Kết quả điều tra thực trạng nghề khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ từ Cửa Lò đến Diễn Châu tỉnh Nghệ An

Từ kết quả điều tra thực trạng trên có thể rút ra kết luận sau: - Đã xác định được số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động trong vùng biển ven bờ các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò là liên tục tăng, 1303 tàu (2011) tăng lên 1473 tàu (2016); trung bình mỗi năm tăng 34 chiếc. Đây là một trong những nguy cơ gây áp lực khai thác ngày càng lớn cho vùng biển ven bờ, làm cho tình trạng khai thác bất hợp lý ngày càng nghiêm trọng trong VBNC.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều tra thực trạng nghề khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ từ Cửa Lò đến Diễn Châu tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ TỪ CỬA LÒ ĐẾN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN INVESTIGATING OF FISHERY EXPLOITATION ALONG THE COASTAL AREA FROM CUA LO TO DIEN CHAU DISTRICT, NGHE AN PROVINCE Nguyễn Thị Hoa Hồng1, Trần Đức Phú2, Nguyễn Văn Lục3 Ngày nhận bài: 06/02/2017; Ngày phản biện thông qua: 20/02/2017; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẮT Bài báo nhằm cung cấp thông tin thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản trong vùng biển ven bờ từ thị xã Cửa Lò đến huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An gọi chung là vùng biển nghiên cứu (VBNC). VBNC có diện tích khoảng 1667km2, ở đó có vịnh Diễn Châu độ sâu chỉ từ 5÷7m và hai bãi tôm Diễn Châu, Cửa Hội [4] thuận tiện cho nghề lưới rê, lưới kéo, câu và nghề khác (lồng bẫy, mành, vó...) hoạt động. Với nguồn lợi đa dạng, phong phú đã làm cho số lượng tàu thuyền hoạt động trong VBNC liên tục tăng từ 1303 (2011) lên 1473 tàu (2016); trung bình mỗi năm tăng 34 chiếc; trong đó có cả những tàu công suất lớn hơn 20cv và nhiều loại tàu thuyền, dụng cụ có tính huỷ diệt, phá hoại ngư trường và nguồn lợi. Bài báo cũng cho biết thực trạng ngày càng gia tăng số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong VBNC đã làm cho năng suất và sản lượng khai thác ngày càng giảm, trong khi đó tàu thuyền dưới 20cv hầu hết cũ kỹ, chất lượng vỏ máy kém, trình độ ngư dân thấp...rất khó cho chủ trương cải tiến tàu thuyền để vươn lộng ra khơi. Từ khoá: Vùng biển ven bờ, Diễn Châu, Cửa Lò, thực trạng ABSTRACT The purpose of this article is to provide information on fi sheries exploitation along the coastal area from Cua Lo town to Dien Chau district, Nghe An province (hereafter referred to as VBNC - the marine area under research). VBCN covers an area of 1667 square kilometres home to Dien Chau bay, has the depth of 5-7 metres, and two shrimp grounds (Dien Chau and Cua Hoi) [4], which are suitable for trawls, drift nets, line fi shing and others (cages, traps, trammels, lift nets...). Due to the rich resources, the number of fi shing ships, boats in the VBCN has increased continuously from 1303 ships (2011) to 1473 ships (2016); which is about 34 each year on an average. These include ships of bigger than 20HP and many ships have tools which can exterminate or damage the fi shery grounds and resources severely. The article also points out that the increase in the number of ships, boats has caused the exploitation productivity and output to decline. Moreover, most of ships, boats with less than 20HPare old, and their hulls have poor quality; and fi shermen are not well-trained... These cause diffi culties in implementing the policy on improving ships and boats for offshore fi shing. Keywords: Coastal area, Dien Chau, Cua Lo, status 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2 Viện Khoa học và công nghệ khai thác - Trường Đại học Nha Trang 3 Viện Hải dương học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển ven bờ từ Diễn Châu đến Cửa Lò gọi chung là vùng biển nghiên cứu ký hiệu là VBNC. Phía Tây VBNC được giới hạn bởi đường bờ biển các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò; phía Đông là tuyến bờ; phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh còn phía Bắc giáp vùng biển ven bờ huyện Quỳnh Lưu [2]. Trong VBNC có vịnh Diễn Châu là nơi sinh sản, nuôi dưỡng các loài hải sản cung cấp nguồn lợi phong phú và đa dạng cho cả vùng biển. VBNC có bãi tôm Diễn Châu và Cửa Hội nằm dọc theo tuyến bờ, từ vĩ độ 17-190 Bắc. Nguồn lợi chủ đạo của vùng biển là cá, chiếm 65,5%; sau đó là giáp xác chiếm 30,1%, còn lại là mực và các loài hải sản khác [4]. Vùng biển nghiên cứu có nền đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ, đặc biệt là vịnh Diễn Châu có độ sâu từ 5÷7m, rất thuận lợi cho nghề lưới kéo, lưới rê và nghề câu của ngư dân sống trên bờ biển phát triển. Trong nhiều năm qua đội tàu thuyền khai thác thuỷ sản trong VBNC liên tục gia tăng từ 1303 chiếc (2011) lên 1473 (2016) trong đó có cả những tàu công suất lớn hơn 20cv hoạt động sai tuyến. Ngoài ra còn có nhiều loại tàu thuyền, dụng cụ có tính huỷ diệt, phá hoại ngư trường và nguồn lợi. Thực trạng này đã làm cho năng suất và sản lượng khai thác trong VBNC ngày càng giảm dẫn đến nguy cơ huỷ diệt nguồn lợi. Mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương nhằm khắc phục tình trạng trên nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Cần phải tiến hành điều tra xác định đầy đủ các số liệu thực trạng hoạt động khai thác làm cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá để đề xuất những giải pháp nhằm khai thác hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong VBNC. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được khai thác từ các số liệu thống kê của địa phương [1,3], công trình khoa học liên quan như các báo cáo tổng kết đề tài; bài báo trong và ngoài nước; báo cáo khoa học hội thảo về khai thác nguồn lợi thuỷ sản.... Số liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn và khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra xây dựng sẵn theo hình thức ngẫu nhiên và đại diện. Số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động khai thác trong VBNC giai đoạn từ 2011-2016 được tiến hành qua 5 bước như sau: Bước 1: Xác định danh sách tàu thuyền khai thác thuỷ sản của huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò (tạm gọi là địa phương nghiên cứu (ĐPNC)): Bước 2: Xác định danh sách sơ bộ tàu thuyền hoạt động khai thác trong VBNC: Bước 3: Xác định tàu thuyền khai thác thuỷ sản ra hoặc vào VBNC Bước 4: Kiểm chứng thực tế tàu thuyền hoạt động trong VBNC Bước 5: Lập danh sách tàu thuyền thực tế hoạt động trong VBNC Thông tin về năng suất khai thác, sản lượng, ngư cụ, kích thước mắt lưới, sản phẩm... được xác định thông qua số liệu điều tra trong giai đoạn 2011-2016 và tham vấn chuyên gia bằng cách khảo sát trực tiếp và gián tiếp từ thuyền trưởng, thuyền viên; cán bộ quản lý nghề cá tại các cấp; nậu vựa tại bến cá kết hợp phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), phỏng vấn cá nhân trực tiếp, qua điện thoại và email, quan sát trực tiếp... 2. Phương pháp xử lý số liệu Tiến hành hiệu chỉnh số liệu thu được và làm sạch các phiếu câu hỏi điều tra. Xử lý và phân tích thông tin bằng kiến thức chuyên môn thông qua Microsoft Excel. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Vùng biển ven bờ và các xã ven biển thuộc huyện Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An [5]. Phạm vi thời gian: từ năm 2012 đến 2016. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển nghiên cứu. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cơ cấu đội tàu thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản trong VBNC Bảng 1. Cơ cấu đội tàu thực tế hoạt động trong VBNC theo địa phương Năm Diễn Châu Nghi Lộc Cửa Lò Tỉnh Khác Tổng <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv 2011 711 164 285 47 20 76 0 0 1303 2012 669 186 286 55 57 68 0 22 1343 2013 686 187 288 61 67 69 0 21 1379 2014 716 194 323 51 54 86 0 39 1409 2015 724 211 291 67 57 67 0 47 1464 2016 723 212 286 75 55 64 0 58 1473 Bảng 2. Cơ cấu đội tàu thực tế hoạt động trong VBNC theo nghề, nhóm công suất Nhóm nghề Nhóm công suất Số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu (ngày) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lưới rê <20cv 811 831 839 873 863 864 20÷48cv 31 29 35 29 44 51 Lưới kéo <20cv 61 21 30 26 36 34 20÷48cv 209 254 249 256 298 304 Câu <20cv 121 122 123 124 125 129 20÷48cv 23 25 27 30 34 35 Khác <20cv 23 38 49 48 48 37 20÷48cv 24 23 27 23 16 19 Từ bảng 1 và bảng 2 cho thấy số lượng tàu thực tế hoạt động trong VBNC có xu hướng tăng theo thời gian; từ 1303 tàu (2011) tăng lên 1473 tàu (2016); trung bình mỗi năm tăng 34 chiếc. Tổng số tàu thực tế hoạt động trong VBNC tăng 170 chiếc trong đó huyện Diễn Châu 60 chiếc; huyện Nghi Lộc tăng 29 chiếc; thị xã Cửa Lò tăng 23 chiếc, ở địa phương khác tăng 58 chiếc. 2. Đặc điểm vỏ và máy tàu thuyền thực tế khai thác thuỷ sản trong VBNC Bảng 3. Thông số cơ bản của vỏ tàu thực tế hoạt động trong VBNC Nhóm nghề Nhóm công suất Chiều dài TB (m) Chiều rộng TB (m) Chiều cao TB (m) Vật liệu làm vỏ Lưới rê <20cv 6,34 ± 0,65 2,26 ± 0,27 0,63 ± 0,28 Tre, gỗ ≥20cv 10,74 ± 0,51 3,14 ± 0,14 1,23 ± 0,19 Gỗ Lưới kéo <20cv 7,27 ± 0,36 2,34 ± 0,43 0,65 ± 0,22 Tre, gỗ ≥20cv 12,95 ± 0,19 3,98 ± 0,07 1,41 ± 0,07 Gỗ Câu <20cv 6,22 ± 0,46 2,27 ± 0,37 0,64 ± 0,38 Tre, gỗ ≥20cv 10,74 ± 0,51 3,14 ± 0,14 1,23 ± 0,19 Gỗ Khác <20cv 7,44 ± 0,41 2,34 ± 0,23 0,62 ± 0,29 Tre, gỗ ≥20cv 11,33 ± 0,04 3,63 ± 0,04 1,29 ± 0,00 Gỗ 32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Từ Bảng 3 cho thấy hầu hết tàu thuyền hoạt động trong VBNC có kích thước nhỏ, vật liệu vỏ chủ yếu là tre và gỗ chiếm từ 72,23 - 80,63%, rất khó cho chương trình vươn khơi. Bảng 4. Các thông tin chính về trang bị máy động lực trên tàu TT Hãng sản xuất Nước sản xuất Số lượng tàu (chiếc) Tỷ lệ (%) 1 Daewoo Hàn Quốc 1 0,29 2 Chang Chai Trung Quốc 1 0,29 3 Jiang dong Trung Quốc 301 85,75 4 Đông Phong Trung Quốc 36 10,26 5 Isuzu Nhật Bản 3 0,85 6 Yanmar Nhật bản 9 2,56 Từ Bảng 4 cho thấy: hầu hết máy tàu trang bị trên tàu hoạt động trong VBNC chủ yếu là xuất xứ từ Trung Quốc (96,30%), còn các nước nhật Bản, Hàn Quốc không đáng kể. 3. Thực trạng ngư cụ thực tế hoạt động khai thác thuỷ sản trong VBNC 3.1. Ngư cụ nghề lưới rê Bảng 5. Các thông số cơ bản của cheo lưới rê TT Các loại lưới rê Chiều dài rút gọn Chiều cao rút gọn Kích thước mắt lưới Số cheo lưới 1 Lưới rê đơn cá 50m (4,0÷7,0)m 30÷90mm 9÷10 2 Lưới rê đơn ghẹ 50m (0,8÷1,0)m 90÷120mm 9÷10 3 Lớp trong rê 3 lớp 50m (2,4 ÷4,0)m 70mm 9÷10 Lớp ngoài rê 3 lớp 400mm 3.2. Ngư cụ nghề lưới kéo Ngư cụ nghề lưới kéo hoạt động trong vùng biển nghiên cứu gồm có lưới kéo cá và lưới kéo tôm, ốc. Các thông số chính của lưới kéo tôm và lưới kéo cá hoạt động trong VBNC được thống kê ở Bảng 6. Bảng 6. Các thông số cơ bản của ngư cụ nghề lưới kéo Các thông số chính Lưới kéo tôm (Ni=13) Lưới kéo cá (Ni=9) Chiều dài giềng chì 18,42±1,61m 23,73±2,11m Chiều dài giềng phao 16,09±1,53m 21,21±2,15m Kích thước mắt lưới đụt (2a) 12,32 ± 0,98mm 16 ± 0,78mm 3.3. Ngư cụ nghề câu Nghề câu hoạt động trong VBNC gồm có câu tay và câu vàng. Nghề câu tay ở đây là câu cần, các thông số cơ bản được trình bày ở Bảng 7. Các thông số cơ bản của ngư cụ câu vàng được trình bày ở Bảng 8. Bảng 7. Các thông số cơ bản của nghề câu tay TT Tên gọi Cần câu Dây câu Lưỡi câu 1 Vật liệu Tre PA Inox 2 Số lượng 1 1 10-20 3 Chiều dài 3-4 m 80-100m 25mm 4 Chiều rộng - - 12mm 5 Chiều cao - - 15mm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33 Bảng 8. Các thông số cơ bản của nghề câu vàng TT Tên gọi Dây triên Dây thẻo Lưỡi câu 1 Vật liệu Cước PA/ nilon Cước PA Inox 2 Số lượng 1 400÷600 400÷600 lưỡi 3 Chiều dài 1.000÷2.000 m 1÷2 m 1,5 mm 4 Chiều rộng - - 10 mm 5 Chiều cao - - 13mm 3.4. Ngư cụ nghề bẫy Nghề bẫy trong vùng biển nghiên cứu gồm bẫy kiểu Trung Quốc và bẫy kiểu truyền thống. Các thông số cơ bản của lồng bẫy kiểu Trung Quốc được trình bày ở Bảng 9, thông số cơ bản của bẫy ốc hương được trình bày ở Bảng 10. Bảng 9. Thông số cơ bản của lồng bẫy kiểu Trung Quốc TT Tên gọi Vật liệu-chiều dài Kích thước 1 Lưới thân Trắng, PA 380D/3 2a=15mm 2 Lưới đáy Xanh, PA 380D/6 2a=20mm 3 Lưới hom Trắng, PA 380D/3 2a=15mm 4 Dây liên kết khung PE Ø3 Chiều dài=42m 5 Khung lồng FeØ3, bọc nhựa Chiều cao – Chiều rộng=220-250mm Bảng 10. Các thông số cơ bản của bẫy ốc hương TT Tên gọi Vật liệu, quy cách 1 Khung lồng PE Ø4, trụ tròn cố định 2 Lưới bao lồng PA, 2a=16mm 3 Lưới hom PA, 2a=10mm 4. Thực trạng thuyền viên trên tàu khai thác thuỷ sản trong VBNC Bảng 11. Tuổi nghề của thuyền viên trên tàu khai thác thuỷ sản trong VBNC Đơn vị tính: Người Nghề Số tàu điều tra Tổng số được hỏi (người) Phân bổ số người theo nhóm tuổi nghề (năm) ≤3 4÷15 16÷25 26÷35 36÷45 Lưới rê 55 88 6 24 28 22 8 Lưới kéo 22 42 6 12 16 6 2 Nghề câu 9 53 4 18 23 4 44 Nghề khác 7 15 3 4 7 1 0 Tổng 93 198 19 58 74 33 14 Tỷ lệ % % 9,60 29,29 37,37 16,67 7,07 Từ Bảng 11 cho thấy, thời gian đi biển của thuyền viên trên tàu khai thác thuỷ sản ở VBNC tập trung cao nhất từ 16÷25 năm, chiếm 37,37%; tiếp theo là nhóm tuổi nghề 4÷15 năm, chiếm 29,29%; thứ ba là nhóm tuổi nghề từ 26÷35 năm chiếm 16,67%. Hai nhóm còn lại chỉ chiếm 16,67% trong đó nhóm dưới 4 năm tuổi chiếm 9,60%; nhóm 36÷45 năm tuổi chiếm 7,07%. 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Bảng 12. Trình độ học vấn của thuyền viên trên tàu khai thác trong VBNC Đơn vị tính: Người Nghề Số tàu điều tra Tổng số được hỏi (người) Số lượng thuyền viên phân theo học vấn Tiểu học THCS THPT Lưới rê 55 88 78 10 0 Lưới kéo 22 42 39 2 1 Nghề câu 9 53 25 26 2 Nghề khác 7 15 7 5 3 Tổng 93 198 149 43 6 Tỷ lệ % % 75,26 21,72 3,02 Từ Bảng 12 cho thấy hầu hết thuyền viên trên tàu khai thác thuỷ sản trong VBNC có trình độ thấp. Số thuyền viên có trình độ bậc tiểu học có tỷ lệ cao nhất với 75,26%; tiếp đến là bậc trung học cơ sở 21,72%; cuối cùng là trung học phổ thông chỉ có 3,02%. Bảng 13. Trình độ chuyên môn của thuyền viên trên tàu KTTS trong VBNC Đơn vị tính: Người Nghề Số tàu điều tra Học nghề từ Có chứng chỉ Lớp dạy nghề Kinh nghiệm Thuyền trưởng Máy trưởng Lưới rê 55 0 88 3 3 Lưới kéo 22 0 42 20 20 Nghề câu 9 0 53 2 2 Nghề khác 7 0 15 4 4 Tổng 93 0 198 29 29 Tỷ lệ % 0,00 100 31,18 31,18 Từ Bảng 13 cho thấy: hầu hết thuyền viên làm việc trên các tàu khai thác thuỷ sản ở VBNC không học qua các lớp đào tạo nghề (0%) mà chủ yếu là học theo kinh nghiệm (100%). Chỉ có 31,18% trong tổng số 93 tàu điều tra có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng. 5. Thực trạng về năng suất của tàu hoạt động trong VBNC Bảng 14. Biến động năng suất khai thác của tàu theo năm (tấn/tàu/năm) Năm Lưới rê Lưới kéo Câu Khác <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv 2011 3,03 3,65 10,00 13,92 3,93 5,96 5,45 7,05 2012 3,04 3,69 17,24 19,00 4,02 5,85 4,16 7,45 2013 3,03 3,16 12,70 13,64 3,60 5,77 3,32 5,32 2014 3,00 3,59 16,65 17,00 3,94 4,87 3,56 7,45 2015 2,98 2,75 12,00 13,00 3,85 4,00 3,50 8,42 2016 2,16 2,50 11,00 12,00 3,66 3,89 4,37 7,60 6. Thực trạng về thời gian hoạt động khai thác thuỷ sản của đội tàu trong VBNC Thời gian hoạt động của đội tàu khai thác thuỷ sản trong VBNC được thể hiện bởi số ngày hoạt động tiềm năng (Bảng 15) và hệ số hoạt động của đội tàu (Bảng 16). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35 Bảng 15. Số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu khai thác trong VBNC Nhóm nghề Nhóm công suất Số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu (ngày) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lưới rê <20cv 173 172 173 171 170 176 20÷48cv 173 172 173 171 170 176 Lưới kéo <20cv 200 213 209 214 200 199 20÷48cv 200 213 209 214 200 199 Câu <20cv 220 216 222 219 218 220 20÷48cv 220 216 222 219 218 220 Khác <20cv 227 229 226 230 228 227 20÷48cv 227 229 226 230 228 227 Bảng 16. Hệ số hoạt động của đội tàu khai thác trong VBNC Nhóm nghề Nhóm công suất Số ngày hoạt động tiềm năng của đội tàu (ngày) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lưới rê <20cv 0,65 0,68 0,65 0,67 0,70 0,73 20÷48cv 0,65 0,68 0,65 0,67 0,70 0,73 Lưới kéo <20cv 0,68 0,66 0,67 0,67 0,65 0,67 20÷48cv 0,68 0,66 0,65 0,67 0,65 0,67 Câu <20cv 0,64 0,67 0,63 0,65 0,66 0,63 20÷48cv 0,64 0,67 0,63 0,65 0,66 0,63 Khác <20cv 0,67 0,69 0,70 0,67 0,71 0,68 20÷48cv 0,67 0,69 0,70 0,67 0,71 0,68 7. Thực trạng về sản lượng khai thác thuỷ sản trong VBNC Bảng 17. Biến động sản lượng khai thác của tàu theo nghề, nhóm công suất và năm Đơn vị tính: tấn Năm Lưới rê Lưới kéo Câu Khác <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv <20cv 20÷48cv 2011 2457 113 610 2910 476 137 125 169 2012 2526 107 362 4572 491 146 158 171 2013 2542 111 381 3395 443 156 163 144 2014 2619 104 433 4352 489 146 171 171 2015 2572 121 432 3874 481 136 168 135 2016 1866 128 374 3648 472 136 162 144 IV. KẾT LUẬN Từ kết quả điều tra thực trạng trên có thể rút ra kết luận sau: - Đã xác định được số lượng tàu thuyền thực tế hoạt động trong vùng biển ven bờ các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò là liên tục tăng, 1303 tàu (2011) tăng lên 1473 tàu (2016); trung bình mỗi năm tăng 34 chiếc. Đây là một trong những nguy cơ gây áp lực khai thác ngày càng lớn cho vùng biển ven bờ, làm cho tình trạng khai thác bất hợp lý ngày càng nghiêm trọng trong VBNC. - Ngày càng gia tăng các hoạt động bất hợp pháp của nhiều loại tàu thuyền, có nhiều tàu 36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 công suất lớn hơn 20cv hoạt động sai tuyến. Ngoài ra còn có nhiều loại tàu thuyền, dụng cụ có tính huỷ diệt, phá hoại ngư trường và nguồn lợi. Cụ thể là trong năm 2016, tàu lưới kéo (338 chiếc), tàu lắp máy công suất từ 20cv trở lên 409 chiếc, nghề lồng bẫy kiểu Trung Quốc, dụng cụ kích điện, chất nổ vẫn ngang nhiên hoạt động. Thực trạng này đã làm cho năng suất và sản lượng khai thác trong VBNC ngày càng giảm dẫn đến nguy cơ huỷ diệt nguồn lợi. - Một thực trạng nổi bật khác là tàu thuyền hoạt động trong vùng biển nghiên cứu có công suất dưới 20cv hầu hết vỏ tàu làm từ vật liệu gỗ và tre, chất lượng máy rất kém, trình độ thuyền viên thấp... rất khó cho chủ trương cải tiến tàu thuyền để vươn lộng ra khơi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Khai thác-Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An, 2007-2015. Danh sách tàu thuyền đánh cá từ năm 2007-2015. 2. Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Hà Nội. 3. Phòng Nông nghiệp - Phá t triển nông thôn huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, 2015. Danh sách tàu cá dưới 20cv thuộc huyện quản lý. 4. Tổng cục Thủy sản, 2015. Báo cáo dự án”Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam”. 5. UBND tỉnh Nghệ An, 2015. Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 01 năm 2015 Ban hành Quy định quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tra_thuc_trang_nghe_khai_thac_thuy_san_tai_vung.pdf