Khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường

Kết quả trắc nghiệm vẽ đồng hồ có thể dự đoán khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân do đó nên sử dụng trắc nghiệm vẽ đồng hồ như một trong các phương pháp để đánh giá nhận thức và khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi từ đó đưa ra kế hoạch hướng dẫn tiêm phù hợp

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 94 (2) - 2015 57 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 KHẢ NĂNG TỰ TIÊM INSULIN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI ðÁI THÁO ðƯỜNG Dương Thị Liên1, Hà Trần Hưng2, Vũ Thị Thanh Huyền2 1Trường trung cấp y tế Vĩnh Phúc, 2Trường ðại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm ñánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân cao tuổi ñái tháo ñường bằng trắc nghiệm vẽ ñồng hồ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân ñái tháo ñường typ 2 từ 60 tuổi trở lên, ñược chẩn ñoán theo tiêu chuẩn của hiệp hội ñái tháo ñường Hoa kỳ (ADA) 2012. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 69,3 ± 6,3, tỷ lệ nam/nữ ≈ 0,7. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,3 ± 5,4. Tỷ lệ bệnh nhân có khả năng tự tiêm tốt, có sai sót nhỏ và tự tiêm kém là 34,4%, 40% và 25,6%. Số bệnh nhân mắc lỗi về không gian và/hoặc lập kế hoạch và tái hoạt ñộng là 34,4% và 1,6%. Có mối liên quan thuận giữa khả năng tiêm insulin của bệnh nhân với khả năng vẽ ñồng hồ và ñiểm MMSE (p < 0,05). Bệnh nhân có thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch, thâm hụt khái niệm khi làm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ có khả năng tự tiêm insulin kém hơn bệnh nhân không có thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch và không có thâm hụt khái niệm (p < 0,05). Tóm lại nên sử dụng trắc nghiệm vẽ ñồng hồ ñể ñánh giá khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân ñái tháo ñường cao tuổi từ ñó ñưa ra kế hoạch hướng dẫn tiêm phù hợp. Từ khóa: ñái tháo ñường, trắc nghiệm vẽ ñồng hồ, MMSE ðịa chỉ liên hệ: Vũ Thị Thanh Huyền, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường ðại học Y Hà Nội Email: vuthanhhuyen11@yahoo.com Ngày nhận: 23/3/2015 Ngày ñược chấp thuận: 31/5/2015 I. ðẶT VẤN ðỀ Bệnh ñái tháo ñường thường gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính dẫn ñến tử vong hoặc tàn phế cho bệnh nhân [1]. Trong ñiều trị ñái tháo ñường, ngoài việc thực hiện chế ñộ ăn, luyện tập thể lực và thuốc viên hạ glucose máu thì tiêm insulin có vai trò quan trọng [1; 2]. Việc khuyến khích khởi trị bằng insulin sớm ñang ngày càng phổ biến nhằm mục ñích kiểm soát ñường huyết hiệu quả, ñặc biệt ñối với ñối tượng ñái tháo ñường cao tuổi [2]. Tỷ lệ mắc bệnh ñái tháo ñường ở người cao tuổi cũng ngày càng tăng [2]. Bên cạnh ñó, tuổi cao lại hay mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Người cao tuổi thường bị suy giảm khả năng nhận thức, tầm nhìn, khả năng nghe và các kỹ năng tinh tế, khiến người cao tuổi bị bệnh ñái tháo ñường gặp khó khăn trong việc tự tiêm insulin một cách an toàn và hiệu quả. ðánh giá khả năng tiêm insulin của bệnh nhân cẩn thận trước khi bắt ñầu ñiều trị sẽ có thể ñưa ra những lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân và gia ñình bệnh nhân [2; 3; 4]. Trắc nghiệm vẽ ñồng hồ ñang ñược sử dụng rộng rãi trên lâm sàng trong những năm gần ñây như một công cụ sàng lọc hiện tượng suy giảm nhận thức giúp cho việc nhận ñịnh khả năng thực hiện các công việc trong cuộc sống của người cao tuổi. Trên thế giới ñã có một số nghiên cứu về giá trị của trắc nghiệm vẽ ñồng hồ trong dự ñoán khả năng tiêm insulin của bệnh nhân ñái tháo ñường [3; 5]. Tại Việt Nam, trắc nghiệm vẽ ñồng hồ cũng ñã ñược sử dụng rộng rãi ñể ñánh giá mức ñộ nhận thức ở bệnh nhân cao tuổi có sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu ñánh giá các khả năng thực hành của và khả năng tiêm insulin bằng trắc nghiệm vẽ ñồng hồ ở bệnh 58 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC nhân ñái tháo ñường cao tuổi ñược. Do vậy, chúng tôi tiến hành ñề tài nhằm ñánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân ñái tháo ñường cao tuổi bằng trắc nghiệm vẽ ñồng hồ. II. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. ðối tượng Bệnh nhân ñái tháo ñường từ 60 tuổi trở lên, khám và ñiều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 2/2014 ñến tháng 10/2014. Tiêu chu(n ch*n b,nh nhân: Bệnh nhân ñược chẩn ñoán ñái tháo ñường theo ADA 2012 [5]: tuổi ≥ 60 tuổi, HbA1C ≥ 7%, ñang ñiều trị bằng thuốc viên, chưa sử dụng insulin, kết quả ño thị lực: ≥ 5/10, khả năng nghe bình thường (ðánh giá bằng “Whisper test”), ñồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chu(n lo1i tr4: ñã dùng insulin trước ñó, có tiền sử tai biến mạch máu não, viêm khớp dạng thấp ñã có biến dạng khớp, bị bệnh Parkinson, không ñồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp Thi5t k5 nghiên c8u: mô tả cắt ngang. C: m<u: chọn cỡ mẫu thuận tiện. Các bi5n s? nghiên c8u: Bệnh nhân nghiên cứu ñược khám và làm bệnh án theo mẫu bệnh án thống nhất gồm thông tin cá nhân: tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, trình ñộ học vấn. Tiền sử bản thân: tiền sử ñái tháo ñường, tăng huyết áp, các loại thuốc ñang sử dụng. Tính chỉ số khối cơ thể (BMI), ño huyết áp. Xét nghiệm glucose máu lúc ñói, ñịnh lượng HbA1C, ñịnh lượng các thành phần lipid máu, microalbumin niệu, ño thị lực, kiểm tra thính lực. ðánh giá nhận thức của bệnh nhân bằng trắc nghiệm ñánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) [6] gồm ñịnh hướng thời gian, ñịnh hướng không gian, khả năng ghi nhớ, chú ý và tính toán, khả năng nhớ lại, gọi tên ñồ vật, nhắc lại câu và làm theo mệnh lệnh, khả năng viết, thực hiện mệnh lệnh 3 giai ñoạn, khả năng vẽ lại hình. Tổng ñiểm: 30 ñiểm, nếu kết quả ≥ 24 ñiểm là bình thường, nếu < 24 ñiểm là nghi ngờ suy giảm nhận thức. Trắc nghiệm vẽ ñồng hồ: hướng dẫn bệnh nhân làm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ theo phương pháp của Manos và Wu [7]. ðề nghị bệnh nhân vẽ ñồng hồ vào thời ñiểm 11 giờ 10 phút. ðánh giá nhận thức qua ñiểm số: từ 8 - 10 ñiểm: nhận thức bình thường, 5 - 7 ñiểm: nghi ngờ suy giảm nhận thức, 0 - 4 ñiểm: suy giảm nhận thức. Nhận xét các lỗi của bản vẽ ñồng hồ: Khó khăn ñồ họa: bản vẽ không chính xác, vụng về. ðáp ứng kích thích ràng buộc: kim phút không chỉ số 2 (bệnh nhân bị thu hút bởi số 10 hoặc 11). Thâm hụt khái niệm: bản vẽ có nhiều sai sót. Thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch: vô tổ chức không gian. Tái hoạt ñộng: vẽ nhiều hơn hai kim ñồng hồ hoặc nhiều hơn 12 số. ðánh giá khả năng tiêm insulin của bệnh nhân: Dụng cụ tiêm mẫu bao gồm: bút tiêm insulin, kim tiêm kích thước 0,25 x 6 mm, hộp vuông rỗng bằng nhựa trong suốt với bề mặt ñể tiêm là cao su, hộp ñựng bông cồn. Hướng dẫn bệnh nhân tiêm insulin gồm 4 bước: + Bước 1: bệnh nhân ñược xem video hướng dẫn sử dụng bút tiêm insulin chuẩn: 2 lần. + Bước 2: giải thích các bước trong video hướng dẫn tiêm. + Bước 3: bệnh nhân tự tập luyện các thao tác tiêm. + Bước 4: bệnh nhân tiêm insulin trên dụng cụ tiêm mẫu. TCNCYH 94 (2) - 2015 59 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 ðánh giá khả năng tiêm insulin của bệnh nhân bằng bảng kiểm tiêm insulin: tốt: 22 - 28 ñiểm, khá: 18 - 21 ñiểm, kém: 0 - 17 ñiểm. 3. Xử lý số liệu Các số liệu ñược xử lý và phân tích trên máy tính có cài ñặt chương trình phần mềm thống kê y học SPSS 16.0. Xác ñịnh các tỷ lệ %, trị số trung bình, ñộ lệch chuẩn. So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ% và kiểm ñịnh tính ñộc lập theo test khi bình phương và so sánh giá trị trung bình của các nhóm theo T - test với mức khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 4. ðạo ñức nghiên cứu Các ñối tượng tham gia vào nghiên cứu ñược giải thích rõ ràng về mục ñích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn ñề nhạy cảm. Các số liệu này chỉ nhằm mục ñích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu ñược ñề xuất sử dụng vào mục ñích nâng cao sức khỏe cho cộng ñồng, không sử dụng cho các mục ñích khác. III. KẾT QUẢ 1. ðặc ñiểm chung của ñối tượng nghiên cứu Qua quá trình sàng lọc từ 327 bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn và loại chúng tôi ñã lựa chọn ñược 61 bệnh nhân ñủ các ñiều kiện cần thiết của nghiên cứu. Trong tổng số 61 bệnh nhân ñược tuyển chọn, tuổi trung bình là 69,3 ± 6,3, nhóm tuổi từ 60 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất 57,4%, nhóm tuổi từ 70 - 79 chiếm 37,7%, nhóm tuổi từ 80 trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,9%. Tỷ lệ nữ cao hơn nam, nữ chiếm 59%, nam chiếm 41%. Tỷ lệ nam/nữ ≈ 0,7. Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,3 ± 5,4. Thời gian mắc bệnh < 5 năm là 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 45,9%, số bệnh nhân có thời gian bị bệnh ≥ 10 năm là 20 bệnh nhân chiếm 32,8%, bệnh nhân có thời gian bị bệnh trên từ 5 - 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất: 13 người chiếm 21,3%. 2. Phân loại khả năng tự tiêm insulin Bảng 1. Tỷ lệ bệnh nhân với các khả năng tự tiêm insulin Khả năng tự tiêm insulin n % Tốt (22 - 28 ñiểm) 21 34,4 Khá (18 - 21 ñiểm) 25 40,0 Kém (0 - 17 ñiểm) 15 25,6 Tổng 61 100 Tỷ lệ bệnh nhân có sai sót nhỏ khi tự tiêm insulin chiếm tỷ lệ cao 40%. Những bệnh nhân có khả năng tự tiêm tương ñối tốt chỉ chiếm 34,4%, 25,6% bệnh nhân có khả năng tự tiêm insulin kém. Kết quả trắc nghiệm vẽ ñồng hồ Phân lo1i các m8c ñiBm trCc nghi,m vE ñFng hF 60 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân với các mức ñiểm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ Khả năng nhận thức n % 8 - 10 ñiểm (bình thường) 39 63,9 5 – 7 ñiểm (nghi ngờ suy giảm nhận thức) 13 21,3 0 – 4 ñiểm (suy giảm nhận thức) 9 14,8 Tổng số 61 100 Bệnh nhân có chức năng nhận thức bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 63,9%, bệnh nhân nghi ngờ suy giảm nhận thức chiếm 21,3%, bệnh nhân có suy giảm nhận thức chiếm 14,8% (9 bệnh nhân). Tỷ lệ bệnh nhân với các lỗi trắc nghiệm vẽ ñồng hồ thường gặp Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân với các lỗi trắc nghiệm vẽ ñồng hồ thường gặp Các lỗi thường gặp n % Khó khăn ñồ họa 5 8,2 ðáp ứng kích thích ràng buộc 3 4,9 Thâm hụt khái niệm 12 19,7 Thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch 21 34,4 Tái hoạt ñộng 1 1,6 Kết quả cho thấy số bệnh nhân mắc lỗi về không gian và/hoặc lập kế hoạch cao nhất: 21 bệnh nhân chiếm 34,4%, số bệnh nhân mắc lỗi về tái hoạt ñộng thấp nhất; 1 bệnh nhân chiếm 1,6%. Mối liên quan giữa khả năng tự tiêm insulin với ñiểm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ Bảng 4. Mối liên quan giữa khả năng tự tiêm insulin và ñiểm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ Mối liên quan n Trắc nghiệm vẽ ñồng hồ p Bình thường Nghi ngờ suy giảm nhận thức Suy giảm nhận thức n1 % n2 % n3 % Khả năng tự tiêm insulin Tốt 21 17 81,0 4 19,0 0 0,0 < 0,05 Khá 25 17 68,0 5 20,0 3 12,0 Kém 15 5 33,3 4 26,7 6 40,0 Tổng 61 39 63,9 13 21,3 9 14,8 TCNCYH 94 (2) - 2015 61 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 Có mối liên quan giữa khả năng tiêm insulin của bệnh nhân với khả năng vẽ ñồng hồ, p < 0,05. Bệnh nhân có kết quả ñiểm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ thấp thì khả năng tiêm insulin kém hơn. Mối liên quan giữa ñiểm MMSE, các loại thâm hụt ñược phát hiện bới trắc nghiệm vẽ ñồng hồ với khả năng tự tiêm insulin Bảng 5. Mối liên quan giữa ñiểm MMSE, các loại thâm hụt ñược phát hiện bới trắc nghiệm vẽ ñồng hồ với khả năng tự tiêm insulin Các yếu tố liên quan n Khả năng tự tiêm insulin p Kém Khá Tốt n1 % n2 % n3 % ðiểm MMSE MMSE < 24 13 10 76,9 3 23,1 0 0 < 0,01 MMSE ≥ 24 48 5 10,4 22 45,8 21 43,8 Thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch Không 38 5 13,2 18 47,4 15 39,5 < 0,05 Có 23 10 43,5 7 30,4 6 26,1 Thâm hụt khái niệm Không 49 8 16,3 21 42,9 20 40,8 < 0,05 Có 12 7 58,3 4 33,3 1 8,3 Sự phân bố ñiểm MMSE chênh lệch khá rõ ở các khả năng tiêm insulin của bệnh nhân, bệnh nhân tiêm tốt 100% có ñiểm MMSE bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bệnh nhân có thâm hụt không gian và/hoặc lập kế hoạch, thâm hụt khái niệm khi làm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ có khả năng tự tiêm insulin kém hơn bệnh nhân không có thâm hụt và không có thâm hụt khái niệm, p < 0,05. IV. BÀN LUẬN Insulin ñược coi là giải pháp kiểm soát ñường huyết tốt nhất cho mọi thời ñiểm của bệnh ñái tháo ñường ñặc biệt là với người cao tuổi với thời gian mắc bệnh nhiều năm và sự suy giảm chức năng của tất cả các cơ quan do quá trình lão hóa. Qua quá trình sàng lọc từ 327 bệnh nhân, chúng tôi ñã lựa chọn ñược 61 bệnh nhân ñủ các ñiều kiện cần thiết của nghiên cứu. Các bệnh nhân ñược lựa chọn có tuổi trung bình là 69,3 ± 6,3 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn so với kết quả của Lee AT và cộng sự nghiên cứu trên 30 bệnh nhân có tuổi trung bình là 77 ± 1 tuổi [3] và cao hơn so với tuổi trung bình trong nghiên cứu của tác giả Keishi Yamauchi [4]. Trong nghiên cứu của tác giả Keishi Yamanchi có 194 bệnh nhân, tuổi thấp nhất 65, bệnh nhân có tuổi nhất là 83 tuổi, tuổi trung bình 62,4 ± 8,4. Sự khác biệt trong lứa tuổi trong các nghiên cứu có thể do sự khác biệt về chủng tộc và quần thể nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam: nữ chiếm 59%, nam chiếm 41%. Kết quả trong nghiên cứu của 62 TCNCYH 94 (2) - 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Keishi Yamauchi [4]: 56% là nam, 44% là nữ và nghiên cứu của Lee AT và cộng sự: nữ chiếm 53%, nam chiếm 49%. Bệnh nhân tự tiêm insulin bằng bút tiêm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có sai sót nhỏ khi tự tiêm insulin chiếm tỷ lệ cao 40%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lee và cộng sự [3] là 37,3%. Nhưng bệnh nhân có kỹ năng tự tiêm tương ñối tốt chiếm tỉ lệ cao hơn trong nghiên cứu của Lee và cộng sự, nghiên cứu của chúng tôi là 34,4% trong khi của nghiên cứu Lee AT là 20%, bệnh nhân có nhiều sai sót khi tiêm trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 25,6%, còn trong nghiên cứu của Lee AT là 43,3%. Trắc nghiệm ñánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) ñược giới thiệu bởi Folstein và cộng sự từ năm 1975 [6; 8]. Bệnh nhân chỉ mất từ 5 - 10 phút ñể hoàn thành trắc nghiệm này nhưng trắc nghiệm có thể ñánh giá ñược nhiều mặt nhận thức của bệnh nhân bao gồm: ñịnh hướng thời gian, ñịnh hướng không gian, ghi nhớ ngắn và dài hạn, chú ý và tính toán. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có ñiểm MMSE bình thường (MMSE ≥ 24) là 48 người chiếm 78,3%, bệnh nhân có ñiểm số nghi ngờ suy giảm nhận thức (MMSE < 24) chiếm tỷ lệ nhỏ 13 người chiếm 21,7%. Kết quả này có khác biệt so với kết quả của Lee AT và cộng sự [3], trong nghiên cứu của Lee AT tác giả lấy mốc ñiểm bình thường là từ 27 ñiểm trở lên, số bệnh nhân này chiếm 20%. Sở dĩ ñề tài của chúng tôi lựa chọn từ 24 ñiểm trở lên là bình thường là do bệnh nhân cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phân bố ñiểm MMSE chênh lệch khá lớn ở các khả năng tiêm insulin của bệnh nhân, bệnh nhân có khả năng tự tiêm insulin tốt thì 100% có ñiểm MMSE bình thường và ñiểm MMSE có liên quan tới khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân (p < 0,01). Kết quả của chúng tôi có khác biệt so với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Lee AT và cộng sự [3], tác giả Lee AT khẳng ñịnh ñiểm số MMSE không có dự ñoán khả năng tự tiêm insulin. Sự khác biệt này có thể do tác giả Lee AT lấy mốc < 27 ñiểm ñể nhận ñịnh khả năng bị suy giảm nhận thức trong khi nghiên cứu của chúng tôi là 24 ñiểm, ñiểm MMSE thấp hơn ñồng nghĩa với việc tiêm insulin có thể gặp nhiều sai sót hơn. Theo kết quả nghiên cứu này, bệnh nhân có trắc nghiệm vẽ ñồng hồ bất thường 36,1% (bệnh nhân nghi ngờ giảm nhận thức chiếm 21,3% và bệnh nhân suy giảm nhận thức chiếm 14,8%). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Lee AT và cộng sự bệnh nhân có kết quả trắc nghiệm vẽ ñồng hồ bất thường chiếm 46,7%[3]. Sự chênh lệnh này có lẽ do tuổi trung bình bệnh nhân cũng như thời gian bị bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Lee AT và cộng sự [3]. Các kết quả ñiểm trắc nghiệm vẽ ñồng hồ của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi năm lỗi như khó khăn ñồ họa, lỗi kích thích ràng buộc, thâm hụt khái niệm, thâm hụt ngân sách không gian và/hoặc kế hoạch, tái hoạt ñộng. Trắc nghiệm vẽ ñồng hồ có mối liên quan chặt chẽ với khả năng tiêm insulin của bệnh nhân với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của Lee AT và cộng sự [3] cũng khẳng ñịnh ñiều này. Như vậy, khi một bệnh nhân có kết quả trắc nghiệm vẽ ñồng hồ bất thường hay trí nhớ, chức năng thị giác không gian, chức năng ñiều hành giảm thì khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân cũng gặp những khó khăn. V. KẾT LUẬN Kết quả trắc nghiệm vẽ ñồng hồ có thể dự ñoán khả năng tự tiêm insulin của bệnh TCNCYH 94 (2) - 2015 63 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2015 nhân do ñó nên sử dụng trắc nghiệm vẽ ñồng hồ như một trong các phương pháp ñể ñánh giá nhận thức và khả năng tự tiêm insulin của bệnh nhân ñái tháo ñường cao tuổi từ ñó ñưa ra kế hoạch hướng dẫn tiêm phù hợp. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban giám ñốc và các phòng ban bệnh viện Lão khoa Trung ương ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. WHO/IDF (2006). Definition and dianogis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia, WHO document production services, Geneva, Switzerland. 2. Canadian Diabetes Association Clini- cal Practice Guidelines Expert Committee (2003). Canadian Diabetes Association 2003 clinical practice guidelines for the prevention and management of diabetes in Canada, Can J Diabetes, 27(2), 106 - S109. 3. Lee AT, Sundberg S, Markham L et al (2005). Value of the Clock Drawing Test to Predict Problems With Insulin Skills in Older Adults, Canadian Journal Of Diabetes. 29(2), 102 - 104. 4. Yamauchi K (2009). Analysis of issues of insulin self-injection in elderly, Nihon Ronen Igakkai Zasshi, 46(6), 537 - 540. 5. American Diabetes Association (2012). Standards of Medical Care in Diabe- tes, Diabetes care, 36. 6. Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR (1975). Minimental state, A practical method for grading the cognitive state of patients for the clinician, J Psychiatr Res. 12, 189 - 198. 7. Manos PJ, Wu R (1994). The ten - point clock test: A quick screen and grading method for cognitive impairment in medical and surgi- cal patients. International Journal of Psychiatry in Medicine, 24(3), 229 - 244. 8. William D, Timothy I (1997). A Guide to the Standardized Mini-Mental State Examina- tion. International Psychogeriatrics Associa- tion, 9, 87 - 94. Summary ABILITY OF INSULIN SELF - INJECTION IN ELDERLY DIABETIC PATIENTS The purpose of this study was to assess the ability to self-inject insulin in elderly diabetes by clock drawing test. A descriptive cross-sectional study included over 60 year - old elderly type 2 diabetes, diagnosed according to ADA criteria 2012. The results showed that the mean age was 69.3 ± 6.3, males/females ≈ 0.7. The average duration of diabetes was 6.3 ± 5.4. The percentage of patients with good, minor error and poor ability of self - injection was 34.4%, 40% and 25.6%. The rates of patients with spatial and/or planning deficit and conceptual deficit were 34.4% and 1.6%, respectively. There was a positive relationship between the ability of insulin self - injection and ability to do clock drawing test and MMSE score (p < 0.05). Patients with spatial and/or planning deficit and conceptual deficit on clock drawing test were less able to perform insulin self - injection than patients without spatial and/or planning deficit and conceptual deficit (p < 0.05). In summary, the clock drawing test should be performed to assess insulin self - injec- tion in elderly diabetic patients in order to guide appropriate insulin injection. Keywords: diabetes, clock drawing test, MMSE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf126_325_1_sm_2181.pdf
Tài liệu liên quan