Khung lý thuyết cho việc phân tích phát triển kinh tế nông thôn khái niệm và mô hình

Mục tiêu phát triển nông thôn ã Khoản 850 triệu người luôn sống trong đói nghèo, đa số là nông dân sản xuất nhỏ ã Do vai trò to lớn của nông dân sản xuất nhỏ ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, việc hỗ trợ nông dân sẽ đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng kinh tế ã Chống tình trạng nghèo đói ở nông thôn có nghĩa là: – Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ – Nâng cao thu nhập của nông dân – Cải thiện kế sinh nhai của người dân nông thôn không có đất – Mở rộng các dịch vụ thiết yếu

pdf20 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung lý thuyết cho việc phân tích phát triển kinh tế nông thôn khái niệm và mô hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 1 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Bài giảng 1: Khung Lý Thuyết Cho Việc Phân Tích Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Khái niệm và Mô Hình Rural Transformation - Spring 2006 Mục tiêu phát triển nông thôn • Khoản 850 triệu người luôn sống trong đói nghèo, đa số là nông dân sản xuất nhỏ • Do vai trò to lớn của nông dân sản xuất nhỏ ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, việc hỗ trợ nông dân sẽ đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng kinh tế • Chống tình trạng nghèo đói ở nông thôn có nghĩa là: – Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ – Nâng cao thu nhập của nông dân – Cải thiện kế sinh nhai của người dân nông thôn không có đất – Mở rộng các dịch vụ thiết yếu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 2 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Mục tiêu phát triển nông thôn • Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ – Tại sao năng suất luôn thấp? • Sự xói mòn, cạn kiệt và khan hiếm nguồn đất và nước • Thiếu công nghệ và nguồn lực về các giống cây trồng cải tiến đã được sử dụng • Thiếu các dịch vụ khuyến nông Rural Transformation - Spring 2006 Mục tiêu phát triển nông thôn • Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ: – Cải thiện hạ tầng đường giao thông, năng lượng và thông tin liên lạc – Cải thiện việc quản lý và phục hồi đất đai – Cải thiện việc quản lý nước qui mô nhỏ – Đầu tư cả công lẫn tư để cải thiện hoạt động quản lý nước (lưu trữ, thu hoạch, sử dụng) – Kho bãi sau thu hoạch – Giống cây trồng và vật nuôi – Tăng cao khả năng tiếp cận vắc xin phòng bệnh – Hoạt động nông nghiệp đảm bảo sự bền vững của môi trường/ thâm canh – Trợ giá “thông minh” cho những vùng nghèo thiếu lương thực Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 3 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Mục tiêu phát triển nông thôn • Nâng cao thu nhập của nông dân: – Hội nhập vào thị trường tốt hơn (đầu vào và đầu ra) – Giao thông nghèo nàn là nguyên nhân chính của việc thiếu tiếp cận thị trường • Hạ tầng, thể chế và khả năng tiếp cận tốt hơn • Cải thiện đời sống của người dân nông thôn không có đất – Phụ thuộc vào thị trường lao động phi nông nghiệp để kiếm sống – Cải thiện kỹ năng lao động và nâng cao khả năng đàm phán • Mở rộng các dịch vụ thiết yếu – Y tế, giáo dục, năng lượng và truyền thông Rural Transformation - Spring 2006 Chiến lược phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tấn công nghèo đói Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia Tăng cường sản xuất nông nghiệp Đa dạng hóa các loại hoa màu có giá trị cao hơn và tìm thị trường mới Thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp Nhắm đến các vùng sâu, vùng cao •Khuôn khổ luật định hỗ trợ cho sự phát triển của DNV&N •Cải cách tài chính cho phát triển nông thôn •Làm cho thị trường hiệu quả •Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và khuyến nông •Đầu tư vào hạ tầng nông thôn Thách thức Phải thực hiện Công cụ Source: World Bank Joint Report, 2001 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 4 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Tầm quan trọng và mục tiêu của việc phát triển nông thôn • Xóa nghèo ở vùng nông thôn – Đa số người nghèo sống ở nông thôn và chủ yếu tham gia vào nông nghiệp • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – Phần lớn nền kinh tế của một nước đang phát triển là dựa vào nông nghiệp – Phần lớn dân số của một nước đang phát triển là hoạt động trong khu vực nông nghiệp nông thôn • Nhóm mục tiêu – Việc cải thiện cuộc sống người nông dân nghèo nông thôn sẽ đồng thời tác động lên hai mục tiêu trên Rural Transformation - Spring 2006 Các khái niệm về phát triển • Phát triển kinh tế là gì? – Phát triển kinh tế. Quá trình cải thiện mức sống và phúc lợi của người dân ở các nước đang phát triển thông qua việc gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Điều này thường đạt được bằng cách gia tăng quá trình công nghiệp hóa so với sự phụ thuộc vào khu vực nông nghiệp. The MIT Dictionary of Modern economics, 4th ed. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 5 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Các khái niệm về phát triển • Phát triển nông thôn là gì? – Cải thiện mức sống và phúc lợi ở nông thôn – Chủ yếu đạt được thông qua gia tăng sản xuất, sản lượng và thu nhập từ nông nghiệp – Ở các nước đang phát triển chủ yếu liên quan đến sản xuất nông nghiệp nhỏ • Phát triển nông nghiệp là gì? – Cải thiện mức sống và phúc lợi của dân số trong khu vực nông nghiệp Rural Transformation - Spring 2006 Các khái niệm về phát triển • Nền kinh tế thị trường là gì? – Một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định về phân bổ nguồn lực và sản xuất được thực hiện trên cơ sở giá cả xuất phát từ những trao đổi tự nguyện giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng, người lao động và chủ sở hữu các yếu tố sản xuất. The MIT Dictionary of Modern economics, 4th ed. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 6 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Các khái niệm về phát triển • Kinh tế chính trị là gì? – Là một nghiên cứu về ý nghĩa của lý thuyết kinh tế khi đặt trong bối cảnh chính trị thực tiễn Rural Transformation - Spring 2006 Khung lý thuyết cho sự phát triển kinh tế • Cơ sở phân tích sự phát triển kinh tế – Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi những thay đổi trong các tổ chức xã hội và hệ thống giá trị – Cần hiểu được làm thế nào những thay đổi trong nền kinh tế tương tác với các thể chế và văn hóa theo hướng hỗ trợ sự tăng trưởng mạnh và bền vững – Một mô hình phát triển xã hội biện chứng (Hayami 1997) Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 7 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 KHUNG LÝ THUYẾT CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Văn hóa (Hệ thống giá trị) Thể chế (Qui định) Công nghệ (Hàm sản xuất) Nguồn lực (Yếu tố sản xuất) Tiểu hệ thống văn hóa – thể chế Tiểu hệ thống Kinh tế Rural Transformation - Spring 2006Mô hình đổi mới công nghệ do các nhân tố sản xuất tạo ra Đ ất (T ài ng uy ên th iê n nh iê n) Labor (A) (L)(O) P0 P1 P1* I1 A1 K1 ye yL1 I0 ya i0 yc i1 V ốn (la o độ ng tro ng qu á kh ứ ) (K) z A0 K0 y dy L0 yb Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 8 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Đổi mới thể chế do các nhân tố sản xuất tạo ra • Mô hình đổi mới công nghệ do các nhân tố sản xuất tạo ra cần điều chỉnh để lý thuyết có ý nghĩa trong các nền kinh tế tự cung tự cấp. • Nông dân sản xuất nhỏ có hành động hợp lý không? Họ có phải là những người tối đa hóa lợi nhuận không? • Có hợp lý khi cho rằng người nông dân sản xuất nhỏ tham gia vào một loạt các khả năng dọc theo đường I và hướng về điểm c không? Rural Transformation - Spring 2006 • Làm thế nào để lý thuyết bao hàm cả giai đoạn phát triển cao lẫn thấp? Kết hợp đổi mới công nghệ với đổi mới thể chế do nhân tố sản xuất tạo ra. • Sự đổi mới hợp lý đòi hỏi phải có hành động tập thể - ví dụ quyền sở hữu. • Hayami chỉ ra rằng hành động tập thể là cần thiết để tạo ra các thể chế khuyến khích đầu tư tư nhân và để thực hiện đầu tư qui mô lớn vào vốn xã hội. Đổi mới thể chế do các nhân tố sản xuất tạo ra Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 9 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Đổi mới thể chế do các nhân tố sản xuất tạo ra • “Cần phải có cơ chế nào để tổ chức hành động tập thể nhằm hỗ trợ tiến bộ công nghệ và sự tích lũy vốn theo hướng tối ưu về mặt xã hội?” – Lợi ích xã hội cao hơn chi phí xã hội? – Cần hiểu được tại sao cơ chế cho đổi mới thể chế lại thất bại để từ đó hiểu được những khác biệt trong phát triển giữa các nước. Rural Transformation - Spring 2006 Lô-gíc của thị trường chính trị • Cung và cầu hàng hóa công – các điểm cân bằng được xác định thông qua một qui trình chính trị chịu sự tác động của các nhóm đặc quyền. – Hàng hóa công là không tranh giành và không loại trừ – Nhà nước là cơ chế tổ chức cung ứng “hàng hóa công toàn cầu” – Chính trị là hành động tập thể nhằm ảnh hưởng quyền lực tổ chức của nhà nước – Lãnh đạo chính trị là người tổ chức các diễn biến chính trị • Đưa những người cần thiết lại để thống nhất với nhau • Đảm bảo việc triển khai thực hiện hành động đã thống nhất Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 10 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Lô-gíc của thị trường chính trị • Đặc điểm của việc cung cấp hàng hóa công – Lợi ích kinh tế xã hội có thể lớn hơn nhiều so với chi phí – Nhà lãnh đạo chính trị thường không trực tiếp thụ hưởng những lợi ích này – Lợi ích của họ là cơ sở chính trị được củng cố – Thường thiếu cung vì bản chất của việc phân bổ lợi ích và tác động lên lợi ích mà nhà lãnh đạo chính trị nhận được – Độ dốc của đường chi phí để cung cấp một hàng hóa công tác động lên hiệu quả của cơ chế khuyến khích Rural Transformation - Spring 2006 Lô-gíc của thị trường chính trị • Làm thế nào cải thiện hiệu quả của việc chuyển tải nhu cầu xã hội vào lợi ích biên của nhà chính trị? • Làm thế nào các phương tiện truyền thông và thông tin hiện đại có thể thúc đẩy hiệu quả của cơ chể đổi mới do các yếu tố sản xuất tạo ra liên quan đến các tiến trình chính trị? Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 11 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Khuôn khổ phân tích phát triển kinh tế nông thôn • Mô hình phát triển xã hội biện chứng • Mô hình đổi mới công nghệ do các nhân tố sản xuất tạo ra • Mô hình đổi mới thể chế do các nhân tố sản xuất tạo ra • Lô-gíc của thị trường chính trị Rural Transformation - Spring 2006 Nông dân Nông dân hay hộ gia đình nhà nông ở nông thôn? • Hộ gia đình nhà nông là một doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp nông thôn và cũng là một đơn vị gia đình. – Hoạt động nông nghiệp được sử dụng cho cả sản xuất và tiêu dùng. – Sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào lao động gia đình – Nông dân thường có đất đai – vì đó là nguồn đảm bảo an toàn cho gia đình. • Bản chất tự cung tự cấp trong hoạt động sinh nhai của họ - có thể dẫn đến sự tham gia một phần vào nền kinh tế thị trường Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 12 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Nông dân: Khái niệm hội nhập • Hội nhập một phần vào nền kinh tế thị trường – Thay đổi mức độ tham gia vào thị trườngÎ cho thấy nông dân có khả năng rút lui khỏi thị trường và vẫn tồn tại. – Không mua các yếu tố sản xuất quan trọng như đất đai và lao động trên thị trường • Tính chất không hoàn thiện của thị trường mà nông dân tham gia – Gây ra những giới hạn đối với cơ hội tham gia vào thị trường của nông dân Rural Transformation - Spring 2006 Các yếu tố của nền kinh tế chính trị nông dân • Nông dân: Hộ gia đình nông dân sinh sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nông nghiệp, và mang đặc trưng tham gia một phần vào thị trường đầu vào và đầu ra, mà những thị trường này là không hoàn hảo và không đầy đủ. From Ellis (1993) Peasant Economics, Chapter 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 13 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Thị trường hoàn hảo và thị trường nông dân • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo – Tính trung lập của cơ chế giá (không có yếu tố nào chiếm ưu thế) – Nhiều người mua và bán (cả đầu vào lẫn đầu ra) – Thông tin cân xứng (sẵn có, chính xác và không tốn tiền) – Tự do gia nhập và rời khỏi thị trường • Thị trường nông dân – Thị trường không có hoặc không hoàn thiện về tín dụng, lao động, đất đai, thông tin, đầu vào, đầu ra. – Có thể liên quan đến giao dịch phi thị trường giữa các hộ gia đình nông dân (giá trị giao dịch không được thị trường ấn định) Rural Transformation - Spring 2006 Các yếu tố của nền kinh tế chính trị nông dân Phương pháp tân cổ điển • Đơn vị kinh tế cá thể – hãng, người tiêu dùng hay hộ gia đình • Hoạt động của hệ thống lớn hơn xuất phát từ hành động cá thể • Tách biệt giữa chủ đề kinh tế, chính trị và xã hội • Suy luận từ một tập hợp những giả định cho trước • Hài hòa xã hội – tương tác trên thị trường là tự nguyện • Lĩnh vực quan tâm được giới hạn vào việc giải quyết vấn đề ngắn hạn, các nhân tố kỹ thuật, chính trị và xã hội giữ nguyên không đổi Phương pháp Mácxít • Toàn thể xã hội nói chung • Hành động của cá nhân là do hoạt động của hệ thống lớn hơn điều chỉnh • Không thể tách rời các khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của xã hội • Biện chứng – căng thẳng và đối đầu giữa các bên • Mẫu thuẫn giai cấp xã hội • Lĩnh vực quan tâm là sự thay đổi của xã hội Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 14 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Các yếu tố của nền kinh tế chính trị nông dân • Sản xuất dư thừa hay rút tỉa – Giải quyết các mối quan hệ xã hội trong sản xuất – các nhóm khác nhau cùng tiếp cận nguồn lực sản xuất (Mác xít: Xã hội qui mô lớn) – Lao động là một mối quan hệ xã hội (không chỉ là một đầu vào) vì mục tiêu sản xuất – Tái sản xuất xã hội • Tái sản xuất giản đơn – xã hội duy trì mức vật chất không đổi năm này qua năm khác • Tái sản xuất mở rộng – đòi hỏi sản xuất dôi dư và sử dụng phần dôi dư để đầu tư vào sản xuất nhiều hơn trong tương lai • Sản xuất dôi dư – tiêu dùng hay đầu tư Rural Transformation - Spring 2006 Lý thuyết tân cổ điển về sản xuất nông nghiệp • Nông dân ra quyết định – Mục tiêu của nông dân là tối đa hóa lợi nhuận – Người ra quyết định đơn lẻ • Ba mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra – Đầu vào - đầu ra: xem xét các mức sản lượng khác nhau dựa vào mức độ sử dụng đầu vào – Yếu tố sản xuất: xem xét các kết hợp đầu vào khác nhau để sản xuất một mức sản lượng – Sản phẩm – sản phẩm: xem xét mức sản lượng khả dĩ dựa vào một tập hợp đầu vào nông nghiệp cho trước Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 15 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Lý thuyết tân cổ điển về sản xuất nông nghiệp: hàm sản xuất Tối đa hóa lợi nhuận Tối đa hóa sản xuất • Qui luật lợi tức biên giảm dần • Tối đa hóa mức sản xuất giữ tất cả yếu tố đầu vào không đổi • Tối ưu kinh tế đạt được khi MVP = MVC (hoặc tại điểm MPP = Px/Py) Nitrogen (kg) MVP Lú a (V N D ) TVP G iá trị lú a (V N D ) MVC TFC Nitrogen (kg) Rural Transformation - Spring 2006 Lý thuyết tân cổ điển về sản xuất nông nghiệp: Đường cung •Đường cung cho thấy tác động của những thay đổi giá lên các mức đầu vào và sản lượng tối ưu • Quan trọng là tỉ số giá giữa đầu vào và đầu ra (Px/Py) •Đường cung cho thấy các mức sản lượng tối ưu với điều kiện giá phân đạm không đổi. Sản lượng lúa (kg) G iá lú a (V N D /k g) TPP S ản lư ợ ng lú a (k g) Nitrogen (kg) Đường cung Sản lượng tối ưu ứng với từng Py Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 16 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Lý thuyết tân cổ điển về sản xuất nông nghiệp: Giới hạn khả năng sản xuất • Nguyên tắc thay thế nói đến khả năng sử dụng các phối hợp đầu vào khác nhau để sản xuất cùng một mức sản lượng • Tỉ lệ thay thế biên giảm dần • Sản xuất hiệu quả phải đi kèm với chi phí tối thiểu (đường đẳng phí) Lao động (ngày) C Đ ất (h a) Y1 Y2 Rural Transformation - Spring 2006 Bảy nguyên tắc trong lý thuyết tân cổ điển • Nguồn lực biến đổi và nguồn lực cố định – Nguồn lực biến đổi thay đổi số lượng theo khối lượng đầu ra – Nguồn lực cố định không thay đổi số lượng theo đầu ra – Cũng liên quan đến chi phí • Lợi tức biên giảm dần – Cả vật chất lẫn kinh tế – Nếu không, sẽ không có khó khăn về kinh tế Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 17 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Bảy nguyên tắc trong lý thuyết tân cổ điển • Thay thế – Sản lượng nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều phối hợp đầu vào khác nhau • Chọn lựa của doanh nghiệp – Một tập hợp nguồn lực cho trước có thể sản xuất ra nhiều sản lượng – Vấn đề kinh tế của việc lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu • Nguồn lực hạn chế nhất – Ràng buộc đầu vào sẽ quyết định mức sản lượng tối ưu khả thi Rural Transformation - Spring 2006 Bảy nguyên tắc trong lý thuyết tân cổ điển • Chi phí cơ hội – Việc chuyển giao các nguồn lực từ một hoạt động sản xuất sang hoạt động khác là có “chi phí” • Lợi thế so sánh – Nói đến sự phân phối về mặt địa lý các nguồn lực sử dụng trong sản xuất – Các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác nhau thường tập trung vào nơi có chi phí sản xuất thấp nhất Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 18 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Toàn bộ kinh tế học phát triển gói gọn trong một trang Nội sinh Một phần Nội sinh Ngoại sinh Thu nhập Năng suấtTài nguyên Địa lý Thể chếNgoại thương Câu hỏi trọng tâm của kinh tế phát triển : Mũi tên nào là quan trọng nhất và tại sao? Rural Transformation - Spring 2006 Trường phái thể chế Nội sinh Một phần nội sinh Ngoại sinh Thu nhập Năng suấtTài nguyên Địa lý Thể chếNgoại thương Một yếu tố so với nhiều yếu tố? Chúng từ đâu đến? Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 19 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Trường phái địa lý Nội sinh Một phần nội sinh Ngoại sinh Thu nhập Năng suấtTài nguyên Địa lý Thể chếNgoại thương 1. Tài nguyên thiên nhiên 2. Y tế 3. Chủ nghĩa thực dân, chiến tranh, di dân 4. Lời nguyền tài nguyên 1,2 3 4 Rural Transformation - Spring 2006 Trường phái ngoại thương Nội sinh Một phần nội sinh Ngoại sinh Thu nhập Năng suấtTài nguyên Địa lý Thể chếNgoại thương Hội tụÙ Phân kỳ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2005-2006 Chuyển đổi cơ cấu nông thôn Lê Công Trứ 20 Bài giảng 1 Rural Transformation - Spring 2006 Trường hợp Ngoại thương • Trường hợp thu hẹp – Lợi thế so sánh • Trường hợp phổ quát – Ngoại thương là chìa khóa tăng trưởng và phát triển Rural Transformation - Spring 2006 Các lập luận đối với trường hợp phổ quát, thứ tự phức tạp tăng dần: • Không có chọn lựa nào khác • Tự do hóa ngoại thương và đầu tư dẫn đến tăng trưởng “nội sinh” thông qua các tác động luôn biến đổi • Tự do hóa ngoại thương và đầu tư dẫn đến tăng trưởng bằng cách có được những thể chế chất lượng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhung Lý Thuyết Cho Việc Phân Tích Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Khái niệm và Mô Hình.pdf
Tài liệu liên quan