Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra
kết luận sau:
- Đã xác định được vấn đề khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản gồm hai nội dung chính là
khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy
sản và khai thác hợp lý về cường lực.
- Nội dung thứ nhất, cần làm rõ khai thác
hợp lý về tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản,
về tỷ lệ sản lượng giữa các loài, về độ tuổi,
kích thước các loài thủy sản; đảm bảo hợp lý
về thời gian và không gian khai thác nguồn lợi
thủy sản.
- Nội dung thứ hai, khai thác hợp lý về các
khía cạnh sử dụng tổng giá trị cường lực, mật
độ tàu thuyền hay ngư cụ, chủng loại và cấu
trúc ngư cụ.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu xây dựng nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG KHAI THÁC HỢP LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN
RESULTS OF THE STUDY ON REASONABLE EXPLOITATION
OF FISHERY RESOURCES
Phan Trọng Huyến1, Vũ Kế Nghiệp2, Nguyễn Thị Hoa Hồng3
Ngày nhận bài: 12/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 02/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Bài báo nhằm làm rõ nội hàm của vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, nơi đang chịu
áp lực khai thác quá mức mà hệ lụy là các hệ sinh thái bị hủy hoại, nguồn lợi đang có xu hướng cạn kiệt dần.
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp sự khảo sát thực tế hoạt động khai thác tại vùng biển
ven bờ Việt Nam, bài báo đã đưa ra được nội dung chính của vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là:
Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy sản; Khai thác hợp lý về cường lực.
Trong đó:
Nội dung thứ nhất, cần làm rõ khai thác hợp lý về tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản; về tỷ lệ sản lượng
giữa các loài; về độ tuổi, kích thước các loài thuỷ sản; đảm bảo hợp lý về thời gian và không gian khai thác
nguồn lợi thủy sản.
Nội dung thứ hai, cần phải hợp lý về sử dụng tổng giá trị cường lực; về mật độ tàu thuyền hay ngư cụ;
về chủng loại và cấu trúc ngư cụ.
Từ khoá: khai thác hợp lý, nguồn lợi thủy sản, sản lượng, cường lực
ABSTRACT
This article clarifi es the notion regarding the exploitation of fi shery resources in coastal waters where
overfi shing is exhausting the resources and causing various damages on the ecosystem.
Based on the examination of documented data (documentary research methods) and fi eldtrip surveys on
fi shing activities in coastal waters of Vietnam, the article makes two suggestions for reasonable exploitation
of fi shery resources: (1) reasonable exploitation of production of fi shery resources; and (2) reasonable
exploitation of the fi shing effort.
In which:
The fi rst suggestion focuses on clarifying the reasonable exploitation of the total production of fi shery
resources; the output ratios among the species; the ages and sizes of species; the assurance of reasonable time
and space of exploitation.
The second suggestion focuses on appropriate utilization of the total value of fi shing effort; the density of
fi shing boats or gears; and the type and structure of fi shing gears.
Keywords: reasonable exploitation, fi shery resources, production, fi shing effort
1, 2 Trường Đại học Nha Trang
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển ven bờ Việt Nam được giới hạn
bởi bờ biển và tuyến bờ [4]. Vùng biển ven bờ
Việt Nam là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái
như san hô, cỏ biển, rong biển là những bãi
đẻ, chỗ ẩn nấp, cư trú, kiếm mồi của các loài
hải sản. Vì vậy, vùng biển ven bờ không những
là nơi có nguồn lợi phong phú về trữ lượng,
đa dạng về chủng loài phục vụ cho nghề khai
thác thủy sản ven bờ mà còn là nơi cung cấp,
bổ sung nguồn lợi cho vùng lộng và vùng khơi.
Cũng chính vì đặc điểm này mà số đông tàu
thuyền (chủ yếu là tàu thuyền nhỏ) đã và đang
tập trung khai thác trong vùng biển ven bờ.
Do vậy, dẫn tới một hệ lụy là các ngư trường
truyền thống ven bờ đã bị khai thác quá mức,
các hệ sinh thái, môi trường sống của nhiều
loài thủy sản đang bị suy thoái, nguồn lợi của
vùng biển ven bờ đang trên đà cạn kiệt, nhiều
loài hải sản quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt
chủng,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy
giảm nguồn lợi trong vùng biển ven bờ thì có rất
nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do sự hoạt động
khai thác bất hợp lý. Vậy khai thác hợp lý là
gì? Nội dung cụ thể như thế nào?... Là những
câu hỏi mà lời giải cần được hiểu cho đúng.
Bởi lẽ, nếu hiểu đúng nội hàm của cụm từ khai
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản thì chúng ta mới
tìm giải pháp điều chỉnh hoạt động khai thác
để khắc phục tình trạng khai thác chưa hợp lý.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà
quản lý nghề cá địa phương có cơ sở khoa học
để đưa ra những quyết sách phù hợp hướng
tới phát triển nghề cá ven bờ bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn tài liệu khác nhau (sách chuyên
khảo, giáo trình, tạp chí khoa học chuyên
ngành thủy sản, internet, các cơ quan ban,
ngành của địa phương) và hoạt động khai
thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ
Việt Nam, trên cơ sở đó tìm xem các thông số
về cường lực và sản lượng khai thác, mùa vụ
khai thác, loài khai thác được sử dụng như
thế nào là hợp lý.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông
tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác
nhau (sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí
khoa học chuyên ngành thủy sản, internet,)
để phân tích xác định cơ sở lý thuyết về khai
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.
- Phương pháp nghiên cứu phi thực
nghiệm: Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt
động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ,
tiến hành phân tích, đánh giá để xây dựng cơ
sở thực tiễn cho nội dung chính về khai thác
hợp lý nguồn lợi thủy sản.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Các khái niệm
Trước khi nghiên cứu về nội dung khai
thác hợp lý chúng ta hãy điểm qua các khái
niệm liên quan như sau [5]:
- Trữ lượng là tổng khối lượng của một
loài hoặc nhiều loài ở một khu vực nào đó cần
xác định.
- Khả năng khai thác khối lượng hoặc số
cá thể (sản lượng) của một loài hoặc nhiều loài
có thể khai thác được từ trữ lượng đã được
xác định.
- Sản lượng khai thác sinh học cho phép là
biên độ sản lượng cho phép khai thác đối với
một số loài hoặc nhóm loài trên cơ sở sinh học.
- Sản lượng khai thác bền vững tối đa là
sản lượng trung bình lớn nhất có thể khai thác
bền vững không gây ảnh hưởng đến nguồn lợi.
- Sản lượng kinh tế tối đa là tổng lợi nhuận
có thể thu nhận được từ sản lượng khai thác.
- Sản lượng tối ưu là mức sản lượng đạt
được lợi nhuận lớn nhất, bao gồm cả những xem
xét về các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh học.
- Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản là
khai thác một phần nguồn lợi sẵn có, sao cho
phần còn lại trong chu trình một năm có thể
sinh sản và khôi phục lại đàn như trạng thái
ban đầu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27
- Khai thác hợp lý được hiểu là ta sử dụng
quy mô ngư cụ phù hợp để khai thác một sản
lượng hoặc trọng lượng hợp lý mà không làm
ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản, sinh trưởng
và bổ sung trong tương lai [7].
Từ những khái niệm trên đây cho thấy, để
khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, cần giải
quyết hai nội dung chính như sau:
+ Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi
thủy sản;
+ Khai thác hợp lý về mặt sử dụng cường lực.
2. Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi
thủy sản
Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi
thủy sản được hiểu là khai thác một sản lượng
bao nhiêu và thành phần sản lượng đó như thế
nào thì phù hợp với đặc điểm ngư trường và
nguồn lợi của vùng biển đó. Để làm rõ điều này
có thể phân tích trên các khía cạnh như sau:
2.1. Khai thác hợp lý về tổng sản lượng nguồn
lợi thủy sản
Trước hết là phải hiểu khai thác một tổng
sản lượng nguồn lợi thủy sản bao nhiêu là hợp
lý? Điều đó có nghĩa là trong một thủy vực nhất
định nếu ta khai thác một sản lượng trong từng
năm vừa đạt mức “sản lượng được phép
khai thác” hay gọi là “sản lượng bền vững
tối đa“ thì tổng sản lượng khai thác hàng năm
như vậy được coi là hợp lý.
Nghĩa là ta khai thác một tổng sản lượng
nguồn lợi thủy sản bao nhiêu để sau một chu
trình thời gian (chẳng hạn chu trình thời gian
là 1 năm) thì phần nguồn lợi thủy sản còn lại
đủ khả năng sinh sản phục hồi, tái tạo bù đắp
phần nguồn lợi đã bị mất đi do khai thác.
Quy hoạch phát triển thủy sản Việt Nam
đến năm 2020 [6] xác định tổng sản lượng
nguồn lợi thủy sản khai thác hợp lý của biển
Việt Nam sẽ là 2,2 triệu tấn/năm. Như vậy, với
toàn vùng biển Việt Nam, nếu đến năm 2020
ta chỉ khai thác ở mức 2,2 triệu tấn là hợp lý về
tổng sản lượng nguồn lợi. Phần còn lại sẽ đủ
khả năng sinh sản, tái tạo ra số lượng nguồn
lợi để bù đắp phần đã bị khai thác. Nhờ vậy
sang năm tiếp theo nguồn lợi trên toàn vùng
biển Việt Nam sẽ được hồi phục trở lại trạng
thái ban đầu.
2.2. Khai thác hợp lý về tỷ lệ sản lượng giữa
các loài
Khai thác hợp lý về tỷ lệ sản lượng giữa
các loài được hiểu là phải khai thác sản lượng
theo loài sao cho trong thủy vực nhất định tỷ lệ
giữa các loài phải luôn luôn ổn định nhằm đảm
bảo tính đa dạng sinh học loài. Trong cùng
thủy vực, các loài thủy sản cùng sống và tồn
tại theo một tỷ lệ nhất định, có tác dụng tương
hỗ lẫn nhau. Nếu một loài nào đó bị khai thác
quá mức, không có khả năng phục hồi thì sẽ
phá vỡ cân bằng sự đa dạng sinh học giữa các
loài và có thể dẫn đến hậu quả là nguồn lợi
trong thủy vực đó phát triển không bền vững.
Nói cách khác, nếu như chỉ đánh bắt một
đối tượng nào đó là loài cá có giá trị kinh tế để
được lợi nhuận cao thì việc khai thác sẽ tập
trung vào một vài nghề nhất định quá mức cần
thiết cũng dẫn đến phá hoại nguồn lợi. Lý do
đơn giản của việc làm này là ở chỗ khi ta chỉ
đánh bắt một loài hải sản nào đó mà không
đánh bắt những loài khác thì những loài bị khai
thác quá mức đó sẽ mất khả năng sinh sản để
phục hồi nguồn lợi. Trong khi đó những loài
không bị khai thác hoặc khai thác ít thì sẽ phát
triển mạnh. Việc làm này sẽ dẫn đến mất cần
bằng giữa các loài cùng sống trong một thủy
vực. Việc khai thác với thành phần sản phẩm
như vậy sẽ là khai thác bất hợp lý.
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn
lợi thủy sản được hiểu là không tập trung khai
thác chỉ nhằm vào một số loài hải sản nhất
định như chỉ khai thác một số loài hải sản có
giá trị kinh tế cao, các loại đặc sản Khi đó
những loài hải sản này sẽ có nguy cơ mất khả
năng phục hồi số lượng và có nguy cơ dẫn đến
tuyệt chủng.
Mục đích của việc khai thác tổng sản lượng
nguồn lợi theo một tỷ lệ hợp lý giữa các loài hải
sản có mặt trong thủy vực nhằm đảm bảo cân
bằng tính đa dạng sinh học nghề cá, đảm bảo
các loài hải sản song song cùng tồn tại.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Theo đó, Quy hoạch tổng thể phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2020 [6], trong
tổng sản lượng 2,2 triệu tấn/năm không chỉ tập
trung vào một loài nào đó mà phải đảm bảo
tính hợp lý về thành phần giữa các loài thì cần
phân bổ theo tỷ lệ sau:
- Sản lượng cá: 2.000.000 tấn (chiếm 83,3%);
- Sản lượng mực: 200.000 tấn (chiếm 8,3%);
- Sản lượng tôm biển: 50.000 tấn (chiếm 2,1%);
- Sản lượng các loài hải sản khác: 150.000
tấn (chiếm 6,3%).
2.3. Khai thác hợp lý sản lượng về độ tuổi, kích
thước các loài thủy sản
Các loài thủy sản muốn tồn tại và phát triển
thì chúng phải làm nhiệm vụ sinh sản phục hồi
số lượng cá thể bị mất đi do bệnh tật hoặc do
khai thác. Mỗi loài thủy sản có độ tuổi có khả
năng sinh sản tương ứng với kích thước nhất
định. Vì vậy cần khai thác một sản lượng hợp
lý khi mà sản lượng đó không phải là những cá
thể nằm trong lứa tuổi sinh sản hoặc chuẩn bị
cho thời kỳ làm nhiệm vụ sinh sản.
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn
lợi thủy sản được hiểu là không được khai
thác các cá thể ở độ tuổi chưa trưởng thành
như cá non, cá con. Mục đích của vấn đề này
là để các cá thể này phát triển thành cá bố mẹ
làm nhiệm vụ sinh sản bổ sung số lượng đã
bị khai thác.
Như vậy, cần phải hiểu rằng tổng sản
lượng khai thác hợp lý (sản lượng khai thác
bền vững tối đa theo tính toán) là tổng sản
lượng chung của tất cả các loài thủy sản theo
các lứa tuổi khác nhau trong một thủy vực nhất
định. Khi ta khai thác một đối tượng nào đó mà
chỉ khai thác một cỡ cá ở độ tuổi chưa trưởng
thành (cá non, cá con) hoặc đang trong thời
kỳ sinh sản cũng có thể dẫn đến nguy cơ gây
hủy diệt loài đó. Vì rằng, nếu trong sản lượng
bền vững tối đa chủ yếu là các đối tượng cá
non, cá chưa trưởng thành bị đánh bắt đi thì
bộ phận còn lại sẽ mất khả năng sinh sản, tái
tạo, phục hồi nguồn lợi. Bởi vậy, cần phải sử
dụng ngư cụ như thế nào để có tính chọn lọc
cao nhằm lấy đi những cá thể ở độ tuổi vừa có
chất lượng cao vừa không ảnh hưởng đến sự
sinh sản và tái tạo đàn.
Kết quả khảo sát sản phẩm khai thác của
nghề lưới kéo tại vùng biển ven bờ được trình
bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thực trạng sản phẩm khai thác nghề lưới kéo ven bờ
TT Vùng biển khảo sát Tỷ lệ cá non, cá con
1 Ven bờ Huyện Vạn Ninh 55,6%
2 Vùng biển ven bờ Việt Nam 45,25%
3 Ven bờ Huyện Núi Thành 40 - 50%
4 Ven bờ TX. Cửa Lò 50-60%
Từ bảng 1 cho thấy tỷ lệ cá non, cá con, cá
chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ khá cao trong
tổng sản lượng mẻ lưới. Thực trạng này đã
vi phạm nghiêm trọng Thông tư số 62/2008/
TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT [1].
2.4. Khai thác sản lượng nguồn lợi thủy sản
phải đảm bảo hợp lý về thời gian
Khai thác sản lượng nguồn lợi thủy sản
phải đảm bảo hợp lý về thời gian nghĩa là cũng
với tổng sản lượng như vậy nhưng ta nên khai
thác vào lúc nào thì hợp lý.
Theo nội dung này thì khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản được hiểu là không được
khai thác các cá thể đang ở trong thời kỳ sinh
sản. Cụ thể như cá bố mẹ đang trong mùa đẻ
trứng hoặc trong quá trình di cư sinh sản. Mục
đích của vấn đề này là để các cá thể bố mẹ có
thời gian làm nhiệm vụ sinh sản bổ sung số
lượng đã bị khai thác và tái tạo đàn.
Nội dung này được quy định bởi Thông
tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
[1]. Theo đó, các tàu khai thác thủy sản không
được đánh bắt những loài thủy sản có nguy cơ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29
diệt chủng đã được quy định trong phụ lục này.
2.5. Khai thác một tổng sản lượng nguồn lợi
thủy sản phải đảm bảo hợp lý về không gian
Khai thác một tổng sản lượng nguồn lợi
thủy sản phải đảm bảo hợp lý về mặt không
gian có nghĩa là cũng sản lượng như vậy
nhưng ta lấy ở đâu thì hợp lý và lấy ở đâu thì
không hợp lý?
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn
lợi thủy sản được hiểu là không phải muốn
khai thác ở đâu cũng được. Cụ thể là không
được đánh bắt các loài hải sản ở trong các khu
vực là nơi sinh sản, nơi bảo tồn các loài hải
sản như là khu vực cấm khai thác, khu bảo tồn
biển, vườn quốc giaBởi vì đó là những khu
vực có chức năng làm bãi đẻ trứng, nơi sinh
sản, nơi nuôi dưỡng và cư trú của các ấu thể
Mục đích của vấn đề này là để phục hồi, tái
tao, bổ sung nguồn lợi bù đắp phần sản lượng
đã bị khai thác trong năm qua.
Nội dung này được quy định bởi Thông
tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn [2]. Theo đó Thông tư này quy định
những khu vực nào là bị cấm khai thác có thời
hạn trong năm.
Một khía cạnh khác của khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản theo không gian cũng được
hiểu là tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản không
tập trung khai thác chỉ ở một khu vực nhất định
mà phải phân bổ tổng sản lượng đó một cách
hợp lý theo sức tải của từng ngư trường. Giả
sử rằng một vùng biển gồm 2 khu vực A và B,
có tổng trữ lượng là 200 tấn phân bố đồng đều
cho 2 khu vực (trong đó khu vực A có trữ lượng
100 tấn, khu vực B có trữ lượng 100 tấn) khi
đó tổng sản lượng được phép khai thác của
toàn thủy vực đó được xác định là 100 tấn.
Nếu ta chỉ tập trung khai thác 100 tấn ở vùng
A mà không khai thác ở vùng B thì điều gì sẽ
xảy ra sau một chu trình thời gian? Chắc chắn
rằng nguồn lợi ở vùng A sẽ cạn kiệt, không đủ
khả năng phục hồi. Nguồn lợi ở vùng B vẫn giữ
nguyên 100 tấn mà không bù đắp được cho
phần nguồn lợi đã bị khai thác ở vùng A.
Để khai thác hợp lý về không gian trên toàn
vùng biển Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã phân
bổ tổng sản lượng 2,2 triệu tấn cho các ngư
trường với tỷ lệ sau:
- Ngư trường Vịnh Bắc Bộ: 380.000 tấn
(17,27%);
- Vùng biển Trung Bộ: 700.000 tấn (31,82%);
- Vùng biển Đông Nam Bộ: 635.000 tấn
(28,86%);
- Vùng biển Tây Nam Bộ: 485.000 tấn (22,05%).
Cũng nhằm đạt mục đích này, tổng sản
lượng 2,2 triệu tấn được phân bổ theo từng
vùng biển ven bờ và vùng lộng và vùng khơi:
- Vùng biển ven bờ và vùng lộng là 800.000
tấn (36,36%);
- Vùng khơi là 1.400.000 tấn (63,64%).
3. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản về
mặt cường lực
Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý về
cường lực được hiểu là cách lấy tổng sản
lượng nguồn lợi thủy sản như thế nào thì phù
hợp. Điều này có thể hiểu như sau:
- Để lấy tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản
hợp lý thì cần sử dụng tổng cường lực bao
nhiêu là phù hợp?
- Cách sử dụng cường lực như thế nào là
hợp lý?
- Cách khai thác tổng sản lượng nguồn lợi
thủy sản như thế nào là hợp lý?
Có thể trả lời các câu hỏi trên như sau:
3.1. Sử dụng tổng giá trị cường lực hợp lý
Trước hết là phải đảm bảo hợp lý về tổng
cường lực sử dụng để khai thác tổng sản
lượng nguồn lợi thủy sản cho phép khai thác
của một thủy vực nhất định.
Điều đó có nghĩa là để khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản của vùng biển nào đó thì ta
cần sử dụng quy mô đội tàu với tổng cường lực
hợp lý. Tổng cường lực khai thác hợp lý được
xác định bằng tổng số tàu thuyền (chiếc); hoặc
tổng công suất máy chính (cv); hoặc tổng ngư
cụ (vàng lưới); hoặc tổng ngày hoạt động (ngày)
tùy theo từng loại nghề khai thác khác nhau.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản
Việt Nam đến năm 2020 [6], để khai thác tổng sản
lượng 2,2 triệu tấn/năm thì chúng ta có thể sử
dụng đội tàu có tổng cường lực là 110.000 chiếc.
3.2. Sử dụng cường lực phải hợp lý về mật độ
tàu thuyền hay ngư cụ
Điều này được hiểu là cũng với tổng cường
lực như trên nhưng ta sử dụng thế nào cho
hợp lý về mật độ và không gian hoạt động của
tàu thuyền hay ngư cụ.
Đảm bảo hợp lý về mật độ hoạt động của
đội tàu theo không gian có nghĩa là không tập
trung đội tàu khai thác trong một khu vực nào đó
với mật độ quá lớn còn vùng khác thì ngược lại,
không có tàu nào hoạt động hoặc mật độ thưa
thớt. Điều này dẫn đến hậu quả là nếu số đông
tàu thuyền tập trung hoạt động ở một khu vực
nào đó với mật độ dày đặc thì sẽ gây nên nguy
cơ là vùng nước bị khuấy động liên tục, không
có giây phút yên lặng. Khi đó các loài hải sản ở
trong khu vực này sẽ bị đánh bắt cạn kiệt. Số cá
thể sống sót không nơi trú ẩn, kiếm sống; không
còn nơi sinh sản, sinh trưởng vì thế có thể tự
chết hoặc phải di chuyển sang khu vực khác.
Bởi vậy, để khai thác hợp lý tổng sản lượng
2,2 triệu tấn thủy sản trên biển Việt Nam chúng
ta sử dụng đội tàu 110.000 chiếc thì không chỉ
tập trung cho một ngư trường mà phải phân bố
tàu theo từng vùng biển như sau:
- Vùng biển ven bờ và vùng lộng: 77.000
tàu (70%);
- Vùng khơi: 33.000 tàu (30%).
Mặt khác, để khai thác nguồn lợi thủy sản
trên vùng biển xa bờ Việt Nam, thì cần sử dụng
đội tàu gồm 30.000 chiếc. Quy hoạch tổng thể
cũng chỉ rõ rằng 30.000 tàu này cần được
phân bố trên các ngư trường như sau:
- Vùng biển xa bờ Vịnh Bắc Bộ, 5.100 tàu (17%);
- Vùng biển xa bờ Trung Bộ, 8.400 tàu (28%);
- Vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ, 9.000
tàu (30%);
- Vùng biển xa bờ Tây Nam Bộ 7.500 tàu (25%).
3.3. Phải đảm bảo hợp lý về chủng loại ngư cụ
Đảm bảo hợp lý về ngư cụ khai thác tổng
sản lượng nguồn lợi thủy sản có nghĩa là phải
sử dụng những ngư cụ nào và sử dụng như
thế nào là hợp lý?
Theo nội dung này, khai thác hợp lý nguồn
lợi thủy sản được hiểu là không sử dụng những
loại ngư cụ:
- Gây hủy diệt hàng loạt đối tượng khai thác.
- Gây hại, phá hủy hoặc ảnh hưởng đến
nơi cư trú, kiếm mồi; sinh sản, sinh trưởng của
các loài hải sản.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
các loại ngư cụ, như: mìn, chất nổ, kích điện,
xung điện, chất độc (xyanuya) làm cá con, cá
non chết hàng loạt. Ngoài ra, các loại ngư cụ
gây hại hoặc phá hủy nơi cư trú, sinh sản của
các loài hải sản, như: mìn, chất nổ phá hủy các
rạn san hô, núi ngầm; chất độc gây chết hàng
loạt san hô, cỏ biển; lưới kéo: gây phá hủy san
hô, cỏ biển, đào xới nền đáy,
Mặc dù Nhà nước đã có quy định [3,4]
cấm nghề lưới kéo hoạt động trong vùng
biển ven bờ nhưng trong những năm qua tàu
thuyền lưới kéo vẫn ngang nhiên hoạt động.
Thực tế điều tra tình hình nghề lưới kéo hoạt
động tại các vùng biển ven bờ được trình bày
ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng tàu lưới kéo hoạt động trong vùng biển ven bờ
Vùng biển ven bờ Tổng số tàu (chiếc)
Tình hình vi phạm
Số tàu (chiếc) Tỷ lệ %
Huyện Núi Thành 164 164 100,00
Vịnh Vân Phong 659 378 57,36
Huyện Vạn Ninh 544 544 100,00
Huyện Diễn Châu 581 351 60,41
Huyện Nghi Lộc 7 7 100,00
Thị xã Cửa Lò 47 47 100,00
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31
Từ bảng 2 cho thấy tỷ lệ tàu thuyền lưới
kéo vi phạm quy định [3,4] là rất cao, là một
trong những nguy cơ gây tổn hại đến nơi cư
trú, sinh sản, ẩn nấp, sinh trưởng, kiếm mồi
của các loài thủy sản.
3.4. Phải đảm bảo hợp lý về cấu trúc ngư cụ
Đảm bảo hợp lý về cấu trúc ngư cụ khai
thác tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản có
nghĩa là phải sử dụng những ngư cụ có cấu
trúc như thế nào là hợp lý? Theo nội dung
này, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản được
hiểu là không sử dụng những loại ngư cụ có
cấu trúc:
- Đánh bắt các cá thể nhỏ có kích thước
hơn quy định;
- Đánh bắt các loài hải sản bị cấm, các đối
tượng không mong muốn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cấu trúc
ngư cụ mà chủ yếu là kích thước mắt lưới của
bộ phận giữ cá sẽ quyết định rất lớn đến tỷ lệ cá
non, cá con bị đánh bắt. Nội dung này được quy
định bởi phụ lục 2 của Thông tư số 02/2006/TT-
BTS của Bộ Thủy sản ban hành ngày 20/3/2006
[3]. Theo đó, ngư cụ phải có cấu tạo sao cho
kích thước mắt lưới tại bộ phận tập trung cá
không được nhỏ hơn quy định.
Với mục đích đánh bắt tận thu, ngư dân
đã sử dụng mắt lưới ở bộ phận giữ cá ngày
càng nhỏ, đặc biệt là các nghề lưới kéo, lưới
đáy, mành Kết quả khảo sát cho thấy 100%
tàu lưới kéo đều có kích thước mắt lưới ở đụt
lưới nhỏ hơn quy định. Vì vậy, cá con, cá non,
cá chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ cao tổng sản
lượng mẻ lưới (bảng 1).
IV. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra
kết luận sau:
- Đã xác định được vấn đề khai thác hợp lý
nguồn lợi thủy sản gồm hai nội dung chính là
khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy
sản và khai thác hợp lý về cường lực.
- Nội dung thứ nhất, cần làm rõ khai thác
hợp lý về tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản,
về tỷ lệ sản lượng giữa các loài, về độ tuổi,
kích thước các loài thủy sản; đảm bảo hợp lý
về thời gian và không gian khai thác nguồn lợi
thủy sản.
- Nội dung thứ hai, khai thác hợp lý về các
khía cạnh sử dụng tổng giá trị cường lực, mật
độ tàu thuyền hay ngư cụ, chủng loại và cấu
trúc ngư cụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2008).Thông tư số: 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi phụ lục VII của Thông tư số 02/2006/TT-BTS của Bộ Thủy sản ban hành ngày
20 tháng 3 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm
2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, (2011). Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm.
3. Bộ Thủy sản, (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BTS của Bộ Thủy sản ban hành ngày 20/3/2006 Hướng dẫn thực
hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số
ngành nghề thủy sản.
4. Chính phủ, (2010). Ng hị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của
tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Hà Nội.
5. Hội nghề cá Việt Nam, (2007). Bách khoa thủy sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Thủ tướng Chính phủ, (2013). Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm
2020, tầm nhìn 2030. Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 8 năm 2013.
7. Michael King, 2003. Fisheries Biology, Assessment and Management. Blackwell Publishing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_nghien_cuu_xay_dung_noi_dung_khai_thac_hop_ly_nguon.pdf