại khỏi cuộc chiến ngay những năm đầu tiên. Công nghệ hiện đại giúp nhà sản xuất có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm hiện đại, chất lượng nhưng đời sống sản phẩm bị rút ngắn trong khi họ luôn phải đối mặt với vấn đề hàng đầu là tiêu thụ. Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông cho phép các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình rộng khắp, nhưng chi phí quá cao và có thể họ không còn kiểm soát được hiệu quả của các công cụ hiện đại này trong tình trạng tràn ngập thông tin và người dân bị quá tải khi là đối tượng mục tiêu của hàng chục thông điệp marketing và quảng cáo mỗi ngày. Trước những vấn đề hóc búa của những mô hình kinh doanh có từ lâu đời, MLM đã ra đời như một giải pháp phân phối mới, được các doanh ngiệp vận hành như những công cụ thay thế marketing truyền thống, quá trình tiêu thụ đã diễn ra theo một quy trình hiệu quả: Từ nhà sản xuất đến trung tâm phân phối và NPP nối liền trung tâm phân phối với người tiêu dùng. Một công ty MLM dễ dàng thực hiện được mục tiêu tiết kiệm, mục tiêu nghiên cứu phát triển sản phẩm và mục tiêu tiêu thụ. Trái với những lời dự đoán rằng MLM sẽ thay thế ngành kinh doanh truyền thống và toàn bộ dân số sẽ gia nhập MLM trong một thời gian ngắn, MLM dù đã phát triển mạnh thế nào cũng là một mô hình tồn tại song song các mô hình kinh doanh khác. Cũng như những mô hình kinh doanh khác MLM có ưu điểm và nhược điểm, đặc biệt những biến tướng tiêu cực của nó gây nhiều thiệt hại cho kinh tế, xã hội và luôn bị dư luận lên án... nhưng đó chỉ là một số hiện tượng của một mô hình kinh doanh hiện đại, và quan niệm rằng MLM là một ngành nghề lừa đảo cần phải “xóa sổ” khỏi Việt Nam chắc chắn là một quan điểm không phù hợp với chủ trương phát triển và hội nhập của Việt Nam. Bằng việc hoàn thiện hoạt động bán hàng đa cấp ở nước ta kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống sẵn có chắc chắn sẽ đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước để thực hiện được mục tiêu của đảng và nhà nước đề ra là tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hướng hiện đại, với cơ cấu nền kinh tế hợp lý và phương thức sản xuất hiện đại năng suất cao. Hà nội ngày 31 tháng 12 năm 2010 Tài liệu tham khảo 1. Nghị định 110/2005/NĐ-CP. 2. Luật Cạnh Tranh 2005. 3. Thông tư 19/2005/TT-BTM. 4. Thông tin từ các sở công thương Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh 5. Richard Poe, dịch giả Cù Hoàng Đức (2003), 6. Làn sóng thứ 3, Nhà xuất bản Thế Giới. 7. qlct. gov. vn/Web/Content. aspx?distid=2082&lang=vi-VN 8.àng-da-cap-the- nao/20356272/87/ 9.Bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Méo mó và biến tướng đăng trên báo CAND ngày 20-7-2011 10. A%A5p 11.àng-da-cap-Sinh-Loi-moc-dau-moi/30141286/87/ 12. 13. 14.Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh tổng kết công tác quản lý bán hàng đa cấp ngày 1-7-2011 tại Tp.Hồ Chí Minh 15. 16. 17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_tot_nghiep_2_tuan_5541.docx