Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua - Ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại

Bao gồm: 1. Tài liệu chuyên đề:HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 2. Slide thuyết trình chuyên đề trên 3. Câu hỏi trắch nghiệm tổng hợp kiến thức Nội Dung chính: HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1. Những khái niệm có liên quan 1.1 Cán cân thương mại 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 1.2.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái 1.2.2 Ảnh hưởng của dòng vốn 1.2.3 Ảnh hưởng của thu nhập 1.2.4 Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế 1.3 Mức độ mở cửa của nền kinh tế 2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 năm qua và ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2.1 Giai đoạn từ 2001 đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO Về cơ cấu nhập khẩu Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 2.2 Giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay 2.3 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động xuất-nhập khẩu 2.4 Ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2.5 Ảnh hưởng của đồng nội tệ 3. Kết luận

doc5 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua - Ảnh hưởng của nó tới cán cân thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT TRÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1. Những khái niệm có liên quan 1.1 Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 1.2.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Khi đồng tiền phá giá (giảm giá), giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ một cách tương đối sẽ giúp xuất khẩu thuận lợi hơn, trong khi đó hàng nhập khẩu đắt một cách tương đối, và nhu cầu hàng nhập khẩu giảm. Cả hai hiệu ứng này tác động đồng thời làm cải thiện cán cân thương mại. 1.2.2 Ảnh hưởng của dòng vốn Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong  nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác. 1.2.3 Ảnh hưởng của thu nhập Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. 1.2.4 Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia. 1.3 Mức độ mở cửa của nền kinh tế Mức độ mở cửa, chúng ta có thể phân tích dựa trên mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới và mức độ tự do hóa ngoại thương và đầu tư . Nhóm yếu tố này bao gồm các chỉ tiêu sau: - Thuế quan và hàng rào phi thuế quan (thuế nhập khẩu; hạn ngạch và các hàng rào hạn chế nhập khẩu khác; khả năng mua ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu). - Khuyến khích xuất khẩu (mức độ ưu tiên cho xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm). - Chính sách tỷ giá (tỷ giá thực, tác động tới xuất khẩu, mức độ dao động).            - Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy mức độ mở cửa hay mức độ hội nhập của nền kinh tế bao gồm các chính sách về xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các dịch vụ trợ giúp xuất khẩu, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đối với các giao dịch vãng lai v.v.. Chính sách tỷ giá linh hoạt, phản ánh giá trị thực của đồng tiền cũng được coi là một yếu tố quan trọng của mức độ mở cửa của nền kinh tế. Một thước đo khác của mức độ mở cửa nền kinh tế là tỷ lệ của giá trị xuất và nhập khẩu so với GDP, trong đó giá trị gia tăng của xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng để đánh giá mức độ mở cửa đích thực của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỷ lệ thuận với mức độ mở cửa của nền kinh tế đó. 2. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 năm qua và ảnh hưởng đến cán cân thương mại 2.1 Giai đoạn từ 2001 đến trước khi Việt Nam gia nhập WTO Nhân tố then chốt giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển chính là thương mại. Trong giai đoạn 2001-2007, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mỗi năm 17,5%. Cả thành phần và chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu được nâng lên trông thấy. Tỉ lệ sản phẩm công nghiệp trong các sản phẩm xuất khẩu tăng lên đáng kể. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 18,8% mỗi năm. Về cơ cấu nhập khẩu: phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ năm 2000 đến năm 2006, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Từ năm 2000 đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản vẫn luôn chiếm từ 30-40%. Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thủy hải sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giày da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này tương đối thấp. 2.2 Giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trước hết có thể nói, với Việt Nam, việc gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy cải cách thể chế, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ… Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào xu thế biến động trên thị trường thế giới khi gia nhập WTO với việc tăng rủi ro đối với hàng nhập khẩu cũng như tăng rủi ro đối với thị trường xuất khẩu. Không thể phủ nhận kết quả tăng trưởng xuất khẩu trong hai năm đầu gia nhập WTO (năm 2007 tăng 21,3% và năm 2008 tăng 29,5%). Riêng năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam giảm 9% (trong khi các đối tác thương mại chính của Việt Nam đều giảm mạnh hơn mức này). Năm 2010, nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khiến nhu cầu hàng hóa trên thị trường toàn cầu tăng lên. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 tăng 25,5% so với năm 2009. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể so với năm 2009. 2.3 Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hoạt động xuất-nhập khẩu Năm 2008, nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động vô cùng phức tạp. Giá dầu thô, nhiều loại nguyên liệu, thực phẩm và các loại hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm khiến cho lạm phát xảy ra tại hầu hết các nước trên thế giới. Đến cuối năm, giá cả các loại hàng hóa và nhiên liệu lại sụt giảm mạnh do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008. Đặc biệt, khuynh hướng suy giảm kim ngạch xuất-nhập khẩu đã trở nên rõ nét ngay từ đầu năm 2009. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 3,8 tỉ USD, giảm 18,6% so với tháng 12-2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2008. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2009 ước tính đạt 4,1 tỉ USD, giảm 27,6% so với tháng 12-2008 và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 1-2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỉ USD của cùng kỳ năm 2008. 2.4 Ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Trong những năm gần đây, diễn biến xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia nhập WTO. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn không bì kịp với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ. Chính tình trạng này đã đẩy cán cân thương mại Việt Nam vào tình thế ngày càng thâm hụt. Thêm vào đó, theo các chuyên gia kinh tế, nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị ảnh hưởng khi có các cú sốc từ bên ngoài. Trong khi đó, những yếu tố tác động đến sức hút nhập khẩu của Việt Nam là: Sản xuất để xuất khẩu vẫn đòi hỏi nguồn nhập khẩu lớn; tính bất ổn của giá cả hàng hóa trên thế giới; hoạt động đầu cơ; thuế suất thấp và hệ quả của việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại song phương. Thứ nhất, với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng đôla Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu. Biểu đồ cho thấy, mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn. Thứ hai, kể từ khi gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản liên quan đến nhập khẩu mà không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp, cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trở nên nghiệm trọng. Thứ ba, đáng chú ý là cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua ở mức 14-15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực quốc tế là 10%. Thâm hụt lớn về thương mại chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng bền vững của nền kinh tế, đặc biệt sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ. Thứ tư, kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam tăng đáng kể đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện được mức dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại hối của nước ta càng trở nên thấp hơn. 2.5 Ảnh hưởng của đồng nội tệ Về nguyên tắc, đồng nội tệ tăng giá sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế điều này tùy thuộc vào điểm yếu cũng như xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong ba quý đầu năm 2007, ngoại trừ Hồng Kông, đồng tiền của 7/8 đối tác xuất nhập khẩu chính của Việt Nam ở Đông và Đông Nam Á gồm: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia đều tăng giá so với đồng đôla từ 2-4%, nhưng nhập khẩu mà phần lớn từ các nước nêu trên lại gia tăng đột biến. Trong năm 2005, đồng Việt Nam tăng giá so với đồng tiền của tám nền kinh tế. Về nguyên tắc điều này có lợi cho nhập khẩu và bất lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, số liệu thực tế cho thấy vào năm đó, nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu. Những con số trên cho thấy, việc duy trì chính sách giảm nhẹ tỷ giá đồng tiền dường như không có tác động nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân của nó có thể là do nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam phụ thuộc vào các hàng hóa nhập khẩu (kể cả các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và dầu thô). 3. Kết luận Nhìn lại giai đoạn 2001 – 2010, có thể thấy mức nhập siêu đã tăng quá nhanh. Tuy mức nhập siêu đã chuyển biến theo hướng giảm dần nhưng kim ngạch và tỷ lệ nhập siêu của giai đoạn 2006 – 2010 đều cao hơn giai đoạn 2001 – 2005. Chính vì vậy mức chênh lệch này khó có thể giảm nhanh trong tương lai. Có ba nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu cao. Thứ nhất là do cơ cấu kinh tế. Thông thường, khi chọn ngành trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Nhưng ở nước ta, một số ngành như công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao bất thường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm khá mạnh là nguyên nhân thứ hai dẫn đến nhập siêu tăng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu năng suất đóng góp vào tăng trưởng khoảng 22 – 25%, nhưng trong ba năm 2007 – 2010, đóng góp của chỉ tiêu này vào GDP chỉ khoảng 10 – 15%. Nguyên nhân thứ ba cũng không kém phần quan trọng là chính sách bảo hộ. Trong thực tế, những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu – bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí có những nhóm còn có tỷ lệ âm. Ngược lại, với những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoatdongxuatkhau-cancanthuongmai-TAI LIEU.doc
  • dochoatdongxuatkhau-cancanthuongmai-TRAC NGHIEM.doc
  • pptThuyết trình tài chính quốc tế-THUYET TRINH.ppt
Tài liệu liên quan