1. Kết luận
Kí ch thướ c khuẩ n lạ c vi khuẩn E. ictaluri bị
đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) sau 24 giờ
nuôi cấy trên môi trường thạch BHI theo thời
gian và điều kiện bảo quản khác nhau không
cho sự sai khác.
Kí ch thướ c chiều dài vi khuẩn E. ictaluri
PAM giảm dần theo thời gian bảo quản,
nhưng lại như nhau ở các điều kiện bảo quản
khác nhau.
Trong cùng môi trường bảo quản bằng
thạch BHI nghiêng ở 40C, số lượng tế bào vi
khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA (E. ictaluri
PAM) và chưa đột biến (E. ictaluri WT) giảm
nhanh theo thời gian bảo quản và vi khuẩn
không còn sống sau 90 ngày bảo quản. Còn
trong điều kiện bảo quản bằng thạch BHI
nghiêng có phủ thêm dầu khoáng ở 40C,
số lượng tế bào chủng vi khuẩn E. ictaluri
PAM, E. ictaluri WT chỉ giảm ít so với ban đầu
theo thời gian bảo quản và vi khuẩn vẫn còn
sống sau 90 ngày bảo quản. Trong khi đó, ở
điều kiện bảo quản lạnh sâu (-300C), số lượng
tế bào vi khuẩn E. ictaluri PAM và E. ictaluri
WT không giảm nhiều theo thời gian bảo quản.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát khả năng phát triển của chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri bị đột biến gen purA ở các điều kiện bảo quản khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG VI KHUẨN
EDWARDSIELLA ICTALURI BỊ ĐỘT BIẾN GEN purA Ở CÁC ĐIỀU KIỆN
BẢO QUẢN KHÁC NHAU
ASSESSTMENT OF DEVELOPMENT OF purA GENE KNOCKED-OUT
EDWARDSIELLA ICTALURI STRAIN IN THE DIFFERENT STORE CONDITATIONS
Nguyễn Thị Chi1, Võ Văn Nha2
Ngày nhận bài: 10/11/2014; Ng ày phản biện thông qua: 21/12/2015; Ngày duyệt đăng: 25/12/2015
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định khả năng phát triển của chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
bị đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) từ chủng E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam (E. ictaluri WT). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển của chủng E. ictaluri PAM ở các
điều kiện bảo quản khác nhau cũng tương tự như sự phát triển của chủng E. ictaluri WT. Số lượng tế bào chủng
E. ictaluri PAM có thể tồn tại ở mật độ khoảng 108 cfu/ống ở điều kiện bảo quản bằng lạnh sâu -300C, nhiều
hơn so với việc bảo quản bằng thạch BHI nghiêng có và không có phủ dầu khoáng ở 40C sau 90 ngày bảo quản.
Từ khóa: Edwardsiella ictaluri đột biến gen purA, gen purA, vắc xin
ABSTRACT
The study was conducted to determine the growth of purA gene knocked-out Edwardsiella ictaluri strain
(E. ictaluri PAM) from pathogenic strains of E. ictaluri ESC catfi sh in the Mekong Delta, Vietnam (E. ictaluri
WT). The results showed that in different storage conditions, the purA gene knocked-out strain (E. ictaluri
PAM) had similar growth as the E. ictaluri WT. The number of E. ictaluri PAM strain cells was about 108 cfu/
tube in cold storage conditions at -300C, that was higher than in inclined BHI agar none or under oil at 40C
after 90 days.
Keywords: purA gene knocked-out Edwardsiella ictaluri, purA gene, vaccine
1 Nguyễn Thị Chi: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Võ Văn Nha: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, các nghiên cứu đã phát hiện
ra rằng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là một
tác nhân gây bệnh quan trọng trên cá nheo ở
Mỹ, cá trê trắng ở Thái Lan và trên một số loài
cá da trơn khác ở Indonesia, Trung Quốc [1].
Ở Việt Nam, tạ i hộ i thả o bà n về tá c nhân gây
bệ nh gan thậ n mủ trên cá tra do Bộ NN&PTNT
tổ chứ c tạ i thà nh phố Hồ Chí Minh cũ ng đã
đi đế n kế t luậ n rằ ng: Vi khuẩ n E. ictaluri
là một tác nhân thực sự gây bệnh gan thận
mủ trên cá tra nuôi tạ i Việ t Nam. Bệnh nhiễm
khuẩn gây bởi E. ictaluri đã làm tổn thất lớn
cho nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ hàng năm từ
20-30 triệu USD [6]. Ở Việt Nam, E. ictaluri làm
chết cá tra nuôi từ 10-90%, gây thiệt hại lớn
cho người nuôi cá tra hàng năm [4]. Vi khuẩn
E. ictaluri có đặc tính sinh miễn dịch rất mạnh [7].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Thune và cộng sự (1997) đã tạ o ra chủng vi
khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA (LSU-E2),
chủ ng chủng E. ictaluri đột biến gen purA
(LSU-E2) đượ c đem thử nghiệ m độ c lực cho
thấ y, cá thí nghiệ m tiêm chủ ng LSU-E2 ở
nồng độ 105 và 106 cfu/cá , có tỷ lệ chết tích
lũy của cá là 0% , trong khí đó vớ i nồ ng độ
tiêm tương tự đố i vớ i chủ ng E. ictaluri hoang
dạ i ban đầ u thì tỷ lệ nà y tương ứ ng là 96,7%
và 100% [6]. Nghiên cứu này đã cung cấp
thêm căn cứ cho thấy khả năng phòng bệnh
gan thận mủ cá tra của chủng E. ictaluri đột
biến gen purA bằng công nghệ đột biến gen
là chấp nhận được.
Năm 2010-2012, chương trình công nghệ
sinh học cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản III chủ trì đã tạo được
dòng E. ictaluri đột biến gen purA (E. ictaluri
PAM) nhược độc, có khả năng sinh đáp ứng
miễn dịch, làm nguyên liệu sản xuất vaccine
phòng bệnh gan thận mủ cá tra bằng công
nghệ đột biến gen (knocked-out gene) [4].Tuy
nhiên, cho đến nay việc lưu giữ, bảo quản
chủng E. ictaluri đột biến gen purA chưa thấy
có tài liệu đề cập. Nghiên cứu này nhằm xác
định khả năng phát triển của chủng vi khuẩn
E. ictaluri đột biến gen purA ở các điều kiện
bảo quản khác nhau. Từ đó có được điều kiện
bảo quản phù hợp, phục vụ sản xuất vắc xin
nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
Chủng E. ictaluri bị đột biến gen purA
(E. ictaluri PAM) từ chủng E. ictaluri chưa đột
biến, gây bệnh gan thận mủ cá tra nuôi ở đồng
bằng sông Cửu Long (E. ictaluri WT) có độc lực
cao được cung cấp bởi đề tài cấp Nhà nước ở
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Môi trường phân lập, nuôi cấy tăng sinh,
đã được sử dụng, gồm: Môi trường nuôi cấy
không chọn lọc BHIA (Brain Heart
Infusion Agar), hãng Biorad - Mỹ và môi trường
nuôi cấy chọn lọc EIM (Edwardsiella Ictaluri
Medium) theo Shotts và Waltman (1990) cho
phân lập chủng E. ictaluri; Môi trường BHIB
(Brain Heart Infusion Broth), hãng Biorad - Mỹ
được sử dụng để nuôi cấy tăng sinh chủng
E. ictaluri.
Ngoài ra, một số hóa chất, kháng sinh:
Kanamycin, colistin sulphate, thuốc nhuộm
Gram (cồn, acetone, fucsine, crystian violet),
chlorin, NaCl, paraffi n, cũng đã được sử dụng
trong nghiên cứu này.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Xác định các chỉ tiêu về hình thái của
E. ictaluri
Quan sát khuẩn lạc vi khuẩn E. ictaluri:
Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường BHIA
(Peptone: 10 g; Veal Brain heart extract: 12,5
g; Beef Brain heart extract: 5 g; NaCl: 5 g;
Disodium phosphate: 2,5 g; Glucose: 2 g; Agar:
15 g; Nước cất cho đủ 1000 ml) ở nhiệt độ
28oC, sau 48 giờ, quan sát hình dạng, màu sắc
khuẩn lạc bằng mắt thường và đo kích thước
khuẩn lạc bằng thước đo có độ chính xác
đến mm.
Hình dạng, kích thước vi khuẩn E. ictaluri:
Được xác định bằng phương pháp nhuộm
Gram [5], soi và đo kích thước vi khuẩn trên
kính hiển vi (Olympus CX 31, Nhật) có gắn trắc
vi thị kính, quan sát ở độ phóng đại 1000 lần.
2.2 Khảo sát khả năng phát triển của vi khuẩn
được lưu giữ trên thạch nghiêng BHI ở 40C
+ Vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA (E.
ictaluri PAM) và E. ictaluri chưa đột biến (E.
ictaluri WT) giữ đông ở -800C được đem nuôi
cấy phục hồi trên môi trường EIM, ủ ở 280C
sau 48 giờ. Sau đó chọn một khuẩn lạc đơn (có
màu xanh lá, trong mờ) trên môi trường EIM,
tăng sinh trong môi trường BHIB chứa 50 µg/ml
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87
colistin (đối với chủng E. ictaluri WT) và môi
trường BHIB chứa 50µg adenine/ml, 50 µg/ml
colistin + 50 µg/ml kanamycin (đối với chủng
E. ictaluri PAM). Tiến hành nuôi cấy lắc ở 280C,
250 vòng/phút trong 24 giờ.
+ Lấy 10ml dịch vi khuẩn li tâm ở 3.000
vòng/phút trong 10 phút ở 40C thu phần huyền
phù cặn (vi khuẩn) sao cho đạt giá trị OD600nm
khoảng 1,0 (tương đương khoảng 109CFU/
ml); kiểm tra mật độ vi khuẩn bằng phương
pháp nuôi cấy trên môi trường thạch BHI theo
phương phá p gián tiếp của Koch để xác định
mật độ vi khuẩn ban đầu đem bảo quản, đồng
thời nhuộm gram để xác định hình dạng và
kích thước khi đem bảo quản.
+ Chia dịch huyền phù (vi khuẩn) với thể
tích 1ml vào ống thạch nghiêng BHI đã được
chuẩn bị sẵn, sau đó đem bảo quản ở nhiệt
độ 40C.
+ Sau mỗi 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ
40C, 3 ống thạch nghiêng đem bảo quản được
lấy ra nuôi cấy để kiểm tra hình dạng, kích
thước vi khuẩn trên môi trường thạch BHI theo
phương pháp gián tiếp của Koch để xác định
mật độ vi khuẩn sau 30 ngày bảo quản. Thí
nghiệm được tiến hành theo dõi trong 90 ngày.
2.3. Khảo sát khả năng phát triển của vi khuẩn
được lưu giữ trên thạch nghiêng BHI có phủ
lớp dầu khoáng (paraffi n) ở 40C
+ Phương pháp được tiến hành tương tự
như mục 2.2 nhưng dịch huyền phù vi khuẩn
sau khi được đưa vào các ống thạch nghiêng
BHI đã được chuẩn bị trước được đem phủ
một lớp dầu khoáng dày 1 – 2 cm rồi mới đem
bảo quản ở nhiệt độ 40C.
+ Các bước tiếp theo thực hiện tương tự
như mục 2.2.
2.4. Phương pháp khảo sát khả năng phát triển
của vi khuẩn được lưu giữ bằng phương pháp
lạnh sâu (âm 300C)
+ Các bước chuẩn bị vi khuẩn đem bảo
quản tương tự như mục 2.2. Tuy nhiên, vi
khuẩn sau khi ly tâm ở tốc độ 3000 vòng/phút
trong 10 phút được trộn với 10% glycerol đã
được thanh trùng (về thể tích) như là chấ t
chố ng đông.
+ Dùng pipet Pasteur hút khoảng 1ml dịch
huyền phù đưa vào trong ống lạnh sâu và đóng
nắp. Bao ống lạnh sâu bằng paraffi n.
+ Toàn bộ các ống lạnh sâu đem bảo quản
được để ở nhiệt độ phòng trong 30 phút để cân
bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào
vi khuẩn.
+ Các ống lạnh sâu đem bảo quản được
làm lạnh từ từ (thang 50C/lần) đến -300C và
cuối cùng bảo quản ở - 300C.
+ Sau mỗi 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ
-300C, kiểm tra hình dạng, kích thước và mật
độ vi khuẩn đem bảo quản tương tự như
phương pháp bảo quản bằng thạch nghiêng.
Thí nghiệm được tiến hành theo dõi trong 30
ngày.
Lưu ý: khi đem các ống lạnh sâu bảo quản
ở nhiệt độ -300C để kiểm tra hình dạng, kích
thước và mật độ vi khuẩn thì cần phải được
hoạt hóa bằng cách làm tan nhanh tới mức có
thể (đưa ngay vào tủ ấm 370C trong 40 giây).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả khảo sát kích thước của chủng
vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA
(E. ictaluri PAM) theo thời gian và điều kiện
bảo quản khác nhau
Vi khuẩn E. ictaluri PAM sau mỗi 30 ngày
bảo quản ở các điều kiện khác nhau: Thạch
BHI nghiêng và thạch BHI nghiêng có phủ dầu
khoáng ở nhiệt độ 40C, bảo quản lạnh sâu
-300C được kiểm tra kích thước trên kính hiển
vi. Kết quả khảo sát kích thước của chủng E.
ictaluri bị đột biến gen purA theo thời gian và
điều kiện bảo quản khác nhau được thể hiện
ở bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả từ bảng 1 cho thấy:
+ Chiều dài vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến
gen purA (E. ictaluri PAM) ở các điều kiện
bảo quản khác nhau không có sự sai khác có
ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, theo
thời gian bảo quản: 0, 30, 60 và 90 ngày lại
cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
ở điều kiện bảo quản bằng thạch BHI
nghiêng và bảo quản bằng thạch BHI
nghiêng có bổ sung dầu khoáng (ngoại trừ
giai đoạn 30 đến 60 ngày) (Bảng 1); còn ở
điều kiện bảo quản lạnh sâu -300C trong 30
ngày bảo quản, không cho sự khác biệt về
kích thước vi khuẩn so với ban đầu, nhưng
lại khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
sau 60 ngày bảo quản (bảng 1).
+ Kích thước khuẩn lạc vi khuẩn E. ictaluri
bị đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) sau 24
giờ nuôi cấy trên môi trường thạch BHI theo
thời gian và điều kiện bảo quản khác nhau
không cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Sở dĩ trong cùng một thời gian bảo quản, ở
các điều kiện bảo quản khác nhau kích thước
của chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen
purA (E. ictaluri PAM) không cho sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê (p>0,05), có thể là do ở
điều kiện bảo quản bằng thạch BHI nghiêng
và thạch BHI nghiêng phủ dầu khoáng ở nhiệt
độ 40C là tương tự nhau, việc phủ một lớp dầu
khoáng dày 1 – 2 cm chỉ giúp vi khuẩn không
thể tiếp xúc trực tiếp được với không khí nên
không thể phát triển được. Còn bảo quản ở
lạnh sâu -300C do đã được bổ sung glycerol
– chất làm hạn chế tốc độ lạnh sâu và làm tan
nhanh, đồng thời nhờ vào việc giảm nhiệt độ
từ từ trong quá trình bảo quản mẫu nên đã hạn
chế được rất nhiều việc tế bào vi khuẩn có thể
bị vỡ do quá trình làm lạnh và làm tan mẫu (do
việc tích lũy các chất điện giải trong mẫu bảo
quản và hình thành các tinh thể nước trong tế
bào vi khuẩn). Do vậy, vi khuẩn E. ictaluri PAM
được bảo quản ổn định.
Bảng 1. Kích thước chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) và
E. ictaluri chưa bị đột biến gen (E. ictaluri WT) theo thời gian và điều kiện bảo quản khác nhau
Điều
kiện
bảo
quản
Thời
gian
bảo
quản (ngày)
Thạch
nghiêng
Thạch
nghiêng + dầu
khoáng
Lạnh sâu Thạch nghiêng
Thạch
nghiêng +
dầu khoáng
Lạnh sâu
Kích thước khuẩn lạc vi khuẩn
E. ictaluri PAM sau 24 giờ (mm)
Kích thước (chiều dài) vi khuẩn
E. ictaluri PAM sau 24 giờ (µm)
0 2,42 ± 0,14 2,42 ± 0,14 2,42 ± 0,14 3,0 ± 0,25 3,0 ± 0,25 3,0 ± 0,255
30 2,17 ± 0,38 2,18 ± 0,52 2,25 ± 0,25 2,88 ± 0,033 2,75 ± 0,25 2,92 ± 0,380
60 1,92 ± 0,29 2,00 ± 0,25 1,67 ± 0,29 2,33 ± 0,52 2,50 ± 0,25 2,67 ± 0,14
90 1,42 ± 0,29 1,58 ± 0,14 2,33 ± 0,14 2,50 ± 0,25
Kích thước khuẩn lạc vi khuẩn
E. ictaluri WT sau 24 giờ (mm)
Kích thước (chiều dài) vi khuẩn vi
khuẩn E. ictaluri WT sau 24 giờ (µm)
0 2,43 ± 0,21 2,43 ± 0,21 2,43 ± 0,21 2,80 ± 0,30 2,80 ± 0,30 2,80 ± 0,30
30 2,20 ± 0,10 2,20 ± 0,26 2,40 ± 0,10 2,6 ± 0,40 2,60 ± 0,4 2,8 ± 0,40
60 2,23 ± 0,21 2,33 ± 0,21 2,17 ± 0,38 2,6 ± 0,30 2,80 ± 0,30 2,9 ± 0,40
90 2,10 ± 0,26 2,13 ± 0,06 - 2,40 ± 0,14 2,80 ± 0,29
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89
Kết quả từ hình 1 cho thấy, không có sự
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa
số lượng tế bào vi khuẩn chủng E. ictaluri
đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) và chủng
E. ictaluri chưa bị đột biến (E. ictaluri WT) theo
thời gian bảo quản bằng thạch BHI nghiêng ở
40C. Tuy nhiên, số lượng tế bào vi khuẩn của
chủng E. ictaluri PAM và chủng E. ictaluri WT
giảm nhanh theo thời gian bảo quản, đặc biệt
sau 90 ngày bảo quản, mật độ tế bào cả hai
chủng đều là 0 CFU/ml. Như vậy, có thể thấy
rằng thời gian lưu giữ chủng vi khuẩn E. ictal-
uri PAM (đột biến gen purA) bằng phương pháp
thạch BHI nghiêng chỉ duy trì trong 60 ngày,
sau thời gian bảo quản trên, bắt buộc phải
được cấy truyền sang môi trường mới. Kết quả
kiểm tra kích thước chủng vi khuẩn E. ictaluri
PAM (đột biến gen purA) sau 60 ngày bảo quản
(bảng 1) cũng cho thấy kích thước vi khuẩn
E. ictaluri PAM bị giảm dần theo thời gian bảo
quản và chủng vi khuẩn E. ictaluri PAM bị chết
đi sau 90 ngày. Điều này cũng đúng với những
thông báo trước đây của Nguyễn Lân Dũng và
cộng sự (2001) [2], Nguyễn Đức Hùng và cộng
sự (2004) [3] cho rằng, phương pháp bảo quản
bằng thạch nghiêng (phương pháp cấy truyền
vi sinh vật) chỉ bảo quản được vi sinh vật trong
một thời gian ngắn (không quá 3 tháng), sau
đó vi sinh vật phải được cấy truyền sang môi
trường mới trước khi già và chết đi.
2.2. Ở điều kiện bảo quản bằng thạch nghiêng
có phủ dầu khoáng ở 40C
Kết quả theo dõi khả năng phát triển
của chủng vi khuẩn E. ictaluri PAM (đột biến
gen purA) và chủng vi khuẩn vi khuẩn E. ictaluri
WT (chưa đột biến) ở điều kiện bảo quản bằng
thạch BHI nghiêng có phủ dầu khoáng ở 40C
trong 90 ngày thể hiện ở hình 2:
2. Kết quả khảo sát khả năng phát triển của chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA
(E. ictaluri PAM) ở các điều kiện bảo quản khác nhau
2.1 Ở điều kiện bảo quản bằng thạch nghiêng ở 40C
Kết quả theo dõi khả năng phát triển của chủng E. ictaluri PAM và E. ictaluri chưa đột biến
(E. ictaluri WT) ở điều kiện bảo quản bằng thạch BHI nghiêng ở 40C trong 90 ngày thể hiện ở hình 1.
Hình 1. Đồ thị kết quả khảo sát số lượng tế bào E. ictaluri PAM và E. ictaluri WT
theo thời gian bảo quản bằng thạch BHI nghiêng ở 40C
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kết quả từ hình 2 cho thấy số lượng tế bào
vi khuẩn chủng E. ictaluri đột biến gen purA
(E. ictaluri PAM) và chủng E. ictaluri chưa đột
biến (E. ictaluri WT) giảm dần theo thời gian
bảo quản bằng thạch BHI nghiêng có phủ dầu
khoáng ở 40C, tuy nhiên sự sai khác này không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Khác với bảo quản bằng thạch BHI nghiêng
ở 40C, 2 chủng vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen
purA và E. ictaluri chưa đột biến bảo quản
bằng thạch BHI nghiêng có phủ dầu khoáng
ở 40C không cho sự giảm nhanh về số lượng
tế bào vi khuẩn theo thời gian bảo quản, đặc
biệt ở 30 ngày đầu khi bảo quản. Sở dĩ vậy có
thể là do lớp dầu khoáng ở bề mặt thạch BHI
nghiêng đã hạn chế được sự tiếp xúc của vi
khuẩn đối với oxy không khí và hạn chế sự
thoát hơi nước của môi trường thạch. Do vậy,
chủng vi khuẩn đem bảo quản giảm sự phát
triển và không bị già và chết đi, nên số lượng
tế bào vi khuẩn chỉ giảm ít so với ban đầu theo
thời gian bảo quản.
2.3. Ở điều kiện bảo quản bằng lạnh sâu -300C
Kết quả theo dõi khả năng phát triển của
chủng vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA và
E. ictaluri chưa đột biến ở điều kiện bảo quản
bằng lạnh sâu -300C trong 90 ngày thể hiện ở
hình 3.
Kết quả từ hình 3 cho thấy không có sự
giảm đáng kể về số lượng tế bào vi khuẩn
của chủng E. ictaluri đột biến gen purA và
E. ictaluri chưa đột biến ở điều kiện bảo quản
bằng lạnh sâu -300C theo thời gian. Sự sai
khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (2001) [2],
phương pháp bảo quản lạnh sâu vi sinh vật
được bảo quản trong môi trường dịch thể và
nước cần cho hoạt động sống của vi sinh vật
bị bất hoạt ở nhiệt độ lạnh sâu (-300C). Trong
quá trình bảo quản lạnh sâu, chủng vi khuẩn
E. ictaluri đột biến gen purA và E. ictaluri chưa
đột biến được trộn glycerol nên đã làm hạn
chế tốc độ lạnh sâu (trước khi đưa mẫu vào
bảo quản) và làm tan nhanh (khi lấy mẫu bảo
quản ra sử dụng); đồng thời với đó là việc sử
dụng kỹ thuật giảm nhiệt độ từ từ (thang 50C/
lần) cho đến -300C và kỹ thuật hoạt hóa mẫu
bằng cách làm tan nhanh tới mức có thể (khi
lấy mẫu bảo quản ra sử dụng) nên đã hạn chế
được rất nhiều tế bào vi khuẩn bị vỡ và bị chết
do quá trình làm lạnh và làm tan mẫu. Do vậy,
số lượng vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA
Hình 2. Đồ thị kết quả khảo sát số lượng tế bào E. ictaluri PAM và E. ictaluri WT
theo thời gian bảo quản bằng thạch BHI nghiêng có phủ dầu khoáng ở 40C
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91
2.4. Kết quả khảo sát khả năng phát triển của
chủng E. ictaluri đột biến gen purA ở các điều
kiện bảo quản khác nhau
Khi khảo sát khả năng phát triển của chủng
E. ictaluri đột biến gen purA ở các điều kiện
bảo quản khác nhau: Bằng thạch BHI nghiêng,
bằng thạch BHI nghiêng có phủ dầu khoáng ở
40C và bằng lạnh sâu (-300C) trong 90 ngày,
kết quả thể hiện ở hình 4 và bảng 2.
Kết quả từ hình 4 và bảng 2 cho thấy, theo
thời gian và điều kiện bảo quản khác nhau
thì số lượng tế bào vi khuẩn chủng E. ictaluri
đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) có sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ thể,
chủng E. ictaluri PAM bảo quản bằng thạch BHI
nghiêng có số lượng tế bào vi khuẩn và giá trị
OD giảm đáng kể sau 60 – 90 ngày bảo quản.
Kết quả này cũng phù hợp với những nhận định
của Nguyễn Lân Dũng (2001) [2], Nguyễn Đức
Hùng và cộng sự (2004) [3] về bảo quản chủng
vi sinh vật bằng thạch nghiêng. Trong khi đó, số
lượng tế bào vi khuẩn và giá trị OD của chủng
E. ictaluri PAM giảm không đáng kể trong điều
kiện bảo quản bằng lạnh sâu ở -300C.
và E. ictaluri chưa đột biến được duy trì ổn định.
Hình 3. Đồ thị kết quả khảo sát số lượng tế bào E. ictaluri PAM và E. ictaluri WT
theo thời gian bảo quản bằng lạnh sâu ở -300C
Hình 4. Đồ thị kết quả khảo sát mật độ tế bào vi khuẩn E. ictaluri PAM
bảo quản ở các điều kiện khác nhau theo thời gian
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tóm lại, sự phát triển của chủng vi khuẩn
E. ictaluri bị đột biến gen purA (E. ictaluri PAM)
ở các điều kiện bảo quản khác nhau cũng
tương tự như sự phát triển của chủng E. ictaluri
chưa bị đột biến (E. ictaluri WT) ban đầu. Đồng
thời, ở điều kiện bảo quản bằng lạnh sâu -300C
vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA có thể
tồn tại ở mật độ 108CFU/ống sau thời gian bảo
quản 90 ngày.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kí ch thướ c khuẩ n lạ c vi khuẩn E. ictaluri bị
đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) sau 24 giờ
nuôi cấy trên môi trường thạch BHI theo thời
gian và điều kiện bảo quản khác nhau không
cho sự sai khác.
Kí ch thướ c chiều dài vi khuẩn E. ictaluri
PAM giảm dần theo thời gian bảo quản,
nhưng lại như nhau ở các điều kiện bảo quản
khác nhau.
Trong cùng môi trường bảo quản bằng
thạch BHI nghiêng ở 40C, số lượng tế bào vi
khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA (E. ictaluri
PAM) và chưa đột biến (E. ictaluri WT) giảm
nhanh theo thời gian bảo quản và vi khuẩn
không còn sống sau 90 ngày bảo quản. Còn
trong điều kiện bảo quản bằng thạch BHI
nghiêng có phủ thêm dầu khoáng ở 40C,
số lượng tế bào chủng vi khuẩn E. ictaluri
PAM, E. ictaluri WT chỉ giảm ít so với ban đầu
theo thời gian bảo quản và vi khuẩn vẫn còn
sống sau 90 ngày bảo quản. Trong khi đó, ở
điều kiện bảo quản lạnh sâu (-300C), số lượng
tế bào vi khuẩn E. ictaluri PAM và E. ictaluri
WT không giảm nhiều theo thời gian bảo quản.
Sự phát triển của chủng vi khuẩn E. ictaluri
đột biến gen purA (E. ictaluri PAM) ở các điều
kiện bảo quản khác nhau cũng tương tự như
sự phát triển của chủng chưa E. ictaluri bị đột
biến (E. ictaluri WT).
Số lượng tế bào vi khuẩn E. ictaluri đột
biến gen purA (E. ictaluri ) theo thời gian và
điều kiện bảo quản khác nhau có sự khác
nhau. Ở điều kiện bảo quản bằng lạnh sâu
-300C, vi khuẩn E. ictaluri PAM có thể tồn tại ở
mật độ khoảng 108 CFU/ống, nhiều hơn so với
việc bảo quản bằng thạch BHI nghiêng có và
không có phủ dầu khoáng ở 40C sau 90 ngày
bảo quản.
2. Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học
của chủng vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen
purA qua nhiều thế hệ cấy chuyền.
Nghiên cứu qui trình bảo quản chủng vi
khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA trên những
môi trường khác nhau.
Bảng 2. Kết quả khảo sát sự phát triển của chủng E. ictaluri PAM ở các điều kiện
bảo quản khác nhau
Thời gian bảo quản
(ngày)
Mật độ tế bào (x 106 CFU/ống)
Thạch BHI nghiêng ở 40C Thạch BHI nghiêng + dầu khoáng ở 40C Lạnh sâu ở -30
0C
0 383,33 ± 11,54 383,33 ± 11,54 383,33 ± 11,54
30 101,67 ± 10,41 183,67 ± 10,01 310,00 ± 10,00
60 1,73 ± 0,32 3,80 ± 0,62 201,67 ± 10,41
90 0,00 ± 0,00 1,23 ± 0,35 17,33 ± 9,71
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Từ Thanh Dung, Crumlish M., Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc Thịnh, Đặng Thị Mai Thy, 2004. Xác định
vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, tr.
137-142.
2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến & Phạm Văn Ty (2001), Vi sinh vật học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đức Hùng, Lê Đình Hùng, Huỳnh Lê Tâm, 2004, Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thức phẩm thủy sản, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Võ Văn Nha, 2010. Nghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri dùng làm vaccine phòng bệnh gan thận
mủ cá tra bằng kỹ thuật đột biến gen, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Nhà nước năm 2010, Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản III.
Tiếng Anh
5. Barrow G. I., and Feltham R. K. A., 1993. Cowan and Steel’s manual for the indentifi cation of medical bacteria,
3rd ed., Cambridge University Press, Cambridge, p. 262.
6. Thune R.L., Hawke J.P., Fernandez D.H., Lawrence M.L., and Moore M.M., 1997. Immunization with bacterial
antigens: edwardsiellosis, In: Fish Vaccinology, Gudding R., Lillehaug A., Midtlyng P.J. and Brown P.J., eds.
Dev. Biol. Stand., Karger, Basel, Switzerland, (90), pp. 125-134.
7. Thune R. L., D. H. Fernandez, and J. R. Battista, 1999. An aroA mutant of Edwardsiella ictaluri is safe and
effi cacious as a live, attenuated vaccine, Journal of Aquatic Animal Health, 11(4), pp. 358-372.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kha_nang_phat_trien_cua_chung_vi_khuan_edwardsiella.pdf