Ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò H'mông tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang - Trần Huê Viên

The study focused on three main points. The first content was selection and classification of H’Mong cattle herds raised in 150 households in Dong Van district, Ha Giang province. The second part was assessment on growth ability of calves from selected parents. Finally, based on monitoring results of the second generation calves, effects of breed selection to the following generations were evaluated using generalized linear models (GLM) and regression equations. Findings revealed that H’Mong cattle were heavily muscled; mature cattle reached 298 kg/head for female and up to 363 kg/head for male. At the age of over 2.5 years, they could produce their first calf; and the time between two parities was 16 months. The selection of heavy parents improved body weight and growth rate of calves. Calf weight (kg/head) of selected parents was always higher than that of the control group at both newborn and 6-month stages with specific results of 20.3 kg and 81.1 kg/head compared with 18.7 kg and 75.1 kg/head of the control group (P ≤ 0.05) respectively. The regression equation between the body weight of parents with that of newborn, 3 and 6 month-old calves had coefficient of determination R2 ranging from 0.37 to 0.59 (P ≤ 0.001)

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của công tác chọn lọc giống đến sinh trưởng của đàn bò H'mông tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang - Trần Huê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 123 ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG TÁC CHỌN LỌC GIỐNG ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA ĐÀN BÕ H'MÔNG TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG Trần Huê Viên1*, Nguyễn Hƣng Quang1, Phạm Duy Hiền2, Nguyễn Hữu Cƣờng2 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang, 3Bộ Khoa học Công nghệ TÓM TẮT Nghiên cứu gồm 3 nội dung chính. i) đánh giá khả năng sinh trƣởng của đàn bò H’Mông đang nuôi tại 150 hộ thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. ii) đánh giá sức sinh trƣởng của đàn bê sinh ra từ các cá thể bố mẹ tốt đƣợc lựa chọn trong đàn. iii) Từ kết quả theo dõi của thế hệ con cái, tổng quát (GLM) và phƣơng trình hồi quy. Kết quả các nội dung nghiên cứu cho thấy bò H'Mông có tầm vóc khá lớn, khối lƣợng bò đực trƣởng thành đạt 363 kg/con, bò cái là 298 kg/con. Bò có tuổi đẻ lứa đầu trên 2,5 năm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 16 tháng. Việc chọn lọc bò đực khối lƣợng lớn phối với bò cái khối lƣợng lớn đã nâng cao khối lƣợng sơ sinh và tốc độ sinh trƣởng của bê. Khối lƣợng bê của lô ghép đôi giao phối giữa đực to với cái to luôn cao hơn khối lƣợng bê của nhóm đối chứng ở cả ở cả từ sơ sinh đến 6 tháng (20,3 và 81,1 kg/con so với 18,7 và 75,1 kg/con) (P≤ 0,05). Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng bò bố, mẹ với khối lƣợng sơ sinh, khối lƣợng 3; 6 tháng tuổi của bê có hệ số xác định R 2 nằm trong khoảng 0,37 - 0,59 với độ tin cậy P≤ 0,001. Từ khóa: Bò H’Mông, Hà Giang, Tốc độ sinh trưởng, Chọn lọc; Phương trình hồi quy MỞ ĐẦU* Bò H'Mông nuôi tại Hà Giang là gia súc nuôi phổ biến của đồng bào H’Mông có nhiều đặc điểm ƣu việt [19]. Nó xuất phát với nguồn gốc là bò vàng vùng cao đƣợc ngƣời H’Mông chọn lọc, thuần dƣỡng từ lâu đời. Vì vậy, nó đƣợc gọi là bò H’Mông. Bò đã thích ứng với điều kiện sống trên vùng cao núi đá, khí hậu lạnh và khan hiếm thức ăn, nƣớc uống. Bò đƣợc nuôi nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nhƣ Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng [5]. Bò H'Mông là loại bò quý thuộc dòng bò U (Boss indicus) có tính thuần thục, chịu đƣợc kham khổ, có sức chống chịu bệnh tật và khả năng sinh trƣởng cao. Khối lƣợng trung bình con đực thƣờng đạt 382 - 388 kg, con cái là 250 - 270 kg [5]; [6]. Cá biệt có cá thể bò H’Mông nuôi tại Hà Quảng - Cao Bằng đạt 625 kg [16]. Bò có tỉ lệ thịt xẻ khá cao, 52,12%, tỉ lệ thịt tinh đạt 40,33% [6]. Khả năng cho thịt bò của bò H’Mông khá tốt, tỷ lệ * Tel: 0912 130444, Email: tranhuevien@gmail.com thịt xẻ chiếm >41%; tỷ lệ thịt tinh chiếm >32%, trong đó tỷ lệ thịt loại 1 chiếm tới 45% [14]. Trong những năm qua, khi sự giao lƣu kinh tế xã hội, giao thông phát triển thuận tiện rộng khắp ở mọi vùng miền trong cả nƣớc cũng nhƣ Hà Giang nói riêng thì nhiều giống vật nuôi mới trong đó có bò đã xâm nhập và trao đổi nguồn gen với bò H'Mông. Việc trao đổi phát sinh này dẫn tới xu hƣớng bò H’Mông bị lai tạp. Mặt khác, tập quán chăn nuôi thả rông thành đàn, tự do giao phối, vấn đề cận huyết kéo dài do không luân chuyển đực giống, bò thuộc của dân nên họ thƣờng bán đi những bò to để đƣợc nhiều tiền, giữ lại bò bé, dẫn đến khối lƣợng cơ thể bị giảm dần, đây là những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng đàn bò bị suy giảm. Về công tác quản lý: chƣa có sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn để hình thành hệ thống chọn lọc, quản lý giao phối và nhân giống nhằm gìn giữ những đặc tính ƣu việt của phẩm giống và phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu các Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 124 biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò này dựa vào chọn lọc những bò đực có tầm vóc to làm giống để nâng cao sức sản xuất của đàn con sinh ra góp phần tăng hiệu quả chăn nuôi bò H'Mông. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng, địa điểm và thời gian - Đối tƣợng nghiên cứu: Bò, bê H'Mông nuôi trong nông hộ tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 8/2013. - Địa điểm nghiên cứu: Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khả năng sinh trƣởng và một số chỉ số cấu tạo cơ thể của đàn bò H’Mông hiện tại của huyện. - Theo dõi sức sinh trƣởng của đàn bê sinh ra trong thí nghiệm theo dõi. - Đánh giá ảnh hƣởng của công tác chọn lọc giống đến đời sau. Phƣơng pháp theo dõi và thu thập số liệu - Tổ chức đánh giá khả năng sinh trƣởng của đàn bò H'Mông theo tiêu chuẩn khảo sát, đánh giá chất lƣợng đàn bò Vàng Việt Nam đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. - Tuyển chọn đàn bò thí nghiệm: Trên cơ sở số liệu đánh giá đàn bò H'Mông trong huyện, tiến hành chọn lọc phân loại đàn bò làm các nhóm để phục vụ nghiên cứu dựa trên khối lƣợng bò, ngoại hình đối với bò đực giống; Khối lƣợng, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ đối với bò cái sinh sản. - Theo dõi khả năng sinh trƣởng của đàn bê sinh ra ở các mốc tuổi sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi bằng cân bàn và cân điện tử. - Đánh giá sự tƣơng quan giữa khối lƣợng bò bố và bò mẹ với khối lƣợng bê sinh ra bằng cách sử dụng phƣơng trình hồi quy. Các chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu của đàn bò bố mẹ: Sức sinh trƣởng của đàn bò; sức sinh sản của đàn bò; khối lƣợng đàn bò đực, cái; kích thƣớc các chiều đo cơ thể gồm (VN, DTC, CV). - Các chỉ tiêu của bê con: Khối lƣợng bê ở các mốc tuổi sơ sinh, 3 và 6 tháng tuổi; sSinh trƣởng tích lũy; sinh trƣởng tuyệt đối; sinh trƣởng tƣơng đối. Phƣơng pháp xử lý số liệu tuyến tính tổng quát (GLM) và phƣơng trình hồi quy đƣợc xác định bằng chƣơng trình thống kê sinh học Minitab version 14.0. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Một số chỉ tiêu chất lượng đàn bò địa phương Kết quả khảo sát, đánh giá chất lƣợng 352 bò (250 bò cái và 102 bò đực) trong tổng số 150 hộ nuôi bò về tầm vóc, khả năng sinh trƣởng, sinh sản đƣợc trình bày các bảng dƣới đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy bò có khối lƣợng cơ thể thấp hơn so với các giống bò Zebu nhập ngoại. Kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2012) [5], bò H'Mông có khối lƣợng sơ sinh con đực 17 - 18 kg và con cái 14 - 16 kg. Lúc 2 năm tuổi con đực đạt khối lƣợng 233 - 275 kg và con cái đạt 216 - 225 kg. Nguyễn Đàm Thuyên (2012) [14], cho biết lúc 2 năm tuổi con đực đạt khối lƣợng 321 kg và con cái đạt 267 kg, cao hơn kết quả điều tra này. Nguyễn Thị Thoa (2011) [13] khảo sát giống bò H’Mông tại Pắc Nặm, Ba Bể và Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn cho thấy bò cái trƣởng thành có khối lƣợng 222 - 226 kg, bò đực ở độ tuổi từ 24 đến 48 tháng tuổi có khối lƣợng bình quân là 258 - 277 kg, bò đực ở độ tuổi trên 48 tháng tuổi có khối lƣợng bình quân là 310 - 371 kg. Qua kích thƣớc 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta thấy từ 6 đến >60 tháng tuổi, vòng ngực luôn luôn lớn hơn các chiều đo cao vây và dài thân chéo. Tốc độ phát triển của các chiều đo là khác nhau, và càng lớn tốc độ càng giảm dần đúng nhƣ quy luật của tăng khối lƣợng và quy luật phát triển theo giai đoạn của gia súc. Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 125 Bảng 1. Khối lượng cơ thể bò H'Mông ở các tháng tuổi (kg/con) Tuổi (tháng) Bò đực Bò cái n X ± SD n X ± SD 6 12 78,3 ± 7,2 12 75,3 ± 8,1 12 12 132,3 ± 11,6 12 129,2 ± 10,7 18 12 189,5 ± 15,0 12 181,5 ± 14,6 24 12 244,7 ± 16,5 12 218,7 ± 17,4 36 12 301,4 ± 20,3 14 255,4 ± 21,8 48 24 337,8 ± 22,3 32 279,6 ± 23,2 ≥ 60 23 363,5 ± 23,8 104 298,5 ± 26,1 Bảng 2. Kích thước các chiều đo của bò H'Mông qua các tháng tuổi Tháng tuổi bò Bò đực ( X ± SD ) Bò cái ( X ± SD ) n CV (cm) VN (cm) DTC (cm) n CV (cm) VN (cm) DTC (cm) 6 12 82,5±1,1 102,4±0,7 82,5±0,9 12 81,3±1,1 101,9±0,8 81,9±1,0 12 12 93,8±1,3 120,2±0,9 93,6±1,2 12 91,4±1,3 119,1±1,0 89,5±0,9 18 12 101,2±1,1 133,7±0,9 102,3±1,1 12 100,2±1,4 131,2±1,1 102,2±1,2 24 12 105,8±1,8 147,9±1,3 108,9±1,4 12 107,4±1,6 143,2±1,3 108,1±1,3 36 12 111,9±1,9 158,5±1,4 113,2±1,9 14 112,2±1,7 152,0±1,4 113,7±1,3 48 24 114,3±2,1 165,5±1,7 118,6±1,7 32 113,9±1,9 159,2±1,6 118,4±1,7 60 23 122,2±2,0 181,5±1,8 128,9±2,1 104 118,2±1,7 175,4±1,9 126,9±1,7 Bảng 3. Tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách hai lứa đẻ của bò H’Mông TT Chỉ tiêu khảo sát Số bò khảo sát (con) Kết quả khảo sát ĐVT X ± SD 1 Tuổi đẻ lứa đầu 60 Tháng 32,70 ± 3,10 2 Số bò đẻ lứa đầu dƣới 31 tháng 18 Tháng 28,80 ± 0,90 3 Tỷ lệ bò đẻ lứa đầu dƣới 31 tháng % 30,00 4 Khoảng cách lứa đẻ 60 Tháng 16,10 ± 1,30 5 Số bò có KCLĐ dƣới 15 tháng 20 Tháng 14,6 ± 0,60 6 Tỷ lệ có KCLĐ dƣới 15 tháng % 33,30 Số liệu trình bày tại bảng trên cho thấy: Đa số bò cái ở đây có tuổi đẻ lứa đầu trên 31 tháng tuổi, chỉ có 30,0% đẻ dƣới 31 tháng. Bò có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 15 tháng (chỉ có 33,3% có khoảng cách lứa đẻ dƣới 15 tháng). Tuổi bắt đầu phối giống của bò H'Mông từ 20 - 22 tháng tuổi, tƣơng đƣơng số liệu của nghiên cứu này [6]. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản trên bò H'Mông ở Đồng Văn cho thấy tuổi đẻ lứa đầu 33,4 tháng; khoảng cách lứa đẻ 17,2 tháng [18]. Khi so sánh với bò Brahman nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì thấy tuổi đẻ lứa đầu là 38,3 tháng (biến động từ 35 đến 49,5 tháng) là dài hơn so với bò H’Mông [17]. Khối lượng, kích thước cơ thể đàn bê sinh ra Bảng 4. Khối lượng cơ thể bê qua các tháng tuổi (kg) Tháng tuổi Tính biệt Lô TN Lô ĐC n X ± SD n X ± SD Sơ sinh Đực 12 20,9 a 0,9 12 19,1b 0,7 Cái 12 19,8 a 0,8 12 18,4 b 0,6 3 tháng Đực 12 51,8 a 1,7 12 48,3 b 0,9 Cái 12 49,6 a 1,3 12 46,5 b 1,9 6 tháng Đực 12 82,1 a 2,3 12 75,9 b 2,1 Cái 12 80,1 a 2,4 12 74,1 b 1,7 * Ghi chú: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các lô có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 126 Khối lƣợng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hƣởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lƣợng sơ sinh khác nhau, hệ số di truyền của tính trạng này cao (h2 = 0,34 - 0,41) [12]. Bò đƣợc nuôi trong nông hộ và điều kiện nuôi dƣỡng chăm sóc bò mẹ trong giai đoạn mang thai là nhƣ nhau nhƣng khối lƣợng sơ sinh lại khác nhau giữa lô TN và lô ĐC điều đó cho thấy ảnh hƣởng của bò đực giống cho kết quả rất rõ rệt với độ tin cậy (P<0,05). Qua các tháng tuổi từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, bê thí nghiệm có khối lƣợng cơ thể luôn cao hơn so với đối chứng (P<0,05), bê càng lớn thì khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn đã cho thấy ảnh hƣởng rõ rệt của khối lƣợng bò bố, mẹ đến khối lƣợng và sinh trƣởng của đời con. So sánh với kết quả nghiên cứu trƣớc cho thấy khối lƣợng sơ sinh của bò H’Mông trong nghiên cứu này tƣơng tự bò Vàng, bò Lai Sind và nhỏ hơn so với các nhóm bò lai chuyên dụng thịt đã công bố trƣớc đây [4], F1 (Zebu×Bò Vàng) có khối lƣợng sơ sinh 18,10 - 19,01 kg; Bò Lai Sind nuôi tại Đắk Lắk có khối lƣợng sơ sinh là 19,2 kg [3]; Nghiên cứu trên các nhóm bò lai tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết khối lƣợng sơ sinh của bò Lai Sind ở con đực là 18,9 kg và con cái là 16,8 kg; lai ½ Charolais là 23,9 kg ở con đực và 21,6 kg ở con cái [2]; Vũ Văn Nội (1994) [7] cho biết, F1 Zebu; F1 Charolais; F1 Brown Swiss có khối lƣợng sơ sinh tƣơng ứng 20,5; 21,5 và 21,7 kg; F1 Charolais; F1 Hereford; F1 Simmental và Lai Sind có khối lƣợng sơ sinh tƣơng ứng 20,25; 20,06 và 19,78 kg [8]; Nghiên cứu trên bò F1 Brahman và F2 ¾ Brahman cho kết quả tƣơng ứng 21,2 kg và 20,8 kg [15]; Khối lƣợng bê Drought Master cho kết quả từ 19,9 kg đến 27,2 kg [1]; Kết quả khối lƣợng sơ sinh của bê Brahman và bê Droughtmaster là 21,6 và 20,7 kg [17]). Khi đánh giá tầm vóc của gia súc ngƣời ta thƣờng đánh giá thông qua hai chỉ tiêu: khối lƣợng và kích thƣớc các chiều đo cơ thể. Trong tất cả các giai đoạn tuổi, chiều đo cao vây của bê đực hơn cao vây của bê cái, tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê ở cả hai lô thí nghiệm và đối chứng (P>0,05). Lúc sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng tuổi vòng ngực bê lô thí nghiệm luôn lớn hơn bê lô đối chứng ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ảnh hưởng của khối lượng bò bố, bò mẹ đến khối lượng con sinh ra Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hƣởng và các mối quan hệ giữa khối lƣợng của bố mẹ với khối lƣợng sơ sinh và tốc độ sinh trƣởng của bê đã khẳng định có sự tƣơng quan thuận giữa khối lƣợng sơ sinh và khối lƣợng cơ thể của bố mẹ. Kết quả thí nghiệm này cho thấy: Khối lƣợng của bò đực bố và bò cái mẹ ảnh hƣởng rất rõ đối với khối lƣợng đàn con. Sự chênh lệch về khối lƣợng sơ sinh của bê sinh ra giữa bò bố khối lƣợng to và bò mẹ tuyển chọn so với bê sinh ra giữa bò bố đại trà và bò mẹ đại trà là có ý nghĩa thống kê (20,3 kg so với 18,7 kg, P<0,05). Khối lƣợng bê ở giai đoạn sinh trƣởng sau cũng bị ảnh hƣởng tƣơng tự. Bảng 5. Ảnh hưởng của khối lượng bò bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra Nội dung KL bò bố, mẹ (kg) Khối lƣợng bê con sinh ra (kg) Sơ sinh (n=24) 3 tháng (n=24) 6 tháng (n=24) Bò bố tuyển chọn (n= 3) 421,00 ± 5,40 20,3 a ± 1,0 50,7 a ± 1,9 81,1 a ± 2,5 Bò mẹ tuyển chọn (n= 24) 353,80 ± 11,50 Bò bố đại trà (n= 3) 342,60 ± 4,00 18,7 b ±0,7 47,5 b ± 1,7 75,1 b ± 2,1 Bò mẹ đại trà (n= 24) 284,04 ± 7,30 * Ghi chú: Trong cùng một cột nếu các số trung bình có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 127 Bảng 6. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bê con và khối lượng bò bố Tháng tuổi của bê con n Phƣơng trình Hệ số xác định (R 2 ) P Sơ sinh 48 Y= 11,5 + 0,0209*X 0,47 <0,001 3 tháng 48 Y= 36,0 + 0,0348*X 0,41 <0,001 6 tháng 48 Y= 49,9 + 0,0740*X 0,59 <0,001 Chú thích: Y là khối lượng bê các tháng tuổi, X là khối lượng bò bố, P là mức xác suất tin cậy của phương trình hồi quy. Bảng 7. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bê con và khối lượng bò mẹ Tháng tuổi của bê con n Phƣơng trình Hệ số xác định (R2) P Sơ sinh 48 Y= 12,6 + 0,0216*X 0,42 <0,001 3 tháng 48 Y= 37,7 + 0,0363*X 0,37 <0,001 6 tháng 48 Y= 52,2 + 0,0812*X 0,59 <0,001 Chú thích: Y là khối lượng bê các tháng tuổi, X là khối lượng bò mẹ, P là mức xác suất tin cậy của phương trình hồi quy. Bảng 8. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bê sơ sinh và khối lượng bê các giai đoạn sinh trưởng sau Tháng tuổi của bê con n Phƣơng trình Hệ số xác định (R2) P 3 tháng 48 Y= 26,6 + 1,17*X 0,42 <0,001 6 tháng 48 Y= 41,6 + 1,87*X 0,35 <0,001 Chú thích: Y là khối lượng bê các tháng tuổi sau, X là khối lượng bê sơ sinh, P là mức xác suất tin cậy của phương trình hồi quy. Có thể giải thích do sự khác biệt về khối lƣợng giữa bò đực giống bố khối lƣợng to với bò đực giống đại trà địa phƣơng là rất lớn lớn (421,0 kg so với 342,6 kg) đã làm ảnh hƣởng đến khối lƣợng đàn bê sinh ra lớn hơn và rõ ràng hơn. Đối với đàn bò cái, sự khác biệt về khối lƣợng giữa bò cái tuyển chọn với bò cái đại trà cũng khá lớn (353,8 kg và 284,0 kg) nên cũng ảnh hƣởng đến khối lƣợng đàn bê sinh ra. Kết quả này cho ta thấy: Ảnh hƣởng của bò bố khối lƣợng to và tuyển chọn bò mẹ đến cải thiện đƣợc khối lƣợng sơ sinh và sinh trƣởng của bê sinh ra là khá rõ ràng. Khi nghiên cứu về sinh trƣởng của nghé thấy rằng khối lƣợng sơ sinh có tƣơng quan thuận với khối lƣợng trâu mẹ, tính trên 65 lứa đẻ, hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng mẹ và khối lƣợng sơ sinh (r = 0,71) [11]. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khối lƣợng và sinh trƣởng của bê báo cáo rằng khối lƣợng của bê bị ảnh hƣởng bởi khối lƣợng bò đực bố và tính biệt của bê đặc biệt là khối lƣợng bê sơ sinh [20]. Phương trình hồi quy giữa khối lượng bê và khối lượng bò bố, khối lượng bò mẹ Qua các phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng bê con và khối lƣợng bò bố cho thấy: Khối lƣợng các mốc tuổi của bê sinh ra và khối lƣợng bò bố cùng chiều và chặt chẽ (hệ số xác định R2 từ 0,41 - 0,59 và giá trị P<0,001). Điều này khẳng định về ảnh hƣởng của khối lƣợng bò bố đến khối lƣợng sơ sinh và sinh trƣởng của đời con là khá lớn. Căn cứ vào các phƣơng trình trên, có thể ƣớc tính khối lƣợng bê các giai đoạn tuổi sau này giúp công tác chọn lọc, cải tạo giống để nâng cao tầm vóc của đàn bò địa phƣơng. Nghiên cứu trên đàn trâu nội tại các địa phƣơng Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chƣơng, Nghệ An cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lƣợng nghé ở các mốc tuổi với khối lƣợng của trâu bố [10]. Khi sử dụng trâu đực giống khối lƣợng lớn cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phƣơng tại tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy giữa khối lƣợng nghé ở các mốc tuổi sơ sinh tới 12 tháng tuổi Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 128 có mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ với hệ số xác định là 0,46 - 0,85 [9]. Phƣơng trình hồi quy giữa về khối lƣợng bê con và khối lƣợng bò mẹ cũng tƣơng tự giống nhƣ đối với bò bố. Khối lƣợng các mốc tuổi của bê sinh ra và khối lƣợng bò mẹ cũng cùng chiều và khá chặt chẽ (hệ số xác định R2 từ 0,37 - 0,59 và giá trị P<0,005). Điều này cũng thể hiện ảnh hƣởng của khối lƣợng bò mẹ đến khối lƣợng sơ sinh và sinh trƣởng của đời con là rõ ràng. Căn cứ vào các phƣơng trình trên, ngƣời ta cũng có thể ƣớc tính khối lƣợng bê các mốc tuổi dựa vào khối lƣợng của mẹ chúng, điều này giúp cho chăn nuôi thấy rõ vai trò của bò mẹ và thƣờng xuyên tiến hành chọn lọc đàn bò cái sinh sản ở địa phƣơng kết hợp với việc tuyển chọn bò đực khối lƣợng lớn trong công tác cải tạo giống để nâng cao tầm vóc của đàn bò nhỏ con ở địa phƣơng mình. Theo Hoàng Văn Phúc (2012) [9] khi chọn lọc đàn trâu cái sinh sản khối lƣợng to làm giống ở Thanh Hóa cũng thấy rằng giữa khối lƣợng nghé ở các mốc tuổi sơ sinh tới 12 tháng tuổi với khối lƣợng của trâu mẹ mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ với hệ số xác định 0,40 - 0,80. Nghiên cứu trên đàn trâu nội tại các địa phƣơng Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chƣơng, Nghệ An cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lƣợng nghé ở tất cả các giai đoạn tuổi với khối lƣợng của trâu mẹ [10]. Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng bê sơ sinh và khối lƣợng bê ở các giai đoạn sinh trƣởng cho thấy: Giữa khối lƣợng của bê sơ sinh và khối lƣợng bê các giai đoạn sinh trƣởng sau cũng có mối quan hệ thuận và chặt chẽ (P<0,001). Điều này cho thấy khối lƣợng bê sơ sinh ảnh có hƣởng lớn đến khối lƣợng và tốc độ sinh trƣởng các giai đoạn sau. Kết quả xu hƣớng này cũng tƣơng tự nhƣ kết luận của Hoàng Văn Phúc (2012) [9], khi nghiên cứu trên đàn trâu nội địa phƣơng ở Thanh Hóa hay nghiên cứu trên đàn trâu nội tại các địa phƣơng Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chƣơng, Nghệ An [10]. KẾT LUẬN Với tổng số 352 bò điều tra cho thấy: Bò H'Mông có tầm vóc khá lớn, khối lƣợng bò đực trƣởng thành đạt 363 kg/con, bò cái là 298 kg/con. Bò có tuổi đẻ lứa đầu trên 2,5 năm, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 16 tháng. Việc chọn lọc bò đực khối lƣợng lớn phối với bò cái khối lƣợng lớn đã nâng cao khối lƣợng sơ sinh và tốc độ sinh trƣởng của bê. Qua các tháng tuổi từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, bê thí nghiệm có khối lƣợng cơ thể luôn luôn cao hơn so với đối chứng (P<0,05), bê càng lớn thì khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn đã cho thấy ảnh hƣởng rõ rệt của khối lƣợng bò bố, mẹ đến khối lƣợng và sinh trƣởng của đời con. Kết quả cụ thể là 20,3 kg và 81,1 kg/con so với 18,7 kg và 75,1 kg/con của nhóm đối chứng (P≤ 0,05). Phƣơng trình hồi quy giữa khối lƣợng bò bố, mẹ với khối lƣợng sơ sinh, khối lƣợng 3; 6 tháng tuổi của bê có hệ số xác định R2 nằm trong khoảng 0,37 - 0,59 với độ tin cậy P≤ 0,001. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Văn Cải (2006), Kết quả nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt Drought Master nhập nội nuôi tại một số tỉnh phía Nam, Tạp chí Chăn nuôi, số 1, tr. 9 - 13. 2. Vũ Chí Cƣơng (2007), Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên. Viện Chăn nuôi, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Phạm Thế Huệ (2010), Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F1 (Brahman × Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk, Luận án Tiến Sỹ Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Quang Nghiệp (1984), Một số đặc điểm chung về sinh trưởng, cày kéo, cho thịt của bò vàng Thanh Hóa và kết quả lai với bò Zebu, Luận án Phó Tiến sỹ Nông nghiệp. 5. Đào Lan Nhi (2012), Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen. Dự án GEF SGP Trung tâm đa dạng và an toàn sinh học. 6. Nguyễn Văn Niêm, Đỗ Hữu Hoan, Lƣu Công Khánh, Đỗ Xuân Cổn (1999), Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và phát triển chăn nuôi của giống bò vùng cao Hà Giang tại các tỉnh vùng núi phía bắc, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi. Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 129 7. Vũ Văn Nội (1994), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của đàn bò Lai Sind, bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò Lai Sind ở một số tỉnh miền Trung, Luận án Phó Tiến sỹ KHNN, Viện Chăn nuôi, Hà Nội. 8. Phạm Văn Quyến (2001), Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của một số nhóm bò lai hướng thịt tại trung tâm nghiên cứu thực nghiệm chăn nuôi Sông Bé, Luận văn Thạc sỹ KHNN. 9. Hoàng Văn Phúc (2012), Đánh giá hiện trạng và sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương tại tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 10. Mai Văn Sánh (2006), Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương, Báo cáo tổng kết đề tài trong điểm cấp ngành, Viện Chăn nuôi. 11. Nguyễn Đức Thạc (1983), Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của loại hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo nó với trâu Murrah, Luận án PTS khoa học NN. 12. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Thoa (2011), Nghiên cứu một số biện pháp khoa học và công nghệ để phục hồi và phát triển đàn bò của đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tổng hợp đề tài KHCN 2008 - 2011. 14. Nguyễn Đàm Thuyên (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của bò H’Mông nuôi tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ KHNN, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 15. Hoàng Văn Trƣờng (2001), Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản của bò lai Brahman nuôi tại tỉnh Bình Định. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y, TP Hồ Chí Minh. 4/2001. 16. Hoàng Xuân Trƣờng (2010), Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò H’mông tại vùng cao huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. Luận văn Thạc sĩ KHNN, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình (2008), Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Drought Master ngoại nhập 3 lứa đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bò sinh ra từ chúng, Viện Chăn nuôi, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi, số 15, tr. 16-23. 18. Trần Huê Viên, Nguyễn Hƣng Quang, Phan Đình Thắm, Trần Xuân Vũ, Trịnh Văn Bình (2013), Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò Mông nuôi tại huyện Đồng Văn, Hà Giang, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tháng 5 năm 2013, trang 146-150. 19. Trần Xuân Vũ (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của bò H’Mông nuôi tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 20. Topanurak, S.; J. Intaramongkol, P. Ratanapunna, S. Intaramongkol, S. Tumwasorn and C. Chatalakhana (1991), Factors affecting growth performance in Thai swamp buffalo. Annual report. The national buffalo research and development project, Bangkok, Thailand, pp 17-23 Trần Huê Viên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 123 - 130 130 SUMMARY EFFECTS OF H’MONG CATTLE PARENT BREED SELECTION TO GROWTH OF THE SECOND GENERATION IN DONG VAN DISTRICT, HA GIANG PROVINCE Tran Hue Vien 1* , Nguyen Hung Quang 1 , Pham Duy Hien 2 , Nguyen Huu Cuong 3 1College of Agriculture and Forestry – TNU, 2Ha Giang Department of Plan and Investment, 3Ministry of Science and Technology The study focused on three main points. The first content was selection and classification of H’Mong cattle herds raised in 150 households in Dong Van district, Ha Giang province. The second part was assessment on growth ability of calves from selected parents. Finally, based on monitoring results of the second generation calves, effects of breed selection to the following generations were evaluated using generalized linear models (GLM) and regression equations. Findings revealed that H’Mong cattle were heavily muscled; mature cattle reached 298 kg/head for female and up to 363 kg/head for male. At the age of over 2.5 years, they could produce their first calf; and the time between two parities was 16 months. The selection of heavy parents improved body weight and growth rate of calves. Calf weight (kg/head) of selected parents was always higher than that of the control group at both newborn and 6-month stages with specific results of 20.3 kg and 81.1 kg/head compared with 18.7 kg and 75.1 kg/head of the control group (P ≤ 0.05) respectively. The regression equation between the body weight of parents with that of newborn, 3 and 6 month-old calves had coefficient of determination R 2 ranging from 0.37 to 0.59 (P ≤ 0.001). Key words: H’Mong, Ha Giang, Growth rate, Selection, Regression equation Ngày nhận bài:04/12/2013; Ngày phản biện:18/12/2013; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Trần Văn Tường – Đại học Thái Nguyên * Tel: 0912 130444, Email: tranhuevien@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42027_45874_46201410105518_0234_2048618.pdf