Hướng dẫn phương pháp viết Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp

Bảng 1 trình bày giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến: ROA dùng để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, được tính bằng lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản; E/TA dùng để đo lường quy mô vốn, được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản; LLP/TL dùng để đo lường rủi ro tín dụng, được tính bằng chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng; NI/TA dùng để đo lường mức độ đa dạng hóa của ngân hàng, được tính bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản; TC/TA dùng để đo lường chất lượng quản trị chi phí hoạt động, được tính bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản; LNTA dùng để đo lường quy mô ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản; RGDP để đo lường tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, được tính bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm của Việt Nam; INF là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam.

docx65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn phương pháp viết Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng nhưng tác động của yếu tố này không mạnh. Các ngân hàng khi mở rộng quy mô cần cân nhắc đến nguồn nhân lực, đến trình độ và năng lực quản lý của mình để tránh tình trạng chỉ tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch trong khi nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, dễ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động thuận trong khi tỷ lệ lạm phát lại có tác động nghịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng thì khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN càng tăng; vì thế, Chính phủ cần có những chính sách để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại thường đi đôi với lạm phát, tỷ lệ lạm phát tăng lại làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng giảm. Chính vì điều đó, Chính phủ phải cân nhắc trong việc ban hành các chính sách kinh tế nhằm đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải nhưng bền vững và tỷ lệ lạm phát tăng ở mức chấp nhận được. 6.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN 6.2.1. Đối với Chính phủ Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiểm soát nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán, duy trì đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Bên cạnh đó, Chính phủ cần nghiên cứu và lượng hóa tác động của tăng trưởng kinh tế đến lạm phát để có những chính sách hợp lý cho từng thời kỳ, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững và lạm phát ở mức vừa phải. Xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc liên quan đến việc phát triển thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng làm tăng lòng tin của người sử dụng vào hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển. 6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động Ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan khác trong hoạt động của NHNN. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phù hợp với điều kiện đặc thù ở Việt Nam, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc và đồng bộ cho hoạt động của các ngân hàng, tránh để ngân hàng thực hiện một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến những rủi ro khi có sự cố tiêu cực xảy ra. Liên quan đến vần đề nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống dự báo, thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để có những cảnh báo kịp thời, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, NHNN cần nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng, sắp xếp lại công tác thanh tra tại chỗ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát, hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát theo thông lệ quốc tế. Theo kết quả nghiên cứu, tiền gửi huy động có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của các NHTM, vì thế NHNN cần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thu hút được nhiều tiền gửi khách hàng hơn nữa thông qua việc dỡ bỏ trần lãi suất. Vì hiện nay, tuy NHNN đã có quy định trần lãi suất huy động của các NHTM Việt Nam là 14%/năm nhưng trên thực tế các ngân hàng vẫn huy động với mức lãi suất cao hơn từ 3%-4%/năm. Việc NHNN muốn lãi suất đầu ra thấp bằng cách áp trần lãi suất đầu vào là hiệu quả theo lý thuyết kinh tế. Vì khi lãi suất huy động thấp thì cung tiền gửi sẽ giảm dẫn tới lãi suất cho vay tăng. Việc áp đặt trần lãi suất với mục tiêu làm giảm lãi suất đầu ra cũng mâu thuẫn với chính sách tiền tệ thắt chặt. Tác dụng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm cho lãi suất thị trường tăng, dẫn đến giảm đầu tư và tiêu dùng để kiềm chế lạm phát. Vì thế, NHNN nên bỏ trần huy động lãi suất và để cho thị trường được hoạt động theo quy luật cung cầu. 6.2.3. Đối với các NHTMCPVN 6.2.3.1. Tăng thu nhập ngoài lãi Theo như kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở phần trên, thu nhập ngoài lãi có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN, vì vậy, các NHTMCPVN muốn nâng cao khả năng sinh lợi của mình cần quan tâm đến các hoạt động như cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động góp vốn mua cổ phần,… Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ đại lý, ủy thác, các dịch vụ cung cấp cho thị trường tài chính phái sinh. Không giống như việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thu phí, các hoạt động còn lại như hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động góp vốn mua cổ phần chứa đựng rất nhiều rủi ro nên đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về các lĩnh vực này, yêu cầu này dường như khá khó khăn cho các ngân hàng nhỏ mới được thành lập. Chính vì thế, các ngân hàng nhỏ bước đầu chỉ nên tập trung vào các hoạt động dịch vụ, sau đó mới dần dần tham gia vào các hoạt động khác. a) Phát triển dịch vụ thanh toán Mục tiêu phát triển một nền kinh tế hiện đại thanh toán không dùng tiền mặt đã làm cho nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của người dân Việt Nam ngày càng tăng; ngoài ra xu hướng mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới cũng kéo theo nhu cầu thanh toán quốc tế tăng cao. Dịch vụ thanh toán trong tương lai sẽ mang đến cho các ngân hàng một nguồn thu dồi dào, đồng thời dịch vụ thanh toán cũng tạo ra cơ hội cho các ngân hàng hướng khách hàng đến các sản phẩm dịch vụ khác của mình. Vì thế cho nên các ngân hàng cần chú trọng đến việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán, đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, tạo nên những tiện ích tối đa cho khách hàng. Để mọi người dân đều cảm thấy thanh toán qua ngân hàng là một phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện và không quá xa vời, các ngân hàng cần mang sản phẩm thanh toán và khách hàng đến gần nhau hơn bằng cách đưa những hướng dẫn sử dụng sản phẩm mang tính phổ thông đến công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các ngân hàng nên chú trọng tìm hiểu nhu cầu của từng khách hàng để kịp thời giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lợi ích của từng hình thức thanh toán để khách hàng có thể sử dụng thích hợp trong mỗi tình huống giao dịch cụ thể. Để khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, hàng hóa nhất là các doanh nghiệp bán lẻ chấp nhận hình thức thanh toán qua ngân hàng từ người tiêu dùng, các ngân hàng nên lắp đặt miễn phí các máy POS cho doanh nghiệp, mở các lớp hướng dẫn nhân viên bán hàng và khách hàng cách sử dụng, giúp họ sử dụng thành thạo và dần nhận thức được những lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng, hướng đến việc tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ lệ số dân sử dụng internet (% dân) tăng rất nhanh từ năm 2003 đến năm 2010. Biểu đồ 6.1. Tỷ lệ dân sử dụng internet (% dân) từ năm 2003 đến 2010 (Nguồn: Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông) Tỷ lệ người dân sử dụng internet ngày càng tăng mở ra cơ hội cho thương mại điện tử phát triển kéo theo nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng tăng. Tuy nhiên hiện nay, đa số các website bán hàng trong nước chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ quốc tế như Master, Visa, American Express, các loại thẻ nội địa lại không có trong phương thức thanh toán này. Nguyên nhân là do các ngân hàng chưa liên kết chặt chẽ với nhau, hệ thống bảo mật thông tin tài khoản khách hàng qua mạng còn nhiều hạn chế tạo ra rào cản lớn cho khách hàng trong việc quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến qua internet, qua điện thoại di động. Vì thế, trong thời gian tới các ngân hàng cần đầu tư vào công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước tiên tiến trên thế giới, tăng cường mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao, tăng cường hợp tác với các ngân hàng khác để việc thanh toán liên ngân hàng được nhanh chóng, an toàn và thuận tiện cho khách hàng. Với số lượng Việt kiều, học sinh, sinh viên du học và khách du lịch ngày càng tăng thì nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng lớn. Theo đánh giá của nhiều ngân hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế đang trở nên rất hấp dẫn bởi hiện có gần 4 triệu người Việt Nam đang làm việc, sinh sống ở nước ngoài, trong đó có khoảng 80% tại các nước công nghiệp phát triển. Vì thế, các ngân hàng nên nhanh chóng đẩy mạnh dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế bằng cách liên kết sâu rộng hơn với các ngân hàng ở nước ngoài, nhận làm đại lý và mở rộng các đại lý ở nước ngoài để khai thác tối đa tiềm năng từ mảng dịch vụ này. Theo lý thuyết thì sản phẩm dịch vụ mang tính vô hình, tính không đồng nhất và tính không thể tách rời giữa việc sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ ngân hàng không mang tính vô hình hoàn toàn, cái khách hàng mua trong một sản phẩm dịch vụ ngân hàng là sự tích hợp giữa nhiều yếu tố trong đó có cả một số yếu tố hữu hình cho phép khách hàng dựa vào đó để đưa ra các đánh giá về chất lượng dịch vụ, ví dụ như: màu sắc thẻ ATM, thiết kế các buồng máy ATM, giao diện màn hình website ngân hàng thân thiện và dễ sử dụng, tạo thiện cảm cho khách hàng khi tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp cũng như khi thực hiện các thao tác sử dụng ngân hàng trực tuyến. Vì thế, ngoài việc nâng cao chất lượng đường truyền và khả năng kết nối giữa các ngân hàng, bảo mật thông tin cho khách hàng, các ngân hàng cũng cần quan tâm đầu tư cho việc thiết kế hình ảnh, màu sắc của thẻ, vị trí lắp đặt các máy, thiết kế giao diện website theo hướng chuyên nghiệp và dễ sử dụng để khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều hơn các dịch vụ của mình. b) Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong nước ngày càng có liên hệ mật thiết với thị trường quốc tế nên khả năng rủi ro liên quan đến tỷ giá, đến lãi suất sẽ lớn hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Vì thế, nhu cầu về các dịch vụ tài chính phái sinh đang ngày càng tăng; việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, một mặt ngân hàng có thể kinh doanh dịch vụ và thu được lợi nhuận, mặt khác có thể phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho chính ngân hàng. Thị trường phái sinh và các công cụ phái sinh rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các giao dịch viên và các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh. Vì vậy, các nhân viên và cán bộ ngân hàng cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường phái sinh trên thế giới, sử dụng thành thạo các kỹ thuật phân tích, kỹ thuật dự báo xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất, thông qua đó có thể tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng tiếp cận gần hơn với các dịch vụ phái sinh. Bên cạnh vấn đề về trình độ thì vấn đề về công nghệ ngân hàng cũng là một điều kiện cần thiết để ứng dụng triển khai các nghiệp vụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được tính toán, thiết kế dựa trên các thuật toán khá phức tạp nên đòi hỏi các NHTM cần phải có những phần mềm hiện đại để xử lý các nghiệp vụ phái sinh. Các ngân hàng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng cũng như công nghệ ngân hàng đối với các công cụ phái sinh. c) Phát triển các hoạt động kinh doanh khác Như đã phân tích ở phần thực trạng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động mua bán chứng khoán có những thời điểm mang về khoản lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng cũng có thời điểm làm cho tổng lợi nhuận ngân hàng sụt giảm mạnh. Để tham gia hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh vàng, ngoại tệ và mua bán chứng khoán, các ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên am hiểu về từng lĩnh vực, nhạy bén và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội kinh doanh, ngoài ra các ngân hàng nên nghiên cứu sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động của mình. 6.2.3.2. Giảm rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rủi ro tín dụng có tác động mạnh thứ hai đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Rủi ro tín dụng càng tăng thì khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN càng giảm và ngược lại; vì vậy để nâng cao khả năng sinh lợi của mình, các ngân hàng cần có các biện pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng của mình. Các ngân hàng cần cơ cấu lại danh mục cho vay bằng cách tính toán, chỉ ra được với tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, mỗi vùng là bao nhiêu để rủi ro thấp nhất. Ngoài ra, việc định giá các khoản vay phải được thực hiện một cách khoa học dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro của khoản vay và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng, không nên áp dụng một mức lãi suất chung cho tất cả mọi khách hàng. Để làm được điều này, trước hết, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng giúp xác định chính xác rủi ro của khoản vay, từ đó có thể đưa ra mức lãi suất và các điều kiện hợp đồng riêng phù hợp với đặc thù từng khoản vay. Ngoài những quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, các NHTMCPVN cần xây dựng một quy trình cho vay, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, quy trình xử lý rủi ro tín dụng của riêng bản thân ngân hàng để hoạt động tín dụng của ngân hàng từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tín dụng, đến khâu quyết định cấp tín dụng, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng, được diễn ra một cách chuyên nghiệp, khoa học, có hệ thống, theo một quy trình chuẩn để giảm đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra; cần thiết phải có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện nay thường thực hiện đó là: chức năng bán hàng, chức năng tác nghiệp và chức năng quản trị rủi ro. Thêm vào đó, các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở mức rủi ro của từng khoản vay chứ không chỉ trên cơ sở nợ quá hạn. Vì trên thực tế có các khoản vay mặc dù chưa đến hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng song lại không được trích lập. 6.2.3.3. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu Theo kết quả nghiên cứu, quy mô vốn có tác động mạnh thứ ba đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Quy mô vốn chủ sở hữu của một ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng đó càng tăng. Có rất nhiều cách để ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu của mình như: phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, các tổng công ty trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng thặng dư vốn cổ phần của năm trước để tăng vốn cho năm nay, trích lập các quỹ từ nguồn lợi nhuận năm trước. Tùy theo thế mạnh và tình hình cụ thể trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽ có những lựa chọn các phương thức tăng vốn khác nhau sao cho đảm bảo nguồn vốn bền vững, đảm bảo lợi ích của các cổ đông trong ngân hàng. 6.2.3.4. Thu hút tiền gửi từ khách hàng Theo kết quả nghiên cứu, quy mô tiền gửi của ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng tăng. Vì thế ngân hàng cần có những biện pháp thu hút tiền gửi của khách hàng đặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư tạo một nguồn vốn rẻ và dồi dào để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng không nên chờ đợi khách hàng đến với mình mà phải chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng bằng cách xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng giúp ban lãnh đạo ngân hàng có thể thiết kế những sản phẩm thiết thực, phù hợp với từng phân đoạn thị trường, với từng nhóm khách hàng khác nhau. Trong điều kiện lãi suất bị khống chế ở mức trần như hiện nay, các ngân hàng muốn huy động được tiền gửi từ khách hàng cần tích hợp thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm của mình như gửi tiền tiết kiệm qua internet, nộp tiền qua hệ thống máy ATM, khả năng liên kết, chuyển dịch tiền gửi giữa các loại tài khoản khác nhau của cùng một khách hàng, kết hợp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và sản phẩm bảo hiểm; ngoài ra các ngân hàng cũng nên điều chỉnh giờ giấc làm việc, tăng thêm giờ làm ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, công tác marketing, tuyên truyền qua thông tin đại chúng, qua các hoạt động xã hội cũng làm cho của hình ảnh ngân hàng có vị trí tốt đẹp hơn trong lòng khách hàng, tạo thêm niềm tin cho khách hàng an tâm gửi tiền ở ngân hàng. 6.2.3.5. Vấn đề mở rộng quy mô ngân hàng Theo kết quả nghiên cứu, quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN, quy mô ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng tăng, tuy nhiên tác động của yếu tố này không mạnh. Một ngân hàng khi mở rộng quy mô cần chú ý đến việc phát triển nguồn nhân lực có số lượng và trình độ tương xứng với quy mô ngân hàng, tránh tình trạng càng mở rộng quy mô, rủi ro càng nhiều và vượt khỏi tầm kiểm soát của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng tối ưu đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. 6.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu còn có những hạn chế sau: Khoảng thời gian nghiên cứu sáu năm từ năm 2005 đến 2010 chưa đủ dài. Vì trong khoảng thời gian này có nhiều ngân hàng mới được thành lập, có ngân hàng chuyển đổi hình thức sở hữu, có ngân hàng chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thành thị lên ngân hàng nông thôn nên số liệu thu thập được của một số ngân hàng chỉ có được trong hai năm. Nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN như quyền sở hữu ngân hàng, tuổi của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, chính sách lãi suất, năng suất lao động, tình trạng công nghệ thông tin, tốc độ cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, tỷ lệ vốn hóa thị trường, sự tự do hóa thị trường ngoại hối, mức độ độc quyền của ngành ngân hàng, … chưa được nghiên cứu trong mô hình. Những hạn chế của đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu khả năng sinh lợi của các ngân hàng trong thời gian dài hơn, bổ sung các yếu tố còn thiếu như đã trình bày ở trên mà nghiên cứu này chưa thực hiện được. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abdullah, Z.(1985), “A Critical Review Of The Impact Of ATMs In Malaysia”, Banker’s Journal Malaysia, Vol.28, Pages 13-16. Allen N. Berger (1995), “The Relationship Between Capital And Earnings In Banking”, Journal of Money, Credit and Banking, vol.27, No.2, pages 432-456. Anghazo (1997), “Commercial Bank Interest Margins, Default Risk, Interest-Rate Risk and Off-balance Sheet Banking”, Journal of Banking and Finance, Vol.21, pages 55-87. Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), “Deterninants of Bank Profitability in Macau”, Macau Monetary Research Bulletin, Vol.12, pages 93-113. Balachandher K.Guru, J.Staunton and B.Shanmugam (2002), “Determinants Of Commercial Bank Profitability In Malaysia”, University Multimedia Working Papers. Bashir, A.(2003), “Determinants Of Profitability and Rates Of Return Margins In Islamic Banks: Some Evidence From The Middle East”, Grambling State University, Mimeo. Bóbácová, I.V (2003), “Raising The Profitability Of Commercial Banks”, BIATEC, Vol.XI, pages 21-25. Bourke, P. (1989), “Concentration And Other Determinants Of Bank Profitability In Europe, North America And Australia”, Journal of Banking and Finance, Vol.13, pages 65-79. Daniel, E. and Storey, C.(1997), “On-line Banking: Strategic and Management Challenges, Long Range Planning, Vol.30, No.6, Pages 890-898. Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga (1999), “Determinants Of Commercial Bank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence”, World Bank Economic Review, Vol.13, pages 379-408. Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), “Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines”, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, Vol.4, No.2, pages 91-112. Fazlan Sufian (2011), “Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants”, Journal of Economics and Management, Vol.7, No.1, pages 43-72. Gerlach, S., W.Peng, C.Shu (2004), “Maceconomic Conditions And Banking Performance In Hong Kong: A Panel Data Study”, Hong Kong Monetary Authority Research Memorandum, April. Guorong Jiang, Nancy Tang, Eve Law and Angela Sze (2003), “Determinants Of Bank Profitability In Hong Kong”, Hong Kong Monetary Authority, September 2003. Gupta, M.(1998), “Strategic Implications Of Technology On Operations Of The Banking Industry”, Production and Inventory Management Journal, Second Quarter, Pages 1-5. Hassan, M.K & Bashir, A.H.M (2003), “Determinants of Islamic Banking Profitability”, Paper presented at the 10th ERF Annual Conference, Morocco, 16-18 December. Katagiri, T.(1989), “ATMs In Japan”, Bank Administration, Vol.65, No.2, Pages 16-19. Ken Holden & Magdi El-Banany (2004), “Investment In Information Technology Systems And Determinants Of Bank Profitability In The UK”, Taylor and Fracis Journals, Vol.14, pages 361-365. Kosmidou, K. (2008), “The Determinants of Banks’ Profits in Greec during the Period of EU Financial Intergration”, Managerial Finance, No.34, Pages 146-159. Linda Allen & Anoop Rai (1996), “Operational Efficiency In Banking: An International Comparison”, Journal of Banking and Finance, Vol.20, pages 655-672. Molyneux, P. and J. Thornton (1992), “Determinants Of European Bank Profitability: A Note”, Journal of Banking and Finance, Vol.16, pages 1173-1178. Nier, E.(2000), “The Profitability Of Banks: A Cross-Country Study With A Particular Focus On UK Banks”, Paper Presented at 12th annual Australian Finance and Banking Conference. Ogowewa, T.I. and Uche, C. (2006), “(Mis)using Bank Share Capital As A Regulatory Tool To Force Bank Consolidations In Nigeria”, Journal of African Law, Vol.50, No.2, Pages 161-186. Ogunleye, R.W (1995), “Monetary Policy Influences On Banks’Profitability: Evidence From Single – Equation Approach”, NDIC Quarterly, Vol.5, No.4, Pages 48-66. Panayiotis P. Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis (2005), “Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of Bank Profitability”, Bank of Greece, No.25, pages 1-35. Panayiotis P. Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras (2006), “Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region”, Munich Personal RePEc Archive, No.10274, pages 1-32. Pasiouras, F., & Kosmoudo, K. (2007). “Factor influencing the profitability of domestic and foreign comercial banks in the European Union”. Research in International Business and Finace , No.21, Pages 222-237. Porter, M. and Millar, V.(1985), “How Information Gives You Competitive Advantage”, Harvard Business Review, July/August, Pages 140-160. Rivard, R.J & Thomas, C.R(1997), “The Effect Of Interstate Banking On Large Banking Holding Company Profitability And Risk”, Journal of Economics and Business, Vol.49, pages 61-76. Samy Ben Naceur and Mohammed Omran (2008), “The Effect Of Bank Regulations, Competion And Financial Reforms On MENA Bank’s Profitability”, Economic Research Forum (ERF), No.449. Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2008), “The Determinants Of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia”, Frontiers in Finance and Economics, Vol.5, No.1, pages 106-130. Samy Ben Naceur (2003), “The Determinants Of The Tunisian Banking Industry Profitability: Panel Evidence”, Paper retrieved on April, 8, 2005, from Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2001), “The Determinants Of The Tunisian Deposit Banks’ Performance”, Applied Financial Economics, Vol.11, No.3, pages 317-319. Shawkey, B.(1995), “Update Products ATMs: The Right Time To Buy?”, Credit Union Magazin (USA), Vol.61, No.2, Pages 29-32. Short, B.(1979), “The Relationship Between Commercial Bank Profit Rates And Banking Concentration in Canada, Western Europe And Japan”, Journal of Banking and Finance, Vol.3, Pages 209-219. Spathis, C., K. Kosmidou and M. Doumpos (2002), “Assessing Profitability Factors in the Greek Banking System: A Multicriteria Methodology”, International Transactions in Operational Reseach, No.9, Pages 517-530. Staikouras, C., Mamatzakis, E., Koutsomanoli – Filippaki, A. (2008), “An Empirical Investigation of Operating Performance In The New European Banking Landscape”, Global Financial Journal, No.19, Pages 32-45. Steven Fries, Damien Neven, Paul Seabright (2002), “Bank Performance In Transition Economies”, European Bank for Reconstruction and Development Working Paper, No.76. Sudin Haron (2004), “Determinants of Islamic Bank Profitability”, Global Journal of Finance and Economics.USA, Vol.1, No.1, pages 2-18. Uche, C.U. (1996), “ The Nigerian Failed Banks Decree: A Critique”, Journal of International Banking Law, Vol.11, No.10, Pages 436-441. Uhomoibhi Toni Aburime (2008), “Determinants Of Bank Profitability: Company - Level Evidence From Nigeria”, Social Science Research Network, Working Paper Series. Valentina Flamini, Calvin A. McDonald, Liliana B.Schumacher (2009), “The Determinants Of Bank Profitability In Sub-Saharan Africa”, IMF Working Paper, No.09/15. PHỤ LỤC Bảng 3.1. ROA của các NHTMCP từ năm 2005-2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ABB 0,0121 0,0187 0,0094 0,0037 0,0118 0,0126 ACB 0,0123 0,0113 0,0206 0,0210 0,0131 0,0114 BVB - - - - 0,0087 0,0097 CTG 0,0036 0,0044 0,0069 0,0093 0,0053 0,0093 DAB - - 0,0361 0,0156 0,0030 0,0083 EAB 0,0118 0,0132 0,0121 0,0155 0,0138 0,0118 EIB 0,0019 0,0141 0,0137 0,0147 0,0173 0,0138 FCB - - - 0,0391 0,0401 0,0139 GB - - - 0,0066 0,0077 0,0073 GDB - 0,0152 0,0316 0,0015 0,0164 0,0069 HBB 0,0136 0,0158 0,0155 0,0149 0,0139 0,0125 HDB - 0,0169 0,0088 0,0063 0,0102 0,0078 KLB 0,0271 0,0220 0,0245 0,0127 0,0122 0,0155 LVB - - - 0,0595 0,0311 0,0195 MB 0,0133 0,0156 0,0166 0,0157 0,0170 0,0159 MSB - 0,0093 0,0098 0,0097 0,0121 0,0100 MXB - 0,0231 0,0322 0,0326 0,0395 0,0094 NAB - 0,0100 0,0143 0,0016 0,0051 0,0096 NVB 0,0213 0,0185 0,0075 0,0052 0,0076 0,0078 OCB - 0,0161 0,0143 0,0064 0,0163 0,0155 OJB - - 0,0071 0,0032 0,0067 0,0094 PGB - 0,0106 0,0087 0,0106 0,0168 0,0134 PNB - 0,0159 0,0111 0,0056 0,0070 0,0070 RKB - - 0,0203 0,0069 0,0054 0,0119 SCB - 0,0101 0,0100 0,0120 0,0058 0,0046 SEABANK - - 0,0114 0,0143 0,0150 0,0114 SGB - - 0,0167 0,0144 0,0174 0,0473 SHB 0,0181 0,0053 0,0103 0,0135 0,0116 0,0096 STB 0,0165 0,0190 0,0216 0,0142 0,0151 0,0127 TCB - 0,0148 0,0129 0,0198 0,0184 0,0138 TPB - - - 0,0209 0,0119 0,0077 VAB 0,0135 0,0127 0,0155 0,0070 0,0133 0,0111 VCB 0,0095 0,0158 0,0113 0,0065 0,0135 0,0136 VIB - 0,0088 0,0079 0,0049 0,0081 0,0084 VPB 0,0091 0,0112 0,0125 0,0076 0,0107 0,0084 VTN - - 0,0004 0,0118 0,0034 0,0120 WB 0,0127 0,0288 0,0215 0,0373 0,0116 0,0055 Lớn nhất 0,0271 0,0288 0,0361 0,0595 0,0401 0,0473 Nhỏ nhất 0,0019 0,0044 0,0004 0,0015 0,0030 0,0046 Trung bình 0,0131 0,0145 0,0148 0,0140 0,0133 0,0118 Ghi chú: Ký hiệu màu xanh: Ngân hàng có ROA cao nhất trong năm Ký hiệu màu đỏ: Ngân hàng có ROA thấp nhất trong năm Bảng 3.2. Tổng tài sản và tỷ trọng Tổng tài sản của các NHTMCPVN từ 2005-2010. Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) ABB 679.708 0,20% 3.113.898 0,59% 17.174.117 1,84% 13.494.125 1,21% 26.518.084 1,63% 37.999.553 1,54% ACB 24.272.864 7,02% 44.645.039 8,45% 85.391.681 9,16% 105.306.130 9,44% 167.881.047 10,30% 205.102.950 8,30% BVB 7.269.755 0,45% 13.717.871 0,56% CTG 116.373.386 33,63% 135.442.520 25,64% 166.112.971 17,82% 193.590.357 17,36% 243.785.208 14,96% 367.712.191 14,88% DAB 2.029.312 0,22% 3.071.192 0,28% 7.077.701 0,43% 11.162.052 0,45% EAB 8.515.913 2,46% 12.076.791 2,29% 27.376.038 2,94% 34.713.192 3,11% 42.520.402 2,61% 55.873.084 2,26% EIB 11.369.233 3,29% 18.323.772 3,47% 33.710.424 3,62% 48.247.821 4,33% 65.448.356 4,02% 131.105.060 5,31% FCB 1.479.141 0,13% 1.640.351 0,10% 7.773.131 0,31% GB 8.259.167 0,74% 17.274.676 1,06% 27.770.492 1,12% GDB 783.873 0,15% 2.036.415 0,22% 3.348.406 0,30% 3.329.942 0,20% 8.225.404 0,33% HBB 5.524.791 1,60% 11.685.318 2,21% 23.518.684 2,52% 23.606.717 2,12% 29.240.379 1,79% 37.987.726 1,54% HDB 4.015.303 0,76% 13.822.552 1,48% 9.557.917 0,86% 19.127.427 1,17% 34.389.226 1,39% KLB 376.823 0,11% 827.261 0,16% 2.200.855 0,24% 2.939.018 0,26% 7.478.451 0,46% 12.627.784 0,51% LVB 7.452.949 0,67% 17.366.930 1,07% 34.984.722 1,42% MB 8.214.933 2,37% 13.529.356 2,56% 29.623.582 3,18% 44.346.106 3,98% 69.008.288 4,23% 109.623.198 4,44% MSB 8.521.285 1,61% 17.569.024 1,88% 32.626.054 2,93% 63.882.044 3,92% 115.336.083 4,67% MXB 447.548 0,08% 1.575.155 0,17% 2.041.888 0,18% 2.523.817 0,15% 17.266.794 0,70% NAB 3.884.440 0,74% 5.240.389 0,56% 5.891.034 0,53% 10.938.109 0,67% 14.508.723 0,59% NVB 144.860 0,04% 1.126.544 0,21% 9.903.074 1,06% 10.905.278 0,98% 18.689.952 1,15% 20.016.385 0,81% OCB 6.441.240 1,22% 11.755.019 1,26% 10.094.702 0,91% 12.686.215 0,78% 19.689.656 0,80% OJB 13.680.071 1,47% 14.091.335 1,26% 33.784.958 2,07% 55.138.903 2,23% PGB 1.186.258 0,22% 4.681.255 0,50% 6.184.198 0,55% 10.418.510 0,64% 16.378.324 0,66% PNB 9.115.814 1,73% 17.129.590 1,84% 20.761.516 1,86% 35.473.136 2,18% 60.235.078 2,44% RKB 1.142.612 0,12% 2.990.399 0,27% 8.527.731 0,52% 19.761.557 0,80% SCB 10.931.587 2,07% 25.941.554 2,78% 38.596.053 3,46% 54.492.474 3,34% 60.182.876 2,44% SEABANK 26.238.838 2,81% 22.473.979 2,02% 30.596.995 1,88% 55.241.568 2,24% SGB 10.184.645 1,09% 11.205.358 1,00% 11.910.611 0,73% 16.812.003 0,68% SHB 292.896 0,08% 1.322.481 0,25% 12.367.440 1,33% 14.381.310 1,29% 27.469.197 1,69% 51.013.864 2,06% STB 14.456.182 4,18% 24.776.183 4,69% 64.572.875 6,93% 68.438.569 6,14% 98.473.979 6,04% 141.798.738 5,74% TCB 10.666.106 3,08% 17.326.353 3,28% 39.542.496 4,24% 59.390.392 5,33% 92.534.430 5,68% 150.291.215 6,08% TPB 2.418.642 0,22% 10.728.532 0,66% 20.889.254 0,85% VAB 2.357.878 0,68% 4.180.832 0,79% 9.467.375 1,02% 10.275.896 0,92% 15.816.724 0,97% 24.082.915 0,97% VCB 136.456.412 39,44% 166.523.941 31,53% 195.389.945 20,96% 221.950.448 19,90% 255.495.883 15,68% 306.930.668 12,42% VIB 16.526.623 3,13% 39.305.035 4,22% 34.719.057 3,11% 56.635.118 3,47% 93.826.929 3,80% VPB 6.090.163 1,76% 10.111.216 1,91% 18.137.433 1,95% 18.647.630 1,67% 27.543.006 1,69% 59.807.023 2,42% VTN 793.485 0,15% 4.187.554 0,45% 5.031.891 0,45% 15.940.139 0,98% 46.413.916 1,88% WB 214.342 0,06% 506.268 0,10% 1.293.111 0,14% 2.661.681 0,24% 10.314.177 0,63% 9.335.004 0,38% Tổng 346.006.490 100,00% 528.165.229 100,00% 932.301.121 100,00% 1.115.189.548 100,00% 1.629.842.734 100,00% 2.471.011.920 100,00% Ghi chú: Ký hiệu màu xanh: Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Ký hiệu màu đỏ: Ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhất. Bảng 3.3. Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCPVN từ năm 2005-2010 Ngân hàng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) ABB 2.434.190 358% 14.060.219 452% -3.679.992 -21% 13.023.959 97% 11.481.469 43% ACB 20.372.175 84% 40.746.642 91% 19.914.449 23% 62.574.917 59% 37.221.903 22% BVB 6.448.116 89% CTG 19.069.134 16% 30.670.451 23% 27.477.386 17% 50.194.851 26% 123.926.983 51% DAB 1.041.880 51% 4.006.509 130% 4.084.351 58% EAB 3.560.878 42% 15.299.247 127% 7.337.154 27% 7.807.210 22% 13.352.682 31% EIB 6.954.539 61% 15.386.652 84% 14.537.397 43% 17.200.535 36% 65.656.704 100% FCB 161.210 11% 6.132.780 374% GB 9.015.509 109% 10.495.816 61% GDB 1.252.542 160% 1.311.991 64% -18.464 -1% 4.895.462 147% HBB 6.160.527 112% 11.833.366 101% 88.033 1% 5.633.662 24% 8.747.347 30% HDB 9.807.249 244% -4.264.635 -31% 9.569.510 100% 15.261.799 80% KLB 450.438 120% 1.373.594 166% 738.163 34% 4.539.433 154% 5.149.333 69% LVB 9.913.981 133% 17.617.792 101% MB 5.314.423 65% 16.094.226 119% 14.722.524 50% 24.662.182 56% 40.614.910 59% MSB 9.047.739 106% 15.057.030 86% 31.255.990 96% 51.454.039 81% MXB 1.127.607 252% 466.733 30% 481.929 24% 14.742.977 584% NAB 1.355.949 35% 650.645 12% 5.047.075 86% 3.570.614 33% NVB 981.684 678% 8.776.530 779% 1.002.204 10% 7.784.674 71% 1.326.433 7% OCB 5.313.779 82% -1.660.317 -14% 2.591.513 26% 7.003.441 55% OJB 411.264 3% 19.693.623 140% 21.353.945 63% PGB 3.494.997 295% 1.502.943 32% 4.234.312 68% 5.959.814 57% PNB 8.013.776 88% 3.631.926 21% 14.711.620 71% 24.761.942 70% RKB 1.847.787 162% 5.537.332 185% 11.233.826 132% SCB 15.009.967 137% 12.654.499 49% 15.896.421 41% 5.690.402 10% SEABANK -3.764.859 -14% 8.123.016 36% 24.644.573 81% SGB 1.020.713 10% 705.253 6% 4.901.392 41% SHB 1.029.585 352% 11.044.959 835% 2.013.870 16% 13.087.887 91% 23.544.667 86% STB 10.320.001 71% 39.796.692 161% 3.865.694 6% 30.035.410 44% 43.324.759 44% TCB 6.660.247 62% 22.216.143 128% 19.847.896 50% 33.144.038 56% 57.756.785 62% TPB 8.309.890 344% 10.160.722 95% VAB 1.822.954 77% 5.286.543 126% 808.521 9% 5.540.828 54% 8.266.191 52% VCB 30.067.529 22% 28.866.004 17% 26.560.503 14% 33.545.435 15% 51.434.785 20% VIB 22.778.412 138% -4.585.978 -12% 21.916.061 63% 37.191.811 66% VPB 4.021.053 66% 8.026.217 79% 510.197 3% 8.895.376 48% 32.264.017 117% VTN 3.394.069 428% 844.337 20% 10.908.248 217% 30.473.777 191% WB 291.926 136% 786.843 155% 1.368.570 106% 7.652.496 288% -979.173 -9% Tổng 182.158.739 53% 404.135.892 77% 182.888.427 20% 514.653.186 46% 841.169.186 52% Bảng 3.4. Tăng trưởng VSCH của các NHTMCPVN từ 2005-2010. Ngân hàng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tăng trưởng (%) ABB 1.002.198 533% 1.288.926 108% 1.476.314 60% 533.922 13% 143.990 3% ACB 370.781 29% 4.603.862 278% 1.508.619 24% 2.339.819 30% 1.270.470 13% BVB 84.762 5% CTG 565.994 11% 5.008.904 89% 1.689.630 16% 235.919 2% 5.598.285 45% DAB -34.980 -5% 318.427 44% 2.174.710 207% EAB 809.276 114% 1.708.161 112% 285.759 9% 661.435 19% 1.243.894 30% EIB 1.111.128 133% 4.348.276 223% 6.549.134 104% 509.242 4% 152.603 1% FCB 409.251 61% 1.054.011 97% GB 1.019.334 97% 1.079.132 52% GDB 229.758 525.693 229% 298.700 40% 52.694 5% 971.466 88% HBB 1.364.917 349% 1.422.046 81% -185.666 -6% 259.138 9% 281.553 9% HDB 703.632 37.102 5% 931.857 126% 123.573 7% 561.472 31% KLB 273.220 605% 320.053 101% 408.866 64% 69.391 7% 2.108.316 189% LVB 381.602 11% 278.202 7% MB 729.056 115% 2.113.867 155% 944.543 27% 2.464.008 56% 1.994.277 29% MSB 795.055 1.088.749 137% -10.430 -1% 1.680.078 90% 2.774.137 78% MXB 82.269 461.895 561% 33.451 6% 459.153 79% 2.785.419 269% NAB 599.013 67.487 11% 622.683 93% 47.495 4% 838.213 63% NVB 417.987 405% 57.893 11% 497.129 86% 89.881 8% 856.300 73% OCB 832.611 822.520 99% -64.043 -4% 739.807 46% 808.942 35% OJB -36.410 -3% 1.174.216 109% 1.834.965 81% PGB 213.095 330.289 155% 482.542 89% 67.558 7% 1.079.928 99% PNB 1.621.860 544.250 34% 216.624 10% 552.948 23% 637.679 22% RKB 4.571 1% 975.978 168% 1.697.066 109% SCB 794.001 1.836.952 231% 178.214 7% 1.672.482 60% 228.987 5% SEABANK 812.905 24% 1.304.326 31% 261.938 5% SGB 38.157 3% 461.982 31% 1.594.115 83% SHB 432.878 552% 1.667.115 326% 88.246 4% 150.390 7% 1.759.761 73% STB 1.552.735 124% 4.376.951 156% 577.990 8% 2.530.377 33% 3.344.108 33% TCB 1.761.687 1.811.729 103% 2.042.138 57% 1.617.029 29% 2.156.578 30% TPB 617.360 60% 1.361.913 83% VAB 440.562 139% 570.308 75% 113.153 9% 274.438 19% 1.680.616 98% VCB 2.384.797 28% 2.202.276 20% 786.543 6% 2.920.291 21% 3.113.286 19% VIB 1.189.931 992.602 83% 110.005 5% 652.536 28% 3.648.087 124% VPB 507.354 155% 1.345.215 161% 171.764 8% 195.387 8% 2.069.404 81% VTN 425.538 209% -28.768 -5% 3.017.235 503% WB 160.261 260% 8.981 4% 870.836 377% 35.150 3% 948.638 83% Bảng 3.5. Tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng của các NHTMCPVN từ 2005-2010. Ngân hàng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) ABB 1.358.033 649% 5.208.929 332% -102.533 -2% 8.328.096 125% 8.460.293 56% ACB 9.409.783 47% 25.888.401 88% 8.933.845 16% 22.702.247 35% 20.017.415 23% BVB 3.776.871 107% CTG 15.296.395 18% 12.742.406 13% 9.208.652 8% 26.740.133 22% 57.544.106 39% DAB 627.055 53% 2.964.136 164% -186.007 -4% EAB 2.974.479 46% 4.841.037 51% 8.681.126 61% 4.963.103 22% 3.443.739 12% EIB 4.789.064 57% 9.764.948 74% 7.971.607 35% 7.888.735 26% 19.384.233 50% FCB -250.214 -32% 2.134.332 395% GB 4.130.922 101% 7.509.963 91% GDB 84.974 26% 202.658 49% 541.697 87% 2.019.802 174% HBB 1.519.821 49% 3.851.286 83% 2.614.567 31% 2.566.518 23% 2.537.581 19% HDB 1.963.023 124% 796.988 23% 5.122.361 118% 4.526.968 48% KLB 170.786 62% 505.019 113% 699.705 73% 3.142.426 190% 1.802.862 38% LVB 4.455.024 156% 5.011.648 69% MB 4.370.378 72% 7.344.647 70% 9.378.044 53% 12.815.566 47% 25.762.391 64% MSB 3.583.332 95% 6.742.908 92% 15.941.731 113% 18.573.421 62% MXB 159.270 94% 968.889 295% -620.358 -48% 5.879.207 868% NAB 907.100 48% 611.288 22% 1.087.386 32% 1.281.270 28% NVB 509.836 1274% 5.590.291 1017% -118.273 -2% 3.607.866 60% 1.091.574 11% OCB 3.262.979 130% 1.024.443 18% 1.255.709 18% 635.345 8% OJB 3.992.401 165% 16.964.996 265% 19.960.846 85% PGB 917.801 233% 887.156 68% 4.697.003 214% 3.808.709 55% PNB 4.210.306 79% -501.895 -5% 5.675.931 63% 13.863.649 94% RKB 1.704.356 548% 1.880.944 93% 5.051.942 130% SCB 12.394.909 347% 6.998.552 44% 7.144.221 31% 5.008.242 17% SEABANK -2.157.170 -20% 3.758.839 44% 12.444.063 101% SGB 698.061 11% 1.355.400 19% 547.408 6% SHB 191.010 108% 2.436.867 662% 6.703.274 239% 5.178.242 54% 10.954.458 75% STB 7.065.175 67% 26.494.341 151% 2.387.182 5% 13.806.061 30% 18.638.378 31% TCB 14.910.533 156% 15.454.102 63% 22.538.252 56% 18.081.823 29% TPB 3.058.468 261% 3.327.146 79% VAB 968.489 62% 2.047.329 81% 2.870.787 63% 3.361.948 45% -1.415.009 -13% VCB 2.166.310 2% 30.816.536 28% 15.095.640 11% 12.439.471 8% 35.361.881 21% VIB 7.873.246 80% 6.218.533 35% 8.459.604 35% 12.625.430 39% VPB 2.420.602 75% 7.133.993 127% 1.465.736 11% 2.259.442 16% 7.480.101 45% VTN 723.484 230% 1.089.136 105% 4.515.511 212% WB 49.372 40% 400.638 233% 286.920 50% 2.449.671 285% 2.284.217 69% Bảng 3.6. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCPVN từ 2005-2010. Ngân hàng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Giá trị (triệu đồng) Tăng trưởng (%) ABB 64.165 3399% 31.129 47% -31.188 -32% 84.809 129% -11.392 -8% ACB 81.959 33% 1.378.187 416% -198.497 -12% 623.323 41% -808.634 -38% BVB 66.995 4130% CTG 497.337 95% 946.368 93% -460.468 -23% -527.256 -35% 1.752.834 179% DAB -385 -1% -28.675 -87% 129.699 3000% EAB 28.961 35% 229.908 205% 255.110 75% -40.482 -7% -1.104 0% EIB 96.602 68% 93.523 39% 240.362 72% 29.092 5% 180.464 30% FCB 1.790 40% 107.906 1734% GB -34.885 -12% 262.308 107% GDB 24.964 58% -104.987 -154% 64.249 -174% -15.843 -58% HBB 86.329 108% -51.090 -31% -26.017 -23% 154.809 174% 271.926 112% HDB 35.159 148% 41.294 70% 157.721 157% -69.738 -27% KLB 395 14% -2.126 -67% 9.383 910% 1.155 11% -33.423 -289% LVB 75.460 48% -130.903 -56% MB 61.775 103% 299.265 246% -203.743 -48% 598.071 275% -246.347 -30% MSB 56.697 223% -5.572 -7% 290.101 379% 293.465 80% MXB -179 -35% -8.787 -2615% 15.353 -182% -3.431 -50% NAB 33.695 188% -8.444 -16% -25.712 -60% 119.879 686% NVB 21.206 1293% 115.706 506% -80.183 -58% 127.140 218% -149.338 -81% OCB -24.523 -36% 19.717 45% -1.915 -3% 11.683 19% OJB 54.053 137% -4.578 -5% -131.192 -148% PGB 11.294 11294% 59.836 530% 66.575 94% 9.806 7% PNB 111.521 166% 30.462 17% 135.119 65% 409.827 119% RKB 3.558 143% 100.182 1659% -12.576 -12% SCB 202.118 468% -35.818 -15% 24.343 12% 822.031 352% SEABANK -47.290 -57% 212.142 589% 67.005 27% SGB 68.176 144% -45.771 -40% 568.640 817% SHB 1.270 53% 169.219 4629% 144.110 83% -109.221 -34% 24.279 12% STB 139.990 90% 864.809 293% 145.921 13% 314.726 24% -217.381 -13% TCB 136.822 89% 1.081.034 372% 468 0% 162.436 12% TPB 146.421 -273% 153.539 165% VAB 33.633 137% 77.147 133% -49.760 -37% 115.678 135% -1.886 -1% VCB 421.853 43% 266.413 19% 69.403 4% 618.954 36% 955.848 41% VIB 153.407 117% -193.003 -68% 361.202 396% -12.811 -3% VPB 53.612 282% 121.062 167% -150.809 -78% 104.676 244% 84.084 57% VTN 39 1% 7.067 104% 10.206 74% Bảng 3.7. Tỷ lệ chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng từ năm 2005 đến 2010 Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ABB 0,0028 0,0119 0,0080 0,0065 0,0058 0,0048 ACB 0,0013 0,0024 0,0028 0,0025 0,0033 0,0037 BVB 0,0039 0,0054 CTG 0,0200 0,0206 0,0234 0,0110 0,0036 0,0131 DAB 0,0017 0,0013 0,0003 0,0073 EAB 0,0029 0,0031 0,0028 0,0083 0,0043 0,0037 EIB 0,0330 0,0046 0,0019 0,0154 0,0036 0,0043 FCB 0,0077 0,0100 0,0083 GB 0,0128 0,0054 0,0045 GDB 0,0075 0,0018 0,0010 0,0065 0,0051 HBB 0,0044 0,0052 0,0091 0,0107 0,0044 0,0151 HDB 0,0029 0,0021 0,0003 0,0046 0,0019 KLB 0,0013 0,0015 0,0013 0,0020 0,0036 0,0048 LVB 0,0021 0,0053 0,0059 MB 0,0169 0,0210 0,0036 0,0102 0,0095 0,0108 MSB 0,0146 0,0089 0,0067 0,0061 0,0059 MXB 0,0026 0,0037 0,0030 0,0051 0,0012 NAB 0,0039 0,0037 0,0036 0,0034 0,0084 NVB 0,0209 0,0012 0,0012 0,0030 0,0083 0,0039 OCB 0,0046 0,0037 0,0046 0,0038 0,0016 OJB 0,0014 0,0007 0,0039 0,0082 PGB 0,0013 0,0020 0,0068 0,0071 0,0082 PNB 0,0051 0,0048 0,0028 0,0076 0,0041 RKB 0,0003 0,0012 0,0048 0,0050 SCB 0,0039 0,0039 0,0060 0,0066 0,0230 SEABANK 0,0036 0,0044 0,0087 0,0081 SGB 0,0070 0,0040 0,0088 0,0063 SHB 0,0041 0,0087 0,0030 0,0029 0,0085 0,0092 STB 0,0022 0,0030 0,0034 0,0022 0,0051 0,0032 TCB 0,0032 0,0029 0,0235 0,0116 0,0074 TPB 0,0013 0,0065 0,0094 VAB 0,0034 0,0048 0,0022 0,0060 0,0053 0,0059 VCB 0,0219 0,0138 0,0136 0,0180 0,0057 0,0087 VIB 0,0119 0,0108 0,0038 0,0041 0,0071 VPB 0,0021 0,0023 0,0020 0,0052 0,0048 0,0048 VTN 0,0232 0,0045 0,0067 0,0065 WB 0,0048 0,0009 0,0003 0,0032 0,0003 0,0064 Lớn nhất 0,0330 0,0210 0,0234 0,0235 0,0116 0,0230 Nhỏ nhất 0,0013 0,0009 0,0003 0,0003 0,0003 0,0012 Trung bình 0,0095 0,0064 0,0051 0,0058 0,0056 0,0068 Ghi chú: Ký hiệu màu xanh: Ngân hàng có tỷ lệ chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng lớn nhất. Ký hiệu màu đỏ: Ngân hàng có tỷ lệ chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng nhỏ nhất. Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến được lựa chọn Bảng 1 trình bày giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của các biến: ROA dùng để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, được tính bằng lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản; E/TA dùng để đo lường quy mô vốn, được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản; LLP/TL dùng để đo lường rủi ro tín dụng, được tính bằng chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng; NI/TA dùng để đo lường mức độ đa dạng hóa của ngân hàng, được tính bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản; TC/TA dùng để đo lường chất lượng quản trị chi phí hoạt động, được tính bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản; LNTA dùng để đo lường quy mô ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản; RGDP để đo lường tốc độ phát triển chung của nền kinh tế, được tính bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm của Việt Nam; INF là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam. Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 183 0.013593  0.008244 0.001476  0.059518 LNTA 183 16.53026 1.512486 11.88352 19.72281 E/TA 183 0.156919 0.115876 0.002348  0.712053 DE/TA 183 0.525526  0.176869 0.034025 0.823344 LLP/TL 183 0.006133 0.005212 0.000255 0.032994 NI/TA 183 0.008448 0.007914 -0.022177 0.055029 TC/TA 183  0.013610 0.006029 0.003480 0.059904 RGDP 183 0.070042 0.012013 0.053200 0.084800 INF 183 0.119363 0.055164 0.066000 0.220000 Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan ROA LNTA E/TA DE/TA LLP/TL NI/TA TC/TA RGDP INF ROA  1.000000 LNTA -0.331413***  1.000000 E/TA  0.564401*** -0.699726***  1.000000 DE/TA -0.134179*  0.378593*** -0.434589***  1.000000 LLP/TL -0.148473*  0.294581*** -0.134775*  0.254708***  1.000000 NI/TA  0.214254***  0.061275 -0.039079  0.128613*  0.135014*  1.000000 TC/TA  0.219143*** -0.366118***  0.379876***  0.091975  0.003660  0.275806***  1.000000 RGDP  0.057997 -0.277931***  0.025298 -0.010296  0.034257  0.083081 -0.057218  1.000000 INF -0.000219  0.045458  0.064335 -0.022005 -0.047208 -0.037807  0.067048 -0.136801*  1.000000 Ký hiệu: *, **, *** chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê tại các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% Bảng 4.4. Kết quả hồi quy (1) Fixed Effects (FE) (2) Random Effects (RE) (3) Fixed Effects (FE) (4) Random Effects (RE) Constant 0.002919 (0.884293) -0.000992 (-0.101097) -0.003445 (-0.948139) -0.008918 (-0.789524) Các nhân tố bên trong LNTA 0.000199 (1.355322) 0.000200 (0.472483) 0.000515 (3.045397)*** 0.000535 (1.709403)* E/TA 0.039266 (11.27139)*** 0.050723 (4.068643)*** 0.040331 (12.05905)*** 0.052195 (4.044711)*** DE/TA 0.003977 (2.948580)*** 0.008809 (3.631353)*** 0.004176 (3.319116)*** 0.008939 (3.399122)*** LLP/TL -0.191129 (-3.114078)*** -0.276832 (-3.225908)*** -0.200210 (-3.182637)*** -0.291002 (-3.242949)*** NI/TA 0.276124 (9.585224)*** 0.331973 (4.724550)*** 0.247158 (6.813463)*** 0.319978 (4.610764)*** TC/TA -0.148226 (-2.373321)** -0.172532 (-1.524115) -0.093359 (-1.525505) -0.137256 (-1.332124) Các nhân tố bên ngoài RGDP 0.022174 (3.115340)*** 0.035856 (2.342704)** INF -0.009496 (-9.024492)*** -0.005683 (-1.704776)* Số quan sát 183 183 183 183 R2 0.710046 0.444459 0.717500 0.449785 R2 hiệu chỉnh 0.623059 0.425520 0.627427 0.424488 F _statistic 8.162731*** 23.46807*** 7.965801*** 17.78001*** Durbin-Watson sta 2.303317 1.665880 2.308126 1.661112 Hausman_test: Chi2 (8) 6 8 Các hệ số hồi quy được kiểm định bằng t-test Ký hiệu *, **, *** chỉ ra các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP VIẾT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU THỨ CẤP.docx
Tài liệu liên quan