5.2. Kiến nghị
Tiến hành nghiên cứu và so sánh về hiệu quả giao rừng cho hộ gia đình, cá
nhân với hình thức giao rừng cho cộng đồng trên các mặt kinh tế, xã hội, môi55
trường, từ đó nhận thấy rõ hơn những mặt được và chưa được của quản lý rừng
cộng đồng để đề xuất các giải pháp phát triển QLRCĐ trên địa bàn nghiên cứu
Tiếp tục nghiên cứu đề tài trên phạm vi toàn Tỉnh để nắm được tình hình giao
rừng trên toàn tỉnh Quảng Bình, đồng thời so sánh đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ
của các hình thức QLRCĐ khác nhau như quản lý theo truyền thống, theo cộng
đồng dân cư thôn, theo nhóm hộ và câu lạc bộ, nhóm sở thích đang tồn tại trên địa
bàn Tỉnh.
Tiến hành nghiên cứu về khả năng hấp thu CO2 của các khu rừng từ nhiên
giao cho cộng đồng từ đó xây dựng cơ chế hưởng lợi từ phía môi trường để tăng
thu nhập cho người dân, tạo động lực cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng
66 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả công tác giao rừng cộng đồng trên địa bàn xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì phải nạp đơn xin giao rừng tại UBND xã.
* Uỷ ban nhân dân xã Thượng Trạch sẽ:
- Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để
xem xét và đề nghị UBND xã điều chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho từng
hộ gia đình trong phạm vi bản.
- Chỉ đạo hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia
đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo UBND cấp xã.
34
* Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình cá nhân để đảm
bảo các điều kiện căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật.
* Trình huyện duyệt phương án
Bƣớc 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ.
Cơ quan chức năng huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân
từ UBND cấp xã và chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau
đó lập tờ trình kèm theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Bƣớc 4: Thực hiện quyết định giao rừng
* Khi nhận được quyết định giao đất, giao rừng của UBND huyện, UBND
xã có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình cá
nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề.
* UBND xã lập biên bản giao rừng có sự tham gia và kí tên của đại diện
UBND cấp xã đại diện cho hộ gia đình, cá nhân.
* Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa, hộ gia đình, cá nhân có trách
nhiệm xác định rỏ ranh giới, đóng mốc khu rừng được giao với sự chứng kiến
của đại diện UBND xã.
Bước 5: Tổng hợp hồ sơ.
Sau khi giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND xã sẽ tổng hợp lại
hồ sơ, bản đồ về diện tích khu đất, khu rừng của từng hộ gia đình để giám sát và
đối chiếu.
Bƣớc 6:
* UBND xã sẽ họp dân để triển khai kế hoạch sản xuất và đầu tư, phỏng
vấn hộ dân về kế hoạch sản xuất, vốn, lịch, thời vụ, cơ cấu cây trồng.
* Tổng hợp về vốn, đối tượng lĩnh vực đầu tư.
* Sau khi thống nhất quan điểm sẽ triển khai thực hiện.
Nhận xét chung về tiến trình giao đất giao rừng ở xã Thượng Trạch: diễn ra
thuận lợi, xã Thượng Trạch đã tiến hành giao rừng theo trình tự và thủ tục mà
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn như:
- Việc giao đất, giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được
sự tham gia của người dân đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và phụ nữ.
- Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có
quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân,
35
đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao đất, giao rừng.
- UBND xã truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các
cộng đồng, hộ gia đình rừng một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ
cấu sử dụng.
- Việc giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản rừng và
hưởng lợi bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Diện tích đất rừng khi giao cho từng hộ gia đình đều được biểu thị một
cách rỏ ràng trên bản đồ, và được quản lý theo dõi chặt chẽ của cán bộ địa chính.
- Các gia đình nhận rừng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.3.2. Phương án giao rừng cộng đồng
4.3.2.1. Quy mô, đối tượng và mục tiêu của phương án giao rừng
Đối với rừng tự nhiên đã giao được 1449,488 ha cho cộng đồng quản lý,
bảo vệ hưởng lợi theo quyết định 178/TTG .
Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng của người dân, hạn chế được
những vụ khai thác rừng bừa bãi của lâm tặc và đảm bảo cho khu rừng phát
triển, nâng cao độ che phủ và cải tạo đời sống của người dân miền núi.
Duy trì và phát triển rừng bền vững nâng cao chất lượng tài nguyên rừng,
nguồn nước trên địa bàn.
4.3.2.2. Phương thức giao đất lâm nghiệp
* Chọn hình thức giao
Tổ chức họp dân và lấy ý kiến tham gia của toàn dân, tiến hành tổng hợp
đưa ra hợp đồng đăng ký đất đai của xã xem xét và đi đến thống nhất hình thức
giao như sau: Đối với rừng tự nhiên: Dựa vào địa hình chia rừng thành từng khu
vực cho từng thôn để QLBV cụ thể.
* Phương pháp thực hiện:
- Dựa trên kết quả QHSD đất
- Dựa vào nhu cầu nhận đất, nhận rừng của hộ gia đình
- Thôn tiến hành nhóm quản lý bảo vệ và được hội đồng đăng ký đất đai xã
thống nhất.
- Sau khi quyết định giao đất, giao rừng đại diện UBND xã, đại diện phòng
tài nguyên môi trường , hạt kiểm lâm, hộ gia đình nhận rừng tiến hành cắm mốc,
36
đánh dấu sau đó đo đếm diện tích cho từng hộ.
4.3.2.3. Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất.
* Quyền lợi:
- Được hưởng thành quả lao động kết quả đầu tư trên đất được giao
- Có quyền quyết định sử dụng đất theo kế hoạch mình nhưng phải nhằm
trong quy định pháp luật.
- Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kỷ thuật
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Được nhà nước bảo vệ khi có người khác xâm phạm, được bồi thường
thiệt hại về đất khi bị thu hồi.
- Được quyền tố cáo, khiếu nại.
* Nghĩa vụ.
Bảng 4.4. Lịch tuần tra của ban quản lý rừng tại xã Thượng Trạch.
Ban
quản lý
Số lần tuần tra Thành phần tham gia Lực lƣơng phối hợp
1 2 tháng/ 1 lần 2 người của tổ QLBVR Người dân trong bản
2 3 tháng/ 1 lần 3 người của tổ QLBVR
Người dân cùng ban
quản lý xã
( Nguồn: số liệu điều tra, 2017 )
Ngoài lịch tuần tra định kỳ của các tổ bảo vệ rừng, các hộ gia đình được
giao rừng hàng tháng cũng vào rừng để tuần tra, quản lý bảo vệ.
- Thực hiện đúng nội dung đã ghi trong thế ước, phương án quản lý bảo vệ
rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm ảnh
hưởng đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất chung quanh.
- Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi
- Thực hiện biện pháp bảo vệ và khả năng sinh lợi của đất.
4.3.2.4. Quy chế quản lý.
* Quy chế quản lý và sử dụng rừng tự nhiên
- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào từng đối tượng rừng
37
+ Đối với rừng giàu: Khoanh nuôi bảo vệ trồng bổ sung một số loài có
nguồn gốc rừng tự nhiên.
+ Đối với rừng trung bình: Cần thiết phải nuôi dưỡng, điều chỉnh và tinh
giảm hoá tổ thành, tạo điều kiện cho các cây mục đích chiếm ưu thế và sinh
trưởng phát triển nhanh: Chọn cây nuôi dưỡng là những cây có phẩm chất tốt, có
giá trị kinh tế cao, chặt bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, kém giá trị kinh tế,
cây phụ trợ, điều chỉnh mật độ cây tái sinh căn cứ vào quần thụ mà xác định chặt
đảm bảo cho độ tán che phù hợp.
+ Đối với rừng ngèo kiệt: Cần phải khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, áp dụng
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để tác động vào rừng , làm giàu rừng,
kích thích sinh trưởng, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, đòi hỏi
chu kỳ kinh doanh dài.
+ Cần tiến hành phúc tra tài nguyên rừng 5 năm 1 lần để theo dõi được diễn
biến tài nguyên rừng. Qua đó mới đánh giá mức độ tăng trưởng của rừng nhằm
xác định mức độ hưởng lợi từ rừng cho các nhóm hộ.
+ Phương thức khai thác và cường độ khai thác: Rừng tự nhiên tại các thôn
đa phần là rừng hỗn giao, nhiều tầng có nhiều cấp tuổi và đường kính khác nhau,
chúng ta cần phải áp dụng phương thức khai thác chọn đối tượng khai thác là
những cây đạt kích thước nhất định thân theo nhóm gỗ:
- Gỗ nhóm 1 đến nhóm 2: 45cm
- Gỗ nhóm 3 đến nhóm 6: 40cm
- Gỗ nhóm 6 đến nhóm 8: 30cm
+ Cường độ khai thác: Theo quy định của việc quản lý, bảo vệ và khai thác
đối với rừng phòng hộ trong quyết định 178/TTG.
- Trách nhiệm của đối tượng được giao:
+ Tổ chức tuần tra bảo vệ, kiểm tra rừng.
Khi được giao rừng, các thôn phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, lập hồ sơ
theo dõi bảo vệ và báo cáo cho UBND xã về diễn biến tài nguyên rừng hiện
tượng chặt phá, định kỳ 1 tháng tổ chức họp thôn 1 lần để nghe các nhóm báo
cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức kiểm tra một số diện tích rừng
được giao
+ Truy quét các đối tượng vi phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, các thôn phối hợp với UBND xã lực
38
lượng kiểm lâm tiến hành theo dõi để bắt quả tang việc khai thác trái phép của
lâm tặc.
Sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của lâm tặc cần tiến hành bắt ngay và
đem ra người dân để kiểm điểm và giáo dục theo hương ước thôn bản. Nếu đối
tượng còn tiếp tục vi phạm thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật.
- Công tác phát triển rừng: Để rừng phát triển bền vững ngoài việc bảo vệ
cần tiến hành trồng thêm nhiều loài cây có giá trị kinh tế và các loại lâm sản phụ.
- Công tác tuyên truyền vận động: Nhóm hộ cùng lực lượng kiểm lâm và
chính quyền dịa phương mở cuộc họp tuyên truyền cho người dân hiểu về việc
bảo vệ rừng và những quy định về đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng.
* Các quy định về chính sách hưởng lợi.
- Được quyền trồng xen dưới tán rừng các loại cây công nghiệp, dược liệu,
chăn nuôi gia súc và các lợi ích khác của rừng nhưng không được ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây rừng.
- Được hưởng toàn bộ trồng xen dưới tán rừng và các sản phẩm trong quá
trình thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh.
- Được toàn quyền quyết định giá cả vận chuyển mua bán, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ những sản phẩm do mình làm ra sau khi có xác nhận của chính
quyền địa phương.
- Được phép khai thác các lâm sản ngoài gỗ quý như: Mây, tre, mật ong...
được tự do tiêu thụ sản phẩm sau khi có xác nhận của kiểm lâm.
- Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh và du lịch sinh thái, được
xây dựng cơ sở dịch vụ, du lịch nghỉ mát có thủ tục của cơ quan chức năng nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi có các dự án đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương UBND xã xem
xét văn bản đề nghị các dự án, ưu tiên những hộ gia đình tham gia tốt vào công
tác bảo vệ và phát triển rừng để tham gia vào hoạt động của dự án đó.
- Quy định về thủ tục thực hiện chính sách hưởng lợi.
UBND xã phối hợp với hạt kiểm lâm sở sẽ tiến hành kiểm kê rừng từng
thôn. Nếu trữ lượng được tăng lên thì công tác bảo vệ rừng của thôn đó thực
hiện tốt. Đồng thời khi trữ lượng rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì tiến hành làm
thủ tục khai thác và thực hiện chế độ hưởng lợi.
39
Khi thôn có nhu cầu xin khai thác gỗ thì phải làm đơn cấp giấy phép khai
thác gỗ. UBND xem xét và trình hạt kiểm lâm.
Khi tiến hành khai thác người được cấp giấy phép khai thác phải báo cáo cho
hạt kiểm lâm sở tại địa điểm tập kết gỗ, lâm sản để tiến hành kiểm tra đóng búa
kiểm lâm, lập biên bản kiểm tra xác nhận khối lượng nếu là các loại sản phẩm phi
gỗ để cho phép vận chuyển sử dụng hợp pháp. Đồng thời tiến hành kiểm tra hiện
trường khai thác gỗ , lập biên bản đánh giá hiện trường sau khi khai thác.
4.3.2.5. Quy chế sử dụng đất
* Sau khi được giao đất, người sử dụng đất phải tiến hành các giải pháp
kinh doanh đúng mục đích, đúng quy định kỹ thuật.
* Sau 02 năm kể từ ngày có quyết định giao, hộ gia đình không sử dụng sẽ
bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Qua tìm hiểu phương án giao rừng ở xã Thượng Trạch tôi thấy, trong quá
trình triển khai phương án giao rừng còn những bất cập đó là:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về đất rừng đã được quan tâm, đổi mới,
tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
- Chế độ hưởng lợi từ rừng phụ thuộc vào lượng tăng trưởng từ sau 10 -15
năm, nên không khuyến khích được bà con nhận rừng.
- Chưa quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ rừng mà chỉ mang
tính định hướng chung chung.
- Chưa thực sự thuyết phục, lôi kéo người dân nhận rừng bởi việc tuyên
truyền còn khái quát, chưa dẫn chứng cụ thể.
- Thủ tục nhận đất, nhận rừng còn rườm rà, thông thường người dân muốn
lấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua rất nhiều cửa do đó người dân rất
ngại khi nhận đất, nhận rừng dù biết việc làm đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giải quyết bất cập trên theo tôi:
- Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai phải quy định phù hợp với từng
thời điểm, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế.
- Phải cho bà con nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại sau này, động
viên khuyến khích người dân kiên trì trong sản xuất kinh doanh.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ dân nhận rừng phải quy định cụ thể, rõ ràng
40
tránh cãi vã, kiện cáo, làm mất đoàn kết giữa các thôn, các gia đình trong xã.
- Đặc biệt cần phải giảm bớt những khâu giấy tờ không quan trọng, tránh
rườm rà, phức tạp khi làm thủ tục nhận rừng.
4.3.3. Kết quả giao rừng cộng đồng ở xã Thượng Trạch
Hình 4.4. Rừng cộng đồng Bản Nịu
* Xã Thượng Trạch đã giao được 1810,145 ha rừng cộng đồng cho cho 351
hộ gia đình và 153,51 ha rừng tái sinh cho 145 hộ gia đình.
41
Bảng 4.5. Diện tích rừng cộng đồng được giao cho các hộ gia đình
STT Thôn/Bản
Diện
tích
rừng
giao (ha)
Dân tộc
chính
Số
hộ
Diện tích
rừng bình
quân/hộ (ha)
Tỷ lệ hộ
nghèo, cận
nghèo (%)
1 Cà Roòng 1 85,811 Ma Coong 38 2,3 100
2 Cà Roòng 2 174,715 Ma Coong 34 5,1 100
3 Nịu 172,389 Ma Coong 25 6,9 100
4 Bản 51 110,299 Ma Coong 17 6,5 100
5 Ban 187,931 Ma Coong 31 6,1 100
6 Khe Rung 339,347 Ma Coong 12 28,3 100
7 Cooc 79,023 Ma Coong 23 3,4 100
8 Cu Tồn 162,907 Ma Coong 40 4,1 100
9 Chăm Pu 152,35 Ma Coong 34 4,5 100
10 Noòng Trên 88,849 Ma Coong 11 8,1 100
11 Bản 61 74,888 Ma Coong 37 2,0 100
12 Cờ Đỏ 181,636 Ma Coong 49 3,7 100
Tổng 1810,145 351 6,75
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, 2016 )
* Qua bảng 4.5 cho ta thấy diện tích rừng cộng đồng được giao cho 100%
là người dân tộc Ma Coong và đều nằm trong diện hộ nghèo hoặc cận nghèo.
* Nhìn chung diện tích rừng được giao cho các hộ gia đình và các bản
không đồng đều.
* Diện tích rừng giao cho các bản có tổng diện tích là 1810,145 ha, trong
đó bản Khe Rung chiếm diện tích lớn nhất 339,347 ha, và thấp nhất là Bản 61
chiếm 74,888 ha.
* Diện tích rừng giao cho từng hộ gia đình bình quân là 6,75 ha, trong đó
42
từng hộ gia đình trong bản Khe Rung có diện tích bình quân được giao cho hộ là
cao nhất chiếm 28,3 ha và Bản 61 có diện tích bình quân được giao cho hộ là
thấp nhất chiếm 2,0 ha.
* Sau khi giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình quản lý bảo vệ thì rừng
đã thực sự có chủ, rừng được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng làm
rẫy, khai thác rừng trái phép, trách nhiệm bảo vệ đất rừng được tăng lên rỏ rệt,
đã giải quyết được công ăn việc làm tại chổ cho một bộ phận lớn của địa
phương, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở xã Thượng Trạch.
* Người dân xã Thượng Trạch khi được nhận rừng họ đã biết tận dụng khu rừng
mình có để sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập kinh tế góp phần đưa đời sống
ngày một đi lên.
* Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được phân bố như sau:
- Rừng rất giàu, giàu (IV,IIIA3, IIIB-ha): 544,315 ha, chiếm 30,1% diện tích
đất lâm nghiệp.
- Rừng Trung bình (IIIA2-ha): 273,274 ha, chiếm tỷ lệ 15,1% diện tích đất lâm
nghiệp.
- Rừng Nghèo (IIIA1-ha): 242,669 ha, chiếm 13,4% diện tích đất lâm
nghiệp.
- Rừng phục hồi, Tre nứa (IIA,IIB-ha): 389,23 ha, chiếm 21,5% diện tích
đất lâm nghiệp.
- Đất chưa có rừng: 358,962 ha, chiếm 19,9% diện tích đất lâm nghiệp
Bảng 4.6. Diện tích các loại rừng và đất rừng giao cho cộng đồng.
TT
Thôn/
Bản
Diện
tích theo
CNQSĐ
(ha)
Hiện trạng đất rừng khi giao
Rất
giàu,
giàu
(IV,IIIA
3 IIIB)
Trung
bình
(IIIA2)
Nghèo
(IIIA1)
Phục
hồi, Tre
nứa
(IIA,IIB
)
Đất
chƣa
có
rừng
1
Cà
Roòng 1
85,811 16,435 11,9 4,62 30,982 22,525
2
Cà
Roòng 2
174,715 32,815 2,63 11,52 72,521 55,225
43
3 Nịu 172,389 40,823 28,53 38,62 7,424 56,993
4 Bản 51 110,299 61,626 26,12 1,51 2,472 14,795
5 Ban 187,931 2,273 24,789 50,766 82,161 28,266
6
Khe
Rung
339,347 153,681 58,95 16,84 83,393 28,022
7 Cooc 79,023 27,904 12,734 11,984 17,19 9,118
8 Cu Tồn 162,907 28,14 1,767 48,313 0 84,827
9 Chăm Pu 152,35 69,866 37,49 17,27 0 26,986
10
Noòng
Trên
88,849 0 8,75 15,733 64,488 0
11 Bản 61 74,888 17,83 23,284 25,493 0 8,361
12 Cờ Đỏ 181,636 92,922 36,33 0 28,599 23,844
Tổng cộng 1810,145 544,315 273,274 242,669 389,23 358,962
(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, 2016 )
Qua bảng 4.6 cho thấy hiện trạng các loại rừng và đất rừng khu vực giao cho
cộng đồng xã Thượng Trạch có tổng diện tích là: 1810,145 ha, trong đó rừng tự
nhiên chiếm 1449,488 ha, toàn bộ do UBND xã Thượng Trạch quản lý.
Bảng 4.7. Kết quả trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh
Thôn/ Bản
Thượng
Trạch
Noòng
Cũ
Noòng
Mới
Ban 51
Cà
Roong 1
Bụt
Số hộ tham gia 145 11 25 25 15 31 38
Diện tích
khoanh nuôi
153,51 17,789 25,826 25,555 14,433 31,347 38,560
( Nguồn: UBND huyện Bố Trạch, 2016)
Kết quả thu thập và tính toán tái sinh cho thấy tổng diện tích tái sinh ở xã
Thượng Trạch là 153,51 ha, với 145 hộ tham gia. Trong đó, khoanh nuôi tái sinh
chiếm 100% và hoàn toàn không có trồng mới rừng.
Trong đó bản chiếm diện tích tái sinh lớn nhất là Bụt chiếm 38,560 ha và
bản chiếm diện tích thấp nhất là Noòng Cũ chiếm 17,789 ha.
44
4.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác giao rừng cộng đồng
4.3.4.1. Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa thực sự rõ ràng
Mặc dù Luật đất đai 2003, Luật BV&PTR 2004 và một số văn bản khác
của Nhà nước quy định cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng giao đất, giao
rừng, có quyền quản lý và sử dụng rừng nhưng địa vị pháp lý của cộng đồng vẫn
chưa đầy đủ và rõ ràng. Bộ Luật dân sự 2005 quy định một tổ chức được công
nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ quan có thẩm
quyền thành lập hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản; tham gia
các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cộng đồng dân cư thôn chưa hội đủ các
điều kiện trên nên không phải là một pháp nhân. Nếu giao rừng cho cộng đồng
dân cư thôn, khi có xảy ra tranh chấp dân sự với chủ thể khác hoặc có vi phạm
pháp luật thì cơ quan pháp luật không thể giải quyết được.
Vấn đề ở đây là trong khi địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa
rõ ràng cho giao rừng và quản lý rừng nhưng lại thiếu những nghiên cứu bổ sung
vào các luật có liên quan.
4.3.4.2.Các nhóm yếu tố về cơ chế chính sách
* Về cơ bản, Việt Nam có khung pháp lý cho thực thi phương thức quản
lý rừng cộng đồng nhưng còn thiếu cơ chế chính sách liên quan đến quyền
hưởng lợi rừng, đó là sự thiếu hụt những quy định hiện hành về hưởng lợi, nhất
là hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên cho cộng đồng và khi cộng đồng quản
lý và khai thác gỗ thương mại. Những thiếu sót và chưa đầy đủ trong chính sách
hiện hành luôn được hiện hữu trong thực tế, cụ thể như sau:
- Quyết định 178 và Thông tư 80 không đề cập đến hưởng lợi của cộng
đồng và nghĩa vụ của họ khi tham gia quản lý rừng. Các yêu cầu về kỹ thuật như
xác định tiêu chuẩn rừng khai thác, tỷ lệ hưởng lợi là rất phức tạp và cộng đồng
không có khả năng xác định. Những thủ tục hành chính về khai thác gỗ thương
mại đối với rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý chưa được quy định.
- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT văn bản ban hành
Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác có nhiều điểm thiếu và không phù hợp với
chủ rừng là cộng đồng. Các chỉ tiêu kỹ thuật dựa vào trữ lượng, cường độ và
luân kỳ khai thác là rất phức tạp mà cộng đồng không có khả năng xác định và
thực hiện. Theo quy định việc thiết kế khai thác là do đơn vị tư vấn thực hiện do
vậy cộng đồng không biết cách quản lý rừng của mình. Thủ tục khai thác phức
tạp, nhiều cấp làm cho cộng đồng rất khó tiếp cận.
45
- Quyết định 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 của Bộ NN&PTNT
văn bản ban hành hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn chỉ giới hạn
cho Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng tại 40 xã của 10 tỉnh. Quyết
định này cho phép cộng đồng khai thác gỗ gia dụng và khai thác thương mại
theo 2 phương pháp trữ lượng hoặc số cây theo cấp kính.
* Phương pháp khai thác theo trữ lượng, cường độ khai thác làm cho cộng
đồng khó tiếp cận.
- Quyết định số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 văn bản hướng dẫn các
chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng lại giới hạn cộng đồng
khai thác gỗ cho gia dụng theo khối lượng.
Như vậy, chính sách hiện nay chưa quy định riêng về cộng đồng hưởng
lợi rừng, trên thực tế đang vận dụng những quy định về hưởng lợi và nghĩa vụ từ
những quy định cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; Chưa có quy
định rõ ràng về khai thác gỗ thương mại khi cộng đồng được giao và quản lý
rừng tự nhiên; Những quy định về thủ tục hành chính cũng chưa rõ; Những quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật khá phức tạp và cộng đồng khó có thể tiếp cận.
Những thiếu hụt và chưa đầy đủ nêu trên đã và đang làm hạn chế cộng đồng
tham gia quản lý rừng.
4.3.4.3.Các nhóm yếu tố tự nhiên và kỹ thuật
Trong chu trình quản lý rừng cộng đồng, lập kế hoạch quản lý rừng 5
năm và hàng năm là bước tiếp theo sau giao đất, giao rừng. Đây là bước hết sức
quan trọng, được xem là phương án kinh doanh rừng, thậm chí cần phải được
thừa nhận như phương án điều chế rừng cộng đồng đối với những khu rừng tự
nhiên giao cho cộng đồng. Kinh nghiệm từ Chương trình thí điểm Lâm nghiệp
cộng đồng tại 40 xã của 10 tỉnh, Dự án ETSP, Dự án Phát triển nông thôn ở Dak
Lak (RDDL) và một số dự án khác cho thấy việc lập kế hoạch quản lý rừng 5
năm vấp phải hai vấn đề quan trọng sau:
* Quy trình quy phạm lâm sinh hiện tại không phù hợp để áp dụng trong
điều kiện cộng đồng dân tộc thiểu số: Có những sự khác biệt giữa kỹ thuật lâm
sinh truyền thống và kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng. Kỹ thuật
lâm sinh truyền thống thường áp dụng đối với các lâm trường quốc doanh, các
công ty lâm nghiệp; trong khi đó kỹ thuật lâm sinh cho quản lý rừng cộng đồng
thường áp dụng trên quy mô nhỏ ở trong phạm vi cộng đồng.
Để áp dụng kỹ thuật lâm sinh vào rừng hiện nay, chủ yếu tuân theo quy
46
phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa do
Bộ Lâm nghiệp ban hành năm 1993. Quy phạm này trước đây được xây dựng
phục vụ cho các đơn vị kinh doanh rừng có quy mô diện tích lớn, nay ứng dụng
vào điều kiện quản lý rừng cộng đồng sẽ không phù hợp với nguồn lực địa
phương và gặp phải một số trở ngại: Cường độ khai thác lớn ứng với luân kỳ kinh
doanh dài 20 – 30 năm sẽ không thích hợp, vì diện tích rừng giao cho cộng đồng
không đủ lớn để tổ chức không gian và thời gian khép kín trong luân kỳ quá dài,
cường độ khai thác lớn sẽ không thực tế với điều kiện đầu tư của cộng đồng.
- Các quy định về đường kính khai thác chỉ phù hợp với kinh doanh gỗ chưa
đề cập đến việc áp dụng các nhu cầu đa dạng sản phẩm từ rừng của cộng đồng.
- Hướng dẫn nặng về kỹ thuật nhưng lại thiếu cụ thể hóa để có thể ứng
dụng ở cộng đồng.
- Chưa đề cập đến kết hợp kiến thức bản địa và điều kiện cộng đồng để
lựa chọn giải pháp kỹ thuật thích hợp.
- Tiêu chuẩn xác định đối tượng khai thác rừng cao trong khi đó giao rừng
cho cộng đồng lại quá nghèo nên không tạo ra thu nhập trong một thời gian quá
dài cho người nhận rừng. Ngoài ra các phương pháp xác định trạng thái rừng,
điều tra đánh giá tài nguyên rừng và các tính toán trữ lượng rừng phức tạp, nhiều
công thức không thể áp dụng trong điều kiện của cộng đồng các đồng bào dân
tộc. Trong thực tế việc giao rừng do cán bộ kỹ thuật tự điều tra đánh giá tài
nguyên rừng và ấn định những kết quả này cho cộng đồng, dẫn đến cộng đồng
không hiểu họ sẽ quản lý các số liệu tài nguyên đó như thế nào hoặc sẽ gây nghi
ngờ vì họ không tin vào phương pháp.
* Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng chưa được thừa nhận và thể chế hoá
như một phương án kinh doanh rừng hay phương án điều chế rừng cộng đồng:
Hiện tại ở một số nơi bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm do
UBND huyện phê duyệt, bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng hàng năm do
UBND xã phê duyệt. Các bản kế hoạch này mới được thừa nhận như là kế hoạch
quản lý rừng mục đích sử dụng rừng nội bộ, phi thương mại. Khai thác gỗ từ
rừng tự nhiên của cộng đồng cho mục đích thương mại chưa được thừa nhận, kế
hoạch khai thác gỗ từ rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý chưa được đưa vào
“hạn ngạch” hàng năm của các địa phương. Bản kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng không được xem là phương án kinh doanh hay phương án điều chế rừng tự
nhiên của cộng đồng, trong khi thực tế chỉ ra rằng sự cần thiết phải được xem nó
như một phương án điều chế rừng cho rừng cộng đồng như được giải thích trên.
47
4.3.4.4.Các yếu tố kinh tế xã hội
Hoàn cảnh kinh tế của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, đời sống văn
hóa thấp mặc dù công tác xóa đói giảm nghèo luôn được chính quyền các cấp
quan tâm nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao. Nghèo đói là nguyên nhân làm
cho họ ít có điều kiện để quan tâm và đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
4.3.4.5. Nhân tố cộng đồng
Diện tích rừng giao cho 1 số cộng đồng chủ yếu là rừng phục hồi, rừng
nghèo, trữ lượng gỗ rất thấp, chủ yếu là cây có giá trị thấp, hầu như chưa có gì
hưởng lợi, mà phải nuôi dưỡng trong thời gian dài (tối thiểu 15-20 năm). Do vậy,
mặc dù nhận rừng, nhưng các cộng đồng hầu như không có nguồn thu nhập, dẫn
đến nguy cơ rừng bị tàn phá. Mặt khác tại xã Thượng Trạch chủ yếu là đồng bào
Ma Coong sinh sống, mật độ dân cư thưa, tập quán canh tác lạc hậu, tình trạng
phát nương làm rẫy còn khá phổ biến, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân
trí thấp nên người dân khó tiếp cận khoa học kỹ thuật mới trong việc quản lý bảo
vệ rừng, kết quả cộng đồng nắm được từ các lớp tập huấn là không cao.
4.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công
tác quản lý rừng cộng đồng
Sử dụng công cụ Phân tích SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn xã
Thượng Trạch từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn đối với công tác
QLBV rừng cộng đồng ở đây.
4.4.1. Điểm mạnh(S)
* Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban quản lý Dự án tỉnh và các ban,
ngành cấp tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là việc giải quyết các
vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giải quyết kịp thời kinh
phí để cấp đất cho hộ gia đình và cộng đồng; Thuê tư vấn và cử cán bộ kỹ thuật
hỗ trợ kịp thời cho Ban Điều phối Dự án huyện trong quá trình thực hiện; Cấp
kinh phí đầy đủ để Ban điều phối Dự án huyện triển khai các hoạt động.
* Lãnh đạo, các ban ngành cấp huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn
kịp thời trong việc quy hoạch vùng dự án, cấp sổ đỏ cho cộng đồng và hộ dân tham
gia dự án. UBND các xã đã phối hợp tích cực trong quá trình thực hiện Dự án.
* Xã Thượng Trạch là một xã có tài nguyên đất, tài nguyên rừng rất phong
phú và dồi dào.
- Việc giao rừng rất phù hợp với nguyện vọng của người dân.
48
- Phù hợp với tập tục canh tác của người dân tại làng thôn.
- Nguồn nhân lực dồi dào cho nên việc nhận rừng để sản xuất là rất cần thiết
đối với người dân.
- Nghề rừng là nghề chủ yếu của người dân từ xưa đến nay cho nên việc
nhận rừng để làm không khó gì so với người dân.
4.4.2. Điểm yếu(W)
* Cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, chưa thống nhất.
Hiện nay nhà nước vẫn thiếu một hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ,
thống nhất và phù hợp để tạo cơ sở pháp lý cho quản lý rừng cộng đồng của các
địa phương. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chưa đề cập đến việc coi
cộng đồng được giao đất giao rừng là một chủ rừng độc lập, bình đẳng như một
chủ rừng khác. Luật Đất đai 2013 không đề cập đến việc giao đất có rừng tự
nhiên cho cộng đồng. Các tiêu chí phân loại rừng theo Quyết định 34/2009 và
Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN6-84) khó áp dụng thống nhất, gây khó
khăn khi thực hiện điều tra rừng.
Việc xây dựng Quy chế quản lý rừng cộng đồng chưa có hướng dẫn mang
tính Quốc gia. Các tài liệu biên soạn hầu hết đang áp dụng mang tính chất thí
điểm, tạm thời.
* Hiệu quả công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn còn hạn chế
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền củng như triển khai các công việc
cụ thể về Quản lý rừng cộng đồng tại các thôn/ bản, đội ngũ giảng viên nguồn/
tuyên truyền viên hết sức quan trọng. Tuy nhiên các hoạt động nâng cao năng
lực cho đội ngũ này vẫn còn ít, hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng đội ngũ kỹ
thuật viên, tuyên truyền viên cấp xã, thôn/ bản là người địa phương hay kiểm
lâm địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
Quản lý rừng cộng đồng là vấn đề còn khá mới nên về kỹ thuật năng lực
điều hành và tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp còn hạn chế, do đó việc giao lưu,
tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm là rất cần thiết cho các đối tượng liên
quan. Mặc dù Dự án đã tổ chức một số chuyến đi thăm quan, học tập nhưng vẫn
là quá ít so với yêu cầu khối lượng công việc và thành phần tham gia.
Hiệu quả của các chuyến thăm quan, học tập chỉ mới dừng lại ở việc thu
thập được các kinh nghiệm, cách triển khai thực hiện ở tỉnh bạn. Việc áp dụng,
phổ biến thông tin thu thập được để vận dụng vào thực tế vẫn cần thời gian để
kiểm chứng.
49
* Tổ chức bộ máy của một số BQL rừng cộng đồng còn cồng kềnh hoạt
động còn bị động, lúng túng, hoạt động còn chưa cao.
Các thôn bản, sau khi được giao đất giao rừng quyết định của UBND
huyện đã họp kiện toàn các BQL rừng cộng đồng, đề nghị UBND xã công nhận.
Các BQL rừng cộng đồng đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động có liên quan.
Tuy nhiên tính chủ động của các Ban trong việc phối hợp với các cơ quan chức
năng để quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện chế độ báo cáo vẫn còn hạn chế. BQL
rừng cộng đông thôn với cơ cấu hiện tại còn cồng kềnh, hoạt động còn lúng
túng, chưa chủ động, thiếu hiệu quả.
* Các hoạt động sau giao rừng còn chậm, công tác quản lý bảo vệ rừng
cộng đồng gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay rừng đã được giao cho cộng đồng ở 12 bản, tuy nhiên một số
cộng đồng thôn/ bản chưa hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng 5 năm,
Quy ước bảo vệ rừng, Quy chế quản lý rừng và Quy chế phối hợp bảo vệ rừng.
Rừng sau khi giao cho cộng đồng vẫn đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
Cấp thôn/ bản chưa được coi như 1 đơn vị hành chính được xử phạt, do vậy hiệu
lực giải quyết cưỡng chế khó hiệu quả. Trong khi đó, các cộng đồng chưa được
hổ trợ kịp thời để ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm. Cộng đồng
không chỉ khó khăn trong việc ngăn chặn người ngoài bản vào khai thác rừng
trái phép và còn khó khăn trong việc ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng của
chính thành viên trong cộng đồng.
* Vướng mắc trong việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình rừng ổn định
Theo phê duyệt của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi huyện
vùng dự án chọn ba mô hình tương ứng với các loại hình tự nhiên là rừng giàu,
trung bình, nghèo để thí điểm xây dựng mô hình rừng ổn định, diện tích mỗi mô
hình là 5 đến 10 ha. Tuy nhiên vướng mắc trong triển khai thực hiện là :
- Việc xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho mô hình
rừng ổn định là vượt quá khả năng về chuyên môn của cộng đồng. Trong thời
điểm Dự án đang đến thời điểm kết thúc, Dự án củng không có điều kiện về thời
gian, nhân lực và kinh phí để hướng dẫn thực hiện để thuê tư vấn hổ trợ các
cộng đồng thực hiện.
- Theo yêu cầu, khi xây dựng xong các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp
dụng cho mô hình rừng ổn định, Dự án phải báo cáo sở nông nghiêp - phát triển
nông thôn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, theo quy định
50
của Bộ NN & PTNT ( Tại Thông tư số 21/ 2016/ TT- Bộ NN & PTNT ngày 28
/6 / 2016), để khai thác gỗ phục vụ nhu cầu thiết yếu tạo chổ, cộng đồng chỉ cần
lập bảng kê trình UBND xã tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt và cấp phép.
Từ thực tế trên đây, các cộng đồng đề nghị khi thông tư 21 nói trên có hiệu
lực thì không áp dụng mô hình rừng ổn định đối với rừng cộng đồng nữa. Thay
vào đó, các cộng đồng được giao đất giao rừng đều được khai thác gỗ theo quy
định của thông tư 21, với sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan dưới huyện.
4.4.3.Cơ hội (O)
* Nhà nước đang quan tâm nhiều đến vấn đề giao rừng cho cộng đồng,
các chính sách, văn bản pháp luật đang ngày càng được sửa đổi, tạo cơ sở pháp
lý cho việc QLRCĐ.
* Chương trình dự án về QLRCĐ đang ngày một nhiều.
* Huyện đang có kế hoạch đến năm 2020 hoàn thành giao rừng và cấp
giấy CNQSDĐ - SDR cho các cộng đồng nhận rừng.
4.4.4.Thách thức (T)
* Diện tích rừng tự nhiên thường rộng, rừng nằm những vị trí hiểm trở, xa khu
dân cư nên cộng đồng khó QLBV.
* Các khu rừng được giao có nhiều khu vực là rừng nghèo, rừng phục hồi, trữ
lượng thấp nên hưởng lợi trực tiếp từ rừng ít.
* Nhà nước thường ít đầu tư kinh phí, các dự án chỉ hỗ trợ trong quá trình
giao rừng và vài năm sau đó, nên cộng đồng thường phải tự tổ chức quản lý
trong khi nguồn kinh phí eo hẹp.
4.5. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lý rừng bền vững
4.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Trưởng bản tổ chức họp toàn bản lấy ý kiến người dân trong bản để thành
lập các nhóm, tổ bảo vệ rừng làm nòng cốt; Trực tiếp cùng với Trưởng bản tổ
chức, huy động lực lượng bảo vệ rừng trong toàn bản khi có nhiệm vụ cần thiết.
Ngăn chặn các hành vi tiêu cực tác động tới rừng và xử lý các trường hợp vi
phạm quy ước bảo vệ rừng của bản, báo cáo diễn biến tài nguyên rừng theo quy
định của luật bảo vệ và phát triển rừng, chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để
xảy ra mất rừng.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng về chính sách
pháp luật của Nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý bảo vệ
51
và phát triển rừng.
Xây dựng Quy ước bảo vệ rừng bản, được thảo luận công khai, dân chủ,
tổ chức thực hiện tốt quy ước bản, xử phạt nghiêm minh những hành vi xâm hại
đến rừng.
Hàng năm bản tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá công tác bảo vệ rừng về
những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong năm tiếp theo.
Thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng.
4.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
4.5.2.1. UBND huyện
Chỉ đạo và ra Quyết định phê duyệt phương án giao rừng và đất lâm
nghiệp cho cộng đồng dân cư bản tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, hạt Kiểm lâm, UBND xã
Thượng Trạch và cộng đồng các bản phối hợp tổ chức thực hiện phương án.
4.5.2.2. Hạt Kiểm lâm
Tổ chức thẩm định và trình UBND huyện ra quyết định phê duyệt phương
án giao rừng và giao đất lâm nghiệp.
Hạt kiểm lâm phối hợp với các phòng ban chức năng tổ chức giao rừng và
giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư các bản sau khi có quyết định phê
duyệt phương án.
Quản lý hồ sơ giao rừng theo quy định hiện hành, kiểm tra giám sát việc
sử dụng rừng của cộng đồng sau khi đã được giao.
4.5.2.3. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với hạt Kiểm lâm tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức
thực hiện công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính.
4.5.2.4. UBND xã Thượng Trạch
Chỉ đạo Hội đồng giao rừng, Ban quản lý rừng cộng đồng các bản, cán bộ
chuyên môn; cán bộ lâm nghiệp, địa chính, các Hội nông dân và trưởng bản phối
hợp với các phòng ban chuyên môn huyện rà soát diện tích rừng được giao.
Rà soát nắm bắt tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của
52
các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư bản trên địa bàn, xây dựng bảng báo
công khai và cung cấp bảng tin đầy đủ về công tác giao rừng.
4.5.2.5. Cộng đồng các bản thuộc xã Thượng Trạch
Hướng dẫn người dân, cộng đồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong
công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng cộng đồng theo đúng quy định
pháp luật.
Lập kế hoạch bảo vệ rừng cộng đồng hàng tháng, hàng quý, tổ chức quản
lý bảo vệ rừng theo quy định.
Lập kế hoạch khoanh nuôi, trồng rừng theo sự chỉ đạo của ban thực hiện
Dự án huyện.
4.5.3. Giải pháp về chính sách hưởng lợi
Hàng năm điều tra, đánh giá nhu cầu sử dụng gỗ củi của các hộ gia đình
trong cộng đồng để có kế hoạch phân bổ khối lượng cho các hộ trong bản, để
đảm bảo cân bằng cung cầu.
Khuyến khích các tư thương lập cơ sở thu mua lâm sản ngoài gỗ tại bản,
tránh tình trạng lái buôn ép giá.
Tuyên truyền vận động cộng đồng dùng các loại nguyên vật liệu xây dựng
khác để thay thế cho gỗ và sử dụng bếp đun tiết kiệm hoặc ga để giảm bớt về
nhu cầu củi đun như hiện nay để giảm thiểu tác động tới rừng
4.5.4. Giải pháp về chính sách đầu tư rừng, vay vốn
* Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến
chính sách đầu tư tín dụng cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong
đó có ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện vẫn còn nhiều bất cập. Để chính sách đầu tư tín dụng thực sự trở thành
động lực thúc đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng
yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất.
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản xuất
lâm nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo vệ
rừng không quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng theo
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận
được chính sách này.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn
53
đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm
bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp đồng thời khai thác triệt
để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản xuất.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng như giảm lãi suất cho vay trồng
rừng nguyên liệu từ 0 -5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay
và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.
* UBND huyện cần có chính sách đầu tư, cơ chế hưởng lợi phù hợp hơn
để người dân khi nhận đất, nhận rừng họ sẽ đầu tư nguồn lực vào bảo vệ, phát
triển tài nguyên rừng. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ khác như:
- Chính sách giảm thuế trong sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp.
- Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn lực cho đội ngũ cán bộ
khuyến nông khuyến lâm xã, cán bộ thôn bản.
- Chính sách hỗ trợ giá mua cây giống, phân bón để phát triển sản xuất
lâm nghiệp.
- Chính sách về phát triển giáo dục, y tế, thực hiện bình đẳng giới.
* Cần có các chính sách về tạo lập vốn kinh doanh rừng theo phương
châm huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Chính quyền địa phương phải
làm cầu nối giữa người dân với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho người
dân được vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện.
54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Giao rừng cho cộng đồng dân cư xã Thượng Trạch, xuất phát nhu cầu,
nguyện vọng của cộng đồng, phù hợp với thực tế của địa phương để rừng có chủ
thực sự, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư trong từng bản, đem lại những
lợi ích kinh tế, môi trường thiết thực cho chính người dân trong cộng đồng.
Kết quả điều tra, khảo sát các nhân tố ngoài thực địa có sự tham gia của
cộng đồng dân cư các bản thuộc xã Thượng Trạch, từ đó thành lập ban quản lý
rừng cộng đồng ở các bản để người dân trực tiếp quản lý rừng và hưởng lợi từ
diện tích rừng được giao. Các kết quả điều tra, tính toán các số liệu thu thập có
độ tin cậy cao phục vụ cho công tác giao rừng.
Nhà nước đã giao 1810,145 ha rừng cộng đồng cho 351 hộ đồng bào Ma
Coong xã Thượng Trạch, với 544,315 ha rừng rất giàu và rừng giàu, 273,274 ha
rừng trung bình, 242,669 ha rừng nghèo, 289,23 ha rừng phục hồi tre nứa. Ngoài
ra, nhà nước còn giao 153,51 ha rừng tái sinh cho 145 hộ gia đình trên địa bàn
xã Thượng Trạch; Tuy nhiên, các thủ tục pháp lý về QLRCĐ chưa đầy đủ và rõ
ràng, gây khó khăn cho cộng đồng trong quá trình quản lý, bảo vệ.
Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao: Cấu trúc
quản lý, sự tham gia QLBVR của các cộng đồng dân cư thôn hợp lý và hiệu quả.
Cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích người dân
tham gia, thủ tục khai thác sắp tới sẽ triển khai căn cứ vào nhu cầu của cộng
đồng để thực hiện. Sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng đồng trong quá
trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ.
Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng
rừng do cộng đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu
nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người
dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý
bảo vệ. Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi;
bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất ở trong bản.
5.2. Kiến nghị
Tiến hành nghiên cứu và so sánh về hiệu quả giao rừng cho hộ gia đình, cá
nhân với hình thức giao rừng cho cộng đồng trên các mặt kinh tế, xã hội, môi
55
trường, từ đó nhận thấy rõ hơn những mặt được và chưa được của quản lý rừng
cộng đồng để đề xuất các giải pháp phát triển QLRCĐ trên địa bàn nghiên cứu
Tiếp tục nghiên cứu đề tài trên phạm vi toàn Tỉnh để nắm được tình hình giao
rừng trên toàn tỉnh Quảng Bình, đồng thời so sánh đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ
của các hình thức QLRCĐ khác nhau như quản lý theo truyền thống, theo cộng
đồng dân cư thôn, theo nhóm hộ và câu lạc bộ, nhóm sở thích đang tồn tại trên địa
bàn Tỉnh.
Tiến hành nghiên cứu về khả năng hấp thu CO2 của các khu rừng từ nhiên
giao cho cộng đồng từ đó xây dựng cơ chế hưởng lợi từ phía môi trường để tăng
thu nhập cho người dân, tạo động lực cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ninh Tiến Anh. Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và quản lý tài
nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (2010)
[2].Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm.
[3]. Diễn đàn Khu vực về Con người và Rừng lần thứ 3 (2013), Thúc đẩy cam
kết với các kế hoạch hành động lâm nghiệp cộng đồng tại Châu Á. Thái Lan
[4].Trần Mạnh Đạt. Bài giảng bảo tồn đa dạng sinh học. Đại học Nông Lâm
Huế (2009)
[5].Trần Minh Đức (2006). Chọn loài cây bản địa phuc vụ mục tiêu phục hồi
rừng trong vùng
[6].Hương Giang, Giao rừng theo mô hình cộng đồng ở Quảng Bình, Con
người và thiên nhiên(2014)
[7].Thanh Hải, Bố Trạch: Khai thác tốt tiềm năng rừng trồng, Báo Quảng
Bình(2016)
[8].Nguyễn Đức Huấn. Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo
quyết định 304/2005/QĐ-TTG tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh tỉnh Gia
Lai,trường Đại học Tây Nguyên(2011).
[9]. Kỷ yếu hội thảo về quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, (2009), Quản lý rừng
cộng đồng ở Việt Nam:Chính sách và thực tiễn.
[10].Nguyễn Bá Ngãi. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo
quốc gia về quản lý rừng cộng đồng - Quản lý rừng cộng đồng ở Việt
Nam(2010)
[11]. Võ Văn Thoan,Giáo trình Lâm nghiệp xã hội, trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam(2012).
[12]. Khổng Trung. Công tác giao rừng tự nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng ở
Quảng Trị(2012).
[13].Thái Văn Trừng . Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam.(1999)
57
[14]. Đàm Trọng Tuấn. Giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số miền
núi, nghiên cứu điểm tại thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai(2012)
[15].Võ Đình Tuyên. Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt
Nam. Hội thảo quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân. Trung tâm
Phát triển sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (2009)
[16]. Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh và cộng sự, Đánh giá hiệu quả quản
lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học
Nông Lâm Đại học Huế, Tạp chí khoa học Tập 75A, số 6(2012)
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỂU TRA, PH NG VẤN HỘ GIA Đ NH
Họ và tên người được phỏng vấn:
Tuổi: Giới tính: Dân tộc:
Địa chỉ: thôn .................................xã............................
Ngày phỏng vấn: / / /2017.
Người phỏng vấn: Hoàng Thị Thanh Ngà
1. Gia đình anh/chị có bao nhiêu người/nhân khẩu?
2. Số lao động chính trong gia đình anh/ chị:................
Số người trong độ tuổi lao động...................
Số người ngoài độ tuổi lao động:.......................
Số người đi làm xa:.....................
3.Gia đình anh/chị có muốn nhận rừng không ? Nếu muốn nhận rừng anh/chị
muốn nhận theo hình thức nào?
Hộ gia đình Chung cả thôn bản
Nhóm hộ
4.Anh/chị được giao loại rừng gì?
Giàu Nghèo TB Rừng trồng
Bao nhiêu ha.........
5.Anh/chị được giao rừng trong vòng bao nhiêu năm.............
6. Nguồn thu nhập chính của gia đình từ đâu:
+ Đi làm thuê + Buôn bán
+ Vào rừng lấy củi/lấy măng + Lấy mật ong/ lấy nấm
+ Nông nghiệp + Chăn nuôi
+ Cơ quan, đoàn thể
+ Nghành nghề khác:..................
7. Tổng thu nhập của gia đình:.................
8.Anh/chị có khai thác gỗ rừng tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ không?
Có Không
9.Đề nghị liệt kê các sản phẩm rừng anh/chị lấy để dùng hoặc để bán trong 12
tháng qua( khai tác bao nhiêu cây,kg/ năm. Thu nhập/ năm).
- Cây gỗ:.........................................................................................................
- Cây lấy củi:..................................................................................................
- Cây lấy quả:.................................................................................................
- Cây rau và cây ăn được:..............................................................................
- Cây làm vật liệu xây dựng:.........................................................................
- Cây thuốc.....................................................................................................
- Cây cho gia súc ăn.......................................................................................
- Cây có dầu,nhựa,nhuộm,cây độc...................................................................
- Cây làm đồ gia dụng.....................................................................................
- Cây cảnh...................................................................................................
- Cây cho mục đích khác.................................................................................
- Thú rừng......................................................................................................
10. Hàng năm gia đình ta có nhận được nguồn kinh phí nào của nhà nước đầu
tư vào cho việc phát triển kinh tế của gia đình hay không ?
+ Bằng tiền
+ Bằng giống cây trồng
+ Bằng giống vật nuôi
- Gia đình ta có vay vốn của tổ chức nào hay của gia đình nào hay không?
+ Có + Không
- Vay có nhiều hay không ? Vay làm việc gì
+ Có + Không
11.Khi tham gia tuần tra bảo vệ rừng thì anh chị nhận được quyền lợi như thế
nào?....................................................................................................................
12.Anh/chị có tham gia vào các khóa tập huấn trồng rừng,bảo vệ rừng hay phòng
cháy chữa cháy hay không ?
+ Có + Không
- Anh/chị thấy chất lượng của các khoá tập huấn đó như thế nào?
+ Cần thiết + Không cần thiết
13. Anh/chị hiểu được vai trò của rừng trong điều hòa khí hậu,giữ nguồn nước,
bảo vệ môi trường ko ?
+ Có không
14. Anh/chị hãy cho biết một vài tác dụng của rừng mà anh/chi biết?
..................................................................................................................................
.......................................................................................................................
- Thông qua đâu mà anh/chị biết được điều này ?
.
15.Anh/chị hãy kể một vài điều cấm và Luật bảo vệ rừng mà anh/chị biết ?
.
PHIẾU ĐIỀU TRA, PH NG VẤN CÁN BỘ XÃ THƢỢNG TRẠCH
Họ và tên người được phỏng vấn:
Tuổi: Giới tính: Dân tộc:
Chức vụ:
Cơ quan:
Ngày phỏng vấn: / / /2017.
Người phỏng vấn: Hoàng Thị Thanh Ngà
1.Anh/chị có vai trò,nhiệm vụ như thế nào trong công tác giao rừng?
2. Anh/ chị hãy cho biết công tác giao rừng cho cộng đồng trong những năm
qua có những thành tựu và hạn chế gì ?
+ Thành tựu ?
+ Hạn chế ?
3. Anh/chị hãy cho biết số vụ vi phạm lâm luật ở xã Thượng Trạch trong
những năm qua thay đổi theo chiều hướng nào ?
+ Tăng dần + Giảm dần + Không thay đổi
- Số người vi phạm lâm luật chủ yếu là người ở đâu ?
+ Người dân bản địa + Người nơi khác đến
- Mức độ vi phạm như thế nào ?
+ Ít nghiêm trọng + Nghiêm trọng
+ Rất nghiêm trọng + Đặc biệt nghiêm trọng
4. Công tác tổ chức diễn tập, tập huấn nghiệp vụ ở xã Thượng Trạch diễn ra
như thế nào?
+ Thường xuyên + Theo định kỳ + Không thường xuyên
- Chất lượng của các khoá tập huấn như thế nào ?
+ Cao + Trung bình + Thấp
5. Mức độ tuần tra, kiểm soát TNR của lực lượng cán bộ diễn ra như thế nào
?
+ Thường xuyên + Theo định kỳ + Không thường xuyên
6.Anh/chị cho biết trong những năm qua số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn
là bao nhiêu?
.....................................................................................................................
7.Cách thức phòng cháy chữa cháy rừng như thế nào(về phương tiện dụng cụ
chữa cháy,tổ chức lực lượng chữa cháy...)
............................................................................................................................
............................................................................................................................
....
8.Trong quá trình giao rừng, anh/chị gặp phải những khó khăn,thuận lợi gì?
..............................................................................................................
9.Việc tổ chức tuần tra bảo vệ rừng được tiến hành như thế nào?
Hàng ngày Vài ngày một lần Hàng tuần Khác
10.Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao rừng cộng
đồng mà anh/chị
biết?..............................................................................................
........................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_cong_tac_giao_rung_cong_dong_tre.pdf