Kết quả nghiên cứu về thực trạng nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu cho thấy: Sự biến động đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2008 - 2012 theo xu hướng giảm số tàu công suất nhỏ và tăng tàu công suất lớn để mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển xa bờ, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác của tỉnh. Hiệu quả khai thác của nghề đánh giá qua chỉ tiêu tổng sản lượng và sản lượng trung bình của 1 tàu trong năm tăng trưởng ổn định từ năm 2008 đến năm 2012. Tổng sản lượng chung tăng bình quân 14%/năm. Sản lượng bình quân năm của 1 tàu tăng bình quân 18,2%/tàu/năm.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu về thực trạng nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC CÁ BIỂN TỈNH BẾN TRE RESEARCH RESULTS ON MARINE CAPTURE FISHERIES STATE BEN TRE PROVINCE Hoàng Văn Tính1, Phan Nhật Thanh2 Ngày nhận bài: 05/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 20/3/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre có 7 nghề chính. Nghề lưới kéo phát triển mạnh nhất, chiếm tỷ trọng 69,23% về số tàu và 87,46% về sản lượng khai thác của Tỉnh (năm 2012). Biến động đội tàu khai thác giai đoạn từ năm 2008 - 2012 giảm dần về số lượng chung, tăng dần nhóm tàu công suất lớn (từ 90 CV trở lên). Lao động đánh bắt của tỉnh thiếu hụt nhiều. Đội ngũ thuyền trưởng phải sử dụng 20 - 30% lao động ngoài Tỉnh. Sản lượng hải sản khai thác được tăng từ 89981,6 tấn (năm 2008) đến 151321,3 tấn (năm 2012), vượt chỉ tiêu quy hoạch về nghề cá của Tỉnh. Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới kéo công suất dưới 90 CV đạt thấp, đạt 6% tổng sản lượng toàn Tỉnh, nhưng chiếm tới 30,66% số tàu và 15,63% lao động khai thác của Tỉnh. Nghề câu mực sử dụng ánh sáng những năm gần đây giảm về số tàu và lao động, do hiệu kinh tế không cao. Thu nhập bình quân cao nhất là nhóm tàu 35 - < 90 CV (4.695.000 đồng/người/chuyến biển), thấp nhất là nhóm tàu 250 - < 400 CV (3.567.000 đồng/người/chuyến biển). 64% số tàu điều tra có xu hướng muốn chuyển nghề. Từ khóa: nghề khai thác cá biển, tỉnh Bến Tre ABSTRACT The study results showed that marine fi sheries Ben Tre province has 7 main occupation. Trawlers fastest growing, accounting for 69,23% of the vessels and 87,46% of the province’s mining output (2012). Movements fi shing fl eet in the period 2008 - 2012 reduced the number of general, increased the capacity of large groups of the vessels (from 90 CV or more). Fishing labor in the province defi cient. Team captains must use 20 - 30% of workers outside the province. Seafood catches increased from 89981,6 tonnes (2008) to 151,321.3 tons (in 2012), exceeding the target of fi sheries planning in the province. Effective exploitation of the trawl fl eet below 90 CV was low, reaching 6% of total production in the province, but accounted for 30,66 % of the vessels and 15,63 % the exploiting labor of the province. Squid fi shing using light in recent years to reduce the number of ships and labor, due to low economic effi ciency. The average income was the highest vessels group 35 -<90 CV (4,695 million VNĐ/person/fi shing trip), the lowest was vessels group 250 -< 400 CV (3,567 million VNĐ/person/fi shing trip). 64% of survey vessels tend to switch jobs. Keywords: marine capture fi sheries, Ben Tre Province 1 TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 2 KS. Phan Nhật Thanh: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bến Tre là một trong những địa phương phát triển về nghề khai thác hải sản của vùng Nam Bộ và của cả nước. Bình quân công suất của một tàu đạt 193,45 CV/tàu, gấp hơn 4,0 lần so với cả nước. Nghề khai thác cá biển của tỉnh Bến Tre có 7 nghề chính: Lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề đáy, nghề bẫy, nghề khác. Tuy nhiên, cơ cấu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 và sự phát triển của các nghề có sự khác nhau. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng nghề khai thác cá biển của tỉnh Bến Tre và xác định một số dữ liệu về nghề câu mực sử dụng nguồn sáng của tỉnh. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tham khảo tài liệu về quản lý và quy hoạch nghề cá của tỉnh Bến Tre để trích xuất, phân tích, đánh giá thực trạng về nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre với các nội dung chính: đội tàu khai thác, lao động khai thác, sản lượng khai thác. - Nghiên cứu, khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra xây dựng về nghề câu tay khai thác mực sử dụng ánh sáng với các nội dung: tàu thuyền và trang thiết bị, ngư cụ và trang thiết bị, lao động khai thác, mùa vụ khai thác, ngư trường khai thác, hiệu quả khai thác. - Phương pháp điều tra theo mẫu ngẫu nhiên và đại diện. - Xử lý số liệu điều tra: Theo phương pháp mô tả thống kê, dựa vào phần mềm toán học Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre 1.1. Biến động đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2012 Nghiên cứu biến động đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2012, thu được kết quả ở đồ thị trên hình 1. trở lên để khai thác xa bờ là 1.800 chiếc. Nhưng hiện nay, tổng công suất đội tàu cá của Tỉnh và nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên đã vượt chỉ tiêu của quy hoạch và tổng số tàu thấp hơn quy hoạch 689 chiếc. Điều này thể hiện sự phát triển của nghề khai thác cá biển và định hướng mở rộng ngư trường khai thác xa bờ của nghề cá tỉnh Bến Tre bước đầu đã có kết quả. 1.2. Cơ cấu tàu cá theo nhóm công suất Nghiên cứu cơ cấu đội tàu khai thác cá biển tỉnh Bến Tre năm 2012 theo nhóm công suất, thu được kết quả ở đồ thị trên hình vẽ 2. Hình 1. Biến động số lượng và công suất tàu Đồ thị trên hình 1 cho thấy: Tổng số tàu cá tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2012 giảm dần qua các năm, nhưng số tàu công suất từ 90 CV trở lên tăng dần (bình quân tăng 125 tàu/năm). Tổng công suất đội tàu cá toàn tỉnh giai đoạn từ năm 2008 - 2012 tăng 155,5% (từ 484.576 CV, năm 2008 lên 752.703 CV, năm 2012). Bình quân công suất của một tàu tăng dần từ 109,58 CV/tàu (năm 2008) lên 193,45 CV/tàu (năm 2012). Theo quy hoạch nghề cá được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, đến năm 2015 đội tàu cá của Tỉnh giữ ở mức 4.500 tàu với tổng công suất phải đạt là 676.500 CV, trong đó đội tàu công suất từ 90 CV Hình 2. Cơ cấu tàu theo công suất Tổng số tàu cá toàn Tỉnh năm 2012 có 3891 chiếc. Đồ thị trên hình 2 cho thấy: Nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67%). Nhóm tàu công suất dưới 20 CV có 102 tàu (chiếm 2,62%). Điều này thể hiện sự phát triển nghề khai thác cá biển của tỉnh Bến Tre với xu hướng giảm tàu công suất nhỏ, tăng tàu công suất lớn để mở rộng ra khai thác ở ngư trường xa bờ. Thực trạng này đòi hỏi nguồn lao động nghề khai thác, nhất là lao động có trình độ chuyên môn. 1.3. Cơ cấu tàu cá theo nghề Nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre thuộc loại đa nghề. Thống kê số lượng tàu thuyền theo các nghề chính năm 2012 được thể hiện ở hình 3. Hình 3. Cơ cấu tàu theo nghề Biểu đồ trên hình 3 cho thấy: Nghề lưới kéo có số lượng tàu cao nhất, chiếm 69,23% tổng số tàu cá toàn Tỉnh. Trong đó, số tàu lưới kéo công suất dưới 90 CV có 1.193 chiếc, chiếm tỷ lệ 30,66% Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG tàu cá toàn Tỉnh, nhưng sản lượng chỉ đạt 6%. Điều này thể hiện sự phát triển thiếu cân đối trong cơ cấu nghề khai thác của Tỉnh và cần được quan tâm khi quy hoạch nghề khai thác trong thời gian tới. 1.4. Cơ cấu tàu cá theo địa phương Nghề khai thác cá biển của tỉnh Bến Tre tập trung ở 3 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Phân bố tàu thuyền khai thác theo địa phương được thể hiện ở biểu đồ trên hình 4. Hình 5. Lao động khai thác phân bố theo nghề Tổng số lao động nghề khai thác hải sản tỉnh Bến Tre năm 2012 có 18.891 người, nhưng phân bố khác nhau giữa các nghề và nhóm công suất tàu (hình 5). Lao động nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (68,82%). Trong đó, lao động nghề lưới kéo đơn của nhóm tàu công suất dưới 90 CV chiếm 15,63%. Điều này cần được quan tâm nếu quy hoạch chuyển đổi nghề của nhóm tàu này. Kết quả nghiên cứu của ngành thủy sản tỉnh Bến Tre cho thấy, lao động đánh bắt có chất lượng thấp, hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Ngành chưa quản lý được lực lượng lao động khai thác thủy sản. Hầu hết người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng lời nói, không có hợp đồng. Lao động có kinh nghiệm đang thiếu hụt nghiêm trọng. Đội ngũ thuyền trưởng phải thu hút từ ngoài Tỉnh khoảng 20 -3 0%. 3.3. Sản lượng khai thác Trong quản lý nghề khai thác hải sản ở nước ta, sản lượng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất và sự phát triển của một nghề cá. Hiệu quả khai thác của nghề cá Bến Tre thể hiện trên đồ thị ở hình 6, hình 7. Hình 4. Cơ cấu tàu theo địa phương Biểu đồ trên hình 4 cho thấy: Phân bố tàu cá tỉnh Bến Tre có sự khác nhau nhiều giữa các địa phương. Hai huyện Bình Đại và Ba Tri chiếm 72,19% tổng số tàu cá toàn Tỉnh và 96,5% nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên. Ba Tri là huyện có số lượng tàu cá nhiều nhất, chiếm 42,22% tàu cá toàn Tỉnh và 65,62% nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên. Điều này chứng tỏ Ba Tri là địa phương có nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh của Tỉnh. 3.2. Lao động khai thác Lao động khai thác hải sản của tỉnh Bến Tre phân bố khác nhau giữa các nhóm tàu. Phân bố lao động khai thác năm 2012 được thể hiện trên biểu đồ hình 5. Hình 6. Sản lượng bình quân của 1 tàu Hình 7. Tổng sản lượng và sản lượng bình quân của 1 CV Đồ thị trên hình 6, hình 7 cho thấy: - Giai đoạn từ năm 2008 - 2012, sản lượng hải sản khai thác được của tỉnh Bến Tre tăng hàng năm. Sản lượng năm 2012 tăng 170% so với năm 2008. Bình quân một năm tăng thêm 14%. So với quy hoạch nông nghiệp, thủy sản của Tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, thì sản lượng khai thác hải sản khai thác được của 2012 đã vượt 20% so với sản lượng dự kiến sẽ đạt được vào năm 2015 của quy hoạch. - Sản lượng bình quân trên một tàu thuyền của nghề khai thác tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2012 tăng dần hàng năm. So với năm 2008, sản lượng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 bình quân năm của một tàu tăng 191%. Trung bình một năm tăng thêm 18,2%. - Sản lượng bình quân năm trên 1 CV trong giai đoạn 2008 - 2012 biến đổi không theo quy luật, tăng từ năm 2008- 2009, sau đó giảm dần đến năm 2011 và khôi phục lại vào năm 2012. Các chỉ số về sản lượng đã được phân tích trên thể hiện giai đoạn từ năm 2008 - 2012, nghề khai thác cá biển tỉnh Bến Tre phát triển khá ổn định. Điều này chứng tỏ vấn đề tăng tàu có công suất lớn để khai thác ngư trường xa bờ của nghề cá tỉnh Bến Tre bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Phân tích sản lượng khai thác theo nghề của năm 2012, được thể hiện trên hình 8. của nghề lưới kéo nói riêng và các nghề khác nói chung, nhằm giảm khai thác ở vùng biển ven bờ, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này. Đồ thị trên hình 8 cho thấy, nghề câu mực có sản lượng khai thác thấp nhất, chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,34%) trong cơ cấu sản lượng. Tuy nhiên, sản phẩm của nghề câu mực có giá trị ở thị trường trong và ngoài nước. 3.4. Nghề câu mực sử dụng ánh sáng Câu mực sử dụng ánh sáng (ngư dân gọi câu tay) là một trong 4 nghề thu hút nhiều lao động nhất của nghề khai thác hải sản tỉnh Bến Tre. Ba Tri là huyện có số tàu nghề câu nhiều nhất, chiếm 48,47% số tàu câu của Tỉnh (hình 4). Số lượng tàu câu mực tỉnh Bến Tre năm 2012 được thể hiện trên hình 9. Những năm gần đây do hiệu quả đánh bắt ngày càng giảm nên số lượng tàu câu mực sụt giảm đáng kể. So với giai đoạn trước năm 2010, lao động của một tàu thuộc nhóm tàu công suất từ 90 - 250 CV giảm 3 - 4 người Hình 9. Tàu câu mực theo nhóm công suất Điều tra ngẫu nhiên 50 tàu câu mực với các thông tin về lao động khai thác, thu nhập trung bình của người lao động trong mùa khai thác chính và phụ thu được kết quả ở bảng 1. Hình 8. Sản lượng khai thác năm 2012 Đồ thị trên hình 8 cho thấy: Cơ cấu sản lượng hải sản khai thác được của năm 2012 tập trung chủ yếu ở nghề lưới kéo, chiếm 87,46% tổng sản lượng. Nhóm lưới kéo ven bờ công suất dưới 90 CV có tỷ trọng về sản lượng khá thấp (đạt 6,% sản lượng toàn Tỉnh), nhưng chiếm đến 30,66% tổng số tàu và 15,63% lực lượng lao động khai thác toàn Tỉnh. Con số này chứng tỏ khai thác kém hiệu quả của nhóm tàu này. Định hướng của tỉnh sẽ rà soát quy hoạch sản xuất cho nhóm tàu công suất dưới 90 CV Bảng 1. Lao động và thu nhập bình quân của nghề câu mực (năm 2012) Nhóm công suất tàu (CV) Số mẫu điều tra (tàu) Số lao động (người/tàu) Thu nhập bình quân (Tr.đ/người/chuyến biển) Thấp nhất Cao nhất Mùa chính Mùa phụ Cả năm 35 - < 90 30 5 9 5,35 3,86 4,695 90 – < 150 11 7 9 4,67 3,40 4,036 150 - < 250 3 7 8 4,83 3,53 4,183 250 - < 400 6 6 9 4,53 2,60 3,367 Bảng 1 cho thấy: Thu nhập bình quân của người lao động trong một chuyến biển của nhóm tàu công suất từ 35 - < 90 CV cao nhất (bình quân cả năm 4.695.000 đồng/người/chuyến biển), thấp nhất nhóm tàu công suất từ 250 - < 400 CV (bình quân cả năm 3.367.000 đồng/người/chuyến biển). Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì hiệu quả khai thác của nghề câu mực tay phụ thuộc vào một số yếu tố chính như kỹ thuật câu, kinh nghiệm xác định ngư trường khai thác của thuyền trưởng, số lao động biên chế trên tàu. Song biên chế lao động của các nhóm tàu không có sự khác nhau (bảng 1). Tàu công suất lớn chi phí chuyến biển cao, nên thu nhập của người lao động sẽ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên sự giảm sút tàu câu mực và lao động của nghề câu mực trong những năm qua, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG trong đó có sự thu hút lao động của nghề câu mực sang các nghề khác có hiệu quả cao và ổn định hơn như: nghề lưới kéo đôi, lưới vây kết hợp ánh sáng. Do hiệu quả khai thác giảm nên một số tàu có xu hướng chuyển nghề. Kết quả điều tra về xu hướng chuyển nghề của 50 tàu được thể hiện ở bảng 2. Kết quả bảng 2 cho thấy: Có 36% số tàu phỏng vấn giữ nguyên nghề hiện tại, 20% số tàu muốn chuyển nghề nhưng chưa xác định được nghề mới cần chuyển đến, 44% số tàu có nhu cầu chuyển sang nghề khai thác mực bằng câu vàng. Đây là vấn đề cần được quan tâm khi quy hoạch nghề khai thác của Tỉnh. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu cho thấy: Sự biến động đội tàu khai thác tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2008 - 2012 theo xu hướng giảm số tàu công suất nhỏ và tăng tàu công suất lớn để mở rộng ngư trường khai thác ra vùng biển xa bờ, phù hợp với định hướng phát triển nghề khai thác của tỉnh. Hiệu quả khai thác của nghề đánh giá qua chỉ tiêu tổng sản lượng và sản lượng trung bình của 1 tàu trong năm tăng trưởng ổn định từ năm 2008 đến năm 2012. Tổng sản lượng chung tăng bình quân 14%/năm. Sản lượng bình quân năm của 1 tàu tăng bình quân 18,2%/tàu/năm. Cơ cấu nghề khai thác cá biển của Tỉnh chưa cân đối giữa các nghề. Nghề lưới kéo chiếm ưu thế: 69,23% số tàu và 87,46% tổng sản lượng hải sản khai thác được của Tỉnh. Đội tàu lưới kéo công suất dưới 90 CV khai thác kém hiệu quả, chiếm tới 15,63% lao động và 30,66% số tàu cá của Tỉnh, nhưng chỉ đạt 6% sản lượng chung toàn Tỉnh. Ba Tri là địa phương có nghề khai thác mạnh của Tỉnh, chiếm 42,22 tổng số tàu toàn Tỉnh và 65,62% nhóm tàu công suất từ 90 CV trở lên. Nghề câu mực kết hợp ánh sáng đã giảm trong những năm gần đây về số lượng tàu và lao động khai thác; hiệu quả khai thác không cao, thu nhập bình quân trong một chuyến biển của 1 lao động cao nhất là 4.695.000 đồng (nhóm tàu 35 - < 90 CV), thấp nhất là 3.567.000 đồng (nhóm tàu 250 - < 400 CV), nên một số tàu có xu hướng muốn chuyển nghề. Bảng 2. Kết quả điều tra ý định chuyển nghề Nhóm công suất tàu (CV) Số mẫu điều tra (tàu) Có ý định chuyển nghề Không có ý định chuyển nghềChưa xác định nghề Nghề câu vàng mực 35 - < 90 30 7 11 12 90 – < 150 11 1 6 4 150 - < 250 3 1 1 1 250 - < 400 6 1 4 1 Tổng 50 10 22 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre, 2012. Thống kê số lượng tàu thuyền, lao động khai thác, sản lượng khai thác tỉnh Bến Tre từ năm 2008 - 2012. 2. UBND tỉnh Bến Tre, 2011. Quyết định “Phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, thủy sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_ve_thuc_trang_nghe_khai_thac_ca_bien_tinh.pdf
Tài liệu liên quan