PHẦN I :
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Khái niệm chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực hiện sản xuất ra những sản phẩm nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu lợi nhuận là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Để tiến hành được các hoạt động sản xuất thì các doanh nghiệp cần phải kết hợp ba yếu tố của quá trình sản xuất đó là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sản xuất là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo nên sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Đây cũng chính là quá trình tiêu hao các yếu tố nói trên để hình thành nên các chi phí tương ứng. Đó là chi phí về lao động như tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí về tư liệu lao động như chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ và chi phí về đối tượng lao động như các loại nguyên vật liệu. Các chi phí này phát sinh thường xuyên gắn liền với quá trình sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Hao phí về tư liệu lao động và đối tượng lao động được gọi chung là hao phí về lao động vật hoá. Vì vậy về mặt chất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Về mặt lượng, chi phí sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Lượng hao phí lao động và hao phí tư liệu sản xuất trong kỳ.
- Giá cả của một đơn vị lao động đã hao phí và giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao.
95 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ MS 112
1. Tiền (MS 111).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các TK 111 - Tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng và TK 113 – Tiền đang chuyển trên Sổ Cái.
2. Các khoản tương đương tiền (MS 112).
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Chi tiết số dư Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn trên Sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (MS 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi trừ dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh ở mục này là các khoản đầutưcó thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh, khôgn bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
MS 120 = MS 121 + MS 129
1. Đầu tư ngắn hạn (MS 121)
Phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dới 1 năm hoặc mua vào với mục đích để bán bất kỳ lúc nào.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và TK 128 - Đầu tư ngán hạn khác trên Sổ Cái sau khi trừ các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (MS 129).
Phản ánh khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 129 trong sổ Cái.
III. Các khoản phải thu (Mã số 130).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu từ khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong mọt chu kỳ kinh doanh (sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi)
MS130 = MS131 + MS132 + MS133 + MS134 + MS138 + MS139
1. Phải thu khách hàng (MS 131).
Phản ánh số tiền còn phải thu của người mua tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải thu của khách hàng căn cứ vào tổng số dư Nợ của TK 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK131.
2. Trả trước cho người bán (132).
Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu trả trước cho người bán căn cứ vào tổng số dư Nợ của TK 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331.
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn ( MS 133).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau về các khoản thanh toán khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ TK 1368 – Pải thu nội bộ khác đối với các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài sản ngắn hạn .
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (MS 134)
Phản ánh số chêch lệch giữa tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành lớn hơn tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 337 trên sổ Cái.
5. Các khoản phải thu khác (MS 138).
Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu khác là tổng số dư Nợ của các TK 138, TK 338, TK 141, TK 144, theo chi tiết theo từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết.
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (MS 139)
Phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báocáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 139 trên sổ Cái.
IV. Hàng tồn kho (MS 140).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh cuả doanh nghiệp (sau khi đã trừ dự phòng giảm giá tồn kho) đến thời điểm báo cáo.
MS 140 = MS 141 + MS 149
1. Hàng tồn kho (MS 141)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 trên sổ Cái.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (MS 149)
Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 159 trên sổ Cái.
V. Tài sản ngắn hạn khác ( MS 150).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm lập báo cáo.
MS 150 = MS 151 + MS 152 + MS 154 + MS 158
1.Chi phí trả trước ngắn hạn (MS 151).
Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo cáo.
Số liệu đề ghi vào chỉ tiêu chi phí trả trước là số dư Nợ của TK 142 trên sổ Cái.
2. Thuế GTGT được khấu trừ (MS 152)
Phản ánh các khản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 133 và chi tiết số dư Nợ TK 333 trên sổ Cái.
3.Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (MS 154)
Phản ánh các khoản thuế và các khoản khác nộp thừa Nhà nước tại thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK 333 trên sổ chi tiết TK 333.
4. Tài sản ngắn hạn khác (MS 158)
Phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 1381, TK 141, TK 144 trên sổ Cái.
B. Tài sản dài hạn (MS 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo.
MS 200 = MS 210 + MS 220 + MS 240 + MS 250 +MS 260
I. Các khoản phải thu dài hạn (MS 210)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi).
MS 210 = MS 211 + MS 212 + MS 213 + MS 219
1. Phải thu dài hạn của khách hàng (MS 211).
Phản ánh số tiền còn phải thu khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK 131, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn.
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (MS 212)
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên BCĐKT của cấp trên về số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị thực thuộc. Khi lập được bù trừ với chỉ tiêu “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu” (Mã 411 của BCĐKT các đơn vị trực thuộc về phần vốn nhận của các đơn vị cấp trên)
Căn cứ số dư Nợ TK 1361 trên sổ chi tiết TK 136
3. Phải thu thu nội bộ dài hạn (MS 213).
Phản ánh các khoản phải thu nội bộ dài hạn khác ngoài quan hệ giao vốn dài hạn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK 1368 đối với các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài sản dài hạn.
4. Phải thu dài hạn khác (MS 218).
Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của các TK 138, 338, 244 trên sổ Cái.
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (MS 219)
Căn cứ vào số dư Có chi tiết dài hạn của TK 139, số liệu ghi số âm (...).
II. Tài sản cố định (MS 220)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
MS 220 = MS 221 + MS 224 + MS 227 + MS 230
1. Tài sản cố định hữu hình (MS 221)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ hữu hình, như : nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc... tại thời điểm báo cáo.
MS 221 = MS 222 + MS 223.
1.1 Nguyên giá (MS 222)
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại TSCĐ hữu hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ TK 211 trên sổ Cái.
1.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (MS 223)
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ hữu hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141 trên sổ Cái.
2. TSCĐ thuê tài chính (MS 224).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
MS 224 = MS 225 + MS 226
2.1. Nguyên giá (MS 225).
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của TK 212 trên sổ Cái.
2.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (MS 226).
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ thuê tài chính luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2142 trên sổ Cái.
3. Tài sản cố định vô hình (MS 227).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ vô hình tại thời điểm báo cáo.
MS 227 = MS 228 + MS 229
3.1. Nguyên giá (MS 228)
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại TSCĐ vô hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào nguyên giá là số dư Nợ của TK 213 trên sổ Cái.
3.2. Giá trị hao mòn luỹ kế (MS 229).
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại TSCĐ vô hình luỹ kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2143 trên sổ Cái.
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (MS 230)
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc đưa vào sử dụng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 241 trên sổ Cái.
II. Bất động sản đầu tư (MS 240).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
MS 240 = MS 241 + MS 242.
1. Nguyên giá (MS 241)
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào nguyên giá là số dư Nợ của TK 217 trên sổ Cái.
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (MS 242).
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn luỹ kế của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2147 trên sổ Cái.
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (MS 250)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết liên doanh, đầu tư dài hạn khác, ….
MS 250 = MS 251 + MS 252 + MS 258 + MS 259
1. Đầu tư vào công ty con (251)
Phản ánh goá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 221 trên sổ Cái.
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (MS 252).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết và góp vốn liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh tại thời điểm lập báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 223, 222 trên sổ Cái.
3. Đầu tư dài hạn khác (MS 258).
Phản ánh trị giá các khoản đầu tư dài hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 228 trên sổ Cái.
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (MS 259).
Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 229 trên sổ Cái.
V. Tài sản dài hạn khác (MS 260).
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và tài sản dài hạn khác tại thời điểm lập báo cáo.
MS 260 = MS 261 + MS 262 + MS 268
1. Chi phí trả trước dài hạn (MS 261)
Phản ánh số chi phí trả trước dài hạn đã chi nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 242 trên sổ Cái.
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (MS 262).
Tuân thủ Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Tài sản dài hạn khác (MS 268)
Phản ánh giá trị của các tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ TK 244 trên sổ Cái.
Tổng cộng tài sản (MS 270)
Phản ánh tổng giá trị tài sản thuần hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Mã số 270 = MS 100 + MS 200
PHẦN: NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả (MS 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số phải trả lại thời điểm báo cáo, gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
MS 300 = MS 310 + MS 320
I. Nợ ngắn hạn (MS 310)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn dới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
MS 310 = MS 311 + MS 312 + MS 313 + MS 314 + MS 315 + MS 316 + MS 317 + MS318 + MS 319 + MS 320
1. Vay và nợ ngắn hạn (MS 311)
Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay và nợ ngắn hạn, các khoản vay và nợ đến thời hạn trả nợ trong năm tài chính của các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu vay ngắn hạn là tổng số dư Có của các TK 311, 315 trên sổ Cái.
2. Phải trả người bán (MS 312).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có của TK 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331.
3. Người mua trả tiền trước (MS 313)
Phản ánh tổng số tiền người mua trả tiền trước tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 131 mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có TK 3387 trên sổ Cái.
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (MS 314)
Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 333 trên sổ Cái.
5. Phải trả công nhân viên (MS 315)
Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 334 trên sổ Cái.
6. Chi phí phải trả (MS 316)
Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực chi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí phải trả căn cứ vào số dư Có TK 335 trên sổ Cái.
7. Phải trả nội bộ (317)
Phản ánh các khoản nợ phải trả ngoài nghiệp vụ nhận vốn giữa đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp. Khi lập bảng CĐKT toàn doanh nghiệp chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu phải thu từ đơn vị nội bộ (phải thu nội bộ khác) trên bảng CĐKT của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Có TK 336 336 đối với các khoản phải trả nội bộ được xếp vào nợ ngắn hạn trên sổ Cái.
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (MS 318)
Phản ánh số chêch lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 337 trên sổ Cái.
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác (MS 319)
Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh ở các chỉ tiêu trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có của các TK 338, TK 138, TK 344, TK 451 trên sổ Cái ( không bao gồm các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn) .
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (MS 320)
Phản ánh các khoản dự phòng phải trả ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo.
Căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 352 (ngắn hạn).
II. Nợ dài hạn (MS 330)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh taị thời điểm báo cáo.
MS 330 = MS 331 + MS 332 + MS 333 + MS 334 + MS 335 + MS 336 + MS 337
1. Phải trả dài hạn người bán (MS 331).
Phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời diểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Có của TK 331 mở theo từng người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào nợ dài hạn trên sổ kế toán chi tiết TK 331.
2. Phải trả dài hạn nội bộ (MS 332).
Phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ, bao gồm các khoản vốn đã nhận, đã vay của đơn vị chính và các khoản vay nợ lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Có TK 336 đối với các khoản phải trả nội bộ được xếp vào nợ dài hạn trên sổ kế toán.
3. Phải trả dài hạn khác (MS333)
Là chỉ tiêu phản ánh giá trị các khoản nhận quỹ, ký cược dài hạn, các khoản phải trả dài hạn khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ chi tiết TK 338 (chi tiết dài hạn), sổ cái TK 344 .
4.Vay và nợ dài hạn (MS 334)
Phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn, nợ dài hạn của ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chi tiêu này là tổng số dư Có TK 341, TK 342, TK 343 trên sổ Cái.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (MS 335)
Căn cứ vào số dư Có TK 347.
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (mã số 336)
Căn cứ vào số dư Có TK 351.
7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)
Căn cứ vào số dư Có TK 352.
B. Vốn chủ sở hữu (MS 400)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh, toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên.
MS 400 = MS 410 + MS 430
I. Vốn chủ sở hữu (MS 410)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các qũy của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầutưphát triển, quỹ dự phòng tài chính.
MS 410 = MS 411 + MS 412 + MS 413 + MS 414 + MS 415 + MS 416 + MS 417 + MS 418 + MS 419 + MS 420 + MS 421
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (MS 411)
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư của chủ sỡ hữu vào doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ chi tiết TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
2. Thặng dư vốn cổ phần (MS 412)
Phản ánh tổng giá trị chêch lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có trên sổ chi tiết TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần. Nếu TK này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (..)
3.Vốn khác của chủ sở hữu (MS 413)
Căn cứ vào số dư Có trên sổ chi tiết TK 4118 - Vốn khác.
4. Cổ phiếu ngân quỹ (MS 414)
Phản ánh giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ. Chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức trong ngoặc đơn (...).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 419 - Cổ phiếu ngân quỹ trên sổ Cái.
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (MS 415)
Phản ánh chênh lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả tài sản cố định và tài sản lưu động) chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK412 trên sổ Cái. Trường hợp TK 412 có số dư Nợ thì số liệu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (MS 416)
Phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 413 trên sổ Cái. Trường hợp TK 413 có số dư Nợ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
7. Quỹ đầu tư phát triển (MS 417)
Phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 414 trên sổ Cái.
8. Quỹ dự phòng tài chính (MS 418)
Phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 415 trên sổ Cái.
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (MS 419)
Phản ánh các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau thuế (trừ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính) và quỹ hỗ trợ sắp xếp cổ phần DNNN ở các Tổng công ty Nhà nước (nếu có).
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (MS 420)
Phản ánh số lãi (hoặc số lỗ) chưa được quyết toán, chưa được phân phối tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 421 trên sổ cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (MS 421)
Căn cứ vào số dư Có TK 441 trên sổ cái.
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác (MS 430)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự nghiệp được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh sau khi trừ đi các khoản chi bằng nguồn kinh phí được cấp, nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại thời diểm báo cáo.
MS 420 = MS 431 + MS 432 + MS 433
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi (MS 431)
Phản ánh quỹ khen thưởng phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 431 trên sổ cái.
2. Nguồn kinh phí (MS 432)
Là chỉ tiêu phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp nhưng chưa sử dụng hết hoặc số chi sự nghiệp lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 461 sau khi trừ đi só dư Nợ TK 161 trên sổ Cái. Trường hợp “Chi sự nghiệp” lớn hơn “Nguồn kinh phí sự nghiệp” thì chỉ tiêu này được ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (MS 433)
Phản ánh tổng số nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hiện có tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 466 trên sổCcái.
Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 430)
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 430 = MS 300 + MS 400
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán : gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ xung không thể phản ánh trong bảng CĐKT.
1. Tài sản thuê ngoài.
Phản ánh giá trị các tài sản doanh nghiệp thuê của các đơn vị cá nhân khác để sử dụng cho mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không phải dới hình thức thuê tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 001 trên sổ Cái.
2. Vật tư, hàng hoá nhận giữa hộ, nhận gia công.
Phản ánh giá trị vật t, hàng hoá doanh nghiệp nhận giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác hoặc giá trị nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp nhận để thực hiện các hợp đồng gia công với các đơn vị, cá nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 002 trên sổ Cái.
3. Hàng hoá nhận bán hộ ký gửi
Phản ánh giá trị hàng hoá doanh nghiệp nhận của các đơn vị, cá nhân khác để bán hộ hoặc bán dới hình thức ký gửi.
Số liệu để vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 003 trên sổ Cái.
4. Nợ khó đòi đã xử lý
Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi. Doanh nghiệp đã xử lý xoá sổ nhưng phải tiếp tục theo dõi để thu hồi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 004 trên sổ Cái.
5. Ngoại tệ các loại
Phản ánh giá trị các ngoại tệ doanh nghiệp hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như USD, ERU ... mỗi loại nguyên tệ ghi 1 dòng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ TK 007 trên sổ Cái.
6. Hạn mức kinh phí còn lại
Phản ánh số hạn mức kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp, doanh nghiệp chưa rút để sử dụng theo từng loại kinh phí: sự nghiệp , XDCB...
Số liệu để ghi vào TK này là số dư Nợ TK 008 trên sổ Cái.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1. Khái niệm:
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh hoạt động tài chính và hoạt động khác.
2.2. Kết cấu
Đơn vị báo cáo:…..
Địa chỉ:…………..
Mẫu số B 02-DN
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm ….
Đơn vị tính :
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
VI.27
5. Lợi nhuận gộp thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11 )
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22)- (24+25)]
30
11. Thu nhập khác
31
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
VI.30
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 -52)
60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
Lập, ngày.... tháng....năm...
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Ghi chú: (* ) Chỉ tiêu nàychỉ áp dụng đối với công ty cổ phân
2.3. Cơ sở lập:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
- Các sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
2.4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
Số liệu ghi vào cột 5 (Năm trước) căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 (Năm nay) c ủa Báo cáo năm trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS 01)
Phản ánh tổng doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào luỹ kế số phát sinh có TK 511 và TK 512 trong kỳ báo cáo.
2. Các khoản giảm từ (MS 02).
Phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ báo cáo, gồm : các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào luỹ kế số phát sinh có các TK 521, 531, 532, 3331, 3332, 3333 đối ứng với bên Nợ TK 512, 511 trong kỳ báo cáo.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
MS 10 = MS 01 – MS 02
4. Giá vốn hàng bán (MS11)
Phản ánh tổng giá vốn của hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của TK 632 trong kỳ báo cáo (sau khi trừ đi trị giá mua của hàng hoá, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo) đối ứng bên Nợ của TK 911.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
MS 20 = MS 10 – MS 11.
6. Doanh thu hoạt động tài chính (MS 21)
Phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số luỹ kế phát sinh nợ TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.
7. Chi phí tài chính (MS 22).
Phản ánh các khoản chi phí của hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế phát sinh Có của TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ baó cáo.
Chi phí lãi vay (MS 23): Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635.
8. Chi phí bán hàng (MS 24)
Phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hoá thành phẩm, dịch vụ bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh có của TK 641 đối ứng với bên nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (MS 25).
Phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế phát sinh Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
10. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh ( MS 30).
Phản ánh kết quả tài chính trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo.
MS 30 = MS 20 + (MS 21 - MS 22) – (MS 24 + MS 25)
11. Thu nhập khác (MS 31)
Phản ánh các khoản thu nhập khác, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số luỹ kế phát sinh bên nợ TK 711 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo.
12. Chi phí khác (MS 32)
Phản ánh các khoản chi phí khác, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số luỹ kế phát sinh bên Có TK 811 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
13. Lợi nhuận khác (MS 40)
Phảnh ánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác với các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
MS 40 = MS 31 – MS 32
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (MS 50).
Phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
MS 50 = MS 30 + MS 40
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (MS 51)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số luỹ kế phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo, nếu ngược lại thì ghi số liệu được ghi âm (...).
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (MS 52)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số luỹ kế phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo, nếu ngược lại thì ghi số liệu được ghi âm (...).
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (MS 60)
Phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.
MS 60 = MS 50 – MS 51 - 52.
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (MS 70)
áp dụng với các công ty cổ phần, phản ánh số lãi bình quân trên cổ phiếu.
Công thức tính:
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ
3. Thuyết minh báo cáo tài chính
3.1. Khái niệm
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
3.2. Nội dung:
- Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản, nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đơn vị báo cáo:…..
Địa chỉ:…………..
Mẫu số B 09-DN
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm…..
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1. Hình thức sở hữu vốn
2. Lĩnh vực kinh doanh
3. Ngành nghề kinh doanh
4. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày ...... kết thúc ngày ............)
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế troán.
III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
1. Chế độ kế toán áp dụng
2. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng.
IV. Các chính sách kế toán áp dụng.
1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền .
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ).
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận
- Lập dự phòng phải thu khó đòi
3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính)
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính)
4. Ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư.
- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
5. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính.
- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
6. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay
- Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ.
7. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí khác
+ Chi phí trả trước;
+ Chi phí khác.
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước
- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại.
8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
9. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
4. Nguyên tắc xác định các khoản phải thu, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng:
- Nguyên tắc xác định các khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc xác định các khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
6. Hợp đồng thuê tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
9. Nguyên tắc kế toán chi phí nghiên cứu và triển khai.
10. Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu;
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản;
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.
11. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Doanh thu bán hàng;
- Doanh thu cung cấp dịch vụ;
- Doanh thu hoạt động tài chính;
- Doanh thu hợp đồng xây dựng.
12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính
13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
14. Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.
15. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân dối kế toán và Báo cáp kết quả hoạt động kinh doanh.
01. Tiền
Cuối năm
Đầu năm
- Tiền mặt
…
….
- Tiền gửi ngân hàng
….
….
- Tiền đang chuyển
…
…
Cộng
….
….
- Các khoản tương đương tiền
….
….
02. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
Cuối năm
Đầu năm
- Đầu tư ngắn hạn khác
…
….
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
…
…
….
…
3. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
Cuối năm
Đầu năm
- Phải thu về cổ phần hóa
….
…
- Phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia
….
…
- Phải thu người lao động
…
…
- Phải thu khác
…
…
4. Hàng tồn kho
Cuối năm
Đầu năm
- Hàng mua đang đi trên đường
….
….
- Nguyên liệu, vật liệu
….
….
- Công cụ, dụng cụ
.......
.......
- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
........
.......
- Thành phẩm
.......
.......
- Hàng hoá
.......
.......
- Hàng gửi bán
.......
.......
- Hàng hoá kho bảo thuế
.......
.......
- Hàng hoá bất động sản
.......
.......
Cộng giá gốc hàng tồn kho
.......
.......
* Giá trị ghi sổ hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản nợ phải trả…
* Giá trị hoàn nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm…..
* Các trường hợp hoặc sự kiện để phải trích thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho……
5. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
Cuối năm
Đầu năm
- Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa
…
….
- Thuế …
….
….
- Các khoản khác phải thu Nhà nước
…
…
Cộng
….
….
6. Phải thu dài hạn nội bộ
Cuối năm
Đầu năm
- Cho vay dài hạn nội bộ
.......
.......
- ................................
- Phải thudài hạn nội bộ khác
.......
.......
Cộng
.......
.......
7. Phải thu dài hạn khác
Cuối năm
Đầu năm
-Ký quĩ, ký cược dài hạn
.......
.......
- Các khoản tiền nhận uỷ thác
…
….
- Cho vay không có lãi
….
…
- Phải thu dài hạn khác
…
….
Cộng
…
…
8. Tăng , giảm TSCĐ hữu hình.
Khoản mục
Nhà cửa
Máy móc thiết bị
...
Tổng
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Số dư đầu năm
- Mua trong năm
- Đầu tư XDCB hoàn thành
- Tăng khác
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
(...)
(...)
(...)
(...)
- Thanh lý, nhượng bán
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị hao mòn luỹ kế
Số dư đầu năm
- Khấu hao trong năm
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
(...)
(...)
(...)
(...)
- Thanh lý, nhượng bán
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
* Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay;
* Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;
* Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý;
* Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn chưa thực hiện.
9. Tăng , giảm TSCĐ thuê tài chính.
Khoản mục
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
...
Tổng
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Số dư đầu năm
- Thuê tài chính trong năm
- Mua lại TSCĐ thuê tài chính
- Tăng khác
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị hao mòn luỹ kế
Số dư đầu năm
- Khấu hao trong năm
- Mua lại TSCĐ thuê tài chính
- Tăng khác
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
- Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm .
- Căn cứ xác định tiền thuê phát sinh thêm
Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản.
10. Tăng , giảm TSCĐ vô hình.
Khoản mục
Quyền sử dụng đất
Bản quyền, bằng sáng chế
...
Tổng
Nguyên giá TSCĐ vô hình
Số dư đầu năm
- Mua trong năm
- Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
- Tăng do hợp nhất kinh doanh
- Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị hao mòn luỹ kế
Số dư đầu năm
- Khấu hao trong năm
- Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
(...)
(...)
(...)
(...)
- Giảm khác
(...)
(...)
(...)
(...)
Số dư cuối năm
Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 04 “Tài sản cố định vô hình”
11. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Cuối năm
Đầu năm
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
…
….
Trong đó: Những công trình lớn
….
….
+ Công trình …..
…
…
+ Công trình …..
….
….
Cộng
….
….
12. Tăng , giảm bất động sản đầu tư.
Khoản mục
Số đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số cuối năm
Nguyên giá bất động sản đầu tư
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
………
Giá trị hao mòn luỹ kế
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
………
Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
………
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”
13.Đầu tư dài hạn khác
Cuối năm
Đầu năm
- Đầu tư cổ phiếu
- Đầu tư trái phiếu
…
….
- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu
….
…
- Cho vay dài hạn
…
….
- Đầu tư dài hạn khác
…
…
Cộng
…
…
14. . Chi phí trả trước dài hạn
Cuối năm
Đầu năm
- Chi phí trả trước về hoạt động TSCĐ
- Chi phí thành lập doanh nghiệp
…
….
- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn
…
…
Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình
…
…
......
….
…
Cộng
….
….
15. Vay và nợ ngắn hạn
Cuối năm
Đầu năm
- Vay ngắn hạn
…
….
- Nợ dài hạn đến hạn trả
…
…
Cộng
….
….
16. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Cuối năm
Đầu năm
- Thuế GTGT
…
…
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
…
…
- Thuế xuất, nhập khẩu
…
…
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
…
…
- Thuế thu nhập cá nhân
…
…
- Thuế tài nguyên
…
…
- Thuế nhà đất và tiền thuê đất
..
..
- Các loại thuế khác
…
…
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
…
…
Cộng
…
…
17. Chi phí phải trả
Cuối năm
Đầu năm
- Trích trước tiền lương nghỉ phép
….
….
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
…
…
- Chi phí trong thời gian ngừng kinh doanh
…
…
Cộng
…
…
18. Các khoản phải trả, phải nộp khác
Cuối năm
Đầu năm
- Tài sản thừa chờ giải quyết
…
…
- Bảo hiểm y tế
…
…
- Bảo hiểm xã hội
….
….
- Kinh phí công đoàn
….
….
- Doanh thu chưa thực hiện
…
…
- Quỹ quản lý của cấp trên
…
…
- Cổ tức phải trả
…
…
- Các khoản phải trả, phải nộp khác
…
…
Cộng
…
…
19. Phải trả dài hạn nội bộ
Cuối năm
Đầu năm
- Vay dài hạn nội bộ
…
…
- ...
…
…
- Phải trả dài hạn nội bộ khác
Cộng
…
...
…
...
20. Các khoản vay và nợ dài hạn
Cuối năm
Đầu năm
a. Vay dài hạn
…
…
- Vay ngân hàng
..
…
- Vay đối tượng khác
….
…
- Phát hành trái phiếu
…
…
b. Nợ dài hạn
…
…
- Thuê tài chính
…
…
- Nợ dài hạn khác
…
…
Cộng
…
…
c. Các khoản nợ thuê tài chính
Năm nay
Năm trước
Tổng khoản thanh toán tiền thuê tài chính
Trả tiền lãi thuê
Trả nợ gốc
Tổng khoản thanh toán tiền thuê tài chính
Trả tiền lãi thuê
Trả nợ gốc
Dưới 1 năm
Từ 1 –5 năm
Trên 5 năm
22. Vốn chủ sử hữu
a. Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu
Vốn góp
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu ngân quỹ
Chêch lệch đánh giá lại tài sản
Chêch lệch tỷ giá hối đoái
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Số dư đầu năm trước
- Tăng vốn trong năm trước
- Lãi tăng trong năm trước
- Giảm vốn trong năm trước
- Lỗ trong năm trước
- Giảm khác
Số dư cuối năm trước
Số dư đầu năm nay
-Tăng vốn năm nay
- Lãi tăng trong năm
- Tăng khác
- Giảm vốn trong năm trước
- Giảm khác
Số dư cuối năm nay
b. Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu
Cuối năm
Đầu năm
- Vốn góp của Nhà nước
…
…
…
- Vốn góp của các đối tượng khác
Cộng
* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm.
8 Số lượng cổ phiếu quĩ:
c. Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, lợi nhuận
Cuối năm
Đầu năm
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
…
…
+ Vốn góp đàu năm
..
..
+ Vốn góp tăng trong năm
….
….
+ Vốn góp giảm trong năm
…
…
+ Vốn góp cuối năm
…
…
- Cổ tức, lợi nhuận đã chia
…
…
d. Cổ tức
…
…
- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc niên độ kế toán:
…
…
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu thường…..
…
…
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi…..
…
…
- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận..
…
…
đ. Cổ phiếu
…
…
- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành
…
…
- Số lượng cổ phiếu đã được phát hành và góp vốn đầy đủ
…
…
+ Cổ phiếu thường
…
…
+ Cổ phiếu ưu đãi
…
…
- Số lượng cổ phiếu mua lại
…
…
+ Cổ phiếu thường
…
…
+ Cổ phiếu ưu đãi
…
…
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
…
…
+ Cổ phiếu thường
…
…
+ Cổ phiếu ưu đãi
…
…
* Mệnh giá cổ phiếu:…….
e. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu:
Quỹ hỗ trợ và sắp xếp cổ phần hoá DNNN
……….
*. Mục đích trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu:
……..
g. Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào Vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác.
-……..
23. Nguồn kinh phí
Năm nay
Năm trước
- Nguồn kinh phí được cấp trong năm
…
…
- Chi sự nghiệp
(…)
(…)
- Nguồn kinh phí còn lại cuối kỳ
…
…
24. Tài sản thuê ngoài
Cuối năm
Đầu năm
(1). Giá trị tài sản thuê ngoài
…
…
- Tài sản cố định thuê ngoài
…
…
- Tài sản khác thuê ngoài
…
…
(2). Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của Hợp đồng thuê hoạt động TSCĐ không huỷ ngang theo các thời hạn
…
…
- Từ 1 năm trở xuống
…
…
- Trên 1 đến 5 năm
…
…
- Trên 5 năm
…
…
VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị tính:....)
Năm nay
Năm trước
25. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
…
…
- Trong đó:
…
…
+ Doanh thu bán hàng
…
…
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu hợp đồng xây dựng
- Doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ;
- Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận đến thời điểm lập báo cáo tài chính
…
…
26. Các khoản giảm trừ doanh thu
…
…
+ Chiết khấu thương mại
…
…
+ Giảm giá hàng bán
…
…
+ Hàng bán bị trả lại
…
…
+ Thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)
…
…
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
…
…
+ Thuế xuất khẩu
…
…
27. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
…
…
Trong đó: + Doanh thu thuần trao đổi hàng hoá
+ Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ
…
…
25. Giá vốn hàng bán
Năm nay
Năm trước
- Giá vốn của thành phẩm đã bán
…
…
- Giá vốn của hàng hoá đã bán
..
..
- Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
….
….
- Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của BĐS đầu tư
- Chi phí kinh doanh BĐS
- Hao hụt mất mát hàng tồn kho
- Các khoản chi phí vượt mức bình thường
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
…
(...)
…
(...)
Cộng
…
…
29. Doanh thu hoạt động tài chính khác
- Lãi
26. Chi phí tài chính
Năm nay
Năm trước
- Chi phí hoạt động tài chính
…
…
- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
..
..
- Lỗ phát sinh khi bán ngoại tẹ
….
….
------
…
…
Cộng
…
…
27. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Năm nay
Năm trước
27.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu
-----
27.2. Chi phí nhân công
---
27.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
27.4. Chi phí dịch vụ mua mgoài
27.5. Chi phí khác bằng tiền
Cộng
…
…
28. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Năm nay
Năm trước
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
+ Các khoản điều chỉnh tăng
+ Các khoản điều chỉnh giảm
- Tổng thu nhập chịu thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2.9. Tiền và các khoản tiền tương đương tiền cuối kỳ
2.9.1. Các giao dịch không bằng tiền
- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp cho thuê tài chính.
- Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu
- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
2.9.2. Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo.
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý
- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý.
- Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn
+ Các khoản phải thu
+ Hàng tồn kho
+ Tài sản cố định
+ Đầu tư tài chính dài hạn
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn
29.3. Các khoản tiền và tương đương tiền doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng
Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn
Kinh phí dự án
….
VII – Những thông tin khác
Những khoản nợ ngẫu nhiên, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác
Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin năm trước)
3. Những thông tin khác
*/ Ghi chú: Những chỉ tiêu hoặc nội dung đơn vị không có số liệu hoặc thông tin thì không phải trình bày và không được đánh số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”
3.3. Cơ sở lập
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo
- Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
3.4. Phương pháp lập.
Phần trình bày bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Phần trình bày bằng số liệu trên các báo cáo khác phải rõ ràng, dẽ dàng kiểm tra và đối chiếu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.doc