Đề cương: Cà phê – sản phẩm du lịch độc đáo của tây nguyên

ĐỀ TÀI: CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Những kết quả dự định đạt được .3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG 6 Tổng quan về cây cà phê .6 Lịch sử phát triển 6 Cà phê theo quan điểm thực vật học 9 Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới . 11 Điều kiện phát triển . 11 3.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển . 11 3.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê 13 3.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê . 13 3.1.4. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố . 18 4. Phân loại cà phê 21 4.1. Phân loại theo giống cây 21 4.2. Phân loại theo nhóm chất lượng .27 4.3. Phân loại theo dạng sản phẩm .27 4.4. Phân loại theo thức uống .29 4.5. Phân loại cà phê theo hương vị 32 5. Dược tính và tác dụng của cây cà phê .35 5.1. Tác hại của cà phê .40 Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới .42 Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới 42 Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới .45 Thương mại cà phê thế giới .46 Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Sự dao động của giá cà phê .48 Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê 49 Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững 51 Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững .51 Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới 52 Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững 53 Các bài học kinh nghiệm .53 Chương II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN 55 2.1. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta 56 2.1.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta 56 2.1.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta .57 2.1.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta 60 2.1.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới 62 2.1.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch .62 2.1.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao .64 2.1.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán .65 2.1.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế 65 2.2. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên .67 2.2.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên 67 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên .68 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên .68 2.2.1.3. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên 69 2.2.1.4. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên .71 2.2.2. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên 72 2.2.2.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên 72 2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên 75 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 3 -

pdf42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương: Cà phê – sản phẩm du lịch độc đáo của tây nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du khách như Thương Thương, Chiều Nhớ, Thung Lũng Hồng, Cảm Xúc… Lại có những cái tên nghe mà có thể cảm nhận cả được vị của cà phê như quán Vị Đắng trên đường Mai Hắc Đế, quán cà phê Đắng trên đường Nguyễn Công Trứ… Và tùy từng vị trí, địa hình và cả đối tượng phục vụ mà mỗi quán có cách bài trí riêng. Có quán với phong cảnh tự nhiên, thoáng mát và lồng lộng khí trời như Thung Lũng Hồng, Rainy… có quán mang đậm chất màu hội họa như quán Văn trên đường Đinh Tiên Hoàng, có quán lại ấm cúng tĩnh lặng dưới tầng hầm như Cảm Xúc, Uyên Phương; và cũng có quán nhẹ nhàng với những bản sonat du dương như Vietland trên đường Nguyễn Công Trứ. Chính âm nhạc cũng làm nên đặc trưng và tạo "gu" cho các quán cà phê nơi đây. Người uống cà phê có thể tìm đến quán Văn, Hàn Thuyên để vừa thưởng thức cà phê vừa lắng nghe những giai điệu những bản tình ca của Trịnh Công Sơn vừa trầm buồn, vừa dìu dặt và đầy triết lý sống. Dường như thưởng thức cà phê đã trở thành cái thú vui thư giãn của người dân nơi đây và là ấn tượng êm dịu trong lòng du khách từng ghé thăm. Và cái thú vui ấy không còn là sở thích thói quen của một bộ phận công chức, mà là thói quen của tất cả mọi người. Anh xe thồ dậy sớm đón khách cũng nhâm nhi tách cà phê đen trong thời gian chờ khách cho tỉnh ngủ… Với đa số người dân, đi uống cà phê là những khoảnh khắc được thư giãn, giải trí, được nghỉ ngơi. Chỉ với ly cà phê, đĩa hạt dưa là đã có thể tạo nên những cuộc hội ngộ. Chính vì vậy quán cà phê đã trở thành điểm hẹn, nơi giao lưu hội đủ phong cách. Cũng có rất nhiều người chỉ thích uống cà phê ở nhà do chính tay mình pha chế mới hợp khẩu vị nhưng có những người lại cho rằng cái thú vị là ở một góc nào đó có thể tìm cho mình một không gian hợp sở thích để nhâm nhi cà phê và thưởng thức âm nhạc. Những tưởng uống cà phê thật đơn giản nhưng quả thật với người sành uống thì việc lựa chọn những quán cà phê hợp sở thích có khi là một việc dày công. Bởi nó không chỉ phụ thuộc vào không gian, âm nhạc mà chính còn phụ thuộc vào loại cà phê. Nếu khách sành uống cà phê ở Tây Nguyên thì không ai là không biết đến sự tồn tại của hai loại cà phê : Cà phê "mùi" và cà phê "vị". Cà phê mùi là loại cà phê có mùi rất hấp dẫn, dễ chịu vì chúng được pha chế từ khá nhiều hương liệu. Loại này khi uống thường thấy vị chua chua ngay đầu lưỡi. Cà phê "vị" thì hình thành như hợp với người đứng tuổi hơn hoặc một bộ phận người sành uống. Đây là cà phê nguyên chất, rang và pha thủ công (thường có ở những quán cà phê rang xay gia truyền). Loại này khi mới uống sẽ đắng, vị cà phê xộc lên mũi nhưng không gắt mà dần dần thành vị ngọt đầu luỡi và đặt biệt là không chua. Đây chính là nét độc đáo mà chỉ có riêng trên mảnh đất đỏ bazan này, tạo nên nét độc đáo, đa dạng phong cách của cà phê phố núi. Từ tập quán uống cà phê, người dân ĐăkLăk đã nâng lên thành một nét văn hóa ẩm thực. Buổi sáng ra đường tìm một quán quen bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê ấm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Cái chất có màu đen đặc sánh, đăng đắng và thơm nồng ấy không hiểu sao cứ làm người ta say mê, ngay ngất. Chính vì những yếu tố đó mà cách uống và thưởng thức cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Xét về mặt giao lưu hội nhập kinh tế: Cà phê Tây Nguyên (mà đặc trưng là cà phê Buôn Ma Thuột) đã có mặt trên thị trường thế giới qua hoạt động xuất khẩu, xây dựng thương hiệu riêng cho mình và được các nước trên thế giới cảm thụ tiếp nhận do hương vị độc đáo của một sản phẩm có xuất xứ từ vùng đất bazan màu mỡ của Tây Nguyên. Đó chính là sự lan tỏa giao thoa văn hóa của cà phê Tây Nguyên nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung với thế giới. 3.7.5. Làng cà phê Tọa lạc ngay tại trung tâm thủ phủ cà phê Việt Nam, thành phố Buôn Ma Thuột. Làng cà phê Trung Nguyên là nơi trải nghiệm đặc biệt về những giá trị mới của cà phê: Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 31 - sáng tạo và hài hòa; là nơi khám phá và chia sẻ những hiểu biết mới về cà phê – một thức uống mang lại năng lượng cho trí não. Vượt lên ý nghĩa thông thường của một loại thức uống phổ biến nhất thế giới, Làng Cà phê Trung Nguyên là một không gian của triết lý cà phê và kết nối của những người đam mê cà phê qua ngôn ngữ của cà phê. Nơi đây, cà phê được nâng niu và tôn vinh một cách đặc biệt bởi những chuyên gia cà phê đầy lòng đam mê và tình yêu với cà phê. Nguyên liệu được chọn lọc từ những nguồn nguyên liệu tốt nhất trên thế giới của Brazil, Ethiopia, Jamaica, Việt Nam (Buôn Ma Thuột) kết hợp chế biến với các loại dược thảo và thảo mộc, đá quý huyền bí của phương Đông cộng với công nghệ sản xuất hiện đại nhất thế giới để gửi gắm đến người thưởng thức một thức uống năng lượng mới cho tương lai, giúp sáng tạo và thành công hơn cho bản thân, xã hội, cộng đồng và thế giới. Vườn cà phê cổ: Sẽ là một khám phá đầy ngạc nhiên và thú vị khi tham quan những gốc cà phê cổ được dày công sưu tập và chăm sóc bảo tồn, với những câu chuyện về huyền thoại cà phê và con đường chinh phục của cà phê trên thế giới. Không gian nhà cổ: Để lại bên ngoài sự náo nhiệt ồn ào của cuộc sống, khách tham quan sẽ thưởng thức cà phê trong không gian lắng đọng của thời nhà Nguyễn 200 năm xưa qua hương vị cà phê đậm đà nổi bật trong không gian của sự tinh khiết qua phong cách chế biến cà phê đặc biệt của Trung Nguyên. Nhà cổ 1: Với nét kiến trúc chạm khắc công phu qua từng đường nét tinh xảo, mang phong cách kiến trúc cổ của Hội An. Đây chính là nơi thư giãn thưởng thức cà phê cho những khách tham quan yêu thích thiên nhiên. Nhà cổ 2: Không gian bài trí thật đặc biệt và được gọi là “Nơi kết nối thế giới”. Khách tham quan có cơ hội khám phá về con đường chinh phục cà phê trên thế giới. Và đây cũng chính là nơi thưởng thức cà phê. Nhà cổ 3: Không gian mang đậm phong cách hiện đại phương Tây. Khách tham quan có cơ hội khám phá và hiểu rõ hơn quá trình chọn lọc, chế biến và pha chế độc đáo, đầy nghệ thuật. Và đây cũng chính là nơi thưởng thức cà phê yêu thích của rất nhiều khách tham quan. Nhà sàn Êđê Nằm giữa trung tâm Làng Cà phê, nhà sàn dài là nơi hội họp và sinh hoạt của những tập thể gia đình truyền thống người Êđê, nơi đây sẽ là địa điểm thưởng thức cà phê trong không gian độc đáo của văn hóa Êđê. Đây cũng chính là nơi có thể khám phá và trải nghiệm cà phê qua việc tham quan các công đoạn chế biến thủ công tỉ mỉ, công phu và tinh tế với những chuyên gia cà phê hàng đầu. Khu nhà sàn vừa là phòng hội nghị, hội thảo cho hơn 300 khách phục vụ các cuộc lễ hội trong phong cách đậm bản sắc Tây Nguyên. Trung tâm quà lưu niệm: Đến với xứ sở cà phê, khách tham quan sẽ muốn mang về những món quà mang đậm bản sắc văn hóa miền cao nguyên, những đặc sản địa phương và các sản phẩm đặc biệt của Trung Nguyên. Trung tâm quà lưu niệm sẽ là nơi quan khách có thể chọn lựa từ hàng trăm món quà độc đáo để ghi lại những giây phút đặc biệt lưu tại Làng Cà phê Trung Nguyên. Thác nước: Tây Nguyên không thể thiếu nét chấm phá hùng vĩ của những thác nước cao ngất trời cuồn cuộn như từ trời rơi xuống. Một sân khấu với khu vực thưởng ngoạn cà phê ngoài trời là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng những chương trình biểu diễn nghệ thuật, khởi nguồn cho những nghi thức tôn vinh cà phê mang theo hơi thở và sức sống hừng hực của người Tây Nguyên gửi tới hàng tỷ tín đồ yêu cà phê lời cầu nguyện cho một thế giới hòa bình, tốt đẹp và bền vững hơnTây. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 32 - Thưởng thức cà phê: Đến với làng cà phê Trung Nguyên, khách tham quan ngoài việc được trải nghiệm mới và hiểu rõ hơn về cà phê với sự hình thành và con đường chinh phục của cà phê trên thế giới mà còn để tận hưởng những giây phút thư giãn bên ly cà phê có tính cách đặc biệt nhất thế giới, để hòa nhập trong một khoảng không gian sáng tạo cho những bước nhảy vọt vào tương lai. Tham quan, chụp hình lưu niệm: Nếu đã đến với Làng cà phê Trung Nguyên, bạn không thể bỏ qua những khung cảnh như: nhà dài Êđê dài 40m rộng 12m, thác nước hùng vĩ, những gian nhà cổ mang đậm phong cách Việt... Dịch vụ chụp hình lưu niệm của Làng sẽ cho bạn những khoảnh khắc đẹp nhất và ấn tượng nhất. 3.7.6. Festival Cà phê Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk Lăk nằm về hướng Tây Nam dãy Trường Sơn. Có thể nói, ít có nơi nào thiên nhiên ban cho nhiều cảnh quan như ở nơi đây, trong đó đáng kể nhất là những thác nước đẹp nổi tiếng như Dray Sap, Gia Long, Trinh Nữ, Krông Kmar, Bảy Nhánh, Thuỷ Tiên, Ba Tầng..., nhiều hồ lớn với diện tích từ 200 - 600 ha như hồ Lăk, hồ Ea Kao, hồ Ea Đờn, hồ Tây..., rất thích hợp để tổ chức các hoạt động bơi thuyền, lướt ván, câu cá, vui chơi giải trí. Đến Đăk Lăk, du khách có thể đi thăm một số địa danh từ lâu đã khá nổi tiếng như Buôn Đôn với về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; Đình Lạc Giao-nơi ghi dấu ấn của nền văn hoá người Việt trên mảnh đất cao nguyên; Biệt Điện của cựu hoàng đế Bảo Đại, di tích tháp Chăm Yang Prông được xây dựng từ thế kỷ XIV, nhà đầy Buôn Ma Thuột, hang đá Đăk Tuôr, Bảo tàng của tỉnh ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột với san bàn chiến thắng Buôn Ma Thuột trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975 lịch sử.... Một điều rất đặc biệt là, nếu lấy thành phố Buôn MaThuột làm trung tâm thì hầu hết các di tích, danh thắng của Đăk Lăk ở trong bán kính không quá 50 km, rất thuận tiện cho hoạt động du lịch. Nơi đây còn có sự phong phú, đa dạng về phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá. Bởi đây không chỉ có di sản văn hoá đồ sộ của các dân tộc bản địa như Ê đê, Mnông với những áng sử thi hùng tráng Trường ca Đam San, Đam Bri, Xinh Nhã, Cây nêu thần...đã được sưu tập hoàn chỉnh phục vụ đời sống văn hoá của đồng bào cùng với những di sản văn hoá vật thể quý giá như đàn đá, công chiêng..., mà còn là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em cùng chung sống Tại Buôn Ma Thuột Cà phê Festival, du khách sẽ được thăm quan các gian hàng liên quan đến cà phê; tham dự buổi công bố thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Đặc biệt, du khách có thể tham gia các tour trong và ngoài tỉnh đến khu du lịch thác Trinh Nữ, Dray cách TP Buôn Mê Thuột 24km, khu du lịch hồ Lăk, khu du lịch sinh thái Bản Đôn; thăm bảo tàng Văn hoá dân tộc Đăk Lăk; tham dự chương trình Bản Đôn ngày hội diễn ra một ngày sau ngày khai mạc Buôn Ma Thuột Cà phê Festival với hoạt động đua voi, các trò chơi dân gian, đêm lửa hội... Lễ hội Buôn Ma Thuột Cà phê (Buôn Ma Thuột Cà phê Festival) diễn ra tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Xét về khía cạnh du lịch, đây có thể được coi là dịp tốt để những ai chưa từng đến đây, hãy một lần về thăm mảnh này. Bởi ở đó, du khách sẽ khám phá được nhiều điều kỳ thú. Nằm trong khuôn khổ Festival Cà phê Buôn Ma Thuột lần, hội chợ triển lãm cà phê đã được được tổ chức tại Biệt điện Trần Lệ Xuân ở TP Buôn Ma Thuột. Tham gia hội chợ có 150 doanh nghiệp với 400 gian hàng về các sản phẩm liên quan đến cà phê như: Máy móc chế biến cà phê, cây giống cà phê, công trình khoa học về cà phê… Trình diễn ly cà phê lớn nhất thế giới của Công ty Vina Cà phê đã bay lượn cùng trực thăng trên bầu trời Buôn Ma Thuột khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tối nay sẽ diễn ra lễ khai mạc Festival Cà phê Buôn Ma Thuột và được VTV tường thuật trực tiếp vào lúc 20g. Tổ chức thực hịên các triển lãm và trao giải thưởng ảnh nghệ thuật “Cà phê Đăk Lăk trên đường phát triển và hội nhập”. Cuộc thi do Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch phối Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 33 - hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đăk Lăk tổ chức, được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam bảo trợ. Các ảnh với kỹ thuật thể hiện giàu ngôn ngữ nhiếp ảnh sẽ tôn vinh giá trị trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, phân phối, xuất khẩu của ngành cà phê, góp phần quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng trong nước và bạn bè quốc tế. Đêm khai mạc với chương trình nghệ thuật mang đậm chất Tây Nguyên giới thiệu vùng đất cà phê Buôn Ma Thuột với bản sắc văn hoá dân gian mang âm hưởng cồng chiêng, các lễ hội truyền thống của người dân bản địa. Đối tượng chính mà lễ hội hướng tới là những khách hàng tiêu thụ cà phê chính của Việt Nam, rộng hơn nữa là các nhà kinh doanh, chế biến cà phê trong và ngoài nước, để từ đó thiết lập được những mối quan hệ buôn bán, những hợp đồng trong tương lai. Ngành cà phê Đắk Lắk mỗi năm xuất khẩu hàng trăm triệu USD, đặc biệt, năm 2008 này xuất khẩu gần 700 triệu USD, mỗi năm đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh đã góp phần đưa Đắk Lắk từ một tỉnh nghèo trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên. Hiện nay và trong những năm tiếp theo cà phê vẫn là ngành sản xuất mũi nhọn và chủ lực của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai là dịp để gửi tới người sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thông điệp về những quy trình từ khâu thu hoạch, chế biến cà phê đúng kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Trong ngày đầu tiên của lễ hội, đã khai mạc khu phổ ẩm thực, lễ hội diễu hành đường phố thu hút hàng ngàn người dân thành phố Buôn Ma Thuột và du khách tham gia, chung kết hội thi “Nhà nông đua tài”, đặc biệt là khai mạc hội chợ triển lãm với sự tham gia của 150 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Lễ hội diễn ra với các hoạt động như: Khai trương Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Hội thảo Phát triển cà phê bền vững, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu cà phê… Ban tổ chức (BTC) đã khéo léo sắp xếp chương trình của Lễ hội sôi động dần và nối tiếp sự kiện này là triển lãm, trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật về cà phê nhằm ghi nhận những hình ảnh phát triển mạnh mẽ của công cuộc phát triển cây cà phê trong thời kỳ đổi mới. Hai sự kiện này giúp cho người dân Tây Nguyên và khách thập phương nhìn nhận xuyên suốt quá trình phát triển của cây cà phê Tây Nguyên qua các thời kỳ. Có trên 20 chương trình, sự kiện diễn ra trong lễ hội. Ngay trong ngày diễn ra khai mạc, BTC đã sắp xếp đến 7 sự kiện được diễn ra với không khí rất sôi động, như khai trương "Phố ẩm thực", hội chợ Triển lãm cà phê, chung kết hội thi "Nhà nông đua tài", Lễ hội đường phố... Một trong những sự kiện được người dân quan tâm nhất trước giờ khai hội là cuộc Chung kết hội thi "Nhà nông đua tài" chủ đề "Nhà nông sản xuất kinh doanh cà phê giỏi". Ngay từ vòng bảng nhưng đã thu hút được hàng chục ngàn nông dân tham gia hưởng ứng ở 14 huyện thành phố trong tỉnh được chia đều thành 4 cụm, mỗi cụm từ 3 - 4 đội thi đấu loại trực tiếp. Lễ hội, thực sự là cơ hội cho cây cà phê và đặc biệt hơn các nhà DN đã có ý hoặc đang có ý định đầu tư vào ngành cà phê. Hiện Đăk Lăk có gần 180.000 ha cà phê, trong đó có 173.773 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, sản lượng mỗi năm đạt từ 400.000 đến 450.000 tấn cà phê nhân, chiếm trên 40% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. 3.7.7. Lễ hội Hoa Cà Phê Trên thế giới mỗi ngày diễn ra rất nhiều lễ và hội cũng như lễ hội. Có lễ mang tính tôn giáo, tâm linh, có hội đúng nghĩa hội hè vui chơi giải trí, và cũng không ít lễ hội vừa đậm chất lễ vừa lan tỏa chất Hội. Lễ hội Té nước của người Thái, người Lào cầu may, cầu lộc, cầu hạnh phúc. Lễ hội hoa Anh đào của người Nhật mang tính triết lý về lối sống của người Nhật: “Sống - dâng hiến hết mình, tỏa sắc, tỏa hương như hoa anh đào, chết - thanh Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 34 - thản như cánh hoa anh đào về với đất”. Lễ hội Carnaval của nhiều quốc gia đều thăng hoa cái đẹp, sức sống quyến rũ và những truyền thống văn hóa độc đáo. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều lễ hội như Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, Lễ hội Quan họ Bắc Ninh… tôn vinh những truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Và giờ đây có một dự án về một lễ hội có thể vươn đến tầm vóc mang tính toàn cầu hội tụ những khát khao của nhân loại về một thế giới hài hòa, phát triển, bền vững, tôn vinh các giá trị tinh thần xanh, không gian xanh, kinh tế xanh được vun đắp bởi trách nhiệm nhân văn, dâng hiến, sáng tạo mạnh mẽ của mỗi con người dù ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào đối với hành tinh chúng ta đang sống, đối với cộng đồng chúng ta đang tồn tại. Tháng 4/2008 tại Hội trại Sáng tạo Tây Nguyên ở Mad’rắc do tỉnh Đăk Lăk tổ chức, nhiều chuyên gia văn hóa, xã hội, lịch sử, kinh tế, văn học nghệ thuật hàng đầu Việt Nam đã bàn thảo chiến lược cũng như những kịch bản cốt lõi cho Lễ hội hoa Cà phê. Tất cả đồng thuận ở tư tưởng, tính toàn cầu, tính văn hóa độc đáo, vừa mang bản sắc truyền thống vừa mang tính tinh hoa hiện đại, và, là một ngày hội thực sự của những người trồng cà phê, những người say mê thưởng thức cà phê, những người là tín đồ của tinh thần khai sáng cà phê, những người đang ngày đêm sáng tạo cống hiến cho nhân loại mà nguồn năng lượng chính từ các giá trị của cà phê... Phấn đấu đưa thương hiệu của Lễ hội hoa Cà phê trở thành lễ hội có ý nghĩa lớn, hội tụ lớn, có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Bước đầu một loạt hoạt động cần có một lễ hội đã được hoạch định cụ thể như các lễ nghi gieo hạt cà phê, cầu mưa cho cà phê, đón mừng hoa cà phê, rước hoa cà phê vào Đền thờ Cà phê (sẽ được xây dựng), được thiết kế ở tầm văn hóa cao mang bản sắc Tây Nguyên và tinh hoa văn hóa nhiều quốc gia trồng cà phê khác nhưng lại thể hiện tính toàn cầu. Rồi các hoạt động phong phú đa dạng nhiều bản sắc nhưng lại chung một tinh thần của nền kinh tế xanh mà cà phê mang lại Hội tụ - Hài hòa - Bền vững của những người trồng cà phê, những người say mê cà phê, những tín đồ cà phê. Tại Lễ hội sẽ tưng bừng và không kém phần sâu sắc, tinh tế diễn ra các “hội” uống cà phê dù với nhiều chất liệu khác nhau, phong cách, nghi thức uống khác nhau của nhiều con người từ nhiều vùng miền, tôn giáo, thể chế chính trị khác nhau nhưng bên ly cà phê – ngôn ngữ thứ hai sẽ tìm ra tiếng nói chung: Tiếng nói của Sáng tạo cho sự bền vững, văn minh toàn cầu mà Sáng tạo được cà phê khơi nguồn, kích thích, nói như bà Nguyễn Thị Bình đó chính là động lực phát triển quốc gia, và, ở bình diện toàn cầu, đó cũng chính là động lực phát triển thế giới. Bên ly cà phê tại lễ hội, con người, các trí tuệ khác nhau gắn kết thân thiện với nhau, và đó chính là sức mạnh toàn cầu không phải chỉ ở thế giới phẳng mà bước đột phá công nghệ thông tin đem lại, mà là sức mạnh toàn cầu từ Thế giới xanh của kinh tế xanh mang lại. Những lợi ích cho Việt Nam, đặc biệt là cho Tây Nguyên, cho hàng triệu nông dân trồng cà phê của Tây Nguyên mà Lễ hội hoa Cà phê nếu được thực hiện mang lại là vô giá mà bất cứ nhà hoạch định chính sách, kinh tế nào cũng dễ dàng nhận ra. Cái tinh thần - “chỉ có sự phát triển mới tạo nên sự ổn định bền vững” cho vùng đất nhạy cảm này hơn bao giờ hết sẽ được minh chứng. Và, điều đặc biệt, thông qua mô hình Lễ hội Hoa Cà phê Việt Nam sẽ đóng gói được các giá trị để nâng tầm cao của mình hòa nhập “Toàn cầu hóa” một cách chủ động nhất. 3.7.8. Tuần lễ văn hoá cà phê “Tuần lễ văn hóa cà phê” từng được tổ chức tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh năm 2007. Với nhiều hoạt động chính tràn ngập sắc nâu cà phê và tưng bừng không khí Tây Nguyên, sự kiện tôn vinh văn hóa và thương hiệu cà phê Việt Nam tầm cỡ này sẽ góp phần làm quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên và cà phê Việt Nam đến với đông đảo quần chúng yêu thích cà phê. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 35 - Mô hình khu nông trang cà phê: Thu hút khách tham quan là mô hình trang trại cà phê với nhiều cây cà phê trổ hoa thơm phức và kết quả trĩu cành. Ba mươi cây cà phê được mang về từ Đăk Lăk, trình diễn cho cư dân thành phố đủ các trạng thái của cây cà phê: cây xanh, cây ra hoa, cây kết trái. Cùng với vạt đất bazan đỏ tươi cho gốc cà phê và tái hiện các công đoạn chăm sóc, thu hái, phơi phóng, chia sẻ với du khách quy trình trồng trọt cũng như đời sống tại nông trang cà phê. Mô hình khu nông trang cà phê hấp dẫn nhiều người thích tìm hiểu về đời sống sản xuất của những cư dân miền cao nguyên. Các bác nông dân và phụ nữ ngồi dệt thổ cẩm, đi lại, hoạt động trong mô hình tái hiện nông trang với cây cà phê thật đang trổ hoa, cây đang đơm trái… mang đến cho khách cảm giác như đang lạc vào không gian đặc trưng của vùng đất đỏ bazan. Khách tham quan sẽ được tiếp cận, quan sát, trò chuyện và chia sẻ công việc nhà nông; thử làm nông dân bằng việc sử dụng các nông cụ phần lớn lạ lẫm với người thành phố, chụp hình kỷ niệm. Đây là cơ hội hiếm có để được đứng trong rẫy cà phê thật như thế này. Khu nông trang cà phê là một phần nỗ lực của ban tổ chức trong việc mang cây cà phê từ Đắk Lắk về thành phố với tất cả những điều kiện tự nhiên sinh lý của cây: đất bazan, nước. Chỉ có một điều duy nhất ban tổ chức không mang theo được, đó chính là độ cao. Còn tất cả như mọi người có thể thấy là nông trang thật, là con người thật có thể bắt gặp ở bất cứ rẫy cà phê nào tại Tây Nguyên. Không chỉ khách trong nước trầm trồ thú vị khi lần đầu tiên nhìn thấy hoa, quả, cây cà phê như thế nào; nhiều du khách nước ngoài cũng rất thích thú nếm thử cà phê hòa tan và nếm cả vị chát của hạt cà phê sống ở nhiều gian hàng. Cổng cà phê Guiness Việt Nam: chiếc cổng gây nhiều tò mò kích thích ngay từ thời điểm thi công ban đầu tại Hà Nội được làm hoàn toàn bằng hạt cà phê, trái cà phê, bột cà phê, màu cà phê…và ngốn tới gần 2 tấn cà phê. Chiếc cổng cao 7m rộng 26m này vừa được Hội đồng kỷ lục Guiness Việt Nam chính thức công nhận “Cổng cà phê lớn nhất Việt Nam” vào ngày khai mạc 29/11/2007 tại Hà Nội. Đây cũng là điểm thu hút đặc biệt của Tuần lễ văn hóa cà phê đối với người dân. Âm nhạc Tây Nguyên – nhạc cà phê: Âm nhạc Tây Nguyên trong Tuần lễ văn hóa cà phê là đỉnh điểm tụ hội về văn hóa cà phê Tây Nguyên. Sức thu hút của âm nhạc Tây Nguyên rất lớn. Đó là dấu ngân vang mãi, dư âm ngọt ngào của bản sắc văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột trong lòng du khách. Những người đam mê cà phê và đặc biệt là những người yêu thích những âm hưởng của miền đất Tây Nguyên. Bên cạnh những điểm “nóng” trên, với chương trình cà phê sáng và đọc báo Thanh Niên miễn phí, con đường cà phê được thiết kế ngay trong không gian lễ hội sẽ là nơi tụ hội của những tín đồ cà phê vào mỗi buổi sáng. Thưởng thức ly cà phê thơm ngon, nóng hổi trong không gian cà phê của các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Moment, Victoria, Vinamit... với cái se lạnh cuối năm thật thú vị đối với du khách. Tuần lễ Văn hóa cà phê là một hoạt động quảng bá, gắn kết kinh tế với văn hóa, đưa cà phê vượt qua giới hạn của hoạt động sản xuất, nhằm thăng hoa giá trị của cây cà phê, quảng bá thương hiệu, kích cầu trong nước và đẩy mạnh tiêu thụ ở nước ngoài. Tuần lễ Văn hóa cà phê là một hoạt động cần đựợc nhân rộng và tổ chức thường xuyên hơn. 3.7.9. Bảo tàng cà phê Trên thế giới, hiện nay có một số viện bảo tàng cà phê rất nổi tiếng, nhưng hầu hết các viện bảo tàng này đều đến từ các quốc gia không trồng cà phê, như Nhật Bản, Anh, Đức. Vậy tại sao một cường quốc cà phê như Việt Nam lại không thể có một Viện bảo tàng cà phê? Mặt khác, các bảo tàng nêu trên chỉ thể hiện được phần quá khứ và chủ yếu là phần nổi của cà phê, vai trò lớn và có tính triết lý của cà phê, đặc biệt là vai trò tương lai của cà phê gần như không được thể hiện tại các bảo tàng nói trên. Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta tạo nên sự khác biệt. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 36 - Sứ mạng của Bảo tàng cà phê thế giới: Tái hiện lịch sử và vai trò cà phê đối với nhân loại để từ đó hướng đến những quan điểm mới, tư tưởng mới, triết lý mới về cà phê đến từ vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam. Đặc trưng của ngành cà phê là gắn chặt chẽ với con người và môi trường, nhất là ở vùng Tây Nguyên. Bảo tàng cà phê tương lai nếu muốn hấp dẫn, nếu muốn đóng góp gì đó cho xã hội thì chắc chắn không chỉ dừng lại ở toàn bộ các khía cạnh kỹ thuật từ việc trồng trọt, thu hái, chế biến cà phê đến thương mại, buôn bán cà phê và thưởng thức cà phê mà còn cần quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh con người, cộng đồng những người làm ra cà phê, cuộc sống và sự thay đổi cuộc sống của họ từ khi họ tham gia vào cộng đồng cà phê này. Rất nhiều câu chuyện có thể kể được trong bảo tàng này về cộng đồng các dân tộc như Ê đê, Mnông, Gia rai, Ba na… ở Tây Nguyên đã từ bỡ ngỡ buổi ban đầu, làm quen dần đến nay gắn bó thiết thân với cây cây cà phê như thế nào. Nét đặc sắc của bảo tàng cà phê sẽ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật của công nghệ cà phê với con người, cộng đồng những người làm cà phê cùng môi trường sống của cả con người và cà phê. Việc tạo ra nét đặc sắc này chính là chiến lược cần hướng tới một bảo tàng sinh thái cà phê ở Tây Nguyên tương lai. Đó sẽ là một bảo tàng không chỉ đóng khung trong 4 bức tường của tòa nhà bảo tàng hay khuôn viên bảo tàng như vẫn thường quan niệm. Bảo tàng này sẽ là bảo tàng luôn mở rộng không gian và cộng đồng, luôn vươn tới và gắn kết với cộng đồng trong mọi hoạt động của mình. Cộng đồng sẽ tham gia như một chủ thể văn hóa của bảo tàng, chẳng hạn, tại đây họ sẽ tự giới thiệu và trình bày về văn hóa và cuộc sống của mình gắn với cây cà phê thế nào, đồng thời không gian sống của họ cũng trở thành một bộ phận của bảo tàng như một địa điểm du khách có thể thăm quan, trao đổi và đối thoại với cộng đồng. Bảo tàng sẽ có chiến lược để cộng đồng tham gia như thế được hưởng lợi không chỉ về văn hóa, tinh thần mà cả về tăng thu nhập cho ngân sách của mỗi gia đình nữa. Tính nhân văn và sự gắn kết lâu dài giữa bảo tàng và cộng đồng chính là sự giải quyết hài hòa giữa tinh thần và vật chất. Đó chính là cách tiếp cận mới, quan niệm mới cho bảo tàng cà phê tương lai ở nước ta mà tôi đặt nhiều hy vọng.  Phác thảo ý tưởng về nội dung trưng bày của “Bảo tàng Cà phê” - Lịch sử cà phê trên thế giới - Lịch sử cà phê: như con đường tơ lụa, con đường hồ tiêu, con đường nha phiến - Các trung tâm cà phê trên thế giới: trưng bày và kinh nghiệm - Lịch sử cà phê Việt Nam - Kỹ thuật: + Kỹ thuật trồng cà phê + Giống: các loại giống và sự khác nhau + Kỹ thuật trồng và chăm sóc + Kỹ thuật thu hái: độ chín + Kỹ thuật bảo quản + Kỹ thuật chế biến - Cà phê và thương mại - Cà phê và việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: + Khai thác tài nguyên đất + Nguồn nước + Phân bón, phân hóa học - Cà phê và con người 3.7.10. Dự án “Thiên đường cà phê”- thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam Ý tưởng về một dự án “Thiên đường cà phê toàn cầu tại Việt Nam” đã được Công ty CP Trung Nguyên ấp ủ trong nhiều năm đưa ra và mới đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nước ta ủng hộ. Có thể nói đây là một dự án mang đầy tính táo bạo và ý tưởng to lớn với viễn cảnh Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 37 - xây dựng: một Viên bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam; một Viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ thế giới; một sàn giao dịch nông sản được kết nối với các định chế tài chính trung lập và các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới; những dãy phố đặc trưng cà phê, các doanh nghiệp, đồn điền thực hành cà phê sạch; thực hiện các dự án bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và các không gian sinh thái tự nhiên… tạo thành một quần thể tích hợp của du lịch văn hoá – sinh thái – cà phê theo hướng thám hiểm, thực tế, với những dịch vụ đạt đẳng cấp cao và độc đáo nhất thế giới. Vấn đề làm sao tạo dựng được văn hoá cà phê và khai thác được tiềm năng du lịch to lớn của vùng Tây nguyên thông qua cây cà phê và vơí ý tưởng táo bạo của công ty Trung Nguyên về việc cần xây dựng một Trung tâm văn hoá cà phê tại Việt Nam với một lộ trình được thiết kế cẩn thận và thực sự trở thành một dự án mang tầm cỡ quốc gia và khu vực. Nếu dự án này được thực hiện nó sẽ mang lại cục diện mới cho khu vực Tây nguyên cũng như quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế một cách hiệu quả nhất Thủ phủ cà phê toàn cầu là: - Một dự án tổng thể nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu lãnh thổ, chỉ dẫn địa lý ngành cà phê cho Việt Nam. - Nhóm hành động góp phần đưa Tây Nguyên thành một địa bàn hấp dẫn toàn thế giới, một điển hình cho phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới. - Mang lại sự hài hoà lợi ích cho mọi đối tượng có liên quan. 3.7.11. Xây dựng ngành du lịch Tây Nguyên mang đậm bản sắc cà phê 3.7.11.1. Về cơ sở hạ tầng - Quy hoạch Buôn Ma Thuột thành một thành phố sinh thái đặc trưng về cà phê, trong đó các khu dân cư điển hình phát triển bền vững. - Nâng cấp Đại học Tây Nguyên thành một đại học đa ngành đạt đẳng cấp quốc tế. Đây vừa là cơ chế huy động đầu tư, thu hút du học - du lịch, vừa là cơ chế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương xứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao. - Hình thành và vận hành Thủ phủ cà phê ảo trên mạng toàn cầu. - Kết nối với các địa bàn khác thuộc Tây Nguyên, Việt Nam để trở thành tam giác phát triển bền vững, hoặc các đặc khu phát triển bền vững của quốc gia. - Một Sàn giao dịch cà phê được kết nối với các định chế tài chính trung lập và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đặc biệt là Brazin và Indonesia. - Thực hiện các dự án bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và các không gian sinh thái tự nhiên. 3.7.11.2. Hệ thống lưu trú nhà hàng Xây dựng mô hình khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng sinh thái cà phê, có mô hình vườn cây cà phê đẹp; sử dụng nội thất chế tác từ thân cây cà phê; dùng cây cà phê làm cây kiểng trong hệ thống lưu trú, nhà hàng; trang trí mỹ thuật bằng các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê, các tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến cây cà phê, con người và vùng đất Tây Nguyên 3.7.11.3. Ẩm thực Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành chỉ đạo, phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh xây dựng các dự án đầu tư nghiên cứu, chế biến các món ẩm thực như bánh, kẹo, kem, thức uống, thực phẩm dinh dưỡng… chất lượng cao, mang đậm bản sắc của du lịch vùng Tây Nguyên từ cà phê có giá trị kinh tế cao. Hình thành hệ thống các cơ sở kinh doanh ẩm thực cà phê và các ẩm thực đặc sản độc đáo hấp dẫn của Tây Nguyên nhừm phục vụ cho du khách trong và ngoài nước cũng như cho chính Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 38 - cộng đồng địa phương để từ đó dần hình thành văn hoá ẩm thực độc đáo cho vùng tạo sức hút cho ngành du lịch Tây Nguyên. 3.7.11.4. Điểm tham quan - Một Viện bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam. - Một Viện nghiên cứu cà phê mang tầm cỡ thế giới. - Một Viện nghiên cứu dân tộc học và văn hóa dành cho bản địa và các vấn đề toàn cầu, cùng các dự án bảo tồn và phát triển văn hoá bản địa. - Những dãy phố đặc trưng cà phê, các doanh nghiệp, các đồn điền thực hành cà phê sạch, thực hành cà phê theo tiêu chuẩn khắt khe nhất về kỹ thuật và môi trường. - Khu Trung tâm Du Lịch Cà Phê: Là nơi thể hiện triết lý sống mới về cà phê, một triết lý tôn vinh sự sáng tạo, hướng đến sự hài hoà. Dự kiến khu này sẽ được xây dựng tại cụm thác sinh thái Draysap. - Một dự án xây dựng có tính biểu tượng đủ lớn, đủ vĩ đại, đủ độc đáo nhằm thu hút năng lượng của vũ trụ vào cà phê, để mưu cầu sự hài hòa giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Dự án này là tâm điểm của Thủ phủ cà phê, thời gian xây dựng dài với nhiều biện pháp quảng bá liên tục. Chất liệu chủ yếu để xây dựng một công trình thuộc tầm cỡ thiên niên kỷ này chính là các loại đá có sẵn tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, cần phải sớm có các quy hoạch tổng thể và các chính sách quyết liệt để không chảy máu những nguyên vật liệu quý và nhiều ý nghĩa này vào những mục đích quan trọng khác. - Xây dựng một quần thể du lịch để tích hợp văn hoá – sinh thái – cà phê theo hướng thám hiểm, thực tế, với những dịch vụ đạt đẳng cấp cao và độc đáo nhất thế giới. - Một khu vườn Thủ phủ cà phê, nơi trồng và thực hành cà phê đặc biệt nhất thế giới: nuôi các loại thú tự chọn hạt cho con người như khỉ, két (vẹt), chồn,… những người dân bản địa trong đó cũng trồng và chăm sóc cà phê theo đúng quy trình khoa học nhưng bên cạnh đó là các nghi thức văn hoá để cầu nguyện, gửi gắm tinh thần sáng tạo và sự mong mỏi hài hoà, bền vững vào từng hạt cà phê, quy trình chế biến và rang xay cũng được làm tuyệt đối thủ công với một sự tỉ mỉ và tính nghệ thuật cao nhất. Nơi đây sẽ là nơi tạo ra các loại cà phê huyền bí nhất thế giới được làm từ chính Thủ phủ cà phê. Cùng với đó là các chương trình văn hoá lễ hội tổng hợp , để tạo ra các lễ hội Carnaval Cà phê. 3.7.11.5. Quà lưu niệm Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành chỉ đạo, phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh xây dựng các dự án đầu tư nghiên cứu xây dựng các khu tổ hợp chế tác thành làng nghề truyền thống chuyên đầu tư nghiên cứu, chế tác các sản phẩm mỹ nghệ, quà lưu niệm từ cây cà phê, có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và kinh tế cao. 3.8. Giải pháp thực hiện 3.8.1. Đối với vấn đề phát triển cà phê bền vững 3.8.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao - Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với cà phê nước ta đến năm 2015, 2020 và xa hơn. Chú trọng các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, như Trung Quốc, Đông Âu. - Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng: + Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê nhân sang các thị trường cao cấp, phấn đấu đến 2015 có 50 - 70% sản lượng cà phê Việt Nam tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế có chất lượng cao. + Phát triển mạnh cà phê hoà tan, cà phê rang xay, nâng mức chế biến sâu các sản phẩm cà phê đạt 20% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. + Tăng mức tiêu dùng nội địa đạt 10 - 15% tổng sản lượng. 3.8.1.2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 39 - - Triển khai quy hoạch chi tiết và ổn định diện tích trồng cà phê phù hợp với quyết định 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó diện tích ổn định từ 450.000- 500.000 ha, sản lượng khoảng 1 triệu tấn, trong đó cà phê arabica (chè) chiếm khoảng 10% diện tích ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Tiếp tục phát huy ưu thế của cà phê robusta (vối) ở các tỉnh Tây Nguyên; tiến hành thâm canh cao 200.000 ha cà phê theo quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với diện tích cà phê không đúng quy hoạch, nơi có dộ dốc cao, vùng đất trũng, xa nguồn nước tưới cần chuyển sang trồng cây khác. - Triển khai có hiệu quả chương trình giống, nghiên cứu và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống cho cải tạo, trồng mới. Thực hành các giải pháp kỹ thuật để lai ghép các dòng vô tính cao sản, chất lượng cao, kháng bệnh, chín muộn và đồng đều trong cải tạo các vườn cà phê già cỗi. Nâng cấp và đầu tư mới các trung tâm nhân giống, phấn đấu ở mỗi tỉnh có một trung tâm, mỗi huyện có một trạm giống. - Tăng cường cây che bóng, áp dụng quy trình thâm canh thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thân thiện với môi trường; từng bước nâng tỷ lệ áp dụng sản xuất bền vững, sản xuất cà phê có chứng chỉ đạt 50% diện tích vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. - Tổ chức và hướng dẫn nông dân thu hái đúng kỹ thuật; có các biện pháp kinh tế để ngăn chặn tình trạng hái “tuốt cành, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ quả non xanh. 3.8.1.3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế - Đầu tư, nâng cấp hệ thống sân phơi và máy sấy đối với việc sơ chế bằng phương pháp khô. Khuyến khích nông dân hợp tác, thực hiện việc sơ chế cà phê thóc quy mô lớn và áp dụng phương pháp chế biến ướt, hoặc bán ướt đối với cả cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo. - Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế - phân loại cà phê nhân xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9000, HACCP, ISO: 14000; đảm bảo từ sau năm 2010, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Tăng cường năng lực chế biến sâu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hòa tan, cà phê rang xay…đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 – 15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu. - Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo trong nước các dây chuyền sản xuất cà phê công suất nhỏ và vừa, có công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô sản xuất. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững. - Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. 3.8.1.4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế. Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành…chủ động áp dụng thương mại điện tử trong giao dịch mua, bán, ký gửi cà phê trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm sàn giao dịch hiện có ở Buôn Mê Thuột và học tập kinh nghiệm các sàn giao dịch lớn trên thế giới, tiến hành xây dựng Đề án phát triển hệ thống thương mại cà phê ở nước ta, bảo đảm tính hiện đại, văn minh thương mại và thích ứng với quá trình mua, bán, ký gửi ở từng Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 40 - vùng trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 02 sàn giao dịch cà phê tại Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng các phương thức mua bán hiện đại như giao dịch kỳ hạn…phòng ngừa rủi ro khi có biến động giá trên thị trường; thí điểm đưa cà phê Việt Nam giao dịch tại các sàn giao dịch quốc tế (New York; Luân Đôn). 3.8.1.5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ - Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất lớn. Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm nông hộ sản xuất cà phê. - Thực hiện liên kết “4 nhà”, trong đó các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý, để phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến. - Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản và cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước (như đầu tư đường, thuỷ lợi, giống, khuyến nông, bảo vệ thực vật...). 3.8.1.6. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh - Phối hợp với các cơ quan hữu quan, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm. - Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới. - Tổng dự toán vốn đầu tư toàn xã hội để thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam đến 2015 là 32.759 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn được phân bổ: + Từ Ngân sách nhà nước, tập trung chủ yếu cho đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng thương mại…); nghiên cứu khoa học, khuyến nông, xúc tiến thương mại: 469 tỷ đồng, chiếm 1,5 %; + Từ nguồn tài trợ ODA cho đầu tư cải tạo, thâm canh, thực hiện sản xuất an toàn, bền vững: 13.705 tỷ đồng, chiếm 41,8%; + Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp và nông dân: 18.585 tỷ đồng, chiếm 56,7%. + Về Tổ chức thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội, Tổng công ty thực hiện đề án. 3.8.2. Các các giải pháp phát triển du lịch cà phê 3.8.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 41 - - Công tác tuyên truyền vận động cộng đồng sống thấu hiểu, tạo nên sự thân thiện cho địa bàn Thủ phủ cà phê. - Tăng cường thu hút du lịch, đầu tư và thương mại trên phạm vi toàn cầu. - Phát triển năng lực cạnh tranh, đặc biệt cho các sản phẩm dịch vụ có thương hiệu có thể tạo giá trị gia tăng cao. - Phát triển tri thức, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân bản địa. - Thu hút và trọng dụng nhân tài – nguồn nhân lực và tri thức toàn cầu.Góp phần xây xựng đất nước (uy tín, niềm tự hào, sự hoà hợp, tầm nhìn và quyết tâm của quốc gia). 3.8.2.2. Tiếp tục phát triển các hoạt động đã triển khai - Tổ chức thường kỳ các hội thảo quốc tế về phát triển cà phê bền vững và khai thác cà phê trong du lịch. - Tổ chức thường niên Tuần lễ văn hoá cà phê tại các điểm trong và ngoài nước. - Tổ chức nhiều cuộc khảo sát thực địa có sự tham gia các chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, văn hoá, du lịch… - Quyết tâm mời gọi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu đóng góp xây dựng dự án. - Tiếp tục trao trao đổi với các chuyên gia kỹ thuật nông nghiệp hàng đầu của Israel: sử dụng hiệu quả nguồn nước và tăng năng suất cây cà phê. - Tiếp tục tổ chức và hoàn thiện công tác tổ chức Trại sáng tác nghệ thuật hằng năm về cà phê và lấy cảm hứng từ cây cà phê quy tụ nhiều chuyên gia, nhà văn hoá, nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam và khu vực cũng như trên thế giới trong các lĩnh vực từ kiến trúc, hội hoạ, điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc, điêu khắc, văn học. - Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động Lễ hội cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột. - Nâng cao quy mô tổ chức cuộc thi Barista pha chế cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột nhân dịp lễ hội cà phê thế giới. - Hình thành, hội tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quy hoạch và xây dựng thương hiệu quốc gia, phục vụ dự án. - Vận động toàn dân sử dụng cà phê như hành động yêu nước. - Tiến hành bước đầu xây dựng dự án: Viện bảo tàng cà phê thế giới, các khu du lịch sinh thái, khu quy hoạch dân cư mới,… - Tiếp tục vận động nhằm quy tụ các nước trồng cà phê để thành lập “OPEC cà phê” của thế giới. 3.8.2.3. Các giải pháp nâng cao - Đảm bảo phát huy tính Việt Nam (bản sắc): Phải đánh thức, khai thác và làm thăng hoa những giá trị và tài nguyên văn hóa độc đáo của Việt Nam. Cần thiết phải đặt các giá trị của Việt Nam trong xu thế Châu Á phục hưng. - Phát huy tính quốc tế: Đây là các hoạt động văn hóa, lễ hội, nghệ thuật trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chính vì vậy tính quốc tế phải nổi trội hơn tính Việt Nam. Thuộc tính chung là sáng tạo và hài hòa. - Cần thiết phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia, vùng lãnh thổ: Bởi môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt về việc thu hút vốn đầu tư, tạo thị trường cần thiết phải tạo được sự khác biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ cạnh tranh với mình. + Sự cần thiết sức ép phải đổi mới, theo kịp dòng chảy của thời đại. + Thúc đẩy sự phát triển của quốc gia bằng việc thay thế “lực đẩy” thành “lực kéo”, “lực hút”. + Để làm chủ các vấn đề quốc gia khác: an ninh, sự ổn định, vị thế chính trị,… Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 42 - KẾT LUẬN Tây Nguyên là vùng đất lý tưởng để làm du lịch vì có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn du khách. Hạn chế chung của du lịch Tây Nguyên hiện nay là việc đầu tư cho du lịch còn manh mún và chưa đủ tầm. Với tài nguyên du lịch phong phú và trải đều ở khắp nơi nhưng cho đến nay các điểm, các tuyến du lịch ở Tây Nguyên vẫn chưa được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh, làm cơ sở để xây dựng các chương trình du lịch đa dạng. Hệ thống tuyến du lịch đang khai thác còn ít và rời rạc, chưa tạo được sự liên kết phối hợp giữa các địa phương trong cùng một loại hình tài nguyên. Ấn tượng về các điểm đến ở Tây Nguyên chưa thực sự lôi cuốn do chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch còn đơn sơ, tạo cảm giác trùng lặp, đơn điệu, chưa đi vào khai thác sự độc đáo khác biệt của từng vùng, từng điểm, từng loại hình và từng tài nguyên sẵn có như cà phê. Mô hình nền kinh tế sinh thái du lịch – cà phê Tây Nguyên nói chung, và các đề xuất về sản phẩm du lịch từ cà phê nói riêng, có tính đại diện cao cho hành trình đột phá tới nền kinh tế, du lịch bền vững. Lợi ích tổng thể vượt xa tính toán kinh tế-thương mại thuần túy, trong đó phải kể đến đảm bảo an ninh, kiến tạo chiến lược phát triển vùng mới, sức thu hút và tập hợp nguồn lực vật chất - trí tuệ mà Việt Nam nói riêng, và các nước nghèo nói chung, còn đang thiếu thốn. Cà phê không giới hạn trong sản phẩm cà phê mà mang ý nghĩa tinh thần, văn hóa, tính đại diện sự kết nối-liên thông các lực lượng quốc tế. Tây Nguyên không giới hạn trong một phạm vi vùng địa kinh tế đặc thù, mà là đại diện của ngành cà phê thế giới đang phát triển ngày càng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, xã hội. Các điều kiện sinh thái, văn hóa, kết nối, sản phẩm của Tây Nguyên… và đặc biệt là mô hình phát triển sáng rõ, khả thi đã đầy đủ. Nói cách khác, mô hình giờ đây sẵn sàng đi vào thực tế, để đem lại những lợi ích quốc gia, từ kinh tế tới vị thế ngoại giao và hình ảnh thương hiệu cho cà phê và du lịch Tây Nguyên.. Ý tưởng cho ra đời các sản phẩm du lịch cà phê thực sự không mới, nhưng trong thực tại chưa có những mô hình hay hành động cụ thể khai thác hợp lý và thành công các sản phẩm này tại Tây Nguyên, tất cả vẫn tồn tại ở dạng tiềm năng. Chẳng hạn như: tour du lịch cà phê. Đây là một ý tưởng kinh doanh nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên và thu hút được khá nhiều du khách nước ngoài và trong nước. Cần thiết kế tour du lịch mang thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột. Nội dung của tour du lịch không chỉ đi sâu vào cung cấp các kiến thức xung quanh việc ươm, trồng, thu hoạch, sản xuất cà phê… mà nên kết hợp với các yếu tố văn hóa bản địa như ẩm thực, âm nhạc, mỹ thuật, lễ hội như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Tây Nguyên, lễ hội Mừng lúa mới, lễ hội Đâm trâu,… Các sản phẩm du lịch độc đáo này, du khách sẽ thật thú vị với việc tìm hiểu khám phá về cà phê và văn hóa nơi đây. Trên đây là những gì tác giả trình bày về các điều kiện tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch cà phê, các phương hướng khai thác sản phẩm du lịch từ cà phê nhằm đem lại sức bật mới cho cả ngành du lịch vốn nghèo nàn về các sản phẩm du lịch độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước cũng như với ngành sản xuất cà phê vốn đã và đang gặp nhiều khó khăn do yếu kém về xây dựng thương hiệu. Thương hiệu cà phê Tây Nguyên chưa đủ mạnh để đảm bảo cho sự sản xuất và phát triển bền vững. Đồng thời đóng góp ý tưởng cho công tác xây dựng môi trường lao động tràn đầy nhiệt huyết cho người lao động và tạo môi trường để doanh nhân, trí thức, người lao động đưa mô hình vào thực tế cuộc sống. Và chứng minh những lợi ích to lớn về nhiều mặt nhờ khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch độc đáo từ cà phê mang lại cho Tây Nguyên, cho đất nước Việt Nam và cũng là đóng góp cho sự vững bền của Hành tinh xanh Trái đất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề cương- Cà phê – sản phẩm du lịch độc đáo của tây nguyên.pdf