Khái niệm và phân loại chính sách thương mại quốc tế
Trợ cấp xuất khẩu
Khái niệm: Là việc Nhà nước sử dụng nguồn tài chính của mình để tạo ra các nguồn thu bổ sung hoặc các điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
- Các hình thức trợ cấp
+ Trợ cấp trực tiếp: có thể thực hiện dưới các hình thức như: Thưởng xuất khẩu; Trợ giá xuất khẩu; Bù lỗ xuất khẩu;
+ Trợ cấp gián tiếp: Có thể thực hiện dưới các hình thức như: Ưu đãi giá đầu vào cho sản xuất xuất khẩu, ưu đãi trong sử dụng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng (điện, nước, v.v.), thuê đất; Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực.
Tác động của trợ cấp?
60 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 4724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái niệm và phân loại chính sách thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 11/4/2012 ‹#› KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CSTMQT Phương pháp xây dựng chính sách ngoại thương: Tự định: Nhà nước tự mình quyết định chính sách ngoại thương và các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương áp dụng cho quan hệ buôn bán với các quốc gia khác Thường áp dụng ở các nền kinh tế mạnh Xu hướng giảm Thương lượng: Nhà nước thương lượng với các quốc gia khác để thỏa thuận, lựa chọn các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương phù hợp Được sử dụng phổ biến PHÂN LOẠI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Theo mức độ can thiệp của nhà nước đối với hoạt động ngoại thương + Chính sách bảo hộ mậu dịch + Chính sách mậu dịch tự do Theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới + Chính sách hướng nội + Chính sách hướng về xuất khẩu CÁC HÌNH THỨC CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Chính sách mậu dịch tự do Khái niệm: Là hình thức chính sách thương mại trong đó Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật tự do cạnh tranh Câu hỏi đặt ra: Nhà nước can thiệp bằng cách nào? Thế nào là mở cửa hoàn toàn? Concept Free trade is a system of trade policy that allows traders to act and or transact without interference from government. According to the law of comparative advantage the policy permits trading partners mutual gains from trade of goods and services. CHÍNH SÁCH MẬU DỊCH TỰ DO Đặc điểm (biểu hiện) - Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết XK và NK - Quá trình XK và NK được tiến hành một cách tự do. Quy luật tự do cạnh tranh và các quy luât kinh tế của thị trường điều tiết sự hoạt động của SX, hoạt động tài chính và thương mại trong nước. Tự do tiếp cận thị trường Tự do tiếp cận thị trường thông tin Lao động tự do dịch chuyển trong và ngoài nước Vốn tự do dịch chuyển giữa trong và ngoài nước Không tồn tại các công ty độc quyền-> có thể bóp méo thương mại Cơ sở khách quan của chính sách: + Những lợi ích to lớn của TM đối với phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia + Do đòi hỏi khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Ưu nhược điểm Ưu điểm: + Thúc đẩy cạnh tranh trong nước + Tạo điều kiện để phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nước. + Tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực từ bên ngoài + Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu + Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng CHÍNH SÁCH MẬU DỊCH TỰ DO Ưu nhược điểm Nhược điểm + Những ngành sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh sẽ bị phá sản Trên thực tế người ta sử dụng 2 tiêu chí ERP (effective rate – protection) và NRP (nominal rate – protection) để đo lường hiệu quả của bảo hộ + Nền kinh tế trong nước dễ bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, mức độ ảnh hưởng tới Thái Lan, Indonesia so với Việt nam như thế nào? CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU DỊCH Khái niệm: Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức chính sách thương mại trong đó nhà nước áp dụng nhiều biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hoá NK từ nước ngoài. Cơ sở khách quan của chính sách: - Xuất phát tự sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các ngành trong nền kinh tế quốc gia Yêu cầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Concept Protectionism is the economic policy of restraining trade between states, through methods such as tariffs on imported goods, restrictive quotas, and a variety of other government regulations designed to discourage imports, and prevent foreign take-over of domestic markets and companies. Công cụ sử dụng trong bảo hộ mậu dịch Thuế quan (tariff) Hạn ngạch nhập khẩu (import quota) Rào cản về thủ tục hành chính (administrative barriers): food safety, environmental standards, electrical safety Luật chống bán phá giá (anti-dumping legislation) Trợ cấp sản xuất trong nước (domestic subsidies) Trợ cấp xuất khẩu (export subsidies) Qui định về tỷ giá hối đoái (exchange –rate) CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU DỊCH Ưu điểm: - Giảm bớt áp lực cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, giúp nền sản xuất trong nước phát triển ổn định. - Thông qua việc đánh thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước. Góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ của quốc gia Nhược điểm: Không tạo ra môi trường cạnh tranh nên sản xuất kém hiệu quả Người tiêu dùng bị thua thiệt. Đi ngược lại xu thế tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế. Biện pháp bảo hộ mậu dịch có thể dẫn đến phản ứng trả đũa của các nước đối tác Nên lựa chọn hình thức nào để theo đuổi US case study Thuật ngữ bảo hộ hay thương mại tự do xuất hiện tại Mỹ kể từ sau cuộc Nội chiến tại Mỹ, chia cắt nước Mỹ thành hai vùng Nam (southern) và Bắc (Northern) vào khoảng thập niên 1760s bằng đạo luật “Acts of Trade and Navigation”. Khi đó miền Nam nước Mỹ đi theo xu hướng bảo hộ (chủ yếu là bảo hộ nông và công nghiệp) trong khi đó miền Bắc đi theo hướng mậu dịch tự do. Thực tế Protectionism: + Trợ cấp nông nghiệp + Áp dụng triệt để luật chống bán phá giá: kiện rất nhiều nước và là một trong những nước kiện bán phá giá nhiều nhất + Qui định chặt chẽ về thủ tục hành chính như Qui định vệ sinh an toàn thực phẩm, qui định về tiêu chuẩn môi trường.. Đã từng áp dụng quota đối với hàng dệt may tại Việt nam Nên chọn hình thức nào để theo đuổi Free Trade Thả nổi đồng USD: Câu hỏi đặt ra Trong năm vừa qua Mỹ thâm hụt Thương mại với Trung Quốc 145 tỷ USD (bloomberg.com). Thất nghiệp tại Mỹ liên tục gia tăng, đồng USD mất giá so với Yên Nhật, Đô la Úc.. Kí rất nhiều các hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới: EU và Mỹ là những chủ thể có nhiều FTA nhất trên thế giới Thuế suất của Mỹ thấp. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG TMQT MFN (Most favored nation) Nội dung của nguyên tắc: Các bên tham gia trong quan hệ thương mại cam kết dành cho nhau những ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mỗi bên đang dành, hoặc sẽ dãnh cho bất cứ một bên thứ ba nào MFN Mục đích của nguyên tắc MFN là xoá bỏ sự phân biệt đối xử, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các nước, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Phạm vi áp dụng: Thuế quan, các loại phí và các khoản thu khác liên quan đến hàng hoá nhập khẩu; các quy định về hạn chế số lượng và cấp giấy phép xuất nhập khẩu; các quy định về thủ tục Hải quan; phương pháp tính thuế và các khoản thu thuế, phí. Ngoại lệ MFN: Ưu đãi về mậu dịch biên giới; Ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do; Những ưu đãi một chiều mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển Cơ sở pháp lý: Hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước, qui định của WTO Cách thức áp dụng: Áp dụng vô điều kiện CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG TMQT Nguyên tắc đối xử quốc gia (national treatment) Nội dung của nguyên tắc: Các bên tham gia trong quan hệ thương mại cam kết dành cho dịch vụ, hàng hoá, công ty và công dân từ bên kia những ưu đãi trên thị trường nội địa không kém hơn những ưu đãi dành cho dịch vụ, hàng hoá, công ty và công dântrong nước. Non - discriminatory trade policy commitment which, under GATT (now WTO) rules, implies that a government cannot treat foreign exporting firms any less favorably that its own (local) manufacturing firms. NT Mục đích: Nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ trong nước với dịch vụ, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Phạm vi áp dụng: Các loại thuế và phí nội địa, theo đó các bên không được đánh thuế, thu phí vào hàng hoá NK cao hơn so với hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Các Luật lệ và quy định trong nước liên quan đến mua bán, phân phối vận chuyển hoặc sử dụng hàng hoá đó. Các quy chế và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hàng hoá. PHÂN BIỆT SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI NGUYÊN TẮC Sự giống nhau: Tự do hóa thương mại Thuế và một số ưu đãi Một số ngoại lệ Khác nhau: Đối tượng điều chỉnh MFN điều chỉnh quan hệ thương mại ít nhất 3 nước NT 2 nước Phạm vi điều chỉnh: MFN: thuế quan, NT: thuế và phí nội địa CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DUNG TRONG CSTM QUỐC TẾ Thuế quan Các biện pháp nhập khẩu phi thuế quan Các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu THUẾ QUAN Khái niệm thuế quan Phân loại thuế quan Tác động của thuế quan Thực tiễn áp dụng thuế quan tại Việt Nam CÁC PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ THUẾ QUAN Khái niệm thuế quan: Khái niệm 1: Thuế quan là một khoản tiền tệ mà người chủ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc quá cảnh phải nộp cho Hải quan là cơ quan đại diện của nước chủ nhà Khái niệm 2: Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một quốc gia, như vậy thuế quan bao gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. CÁC PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ THUẾ QUAN Phân loại thuế quan: Phân loại theo cách tính thuế (phương pháp tính thuế) + Thuế tính theo giá hàng (ad valorem tariff): là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định trên giá hàng nhập khẩu. + Thuế tuyệt đối (Specific tariff): là loại thuế quy định một mức thuế cụ thể tính trên đơn vị hàng hoá nhập khẩu (số lượng, trọng lượng, dung tích...). Đây là hình thức đơn giản nhất, dễ tính nhất vì nó không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hàng hóa + Thuế hỗn hợp: Là hình thức tính mà số tiền thuế phải nộp được tính bằng % giá trị lô hàng và một số tiền cụ thể tính cho mỗi đơn vị hàng hóa PHÂN LOẠI THUẾ QUAN Phân theo đối tượng tính thuế - Thuế xuất khẩu: Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu từ trong nước ra nước ngoài. Thuế nhập khẩu: Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Thuế quan quá cảnh: Là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa khi vận chuyển quá cảnh qua lãnh thổ hải quan của 1 nước khác. PHÂN LOẠI THUẾ QUAN Theo mức thuế Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không có ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu đối với quốc gia đó, thuế suất thông thường luôn cao hơn so với mức thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại đối với quốc gia đó.Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập (Generalized system of preferences): Thuế quan tự vệ PHÂN LOẠI THUẾ QUAN Theo mục đích đánh thuế + Thuế quan tài chính Mục đích: tăng thu ngân sách nhà nước + Thuế quan bảo hộ Mục đích: nhằm bảo vệ thị trường sản xuất nội địa thông qua việc đánh thuế cao TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN Tác động tích cực Tác động đối với giá cả trong nước? Tác động đối với sản xuất trong nước? Tác động đối với tiêu dùng? Tác động đối với ngân sách chính phủ? Tác động đối với hoạt động TMQT? Đáp án Tác động tích cực Tác động đối với giá cả trong nước: làm tăng giá bán hàng hoá trên thị trường nội địa Tác động đối với sản xuất trong nước: thuế quan có tác dụng bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước. Tác dụng đối với tiêu dùng: điều tiết tiêu dùng trong nước theo hướng tiết kiệm tiêu dùng, khuyến khích việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước. Tăng thu ngân sách nhà nước. Tác động đối với hoạt động thương mại quốc tế: giảm lượng hàng hoá nhập khẩu. Thuế quan là công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu, có thể dùng khuyến khích hoặc hạn chế XNK. Từ đó thuế quan có thể tác động đến cán cân thương mại và kéo theo đó là tác động đến cán cân thanh toán của một nước, có thể tiết kiệm và sử dụng hiệu quả ngoại tệ. Tác động tiêu cực: Nếu đánh thuế quá cao, sự chênh lệch lớn giữa giá trong nước và giá thị trường thế giới sẽ dẫn đến hiện tượng gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu làm thất thu ngân sách nhà nước và phá hoại sản xuất trong nước. Hạn chế sự phát triển của thương mại quốc tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Thuế quan cao, hàng hoá nước ngoài khó thâm nhập thị trường trong nước cũng sẽ hạn chế cạnh tranh trong nước, dẫn đến sản xuất trong nước trì trệ, nền kinh tế không hiệu quả, kém sức cạnh tranh. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHẬP KHẨU PHI THUẾ QUAN Các biện pháp hạn chế định lượng Các biện pháp tài chính tiền tệ Quy định về xuất xứ của hàng hóa Thủ tục hải quan Hàng rào kỹ thuật thương mại CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHI THUẾ QUAN Các biện pháp hạn chế định lượng Cấm nhập khẩu: Đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế số lượng một cách triệt để nhất, do vậy WTO không cho phép sử dụng, trừ một số ngoại lệ nhất định. Trong những năm vừa qua, hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam vẫn sử dụng và cơ bản phù hợp với qui định của WTO - Tại Việt Nam, sau năm 2006 danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu còn 11 mục (trước đây là 12), trong đó có: Vũ khí đạn dược, các loại vật liệu; Các loại ma túy; Các loại chất độc hại; Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; Các loại pháo; Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; Động cơ tay lái nghịch; Một số phương tiện đã qua sử dụng; Sản phẩm, vật liệu có chứa amiang thuộc nhóm amphibobe; Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật Nhà nước; Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng CFC CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƯỢNG Cấm nhập khẩu So sánh với biểu hàng hóa cấm nhập khẩu trước năm 2006, thì mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà trước kia cấm nhập khẩu nay cho phép nhập khẩu nhưng bị áp hạn ngạch. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƯỢNG Hạn ngạch nhập khẩu Khái niệm: Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hoá cao nhất được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Danh mục các mặt hàng nhập khẩu tương đương với hạn ngạch (xem bảng) HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU Khái niệm: Là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) Phân loại hạn ngạch Hạn ngạch chung: áp dụng cho tất cả các thị trường Hạn ngạch thị trường lựa chọn: hạn chế số lượng căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa Căn cứ để xây dựng hạn ngạch Nhu cầu trong nước và nhu cầu đó phải có khả năng thanh toán Khả năng đáp ứng Cam kết của chính phủ HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU Tác động của hạn ngạch Quy định của WTO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN Hạn ngạch thuế quan Quá trình áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam Quyết định số 91/2003/QĐ-TTg ngày 9/5/2003-ttcp: Đây là qui định đầu tiên qui định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu tại Việt Nam thì hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với 3 mặt hàng là bông, thuốc lá nguyên liệu và muối. Áp dụng thêm với 4 mặt hàng là: sữa nguyên liệu chưa cô đặc, sữa nguyên liệu cô đặc, trứng gia cầm, ngô hạt (Thông tư số 10/2004/TT-BTM). HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU Hạn ngạch thuế quan - Theo Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg ngày 03/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan thì kể từ ngày 01/04/2005, chúng ta xóa bỏ hạn ngạch cho các mặt hàng sữa nguyên liệu, kể cả cô đặc và chưa cô đặc; ngô hạt và bông. Các mặt hàng này đều được nhập khẩu tự do, không bị hạn chế như trước đây nữa. - Nghị định 12/2006/NĐ-CP tiếp tục duy trì hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, muối, trứng gia cầm và bổ sung thêm mặt hàng đường tinh luyện và đường thô HẠN NGẠCH THUẾ QUAN Số liệu thống kê Muối công nghiệp trung bình mỗi năm chúng ta nhập hơn 200.000 tấn phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Năm 2006, thuốc lá nguyên liệu được cấp hạn ngạch là 38.000 tấn cho 11 doanh nghiệp, đường 170.000 tấn nhưng thực tế nhập khẩu 30.000 tấn và trứng gia cầm thì hiện nay rất ít nhập Sự khác nhau giữa hạn ngạch thuế quan và thuế quan? CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ĐỊNH LƯỢNG Giấy phép nhập khẩu Khái niệm: Thủ tục cấp phép được chia làm 2 loại: + Thủ tục cấp phép tự động. Mục đích? + Thủ tục cấp phép có điều kiện: Chỉ cấp khi người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Thực chất mục đích ở đây là hạn chế nhập khẩu CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Quyền kinh doanh của doanh nghiệp (Trading rights): Bao gồm quyền kinh doanh, quyền xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Thủ tục hải quan CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VỀ GIÁ Xác định trị giá hải quan (customs valuation): Là quy định của nhà nước trong việc lựa chọn căn cứ để xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu làm cơ sở tính thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Thực trạng áp dụng tại Việt Nam? C¸c biÖn ph¸p tµi chÝnh tiÒn tÖ Ký quỹ nhập khẩu (đặt cọc nhập khẩu): Là một biện pháp hạn chế nhập khẩu, trong đó Nhà nước quy định các doanh nghiệp phải ký quỹ tại ngân hàng một khoản tiền trước khi được nhập khẩu những mặt hàng nhất định. Biện pháp kết hối: Là việc Chính phủ quy định đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Rào cản kỹ thuật trong thương mại Khái niệm: Rào cản kỹ thuật thương mại là một biện pháp bảo hộ thông qua việc các nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe. Các qui định kỹ thuật và các tiêu chuẩn này có thể liên quan tới tất cả các quá trình của sản phẩm, từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Hàng hóa nếu không đạt được các yêu cầu của các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật đó, sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của nước nhận hàng. Một số rào cản chính: Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary) Quy đị nh kỹ thuõt và tiêu chuẩn đối với sản phẩm Quy định liên quan đến bảo vệ môi trưường Quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CÁC BIỆN PHÁP NHẬP KHẨU PHI THUẾ QUAN HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU Khái niệm Quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị cao nhất được phép nhập khẩu trong 1 thời gian nhất định (thường là 1 năm) Phân loại hạn ngạch Hạn ngạch chung (Global quota): áp dụng cho tất cả các nước, không căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa Hạn ngạch thị trường/lựa chọn (selective quota): Hạn chế số lượng nhập khẩu căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa Hạn ngạch nhập khẩu Căn cứ để xây dựng hạn ngạch Nhu cầu/có khả năng thanh toán ở trong nước Khả năng đáp ứng, khả năng cạnh tranh và nhu cầu bảo hộ của sản xuất trong nước Cam kết của chính phủ Tác động của hạn ngạch Tích cực + Đảm bảo cam kết giữa các chính phủ + Dự đoán trước lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa + Bảo hộ sản xuất trong nước + Tiết kiệm ngoại tệ + Hướng dẫn tiêu dùng Hạn ngạch nhập khẩu Tác động tiêu cực: + Thất thu ngân sách chính phủ + Gây hiện tượng độc quyền cho người cấp hạn ngạch + Cản trở sự phát triển của TMQT + Duy trì sản xuất kém hiệu quả và gây thiệt hại cho xã hội Quy định của WTO Cho phép hay không cho phép? Giấy phép nhập khẩu Khái niệm Là thủ tục hành chính quy định rằng việc kinh doanh nhập khẩu phải được nhà nước cho phép bằng cách cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép nhập khẩu Phân loại giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu tự động Giấy phép nhập khẩu không tự động Quy định của WTO Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Khái niệm Là thỏa thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước nhập khẩu nhằm ngăn ngừa những biện pháp thương mại và nước nhập khẩu có thể đặt ra Tác động Đối với nước xuất khẩu Đối với nước nhập khẩu Tác dụng: Mang tính chất tạm thời, hiệu quả không cao Các biện pháp tài chính tiền tệ Ký quỹ đặt cọc Nước nhập khẩu yêu cầu chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định tại ngân hàng trước khi nhập khẩu Quản lý ngoại hối Tất cả các nguồn ngoại tệ phải tập trung vào ngân hàng hoặc các cơ quan quản lý ngoại hối của Nhà nước Cơ chế nhiều tỷ giá Nhà nước sẽ quy định áp dụng nhiều loại tỷ giá khi bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu Quy định về xuất xứ của hàng hóa Mục đích Xác định mức thuế suất phù hợp Kiểm tra việc đóng nhãn mác Hỗ trợ cơ quan thống kê Thủ tục hải quan Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại quốc tế Khái niệm: Là quy định của nhà nước về các yêu cầu, các tiêu chuẩn đối với hàng hóa để được thông quan vào thị trường nội địa Các nguyên tắc để thiết lập hàng rào kỹ thuật Tránh tạo ra cản trở không cần thiết Không phân biệt đối xử, thực hiện NT Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế nếu có Thừa nhận lẫn nhau về thủ tục đánh giá Minh bạch Hàng rào kỹ thuật trong Thương mại quốc tế Các nhóm rào cản phổ biến Chỉ tiêu, thông số vận hành của máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện vận tải Hàm lượng các chất trong sản phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm An toàn trong sử dụng Chất lượng hàng hóa Bảo vệ môi trường sinh thái Nhãn mác, bao bì đóng gói Điều kiện lao động Các biện pháp quản lý NK phi thuế quan khác Quyền kinh doanh nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu Quyền về giá bán hàng hóa nhập khẩu Thủ tục hành chính CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Các biện pháp tín dụng Chính sách trợ cấp Bán phá giá hàng hóa Bán phá giá hối đoái Các hiệp định thương mại Các biện pháp tín dụng Tín dụng xuất khẩu Khái niệm: Đây là biện pháp mà Nhà nước hoặc tư nhân cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài một khoản tín dụng khi mua hàng hóa nước mình Phân loại + Tín dụng do nhà XK trực tiếp cấp cho nhà NK + Do cơ quan tín dụng của nước XK cấp cho nhà NK + Do Chính phủ nước XK cấp cho nhà NK Các biện pháp tín dụng Nhà nước đảm bảm tín dụng xuất khẩu Nhà nước lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bảo hiểm cho các rủi ro tổn thất đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho người mua nước ngoài. Chính sách trợ cấp Khái niệm Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được Đặc điểm: Xuất phát từ chính phủ hoặc cơ quan nhà nước trong lãnh thổ của nước trợ cấp Là sự đóng góp về tài chính Nguồn lợi dành cho 1 bên tiếp nhận thông qua trợ cấp Chính sách trợ cấp Các hình thức của trợ cấp Trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp trong nước Tác động của trợ cấp Giảm giá bán hàng hóa trên thị trường quốc tế Bóp méo cạnh tranh Giúp các doanh nghiệp trong nước bành trướng ra nước ngoài Bán phá giá hàng hóa Định nghĩa Luật áp dụng Chống bán phá giá hàng hóa Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam Bán phá giá hối đoái Các hiệp định thương mại Mở rộng nhập khẩu tự nguyện MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU Các biện pháp tín dụng 1. Cấp tín dụng xuất khẩu: Đây là biện pháp mà Nhà nước hoặc tư nhân cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài một khoản tín dụng khi mua hàng của nước mình Phân loại: + Tín dụng do nhà xuất khẩu trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài + Tín dụng do cơ quan tín dụng của nước xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài + Tín dụng do Chính phủ của nước xuất khẩu cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU Các biện pháp tín dụng 2. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Nhà nước lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bảo hiểm cho các rủi ro tổn thất đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho người mua nước ngoài. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU Trợ cấp xuất khẩu Khái niệm: Là việc Nhà nước sử dụng nguồn tài chính của mình để tạo ra các nguồn thu bổ sung hoặc các điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thực hiện xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. - Các hình thức trợ cấp + Trợ cấp trực tiếp: có thể thực hiện dưới các hình thức như: Thưởng xuất khẩu; Trợ giá xuất khẩu; Bù lỗ xuất khẩu; + Trợ cấp gián tiếp: Có thể thực hiện dưới các hình thức như: Ưu đãi giá đầu vào cho sản xuất xuất khẩu, ưu đãi trong sử dụng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng (điện, nước, v.v..), thuê đất; Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực. Tác động của trợ cấp?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_thuong_mai_quoc_te_8144.pptx