Java - Chương 4.2: Ngoại lệ
Giả sử method1 gọi method2 và method2 là
phương thức có khả năng ném ngoại lệ kiểu
checked, lúc đó:
– hoặc method2 phải nằm trong khối try/catch.
– hoặc phải khai báo method1 có khả năng ném
(throws) ngoại lệ
29 trang |
Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Java - Chương 4.2: Ngoại lệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4.2
Ngoại lệ
Chương 4.2: Ngoại lệ
o Phân loại lỗi
o Ngoại lệ
o Xử lý ngoại lệ
o Phân cấp ngoại lệ trong Java
o Ngoại lệ do người dùng định nghĩa
Lỗi
Cú
pháp
Thực
thi
Luận lý
Phân loại lỗi
Lỗi cú pháp
Phát sinh trong quá trình viết code cho chương
trình: sai cú pháp, kiểu,
Khi biên dịch sẽ phát hiện lỗi này
Lỗi thực thi
Phát sinh trong quá trình thực thi chương trình
Các lỗi thực thi thường gặp
• Lỗi chia cho 0
• Truy cập phần tử vượt quá giới hạn mảng
• Truy cập ngoài bộ nhớ
• Không mở được file
• Lỗi kết nối cơ sở dữ liệu
Khi gặp lỗi thực thi chương trình sẽ kết thúc không bình thường
Lỗi luận lý
Những hoạt động dẫn đến trạng thái chương
trình không đúng
Có thể hoặc không dẫn đến lỗi thực thi
Phát hiện bởi việc dùng debug code
Ngoại lệ
Ngoại lệ là những lỗi phát sinh trong quá trình thực thi
chương trình
Nếu không cung cấp mã xử lý ngoại lệ thì chương trình sẽ
kết thúc không bình thường
import java.util.*;
public class Exception_Ex1 {
public static void main(String[] args){
Scanner scanIn=new Scanner(System.in);
System.out.print("Enter the first number (a):");
int a = scanIn.nextInt();
System.out.print("Enter the second number (b):");
int b = scanIn.nextInt();
System.out.print("a/b = " + a/b);
}
}
Ngoại lệ
Xử lý ngoại lệ truyền thống
o Viết mã xử lý tại nơi phát sinh ra lỗi
Làm cho chương trình trở nên rối
Không phải lúc nào cũng đầy đủ thông tin để xử lý
Không nhất thiết phải xử lý
o Truyền trạng thái lên mức trên
Thông qua tham số, giá trị trả lại hoặc biến tổng
thể (flag)
Dễ nhầm
Vẫn còn khó hiểu
Xử lý ngoại lệ truyền thống
o Khó kiểm soát được hết các trường hợp
Lỗi số học, lỗi bộ nhớ,
o Lập trình viên thường quên không xử lý lỗi
Bản chất con người
Thiếu kinh nghiệm, cố tình bỏ qua
Mục đích xử lý ngoại lệ
o Dễ sử dụng
Dễ dàng chuyển điều khiển đến nơi có khả năng xử
lý ngoại lệ
Có thể ném nhiều loại ngoại lệ
o Tách xử lý ngoại lệ khỏi thuật toán
Tách mã xử lý
Sử dụng cú pháp khác
o Không bỏ sót ngoại lệ (ném tự động)
o Làm chương trình dễ đọc hơn, an toàn hơn.
try
• Chứa đoạn code có khả năng
xảy ra ngoại lệ
catch
• Chứa đoạn code xử lý
ngoại lệ
finally • Luôn thực thi
Xử lý ngoại lệ
public static void main(String[] args){
System.out.print("Enter the first number (a):");
Scanner scanIn=new Scanner(System.in);
int a = scanIn.nextInt();
System.out.print("Enter the second number (b):");
int b = scanIn.nextInt();
try{
System.out.print("a/b = " + a/b);
//đoạn code có khả năng xảy ra ngoại lệ
}catch(ArithmeticException ex){
System.out.print(“Không được chia cho 0");
//đoạn code xử lý ngoại lệ
}
}
Xử lý ngoại lệ
public static void main(String[] args){
System.out.print("Enter the first number (a):");
Scanner scanIn=new Scanner(System.in);
int a = scanIn.nextInt();
System.out.print("Enter the second number (b):");
int b = scanIn.nextInt();
try{
System.out.print("a/b = " + a/b);
//đoạn code có khả năng xảy ra ngoại lệ
}
catch(Exception e){
System.err.println("Co loi xay ra: " + e.toString());
//đoạn code xử lý ngoại lệ
}
}
Xử lý ngoại lệ
Khối try – catch lồng nhau
o Những phần nhỏ trong khối mã sinh ra một lỗi,
nhưng toàn bộ cả khối thì lại sinh ra một lỗi khác
-> Cần có các xử lý ngoại lệ lồng nhau.
o Khi các khối try lồng nhau, khối try bên trong sẽ
được thực hiện trước.
try {
// Doan code co the gay ra IOException
try {
// Doan ma co the gay ra NumberFormatException
} catch (NumberFormatException e1) {
// Xu ly loi sai dinh dang so
}
} catch (IOException e2) {
// Xu ly loi vao ra
}
Nhiều khối catch
o Một đoạn mã có thể gây ra nhiều hơn một ngoại lệ
->Sử dụng nhiều khối catch
try {
// Doan ma co the gay ra nhieu ngoai le, loi
nhap/xuat, chia cho 0,
} catch (ExceptionType1 e1) {
// Xu ly ngoai le 1
} catch (ExceptionType2 e2) {
// Xu ly ngoai le 2
}
Nhiều khối catch
class MultipleCatch1{
public static void main(String args[]){
try{
String num = args[0];
int numValue = Integer.parseInt(num);
System.out.println("Dien tich hv la: " +
numValue * numValue);
}catch(ArrayIndexOutOfBoundsException e1) {
System.out.println(“Hay nhap canh cua hv!");
} catch(NumberFormatException e2){
System.out.println(“Hay nhap 1 so!");
}
}
}
18
o Khi một ngoại lệ xảy ra, chương trình dừng lại, một
số công việc “dọn dẹp” có thể sẽ không được thực
hiện (ví dụ như đóng file).
o Khối finally đảm bảo rằng các câu lệnh trong đó
luôn được thực hiện, kể cả khi ngoại lệ xảy ra.
Khối FINALLY
FileInputStream f = null;
try {
f = new FileInputStream(“d:/somefile.txt");
// đọc file
} catch (IOException e) {
// hiển thị lỗi
} finally {
if (f != null) {
try {
f.close(); // đóng file
} catch (Exception e) {
// thông báo lỗi khi đóng file
}
}}
Khối FINALLY
Phân cấp ngoại lệ trong Java
ClassNotFoundException
Throwable
Error Exception
RuntimeException AssertionError IOException
Object
NullPointerException ArithmeticException
21
• Lớp Throwable
– Có một biến String để lưu thông tin chi tiết về
ngoại lệ đã xảy ra
– Một số phương thức cơ bản
• Throwable(String s); // Tạo một ngoại lệ có tên là s.
• String getMessage(); // Lấy thông tin về ngoại lệ
• void printStackTrace(); // In ra tất cả các thông tin liên
quan đến ngoại lệ
Một số ngoại lệ
22
• Lớp Exception
– Có nhiều ngoại lệ thuộc lớp con của Exception.
– Người dùng có thể tạo ra các ngoại lệ kế thừa từ
Exception.
• Lớp Error
– Chỉ những lỗi nghiêm trọng và không dự đoán
trước được như ThreadDead, LinkageError,
VirtualMachineError...
– Các ngoại lệ kiểu Error ít được xử lý.
Một số ngoại lệ
23
• RuntimeException: Chỉ các ngoại lệ có thể xảy ra
khi JVM thực thi chương trình
– NullPointException: con trỏ null
– OutOfMemoryException: hết bộ nhớ
– ArithmeticException: lỗi toán học, lỗi chia không
– ClassCastException: lỗi ép kiểu
– ArrayIndexOutOfBoundsException: vượt quá chỉ
số mảng
– ...
Một số ngoại lệ
24
• Ngoại lệ unchecked
– Là các ngoại lệ không bắt buộc phải được kiểm
tra.
– Gồm RuntimeException, Error và các lớp con của
chúng.
• Ngoại lệ checked
– Là các ngoại lệ bắt buộc phải được kiểm tra.
– Gồm các ngoại lệ còn lại.
Hai loại ngoại lệ
25
• Giả sử method1 gọi method2 và method2 là
phương thức có khả năng ném ngoại lệ kiểu
checked, lúc đó:
– hoặc method2 phải nằm trong khối try/catch.
– hoặc phải khai báo method1 có khả năng ném
(throws) ngoại lệ.
Chú ý với ngoại lệ Checked
26
• Cách 1: try/catch
public static void main(String[] args)
{
try {
String s = buff.readLine();
} catch (IOException e) {
...
}
}
• Cách 2: Khai báo throws
public static void main(String[ ] args) throws IOException
{
String s = buff.readLine();
}
Ví dụ:
public class MyException extends Exception
{
public MyException(String msg)
{
super(msg);
}
}
Tên lớp ngoại lệ
mới
Thừa kế từ
lớp Exception
của lớp cha
Gọi phương thức
Ngoại lệ do người dùng tự định nghĩa
• Bước 1: Định nghĩa ngoại lệ (tạo class tên MyException)
28
• Bước 2: Xây dựng ngoại lệ
// file ExampleException.java
public class ExampleException
{
public void copy(String fileName1, String fileName2)
throws MyException
{
if (fileName1.equals(fileName2))
throw new MyException("File trung ten"); // tung ngoại lệ
System.out.println("Copy completed");
}
Khai báo khả năng tung ngoại lệ
Tung ngoại lệ
Ngoại lệ do người dùng tự định nghĩa
29
• Bước 3: Sử dụng ngoại lệ
public static void main(String[] args)
{
ExampleException obj = new ExampleException();
try {
String a = args[0];
String b = args[1];
obj.copy(a,b);
} catch (MyException e) {
System.out.println(e.getMessage());
}
}
}
Ngoại lệ do người dùng tự định nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- java_chuong_4_2_ngoai_le_9084.pdf