Đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh

Nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. Kết quả cho thấy 65,7% sản phụ có tuổi thai quá ngày sinh dự đoán. Có 32,6% trường hợp có CTG bất thường, pH máu động mạch rốn là 7,20 ± 0,09, tỷ lệ trẻ nhiễm toan là 6,7%. CTG loại 3, nước ối xanh đặc kết hợp với CTG loại 2 cho phép dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ trên 90%. Trong chuyển dạ, các sản phụ có ối xanh nếu có CTG loại 3, hoặc CTG loại 2 kết hợp với ối xanh đặc cần kết thúc thai kỳ nhanh chóng.

pdf9 trang | Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MONITORING SẢN KHOA, pH MÁU CUỐNG RỐN VÀ KẾT QUẢ KẾT THÚC THAI KỲ Ở CÁC SẢN PHỤ MANG THAI ĐỦ THÁNG CÓ NƯỚC ỐI XANH Hoàng Bảo Nhân1, Nguyễn Vũ Quốc Huy2 1Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Huế 2Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Dược Huế Nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa, pH máu cuống rốn và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. Kết quả cho thấy 65,7% sản phụ có tuổi thai quá ngày sinh dự đoán. Có 32,6% trường hợp có CTG bất thường, pH máu động mạch rốn là 7,20 ± 0,09, tỷ lệ trẻ nhiễm toan là 6,7%. CTG loại 3, nước ối xanh đặc kết hợp với CTG loại 2 cho phép dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ trên 90%. Trong chuyển dạ, các sản phụ có ối xanh nếu có CTG loại 3, hoặc CTG loại 2 kết hợp với ối xanh đặc cần kết thúc thai kỳ nhanh chóng. Từ khoá: Nước ối lẫn phân su, cardiotocography, pH máu dây rốn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ối xanh hay nước ối lẫn phân su là một dấu hiệu thường gặp trong thực hành sản khoa, đối với thai đủ tháng thường là 10 - 20% các trường hợp. Trẻ sơ sinh có nước ối lẫn phân su thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh và tử vong hơn so với những trẻ có nước ối trong. Tống suất phân su trong nước ối là một quá trình tăng nhu động ruột của thai nhi kết hợp với sự co giãn của cơ vòng hậu môn, các quá trình này có thể là sinh lý hoặc cũng có thể là bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tống suất phân su trong nước ối, có thể kể đến như hiện tương tống suất phân su sinh lý khi trực tràng thai nhi đầy tự nhiên, thai đủ tháng, thai nhi bị dị dạng bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc thai nhi thiếu oxy trong tử cung [1]. Tuy nhiên, thai suy là nguyên nhân thường được qui cho khi có dấu hiệu này nên các bác sĩ lâm sàng thường chỉ định can thiệp cho những sản phụ có dấu hiệu nước ối lẫn phân su [2]. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, moni- toring sản khoa, pH máu cuống rốn ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. 2. Đánh giá kết quả kết thúc thai kì ở những sản phụ mang thai đủ tháng có nước ối xanh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng 359 sản phụ mang thai từ 38 - 41 tuần 6 ngày, vào viện tại khoa Phụ sản bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2012, được phát hiện nước ối có màu xanh. 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Sản phụ mang thai từ 38 tuần đến 41 tuần 6 ngày, vào viện từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2012. - Tính được chính xác tuổi thai theo tuần dựa vào ngày đầu kì kinh cuối hoặc kết quả siêu âm thai trong 3 tháng đầu. Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bảo Nhân - Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế. Email: baonhanob@gmail.com Ngày nhận: 14/01/2013 Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 TCNCYH 82 (2) - 2013 29 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC - Ối vỡ non hoặc chuyển dạ có ối vỡ sớm, ối vỡ đúng thời điểm hoặc do tia ối khi có chỉ định mà có nước ối màu xanh. - Đơn thai, ngôi đầu. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Không tính được tuổi thai chính xác theo tuần. - Sản phụ không kịp đo CTG hoặc đo không đủ thời gian qui định. - Trẻ sơ sinh có các dị tật bẩm sinh, thai chết trong tử cung được chẩn đoán xác định trước khi phát hiện nước ối màu xanh. 2. Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: Khám và lập phiếu thông tin bệnh nhân theo mẫu. Các thông tin được thu thập bao gồm: tuổi mẹ, nơi cư trú, số lần mang thai, tuổi thai (được tính theo tuần dựa vào kết quả siêu âm 3 tháng đầu hoặc ngày đầu kỳ kinh cuối cùng), tình trạng ối vỡ. - Nước ối xanh được phát hiện khi ối vỡ, đánh giá bằng mắt thường, được chia thành các nhóm theo tác giả Bashore bao gồm: xanh nhạt, xanh đậm, xanh đặc, vàng xanh [3]. - Tần số cơn co, độ mở cổ tử cung, thời gian chuyển dạ. - CTG được chia làm 3 loại theo cách phân loại của Viện Quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người Hoa Kỳ Balley R.E [4]. Bước 2: Theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, xử trí khi có chỉ định. Sau khi phát hiện nước ối có màu xanh, sản phụ sẽ được chỉ định hồi sức thai, sau đó sản phụ được chỉ định đo lại CTG sau 1 đến 2 giờ. Nếu CTG bình thường thì sản phụ được tiếp tục theo dõi chuyển dạ. Nếu CTG bất thường thì sản phụ được chỉ định mổ lấy thai. Bước 3: Mô tả các can thiệp: sinh thường, sinh thủ thuật, mổ lấy thai. Bước 4: Mô tả các kết quả kết thúc thai kì: chỉ số Apgar, cân nặng, pH máu cuống rốn. 3. Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 17.0. Sử dụng test kiểm định thống kê Mann - Whitney để so sánh trung bình và trung vị của hai nhóm độc lập, test kiểm định thống kê χ2 để so sánh tỷ lệ của hai nhóm độc lập, mức ý nghĩa p < 0,05. Sử dụng mô hình dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ sơ sinh bằng thuật toán hồi qui logistic (thông số - 2 log - likelihood (- 2LL)), mức ý nghĩa p < 0,05. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y Dược Huế xét duyệt và cho phép tiến hành nghiên cứu vào tháng 2 năm 2011. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung Tuổi mẹ trung bình trong nhóm nghiên cứu là 30,6 ± 6,5 tuổi, số lần mang thai trung bình là 2,3 ± 1,1lần, và tuổi thai trung bình là 40,0 ± 1,5 tuần. Sử dụng kiểm định Kruskal - Wallis H cho thấy rằng ở các nhóm có màu sắc nước ối khác nhau thì khác nhau từng đôi một về tuổi mẹ, số lần mang thai và tuổi thai với mức ý nghĩa p < 0,05. 2. Tỷ lệ các màu ối khác nhau Nước ối xanh nhạt và xanh đặc là hai nhóm thường gặp nhất, chiếm 35,7% và 33,1% (biểu đồ 1). 30 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 35,7% 19,8% 33,1% 11,4% Xanh nhạt Xanh đậm Xanh đặc Vàng xanh Biểu đồ 1. Tỷ lệ các màu ối khác nhau 3. Đặc điểm khi ối vỡ Tần số cơn co tử cung trung bình là 3,2 ± 0,8 cơn co/10 phút, nhiều nhất là nhóm sản phụ có nước ối màu xanh nhạt 3,3 ± 0,9 cơn co/10 phút, ít nhất là nhóm có nước ối màu xanh đậm, 3,0 ± 0,7 cơn co/10 phút. Độ mở cổ tử cung là 3,8 ± 2,1 cm, cao nhất là nhóm có nước ối màu vàng xanh 4,8 ± 2,7 cm, thấp nhất là nhóm có nước ối màu xanh đậm 3,2 ± 1,8 cm. 69,4% sản phụ chuyển dạ vào giai đoạn tích cực. 4. Đặc điểm đường biểu diễn tim thai Bảng 1. Phân loại CTG Màu sắc nước ối n CTG Phân loại NICHD Bình thường (%) Bất thường (%) Loại 1 (%) Loại 2 (%) Loại 3 (%) Xanh nhạt 128 82,0 18,0 82,0 15,6 2,4 Xanh đậm 71 74,6 25,4 74,6 22,5 2,9 Xanh đặc 119 41,2 58,8 41,2 48,7 10,1 Vàng xanh 41 85,4 14,6 85,4 14,6 0,0 Mẫu nghiên cứu 359 67,4 32,6 67,4 27,9 4,7 Có 32,6% số trường hợp có CTG bất thường, trong đó cao nhất là nhóm có nước ối màu xanh đặc 58,8%. CTG loại 1 là loại thường gặp nhất. 5. Kết quả kết thúc thai kì 5.1. Phương pháp kết thúc thai kì Có 52,4% sản phụ trong mẫu nghiên cứu được chỉ định mổ lấy thai, 44,6% được kết thúc thai TCNCYH 82 (2) - 2013 31 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC kì bằng phương pháp đẻ thường, và chỉ có 3% được chỉ định can thiệp thủ thuật forceps hoặc giác hút, trong đó nhóm sản phụ có nước ối xanh đặc được chỉ định mổ lấy thai với tỷ lệ 77,3%, cao nhất. 5.2. Cân nặng lúc sinh Những trẻ sơ sinh có nước ối xanh có trọng lượng lúc sinh trung bình là 2811,1 ± 389,6 gam. Cao nhất là nhóm có ối vàng xanh 3009,8 ± 245,8 gam, thấp nhất là nhóm có ối xanh đậm 2719,7 ± 387,9 gam. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong nhóm nghiên cứu là 28,1%, nhóm có ối xanh đậm có tỷ lệ này cao nhất, 46,5%. 5.3. Chỉ số Apgar thời điểm 1 phút và 5 phút Bảng 2. Chỉ số Apgar ở trẻ có ối xanh Màu sắc nước ối n Chỉ số Apgar 1 phút Chỉ số Apgar 5 phút < 7 điểm ≥ 7 điểm < 7 điểm ≥ 7 điểm Xanh nhạt 128 5,5 94,5 5,5 94,5 Xanh đậm 71 9,9 90,1 7,0 93,0 Xanh đặc 119 16,0 84,0 16,8 83,2 Vàng xanh 41 12,2 87,8 0,0 100 Mẫu nghiên cứu 359 10,6 89,4 8,9 91,1 Nhóm trẻ có nước ối xanh đặc có tỷ lệ trẻ có IA bất thường cao nhất, 16% thời điểm 1 phút và 16,8% thời điểm 5 phút. 5.4. pH máu cuống rốn Bảng 3. Xét nghiệm pH máu cuống rốn Màu sắc nước ối n Giá trị pH máu Định tính pH máu Nhiễm toan Bình thường Xanh nhạt 128 7,21 ± 0,09 3,9 96,1 Xanh đậm 71 7,21 ± 0,09 5,6 94,4 Xanh đặc 119 7,16 ± 0,09 11,8 88,2 Vàng xanh 41 7,24 ± 0,08 2,4 97,6 Mẫu nghiên cứu 359 7,20 ± 0,09 6,7 93,3 Nhóm trẻ có nước ối xanh đặc có giá trị pH máu dây rốn trung bình thấp nhất, 7,16 ± 0,09. Tỷ lệ nhiễm toan của nhóm này cũng cao nhất, 11,8%. 32 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 6. Một số yếu tố liên quan đến pH máu cuống rốn Bảng 4. Một số yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm toan của trẻ Yếu tố Nhiễm toan Bình thường Giá trị pH máu So sánh các nhóm Thai quá ngày Có 16 220 7,20 ± 0,09 p = 0,31 Không 8 115 7,19 ± 0,09 Kiểm định sự liên quan χ2 = 0,01, p = 0,92 OVN - OVS Có 18 231 7,20 ± 0,09 p = 0,14 Không 6 104 7,19 ± 0,09 Kiểm định sự liên quan χ2 = 0,39, p = 0,54 Mổ lấy thai Có 21 167 7,16 ± 0,10 p < 0,001 Không 3 168 7,24 ± 0,07 Kiểm định sự liên quan χ2 = 12,73, p < 0,001 Giai đoạn chuyển dạ Tích cực 13 236 7,21 ± 0,09 p = 0,004 Tiềm tàng 11 99 7,18 ± 0,10 Kiểm định sự liên quan χ2 = 2,79, p = 0,095 Nhẹ cân Có 10 91 7,17 ± 0,10 p < 0,001 Không 14 244 7,21 ± 0,09 Kiểm định sự liên quan χ2 = 2,33, p = 0,127 Trong các yếu tố được nêu thì mổ lấy thai, giai đoạn chuyển dạ và trẻ nhẹ cân có liên quan với pH máu dây rốn. 7. Một số mô hình dự báo tình trạng nhiễm toan ở trẻ sơ sinh có nước ối xanh Bảng 5. Một số mô hình dự báo tình trạng nhiễm toan ở trẻ sơ sinh TT Mô hình dự báo - 2LL Độ chính xác (%) p 1 CTG loại 3 + Ối xanh 106,19 96,4 < 0,001 2 CTG loại 2 + Ối xanh đặc 167,79 93,3 0,015 3 CTG loại 2 + Ối xanh đặc + nhẹ cân 166,04 93,3 0,011 4 CTG loại 2 + Ối xanh nhạt Không có ý nghĩa 0,214 5 CTG loại 2 + Ối xanh nhạt + nhẹ cân Không có ý nghĩa 0,171 6 CTG loại 2 + Ối xanh đậm Không có ý nghĩa 0,871 7 CTG loại 2 + Ối xanh đậm + nhẹ cân Không có ý nghĩa 0,389 TCNCYH 82 (2) - 2013 33 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Chỉ có 3 mô hình số 1; 2 và 3 là có ý nghĩa tiên lượng tình trạng nhiễm toan của trẻ sơ sinh có nước ối xanh. IV. BÀN LUẬN Nhóm sản phụ có nước ối xanh hay lẫn phân su có độ tuổi trung bình là 30,6 ± 6,5 tuổi. Nghiên cứu bệnh chứng ở Iran đã ghi nhận tuổi mẹ trung bình là 34,23 ± 4,29 tuổi, các tác giả này không ghi nhận đây là một yếu tố nguy cơ [5]. Một nghiên cứu khác trên 499.096 sản phụ mang thai có nước ối lẫn phân su đã đề cập đến nhiều yếu tố nguy cơ nhưng cũng không có tuổi mẹ [6]. Số lần mang thai trong nhóm nghiên cứu là 2,3 ± 1,1 lần. Mang thai nhiều lần là một yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong cho thai nhi cũng như sản phụ. Nghiên cứu của Xu H. và cộng sự ghi nhận tỷ lệ sản phụ mang thai con so trong nhóm có nước ối lẫn phân su là 56,1% [7]. Tuy nhiên, Naveen S. và cộng sự nghiên cứu trên 1009 sản phụ có nước ối lẫn phân su thì tỷ lệ con so chỉ chiếm 45,3% [8]. Tuổi thai trung bình của nhóm nghiên cứu là 40,0 ± 1,5 tuần. Kumari R. nghiên cứu trên 75 sản phụ có nước ối lẫn phân su trong chuyển dạ đã cho kết quả tuổi thai trung bình là 40,53 ± 1,48 tuần (95% CI: 40,19 - 40,80) [9], một nghiên cứu khác ở Ấn Độ ghi nhận tuổi thai trung bình là 39,06 ± 1,23 tuần [8]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tống suất phân su vào trong nước ối nhưng sự trưởng thành của hệ tiêu hóa là nguyên nhân được nhiều tác giả công nhận nhất. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy đây là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này [1]. Theo biểu đồ 1, nước ối màu xanh nhạt chiếm tỉ lệ cao nhất, 35,7%; nhóm có nước ối xanh đặc là 33,1%. Các tác giả khác khi nghiên cứu các thai kì có nước ối lẫn phân su thì không phân nhóm như chúng tôi mà chia nhóm theo tính chất phân su trong nước ối, bao gồm loãng, trung bình và loại đặc phân su trong nước ối, hoặc phân làm 3 mức độ I, II và III [9], hoặc chỉ phân làm hai nhóm là phân su đặc và loãng [8]. Nhóm sản phụ có nước ối xanh có tần số cơn co tử cung trung bình là 3,2 ± 0,8 cơn co/10 phút. Cơn co tử cung là động lực chính của cuộc chuyển dạ, nhưng cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là những thai nhi suy mạn tính [10]. 69,4% các sản phụ được phát hiện nước ối có màu xanh khi chuyển dạ ở giai đoạn tích cực, giai đoạn này thường có cơn co tử cung mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ tim thai bất thường là 32,6%. Nhiều nghiên cứu đều ghi nhận tỷ lệ CTG bất thường cao ở nhóm sản phụ có nước ối lẫn phân su. Nghiên cứu của Naveen S. tại Ấn Độ năm 2006 ghi nhận tỷ lệ CTG bất thường là 27%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có ối trong [8]. Balchin I. và cộng sự ghi nhận tỷ lệ các trường hợp nước ối lẫn phân su có CTG bất thường cao hơn so với nhóm chứng 2,22 lần (95% CI: 2,17 - 2,27) [6]. Có sự khác nhau về tỷ lệ các loại CTG giữa các nhóm có màu sắc nước ối khác nhau. CTG loại 1 là loại thường gặp nhất, chiếm 67,4%. CTG loại 3 chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm có nước ối xanh đặc (10,1%). Phân CTG làm 3 loại đã được phát triển và áp dụng đầu tiên năm 1997 bởi Simpson K.R [11], sau đó được khuyến cáo áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh chứng tại Ấn Độ cũng đã ghi nhận kết quả tương tự như chúng tôi, CTG loại 1 chiếm 63%, loại 2 chiếm 25% và loại 3 34 TCNCYH 82 (2) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC chiếm 12% [12]. Tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm sản phụ có nước ối xanh là 52,4%, tỷ lệ này cao nhất trong nhóm có ối xanh đặc, chiếm 77,3%. Nước ối xanh thường được coi là một triệu chứng của thai suy, nên các nhà sản khoa thường chỉ định mổ lấy thai [12]. Một số tác giả lại chỉ định mổ lấy thai ở những thai phụ có nước ối lẫn phân su để dự phòng HCHPS. Nghiên cứu của Balchin I. và cộng sự ghi nhận tỷ lệ mổ lấy thai trong nhóm ối xanh cao hơn sơ với nhóm ối trong 1,40 lần (95% CI: 1,36 - 1,44, p < 0,001) [6]. Nhóm trẻ sơ sinh có nước ối xanh có trọng lượng lúc sinh là 2811,1 ± 389,6 gam, thấp nhất là nhóm có nước ối màu xanh đậm, 2719,7 ± 387,9 gam. Krzyscin M. và cộng sự đã ghi nhận trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình là 3527 ± 581,4 gam [13], cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu này được tiến hành tại Poznan, Ba Lan, nên trọng lượng trẻ sơ sinh cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là điều dễ hiểu. Tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong nhóm nghiên cứu là 28,1%, cao nhất là trong nhóm có nước ối màu xanh đậm, 46,5%. Một nghiên cứu tại Ấn Độ trên 1009 trẻ có nước ối lẫn phân su đã ghi nhận thai nhẹ cân so với tuổi thai là một yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nước ối lẫn phân su [8]. Trẻ sơ sinh có nước ối xanh có IA dưới 7 điểm tại thời điểm 1 phút và 5 phút lần lượt là 10,6% và 8,9%. Trong đó, nhóm trẻ có nước ối xanh đặc có tỷ lệ IA thấp tại hai thời điểm này đều cao hơn so với các nhóm còn lại, lần lượt là 16,0% và 16,8%. Nghiên cứu của Duhan N. và cộng sự đã ghi nhận có 16/100 trẻ sơ sinh trong nhóm này có IA thời điểm 1 phút dưới 7 [12]. Một nghiên cứu khác của Kumari R. và cộng sự ghi nhận có 13/75 (17,3%) số trẻ sơ sinh có nước ối xanh có IA thời điểm 1 phút dưới 7, tỷ lệ này cao nhất ở nhóm có phân su mức độ III trong nước ối (46,2%) [9]. pH máu cuống rốn trung bình của những trẻ sơ sinh có nước ối màu xanh là 7,20 ± 0,09.Tỷ lệ nhiễm toan của những trẻ này là 6,7%. Xét nghiệm pH và khí máu động mạch rốn là xét nghiệm có giá trị quyết định trong việc đánh giá tình trạng cân bằng toan kiềm của trẻ sơ sinh, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán tình trạng ngạt của trẻ [14]. Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh có pH máu động mạch rốn dưới 7 ở nhóm có nước ối xanh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có nước ối trong, và sự khác biệt này cũng khác nhau ở các nhóm tuổi thai khác nhau, từ 37 đến 40 tuần thì OR = 3,24 (95% CI: 1 - 10), còn ở tuổi thai 41 đến 43 tuần thì OR = 3,3 (95%CI: 1,3 - 8,3) [15]. Bảng 4 phân tích một số yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm toan của trẻ sơ sinh có nước ối xanh trong chuyển dạ thì chỉ có mổ lấy thai có liên quan với tình trạng. Mổ lấy thai là can thiệp thường được chỉ định khi có dấu hiệu bất thường nên những trẻ này bao giờ cũng được ghi nhận nặng hơn so với những trẻ sinh đường âm đạo. Nhóm ối màu vàng xanh chỉ ghi nhận 1 trường hợp nhiễm toan sau khi kết thúc thai kì nên chúng tôi không đề cập đến nhóm này trong mô hình dự báo. CTG loại 1 được coi là bình thường, nó có thể giúp loại trừ tình trạng nhiễm toan, nên trong mô hình chúng tôi chỉ đề cập đến CTG loại 2 và loại 3. Kết hợp 3 yếu tố là màu sắc nước ối, CTG và tình trạng nhẹ cân của trẻ, chúng tôi có 7 mô hình dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ như ở bảng 5. Trong đó, chỉ có 3 mô hình số 1, 2, 3 có ý nghĩa dự báo, còn các mô hình còn lại không có ý nghĩa với p < 0,05. TCNCYH 82 (2) - 2013 35 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC V. KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng, monitoring sản khoa và pH máu cuống rốn Sản phụ có ối xanh có tuổi thai quá ngày sinh dự đoán: 65,7%. Nước ối xanh nhạt và xanh đặc là hai nhóm thường gặp nhất, chiếm 35,7% và 33,1%. Các cuộc chuyển dạ ở giai đoạn tích cực: 69,4% Tỷ lệ các trường hợp có đường biểu diễn tim thai bất thường cao: 32,6%. pH máu động mạch rốn trung bình: 7,20 ± 0,09. Tỷ lệ trẻ nhiễm toan: 6,7%. Kết quả kết thúc thai kì Các thai kì đủ tháng có ối xanh thường được chỉ định mổ lấy thai: 52,4%, cao nhất là nhóm có ối xanh đặc: 77,3%. Can thiệp này có liên quan với tình trạng nhiễm toan của trẻ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân là 28,1%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar dưới 7 tại thời điểm 1 phút và 5 phút lần lượt là 10,6% và 8,9%. CTG loại 3 trong nhóm thai kì đủ tháng có nước ối xanh, nước ối xanh đặc kết hợp với hình ảnh CTG loại 2 cho phép dự báo tình trạng nhiễm toan của trẻ trên 90%. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn khoa Phụ sản và khoa Hóa sinh, bệnh viện Trung ương Huế cũng như các thai phụ trong nhóm nghiên cứu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Poggi S.H., Ghidini A (2009). Patho- physiology of meconium passage into the am- niotic fluid, Early Human Development, 85 (10), 607 - 610. 2. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược Huế (2007). Suy thai, Sản phụ khoa, nhà xuất bản Y học, 2, 446 - 456. 3. Bashore R.A., Staisch K.J. (2007). Fe- tal Surveillance During Labor, Essentials of Obstetrics and Gynecology, Fourth Edition, 136 - 145. 4. Balley R.E. (2009). Intrapartum Fetal Monitoring, American Family Physician, 80 (12), 1388 - 1396. 5. Nayeri F., Shariat M., Dalili H., et al (2011). Perinatal risk factors for neonatal as- phyxia in Vali-e-Asr hospital, Tehran-Iran, Iran J Reprod Med, 10(2), 137 - 140. 6. Balchin I., Whittaker J.C., Lamont R.F., Steer P.J.(2011). Maternal and Fetal Characteristics Associated With Meconium- Stained Amniotic Fluid, Obstet & Gynecol, 117 (4), 828 - 835. 7. Xu H., Calvet M., Wei S., Luo Z.C., Fra- ser W.D.(2009). Risk Factors for Early and Late Onset of Respiratory Symptoms in Ba- bies Born through Meconium, Am J Perinatol, 27(4), 271 - 278. 8. Naveen S., Kumar S.V., Ritu S., Ku- shla P.(2006). Predictors of meconium stained amniotic fluid: a possible strategy to reduce neonatal morbidity and mortality, J Obstet Gy- necol India, 56(6), 514 - 517. 9. Kumari R., Srichand P., Devrajani B.R., et al (2012). Foetal outcome in patients with Meconium Stained Liquor, J Pak Med Assoc, 62(5), 474 - 476. 10. Trần Thị Lợi (2007). Suy thai trường diễn, Sản phụ khoa, NXB Y học, 1, 400 - 415. 11. Simpson K.R (2010). NICHD Defini- ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_monitoring_san_khoa_ph_mau_cuong_ron_va_ke.pdf
Tài liệu liên quan