Khái lược lịch sử tư tưởng thiết học

1. Lịch sử triết học phương Đông cổ đại 1.1. Triết học Ấn Độ cổ đại 1.2. Triết học Trung Hoa cổ đại 1.3. Sự ảnh hưởng của Tam giáo trong lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử triết học phương Tây 2.1. Triết học Hi Lạp cổ đại 2.2. Triết học Tây Âu trung cổ 2.3. Triết học Phục Hưng 2.4. Triết học thế lỷ 16 - 18 2.5. Triết học cổ điển Đức. 3. Lịch sử triết học Mác - Lê Nin 3.1. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác, Ăngghen từ CNDT sang CNDV 3.2. Giai đoạn đề xuất các nguyên lý triết học thông qua các tác phẩm 3.3. Giai đoạn Lê nin phát triển triết học Mác. 4.Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại 4.1. Một số đặc trưng chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại. 4.2. Chủ nghĩa duy khoa học 4.3.Chủ nghĩa nhân bản phi lý.

ppt35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái lược lịch sử tư tưởng thiết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ MỘT: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Đặt vấn đề Nội dung 1.Lịch sử triết học Phương Đông cổ đại 2.Lịch sử triết học phương Tây trước Mác 3. Lịch sử triết học Mác Lê nin 4. Lịch sử triết học phương Tây hiện đại Thực chất là tái hiện Logic của hành trình tư duy nhân loại tìm kiếm chân lý ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử triết học là lịch sử phát sinh, hình thành, phát triển của các tư tưởng, các học thuyết triết học. Là lịch sử đấu tranh giữa hai đường lối duy vật và duy tâm; giữa hai quan điểm siêu hình và biện chứng trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học . Khái lược Lịch sử triết học là sự tái hiện lại quá trình lịch sử đó dưới dạng khái quát, chú trọng tới các tư tưởng, học thuyết căn bản- làm nổi bật được bản chất của quá trình lịch sử đó gắn với việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học phù hợp với điều kiện lịch sử nhất định  ĐẶT VẤN ĐỀ  KHÁI LƯỢC LSTH để làm gì ? Góp phần làm giàu trí tuệ của mình bằng toàn bộ những tri thức có được mà nhân loại đã tạo ra được kết tinh trong triết học, nhất là những kinh nghiệm đấu tranh chống CNDT, Siêu hình, nguỵ biện trong quá trình giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Thấy được sự xuất hiện triết học Mác Lê nin là một tất yếu khách quan, là sự kết tinh của quá trình phát triển tư tưởng triết học. Từ đó, xác lập một Phương pháp luận khoa học – Phương pháp luận BCDV, và thế giới quan đúng đăn - thế giới quan DVBC. TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 1.1. Triết học Ấn độ cổ đại 1.2. Triết học Trung Hoa cổ đại  1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại a. Điều kiện tự nhiên:  Ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn ở phía Nam châu á, có những yếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao, lại vừa có biển rộng; vừa có sông ấn chảy về phía Tây, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có đồng bằng phì nhiêu, lại có sa mạc khô cằn; vừa có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức...  b. Điều kiện kinh tế-xã hội: Đặc điểm nổi bật của điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội ấn Độ cổ đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài (tk 17 sau CN) kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình "công xã nông thôn", trong đó, theo Mác, chế độ quốc hữu về ruộng đất là cơ sở quan trọng nhất để tìm hiểu toàn bộ lịch sử ấn Độ cổ đại. Trên cơ sở đó đã phân hóa và tồn  tại  bốn  đẳng  cấp  lớn: tăng   lữ   (Brahman),   quý   tộc   (Ksatriya),  bình  dân  tự  do  (Vaisya)  và  tiện  nô (Ksudra). Ngoài ra còn có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. c. Văn hóa xã hội: Có nền văn minh sớm phát triển từ 2500 năm tr.CN, với hai nền văn hoá là Harapapa – thành thị của người Draviada và sau đó là văn hoá Vêda (biết) - của người Arya. đã tĩch luỹ được nhiều kiến thức phong phú về thiên văn, toán học, hoá học, y học… sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được nhật thực, nguyệt thực, phát minh ra số thập phân, số không, tính được trị số π, biết về đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3.  d. Đặc điểm triết học: Trước hết, Các luận thuyết triết học sau thường dựa vào luận thuyết trước đó, chỉ là phát triển (kiến giải hoặc phủ nhận) các quan điểm ban đầu mà không đạt mục đích tạo lập triết học mới. Đa số luận thuyết đều lấy các tư tưởng trong bộ kinh Vêda làm điểm xuất phát. Thứ ba, Khi luận bàn vấn đề nhân sinh quan tâm vấn đề bản thể luận; khi bàn đến con đường giải thoát lại quan tâm đến siêu hình và biện chứng.khi bàn đến vấn đề bản thể luận, một số học phái xoay quanh vấn đề "tính không", đem đối lập "không" và "có", quy cái "có" về cái "không" thể hiện một trình độ tư duy trừu tượng cao. Thứ hai, do tôn giáo của ấn Độ cổ đại có xu hướng "hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôn giáo phương Tây. Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ (Atman và Brahman). Thứ tư, giữa triết học và tôn giáo; duy vật và duy tâm; biện chứng và siêu hình có sự đan xen khó tách bạch ngay trong từng tư tưởng, học thuyết triết học e. Sự hình thành và phát triển triết học Thời kỳ Vêda từ XII – VII tr.cn Đây là thời kỳ xuất hiện tư tưởng triết học dưới dạng các tín ngưỡng tôn giáo, biểu hiện qua các tập kinh Vêda,tập kinh Upanishat và hai cuốn sử thi Ramayana, Mahacharata. Trong đó Upanishat- “Áo nghĩa thư” được coi là bước chuyển từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học- có hai điểm chính: + Bratman-bản nguyên tinh thần vũ trụ tối cao là thực thể duy nhất có trước tồn tại bất diệt. Atman-linh hồn chỉ là bộ phận của Bratman cơ thể (hình thức vật chất) chỉ là vỏ bọc là nơi trú ngụ tạm thời của Atman. + Ý chí ham muốn và hành vi nhằm thoả mãn ham muốn là nguyên nhân gây đau khổ không chỉ kiếp này mà cả kiếp sau - gọi là nghiệp báo.Do vậy mà Atman bị giam hãm hết thể xác này sang thể xác khác- gọi là luân hồi . Vậy cần giải thoát cho Atman. Nội dung triết lý này trở thành nguồn gốc, quan điểm của các hệ thống triết học Ấn độ sau này. Thời kỳ cổ điển (thời kỳ phật giáo, Balamôn giáo) từ thế kỷ VI – I tr.cn Đây là thời kỳ hình thành hai hệ thống triết học đối lập nhau  Hệ thống chính thống bao gồm các trường phái thừa nhận uy thế tối cao của Kinh Vêda. Hệ thống này gồm sáu trường phái triết học điển hình là:  Hệ thống triết học không chính thống phủ nhận, bác bỏ uy thế của kinh Vêda và đạo Bàlamôn. Hệ thống này gồm ba trường phái là: 1- Jaina – thắng luận 2- Lokàyata – bình dân 3- Buddha (Phật giáo). 1- Sàmkhya- số luận 2- Mimànsà –châm ngôn 3- Védanta –hoàn thiện veda 4- Yoga- liên kết, hợp nhất 5- Nyàya – cách ngôn 6- Vai'sesika.- đặc thù, thuộc tính 2. Những nét chính trong các luận thuyết triết học tiêu biểu Sàmkhya- số luận Tư tưởng trung tâm của phái này là vấn đề bản nguyên của vũ trụ. Phái Samkhya sơ kỳ cho rằng mọi vật có nguyên nhân vật chất. “Vật chất đầu tiên” là thể thống nhất của 3 yếu tố bao hàm sự đối lập. Đó là: Sattva(nhẹ, sáng, tươi vui). Rajas(kích thích, động), Tamas(nặng, ỳ). Ba yếu tố này ở trạng thái cân bằng thì “ vật chất đầu tiên” chưa biểu hiện – tức là trạng thái không thể trực quan được. Nhưng khi trạng thái cân bằng đó bị phá vỡ thì đây là lúc khởi đầu của sự sinh thành vạn vật. Tuy nhiên phái Samkhya hậu kỳ có khuynh hướng nhị nguyên luận. . Vạn vật có nguyên nhân của nó. Thế giới là một quá trình liên tục của các sự vật hình thành và tiêu diệt. Tri thức của con người dựa vào cảm giác mà cảm giác không thể nhận ra thần. Do vậy không có chứng cứ nào để nói rằng có thần hay thượng đế sinh ra vạn vật.Đồng thời, họ cũng bác bỏ quan niệm của phật giáo khi cho rằng vạn vật là ảo giả. Họ cho rằng : Cái được cảm giác và các hình thái được cảm giác (thế giới) không thể chỉ là ý thức hay hình thái của ý thức. . Tuy nhiên phái Mimansa hậu kỳ thừa nhận có thần. Mimànsà –châm ngôn Vedànta có nghĩa là kết thúc Vêda, mà tác phẩm kết thúc Veda là Upanisad. Đây là học thuyết của đạo Bà la Môn. Thuyết này cho rằng “Tinh thần thế giới “là nguồn gốc sinh ra vạn vật. Linh hồn con người là hiện thân của tinh thần thế giới và tồn tại vĩnh viễn theo luật luân hồi. Muốn sống được hạnh phúc thì linh hồn con người phải được siêu thoát, nghĩa là linh hồn con người phải hòa nhập với tinh thần thế giới. Để đạt được như vậy thì con người phải từ bỏ cuộc sống trần tục xấu xa, phải dựa vào sự linh báo của kinh Vêda. Védanta –hoàn thiện veda Yoga- liên kết, hợp nhất 2. Những nét chính trong các luận thuyết triết học tiêu biểu Thừa nhận có thần nhưng cho rằng thần cũng là một dạng linh hồn cá thể mà thôi. Giống như các phái Minansa, Vedanta. Yoga có xu hướng giải quyết vấn đề nhân sinh quan theo mục đích đạt tới sự giải thoát “hoà đồng cái tôi“, tiểu ngã” với cái“đại ngã, vũ trụ”. Bằng phương pháp luyện tập và tu luyện, con người có thể làm chủ mình và đạt được sự giải thoát. Nyàya – Vaisesika.- nguyên tử luận Bản thể luận- cho rằng thế giới được hình thành từ nguyên tử, nguyên tử là bản nguyên của vũ trụ. Nguyên tử gọi là Anu đó là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên các thực thể vật lý. Chúng có đặc tính như tồn tại vĩnh viễn, không thể phân chia được, không có quảng tính, sự kết hợp các nguyên tử về số lượng và cách thức khác nhau tạo nên tính đa dạng của thế giới. Nhận thức luận -trường phái triết học này cho rằng sự nhận thức của con người bao giờ cũng lấy thế giới khách quan làm đối tượng; đề cao vai trò của kinh nghiệm. Hơn nữa phái này còn cho rằng cần kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức bằng thực tế. Nhận thức có thể tin cậy, nhưng cũng có thể là không tin cậy. Có 4 hình thức nhận thức không đáng tin cậy: Ký ức; nghi ngờ; sai lầm; giả thiết chưa có chứng cớ chắc chắn. Nhưng nhận không đáng tin cậy không nhất thiết là giả. Nhận thức là đúng đắn khi nó phù hợp với đối tượng và thoả mãn mục đích con người đề ra. Thực tiễn là thước đo duy nhất để kiểm tra nhận thức. Xây dựng lý thuyết biện luận – hình thức ngũ đoạn luận, gần giống tam đoạn luận của Arixtôt (Hy lạp cổ đại) Hậu kỳ phái này lại ngả sang duy tâm khi giải thích nguyên nhân vận động kết hợp các nguyên tử là do sự điều khiển của linh hồn thế giới tối cao tồn tại độc lập vĩnh viễn 2. Những nét chính trong các luận thuyết triết học tiêu biểu Jaina – thắng luận Bản thể luận: Tư tưởng căn bản của phái này là thuyết tương đối: Thế giới vừa biến đổi, vừa không biến đổi. đó là mâu thuẫn nhưng con người phải chấp nhận không thể phủ nhận thực tế đó. Cái vĩnh hằng là vật chất, cái không vĩnh hằng là các dạng của vật chất. Cái vĩnh hằng là bản thể, còn cái không vĩnh hằng luôn biến đổi,cái không vĩnh hằng là các dạng của bản thể - tồn tại bất biến là vật chất; tồn tại không bất biến (biến đổi) là các dạng của vật chất. Trong luận giải về bản thể Jaina có tính biện chứng. Nhận thức luận: Họ cho rằng không có gì là tuyệt đối, từ đó họ đưa ra các khái niệm để khảo sát thế giới xung quanh: 1- tồn tại 2-không tồn tại 3- vừa tồn tại vừa không tồn tại 4-không miêu tả được 5- tồn tại và không miêu tả được 6- không tồn tại và không miêu tả được 7- tồn tại và không tồn tại và không miêu tả được. Đóng góp về các cặp phạm trù của nhận thức Lokàyata – bình dân Đại biểu rõ rệt nhất của đường lối duy vật trong Triết học Ấn Độ cổ đại - Được coi là duy vật triệt để nhất Bản thể luận : Thế giới là vật chất . Vạn vật đều do 4 nguyên tố vật chất: Đất; Nước;Lửa;Không khí kết hợp theo những tỷ lệ khác nhau mà thành. Tỷ lệ kết hợp đó qui định đặc tính của sự vật. Ý thức, lý tính, giác quan cũng vậy (ý thức không tách rời vật chất nhục thể). Sinh vật chết thì sự kết hợp đó không còn và trở về các nguyên tố của các biến thể tương ứng tồn tại trong giới vô sinh. Giải quyết về tồn tại, mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại một cách duy vật mộc mạc có yếu tố của biện chứng. Nhận thức luận: Cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực (Duy giác luận-có tính chất chủ quan); phủ nhận tính xác thực của tri thức gián tiếp, bản chất siêu cảm tính là không tồn tại- chống Vêda. Về nhân sinh quan: phê phán tôn giáo cả trên lĩnh vực đạo đức. Họ cho rằng tuyên truyền cho sự chấm dứt đau khổ bằng cách kiềm chế mọi dục vọng thực ra là tuyên truyền cho cái chết. Họ coi sự hưởng thụ những thú vui của cuộc sống là quyền tự nhiên của con người. 2. Những nét chính trong các luận thuyết triết học tiêu biểu Buddha (Phật giáo). Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI tr. CN. Người sáng lập là Siddharta (Tất Đạt Đa). Sau này ông được người đời tôn vinh là Sakyamuni (Thích ca Mâu ni), là Buddha (Phật).Phật là tên theo âm Hán - Việt của Buddha, có nghĩa là giác ngộ. Phật giáo là hình thức giáo đoàn được xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớn trí tuệ và từ bi của Siddharta. Kinh điển của Phật giáo gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng - (Tam tạng) • Kinh là bộ sách mà học trò của Thích ca ghi chép những lời truyền giảng của Thích ca. • Luật là bộ sách hàm chứa những điều giới của nhà Phật mà những người tu hành phải tuân theo. • Luận là sự tổng hợp tư tưởng của các bậc cao tăng bàn luận về những nguyên lý căn bản của Phật giáo. Tư tưởng triết học căn bản của phật giáo:  Bản thể luận (vũ trụ quan, thế giới quan).  Quan điểm “duyên khởi” Quan điểm “vô ngã” Quan điểm “vô thường” DUY VẬT VÔ THẦN BiỆN CHỨNG Tư tưởng triết học căn bản của phật giáo: Quan điểm “duyên khởi” Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân - quả. Theo Phật  giáo, nhân - quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó trong những điêu kiện xác định sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác Từ đó, Phật giáo cho rằng, không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật đều có nguyên nhân của bản thân nó, tuân theo qui định nhân quả mãi mãi thông qua những điều kiện nhất định, nếu không có nhân thì không có quả, và nhân sẽ không biến thành quả nếu không có điều kiện nhất định (duyên). Nhân duyên tụ thì sinh; nhân duyên ly thì diệt. Không có nguyên nhân đầu tiên, không ai tạo ra thế giới – bác bỏ Brahman. Quan điểm "vô ngã" ([Anatman] nghĩa là không có tôi) , cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có" (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người chẳng qua là do "ngũ uẩn" (5 yếu tố) hội tụ lại là: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Như vậy là không có cái gọi là "tôi" (vô ngã). Quan điểm "vô ngã" Quan điểm "vô thường" Vô thường: “là không thường còn”, Quan điểm "vô thường" cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận sinh - trụ - dị - diệt, không có bất kì một thực thể nào vĩnh hằng không sinh diệt. Vậy thì, tất cả chỉ là "có có" - "không không" luân hồi bất tận; "thoáng có", "thoáng không", cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất. Tư tưởng triết học căn bản của phật giáo:  Triết lý nhân sinh và con đường giải thoát Triết lý về con người (đời người) Con người là sự kết hợp nhân duyên và được tạo thành bởi “Danh” và “Sắc” - tức là tinh thần và thể xác. Hai thành phần ấy là kết quả hợp tan của ngũ uẩn: Cái tôi sinh lý (thể xác )“ gọi là “Sắc” gồm có “địa” ; “thuỷ”; “hoả”; “phong”. Cái tôi tâm lý (tinh thần, hay cái tâm) gọi “Danh” gồm có bốn yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hình chất: - “thụ”: Cảm giác về khổ hay lạc đưa tới sự lãnh hội với thân hay tâm. - “tưởng”: ấn tượng có được bởi “thụ” - “hành”: ý muốn thúc đẩy hành động - “thức”: ý thức phân biệt đối tượng, phân biệt ta là ta… Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên ly ngũ uẩn thì không còn là ta - là diệt, trở về ngũ uẩn. Do vậy không có cái tôi thường định (tất cả đều vô thường). Trong kinh “tăng nhất a hàm” viết: “pháp pháp tự sinh, pháp pháp tự diệt,pháp pháp tự động, pháp pháp tự nghĩ…Như thế hết thảy cái đó đều về cái không: không ta, không người, không mệnh, không sĩ, không phu, không hình, không tướng, không nam, không nữ.” Sự mê ngộ về bản chất đời người Không nhận thức được cái biến ảo, vô thường, vô định MỚI LÀ thường hằng chân thực Không nhận thức được “cái tôi” có mà không, không mà có, nên lầm tưởng ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta, là ta, do ta. NÊN cứ khát ái, tham dục, hành động chiếm đoạt thoả mãn KẾT QUẢ tạo nên nghiệp báo triền miên không dứt. “Ta chỉ dạy có một điều: khổ và diệt khổ…bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển”.  Triết lý nhân sinh và con đường giải thoát Triết lý về đường giải thoát Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự "giải thoát" (Moksa) khỏi vòng luân hồi,  "nghiệp  báo"  để  đạt  tới  trạng  thái  tồn  tại  Niết bàn [Nirvana]. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết "tứ đế"- có nghĩa là bốn chân lý, cũng có thể gọi là "tứ diệu đế" với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời. 1. Khổ đế [Duhkha - satya]. Phật giáo cho rằng cuộc sống là khổ, ít nhất có tám nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão (già), bệnh (ốm đau), tử (chết), thụ biệt ly (thương yêu nhau phải xa nhau), oán tăng hội (oán ghét nhau nhưng phải sống gần với nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn nhưng không được), thụ ngũ uẩn: khổ do thân xác con người tạo nên (Sắc, thụ, tưởng, hành,thức). 2. Tập đế hay nhân đế (Samudayya - satya). Phật giáo cho rằng cuộc sống đau khổ là có nguyên nhân. Để cắt nghĩa nỗi khổ của nhân loại, Phật giáo đưa ra thuyết "thập nhị nhân duyên" - đó là mười hai nguyên nhân và kết quả nối theo nhau, cuối cùng dẫn đến các đau khổ của con người: 1/ Vô minh, 2/ Hành; 3/ Thức; 4/ Danh sắc; 5/ Lục nhập; 6/ Xúc; 7/ Thụ; 8/ ái; 9/ Thủ; 10/ Hữu; 11/ Sinh; 12/ Lão - Tử. Trong đó "vô minh" là nguyên nhân đầu tiên “Ta chỉ dạy có một điều: khổ và diệt khổ…bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển”.  Triết lý nhân sinh và con đường giải thoát Triết lý về đường giải thoát Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự "giải thoát" (Moksa) khỏi vòng luân hồi,  "nghiệp  báo"  để  đạt  tới  trạng  thái  tồn  tại  Niết bàn [Nirvana]. Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết "tứ đế"- có nghĩa là bốn chân lý, cũng có thể gọi là "tứ diệu đế" với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời. 3. Diệt đế (Nirodha - satya). Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ có thể tiêu diệt để đạt tới trạng thái Niết bàn. 4. Đạo đế (Marga - satya). Đạo đế chỉ ra con đường tiêu diệt cái khổ. Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo): 1/ Chính kiến (hiểu  biết  đúng  tứ  đế);  2/  Chính  tư  (suy  nghĩ  đúng  đắn); 3/ Chính ngữ (nói lời đúng đắn); 4/ Chính nghiệp (giữ nghiệp không tác động xấu); 5/ Chính mệnh (giữ ngăn dục vọng); 6/ Chính tinh tiến (rèn luyện tu lập không mệt mỏi); 7/ Chính niệm (có niềm tin bền vững vào giải thoát); 8/ Chính định (tập trung tư tưởng cao độ). Tám nguyên tắc trên có thể thâu tóm vào "Tam học", tức ba điều cần học tập và rèn luyện là Giới - Định - Tuệ. Giới là giữ cho thân, tâm thanh tịnh, trong sạch. Định là thu tâm, nhiếp tâm để cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo động. Tuệ là trí tuệ. Phật giáo coi trọng khai mở trí tuệ để thực hiện giải thoát. “Ta chỉ dạy có một điều: khổ và diệt khổ…bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển”.  Triết lý nhân sinh và con đường giải thoát Triết lý về đường giải thoát PHẬT GIÁO không thừa nhận thượng đế sáng tạo ra thế giới nhưng vẫn thừa nhận linh hồn bất tử, độc lập với thể xác, trải qua nhiều kiếp luân hồi do nghiệp báo. Phật cũng hướng con người đến niết bàn - một trạng thái tâm linh thanh thản. Muốn vậy con người phải khổ hạnh tu luyện. Có thể nói rằng triết học phật giáo là triết học hướng nội,chú trọng đến đời sống tâm linh của con người. Triết học Phật giáo là một trường phái triết học có địa vị lớn trong lịch sử tư tưởng của Ấn Độ và của nhân loại nói chung, dù nội dung của nó có những mặt hạn chế như bi quan, thoát tục. Tuy nhiên có những luận điểm triết học của nó giàu tính minh triết, đặc biệt là tư tưởng biện chứng về thế giới có tác dụng trực tiếp trong quá trình con người điều chỉnh hành vi để đạt được chân, thiện, mỹ. Một số nhận định về triết học Ấn độ cổ đại: 1.Đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề của triết học, đã thể hiện tư tưởng biện chứng đóng góp quý báu vào kho tàng di sản triết học của nhân loại. 2. Quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh nhưng nghiêng về góc độ tâm linh, tôn giáo. Hướng con người đến sự hoà đồng giữa cái “tiểu ngã” với “ đại ngã”. 3. Tuy nhiên hầu hết những tư tưởng triết học này thường ban đầu ít nhiều duy vật, vô thần,về sau lại biến đổi theo chiều hướng duy tâm, hữu thần.  1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ đại  Bối cảnh lịch sử Trung Hoa cổ đại Lịch sử Trung quốc cổ đại bắt từ TK. XXI tr. CN cho đến TK. III sau CN, chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất từ TK.XXI – IX tr.cn. Thời kỳ này gọilà giai đoạn Tây chu, chế độ nô lệ phát triển cực thịnh, có nhiều bước tiến trong quản lý tổ chức dân du mục, thành lập nên thành thị là nơi ở của tầng lớp quí tộc thị tộc đối lập với nông thôn (bỉ dã) nơi ở của các thị tộc bị nô dịch, xã hội phân tầng : quân tử và tiểu nhân; kẻ trí và người ngu.Thống trị đời sống tinh thần xã hội là thế giới quan tôn giáo và thần thoại. Thời kỳ thứ hai từ TK. VIII tr.cn đến TK. III sau cn. Xã hội nô lệ thay đổi theo chiều hướng tan rã, chiến tranh liên miên. Đây cũng là thời kỳ tri thức khoa học cũng dần phát triển nhất là thiên văn họ. Chính trong giai đoạn đầy biến động này nhiều luận thuyết triết học xuất hiện. Lịch sử thời kỳ này là thời kỳ Bách gia chư tử.- trăm nhà trăm thày; Bách gia tranh minh- trăm nhà đua tiếng  1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ đại  Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ đại Thứ nhất: triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào lúc chế độ nô lệ suy tàn quá độ sang chế độ phong kiến Thứ hai:Tư tưởng chủ đạo là nhấn mạnh tính nhân văn còn về tự nhiên có phần mờ nhạt. Nên không có đóng góp gì nhiều về mặt bản thể luận triết học. Thứ ba: Lấy thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người và trung tâm của đời sống xã hội, đây là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và lạc hậu về khoa học thực chứng Thứ tư: Quan tâm và nhấn mạnh sự hài hoà giữa con người –xã hội - tự nhiên. Trong đó nhấn mạnh sự hài hoà thống nhất của các mặt đối lập. Coi việc điều hoà mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề đặt ra. Coi trọng tính đồng nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm. Tính tổng hợp và liên hệ của các phạm trù “thiên nhân hợp nhất”, “tri hành hợp nhất”, “thể dụng như nhất”, “tâm vật dung hợp”…đã thể hiện sự hài hoà thống nhất đó. Thứ năm: Là tư duy trực giác. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học cổ đại Trung Hoa là nhận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó mà nắm bản thể trừu tượng. Hầu hết các nhà tư tưởng triết học Trung Hoa đều quen phương thức tư duy trực quan thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ. Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, "lấy tâm để bao quát vật". Cái gọi là "đến tận cùng chân lý" của Đạo gia, Phật giáo, Lý học, v.v. nặng về ám thị, chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận, nên thiếu sự chứng minh rành rọt. 2. Một số nét chính trong các học thuyết tiêu biểu Thuyết Âm Dương – Ngũ hành Lý thuyết Âm Dương – Ngũ hành thể hiện quan niệm duy vật chất phác và biện chứng sơ khai về thế giới. Đánh dấu bước phát triển của tư duy trừu tượng khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế của những quan niệm quỷ thần trong truyền thống nhận thức của người xưa. Có ảnh hưởng sâu sắc đến các trường phái cũng như cá nhân các nhà tư tưởng Trung quốc, kể cả duy vật lẫn duy tâm từ cổ đại đẽn mãi sau này. Tư tưởng triết học Âm-Dương Âm – Dương là hai thuộc tính phổ biến của vạn vật, chế ước nhau bởi 3 nguyên lý: * Âm- Dương đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong Thái cực * Âm –Dương giao cảm là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hóa * Âm –Dương chuyển hoá: Dương tiến thì Âm lùi và ngược lại.Dương cực thì âm sinh, và Âm thịnh thì Dương khởi. Lịch trình biến hoá trong vũ trụ: Thái cực - lưỡng nghi - tứ tượng - bát quái - vạn vật. BÁT QUÁI (QUẺ): Càn – Khôn - Chấn- Tốn - Khảm – Ly - Cấn – Đoài. Mỗi quẻ mang một ý nghĩa khái quát khác nhau về hiện hữu và năng tính của nó. Ví dụ: Càn - Tượng cho Trời, đàn ông, quân tử, cương cường Tư tưởng triết học về Ngũ hành Có quan hệ với việc sùng bái của con người về 5 yếu tố của tự nhiên tồn tại trong mối liên hệ tương sinh và tương khắc qui định tính chất, chủng loại, nguồn gốc vạn vật. Trong đó, Thổ có vị trí trung tâm, nơi tụ, phát, chuyển hoá các yếu tố còn lại Tương sinh (sinh hoá cho nhau): Thổ - Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ Tương khắc (chế ước nhau): Thổ - Thuỷ - Hoả - Kim - Mộc - Thổ Ngũ hành: Thổ là đất; Kim là kim loại; Thuỷ là nước; Mộc là cây; Hoả là lửa. Ngũ sắc: Vàng - Trắng – Đen – Xanh - Đỏ Ngũ tạng: Tỳ- Phế -Thận –Can –Tâm Ngũ sự : Mạo – Ngôn - Thị - Thính - Tư kim mộc thuỷ hoả thổ Ngũ hành tương sinh tương khắc tạo thành vạn vật Giá trị lớn nhất về mặt triết học của tư tưởng Âm Dương –Ngũ hành Đã hướng suy tư về khởi nguyên của vạn hữu, nguyên nhân đầu tiên của vận động, từ đó đưa ra một cái nhìn mang tính biến dịch của vạn hữu trong vũ trụ - cái nhìn khái quát tính biện chứng của vạn hữu. Tuy nhiên, tư tưởng Âm Dương- Ngũ hành chưa đề cập tới sự phát triển, nó mới chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh của sự cân bằng (thống nhất) của vạn vật. Thuyết Âm Dương – Ngũ hành Thời kỳ phôi thai có tính duy vật tự nhiên và biện chứng.Thuyết âm dương và ngũ hành được Trâu Diễn kết hợp làm một vào TK 3- tr.cn. Sau này được các trường phái, các nhà tư tưởng vận dụng khá phổ biến khi đề cập đến lịch sử xã hội. Chẳng hạn như Đổng Trọng Thư với thuyết “Thiên Nhân cảm ứng”, hoặc tư tưởng “phụng mệnh trời” của các triều đại từ Hán về sau. Người sáng lập Nho gia là Khổng tử [551 – 479 tr.cn]. Sau Khổng tử, Nho gia chia làm 8 phái, nhưng quan trọng nhất là 2 phái Mạnh tử [327 – 289 tr.cn] và Tuân tử [313 -238 tr.cn]. Mạnh tử phát triển nho gia theo khuynh hướng duy tâm. Ngược lại, Tuân tử lại phát triển theo khuynh hướng duy vật. Hệ thống kinh điển của Nho giáo gồm ngũ kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân thu) và tứ thư (Trung dung, Đại học, luận ngữ, Mạnh tử), nội dung chủ yếu là viết về xã hội, kinh nghiệm lịch sử, ít bàn luận và viết về giới tự nhiên. Điều này nói lên xu hướng biện luận về đạo đức, về chính trị - xã hội là cốt lõi tư tưởng Nho gia 2. Nho giáo Quan niệm về vũ trụ và giới tự nhiên - Xuất phát từ tư tưởng trong kinh dịch: Vạn vật trong vũ trụ (trời đất) luôn sinh thành, biến hoá không ngừng bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữa hai lực “âm” và “dương” trong thể thống nhất “thái cực” . Cái lực vô hình giữ cho âm – dương, đất - trời “tương thôi, “trung hoà” để cho vạn vật sinh hoá không ngừng ấy Khổng tử gọi là “Đạo”; “Trời” có đạo của trời - “Thiên lý” và dó là cái gốc của thiên hạ. - Vì “Đạo” hay “Thiên lý” là huyền bí, sâu kín, màu nhiệm, lưu hành khắp vũ trụ, qui định sự sống của vạn vật, chi phối mọi sự biến hoá cho hợp lẽ “Trung hoà” mà con người ta không thể cưỡng lại được nên Khổng tử gọi đó là “Thiên mệnh”. Ông cho rằng “Trời” có ý chí là chúa tể, nên hiểu biết “mệnh trời” là điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện Những tư tưởng triết học cơ bản -Khổng tử tin có quỷ thần là do khí thiêng của trời đất tạo thành, nhưng mặt khác ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sông con người. Chính mâu thuấn trong lập trường của không tử trong quan niệm về thiên mệnh xuất phát điểm để sau này Mạnh tử và Tuân tử phát triển theo hai khuynh hướng trái ngược nhau. Tư tưởng về đạo đức - Trong kinh điển Nho gia “Đức” được dùng để chỉ cái gì đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của “Đạo”. Con người là tinh khí của âm – dương, trời - đất sinh thành tuân theo “Thiên lý”, hợp với đạo “Trung hoà”. Đạo sống của con người là phải “Trung dung” - sống đúng với mình, và “Trung thứ” - sống phải với người. Đó chính là “đạo nhân” - đạo làm người. - Đạo của con người phải phù hợp với tính người, do con người lập nên.”Lập đạo của trời, nói âm và dương. Lập đạo của đất, nói nhu và cương. Lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Hiểu thông thường thì “Nhân” là lòng thương người, ”Nghĩa”, tức là dạ thuỷ chung. Đức “nhân” là bản chất của “nghĩa”, còn đức “nghĩa” là biểu hiện của “nhân” Như vậy, “Nhân” là cái gốc của “Đạo nhân”, mọi “Đức” khác của con người đều đó mà biểu hiện ra, riêng trong “Luận ngữ” ta thấy có 43 lần xuất hiện chữ “nhân” với các nghĩa khác nhau, - Tóm lại đức “nhân” trong triết học của Khổng tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống xã hội, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà khổng tử diễn đạt nội dung của nó một cách khác nhau. Ví dụ Nhan uyên hỏi về nhân? Khổng tử đáp: “Sửa mình theo lễ là nhân” Phan trì hỏi về nhân thì Khổng tử giảng giải: “ở nhà thì giữ gìn cho khiêm cung, khi làm việc thì kính cẩn, khi giao tiếp với người thì trung thành”… -Khổng tử tin có quỷ thần là do khí thiêng của trời đất tạo thành, nhưng mặt khác ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sông con người. Chính mâu thuấn trong lập trường của không tử trong quan niệm về thiên mệnh xuất phát điểm để sau này Mạnh tử và Tuân tử phát triển theo hai khuynh hướng trái ngược nhau. Tư tưởng về đạo đức - Trong kinh điển Nho gia “Đức” được dùng để chỉ cái gì đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của “Đạo”. Con người là tinh khí của âm – dương, trời - đất sinh thành tuân theo “Thiên lý”, hợp với đạo “Trung hoà”. Đạo sống của con người là phải “Trung dung” - sống đúng với mình, và “Trung thứ” - sống phải với người. Đó chính là “đạo nhân” - đạo làm người. - Đạo của con người phải phù hợp với tính người, do con người lập nên.”Lập đạo của trời, nói âm và dương. Lập đạo của đất, nói nhu và cương. Lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Hiểu thông thường thì “Nhân” là lòng thương người, ”Nghĩa”, tức là dạ thuỷ chung. Đức “nhân” là bản chất của “nghĩa”, còn đức “nghĩa” là biểu hiện của “nhân” Như vậy, “Nhân” là cái gốc của “Đạo nhân”, mọi “Đức” khác của con người đều đó mà biểu hiện ra, riêng trong “Luận ngữ” ta thấy có 43 lần xuất hiện chữ “nhân” với các nghĩa khác nhau, Tóm lại đức “nhân” trong triết học của Khổng tử có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống xã hội, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà khổng tử diễn đạt nội dung của nó một cách khác nhau. Đức “nhân” là nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học Khổng tử qui định bản tính con người và những mối quan hệ của nó từ trong gia tộc đến xã hội, nó liên quan đến các phạm trù đạo đức, chính trị khác làm nên một hệ thống triết lý chặt chẽ, nhất quán. -Trung thành với nguyên lý đạo đức cơ bản của mình, Khổng tử đã phát triển mở rộng sang lĩnh vực chính trị- xa hội, thể hiện ở nội dung của thuyết “chính danh” và “lễ trị”.- - Khổng tử phân chia quan ghệ xã hội thành năm mối quan hệ lớn (ngũ luân) là vua tôi, cha con, chông vợ, anh em, bầu bạn, trong đó có ba mối quan hệ chính (tam cương) rường cột của xã hội là vua tôi, cha con, chồng vợ. Từ những mối quan hệ trên, khổng tử nêu lên mười một đức lớn: Vua nhân, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chộng nghĩa, vợ thảo, trưởng ân, ấu ngoan, bạn hữu tín. Trong đó có năm đức thường xuyên phải trau dồi (ngũ thường) là: Nhân, nghĩa, lẽ, trí, tín . -Ông cho rằng nguyên nhân khiến xã hội loạn lạc là do “ Danh, Thực” rối loạn, từ đó đưa ra thuyết “chính danh” – chính danh tức là danh phù hợp với thực _với nội dung chính là mỗi người có một địa vị và ứng với nó là một bổn phận trách nhiệm nhất định. Thực hiện đúng bổn phận trách nhiệm thì là có đạo đức, tức là chính danh. Trong xã hội, để đạt được “chính danh” thì “Lễ” có một vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, “lễ” được hiểu như là một “đức” của “đạo nhân”, mặt khác, “lễ” còn được hiểu là những nghi thức, qui phạm, kỷ cương, trật tự, tôn ti trong cuộc sống cộng đồng. Dù cách nào thì “lễ” quan hệ với “nhân” rất mật thiết. “Nhân” là chất, là nội dung, “lễ” là hình thức, là biểu hiện của nhân. Thông qua “lễ mà mọi người, xãhội trở về với “đạo nhân” và trở thành “chính danh”. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. - Tóm lại: Nhân – lễ - chính danh là ba phạm trù có nội dung phong phú, nhưng thống nất với nhau, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội có ảnh hưởng rất lớn mãi về sau không chỉ ở Trung quốc mà cò ở nhiều nước phương Đông trong đó có Việt nam. Tư tưởng về chính trị xã hội 3. Đạo giáo Người sáng lập là Lão tử (lý nhĩ, lão đam) khoảng thế kỷ IV tr.cn, tác phẩm chính là “đạo đức kinh”. Sau là Trang tử (trang chu) 396 – 286 tr.cn phát triển Lão tử với tác phẩm “nam hoa kinh”. Tư tưởng triết học về Đạo Đạo là bản nguyên của vạn vật, tất cả từ đạo mà sinh ra và sau đó trở về với đạo. Đạo là cái huyền diệu không thể nắm bắt nên nó là “Vô”, nhưng vì Đạo sinh ra vạn vật có ttên gọi, có hình thể nên cũng có thể gọi là “Hữu”. Như vậy Đạo gồm cả hai phương diện Hữu và Vô, Vô là thể của đạo, còn Hữu là dụng của đạo. Đạo là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại, đạo còn là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu Có thể nói tư tưởng về đạo đã thể hiện một trình độ tư duy khái quát cao về vấn đề bản nguyên thế giới, và nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể thóng nhất. Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc bình quân phản phục Các mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất, qui định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại cho nhau, trong cái này đã có cái kia (lão ông được ngựa) Tư tưởng chính trị xã hội: Chủ thuyết “vô vi” - thuận theo tự nhiên, thuần phác, không giả tạo không gượng ép trái với bản tính tự nhiên - trạng thái tự nhiên 4. Pháp gia – Hàn phi tử Tư tưởng về pháp luật trước Hàn phi tử Tư tưởng Về “ Hình pháp” xuất hiện từ rất sớm, qua Nho gia ta biết, thời dó người ta áp dụng hai phương pháp cai trị với hai tầng lớp xã hội “đạiphu” và “thứ dân” làm nên một pháp điển danh dự bất tnành văn mà khổng tử gọi là “lễ” và “hình”. Quản trọng (TK IV tr.cn) vốn theo nho gia, nhưng lại là người đầu tiên bàn đến phép trị nước bằng phápluật- coi trọng: luật – hình - lệnh và chính. Luật là để chính danh định phận llàm chom dân không tranh giành. Lệnh là để dân biết việc mà làm. Hình là để trị kẻ làm sai luật và lệnh đã ban hành. Chính là sử cho dân theo đường ngay thẳng, lẽ phải. Luật pháp phải được công bố rõ ràng, thi hành phải giữ lòng tin. Thi tử (tên Cảo 5350 - 270 tr.cn) ảnh hưởng cả tư tưởng “lão gia” và quan đ iểm “mặc gia”. Chủ trương trị nước bằng pháp luật, chú ý các vấn đề “kiểm hình”, “chính danh định phận” và quan hệ giữa danh, pháp, hình “danh là để gọi tên của hình, Hình là để ứng với danh…nên phải có danh để kiểm hình, có hình để định danh, có danh đẻ định việc, việc để kiểm danh…định được danh phận ấy, ắt vạn sự không còn loạn” Tư tưởng về pháp trị được phát triển phong phú thêm bởi ba triết gia thời chiến quôc là Thận đáo, Thân Bất Hại và Thương ưởng, với ba chủ trương về “thê” - “thuật” - “pháp” trong phương pháp trị nước. Hàn phi tử . Tông rhợp ba quan điểm về pháp thế, thuật thành một hệ thống trên nền tảng học thuyết về đạo của lão gia, và học thuyết chính danh của nho giáo. Trong sự tổng hợp Nho, Láo, Pháp đó thì Nho là vật liệu để xây dựng, Pháp là bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của một ngôi nhà độc đáo. Đạo là quy luật phổ biến của tự nhiên vĩnh viễn tồn tại vànkhông thay đổi. Lý là sự biểu hiện cụ thể của đạo trong mỗi sự vật cụ thể lại là bất thường - luôn biến hoá và phát triển. Từ đó ông phản đối lối trị nước theo kiểu dựa vào sự viện dẫn phục cổ bảo thủ cố chấp -Khi lý thay đổi thì phương pháp trị nước, cải cách chế độ xã hội có tính tất yếu là pháp trị, hơn nữa, phải là “biến pháp” - ”phép trị dân không cố định, chỉ dùng pháp luật để trị mà thôi. Pháp luật biến đổi theo với thời đại thì thiên hạ trị. Thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì loạn” Phát huy thuyết “tính ác” của Tuân tử và đưa ra thuyết luân lý cá nhân vị lợi để khẳng định cho tính đúng đắn của tư tưởng pháp trị - “con người sinh ra là có tính ích kỷ, vụ lợi. Thích điều lợi và tìm nó, ghét điều hại và tìm cách tránh nó”. Bởi vậy, nhà nước phải căn cứ vào tâm lý tren để đặt ra pháp luật - trọng thưởng và nghiêm phạt, nếu dùng nhân nghĩa để giáo hoá, dùng tâm ý để phán xét và định việc sẽ thiếu công minh. Nội dung tư tưởng pháp trị của Hàn phi tử khái quát là: Pháp trị là tổng hợp giữa pháp với thế và thuật. Trong đó Pháp là nội dung của chính sách cai trị, Thế và Thuật là phương tiện để thực hiện chính sách cai trị. Cả ba nói trên đều là công cụ của bậc đế vương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptKhái lược lịch sử tư tưởng thiết học.ppt
Tài liệu liên quan