Các dòng lạc chọn lọc ở thế hệ R1, R2, R3 có sự
ổn định nhanh các tính trạng nông học cho phép
rút ngắn thời gian tạo dòng thuần.
Hàm lượng lipit trong hạt của cả 3 dòng lạc chọn
lọc ở thế hệ R3 (vụ Thu Đông 2009) tăng, hàm
lượng protein giảm so với giống gốc. Ba dòng lạc
R3.44, R3.46, R3.48 có biểu hiện được cải thiện rõ
rệt về khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm
và giai đoạn cây non.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả chọn lọc một số dòng lạc có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước của giống lạc L18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 122
KẾT QUẢ CHỌN LỌC MỘT SỐ DÕNG LẠC CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÔ SẸO
CHỊU MẤT NƯỚC CỦA GIỐNG LẠC L18
Vũ Thị Thu Thuỷ1, Đinh Tiến Dũng1, Nguyễn Thị Tâm1, Chu Hoàng Mậu2*
1Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng có giá trị kinh tế về nhiều mặt, tuy nhiên sự phát triển cây
lạc còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của nó, trong đó có nguyên nhân do tình trạng hạn hán gây
nên. Để khắc phục tình trạng này, các dòng lạc có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của giống
lạc L18 đƣợc đánh giá và chọn lọc qua 3 thế hệ đã tuyển chọn đƣợc 3 dòng (kí hiệu R3.44, R3.46,
R3.48) trong tổng số 37 dòng, có sự ổn định về các tính trạng nông học (chiều cao cây; số nhánh/
cây; số quả/ cây; số quả chắc/ cây) so với giống gốc. Các dòng chọn lọc có hàm lƣợng lipit và khả
năng chịu hạn cao hơn so với giống gốc. Ba dòng R3.44, R3.46, R3.48 có biểu hiện đƣợc cải thiện
rõ rệt về khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm và giai đoạn cây non.
Từ khóa: Arachis hypogaea, chịu mất nước, chịu hạn, dòng lạc, tính trạng nông học
MỞ ĐẦU
Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây công
nghiệp ngắn ngày đƣợc trồng ở nhiều nơi trên
thế giới. Trồng lạc mang lại nguồn lợi về
nhiều mặt đặc biệt là giá trị dinh dƣỡng, giá
trị về kinh tế; các sản phẩm phụ dƣ thừa từ
cây lạc có giá trị cải tạo đất rất tốt [3], [9].
Với phƣơng thức canh tác chủ yếu ở mức quy
mô nhỏ, cây lạc đƣợc trồng ở hầu khắp các
vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, chính
vì vậy yếu tố tự nhiên chính là một trong
những yếu tố hạn chế sự phát triển của cây
lạc. Với 28% diện tích đất trồng lạc so với
tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng
năm, hạn hán đã làm giảm tới 50% sản lƣợng,
vì vậy việc đánh giá và chọn tạo các giống lạc
có năng suất, chất lƣợng và khả năng chịu hạn
là yêu cầu thực tiền đặt ra cho các nhà chọn
giống lạc (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [3]
Trong những năm gần đây, nhiều phƣơng pháp
mới đƣợc ứng dụng để cải tạo giống cây trồng,
trong đó có kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đƣợc
sử dụng nhƣ một phƣơng pháp nhằm nâng
cao khả năng chịu hạn của cây trồng, trong đó
có cây lạc [1], [6], [11]. Những thay đổi về
sinh lý, hoá sinh liên quan đến tính chống
chịu của cây tái sinh từ mô đƣợc chọn lọc qua
hệ thống chọn dòng bằng nuôi cấy mô sẹo đã
Tel: (84) 913 383289; Email: chuhoangmau@tnu.edu.vn
đƣợc công bố [6], [7], [8], [10]. Bài báo này
trình bày kết quả đánh giá các dòng chọn lọc
có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của
giống lạc L18.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giống lạc L18 do Trung tâm nghiên cứu và
phát triển đậu đỗ, Viện Cây lƣơng thực và
Cây thực phẩm Việt Nam cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng:
Quần thể R0 gồm 37 dòng cây xanh (có quả)
có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của
giống lạc L18 (trồng vụ Xuân hè, năm 2008)
[11]. Mỗi cây có hạt là một dòng đƣợc thu
hoạch riêng và đánh dấu để trồng các vụ tiếp
theo. Cây của hạt R0 đƣợc gọi là thế hệ R1,
tƣơng tự cây của hạt R1 đƣợc gọi là R2...Điều
kiện và chế độ chăm sóc đều nhƣ nhau.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu tạo luống
ngẫu nhiên, mỗi luống cách nhau 50 cm; hạt
của các dòng đƣợc đánh dấu và trồng theo
luống, mỗi luống gồm nhiều hàng, mỗi hàng
cách nhau 30cm, trồng các hạt cách nhau 10
cm. Theo dõi sự phát triển của các dòng chọn
lọc qua các vụ gieo trồng, đánh giá các chỉ
tiêu nông học, năng suất theo mô tả của
Nguyễn Thị Chinh, 2005 [3]. Thí nghiệm
đồng ruộng đựơc thực hiện tại Phƣờng Quang
Vinh- Thành phố Thái Nguyên.
- Định lƣợng protein tan theo phƣơng pháp
Lowry, xác định hoạt độ α- amylase bằng
phƣơng pháp Heinkel; định lƣợng đƣờng khử
Vũ Thị Thu Thủy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 122 - 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 123
bằng cách chiết đƣờng với nƣớc và tạo màu
K3Fe(CN)6 theo mô tả của Phạm Thị Trân
Châu [2]; định lƣợng lipit bằng cách chiết
trực với tiếp bởi petroleum ether ở 40C.
Các chỉ tiêu hóa sinh đƣợc phân tích tại các
phòng thí nghiệm của khoa Sinh - Kĩ thuật
nông nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm-Đại
học Thái Nguyên.
- Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây
non đƣợc thực hiện theo Lê Trần Bình và cs [1].
- Số liệu thu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp
thống kê sinh học theo hƣớng dẫn của Chu
Hoàng Mậu (2008) [5].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Một số đặc điểm nông học, các yếu tố cấu
thành năng suất của các dòng lạc chọn lọc
ở thế hệ R1, R2, R3
Cây tái sinh từ mô sẹo chịu mất nƣớc do thổi
khô liên tục trong 9 giờ đƣợc chuyển ra trồng
ngoài đồng ruộng trong điều kiện canh tác
bình thƣờng (Vũ Thị Thu Thuỷ và đtg, 2009)
[11]. Kết quả đánh giá mức độ ổn định một số
tính trạng nông học của các dòng lạc có nguồn
gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc cho thấy các chỉ
tiêu nghiên cứu ở R1, R2, R3 đều ít biến động
hơn so với quần thể R0 và tƣơng đƣơng so với
giống gốc. Đánh giá 37 dòng cây tái sinh chọn
lọc từ quần thể R0 dựa vào sự biểu hiện một số
tính trạng nông học ở ba thế hệ R1, R2, R3
chúng tôi tuyển chọn 3 dòng có sự ổn định về
chiều cao thân chính, số nhánh/ cây; số quả/
cây và số quả chắc/ cây (Bảng 1).
Kết quả phân tích ở bảng 1 cho thấy, 100%
các dòng chọn lọc có chiều cao thân chính
cao hơn so với giống gốc, dao động từ 41,64
cm đến 61,70 cm (giống gốc từ 29,90cm đến
34,79 cm); các dòng chọn lọc ở các thế hệ
khác nhau đều có mức độ biến động di truyền
ít so đối chứng. Số nhánh/cây là chỉ tiêu có sự
biến động di truyền tƣơng đối lớn (Cv%), dao
động 9,81% đến 19,99% (giống gốc là
12,61% - 15,81%);
Bảng 1. Đặc điểm của một số dòng lạc chọn lọc tái sinh từ mô sẹo chịu mất nước
Chỉ
tiêu
theo
dõi
Cao thân chính (cm) Số nhánh/cây Số quả/cây Sốquả chắc/cây
X
SX Cv %
X
SX Cv %
X
SX
Cv
% X
SX
Cv
%
R1.44 53,40 ± 3,22 19,08 5,14 ± 0,53 12,61 18,33 ± 1,23 16,42 12,40 ± 0,45 12,23
R1.46 49,60 ± 2,34 14,91 5,32 ± 0,33 19,99 22,17 ± 1,30 14,38 10,00 ± 0,56 17,64
R1.48 61,70 ± 1,19 6,11 5,03 ±
0,26 16,33 20,50 ± 1,36 16,25 11,25 ± 0,49 12,34
L18
gốc
29,90 ± 1,84 19,47 6,11 ± 0,55 18,34 19,83 ± 0,54 6,70 14,00 ± 0,60 12,07
R2.44 50,15 ± 3,17 12,80 4,82 ± 0,23 15,58 22,50 ± 1,65 9,69 15,38 ± 0,84 15,52
R2.46 50,33 ± 1,70 13,06 5,91 ± 0,21 11,88 27,83 ± 1,54 9,12 21,67 ± 1,26 14,20
R2.48 61,57 ± 0,92 5,62 4,79 ± 0,21 16,75 21,58 ± 1,32 8,43 17,67 ± 1,33 13,07
L18
gốc
34,25 ± 1,91 12,25 6,18 ± 0,30 15,88 20,80 ± 1,06 6,15 17,02 ± 0,88 11,18
R3. 44 42,75 ± 1,52 4,65 4,83 ±
0,40 10,34 20,00 ± 1,09 5,46 18,14 ± 0,91 13,29
R3.46 41,64 ± 0,81 1,95 8,60 ± 0,27 9,81 20,11 ± 1,07 5,34 17,90 ± 0,91 16,12
R3.48 48,60 ± 2,84 5,85 8,25 ± 0,48 11,61 17,88 ± 1,04 5,83 16,22 ± 0,98 18,18
L18
gốc
34,79 ± 1,73 4,66 8,00 ± 0,52 15,81 20,33 ± 2,04 8,04 18,78 ± 1,10 17,62
Vũ Thị Thu Thủy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 122 - 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 124
các dòng chọn lọc ở các thế hệ sau có xu
hƣớng tăng số nhánh trên cây, và ít biến động
hơn so với giống gốc; số nhánh/ cây của các
dòng chọn lọc có từ 4,83 nhánh/cây (R3.44)
đến 8,60 nhánh/cây (R3.46) (giống gốc có từ
6,11 đến 8,00 nhánh/ cây). Số quả/cây của các
dòng nghiên cứu là 10,00 - 21,67 (quả), so với
quần thể R0 (22,80 quả/ cây) và so với giống
gốc là tƣơng đối đều nhau, sự ổn định cũng đạt
ở mức cao, Cv% dao động trong khoảng từ
5,34% (R3.48) đến 16,42 % (R1.44). Thế hệ
thứ nhất có số quả chắc cao hơn nhiều so với
quần thể R0 ban đầu (4,71 quả) và có xu
hƣớng ổn định tƣơng ở các thế hệ tiếp theo.
Sự biểu hiện một số tính trạng số lƣợng phản
ánh đặc điểm phản ứng của kiểu gen trƣớc
môi trƣờng, mùa vụ (Nguyễn Thị Chinh,
2005) [3], tuy nhiên, Nguyễn Thiên Lƣơng và
cs, 2009 cho rằng đây là những tính trạng ít
liên quan đến khả năng chịu hạn [4]. Sự ổn
định khá nhanh của các tính trạng nghiên cứu
ngay từ thế hệ thứ nhất (R1) của cây lạc đã
khẳng định giá trị của kỹ thuật nuôi cấy mô tế
bào thực vật có thể tạo và rút ngắn thời gian
tạo giống, nhận xét này cũng tìm thấy ở cây
lúa và một số cây trồng khác [1], [6].
Phân tích thành phần hoá sinh các dòng
chọn lọc
Chất lƣợng hạt của các dòng chọn lọc đƣợc
đánh giá trên cơ sở kết quả phân tích hàm
lƣợng lipit và protein trong hạt, cụ thể đƣợc
trình bày ở Bảng 2.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, hạt của 3 dòng lạc
chọn lọc ở thế hệ R3 (trồng vụ Thu Đông, 2009)
đều có hàm lƣợng lipit cao hơn giống gốc, cụ
thể là hàm lƣợng lipit cao nhất là dòng R3.48
(36,68% KLK), thấp nhất là giống gốc (30,35%
KLK); hàm lƣợng protein tan trong hạt dao
động từ 22,67% KLK (R3.44) đến 26,75 %
KLK (R3.46), và chỉ có một dòng (R3.46) có
hàm lƣợng protein cao hơn giống gốc, nhƣng
sự tăng lên còn ở mức thấp (1,02%).
Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng
chọn lọc
Giai đoạn hạt nảy mầm
Giai đoạn hạt nảy mầm là giai đoạn quan
trọng cho bất kỳ quá trình sinh trƣởng phát
triển nào của thực vật hạt kín và khi hạt nảy
mầm có nhiều enzyme hoạt động. α- amylase
là enzyme thuỷ phân tinh bột ở vị trí liên kết
1-4 glucosid trong chuỗi mạch polysaccharid
tạo các sản phẩm có khối lƣợng nhỏ hơn,
enzyme này đƣợc tổng hợp mạnh trong quá
trình hạt nảy mầm; đƣờng khử bao gồm các
phân tử đƣờng đơn và một số phân tử đƣờng
đôi, đây là một trong các chất liên quan đến
sự điều hòa áp suất thẩm thấu của tế bào khi
gặp điều kiện cực đoan. Đó là lý do để chúng
tôi xây dựng phƣơng pháp đánh giá khả năng
chịu hạn của các dòng chọn lọc thông qua sự
thay đổi hoạt độ của α- amylase và hàm lƣợng
đƣờng khử ở giai đoạn hạt nảy mầm. Kết quả
xác định hoạt độ của α – amylase và hàm
lƣợng đƣờng khử đƣợc trình bày ở Bảng 3.
Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy hoạt độ
của α – amylase trong hạt các dòng lạc chọn
lọc có xu hƣớng tăng từ 1 đến 5 ngày tuổi sau
đó giảm dần, mức độ biến động về hoạt độ của
α – amylase từ 0,38 ĐVHĐ/mg mẫu/300C/30’
đến 1,94 ĐVHĐ/mg hạt nảy mầm/300C/30’;
dòng R3.46 có hoạt độ của α – amylase lớn
nhất ở giai đoạn 5 ngày tuổi; ở tất cả các thời
điểm, các dòng lạc chọn lọc đều có hoạt độ của
α – amylase cao hơn so với giống gốc.
Bảng 2. Hàm lượng lipit và protein trong hạt của các dòng lạc chọn lọc
Chỉ tiêu theo dõi
Hàm lượng lipit (% KLK) Hàm lựợng protein (% KLK)
X
SX % So ĐC
X
SX % so ĐC
R3. 44 34,88 ± 1,18 114,93 22,67 ±
0,89 85,61
R3.46 30,61 ± 1,06 100,86 26,75 ± 0,59 101,02
R3.48 36,68 ±
0,99 120.86 23,32 ± 0,65 88,07
Vũ Thị Thu Thủy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 122 - 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 125
Giống gốc L18 30,35 ± 1,24 100,00 26,48 ± 0,28 100,00
Bảng 3. Sự biến động hoạt độ của α – amylase và hàm lượng đường khử trong hạt nảy mầm
của các dòng lạc chọn lọc thế hệ R3
Dòng
Hoạt độ của α – amylase
(ĐVHĐ/mg hạt nảy mầm/300C/30’ )
Hàm lượng đường khử (% KLT) Hệ số
tương
quan
(R)
1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày
X
SX
X
SX
X
SX
X
SX
X
SX
X
SX
X
SX
R3.
44
0,45 ±
0,03
1,40 ±
0,04
1,74 ±
0,03
1,45 ±
0,02
2,44 ±
0,33
2,68 ±
0,19
3,20 ±
0,22
2,79 ±
0,13
0,95
R3.46
0,62 ±
0,03
1,33 ±
0,04
1,94 ±
0,03
1,15 ±
0,02
2,54 ±
0,33
2,73 ±
0,13
3,14 ±
0,22
2,84 ±
0,44
0,82
R3.48
0,42 ±
0,03
1,64 ±
0,03
1,74 ±
0,03
1,25 ±
0,04
2,14 ±
0,24
2,75 ±
0,19
3,58 ±
0,23
2,94 ±
0,43
0,87
Gốc
L18
0,38 ±
0,02
0,77 ±
0,03
1,26 ±
0,03
0,67 ±
0,07
1,93 ±
0,19
2,55 ±
0,23
3,54 ±
0,52
2,36 ±
0,32
0,89
Bảng 4. Tỷ lệ cây sống, cây phục hồi và khả năng giữ nước của các dòng chọn lọc thế hệ R3
Dòng
Tỷ lệ cây sống (%) Khả năng giữ nước (%) Tỷ lệ cây phục hồi (%)
Chỉ số
chịu hạn
tương đối
3 ngày
(1)
5 ngày
(2)
7 ngày
(3)
3 ngày
(4)
5
ngày
(5)
7ngày
(6)
3 ngày
(7)
5 ngày
(8)
7ngày
(9)
R3.
44
88,89 73,33 53,33 91,57 70,75 42,21 93,33 75,56 66,67 14759,81
R3.46 86,67 60,00 40,00 94,32 67,62 47,30 93,33 66,66 53,33 15897,03
R3.48 42,22 20,00 13,33 96,50 63,50 35,10 54,44 26,66 26,67 14136,92
Gốc
L18
88,89 55,56 51,11 95,53 71,22 45,08 93,33 61,11 66,67 5402,34
Hàm lƣợng đƣờng khử trong hạt cũng thay
đổi theo các ngày tuổi nảy mầm, chúng tăng
mạnh nhất ở giai đoạn 5 ngày tuổi. Kết quả
phân tích hàm lƣợng đƣờng và hoạt độ của α -
amylase cho thấy đã tồn tại mối tƣơng quan
chặt giữa sự biến động hoạt độ của α-
amylase và đƣờng khử khi hạt nảy mầm, hệ
số tƣơng quan (r) từ 0,82 đến 0,95.
Giai đoạn cây non
Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng lạc
chọn lọc ở giai đoạn cây non (thế hệ R3) trên
cơ sở xác định khả năng chịu hạn tƣơng đối
với 9 chỉ tiêu nghiên cứu, kết quả đƣợc trình
bày ở Hình 3 và Bảng 4.
Số liệu của bảng 4 cho thấy, cả 3 dòng lạc
chọn lọc đều có khả năng chịu hạn ở mức cao,
cao hơn so với giống gốc nhiều lần, dòng có
chỉ số chịu hạn lớn nhất là R3.46 (15897,03)
thấp nhất là giống gốc (5402,34).
0,00
20,00
40,00
60,00
80,00
100,00
1
2
3
4
56
7
8
9
L18 gốc R4.1 R4.2 R4.3
Vũ Thị Thu Thủy và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 122 - 126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 126
Hình 3. Đồ thị biểu diễn khả năng chịu hạn tương
đối của các dòng lạc chọn lọc ở giai đoạn cây lạc
non (1,2,3,4,5,6,7,8,9: chỉ tiêu nghiên cứu)
Nghiên cứu trên cây lúa tác giả Đinh Thị Phòng
(2001) cho rằng đặc điểm chịu mất nƣớc đƣợc di
truyền cho thế hệ sau thông qua sinh sản hữu tính
[6], kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở cây lạc
cũng thấy biểu hiện đặc tính này.
KẾT LUẬN
Các dòng lạc chọn lọc ở thế hệ R1, R2, R3 có sự
ổn định nhanh các tính trạng nông học cho phép
rút ngắn thời gian tạo dòng thuần.
Hàm lƣợng lipit trong hạt của cả 3 dòng lạc chọn
lọc ở thế hệ R3 (vụ Thu Đông 2009) tăng, hàm
lƣợng protein giảm so với giống gốc. Ba dòng lạc
R3.44, R3.46, R3.48 có biểu hiện đƣợc cải thiện rõ
rệt về khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm
và giai đoạn cây non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và
chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi của cây lúa,
Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.[2] Phạm Thị Trân
Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tƣờng (1992),
Thực hành Hoá sinh học, Nxb Giáo dục.
[3] Nguyễn Thị Chinh (2005), Kỹ thuật thâm canh lạc
năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[4] Nguyễn Thiên Lƣơng, Phan Quốc Gia, Nguyễn Thị
Chinh, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thu, Phạm
Thị Thuỷ, Vũ Thị Ngọc Phƣợng (2009, Kết quả đánh
giá khả năng chịu hạn của một số giống lạc 2008, Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 7/2009, 67-
72.
[5] Chu Hoàng Mậu (2008), Phương pháp phân tích di
truyền hiện đại trong chọn giống cây trồng, Nxb Đại
học Thái Nguyên.
[6] Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chịu
hạn và chon dòng chịu hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào
thực vật, Luận án tiến sỹ sinh học, Viện Công nghệ Sinh
học HN, 1345 trang
[7] Nguyễn Thị Tâm, Lê Trần Bình (2003), Ảnh hƣởng
của nhiệt độ cao đến hoạt độ của α amilaza và hàm
lƣợng đƣờng tan ở hạt nảy mầm của một số giống và
dòng lúa chọn lọc từ mô sẹo chịu nóng, Tạp chí Công
nghệ Sinh học, 1 (1), 101-108.
[8] Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Ty, Lê Trần Bình
(2003), Đánh giá một số đặc điểm hoá sinh của các
dòng lúa chọn lọc có nguồn gốc từ mô sẹo chịu nhiệt độ
cao, Báo cáo Khoa học Hội nghị Công nghệ Sinh học
toàn quốc, Nxb KH KT Hà Nội, 958-961.
[9] Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó
(2006), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc, Nxb Lao
động Xã hội, 2-86.
[10] Vũ Thị Thu Thuỷ, Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Thị
Tâm, Chu Hoàng Mậu (2009), Đặc điểm nông học và
hoá sinh hạt của một số dòng lạc có nguồn gốc từ mô
sẹo chịu mất nƣớc, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
ĐHTN, tập 59, số 11, 72-78
[11] Vũ Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Tâm, Chu Hoàng
Mậu (2009), “Chọn dòng tế bào chịu hạn ở cây lạc bằng
phƣơng pháp nuôi cấy in vitro”, Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Số Tháng 7/2009, 14-19.
SUMMARY
THE RESULTS OF SELECTION OF SOME PEANUT LINES FROM LOSING - WATER
SCAR TISUE FROM L18 CULTIVAR
Vu Thi Thu Thuy1, Dinh Tien Dung1, Nguyen Thi Tam1, Chu Hoang Mau2
1 College of Education, 2* Thai Nguyen University
Peanut (Arachis hypogaea L.) is economic plants in many aspects, but the development of peanut is not
yet commensurate with its potential, one reason of these problems is the drought. Therefor, to remedy this
matter, we evaluated and selected three lines from losing – water callus of L18 through three generations.
The results showed that three line (coded R3.44, R3.46, R3.48) were selected through three generations
from 37 lines with stability of agronomic traits (plant height, branch number / plant, number of fruits/
plant, number of strong results/plant) in comparison with the original (the control). The drought resistance
ability and the content of lipids of three selecting lines are higher than the control.
Key words: Arachis hypogaea, agronomic characteristics, drought resistance, losing-water resistance,
peanut lines
Tel: (84) 913 383289; E-mail: chuhoangmau@tnu.edu.vn
Đặng Thị Minh Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 72(10): 151 - 156
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên | 127
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ket_qua_chon_loc_mot_so_dong_lac_co_nguon_goc_tu_mo_seo_chiu.pdf