In ấn trong photoshop

Hướng dẫn các bạn tạo file in ấn trong photoshop

doc2 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu In ấn trong photoshop, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi bạn đã hoàn thành tác phẩm của mình, có một vài khái niệm quan trọng bạn cần hiểu để có kết quả in ấn tốt nhất có thể. LPI LPI – Lines Per Inch (số dòng kẻ trên mỗi inch), được sử dụng như một phép đo của kích cỡ halftone và đã được đề cập đến một ít trong chương 6. Đây là một thông số quan trọng để kiểm tra máy in của bạn và biết LPI nào được sử dụng. LPI kiểm soát kích cỡ của các chấm halftone. Trong suốt quá trình in, mực in có khuynh hướng dàn trải một ít. Đây chính là “Dot Gain” (tạm dịch “Tăng các chấm”). Nếu halftone của bạn quá mịn cho in trên giấy, các chấm của bạn sẽ bị tràn mép trang (bleed – lưu ý là bleed không xảy ra với máy in Laser [chú thích của người dịch]) thành một sản phẩm khác tối hơn mà bạn không mong đợi. Nếu chỉ số LPI cao tới 150 có thể phù hợp cho in ấn trên giấy với chất lượng cao, nhưng không tốt cho quá trình in báo. Chỉ số LPI từ 65 – 85 có một ít hạt mực xuất hiện nhưng có thể in được gần đạt độ tương phản của hình gốc. Nhưng không may là chất lượng giấy và mực bạn không kiểm soát được. Máy in thông thường có một khoảng thích hợp cho quá trình in. Nếu bạn hiểu một số vấn đề trong quá trình in, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để tránh một số lỗi hiển nhiên gặp phải. Hiểu biết về LPI của máy in dự kiến sẽ dùng để in tác phẩm của bạn là điều quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn về độ phân giải bạn sẽ sử dụng. Vì nếu halftone của bạn quá lớn, bạn sẽ không thể xem được nhiều chi tiết, vì vậy, bạn không cần chọn độ phân giải quá lớn. Một nguyên tắc cho việc lựa chọn giữa LPI và độ phân giải (dpi) ảnh bạn sẽ làm là DPI của bạn nên gấp đôi giá trị của LPI. Một trang tô màu tối ưu được in tại LPI bằng 133 hoặc 150. Trong trường hợp này, độ phân giải của file nên lá 266 hoặc 300 dpi. Hãy chú ý là nó chỉ ứng dụng cho halftone. Nếu bạn có 100% màu đen cho các đường chi tiết, đó không phải là halftone và có thể xuất hiện một ít răng cưa tại độ phân giải 300 dpi. Bất kỳ đường màu đen nào mà chúng ở trạng thái trực tiếp chống lại halftone đều khó sử dụng cho màu vết (spot). Đặt dung sai trong quá trình in (trap) Quá trình in ấn gồm 4 quá trình với 4 màu khác nhau: Cyan, Magenta, Yellow và Black – các màu cơ sở. Mỗi một trang in màu đều phải thực hiện qua 4 quá trình này trên 4 đĩa khác nhau của máy in nên việc ghi vào bộ nhớ (hay đăng ký in ở mỗi đĩa) của máy in là một vấn đề lớn. Nếu trang giấy của bạn di chuyển chỉ một chút, có thể sẽ có khe hở giữa các đường chi tiết và màu sắc.  Khi bạn thiết kế cái gì đó như bạn thấy ở bên trái, chuyển giao khi đăng ký tại máy in có thể làm cho bản in cuối nhìn như ví dụ bên phải Máy in của bạn có thể hỏi bạn có muốn đặt dung sai khi in hình ảnh của bạn. Quá trình đặt dung sai (Trapping) là quá trình điều chỉnh dung sai của mỗi đĩa dưới đĩa màu đen. Điều này được thực hiện bằng cách mở rộng dải màu một chút để chúng có thể chuyển đăng ký trong suốt quá trình in, chúng sẽ không gây ra ảnh hưởng tối tệ nào. PTS có thể điều chỉnh cho bạn một cách tự động. Chuyển tài liệu của bạn sang chế độ màu CMYK, bạn có thể chỉ đặt dung sai trên tài liệu ở chế độ CMYK, không thể ở chế độ RGB. Đặt dung sai bằng cách sử dụng Image > Trap và sử dụng các giá trị pixel mà máy in của bạn yêu cầu. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIn ấn trong photoshop.doc
Tài liệu liên quan