Lao động khai thác hải sản tăng hàng năm.
Giai đoạn 2009 – 6/2014, bình quân lao động
của một tàu tăng 1,25 lần (từ 2,96 người/tàu
lên 3,69 người/tàu). Điều này có ý nghĩa về
mặt xã hội rất lớn vì đã tạo được việc làm và
thu nhập ổn định cho ngư dân trong tỉnh.
Tổng sản lượng hải sản khai thác tăng từ
50.416 tấn (năm 2009) lên 79.144 tấn (năm
2012) và giảm xuống 67.435 tấn (năm 2013).
Sản lượng khai thác tính theo công suất máy
tàu giảm từ 0,52 tấn/CV (năm 2009) xuống
0,37 tấn/CV (năm 2013).
Nghề lưới vây sản lượng khai thác cao
nhất, bình quân thấp nhất là 43,5 tấn/tàu/
năm, cao nhất là 102, 87 tấn/tàu/năm. Sản
lượng của nghề khác thấp nhất, bình quân
thấp nhất là 1,5 tấn/tàu/năm, cao nhất là 2,06
tấn/tàu/năm.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu về thực trạng nghề khai thác cá biển tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC
CÁ BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
RESEARCH RESULTS STATUS OF MARINE FISHING QUANG NAM PROVINCE
Hoàng Văn Tính1, Nguyễn Huỳnh Nam2, Nguyễn Như Sơn3
Ngày nhận bài: 26/9/2015; Ngày phản biện thông qua: 11/11/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nghề khai thác cá biển tỉnh Quảng Nam có 5 nghề: lưới rê, lưới kéo, lưới
vây, câu, nghề khác.
Số tàu khai thác giảm dần từ năm 2009 - 2012, sau đó tăng dần đến năm 2014. Công suất máy tàu tăng
dần từ năm 2009 - 2014. Bình quân công suất 1 tàu năm 2014 tăng hơn 2 lần năm 2009. Tuy nhiên, đội tàu
công suất dưới 20CV chiếm tỷ lệ cao (68,5%).
Nghề khai thác cá biển đã tạo việc làm cho hơn 15.000 người và có thu nhập ổn định. Sản lượng cá biển
khai thác được năm 2013 tăng hơn 1,3 lần năm 2009, nhưng giảm 15% so với năm 2012.
Từ khóa: Nghề khai thác cá biển, tỉnh Quảng Nam
ABSTRACT
The result of the study shows that marine fi sheries in Quang Nam province can be classifi ed into 5
categories: gillnet, trawl, purse seine, longline and others.
The number of fi shing vessel decreased gradually in the period between 2009 and 2012, then increased
gradually in the year 2014. The average capacity of a vessel in 2014 increased more than twice in comparison
to that of the year 2009. However, vessels with capacity of less than 20CV account for a high proportion
(68.5%).
The marine fi shing industry has created jobs with stable income for over 15.000 people. The capture in
2013 increased more than 1.3 times in comparison with that of the year 2009, however it decreased by 15%
comparing to the year 2012. ng industry has created jobs with stable income for over 15.000 people. The
capture in 2013 increased more than 1.3 times in comparison with that of the year 2009, however it decreased
by 15% comparing to the year 2012.
Keywords: Marine Fishing, Quang Nam Province
1 TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và công nghệ Khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 KS. Nguyễn Huỳnh Nam: Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam
3 ThS. Nguyễn Như Sơn: Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Nam là tỉnh duyên hải miền Trung,
có chiều dài bờ biển hơn 125km [3]. Biển
Quảng Nam có nguồn lợi hải sản phong phú,
các hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là hệ sinh
thái biển khu bảo tồn Cù Lao Chàm [3].
Đội tàu cá của tỉnh Quảng Nam khoảng
4226 chiếc đánh bắt bằng nhiều nghề: lưới rê,
lưới vây, lưới kéo, câu, bẫy v.v. Sản lượng hải
sản khai thác hàng năm được hàng chục nghìn
tấn, trong đó có nhiều loài giá trị xuất khẩu
cao như mực, ghẹ. Nghề khai thác hải sản đã
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn
15.000 lao động (6/2014) [2].
Tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng
nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Nam sẽ góp
thêm cơ sở khoa học để định hướng phát triển
cho nghề khai thác của tỉnh trong thời gian tới
và là nội dung sẽ được trình bày trong bài báo.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập số liệu thứ cấp từ tài liệu quản
lý nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Nam của
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tổng hợp, trích xuất và phân tích tài liệu
theo từng vấn đề nghiên cứu.
- Tiếp cận tài liệu về định hướng phát triển
nghề cá của tỉnh, trong đó có nghề khai thác
thủy sản để phân tích đánh giá.
- Tiếp cận tài liệu quản lý hoạt động khai
thác thủy sản trong vùng nước tự nhiên của
Chính phủ để phân tích, đánh giá thực trạng
góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học về
hướng phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh
Quảng Nam phù hợp quy định pháp luật.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Biến động đội tàu cá tỉnh Quảng Nam
Phân tích biến động đội tàu cá tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2009 - 6/2014, được thể hiện
trên biểu đồ hình 1, hình 2 [2].
Hình 1, hình 2 cho thấy: Số lượng tàu cá
tỉnh Quảng Nam giảm dần từ 4354 tàu (năm
2009) xuống 4150 tàu (năm 2012), sau đó
tăng dần lên 4226 tàu (năm 2014). Công suất
máy tàu tăng dần từ năm 2009 - 2014. So với
năm 2009, số lượng tàu cá Quảng Nam giảm
2,94%, công suất máy tàu tăng hơn 2 lần.
Hình 1. Số lượng tàu cá tỉnh Hình 2. Công suất tàu cá tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2009 - 6/2014 Quảng Nam giai đoạn 2009 – 6/2014
Bình quân công suất của một tàu tăng
213%. Sự biến động này phù hợp với định
hướng phát triển nghề khai thác hải sản của
tỉnh thời kỳ 2010 - 2020 là phát triển đội tàu
công suất lớn khai thác xa bờ, giảm dần tàu
công suất nhỏ khai thác vùng biển ven bờ để
bảo vệ nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái vùng
biển ven bờ [3]. Theo quy hoạch của Tỉnh đến
năm 2020, số lượng tàu máy là 3010 chiếc
với tổng công suất là 117.000 CV. Như vậy, số
lượng tàu máy tính đến 6/2014 gấp 1,4 lần so
với quy hoạch và tổng công suất gấp 1,69 lần,
bình quân công suất một tàu gấp 1,2 lần.
2. Cơ cấu đội tàu cá tỉnh Quảng Nam
2.1. Cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất
Phân tích cơ cấu đội tàu khai thác cá biển
tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2009 - 6/2014
theo nhóm công suất thể hiện trên hình 3.
Hình 3 cho thấy: So với năm 2009, năm
2014 nhóm tàu công suất từ 20 - <50 CV giảm
32,4%; nhóm tàu công suất dưới 20 CV tuy
giảm 2,1%, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (68,5%),
nhiều hơn 16,02% so với định hướng phát triển
nghề khai thác của Tỉnh thời kỳ 2010 – 2015.
Vấn đề cần được quan tâm cho định hướng
phát triển nghề khai thác trong thời gian tới.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Nhóm tàu công suất trên 90 CV tăng, nhất
là nhóm tàu trên 250 CV. Điều này đã tạo
đà phát triển cho nghề khai thác hải sản tỉnh
Quảng Nam, mở rộng đánh bắt ở vùng biển
khơi trong thời gian tới.
2.2. Cơ cấu đội tàu theo nghề
Nghề cá tỉnh Quảng Nam có 5 họ nghề:
Lưới rê, lưới kéo, lưới vây, câu, nghề khác
(nghề mành, nghề bẫy, chụp mực). Ngoài ra,
còn có đội tàu dịch vụ hậu cần chủ yếu thu
mua sản phẩm của đội tàu khai thác. Phân tích
cơ cấu đội tàu cá tỉnh Quảng Nam theo nghề
được thể hiện trên hình 4, hình 5.
Hình 3. Số lượng tàu cá theo công suất máy chính
Hình 4. Cơ cấu đội tàu theo nghề Hình 5. Cơ cấu đội tàu công suất
dưới 20 CV năm 2014 theo nghề
Biểu đồ trên hình 4, hình 5 cho thấy: Nghề
khai thác hải sản tỉnh Quảng Nam chủ yếu
đánh bắt ở vùng biển ven bờ, thể hiện đội
tàu công suất dưới 20 CV chiếm 68,5% tàu
cá toàn tỉnh. Nếu thực hiện đúng quy định
về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì
đội tàu này chỉ được khai thác tại vùng biển
ven bở của tỉnh Quảng Nam, không được
hoạt động khai thác ngư trường ngoài tỉnh.
Đây là vấn đề cần được quan tâm trong quy
hoạch nghề khai thác [1, 4]. Các nghề lưới rê,
câu, lưới kéo, lưới vây có số lượng tàu cá
nhiều nhất trong cơ cấu nghề khai thác của
tỉnh Quảng Nam. Số tàu nhóm nghề mành,
bẫy, chụp mực chiếm tỷ lệ rất ít so với các
nghề lưới vây, rê, kéo, câu. Có thể thấy rõ
hơn qua phân tích sau:
- Họ nghề lưới rê: Số tàu nhiều nhất, chiếm
tỷ lệ từ 43 – 45% tàu cá của tỉnh. Giai đoạn từ
năm 2009 – 6/2014, số lượng tàu nghề lưới rê
biến động không đáng kể (năm 2014 giảm 9
tàu so với năm 2009). Trong đó, nhóm tàu công
suất dưới 20 CV chiếm 87,0% (năm 2014).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65
- Họ nghề câu: Có 3 nghề chính là câu tay,
câu vàng, câu mực xà. Giai đoạn từ năm 2009 -
6/2014, số lượng tăng dần từ 460 tàu (năm
2009) lên 515 tàu (6/2014). Nhóm tàu câu tay
công suất dưới 20 CV chiếm 53,2% số lượng
tàu câu của toàn tỉnh (tăng thêm 12%).
Nghề câu mực xà số lượng không nhiều
(62 tàu, năm 2014), nhưng công suất máy lớn,
chủ yếu trên 400 CV, chiếm 87,1% đội tàu câu
mực xà của tỉnh. Đây là một trong 2 nghề có
số tàu công suất trên 400 CV nhiều và có vị trí
quan trọng trong nghề khai thác hải sản tỉnh
Quảng Nam hiện nay.
- Họ nghề lưới kéo: Có lưới kéo đơn và
kéo đôi, khai thác tôm và các loài cá sống
tầng đáy và gần đáy. Giai đoạn từ năm 2009 –
6/2014, số lượng tàu lưới kéo giảm dần từ 512
tàu (năm 2009) xuống 430 tàu (6/2014), giảm
16%. Đội tàu lưới kéo chiếm tỷ lệ 10, 17% tàu
cá của tỉnh, trong đó nhóm tàu công suất dưới
20 CV chiếm 30,5%. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hoạt động khai thác của nhóm tàu công
suất từ 20 đến dưới 90 CV là ở vùng biển ven
bờ, ảnh hưởng đến nguồn lợi và các hệ sinh
thái vùng biển ven bờ nhiều nhất.
- Họ nghề lưới vây: Có vây ánh sáng và
vây ngày. Giai đoạn từ năm 2009 – 6/2014, số
lượng tàu lưới vây giảm 10%. Đây là nghề có
đội tàu công suất máy chính trên 250 CV nhiều
nhất tỉnh và là nghề duy nhất của tỉnh Quảng
Nam không có tàu công suất dưới 20 CV.
2.3. Cơ cấu tàu cá theo địa phương
Tỉnh Quảng Nam có 6 huyện/thành phố làm
nghề khai thác hải sản: Núi Thành, Hội An, Thăng
Bình, Xuyên Mộc, Điện Bàn, Tam Kỳ. Cơ cấu đội
tàu theo địa phương được thể hiện trên hình 6.
Biểu đồ trên hình 6 cho thấy:
Bốn huyện/thành phố là Núi Thành, Hội An,
Thăng Bình, Duy Xuyên có nghề khai thác hải
sản phát triển của tỉnh.
Núi Thành là huyện có nghề khai thác hải
sản mạnh nhất tỉnh (chiếm tỷ lệ 35,1%), trong
đó tàu công suất ≥ 20 CV chiếm 46,5%. Thành
phố Hội An chiếm tỷ lệ 27,2% tàu cá tỉnh và
25,5% nhóm tàu công suất ≥ 20 CV. Huyện
Thăng Bình chiếm tỷ lệ 14,4% tàu cá toàn tỉnh
và 11,1% số tàu công suất ≥ 20 CV. Huyện
Duy Xuyên chiếm tỷ lệ 10% tàu cá của tỉnh và
11,1% nhóm tàu công suất ≥ 20 CV.
Hình 6. Cơ cấu đội tàu theo địa phương (năm 2013)
Các nghề khai thác được sử dụng ở các
địa phương có sự khác nhau. Điều này thể
hiện qua phân tích sau:
Huyện Núi Thành: sử dụng chủ yếu các
nghề lưới kéo, lưới vây, câu mực, câu tay, lưới
rê tầng mặt. Số tàu khai thác bằng 5 loại ngư
cụ này chiếm 89,6% nhóm tàu công suất ≥ 20
CV. Thành phố Hội An: lưới kéo, câu vàng,
lưới rê tầng đáy, lưới rê tầng mặt là các loại
ngư cụ chính được sử dụng chủ yếu của nhóm
tàu công suất ≥ 20 CV (chiếm 87,1%). Huyện
Thăng Bình: sử dụng chủ yếu nghề lưới vây
ánh sáng, câu mực, chụp mực, chiếm 90,1%
nhóm tàu công suất ≥ 20 CV. Huyện Duy
Xuyên: lồng bẫy, lưới rê tầng đáy, câu vàng,
lưới vây ánh sáng là các loại ngư cụ chính
được sử dụng chủ yếu, chiếm 95,1% nhóm tàu
công suất ≥ 20.
3. Lao động nghề khai thác
Phân tích lao động nghề khai thác hải
sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2009 -
6/2014, thể hiện ở biểu đồ trên hình 7.
Hình 7. Lao động khai thác hải sản tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Đồ thị trên hình 7 cho thấy: Lao động khai
thác hải sản tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm
2009 - 6/2014 tăng. So với năm 2009, lao động
năm 2004 tăng 20,9%.
Về mặt xã hội, đây là một tín hiệu đáng
mừng vì đã giải quyết thêm 2694 lao động có
việc làm và thu nhập ổn định. Tuy số lượng tàu
thuyền giảm, nhưng lao động tăng. Bình quân
số lao động của một tàu tăng từ 2,96 người/tàu
(năm 2009) lên 3,69 người/tàu (6/2014), tăng
gấp 1,25 lần.
4. Sản lượng khai thác
4.1. Sản lượng trung bình của một tàu
Trong quản lý nghề khai thác hải sản ở
nước ta, sản lượng là một trong những tiêu chí
quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất và sự
phát triển của một nghề. Sản lượng của nghề
khai thác tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 –
2013 được thể hiện trên đồ thị hình 8.
Phân tích trên cho thấy: Số tàu công suất
lớn tăng thì khả năng khai thác ở vùng biển
khơi tăng, sản lượng khai thác tăng. Hay nói
cách khác nhờ tăng đội tàu công suất lớn mà
sản lượng hải sản khai thác được tăng, nên
sản lượng bình quân của một tàu tăng.
4.2. Sản lượng trung bình tính theo công suất
máy tàu
Phân tích sản lượng theo công suất máy
tàu kết quả được thể hiện trên hình 9.
Hình 8. Sản lượng khai thác giai
đoạn 2009 – 2013 tỉnh Quảng Nam
Biểu đồ trên hình 8 cho thấy: Giai đoạn từ
năm 2009 - 2012, sản lượng hải sản khai thác
được của tỉnh Quảng Nam tăng hàng năm.
Sản lượng năm 2012 tăng thêm 57% so với
năm 2009.
Sản lượng năm 2013 giảm so với năm
2012 là 14,8%. Sản lượng bình quân trên
một tàu tăng dần từ năm 2009 - 2012. So
với năm 2009, sản lượng bình quân năm của
một tàu tăng thêm 64,68%, trung bình tăng
16,2%/năm.
Hình 9. Sản lượng khai thác bình quân của 1CV
Biểu đồ trên hình 9 cho thấy: Sản lượng
bình quân (Tấn/CV) giai đoạn 2009 - 2013 biến
đổi không theo quy luật, giảm từ năm 2009 -
2010, sau đó tăng dần đến năm 2012 và giảm
vào năm 2013.
Sản lượng bình quân (Tấn/CV) của năm
2013 bằng 71,1% năm 2009. Như vậy, có
thể hiểu rằng mặc dù sản lượng của đội tàu
công suất lớn khai thác ở vùng biển khơi tăng,
nhưng sản lượng của các tàu công suất nhỏ
khai thác ở vùng biển ven bờ thấp. Điều này
ảnh hưởng đến năng suất khai thác tính theo
công suất chung của đội tàu.
4.3. Sản lượng khai thác theo nghề
Phân tích sản lượng khai thác của các
nghề giai đoạn từ năm 2009 – 2013 của tỉnh
Quảng Nam được thể hiện trên bảng 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67
Từ bảng 1 cho thấy: Trong giai đoạn từ
năm 2009 – 2013, sản lượng hải sản khai thác
được của các nghề câu, rê, bẫy, nghề khác
tăng hàng năm. Nghề mành chụp sản lượng từ
năm 2010 – 2013 tăng nhanh do ngư dân ứng
dụng thêm nghề chụp mực. Sản lượng của
nghề bẫy năm 2012 – 2013 tăng nhiều hơn do
được ứng dụng thêm nghề bẫy ghẹ. Việc ứng
dụng thêm các nghề này tạo thêm thu nhập
cho ngư dân. Tuy sản lượng khai thác được
của nghề bẫy không nhiều, nhưng sản phẩm
khai thác được của nghề có giá trị kinh tế cao,
thị trường tiêu thu rộng kể cả xuất khẩu và nội
địa. Nghề bẫy chủ yếu khai thác vùng biển ven
bờ, nhưng có tính chọn lọc và không gây tác
động xấu đến nguồn lợi và môi trường sống
của các loài thủy sản.
Sản lượng của nghề lưới vây, lưới kéo biến
động không theo quy luật. Lưới vây có sản
lượng cao nhất, chiếm tỷ trọng từ 30 – 46%
tổng sản lượng hải sản khai thác được hàng
năm. Nghề câu chiếm tỷ trọng 17,8 – 27,8%.
Nghề lưới rê chiếm tỷ trọng 17,9 – 24,0%.
Nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng 8,26 – 12,96%.
Các nghề mành, chụp, nghề bẫy, nghề khác
sản lượng khai thác được thấp nhất. Có thể
thấy rõ hơn hiệu quả khai thác của các nghề
qua phân tích sản lượng khai thác bình quân
của một tàu thể hiện trên biểu đồ hình 10.
Biểu đồ trên hình 10 cho thấy:
Bảng 1. Sản lượng khai thác theo nghề (ĐVT: Tấn)
Nghề Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lưới Vây 23.175 18.183 22.508 35.078 20.444
Nghề Câu 8.975 11.567 11.306 15.954 18.768
Lưới Kéo 4.327 6.775 7.635 7.308 5.568
Lưới Rê 11.081 13.323 12.817 14.140 16.662
Mành, Chụp 1.838 1.268 2.774 4.637 3.643
Nghề Bẫy 132 315 472 615 785
Nghề khác 887 1.132 1.390 1.412 1.547
Hình 10. Sản lượng bình quân của 1 tàu
Sản lượng bình quân của một tàu (Tấn/
Tàu/Năm) của nghề lưới vây cao nhất và thấp
nhất là sản lượng bình quân của nghề khác.
Sản lượng bình quân của một tàu của
nghề lưới vây biến động không theo quy luật,
tăng dần từ 43,3 tấn/tàu/năm (năm 2010)
lên 102,868 tấn/tàu/năm (năm 2012) và
giảm xuống 58,245 tấn/tàu/năm xấp xỉ
bằng sản lượng năm 2009 (57,793 tấn/
tàu/năm).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Sản lượng bình quân của một tàu của
nghề câu và lưới rê tăng dần từ năm 2009 -
2013. So với năm 2009, sản lượng bình quân
một tàu của nghề câu tăng thêm 90,1%, bình
quân tăng thêm 18,02%/năm và nghề lưới
rê tăng thêm 50,1%, bình quân tăng thêm
10,4%/năm.
Sản lượng bình quân tàu của nghề lưới kéo
và nghề khác tăng dần từ năm 2009 - 2012, và
giảm xuống trong năm 2013.
IV. KẾT LUẬN
Giai đoạn 2009 - 2014, nghề khai thác hải
sản tỉnh Quảng Nam phát triển phù hợp quy
hoạch nghề cá của tỉnh thời kỳ 2010 - 2020;
phát triển đội tàu công suất lớn để khai thác xa
bờ; tăng dần tỷ trọng sản lượng khai thác xa
bờ, giảm dần tỷ trọng sản lượng khai thác ven
bờ. Tuy nhiên, đội tàu công suất nhỏ dưới 20
CV vẫn nhiều (chiếm 68,5%).
Huyện Núi Thành có nghề khai thác cá
biển phát triển nhất tỉnh Quảng Nam, chiếm tỷ
lệ 44 - 45% tàu cá của tỉnh.
Cơ cấu đội tàu khác nhau giữa các nghề.
Đội tàu nghề lưới rê nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 44 -
45% tàu cá của tỉnh.
Lao động khai thác hải sản tăng hàng năm.
Giai đoạn 2009 – 6/2014, bình quân lao động
của một tàu tăng 1,25 lần (từ 2,96 người/tàu
lên 3,69 người/tàu). Điều này có ý nghĩa về
mặt xã hội rất lớn vì đã tạo được việc làm và
thu nhập ổn định cho ngư dân trong tỉnh.
Tổng sản lượng hải sản khai thác tăng từ
50.416 tấn (năm 2009) lên 79.144 tấn (năm
2012) và giảm xuống 67.435 tấn (năm 2013).
Sản lượng khai thác tính theo công suất máy
tàu giảm từ 0,52 tấn/CV (năm 2009) xuống
0,37 tấn/CV (năm 2013).
Nghề lưới vây sản lượng khai thác cao
nhất, bình quân thấp nhất là 43,5 tấn/tàu/
năm, cao nhất là 102, 87 tấn/tàu/năm. Sản
lượng của nghề khác thấp nhất, bình quân
thấp nhất là 1,5 tấn/tàu/năm, cao nhất là 2,06
tấn/tàu/năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2010/NĐ-CP, Quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt
Nam trên các vùng biển, Hà Nội.
2. Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam, Số liệu tàu cá; Lao động khai thác; Sản lượng
khai thác của tỉnh Quảng Nam từ năm 2009 - 6/2014.
3. Sở Thủy sản tỉnh Quảng Nam (2006), Rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Nam đến
năm 2015 và định hướng đến 2020.
4. UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 về việc ban hành Quy chế
Quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_nghien_cuu_ve_thuc_trang_nghe_khai_thac_ca_bien_tinh.pdf