The System of Rice Intensification (SRI) has been evaluated and effectively applied on irrigated
land of more than 40 countries and 22 provinces in Vietnam. However, SRI has not been applied
in rainfed land yet. Findings from the study on application of SRI on the rainted land in Bac kan
province in summer rice crop 2010 indicated that SRI techniques creating favor conditions for rice.
With these conditions, genetic features of the rice were motivated to growth and develop on this
land. Transplanting with young seedlings and lower density combining with weed control by hand
weeder encourage rice tillering and root growth and development. In SRI condition, reducing infection
of sheath blight, strengthening accumulation of dry mater, and as result increasing rice yield. This helps
to improve rice productivity in this difficult area and adaptation to climate change.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Bắc Kạn - Phạm Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG CANH TÁC LÖA
CẢI TIẾN SRI (SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION) CHO VÙNG ĐẤT
KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TẠI BẮC KẠN
Phạm Thị Thu1, Hoàng Văn Phụ2*
1Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn,
2Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice intensification – SRI) đã đƣợc đánh giá và áp dụng
có hiệu quả trên những vùng đất chủ động nƣớc tƣới tại hơn 40 nƣớc trên thế giới và 29 tỉnh của
Việt Nam. Tuy nhiên SRI chƣa đƣợc nghiên cứu cho đất không chủ động nƣớc. Kết quả nghiên
cứu khả năng áp dụng SRI trên đất không chủ động nƣớc vụ mùa 2010 tại Bắc Kạn cho thấy các
yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của lúa phát huy
tác dụng ngay cả trên đất không chủ động nƣớc. Cấy mạ non, cấy thƣa, làm cỏ sục bùn đã làm tăng
sức đẻ nhánh, bộ rễ phát triển mạnh hơn so với đối chứng ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín.
SRI cũng làm bệnh khô vằn giảm, làm tăng khả năng tích luỹ chất khô/khóm, tăng hệ số kinh tế,
năng suất lúa tăng 25-35%, góp phần tăng sản lƣợng lúa ở vùng đất khó khăn này và tăng khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Từ khoá: Hệ thống canh tác lúa cải tiến, SRI, đất lúa không chủ động nước, Bao thai, Khang dân
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI - System
of Rice Intensification) đã đƣợc đánh giá là
tiếp cận thâm canh lúa đầy triển vọng theo
hƣớng “nông nghiệp sinh thái” tại hơn 40
nƣớc trên thế giới, bởi nó thỏa mãn đƣợc cả 2
yêu cầu là làm tăng năng suất, hiệu quả kinh
tế cao, và bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với
“biến đổi khí hậu” (Phụ, 2005, 2006, 2010,
2012; Uphoff, 2009). Đánh giá tác động của
SRI tại 8 quốc gia (Bănglađet, Campuchia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nê-pan,
Srilanka và Việt Nam) cho thấy lợi ích của
SRI là “năng suất lúa tăng, thu nhập cao hơn,
ít tiêu tốn nước”, cụ thể là tiết kiệm nƣớc
40%, giảm chi phí trên mỗi hecta là 23% và
tăng thu nhập là 68% (Uphoff, 2007; WWF-
ICRISAT, 2010). Báo cáo đánh giá của Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (PTNT)
về SRI giai đoạn 2003-2007 đã kết luận SRI
đóng một vai trò rất quan trọng trong phát
triển bền vững về canh tác lúa nƣớc tại Việt
Nam (Dũng, 2007). SRI cũng đã đƣợc Bộ
NN& PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật
mới năm 2007. Đến nay đã có trên 1,5 triệu
*
Email: Hoangphu1958@gmail.com
nông dân áp dụng SRI trên 500.000 ha ở 28
tỉnh trong cả nƣớc. SRI làm giảm chi phí đầu
vào, tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho nông
dân từ 1,8-3,5 triệu đồng/ha/vụ, và tiết kiệm
1/3 lƣợng nƣớc tƣới (Cục BVTV, 2010).
Tuy nhiên, SRI mới chỉ đƣợc nghiên cứu và
áp dụng trên những chân ruộng chủ động
nƣớc tƣới, trong khi đó ở Bắc Kạn diện tích
ruộng không chủ động nƣớc là 5.131 ha,
chiếm 36,6% tổng diện tích đất lúa nƣớc (Sở
NN&PTNT Bắc Kạn, 2009). Vì vậy trong vụ
mùa 2010 chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu khả
năng áp dụng Hệ thống canh tác lúa cải tiến
SRI (System of Rice Intensification) cho vùng
đất không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ
thuật SRI tới sinh trƣởng, phát triển và năng
suất của giống lúa Khang dân 18 (KD18) và
giống lúa Bao thai ở vụ mùa 2010 trên đất
không chủ động nƣớc. Qua đó đƣa ra khuyến
cáo cải tiến quy trình thâm canh lúa trên đất
không chủ động nƣớc ở Bắc Kạn.
VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm cho 2 giống
lúa: Khang dân 18 và Bao thai. Thí nghiệm
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
36
đƣợc tiến hành trong vụ mùa 2010 trên đất
không chủ động nƣớc tại khu đồng thôn Pó
Bả, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn.
Công thức thí nghiệm là sự phối hợp của 3
yếu tố cơ bản của SRI là: tuổi mạ, mật độ cấy
và số lần làm cỏ (sử dụng cào cỏ). Mỗi thí
nghiệm gồm 7 công thức với 4 lần nhắc lại
đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
(RCBD). Trong đó, thí nghiệm 1 với giống
KD18 đƣợc ký hiệu là A và thí nghiệm 2 với
giống Bao thai đƣợc ký hiệu là B. Công thức
đối chứng là kỹ thuật ngƣời dân địa phƣơng
đang áp dụng với 2 giống trên (A1 và B1
tƣơng ứng).
Điều kiện thí nghiệm: Lƣợng phân bón cho 1
ha là 10 tấn phân chuồng + 70kg N + 85kg
P205 + 50kg K20. Chế độ nƣớc phụ thuộc
hoàn toàn vào nƣớc trời. Các biện pháp chăm
sóc khác (trừ số lần làm cỏ) thực hiện theo
quy trình hiện hành của Sở NN&PTNT tỉnh
Bắc Kạn.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Thời gian sinh
trƣởng, đẻ nhánh, bông/khóm, bông/m2, sinh
trƣởng của bộ rễ, khả năng tích luỹ chất khô
của cây, hệ số kinh tế, tỉ lệ và chỉ số bệnh khô
vằn, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lúa.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Về sinh trƣởng của lúa
SRI làm tăng sức đẻ nhánh của lúa. Các công
thức SRI chỉ cấy 1 dảnh/khóm còn công thức
đối chứng (đ/c) cấy 4 dảnh/khóm nhƣng do
lúa đẻ nhánh sớm và đẻ khoẻ nên các công
thức SRI có số nhánh/khóm tƣơng đƣơng với
đ/c và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn hẳn so với
đ/c. Đối với giống KD18, tỷ lệ dảnh hữu hiệu
đạt cao nhất (70,8%) ở công thức A6 (tuổi mạ
2,5 lá, khoảng cách cấy 25 x 25cm, làm cỏ 2
lần), trong khi đó đ/c chỉ đạt tỉ lệ dảnh hữu
hiệu là 47,7% (Bảng 1). Giống Bao thai, tỷ lệ
dảnh hữu hiệu đạt cao nhất là ở công thức B7
(tuổi mạ 2,5 lá, khoảng cách cấy 25x25cm và
làm cỏ 3 lần) đạt 72,8 % (đ/c là 40%) (Bảng
2). Số dảnh hữu hiệu/khóm đạt cao là do cấy
mạ non, mật độ thƣa đã tạo điều kiện thuận
lợi cho lúa sinh trƣởng mạnh ngay sau cấy.
So sánh trong cùng điều kiện SRI, cấy tuổi
mạ 2,5 lá và khoảng cách cấy càng thƣa cho
số dảnh/khóm nhiều hơn các công thức khác ở
mức chắc chắn 95%, kết quả này phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Phụ, 2004 và 2005.
Cùng tuổi mạ và cùng mật độ, nhƣng số lần
làm cỏ khác nhau đã ảnh hƣởng tích cực đến
khả năng đẻ của lúa. Nguyên nhân là khoảng
cách cấy thƣa cộng với tăng số lần làm cỏ sục
bùn đã làm cho môi trƣờng dinh dƣỡng đất tốt
hơn do đó làm tăng số dảnh đẻ/khóm.
Công thức Tuổi mạ (số lá) Mật độ cấy (khóm/m
2
) Số lần làm cỏ
Thí nghiệm 1 với giống KD 18
A1(đối chứng) 3,5 42 (17 x 14cm x 4 dảnh) 1
A2 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 1
A3 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 2
A4 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 3
A5 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 1
A6 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 2
A7 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 3
Thí nghiệm 2 với giống Bao thai
B1(đối chứng) 6,0 39 (17 x 15cm x 6 dảnh) 1
B2 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 1
B3 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 2
B4 2,5 25 (20 x 20cm x 1 dảnh) 3
B5 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 1
B6 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 2
B7 2,5 16 (25 x 25cm x 1 dảnh) 3
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
37
Bảng 1: Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng, khả năng chống chịu bệnh khô vằn và năng suất của lúa KD18 vụ mùa 2010
Công
thức
Dảnh tối
đa/khóm
Tỷ lệ
HH (%)
Đƣờng
kính rễ khi
trỗ (mm)
Tỷ lệ
bệnh khô
vằn
Chỉ số
bệnh khô
vằn
Bông/
khóm
Bông
/m
2
Tổng
số hạt
Hạt
chắc
Tỷ lệ
chắc
(%)
P1,000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Hệ số
KT
A1(đ/c) 12,8 47,7 0,96 53 12,6 6,1 256,2 147,1 116,7 79,3 20,1 60,10 44,43 0,29
A2 12,5 64,4 0,97 26 4,4 8,3 207,5 175,6 147,6 84,0 20,3 62,17 46,74 0,36
A3 14,3 61,1 1,04 20 3,1 8,7 217,5 183,6 156,5 85,2 20,8 70,80 57,12 0,39
A4 13,5 63,0 0,98 15 2,3 8,5 212,5 198,8 169,2 85,1 20,4 73,35 58,24 0,38
A5 14,0 70,0 1,01 19 2,8 9,8 156,8 209,6 174,6 83,3 20,6 56,39 42,16 0,43
A6 14,7 70,8 1,23 18 2,7 10,4 166,4 205,2 173,0 84,3 20,5 59,02 43,74 0,43
A7 16,2 65,4 1,25 13 2,1 10,6 169,6 210,0 179,3 85,4 20,6 62,63 46,23 0,44
CV(%) 4,2 4,7 4,9 12,6 15,1 2,5 2,5 5,0 5,5 2,5 1,3 6,1 8,0
LSD.05 0,85 4,41 0,077 4,4 1,28 0,3 7,5 14,2 13,0 3,1 0,4 5,8 5,8
Bảng 2: Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng, khả năng chống chịu bệnh khô vằn và năng suất của lúa Bao thai vụ mùa 2010
Công
thức
Dảnh tối
đa/khóm
Tỷ lệ
HH
(%)
Đƣờng
kính rễ khi
trỗ (mm)
Tỷ lệ
bệnh
khô vằn
Chỉ số
bệnh
khô vằn
Bông/
khóm
Bông
/m
2
Tổng
số hạt
Hạt
chắc
Tỷ lệ
chắc
(%)
P1,000
hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Hệ số
KT
B1(đ/c) 16,8 39,9 0,94 29 7,67 6,7 261,3 141,2 114,8 81,3 20,8 62,41 41,22 0,31
B2 16,6 59,2 0,96 16 2,89 9,8 245 172,1 128,7 74,8 20,6 64,95 43,74 0,39
B3 17,3 61,3 0,98 13 1,89 10,6 265,0 176,6 132,7 75,2 20,7 72,79 51,68 0,41
B4 16,9 68,1 0,96 10 1,56 11,5 287,5 170,6 130,0 76,2 20,7 77,34 55,75 0,41
B5 17,8 71,6 1,03 16 2,44 12,7 203,2 180,3 136,0 75,5 20,8 57,48 38,87 0,45
B6 19,4 69,3 1,07 15 2,56 13,4 214,4 171,4 127,9 74,6 20,7 56,74 39,54 0,44
B7 20,2 72,8 1,06 15 2,11 14,7 235,2 179,5 131,4 73,2 20,7 63,97 42,46 0,46
CV(%) 2,3 5,9 3,4 11,8 7,9 4,3 1,8 4,9 5,1 3,0 1,1 6,3 9,1
LSD .05 0,62 3,80 0,043 2,94 0,65 0,7 6,6 12,4 9,7 3,4 0,3 6,1 6,1
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
38
Bảng 3: Ảnh hưởng SRI đến khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ và toàn khóm lúa KD18 vụ mùa 2010 (gam/khóm)
CT
Tầng đất 0-5cm Tầng đất 6-10cm Tầng đất 11-20cm Cả bộ rễ/khóm Tích lũy chất khô/khóm
Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín
A1(đ/c) 1,56 1,73 1,45 0,83 0,98 0,80 0,75 0,79 0,74 3,13 3,51 2,98 41,06 47,25 57,14
A2 1,74 1,97 1,56 0,88 1,21 0,84 0,80 0,92 0,77 3,42 4,11 3,18 48,18 53,00 73,88
A3 1,95 2,15 1,76 0,92 1,26 0,87 0,81 1,03 0,79 3,68 4,45 3,42 46,16 52,46 76,91
A4 2,02 2,38 1,92 1,04 1,35 0,96 0,85 1,11 0,83 3,91 4,84 3,71 50,97 57,06 82,09
A5 2,18 2,27 1,93 0,96 1,35 0,89 0,87 1,19 0,82 4,01 4,81 3,64 49,31 54,21 85,91
A6 2,34 2,40 2,27 1,08 1,42 1,01 0,85 1,25 0,84 4,27 5,08 4,12 51,60 57,39 89,65
A7 2,45 2,65 2,40 1,26 1,48 1,17 0,92 1,25 0,88 4,62 5,38 4,45 53,20 58,86 52,35
CV(%) 5,3 2,2 1,7 3,9 3,4 4,8 5,8 2,4 4,6 5,7 4,4 5,0 4,0 5,4 7,4
LSD.05 0,040 0,073 0,047 0,015 0,026 0,011 0,010 0,038 0,019 0,043 0,097 0,055 0,725 0,359 2,830
Bảng 4: Ảnh hưởng SRI đến khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ và toàn khóm lúa Bao thai vụ mùa 2010 (gam/khóm)
CT
Tầng đất 0-5cm Tầng đất 6-10cm Tầng đất 11-20cm Cả bộ rễ/khóm Tích lũy chất khô/khóm
Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín
B1(đ/c) 1,68 1,80 1,52 0,78 0,88 0,72 0,67 0,73 0,62 3,14 3,40 2,86 33,85 38,99 58,30
B2 1,77 1,83 1,55 0,85 0,97 0,85 0,79 0,85 0,75 3,41 3,65 3,14 38,63 42,94 71,03
B3 1,82 1,98 1,60 0,97 1,25 0,89 0,82 1,06 0,77 3,62 4,28 3,26 40,03 45,58 75,58
B4 1,89 2,06 1,67 1,13 1,36 0,93 0,90 1,15 0,84 3,92 4,57 3,44 43,14 48,67 80,26
B5 1,87 2,14 1,61 1,19 1,34 0,92 0,87 1,12 0,82 3,92 4,60 3,35 42,20 48,54 83,31
B6 1,94 2,24 1,74 1,24 1,47 0,96 0,87 1,15 0,85 4,05 4,86 3,56 43,92 50,00 84,64
B7 2,08 2,30 1,83 1,28 1,54 1,05 0,93 1,17 0,87 4,28 5,00 3,75 44,44 50,83 90,55
CV(%) 8,7 7,4 6,5 6,4 8,0 10,1 8,8 5,7 5,1 7,5 6,4 6,5 3,5 4,3 7,0
LSD.05 0,017 0,013 0,013 0,022 0,018 0,015 0,010 0,013 0,012 0,027 0,027 0,025 0,364 0,251 2,260
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
39
Về khả năng chống chịu bệnh khô vằn
SRI đã tạo sự thông thoáng trong quần thể lúa
do đó đã làm giảm nhiễm bệnh khô vằn rõ rệt
với độ tin cậy 95%. Công thức bị hại ít nhất là
công thức A7, có chỉ số bệnh 2,1% và tỷ lệ
bệnh 13% (Bảng 1) và công thức B4, có chỉ
số bệnh 1,6% và tỷ lệ bệnh 10% (Bảng 2). Ở
cùng tuổi mạ và cùng mật độ, tăng số lần làm
cỏ đã làm giảm tỷ lệ bệnh khô vằn trung bình
3-5% ở độ tin cậy 95%. Ở cùng tuổi mạ, cùng
số lần làm cỏ, mật độ cấy thƣa cũng làm giảm
tỷ lệ bệnh khô vằn (Phụ, 2005, 2006, 2010,
2012). Nhƣ vậy, sự phối hợp của mật độ cấy và
số lần làm cỏ đã ảnh hƣởng có ý nghĩa (P<0,05)
đến tỷ lệ và chỉ số bệnh khô vằn của lúa.
Về sinh trƣởng của bộ rễ, khả năng tích luỹ
chất khô và hệ số kinh tế.
SRI đã thúc đẩy bộ rễ lúa sinh trƣởng và phát
triển tốt. Các công thức SRI đều có khối
lƣợng rễ lớn hơn so với đ/c (P<0,01). Từ kết
quả vƣợt trội của đẻ nhánh và sinh trƣởng
mạnh của bộ rễ lúa ở các công thức có mật độ
thƣa và số lần làm cỏ nhiều hơn đã tạo cơ sở
cho tích luỹ chất khô cao hơn ở các công thức
này. Cấy mạ non, cấy thƣa nên bộ rễ có
khoảng không để phát triển, các công thức
SRI có bộ rễ lan rộng và ăn sâu (ngay cả
trong điều kiện khô hạn) nên khả năng tích
luỹ chất khô của bộ rễ/khóm ở các tầng đất 0-
5cm, 5-10cm, 10-20cm của các công thức
SRI đều cao hơn hẳn so với đối chứng với độ
tin cậy 95% (Bảng 3 và 4). Ở cùng tuổi mạ,
khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ tỷ lệ
thuận với khoảng cách cấy và số lần làm cỏ.
Điều này cho thấy cấy thƣa, làm cỏ sục bùn,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển
tốt. Khả năng tích luỹ chất khô/khóm ở các
công thức SRI cao hơn đ/c ở cả 3 giai đoạn
làm đòng, trỗ và chín (p<0,05). Ở cả giống
KD18 và Bao thai, công thức có khả năng tích
luỹ chất khô ở bộ rễ/khóm cao nhất là công
thức cấy mạ 2,5 lá, cấy 25x25cm, làm cỏ 3
lần (công thức A7 và công thức B7) (Bảng 3
và 4). Khả năng tích luỹ chất khô/khóm ở rễ,
lá, thân và nhất là ở bông qua các thời kỳ ở
các công thức SRI đều cao hơn so với đ/c với
độ tin cậy 95%, trong khi đó nếu tính trên m2
thì các chỉ tiêu này ở các công thức SRI thấp
hơn. Kết quả này đã giải thích tại sao hệ số
kinh tế của các công thức SRI lớn hơn so với
đối chứng.
Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lúa
SRI tỏ rõ ƣu thế ảnh hƣởng đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất lúa. Mật độ
cấy trong các công thức SRI (16 và 25
khóm/m
2) chỉ bằng 38 - 59% với giống
KD18) và 41 - 64% với giống Bao thai tƣơng
ứng so với mật độ cấy của nông dân (KD18 là
42 khóm/m
2
, Bao thai là 39 khóm/m
2
), do đó
số bông/m2 của các công thức SRI đều thấp
hơn đ/c (trừ công thức B3 và B4) ở mức tin
cậy 95% (Bảng 1 và 2). Nhƣng cấy mạ non,
tăng số lần làm cỏ đã làm tăng tổng số
hạt/bông và số hạt chắc/bông, điều này đã
quyết định năng suất của lúa khi áp dụng SRI.
Trên cả 2 giống, các công thức SRI cấy ở mật
độ 25 khóm/m2, làm cỏ 2-3 lần đạt năng suất
cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%
(Bảng 1 và 2). Có đƣợc kết quả này là do cấy
mạ non cây lúa đẻ khoẻ, mật độ thƣa làm
giảm cạnh tranh, tạo thông thoáng, giảm hô
hấp trong quần thể lúa và giảm tỉ lệ bị bệnh
khô vằn từ 56% (đ/c A1) xuống còn 26%
(công thức A2) và 13% (công thức A7); và từ
29% (đ/c B1) xuống còn 10% (công thức B4),
kết quả là đã làm tăng tỉ lệ đẻ nhánh hữu hiệu,
tổng số hạt chắc/bông, kết quả là đã làm năng
suất của các công thức SRI cao hơn đ/c.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo môi
trƣờng thuận lợi cho các đặc điểm di truyền
của lúa phát huy tác dụng làm tăng khả năng
sinh trƣởng và phát triển của lúa ngay cả trên
đất không chủ động nƣớc. Cấy mạ non, cấy
thƣa, cây lúa không bị cạnh tranh dinh dƣỡng,
ánh sáng với nhau nên số lƣợng rễ, chiều dài
rễ và đƣờng kính rễ đều tăng hơn so với đ/c ở
cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín. Đây là ƣu
thế của SRI giúp cho rễ lúa ăn sâu hơn, tăng
khả năng hút nƣớc và dinh dƣỡng ở tầng đất
sâu, giúp cho lúa có khả năng chịu hạn tốt
hơnvà chống đổ tốt hơn. Đặc điểm này rất có
ý nghĩa trong sản xuất lúa trên vùng đất
không chủ động nƣớc, tăng khả năng thích
ứng với nguy cơ lƣợng mƣa thay đổi ngày
Phạm Thị Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 35 - 40
40
càng tăng do biến đổi khí hậu. Các công thức
áp dụng SRI mặc dù có số bông/m2 thấp hơn
so với đ/c nhƣng lại có ƣu thế vƣợt trội về
bông to, số hạt chắc/bông do đó đạt năng suất
tăng cao.
Khuyến cáo canh tác lúa trên đất không chủ
động nƣớc có thể áp dụng tuổi mạ 2,5 lá, mật độ
cấy 25 khóm/m2, làm cỏ sớm bằng cào 2 lần/vụ
cho cả giống Bao thai và Khang dân 18.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Africare, Oxfam Mỹ, WWF-ICRISAT, (2010).
Nhiều lúa gạo hơn cho con người, nhiều nước hơn
cho Hành tinh. WWF-ICRISAT, Hyderabad, Ấn
Độ, tr 6-10+33.
2. Cục Bảo vệ Thực vật/ Bộ Nông nghiệp (2010),
SRI Việt Nam:cập nhật tình hình báo cáo cho
Oxfam Mỹ, đƣợc cập nhật năm 2010.
3. Ngô Tiến Dũng (2007). Chương trình IPM
Quốc gia – Áp dụng SRI trong sản xuất lúa ở khu
vực sinh thái phía Bắc của Việt Nam, đƣợc cập
nhật năm 2006. Báo cáo đƣợc trình Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
4. Hoàng Văn Phụ và Nguyễn Hoài Nam, (2005).
“Nghiên cứu hệ thống các biện pháp nâng cao
năng suất lúa (System of Rice Intensification -
2004) vụ xuân, 2004 ở Thái Nguyên”. Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 53
(3+4/2005).
5. Hoàng Văn Phụ, (2005), “Kết quả nghiên cứu
kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of Rice
Intensification) vụ xuân 2005 tại Thái Nguyên và
Bắc Giang‟‟, Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH
Thái Nguyên, Số 3 (35), 2005.
6. Hoàng Văn Phụ và Vũ Trí Đồng (2006), “Triển
vọng của kỹ thuật thâm canh lúa SRI (System of
Rice Intensification) trong canh tác lúa ở Vùng
Trung du Bắc bộ”, Tạp chí khoa học và công nghệ
ĐH Thái Nguyên, Số Đặc san, tháng 3, 2006.
7. Hoàng Văn Phụ, (2010). “Nghiên cứu khả năng
áp dụng Hê thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) cho
vùng đất không chủ động nƣớc tại Thái Nguyên”.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Đại học Thái
Nguyên. 143-146, Tập 75, Số 13, 2010.
8. Hoàng Văn Phụ, (2012). “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa
cải tiến (SRI) trên đất không chủ động nƣớc tại
huyện Võ Nhai, Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học
& kỹ thuật, Bộ NN&PTNN. 20-26, Số 10, 2012.
9. Uphoff (2007), Tăng lƣợng tiết kiệm nƣớc đồng
thời tăng sản lƣợng với Hệ thống Thâm canh lúa
cải tiến, trong Khoa học, Công nghệ và Thương mại
cho Hoà bình và Sự thịnh vượng : Hội thảo Lúa gạo
Quốc tế lần thứ 26, 9- 12 tháng 10 năm 2006, New
Dehil, P.K. Aggrawal et al., trang. 353-365.
10. Uphoff, Ianas, O P Rupela, A K thakur and T
M Thiyagarajan, (2009), Learning about positive
plant – microbial interactions from the system of
rice intensification (SRI)
SUMMARY
STUDY ON APPLICATION OF THE SYSTEM
OF RICE INTENSIFICATION (SRI)
ON RAINFED LAND IN BAC KAN PROVINCE
Pham Thi Thu
1
, Hoang Van Phu
2*
1Deparment of Agriculture and Rural Development of Bac Kan province,
2International School - TNU
The System of Rice Intensification (SRI) has been evaluated and effectively applied on irrigated
land of more than 40 countries and 22 provinces in Vietnam. However, SRI has not been applied
in rainfed land yet. Findings from the study on application of SRI on the rainted land in Bac kan
province in summer rice crop 2010 indicated that SRI techniques creating favor conditions for rice.
With these conditions, genetic features of the rice were motivated to growth and develop on this
land. Transplanting with young seedlings and lower density combining with weed control by hand
weeder encourage rice tillering and root growth and development. In SRI condition, reducing infection
of sheath blight, strengthening accumulation of dry mater, and as result increasing rice yield. This helps
to improve rice productivity in this difficult area and adaptation to climate change.
Key words: System of Rice Intensification, SRI, rainfed land, density of transplanting of rice, Bao
thai, Khang dan
Ngày nhận bài:3/3/2014; Ngày phản biện:23/3/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Khắc Sơn – Đại học Thái Nguyên
*
Email: Hoangphu1958@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42173_46019_10620141449176_5662_2048684.pdf