Khảo sát và phân tích thiết kế các mẫu tàu du lịch đang hoạt động trên vùng biển Nha Trang

Ở vịnh Nha Trang hiện nay hầu như chưa phát triển hình thức tàu lưu trú trên biển, một trong những loại hình du lịch đêm mang lại nhiều cảm giác hấp dẫn cho du khách. Đặc biệt số tàu du lịch hai thân cũng còn ít, chủ yếu cũng chỉ để chở hành khách, do đó trong thời gian tới nên chú trọng phát triển các mẫu tàu du lịch hai thân để làm tàu lưu trú qua đêm. Nhu cầu đóng mới tàu du lịch của các cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch hiện có khuynh hướng đóng tàu cỡ lớn với trang bị phục vụ và tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy, cỡ tàu du lịch chở khách hiệu quả là tàu du lịch cao tốc chở (28 ÷ 30) khách và tàu du lịch chở (45 ÷ 49) khách. Nguyên nhân số khách du lịch như thế là tương ứng với số khách của một xe ca 50 khách (nếu du lịch theo đoàn) hoặc xe trung 30 khách (nếu du lịch theo gia đình). Cỡ tàu khách lưu trú qua đêm khoảng (3 ÷ 5) phòng là phù hợp với nhu cầu hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát và phân tích thiết kế các mẫu tàu du lịch đang hoạt động trên vùng biển Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÁC MẪU TÀU DU LỊCH ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN VÙNG BIỂN NHA TRANG SURVEY AND ANALYSIS DESIGN OF CRUISING BOATS IN NHA TRANG SEA Trần Gia Thái1 Ngày nhận bài: 14/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 12/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả khảo sát, phân tích đặc điểm hình học, hình dạng, tính năng của một số mẫu tàu du lịch điển hình đang hoạt động trên vùng biển Nha Trang. Đây sẽ là những cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ việc lựa chọn và thiết kế một số mẫu tàu du lịch vừa đảm bảo được các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, vừa mang nét văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Kết quả khảo sát cũng đã xây dựng được các bản vẽ, cùng với những tính toán kỹ thuật cần thiết của một số mẫu tàu du lịch chở khách vỏ gỗ và vỏ Composite đang hoạt động ở vùng biển Nha Trang Từ khóa: tàu du lịch, du lịch Khánh Hòa, nét văn hóa đặc trưng của Khánh Hòa ABSTRACT This paper presents the results of survey and analysis geometry, lines, nautical features of some typical cruising boats that are operating in Nha Trang sea. This necessary database will be used to selection and design of a cruising boats with both ensuring economic technical requirements and local culture characteristics. This will contribute to promote the sustainable development of the tourism industry in Khanh Hoa Province. The research results also have been built into drawings and necessary technical calculations for some composite and woodden cruise boats in Nha Trang sea. Keywords: cruising boat, Khanh Hoa tourism, Khanh Hoa cultural characteristics I. ĐẶT VẤN ĐỀ đa số tàu dạng này đều là tàu cũ, kiểu dáng đa Khánh Hòa là tỉnh có bờ biển dài, đẹp với nhiều dạng, không thống nhất về mẫu mã, hình thức nên điểm tham quan biển đảo hấp dẫn nên du lịch nói không tạo ra được dấu ấn đặc trưng cho du lịch biển chung và du lịch biển đảo nói riêng được xác định là đảo Khánh Hòa (hình 1). một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Theo số liệu thống kê của Trung tâm xúc tiến Du lịch của tỉnh Khánh Hòa [1] thì tính từ năm 2005 đến nay, riêng thành phố Nha Trang bình quân mỗi năm đã đón trên 1.5 triệu khách, với hơn 70% là du lịch biển, đảo. Vì thế, đội tàu chở khách du lịch trên biển có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những yếu tố góp phần hình thành bộ mặt văn hóa của ngành du lịch địa phương. Tuy nhiên, đa số tàu chở khách du lịch ở Khánh Hòa là tàu vỏ gỗ cải hoán từ tàu đánh cá, hầu như chưa đáp ứng Hình 1. Một mẫu tàu du lịch ở Khánh Hòa [1] được các tiêu chuẩn quy định đối với tàu chở khách Thực trạng này không chỉ gây khó khăn về mặt tính năng, an toàn, trang thiết bị cấp cứu, cho công tác quản lý và Đăng kiểm đội tàu du lịch rung và ồn, thiết bị xử lý chất thải v..v Mặt khác, của tỉnh mà còn ảnh hưởng đến mức độ an toàn, 1 PGS.TS. Trần Gia Thái: Khoa Kỹ thuật giao thông – Trường Đại học Nha Trang 42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 sức khỏe và để lại những ấn tượng không tốt trong nước như Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy Trường lòng khách du lịch. Vì vậy cần thiết phải đặt vấn đề Đại học Nha Trang, Công ty TNHH Đóng tàu Sông Lô khảo sát và đánh giá thực trạng đối với các mẫu tàu Nha Trang, Công ty TNHH Thương mại Tân Viễn Đông du lịch đang hoạt động ở tỉnh Khánh Hòa nói chung tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số công ty đóng tàu và trên vùng vịnh biển Nha Trang nói riêng - cơ sở khác Kết quả khảo sát cho thấy có thể chia các tàu dữ liệu cần thiết để phục vụ việc lựa chọn mẫu tàu du lịch chở khách Composite đang hoạt động trên vùng phục vụ việc thiết kế chuẩn hóa những mẫu tàu du biển Nha Trang thành 3 nhóm chính như sau. lịch mang nét văn hóa Khánh Hòa, không chỉ đảm - Nhóm canô du lịch cao tốc bảo được yêu cầu đặt ra về mặt kinh tế - kỹ thuật, Nhóm này gồm các canô cao tốc cỡ nhỏ, không mà còn thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng có mái che hoặc mái che đơn giản làm bằng vải bạt, của tỉnh nhà, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền các sườn dạng chữ V với đáy vát cao, chiều dài (5 vững của ngành du lịch địa phương. ÷ 10) m, chở (5 ÷ 10) khách, tốc độ (30 ÷ 35) hl/h, lắp máy ngoài (outboard) của các hãng máy thủy nổi II. PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI tiếng như Yanmar (Nhật), Mecruiser (Mỹ), công suất khoảng (50 ÷ 200) HP. NGHIÊN CỨU Về mặt phương pháp và phạm vi nghiên cứu, - Nhóm tàu du lịch cao tốc chúng tôi tập trung khảo sát các mẫu tàu du lịch điển Nhóm này gồm các tàu du lịch cao tốc có đường hình vỏ Composite và vỏ gỗ đang hoạt động ở vùng hình như canô nhưng có khoang chở khách riêng, biển Nha Trang, trong đó có cả các mẫu do chúng dạng thủy khí động học, chiều dài (12 ÷ 16) m, chở tôi thiết kế và dựa trên cơ sở đó xây dựng mô hình khoảng (25 ÷ 40) khách, tốc độ (25 ÷ 30) hl/h, lắp máy trong (inboard) với công suất khoảng (250 ÷ 300) HP. tàu khảo sát 3D trong phần mềm Autoship - phần - Nhóm tàu du lịch mềm thiết kế tàu khá thông dụng hiện nay [3] nhằm Nhóm tàu này gồm các tàu thấp tốc, đường phân tích, đánh giá các tính năng kinh tế, kỹ thuật hình giản đơn, sườn dạng chữ U để mở rộng boong, của những mẫu tàu này. Các mô hình tàu khảo sát chiều dài (16 ÷ 20) m, chở khoảng (50 ÷ 60) khách, 3D trong phần mềm AutoShip, cùng với các số liệu tốc độ (8 ÷ 12) hl/h. phân tích, đánh giá sẽ là cơ sở để lựa chọn các mẫu Ngoài nhóm tàu một thân nêu trên, còn có thêm tàu có tính năng tốt, phù hợp hoạt động chở khách tàu du lịch hai thân (Catamaran) do chúng tôi thiết du lịch ở vùng biển Nha Trang [2]. Trong nội dung kế cho Công ty Du lịch Trọng Điểm (Focus) và Công bài báo này sẽ giới thiệu kết quả khảo sát và phân ty Biển Việt chuẩn bị đưa vào hoạt động ở Vịnh Nha tích đặc điểm hình học, hình dạng của những mẫu Trang. Bên cạnh nhóm tàu chở khách nêu trên còn tàu du lịch chở khách vỏ Composite và vỏ gỗ đang có nhóm tàu chuyên phục vụ các hoạt động du lịch hoạt động chủ yếu trên vùng Vịnh Nha Trang. trên biển như tàu đáy kính dùng quan sát đáy biển, tàu lặn, canô kéo dù, không nằm trong phạm vi III. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÁC MẪU TÀU DU LỊCH nghiên cứu này. 1. Đội tàu du lịch vỏ Composite hoạt động trên 1.1. Đặc điểm các thông số kỹ thuật của đội tàu du vùng biển Nha Trang lịch vỏ Composite Thực tế hiện có khoảng gần 50 tàu du lịch vỏ Bảng 1 giới thiệu thông số kỹ thuật của một số Composite đang hoạt động trên vùng vịnh biển Nha mẫu tàu điển hình thuộc đội tàu du lịch vỏ Composite Trang. Các mẫu này thường được mua từ nước ngoài đang hoạt động trên vùng biển Nha Trang trong hoặc đóng tại các cơ sở đóng tàu Composite trong những năm gần đây. Bảng 1. Thông số kỹ thuật của một số mẫu tàu du lịch vỏ Composite ở Nha Trang Các kích thước chính Hệ số hình dáng Số Trọng Công Vận Loại tàu L L B B D d khách tải W suất N tốc V max tk max tk C C C (m) (m) (m) (m) (m) (m) w B M (người) (Tấn) (HP) (hl/h) 6.80 5.40 2.40 2.20 1.10 0.50 0.77 0.41 0.55 12 2.50 60 30 Canô du lịch cao tốc 7.00 5.98 2.20 2.08 1.10 0.46 0.75 0.43 0.56 18 2.52 200 32 9.00 8.25 2.40 2.12 0.85 0.41 0.72 0.42 0.55 20 3.09 220 30 12.00 11.00 3.40 2.66 1.20 0.44 0.70 0.42 0.55 30 5.54 300 32 Tàu du lịch 12.65 11.50 3.20 2.45 1.60 0.42 0.75 0.45 0.60 30 5.46 250 30 cao tốc 16.00 14.36 4.30 3.69 1.50 0.41 0.75 0.46 0.58 40 10.24 300 25 16.80 14.60 4.80 3.70 1.70 0.82 0.80 0.48 0.56 50 21.79 56 7.5 Tàu du lịch 16.00 14.00 4.80 4.08 1.70 0.80 0.81 0.51 0.55 50 23.89 90 7.5 Tàu 2 thân* 25.00 22.30 12.50 11.5 2.70 1.93 0.82 0.55 0.65 68 279.03 2x300 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 Ký hiệu các thông số trong bảng trên theo đúng tốc độ cao. quy định như trong các tài liệu về lý thuyết tàu - Đáy vát chữ V cao, còn gọi dạng deep Vee, o Lmax, Bmax, Ltk, Btk - chiều dài và chiều rộng lớn tương ứng với góc nghiêng hông β = (20 – 30) nhất, chiều dài và chiều rộng thiết kế của tàu giúp nâng cao đặc tính thủy động và lực nâng khi D, d - chiều cao mạn và chiều chìm của tàu chạy và ngăn cản nước bắn theo phương ngang, Cw, CB, CM - hệ số diện tích mặt đường nước, tạo lợi thế so với tàu cùng nhóm là lực va đập vào hệ số thể tích chiếm nước, hệ số diện tích mặt cắt mũi, lắc dọc không lớn khi chạy trên sóng, nâng ngang của tàu cao tính ổn định. Góc nghiêng mạn của đuôi tran- (*) Mẫu tàu này là do chúng tôi thiết kế mặc dù som có thể lấy bằng góc nghiêng hông ở mặt cắt chưa hoạt động nhưng đang được đóng hàng loạt ngang giữa. để đưa vào khai thác và cũng được dùng thiết kế Đánh giá chung, đường hình dạng deep V như mẫu tàu mang nét văn hóa nên cũng được đưa vào thế cho phép cản được dòng nước bắn theo phương bảng khảo sát. ngang và giảm lực va đập vào phần mũi và đáy, nhờ 1.2. Đặc điểm đường hình dáng của nhóm canô và vậy giảm lắc dọc khi tàu chạy trên sóng ở tốc độ tàu du lịch cao tốc vỏ Composite cao (hình 2). Khó khăn trong thiết kế những mẫu tàu Hầu hết các loại canô và tàu du lịch cao tốc vỏ dạng này là lựa chọn hệ số đầy thể tích thích hợp Composite đang hoạt động ở vùng biển Nha Trang với phần mũi tàu, vì nếu như chọn hệ số đầy thể tích đều có hình dạng tương tự như các mẫu tàu cao tốc phần mũi tàu nhỏ quá, dễ đưa mũi tàu “vùi” vào khối đã được thử nghiệm, với các đặc điểm chung cơ nước do sóng đánh, ngược lại, nếu thiết kế mũi tàu bản như sau [2]: quá béo sẽ làm tính nổi tàu khá cao, khó cho phép - Đuôi có dạng tấm gập hình chữ V, mặt cắt mũi tàu vùi vào đầu sóng. Trên những mẫu tàu cao ngang chữ V, một số ít các tàu du lịch có dạng đuôi tốc hiện đại đóng gần đây, góc nghiêng ki tại sống vuông, với các mặt cắt ngang dạng chữ U, có tác mũi có thể đạt đến (35 ÷ 45)o. Để cải thiện tính năng dụng tăng tính năng hàng hải, đảm bảo tàu chạy tốc thủy động, trên các tàu này thường bố trí thêm (2 ÷ độ cao, tính quay trở tốt. 3) gẫy dọc (thanh hướng dòng) chạy từ mũi đến lái - Sống mũi thẳng đứng, nghiêng về phía trước nhằm mục đích định hướng dòng chảy ở đáy tàu góc bằng khoảng (20 - 30)o so với phương thẳng theo hướng các mũi tên như trên hình 3 để làm tăng đứng và lượn đều theo đường cong trơn để tàu cắt thêm lực nâng, nhờ vậy các tàu sẽ chuyển sang chế sóng tốt và dễ chuyển qua chế độ lướt khi tàu đạt độ lướt và tăng tốc nhanh hơn. Hình 2. Dạng sườn deep V Hình 3. Sử dụng thanh hướng dòng Đại diện điển hình cho dạng đường hình deep công suất 300 HP của hãng Mecruiser, khi thử V có thanh hướng dòng là mẫu tàu chở khách du chạy biển đã đạt đến tốc độ 32 hl/h. Để đạt đến lịch của Công ty du lịch Hòn Tre do chúng tôi thiết tốc độ này, ngoài giải pháp đường hình thì trọng kế và đã đóng tại Công ty TNHH đóng tàu Sông lượng toàn bộ vỏ tàu chỉ đạt khoảng 2.5 tấn và bố Lô Nha Trang. Tàu có chiều dài lớn nhất 12.00 m, trí hợp lý khoang nước, khoang nhiên liệu ở đáy chiều rộng lớn nhất 3.20 m, chiều cao mạn 1.20 để tàu có khả năng chuyển sang chế độ lướt sớm m, chiều chìm 0.45 m, lắp máy ngoài (Outboard) (hình 4): 44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 Hình 4. Bản vẽ đường hình tàu du lịch cao tốc 12.00 m 1.3. Đặc điểm đường hình dáng của nhóm tàu du biệt của mẫu tàu dạng này là hình dáng mũi và đuôi lịch thấp tốc vỏ Composite dạng tàu này rất giống với các loại tàu vỏ gỗ. Sống Khác nhóm tàu cao tốc, nhóm tàu du lịch thấp mũi có dạng thẳng và hợp với phương thẳng đứng tốc ở vịnh Nha Trang có dạng đáy phẳng với góc một góc khoảng (45 - 55)o tạo cho tàu cắt sóng tốt, nghiêng hông khá nhỏ, dưới 10o và các sườn tàu đồng thời làm giảm được lực va đập vào phần mũi có dạng cong trơn đều hình chữ V nhọn, đặc biệt là tàu, phía đuôi thường có làm thêm ky giả có dạng có một đường gẫy dọc tàu, tạo ra một góc gẫy đột hộp. Đại diện cho nhóm này có thể giới thiệu đường ngột ngay tại mạn tàu nhằm mục đích mở rộng diện hình tàu du lịch do chúng tôi thiết kế và đã được tích của phần boong. Về phía đuôi tàu, các mặt chế tạo tại Chi nhánh Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cắt ngang chuyển dần sang dạng chữ U hoặc dạng Polymer Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh vuông để mở rộng buồng máy và đơn giản trong Cam Ranh. Tàu có chiều dài lớn nhất 16.0 m, rộng chế tạo, nhưng đuôi tàu dạng này thường quá béo 4.8 m, chiều cao mạn 1.7 m, lắp máy 56 HP, chạy nên tốc độ tàu thấp, tính quay trở kém. Điểm đặc 8 hl/h (hình 5). Hình 5. Đường hình tàu du lịch 16.0 m TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 Cùng thuộc nhóm tàu này, trong thời gian sắp tới ở vịnh Nha Trang sẽ xuất hiện thêm các tàu chở khách hai thân của Công ty du lịch Trọng Điểm (Focus) và Biển Việt do chúng tôi nghiên cứu thiết kế thời gian qua. Do tàu hai thân có ưu thế về ổn định nên sử dụng đường hình đơn giản để thuận tiện trong chế tạo (hình 6). Hình 6. Đường hình tàu du lịch 2 thân chiều dài 25 m 2. Đội tàu du lịch vỏ gỗ chạy chậm, hệ thống kết cấu ngang, boong hở, Số tàu du lịch vỏ gỗ ở vịnh Nha Trang có cabin nằm sau, bố trí hai hàng ghế dọc mạn, cách khoảng gần 200 tàu, trong đó có khoảng 37 tàu có mũi và cabin (1.0 ÷ 2.0) m, lối đi giữa (hình 8). Mái chiều dài dưới 11.0 m, sức chở (10 ÷ 20) khách và che được thiết kế nằm cách mặt sàn boong khoảng khoảng 160 tàu có chiều dài dưới 18.0 m, sức chở (2.0 ÷ 2.2) m, cách mũi và đuôi khoảng (1.0 ÷ 2.0) m (20 ÷ 50) khách, trong đó hầu hết hoán cải từ tàu cá Hầu hết các tàu chở khách du lịch vỏ gỗ đang hoạt (hình 7), hoặc đóng mới tại các cơ sở đóng tàu gỗ động trong vùng biển Khánh Hòa thuộc dạng tàu tư nhân như hợp tác xã đóng tàu Song Thủy ở Nha tiếng, tức chỉ chuyên chở các đoàn khách du lịch Trang hoặc ở các địa phương lân cận. Vì thế, đặc từ địa điểm này tới địa điểm khác trong khoảng vài điểm của đường hình, kết cấu và bố trí của các tàu tiếng đồng hồ. Khi khảo sát thực tế ngoài cảng thì du lịch vỏ gỗ khá giống nhau, với đường hình dạng các tàu đang hoạt động đều chở từ (35 ÷ 49) khách. Hình 7. Tàu cá hoán cải thành tàu du lịch Hình 8. Tàu chở khách vỏ gỗ ở Vịnh Nha Trang Đặc điểm hình dạng của các mẫu tàu chở khách Hầu hết tàu du lịch vỏ gỗ ở Nha Trang có phần vỏ gỗ ở vùng vịnh Nha Trang khá giống tàu cá vỏ mũi khá giống nhau, với sống mũi thẳng, nghiêng gỗ, với những đặc điểm chung cơ bản như sau: về trước và tạo với phương ngang góc (60 ÷ 70)0, - Đặc điểm phần mũi tàu: hình dáng phần mũi liên thường có dạng khí động học để giảm bớt ảnh quan nhiều đến các tính năng hàng hải chính của tàu. hưởng sức cản tác dụng vào mũi, đồng thời 46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 tạo dáng khỏe, cắt sóng tốt, quay trở thuận tiện, tốc độ lớn, tính quay trở của tàu không tốt, phần tránh sự va đập với sóng biển, cầu cảng. Các mặt đuôi tàu thường hay bị vỗ mạnh vào sóng khi tàu cắt ngang phần mũi có dạng chữ V, càng lên cao chạy lùi gây rung động mạnh. càng mở rộng ra để tăng diện tích của mặt boong. - Đặc điểm phần giữa tàu: đáy có dạng đáy Thực tế đã chứng minh, đặc điểm hình dạng của bằng, các sườn ở phần mũi có dạng chữ V và có sống mũi như vậy sẽ làm giảm lực cản khá tốt hình dạng thủy động học trên chiều dài khoảng 1/3 nhưng sẽ gây rất nhiều khó khăn trong thi công khi thân tàu nhằm giảm sức cản của tàu. Các sườn ở phải uốn cong các tấm ván vỏ khá dày vào sống mũi phần giữa dạng chữ U bóp dần về đuôi dạng sà lan khi đóng tàu. để giảm tác dụng dòng theo, vòm đuôi tàu được - Đặc điểm phần đuôi tàu: đuôi có dạng vuông nâng dần về phía sau lái nhằm mục đích đảm bảo với mặt cắt ngang chữ U, có độ nghiêng nhất định đủ nước cho chân vịt tàu hoạt động và tăng được về sau, độ ngập nước thấp để làm giảm bớt sức cản hiệu suất đẩy của máy chính. và tránh sóng vỗ khi lùi. Dạng vòm đuôi như thế có Do đường hình các tàu khá giống nhau nên sau thể làm tăng diện tích bố trí và sinh hoạt trên boong khi khảo sát, chúng tôi lựa chọn 3 tàu vỏ gỗ điển tàu, đảm bảo có đủ lực nổi dự trữ cho phần đuôi và hình đang hoạt động chở khách du lịch ở vùng biển làm tăng được mớn nước đuôi nhưng nhược điểm Nha Trang với những thông số kỹ thuật cơ bản cho của dạng đuôi này là do quá béo nên gây tổn thất ở bảng 2. Bảng 2. Các thông số kỹ thuật của các mẫu tàu du lịch vỏ gỗ Các kích thước chính Hệ số hình dáng Số Trọng Công Vận tốc Loại tàu L L B B D d khách tải W suất N V max tk max tk C C C (m) (m) (m) (m) (m) (m) w B M (người) (Tấn) (HP) (Hl/h) Hải Lam 011 11.85 10.27 3.63 3.39 1.27 0.74 0.75 0.50 0.82 25 18.14 90 7.5 Octopur 16.05 13.58 4.75 4.43 1.39 0.79 0.76 0.52 0.85 30 33.87 105 7.5 RainBow 16.05 13.84 4.85 4.52 1.39 0.79 0.78 0.55 0.84 30 34.97 155 7.5 Hình 9 giới thiệu bản vẽ đường hình của tàu Hải tạo tàu cá và thiết bị của Trường Đại học Thủy sản Lam 011, công suất 90 CV, chở khoảng (20 ÷ 25) trước đây, nay là Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy khách trích từ hồ sơ hoàn công của Trung tâm chế của Trường Đại học Nha Trang. Hinh 9. Bản vẽ đường hình tàu Hải Lam 011, công suất 90 CV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 IV. KẾT LUẬN các tiêu chuẩn quy định đối với tàu khách về mặt Từ kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá tính năng, mức độ an toàn, trang thiết bị trên tàu ... các mẫu tàu du lịch chở khách hoạt động trên vịnh Đặc biệt, đa số các tàu trước đây thường không có Nha Trang hiện nay có thể rút ra được một số kết phòng vệ sinh và chất thải đưa thẳng xuống biển, do luận sau: đó các cơ quan chức năng hiện đang bắt buộc các Đội tàu du lịch chở khách, bao gồm các tàu vỏ tàu trang bị hầm chứa chất thải ngay trên tàu. Composite và tàu vỏ gỗ, trong đó số lượng tàu du Ở vịnh Nha Trang hiện nay hầu như chưa phát lịch vỏ gỗ chiếm khoảng 80%, cơ bản đáp ứng được triển hình thức tàu lưu trú trên biển, một trong những nhu cầu chở khách ở vùng vịnh Nha Trang hiện nay loại hình du lịch đêm mang lại nhiều cảm giác hấp Đa số tàu du lịch dạng này đều là tàu cũ, không có dẫn cho du khách. Đặc biệt số tàu du lịch hai thân sự thống nhất về mẫu mã và hình thức bên ngoài, cũng còn ít, chủ yếu cũng chỉ để chở hành khách, do đó không tạo được dấu ấn đặc trưng riêng cho do đó trong thời gian tới nên chú trọng phát triển các ngành du lịch biển Khánh Hòa. mẫu tàu du lịch hai thân để làm tàu lưu trú qua đêm. Đường hình các tàu du lịch cao tốc vỏ Composite Nhu cầu đóng mới tàu du lịch của các cá nhân, thường thuộc dạng sườn chữ V, có (1 ÷ 2) gẫy dọc đơn vị kinh doanh du lịch hiện có khuynh hướng để cải thiện tính năng hàng hải, nhất là tốc độ và đóng tàu cỡ lớn với trang bị phục vụ và tốc độ ngày chống lắc dọc, còn đường hình tàu du lịch vỏ gỗ khá càng cao. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát thực tế giống tàu cá, với sườn chữ U và mở rộng ở trên để chúng tôi nhận thấy, cỡ tàu du lịch chở khách hiệu tăng diện tích phần boong chở khách. quả là tàu du lịch cao tốc chở (28 ÷ 30) khách và tàu Ngoại trừ đội canô và tàu du lịch vỏ Composite du lịch chở (45 ÷ 49) khách. Nguyên nhân số khách chạy nhanh và tương đối hiện đại thì hầu hết những du lịch như thế là tương ứng với số khách của một tàu du lịch vỏ gỗ được cải hoán từ tàu đánh cá nên xe ca 50 khách (nếu du lịch theo đoàn) hoặc xe chạy khá chậm, tốc độ chỉ khoảng (8 ÷ 9) hl/h, tàu trung 30 khách (nếu du lịch theo gia đình). Cỡ tàu thường lắc mạnh gây ra cảm giác khó chịu cho khách lưu trú qua đêm khoảng (3 ÷ 5) phòng là phù khách đi tàu, đồng thời cũng chưa đáp ứng được hợp với nhu cầu hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Khánh Hòa. 2. Trần Gia Thái. Nghiên cứu thiết kế một số mẫu tàu du lịch mang nét văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, Đề tài khoa học cấp tỉnh, 2013. 3. Trần Gia Thái. Tự động hóa thiết kế tàu thủy – Phần hướng dẫn sử dụng phần mềm Autoship, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2010 48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_va_phan_tich_thiet_ke_cac_mau_tau_du_lich_dang_hoat.pdf
Tài liệu liên quan