HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂNMột trong những nội dung then chốt trong chính sách của
chúng tôi là giúp đỡ các nước đang phát triển đạt được
mức tăng trưởng kinh tế cao hơn và thịnh vượng hơn thông qua thương mại. Bên cạnh
các quyền tiếp cận thị trường chính thức được dành cho các nước đang phát triển, các
công cụ thực tế mới đối với thương mại cũng cần thiết cho việc giúp đỡ các nhà xuất
khẩu của các nước đang phát triển có thể hưởng lợi từ các cơ hội thương mại mới.
Vì mục đích cơ bản đó, Ủy ban châu Âu đã quyết định lập trang thông tin điện tử EH,
một dịch vụ trực tuyến miễn phí cung cấp cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
triển các thông tin và hỗ trợ liên quan trong việc tận dụng hơn nữa các lợi thế tiếp cận
thị trường hiện tại và tương lai mà Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra thông qua các
cam kết mở cửa thị trường.
Đây rõ ràng là một minh chứng cho quyết tâm của EU muốn giúp các nước đang phát
triển trong nỗ lực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Họ đáng được hưởng một
cơ hội công bằng để cạnh tranh trên thị trường EU, và trang thông tin EH được thiết kế
chính vì mục đích đó: một loạt các biện pháp thực tiễn giúp các nhà xuất khẩu của các
nước đang phát triển hưởng lợi một cách thích đáng từ các chương trình ưu đãi
thương mại của EU.
Tôi hy vọng rằng tài liệu hướng dẫn này sẽ hỗ trợ các bạn hơn nữa trong việc tận dụng
tối đa các cơ hội tiếp cận thị trường của EU.
44 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên
quan.
• Chuyển sang Bước 3.
LỰA CHỌN B
• Nhấp chuột vào đường dẫn “Browse” trên “Import Tariff Form” sẽ thấy hiện ra
trang “Chapter List”.
• Nếu bạn tìm thấy nội dung mô tả cho sản phẩm của bạn được nêu trong 1/21
chương mục (Section), nhấp chuột vào đầu chương mục tương ứng trong cột
“Section” ở bên trái.
• Một trang “Danh mục sản phẩm – Product List”, sẽ mở ra với các nội dung mô tả
sản phẩm chi tiết hơn và các mã số sản phẩm tương ứng.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-11-
• Nhấp chuột vào mã số sản phẩm trong cột đầu tiên bên trái tương ứng với sản
phẩm cần tìm.
• Chuyển sang Bước 3.
LỰA CHỌN C
• Gửi yêu cầu tìm mã số sản phẩm qua dịch vụ “Thông tin thuế quan ràng buộc –
Binding Tariff Information service” bằng việc làm theo các chỉ dẫn nêu tại đường
dẫn:
Bước 3
Chọn 1 quốc gia xuất xứ
Nếu bạn không chọn một quốc gia xuất xứ, bạn sẽ không được cung cấp các thông
tin ưu đãi thuế quan bất kỳ nào – GSP, ACP, hiệp định thương mại tự do- mà chỉ có
thông tin thuế quan áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm không liên quan đến
yếu tố xuất xứ (Erga Ommes).
Bước 4
Chọn 1 ngày giả định
Ngày giả định đã được cài đặt tự động là ngày mà trang điện tử đang được sử
dụng, nhưng bạn cũng có thể chọn một ngày giả định sớm hơn từ ngày 1.1.1998
trở đi.
Bước 5
Nhấp chuột vào “View”
Bước 6
Xem trang “Import Tariff Results”
Trang này sẽ được chia thành 2 hoặc 3 bảng.
Bảng 1
• Cột 1 là cột mã số sản phẩm
• Cột 2 là cột mô tả sản phẩm
Bảng 2
• Cột 1 là cột xuất xứ. Tuỳ thuộc vào quốc gia xuất xứ đã được lựa chọn trong
Import Tariff Input form, Cột 1 sẽ liệt kê các thông tin sau đây:
¾ Erga Ommes: là thuế suất áp dụng cho sản phẩm các loại không tính đến xuất
xứ.
¾ GSP: là thuế suất áp dụng đối với sản phẩm được hưởng lợi từ chính sách ưu
đãi thuế quan phổ cập của EU.
¾ ACP: là thuế suất đối với sản phẩm được hưởng lợi theo Hiệp định Cotono.
¾ FTA: các hiệp định thương mại tự do khác nhau được dẫn chiếu trong Cột 1
theo tên nước, ví dụ Chile, Ai Cập, v.v…
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-12-
Ghi chú: Nếu một nước được hưởng lợi từ hơn một chính sách/thoả thuận ưu đãi,
doanh nghiệp có thể chọn hình thức ưu đãi hơn. Tuy nhiên, trong khi qui tắc xuất xứ
của các thoả thuận thương mại nhìn chung tương tự nhau thì sự khác biệt đáng kể vẫn
có thể xảy ra. Doanh nghiệp phải luôn luôn tham chiếu đến qui tắc xuất xứ gắn liền với
thoả thuận/chế độ thương mại mà họ định sử dụng.
• Cột 2 là cột mã số bổ sung: Nếu có hơn một mã số trở lên xuất hiện trong cột
này, thuế nhập khẩu xuất hiện trong các cột 3 và 4 sẽ chỉ áp dụng với các sản
phẩm đáp ứng các điều kiện của mã số bổ sung. Nếu có các mã số bổ sung thì
bảng thứ 3 sẽ xuất hiện ngay dưới bảng 2 và cung cấp các giải thích ngắn gọn
về các tiêu chuẩn phải đáp ứng đối với mã bổ sung.
• Cột 3 là cột phương pháp đo lường.
• Cột 4 là cột thuế suất cung cấp các loại thuế liên quan.
Ghi chú: Các loại thuế bổ sung cũng sẽ xuất hiện trong cột này.
Các loại thuế bổ sung có thể có gồm:
¾ EA: thành phần nông sản
¾ ADSZ: thuế bổ sung đối với nguyên liệu đường ăn
¾ ADFM: thuế bổ sung đối với nguyên liệu bột mỳ
¾ EAR: thành phần nông nghiệp được giảm trừ
¾ ADSZR: thuế bổ sung được giảm trừ đối với nguyên liệu đường ăn
¾ ADFMR: thuế bổ sung được giảm trừ đối với nguyên liệu bột mỳ.
Nếu các từ viết tắt nêu trên xuất hiện trong cột 4, thì tức là sẽ có thuế bổ sung phải trả
thêm.
Ví dụ như, một khoản thuế: 9% + EA(1) MAX 18.7 + ADSZ(1).
Cần được hiểu như sau: [9% thuế nhập khẩu + thuế bổ sung đối với thành phần
nông nghiệp(1)], không quá mức tối đa của [18.7% + thuế bổ sung được giảm trừ
đối với phần nguyên liệu đường ăn trong sản phẩm (1)].
Để tính toán mức thuế đầy đủ, cần phải xác định số lượng thành phần nông sản (EA)
và thuế bổ sung đối với hàm lượng đường ăn (ADSZ). Điều đó có nghĩa là để tính được
mức thuế chung cuộc, bạn phải biết được thành phần chất béo trong sữa, chất protein
trong sữa, chất Starch/Glucose Scrose/Invert sugar/lsoglucose của sản phẩm.
Xác định mức thuế bổ sung phải trả.
Để xác định mức thuế bổ sung phải trả, ví dụ EA, ADSZ, cần theo các bước sau:
Bước 1
Vào trang chủ TARIC theo địa chỉ sau:
europa.eu/taxation_customs/dds/en/tarhome.htm
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-13-
Chọn 1 trong 2 cách sẵn có để tìm thông tin về mức thuế (hoặc theo mã số sản phẩm
hoặc theo mô tả sản phẩm). Một khi bạn đã nhập vào mã số sản phẩm và tên quốc gia
xuất xứ, nhấp chuột vào nút “Tariff - mức thuế”. Trong trang kết quả, nhấp chuột vào
nút “Meursing code” để mở “cửa sổ thành tố”.
Bước 2
Nhập vào thành phần của hàng hoá (tỉ lệ mỡ trong sữa, protein trong sữa, tỉ lệ chất
starch,…) vào cửa sổ thành tố. Sau khi thành phần đã được nhập vào các ô tương
ứng, nhấp chuột vào dấu “=”, bạn sẽ nhận được mức thuế bổ sung phải trả.
Bước 3
Tất cả các thành phần trong các nguyên liệu khác nhau (mỡ trong sữa,…) được gắn
liền với một mã số bổ sung. Mã số này bắt đầu bằng một số 7. Nếu bạn đã biết mã số
thì bạn có thể nhập 3 số cuối vào dòng “enter your additional code” trong cửa số thành
tố. Ví dụ, nếu mã số bổ sung là 7605 thì bạn nhập số 605 vào dòng nói trên.
Bạn nhất thiết phải ghi mã số bổ sung trong tờ khai hải quan. Đây là cách thức kê khai
hải quan về thành phần sản phẩm để hải quan tính toán chính xác mức thuế bổ sung.
Nếu các từ viết tắt EA, ADSZ hoặc ADFM xuất hiện trong phần đo lường thì tức là mức
thuế bổ sung phải trả đầy đủ (tức là không được giảm trừ).
Nếu các từ viết tắt EAR, ADSZR hoặc ADFMR xuất hiện trong phần đo lường thì tức là
mức thuế bổ sung được giảm trừ đối với trường hợp được ưu đãi được ghi trong tờ
khai hải quan.
Cần lưu ý một thực tế rằng một tờ khai hải quan có ghi ưu đãi không đảm bảo chắc
chắn là thuế bổ sung sẽ được giảm trừ mà có thể vẫn áp dụng thuế bổ sung đầy đủ.
Trong trường hợp thuế bổ sung được giảm trừ, bạn có thể thấy hơn một mức thuế suất
hiện trong cửa sổ thành tố. Điều đó có nghĩa là có hơn một mức giảm trừ đối với thuế
bổ sung cho sản phẩm đó. Ví dụ, trong một tờ khai vừa có hạn ngạch ưu đãi vừa có ưu
đãi đơn giản thì hãy xem số hiệu trong ngoặc đơn – như (1), (2) - được in sau từ viết
tắt. Mức thuế bổ sung áp dụng ứng với con số ghi trong ngoặc đơn.
• Cột 5 là cột FN (chú thích).Thông tin bổ sung, nếu có, sẽ xuất hiện dưới dạng một
mã số (ví dụ, CD020). Nhấp chuột vào mã số này sẽ thấy một cửa sổ mới mở ra
với các thông tin liên quan.
• Cột 6 là cột Qui định/Quyết định. Nhấp chuột vào mã số trong cột này sẽ mở ra
một cửa sổ cung cấp thông tin liên quan đến biện pháp EU đang áp dụng. Nếu
biện pháp này ban hành sau năm 1998 thì bạn sẽ thấy biểu tượng OJ hiện ra.
Nhấp chuột vào biểu tượng OJ bạn sẽ được dẫn tới một văn bản Công báo của
Uỷ ban châu Âu mà ở đó biện pháp liên quan được công bố.
Bảng 3
Nếu có các mã số bổ sung thì sẽ có Bảng 3 xuất hiện ngay dưới Bảng 2 cung cấp các
giải thích ngắn gọn về tiêu chuẩn yêu cầu đối với các mã số bổ sung.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-14-
Mời bạn xem mẫu tra cứu thuế nhập khẩu dưới đây:
IMPORT TARIFFS
This section provides information to take full advantage of the EU's preferential
trade regimes.
Input Form
Enter a
product
code
(2,4,6,8,10
digits)
6200 Browse or Search
Select a
country of
origin
Vietnam - VN
Select a
simulation
date
24 June 2008
View
Dưới đây là kết quả ví dụ về tra cứu thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cao su có
xuất xứ Việt Nam bán sang thị trường EU.
IMPORT TARIFFS
Results
Product Code 4001100000
Country of
origin Vietnam
Simulation date June 24,2008
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-15-
Code Product Description
4001 Natural rubber, balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural
gums, in primary forms or in plates, sheets or strip
4001 10 -Natural rubber latex, whether or not prevulcanised
4001 21 -Natural rubber in other forms
4001 30 -Balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural gums
Origin Add.
Code
Measure Type Tariff Footnote Regulation/
Decision
Erga omnes Third country duty 0 % R9822610
Erga omnes Airworthiness tariff
suspension
0 % CD333 R0211470
GSP (R
01/2501) -
General
arrangements
Excl. ( CN)
Tariff preference 0 % R0509800
Source: DG Taxation and Customs Union Tariff
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-16-
3. CHỨNG TỪ HẢI QUAN
Phần này của trang điện tử cung cấp thông tin về các chứng từ mà nhà xuất khẩu
chuẩn bị để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các chế độ thương mại sẵn có dành
cho các nước đang phát triển.
• Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành ưu đãi miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu
đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng GSP.
• GSP - các sản phẩm có xuất xứ từ các nước được thụ hưởng theo chính sách
GSP của EU sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi sau khi nộp giấy chứng nhận
xuất xứ Form A hoặc, trong những trường hợp cụ thể, một bản kê khai hoá đơn
của nhà xuất khẩu (xem bằng chứng xuất xứ tại “http://
exporthelp.europa.eu/hdlinks/gsp.cfm”. Bạn cũng có thể tìm thấy các mẫu
chứng từ cần phải có tại đây).
• Hiệp định ACP “Cotono” – các sản phẩm có xuất xứ từ các nước ACP (Châu Phi,
Caribê và Thái Bình Dương) sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi theo Hiệp định
này sau khi nộp một Giấy chứng nhận vận chuyển EUR1 hoặc, trong những
trường hợp cụ thể, một bản kê khai hoá đơn của nhà xuất khẩu. (Xem bằng
chứng xuất xứ theo Hiệp định ACP tại: http://
exporthelp.europa.eu/hdlinks/cotonou1.cfm. Bạn cũng có thể tìm thấy các mẫu
chứng từ cần phải có tại đây).
• FTAs (Các Hiệp định thương mại tự do) – EU cũng có nhiều FTA với các đối tác
trong khu vực (các nước Trung Âu, các nước Địa Trung Hải) và ngoài khu vực
(Mêxico, Chile). FTA đang ngày càng liên quan đến các điều khoản có ảnh hưởng
đến các biện pháp phi thuế quan và các vấn đề định chế như các điều khoản về
thuận lợi hoá thương mại và ban hành định chế như đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua
sắm chính phủ, tiêu chuẩn kỹ thuật và các vấn đề vệ sinh động thực vật.
Bạn có thể tìm được các thông tin chi tiết về chứng từ hải quan theo từng trường hợp
cụ thể bằng cách đồng thời nhấn nút control và điều khiển chuột máy tính đưa con trỏ
vào đường dẫn tương thích màu đỏ trong form dưới đây:
CUSTOMS DOCUMENTS
This section provides information concerning the documents to be produced in
order to qualify for preferential duty treatment.
1. Generalised System of Preferences (GSP)
The EU's GSP grants either duty-free access or a tariff reduction for certain products
imported from GSP beneficiary countries.
The EU's GSP is implemented in cycles of ten years. The present cycle covers the
years 2006-2015. The GSP is implemented by Council Regulations. Council
Regulation (EC) No 980/2005, applying a scheme of generalised tariff preferences, is
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-17-
valid from 1.1.2006 to 31.12.2008 and consists of the following three arrangements:
• a general arrangement, applicable to all of the beneficiary countries listed in
Annex I to the regulation;
• a special incentive arrangement for sustainable development and good
governance (the “GSP+”), accorded to fifteen of the beneficiary countries
(published in Commission Decision 2005/924/EC of 21.12.2005) who meet
certain criteria.
• a special arrangement, also known as the “Everything But Arms” initiative (or
“EBA”), applicable to the fifty least developed countries.
New GSP Scheme Q&A – Questions & Answers
Documentary requirements under the GSP
For further explanations concerning the main features of the GSP, please consult The
GSP User's Guide
For further explanations concerning the requirements which products covered by the
GSP have to meet to be considered as originating in the exporting country, please
consult The Guide to the rules of origin.
2 . Preferential duty regime for ACP countries
IMPORTANT NOTE
Please note that concerning ACP countries, there are important changes since 1
January 2008, following the expiry of the trade provisions of the Cotonou Agreement.
Those ACP countries, which have concluded negotiations on an agreement
establishing or leading to the establishment of an Economic Partnership Agreement
(EPA) are listed in Annex 1 of Council Regulation 1528/2007 (EPA Market Access
Regulation). Products originating in those countries will benefit from the trade regime
set out in that Regulation until further notice.
Products originating in ACP countries who have not yet concluded the relevant
negotiations and are not listed in Annex 1 of Regulation 1528/2007 of 20 December
2007 (EPA Market Access Regulation), will benefit from the trade regime established
by the Generalised System of Preferences (GSP) Regulation, including the specific
regime "Everything But Arms" for the Least Developed Countries. So please refer to
the GSP section.
EPA Market Access Regulation
List of the beneficiary countries of the EPA Market Access Regulation
Documentary requirements under the Market Access Regulation
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-18-
3. Preferential duty regimes under Free Trade Agreements (FTAs)
The EU also has many free trade agreements with partners in the region (the central
European countries, the Mediterranean countries) and beyond (Mexico, Chile). FTAs
now increasingly involve provisions affecting non-tariff measures and regulatory
issues such as provisions on trade facilitation and rule-making in areas such as
investment, intellectual property, government procurement, technical standards and
SPS issues.
The following Free Trade Agreements are available online:
• FTA under the Euro-Mediterranean Partnership
• FTA with Mexico
• FTA with Chile
• FTA with South Africa
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-19-
4. QUI TẮC XUẤT XỨ
Phần này của trang điện tử cung cấp thông tin về các điều kiện cần thiết để hàng hoá
được hưởng thuế ưu đãi theo GSP, ACP và theo các Hiệp định thương mại tự do của
EU với các nước: Chile, Ai Cập, Jordani, Li Băng, Ma rốc, Mexico và Nam Phi. Đối với
tất cả các FTA khác, các nhà xuất khẩu nên xem “Danh mục các Thoả thuận/ chế độ
thương mại của Tổng vụ Thuế và Liên minh Hải quan (DG TAXUD)” tại địa chỉ:
icle_779_en.htm
Để tìm “Danh mục các Thoả thuận/chế độ thương mại” áp dụng với các nước cụ thể,
hãy xem:
.htm
Để tìm các thông tin liên quan trong mục “Qui tắc xuất xứ (Rule of Origin)”, hãy tiến
hành các bước dưới đây:
Bước 1
Vào Rule of Origin Input Form trong
Bước 2
Chọn một chế độ liên quan (GSP, ACP, Chile, Ai cập, Jordani, Li Băng, Ma rốc, Mexico
hoặc Nam Phi).
Lưu ý: Nếu một nước được hưởng hơn 1 chế độ ưu đãi thì doanh nghiệp có thể chọn
chế độ ưu đãi tốt hơn. Tuy vậy, trong khi qui tắc xuất xứ thường tương tự nhau thì vẫn
có thể có những khác biệt đáng kể. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn luôn tham chiếu
đúng qui tắc xuất xứ thích ứng với chế độ ưu đãi mà mình định sử dụng.
Bước 3
Nhập mã số sản phẩm
Nhập mã số sản phẩm vào hộp “product code” (theo 2, 4 hoặc 6 số).
Lưu ý: Nếu bạn không biết mã số sản phẩm thì bạn có thể làm theo chỉ dẫn trong các
phần trước của tài liệu hướng dẫn này về “Các yêu cầu và Thuế” hoặc “Thuế nhập
khẩu”.
Một trang mới sẽ mở ra cung cấp thông tin về “Qui tắc xuất xứ”.
Bước 4
Xem trang “Qui tắc xuất xứ”.
Bạn có thể tìm thấy giải thích đầy đủ về “Qui tắc xuất xứ” trong GSP tại địa chỉ:
dex_en.htm
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-20-
Hai cột đầu trong danh mục mô tả sản phẩm. Cột thứ nhất cung cấp mã số nhóm hoặc
mã số chương được sử dụng trong Hệ thống Hài hoà và cột thứ hai mô tả hàng hoá
được sử dụng trong hệ thống đó đối với nhóm hoặc chương hàng hoá đó. Đối với mỗi
sản phẩm kê trong hai cột đầu thì sẽ có qui tắc xuất xứ tương ứng ghi trong cột 3 hoặc
cột 4. Trong một số trường hợp, trước mã sản phẩm có ghi "ex" thì tức là qui tắc xuất
xứ ghi trong cột 3 hoặc cột 4 chỉ áp dụng đối với một phần của nhóm hàng hoá như
được mô tả trong cột 2.
Khi một vài mã số đầu được ghép cùng nhau trong cột 1 hoặc một mã số của chương
đã xác định và nội dung mô tả sản phẩm trong cột 2 được nêu dưới dạng các điều kiện
chung, thì các qui tắc liền kề trong cột 3 và cột 4 áp dụng đối với tất cả các sản phẩm,
mà theo Hệ thống Hài hoà hải quan, được phân loại theo các mã số đầu của chương
hoặc theo mã số đầu bất kỳ được ghép cùng nhau trong cột 1.
Khi có các qui tắc khác nhau trong danh mục áp dụng cho các sản phẩm khác nhau
trong cùng một nhóm, thì mỗi một khoảng thụt vào sẽ chứa đựng nội dung mô tả của
phần đó của nhóm chịu sự điều chỉnh của qui tắc liền kề trong cột 3 hay cột 4.
Khi, đối với một mã số trong 2 cột đầu, một qui tắc được cụ thể hoá trong cả cột 3 và
cột 4, nhà xuất khẩu có thể lựa chọn, như là một giải pháp thay thế, áp dụng một trong
các qui tắc nêu tại cột 3 và cột 4. Nếu không thấy qui tắc xuất xứ trong cột 4 thì áp dụng
qui tắc nêu trong cột 3.
Ghi chú: Đây là các bước cần tiến hành mà các hàng hoá phi xuất xứ phải trải qua để
xác định tình trạng xuất xứ. Tuy nhiên, các bước này không áp dụng trong mọi trường
hợp: việc tính xuất xứ luỹ kế có thể áp dụng, trong khi toàn bộ hàng hoá đã có xuất xứ
của nước đó (ví dụ sản phẩm đã trưởng thành). Các điều kiện khác bao gồm cả vận
chuyển trực tiếp sang EU cũng phải áp dụng.
Hãy xem các trang web sau để có thêm thông tin chi tiết:
duction/index_en.htm
hoặc
pterNumber
Mời bạn xem mẫu tham chiếu qui tắc xuất xứ dưới đây:
RULES OF ORIGIN
This section provides information concerning preferential origin rules. It lays
down the specific conditions that need to be met if goods are to qualify for
advantageous tariff treatment, otherwise the full duties are applicable.
Input Form
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-21-
Select a regime
GSP Rules
Introductory
Notes
Enter a product
code
(2,4 digits)
4001Browse or Search
và mẫu kết quả tham chiếu về qui tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm cao su theo chế
độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
RULES OF ORIGIN
GSP - Chapter40 - Detail
HS
heading
Description of product Working or processing, carried out on non-
originating materials, which confers
originating status
ex
Chapter
40
Rubber and articles
thereof; except for:
Manufacture from
materials of any
heading, except that of
the product
ex 4001 Laminated slabs of
crepe rubber for shoes
Lamination of sheets of
natural rubber
4005 Compounded rubber,
unvulcanised, in primary
forms or in plates,
sheets or strip
Manufacture in which
the value of all the
materials used, except
natural rubber, does not
exceed 50% of the ex-
works price of the
product
4012 Retreaded or used
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-22-
pneumatic tyres of
rubber; solid or cushion
tyres, tyre treads and
tyre flaps, of rubber:
- Retreaded pneumatic,
solid or cushion tyres, of
rubber
Retreading of used
tyres
- Other Manufacture from
materials of any
heading, except those
of headings 4011 and
4012
ex 4017 Articles of hard rubber Manufacture from hard
rubber
How to read the rules of origin?
1. The first two columns in the list describe the product obtained. The first column
gives the heading number or chapter number used in the Harmonized System
and the second column gives the description of goods used in that system for
that heading or chapter. For each entry in the first two columns, a rule is
specified in column 3 or 4. Where, in some cases, the entry in the first column is
preceded by an “ex”, this signifies that the rules in column 3 or 4 apply only to
the part of that heading as described in column 2.
2. Where several heading numbers are grouped together in column 1 or a chapter
number is given and the description of products in column 2 is therefore given in
general terms, the adjacent rules in column 3 or 4 apply to all products which,
under the Harmonized System, are classified in headings of the chapter or in any
of the headings grouped together in column 1.
3. Where there are different rules in the list applying to different products within a
heading, each indent contains the description of that part of the heading covered
by the adjacent rules in column 3 or 4.
4. Where, for an entry in the first two columns, a rule is specified in both columns 3
and 4, the exporter may opt, as an alternative, to apply either the rule set out in
column 3 or that set out in column 4. If no origin rule is given in column 4, the
rule set out in column 3 is to be applied.
Source: EUR-Lex
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-23-
Important note:
This is the list of working or processing operations which non-originating goods must
undergo in order to acquire originating status. However, they do not apply in all cases:
cumulation of origin may apply, while wholly obtained (e.g. grown) goods already have
the origin of that country.
Other conditions including direct transport to the Community also apply. Please click
here for more detailed information on these rules of origin.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-24-
5. THỐNG KÊ THƯƠNG MẠI
Phần này cung cấp các số liệu thống kê thương mại chi tiết về nhập khẩu và xuất khẩu
của 27 nước thành viên EU theo khối và theo từng nước và cả thương mại nội khối EU.
Đây là một công cụ rất hữu ích để khai phá các thị trường tiềm năng.
Để tìm các thông tin thống kê, hãy làm theo các bước dưới đây:
Bước 1
Vào Form số liệu thống kê
Bước 2
Nhập mã số sản phẩm
i. Nếu bạn đã biết mã số sản phẩm:
• Nhập mã số sản phẩm vào hộp “Product code” (lưu ý rằng bạn có thể nhập mã
sản phẩm liên quan dưới dạng 2, 4 ,6 hoặc 8 số).
• Chuyển sang Bước 3.
ii. Nếu bạn chưa biết mã số sản phẩm:
LỰA CHỌN A
• Nhấp chuột vào đường dẫn “search” (ở bên phải hộp mã số sản phẩm). Đánh vào
mô tả sản phẩm của bạn và nhấp chuột vào nút “search”.
• Nếu nội dung mô tả sản phẩm đã có trong danh mục thì trang kết quả tìm kiếm sẽ
mở ra với một danh mục sản phẩm và mã số tương ứng của chúng.
• Trên trang kết quả tìm kiếm bạn nhấp chuột vào mã sản phẩm trong cột thứ nhất
bên trái tương thích với sản phẩm cần tìm, bạn sẽ thấy trang danh mục sản phẩm
mở ra với các dòng mô tả sản phẩm chi tiết hơn và các mã số tương ứng của
chúng.
• Nhấp chuột vào mã sản phẩm trong cột thứ nhất bên trái tương thích với sản
phẩm cần tìm.
• Chuyển sang Bước 3.
LỰA CHỌN B
• Nhấp chuột vào đường dẫn “Browse” trên “Trade Statistics Input Form” và trang
“Danh mục” (Chapter list) sẽ hiện ra.
• Nếu bạn tìm thấy dòng mô tả cho sản phẩm của bạn được kê trong 1/21 nhóm,
hãy nhấp chuột vào mã chương thích hợp trong cột “Section” ở bên trái.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-25-
• Trang “Product list” sẽ mở ra các dòng mô tả sản phẩm chi tiết hơn và các mã số
tương ứng của chúng.
• Nhấp chuột vào mã số sản phẩm trong cột thứ nhất bên trái cho sản phẩm thích
hợp.
• Chuyển sang Bước 3.
LỰA CHỌN C
Gửi yêu cầu tìm mã số sản phẩm qua dịch vụ “thông tin thuế quan ràng buộc” (BTI)
bằng cách làm theo các hướng dẫn nêu tại trang điện tử sau:
Bước 3
Chọn một nước báo cáo (Select a reporting country)
Hộp “Select a reporting country” được tự động định dạng tới 27 nước Thành viên EU
(EUR 27).
LỰA CHỌN 1 – EUR27: cung cấp cho bạn các số liệu thống kê thương mại cho toàn
khối EU (và từng nước thành viên một cách riêng biệt).
LỰA CHỌN 2 – EUR25: cung cấp cho bạn các số liệu thống kê thương mại cho 25
nước thành viên EU (năm 2007, EU đã mở rộng từ 25 nước lên 27 nước).
LỰA CHỌN 3 - Chọn một nước báo cáo cụ thể để tìm số liệu thống kê cho nước thành
viên EU đã chọn.
Bước 4
Chọn một nước đối tác (Select a partner country)
Hộp “Select a partner country” được định dạng tự động tới tất cả các đối tác.
LỰA CHỌN 1 – Tất cả các đối tác: sẽ tìm được số liệu thống kê thương mại cho tất cả
các nước.
LỰA CHỌN 2 - Chọn một nước đối tác cụ thể: sẽ tìm được số liệu thống kê thương mại
cho nước đối tác đó.
Bước 5
Chọn năm (Select years)
Trong hộp “Select years”, bạn có thể chọn:
LỰA CHỌN 1 - Để xem số liệu thống kê thương mại cho một năm bất kỳ (có thể lùi tới
năm 2000), nhấp chuột vào năm liên quan.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-26-
LỰA CHỌN 2 - Để xem số liệu thống kê thương mại cho một thời kỳ dài hơn một năm,
nhấp chuột và bôi đen những năm liên quan trong khi ấn nút “Ctrl” hoặc “Shift” đồng
thời.
Bước 6
Chọn chỉ số (Select indicator(s))
Hộp “Select indicator(s)” có sáu loại chỉ số:
o Trị giá hàng nhập khẩu: bôi đen dòng chữ này sẽ cho bạn trị giá nhập khẩu theo
đơn vị ngàn euro của một sản phẩm cụ thể được nhập khẩu vào nước báo cáo đã
chọn (EUR27, EUR25 hoặc một nước Thành viên EU nhất định) từ nước đối tác
đã chọn (tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác cụ thể).
o Khối lượng hàng nhập khẩu: bôi đen dòng chữ này sẽ cho bạn khối lượng hàng
nhập khẩu tính theo ngàn kilôgam của một sản phẩm cụ thể từ nước đối tác đã
chọn (tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác nhất định) nhập vào nước
báo cáo đã chọn (EUR27, EUR25 hoặc một nước Thành viên nhất định).
o Khối lượng bổ sung hàng nhập khẩu: bôi đen dòng chữ này sẽ cho bạn khối
lượng bổ sung hàng nhập khẩu, nếu có, theo đơn vị sản phẩm từ một nước đối
tác đã chọn (tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác nhất định) vào nước
báo cáo đã chọn (EUR27, EUR25 hoặc 1 nước Thành viên EU nhất định). Khối
lượng bổ sung này có thể tính theo lít, theo số bộ phận hay theo mét vuông, hoặc
đơn vị đo lường bất kỳ khác mà không phải theo đơn vị đo lường thông thường
tính bằng kilôgam.
o Trị giá hàng xuất khẩu: bôi đen dòng chữ này sẽ cho bạn trị giá hàng xuất khẩu
tính theo ngàn euro của một sản phẩm từ một nước báo cáo (EUR27, EUR25
hoặc một nước Thành viên EU nhất định) xuất khẩu sang nước đối tác đã chọn
(tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác nhất định).
o Khối lượng hàng xuất khẩu: bôi đen dòng chữ này sẽ cho bạn khối lượng hàng
xuất khẩu tính theo ngàn kilôgam của một sản phẩm từ một nước báo cáo
(EUR27, EUR25 hoặc một nước Thành viên EU nhất định) xuất khẩu sang nước
đối tác đã chọn (tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác nhất định).
o Khối lượng bổ sung hàng xuất khẩu: Bôi đen dòng chữ này cho bạn khối lượng bổ
sung hàng xuất khẩu, nếu có, theo đơn vị của một sản phẩm cụ thể từ nước đối
tác đã chọn (tất cả các nước đối tác hoặc một nước đối tác nhất định) sang nước
báo cáo đã chọn (EUR27, EUR25 hoặc một nước thành viên EU nhất định). Khối
lượng bổ sung có thể được tính theo lít, theo số bộ phận hay theo mét vuông,
hoặc đơn vị đo lường bất kỳ khác mà không phải theo đơn vị đo lường thông
thường tính bằng kilôgam.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-27-
Bước 7
Xem trang kết quả số liệu thống kê thương mại
Hình thức trình bày của trang số liệu thống kê thương maị tuỳ thuộc vào những lựa
chọn đã thực hiện trong Form Trade Statistcs Input.
Lưu ý: phía cuối trang có một mẫu đơn giản hoá “Trade Statistics Input” có thể giúp bạn
thay đổi các chỉ số, nước báo cáo, nước đối tác và sản phẩm mà không cần quay lại
mẫu ban đầu.
Xem số liệu tổng thể: Để xem số liệu xuất nhập khẩu tổng thể cho tất cả các sản phẩm
từ một nước đã chọn, hãy đánh “00” vào hộp “Products Code” của mẫu đơn giản hoá
và chọn nước cần tìm hiểu.
Tìm giá cả trên kilô: Để tìm giá cả trên kilô cho hàng nhập khẩu hay xuất khẩu, hãy chia
số liệu trong cột trị giá hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu cho số liệu tương ứng trong cột
khối lượng hàng nhập khẩu hay xuất khẩu.Ví dụ: nếu trị giá nhập khẩu của sản phẩm X
từ nước Y là 3300 euro và khối lượng nhập khẩu là 0,3 tấn ( 300 kilôgram ) thì ta chia
3300 euro cho 300 kilôgram sẽ được giá cả của sản phẩm X là 11 euro/ 1 kilôgram.
Tải về số liệu thống kê thương mại: Chuyển số liệu trong trang “Trade Statistics Result”
vào một biểu tính toán sẽ cho phép bạn thực hiện các phép tính và phân tích khác dựa
trên các số liệu đã yêu cầu. Bạn cũng có thể chuyển dữ liệu theo các cách sau:
LỰA CHỌN A
Nhấp chuột vào đường dẫn (TAB) hoặc (XLS) phía trên của trang “Result” để tải về các
kết quả tương ứng dưới dạng .tab hoặc .xls (Microsoft Excel).
LỰA CHỌN B
Bước 1: Nhấp chuột vào biểu thống kê thương mại mà bạn muốn chuyển sang một
trang dạng Excel.
Bước 2: Nhấp chuột phải để xem Menu.
Bước 3: Chọn “Export to Microsoft Excel”.
Sẽ mở ra một trang tính dạng Excel và chuyển số liệu thống kê thương mại từ bảng
thống kê thương mại của Export HelpDesk vào một trang tính dạng Excel.
Mời bạn xem mẫu tra cứu thống kê thương mại dưới đây
TRADE STATISTICS
This section provides trade data (exports and imports) for the EU and its
individual Member States.
Input Form
4001100 Browse or Search.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-28-
Enter a product code
(2,4,6,8 digits) or "00" (All products)
Select a reporting country EUR27
Select a partner country All partners
Select year(s) 2007
2006
2005
Select indicator(s) Imports Value
Imports Quantity
Imports Sup. Qty
Exports Value
và kết quả ví dụ về tra cứu thống kê nhập khẩu một số sản phẩm cao su vào 27 nước
Thành viên EU theo từng nước xuất xứ:
TRADE STATISTICS
Results Download as TAB or XLS file
Trade Statistics (Imports)
EUR27 / all Partners (including EU Member States)
For commodity 40011000 in Year 2007
Code Product Description
4001 Natural rubber, balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural
gums, in primary forms or in plates, sheets or strip
4001 10 -Natural rubber latex, whether or not prevulcanised
4001 21 -Natural rubber in other forms
4001 30 -Balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural gums
Indicators Import
Value
(1000
EURO)
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-29-
Reporters EUR27
Years 2007
Partners
Australia 3.560
Brazil 0.460
Cameroon 17 153.960
Canada 86.230
China ,People's Republic of 2 664.120
Colombia 630.060
Congo 987.740
Côte d'Ivoire 26 488.410
Croatia 1.450
Gabon 36.520
Guatemala 1 888.000
Hong Kong 1.170
India 9 546.450
Indonesia 97 537.150
Israel 22.410
Japan 1 752.580
Korea ,Republic of 75.940
Malaysia 87 166.320
Morocco 15.430
Nigeria 6 450.610
Norway 3.300
Pakistan 3.240
Philippines 69.910
Russian Federation 83.270
Singapore 8 820.690
South Africa 390.660
Sri Lanka 2 444.560
Switzerland 190.140
Taiwan 147.930
Thailand 55 788.900
Turkey 83.510
United States 2 038.470
Vietnam 24 036.710
Countries and territories not specified for commercial or military
reasons in the framework of trade with third countries 4 035.850
Total EXTRA-EUR27 350 645.710
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-30-
Member States
Austria 532.960
Belgium 96 271.880
ulgaria 50.290
Czech Republic 468.250
Denmark 433.370
Estonia 25.800
Finland 12.940
France 4 805.340
Germany 13 601.760
Greece 65.200
Hungary 92.210
Ireland 82.280
Italy 2 214.140
Lithuania 157.180
Luxembourg 659.110
Netherlands 46 515.470
Poland 1 247.910
Portugal 141.260
Romania 33.810
Slovakia 61.890
Slovenia 811.420
Spain 2 094.910
Sweden 2 284.240
United Kingdom 6 494.630
Countries and territories not specified for commercial or military
reasons in the framework of intra- Community trade 732.580
Countries and territories not specified in the framework of intra-
Community trade 10.590
Total INTRA-EUR27 179 901.420
Source: Eurostat Comext : 26/03/2008 - Other sources
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-31-
6. THƯƠNG TRƯỜNG
Phần Thương trường ( là địa chỉ thuận lợi cho
việc trao đổi giữa các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển với các nhà nhập
khẩu EU. Nếu bạn quan tâm đến việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, bạn có
thể sẽ thấy đây là nơi hữu ích để chào hàng và/hoặc tìm kiếm hàng hoá.
Làm thế nào để tìm kiếm thông qua chào hàng và yêu cầu thương mại?
Có nhiều cách để truy cập phần “Chào hàng và yêu cầu thương mại”:
• Tại trang đầu tiên của Market Place, bạn sẽ thấy một mục nhỏ được gọi là “Market
Place Search” – (Tìm kiếm Thương trường). Bạn có thể sử dụng biểu mẫu này.
Nó sẽ hiện lên một danh sách các bản chào và yêu cầu thương mại tương ứng
với tiêu chí bạn chọn.
• Tại trang đầu tiên của Market Place, bạn cũng sẽ thấy một danh sách các mục,
chào hàng và yêu cầu. Nhấp chuột vào mục “offer” – (chào hàng) hoặc “request” –
(yêu cầu) gần ở tên mục, bạn sẽ thấy một danh mục các bản chào hàng và yêu
cầu liên quan đến mục lựa chọn. Nhấp chuột vào tên mục, bạn cũng sẽ thấy đầy
đủ nội dung của mục đó.
• Bạn có thể nhấp chuột vào mục “Trade offer” – (chào hàng) hoặc “Trade request”
(yêu cầu) tại thanh Market Place. Tại đây bạn sẽ thấy một danh sách các bản
chào hoặc yêu cầu hiện tại trong tất cả các mục.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng tên cột mà có thể nhấp chuột vào để phân loại danh
sách. Để xem một bản chào hoặc yêu cầu cụ thể, nhấp chuột vào tiêu đề của nó.
Một ô cửa nhỏ sẽ mở ra với các thông tin chi tiết. Bạn có thể in cửa sổ này để tiếp
tục sử dụng thêm bằng cách nhấp chuột vào mục “Print” – (in).
Làm thế nào để đăng các bản chào hàng và yêu cầu thương mại?
Trước khi đăng thông tin của bạn, chúng tôi mời bạn đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng mục
“Market Place” tại phần này.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-32-
7. CÁC ĐƯỜNG DẪN
Tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan hải quan của một nước thành viên quan tâm, một tổ
chức liên quan đến xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển và các hiệp hội nhà
nhập khẩu EU theo cấp độ EU và các nước thành viên. Chúng tôi sẽ rất vui khi nhận
được bất cứ gợi ý nào để cải thiện và bổ sung cho mục “Các đường dẫn”
(
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-33-
8. HỘP THƯ LIÊN HỆ
Mục “Hộp thư liên hệ” ( giúp các nhà xuất
khẩu của các nước đang phát triển gửi các câu hỏi chi tiết về các trường hợp thực tế.
Các câu hỏi có thể được gửi bằng 4 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha) và nhóm “Hỗ trợ xuất khẩu” sẽ cố gắng trả lời trong vòng 15 ngày làm việc. Cần
lưu ý rằng thời gian trả lời sẽ thay đổi tuỳ theo mức độ phức tạp của câu hỏi.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-34-
TUYÊN BỐ
Uỷ ban không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với nội dung của tài liệu này.
Tài liệu này là:
• Thông tin khái quát chung không nhằm giải quyết bất cứ vấn đề cụ thể, thực thể
nào;
• Không nhất thiết phải đầy đủ, toàn diện, chính xác và cập nhật;
• Không chuyên nghiệp hoặc tư vấn pháp lý (nếu bạn cần tư vấn cụ thể, bạn nên
tiếp cận những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ).
Xin lưu ý rằng không đảm bảo có một bản điện tử chính xác như văn bản được thông
qua. Chỉ những văn bản của Liên minh châu Âu được đăng trên công báo của Cộng
đồng châu Âu mới là chính thức.
Bản tuyên bố này không nhằm hạn chế trách nhiệm của Ủy ban trong xung đột về bất
cứ yêu cầu nào theo quy định của luật quốc gia hoặc loại trừ trách nhiệm đối với các
vấn đề không được loại trừ theo luật đó.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-35-
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
“TRỢ GIÚP XUẤT KHẨU CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN”
Uỷ ban châu Âu
Tổng vụ Thương mại
Bộ phận Export Helpdesk (Bộ phận Hỗ trợ xuất khẩu)
Liên hệ:
I. CÁC CÂU HỎI CHUNG
1. Trang Export Helpdesk cung cấp cái gì?
Export Helpdesk (hỗ trợ xuất khẩu) là một dịch vụ trực tuyến do Ủy ban châu Âu cung
cấp để thuận lợi hóa khía cạnh thị trường EU cho các nước đang phát triển.
Dịch vụ cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, hiệp hội thương mại và chính phủ được
cung cấp trực tuyến gồm:
• Thông tin về EU và các yêu cầu nhập khẩu của các nước Thành viên (an toàn,
tiêu chuẩn thực phẩm, nhãn hiệu, VAT, thuế kinh doanh) cũng như thuế nội bộ áp
dụng cho hàng hoá:
• Thông tin về các Quy chế Nhập khẩu ưu đãi của EU cho các nước đang phát
triển:
• Thông tin liên quan các chứng từ cần có để được hưởng đối xử ưu đãi thuế quan:
• Thông tin liên quan đến quy định xuất xứ ưu đãi:
• Dữ liệu thương mại của EU và các nước thành viên:
• Thương trường nơi các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể thiết
lập liên hệ với các nhà nhập khẩu EU:
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-36-
• Các đường dẫn đến các cơ quan khác, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt
động thương mại thực tế và xúc tiến thương mại:
• Khả năng đăng các câu hỏi thông tin chi tiết về tình hình thực tiễn mà các nhà
xuất khẩu gặp phải:
2. Tôi có phải trả tiền?
Export Helpdesk là một dịch vụ trực tuyến miễn phí cho tất cả các nước trên thế giới;
bạn chỉ cần một máy tính nối mạng.
3. Trang Export Helpdesk có áp dụng cho dịch vụ?
Không. Cơ sở dữ liệu ở đây chỉ hướng vào hàng hoá do các nước đang phát triển xuất
khẩu vào EU. Dự kiến trong tương lai gần cũng sẽ không mở rộng đến ngành dịch vụ.
4. Liệu Export Helpdesk có cung cấp danh sách tên và địa chỉ các nhà nhập khẩu
EU?
Không. Uỷ ban châu Âu, đơn vị quản lý trang web này, chỉ có trách nhiệm về chính
sách thương mại tại EU chứ không phải là xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, nếu bạn
quan tâm đến xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, bạn có thể tham khảo các cơ hội
sau:
• Bạn có thể cung cấp thông tin của mình lên mạng tại mục Thương trường (Market
Place):
• Bạn cũng có thể tìm thấy danh sách các nhà nhập khẩu EU thông qua tiếp xúc
Phòng Thương mại EU tại nước mình.
• Hoặc tìm trong mục liên kết:
để tìm bất cứ hiệp hội
hoặc nghiệp đoàn nào mà quan tâm đến hàng hoá của mình.
• Bạn cũng có thể tham vấn tại Niên giám trang Euro:
5. Tôi có thể lấy thông tin ở đâu nếu tôi muốn xuất khẩu sản phẩm của tôi đến
nước khác ngoài EU?
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng Cơ sở dữ liệu Tiếp cận thị trường của Uỷ
ban châu Âu tại để lấy thông tin mà mình cần.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-37-
II. CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN CÁC MỤC CÁC YÊU CẦU VÀ THUẾ
6. Tôi có thể lấy thông tin về Luật thực phẩm của EU ở đâu?
Tham khảo trang web của Tổng vụ Sức khoẻ và Người tiêu dùng của Uỷ ban châu Âu
tại:
6.1 Liệu Export Helpdesk có thể cung cấp các yêu cầu nhập khẩu về các mặt
hàng được nhập khẩu vào EU (luật thực phẩm, nhãn mác…)?
Có. Mục “Các yêu cầu và Thuế”
(
sẽ cung cấp các thông tin cần thiết. Điền vào bảng yêu cầu (chọn một mặt hàng theo
mã CN hoặc tên; chọn nước xuất xứ và điểm đến), bạn sẽ có tất cả các thông tin về
các yêu cầu cụ thể cần có (như nhãn mác, kiểm tra sức khoẻ,…), các yêu cầu chung
(như bảo hiểm vận tải, danh sách bao bì…) và tổng quan về thủ tục nhập khẩu.
6.2 Liệu các cơ sở sản xuất thực phẩm tại các nước thứ 3, để được xuất khẩu, có
phải được EU cho phép?
Đối với Thực phẩm có nguồn gốc động vật, về nguyên tắc, chỉ sản phẩm của những cơ
sở nằm ở danh mục tích cực (positive list) được Cộng đồng phê chuẩn mới được xuất
khẩu vào EU. Bạn có thể tham khảo danh sách này tại:
Đối với thực phẩm không có nguồn gốc động vật, trong rất nhiều trường hợp các sản
phẩm xuất khẩu từ các cơ sở thuộc một nước thứ 3 được các nhà nhập khẩu thực
phẩm vào EU biết và chấp nhận như là những nhà cung cấp. Đối với những lô hàng có
cây hoặc sản phẩm của cây chịu sự điều chỉnh của yêu cầu sức khoẻ thực vật EU, nhà
xuất khẩu cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ do cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia cấp.
6.3 Tôi có phải có những liên hệ trực tiếp khi muốn có thông tin tổng thể rộng lớn
về cách xuất khẩu thực phẩm vào EU?
Bạn có thể tìm thấy thông tin này tại
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-38-
Đặc biệt, cũng nên quan tâm đến các địa chỉ sau:
Điều kiện nhập khẩu hàng hoá có nguồn gốc động vật:
Các chương trình quản lý dư lượng
6.4 Tôi có thể tìm những thông tin tổng thể về quy định liên quan đến sản phẩm
hữu cơ ở đâu?
Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể liên quan đến các sản phẩm hữu cơ khi sử dụng
mục “Các yêu cầu và thuế” tại cơ sở dữ liệu và cũng có thể thông qua việc tham vấn
đường link sau do Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu về nông nghiệp hữu cơ:
THUẾ NHẬP KHẨU
7. Làm thế nào để tìm thấy mã CN của sản phẩm của tôi theo Export Helpdesk?
Mục thuế nhập khẩu cho phép người sử dụng tiếp cận thông tin chi tiết về thuế nhập
khẩu và các biện pháp khác áp dụng cho một mặt hàng cụ thể.
Ấn vào mục tìm kiếm, nhập mô tả hàng hoá của bạn và nhấn vào nút tìm kiếm. Nếu mô
tả hàng hoá nằm trong danh mục đã lưu thì kết quả tìm kiếm sẽ được mở ra với một
danh sách các mặt hàng và các mã tương ứng.
Nếu bạn không thể tìm thấy mã hàng, nhấn vào đường “Browse” tìm đến mẫu khai thuế
hải quan và bạn có thể tìm thấy mô tả hàng hoá của mình được liệt kê trong 20 mục.
Nếu bạn vẫn không tìm thấy mã hàng hoá, chúng tôi đề nghị bạn sử dụng Thông tin
Thuế ràng buộc (Binding Tariff Information – BTI) cho hàng hoá của mình tại:
(
Hệ thống BTI này là công cụ chủ yếu để thực hiện thuế hải quan chung. Nó được thiết
kế nhằm hỗ trợ các nhà kinh tế phân loại tốt hơn các hàng hoá theo hệ thống thống kê
và thuế.
Nếu bạn không thể tìm thấy mã hàng hoá khi sử dụng BTI, đề nghị gửi email đến
TAXUD DDS – TARIC: taxud-dds-taric@ec.europa.eu kèm với bản mô tả chính xác
của hàng hoá.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-39-
QUY TẮC XUẤT XỨ
8. Những nước nào được hưởng GSP?
Bạn có thể tìm thấy thông tin liên quan đến GSP theo địa chỉ sau:
Bạn có thể tìm thấy danh sách các nước được hưởng GSP tại phụ lục I của Quy định
hội đồng số 980/2005 theo địa chỉ:
THỐNG KÊ
9. Ý nghĩa của EUR 25 và EUR 27 là gì ?
EUR25 nghĩa là Liên minh châu Âu trước lần mở rộng gần nhất (25 nước thành viên
cũ) vào ngày 01/01/2007.
EUR27 nghĩa là Liên minh châu Âu đã mở rộng (kể cả hai nước thành viên mới là
Bungary và Rumani) kể từ ngày 01/01/2007.
Trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi, thống kê được thực hiện từ năm 2000 cho EUR25,
EUR27 và cho các nước thành viên. Để có thể có thông tin về thống kê trước năm
2000, bạn nên tham vấn Cơ quan Thống kê của Uỷ ban:
10. Tôi muốn nhận được số liệu thống kê về xuất khẩu của tất cả các nước thành
viên EU vào một khu vực cụ thể, theo nước, theo sản phẩm, liệu có thể tìm thấy
tại đây?
Không, những thông tin này không có trên Export Helpdesk. Để tìm kiếm thêm thông tin
về các hoạt động ngoại thương của EU, bạn có thể tham vấn dữ liệu Comext, được
công bố tại trang web của Eurostat ( Bạn có thể gửi
câu hỏi trực tiếp đến Eurostat thông qua mục “liên hệ” của trang chủ. Bạn cũng có thể
tham vấn tại mục đường liên kết của Các nguồn thống kê:
11 Tại mục Thống kê Thương mại, giá trị nhập khẩu có phải là Euro theo giá FOB
hay CIF?
Các giá trị nhập khẩu được tính theo giá CIF.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-40-
12. Khi truy cập một số mặt hàng nhập khẩu, 1000 kg xuất hiện trong mục khối
lượng và 1000 EU tại phần giá trị. Điều này có nghĩa gì?
Bạn chỉ phải nhân số liệu trong bảng thống kê với 1000kg (đối với khối lượng nhập
khẩu) hoặc 1000 Euro (đối với giá trị nhập khẩu).
13. Cụm từ “Đơn vị nhập khẩu bổ sung” có nghĩa gì?
Khi xuất hiện, đơn vị bổ sung là một cách khác để thể hiện khối lượng nhập khẩu tuỳ
theo dạng hàng hoá:
“theo lit” đối với rượu vang,
‘theo chiếc” đối với áo sơ mi…
Đề nghị xem mục thuế nhập khẩu để biết đơn vị bổ sung áp dụng cho một sản phẩm cụ
thể.
THƯƠNG TRƯỜNG
14. Ai có thể đăng bản chào và yêu cầu lên mục này?
Các công ty từ các nước đang phát triển (những công ty thực sự nằm trong nhóm mục
tiêu của dự án này) quan tâm đến xuất khẩu vào thị trường EU có thể đăng các bản
chào hàng (và/hoặc đặt hàng) đối với các mặt hàng tại mục thương trường. Các nhà
nhập khẩu EU có thể đăng các bản đặt hàng. Sau khi Nhóm EH phân tích, các bản
chào và đơn đặt hàng sẽ được công bố. Chúng tôi không công bố các bản chào hoặc
đơn đặt hàng về dịch vụ.
Xuất khẩu hàng hoá của bạn vào Liên minh châu Âu với Export Helpdesk.
1. Xác định mã thuế hải quan của hàng hoá cần xuất khẩu
Nhấn chuột vào mục “Browse” hoặc
“Search” tại các mục sau:
· Các yêu cầu và thuế
· Thuế nhập khẩu
· Thống kê thương mại
Một nhà nhập khẩu muốn
nhập khẩu cá hồi từ
Senegal vào Pháp. Mã
hải quan của cá hồi:
03021180
2. Tự kiểm tra triển vọng thị trường
Thống
kê
Thương
mại
Xác định các luồng thương mại về hàng
hoá của bạn thông qua việc điền mẫu dữ
liệu
Năm 2005, EU25 nhập
17,58 triệu Euro cá hồi từ
Senegal
· Giá trị nhập khẩu được tính theo giá CIF
· Tiêu đề “các đơn vị bổ sung” là cách khác để thể hiện hàng nhập khẩu
theo dạng của hàng hoá
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-41-
· Từ 1/ 1/ 2007, EU có 27 nước thành viên. Mục Thống kê thương mại
được cập nhật trong năm 2007.
3. Xác định thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hoá của bạn
Thuế
nhập
khẩu
Điền vào mẫu dữ liệu Senegal được hưởng ưu
đãi theo GSP và Hiệp
định Cotonou. Mức thuế
= 0%
4. Xác định các chứng từ hải quan cần thiết
Chứng
từ hải
quan
Tham vấn các tiêu đề khác nhau
Họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các
chứng từ cần thiết để nhập khẩu.
Theo mục “Các yêu cầu
chứng từ theo GSP” của
mục GSP, nhà xuất khẩu
cần C/O mẫu A để được
hưởng ưu đãi thuế. Theo
mục “các yêu cầu chứng
từ theo Hiệp định
Cotonou” nhà nhập khẩu
cần C/O mẫu EUR1.
5. Xác định chương trình bạn muốn tận dụng
Quy tắc
xuất xứ
Điền mẫu dữ liệu
Bạn sẽ được thông tin về các điều kiện phải
đáp ứng để hưởng ưu đãi theo các chương
trình sau:
· Các nước ACP (châu Phi, Caribê
và Thái Bình Dương)
· Các nước hưởng GSP
· Hiệp định Thương mại Tự do
Nhà xuất khẩu có thể
phải xác thực các điều
kiện mà theo đó cá hồi
của anh ta được phân
loại là có nguồn gốc từ
Senegal.
Danh sách các nước được hưởng GSP có thể tham khảo tại:
Các yêu
cầu và
thuế
Xác định các yêu cầu an toàn và các rào
cản khác có thể áp dụng cho hàng nhập
khẩu:
· Quy định cụ thể đối với hàng hóa
của bạn (kiểm soát sức khoẻ, nhãn
mác, sản xuất hữu cơ...)
· Chứng từ chuyển giao hàng hoá
· Thuế VAT áp dụng cho hàng hoá
vào EU
Những quy định về nhãn
mác, sản xuất hữu cơ
như thế nào?
Mức thuế VAT áp dụng
cho cá hồi nhập khẩu từ
Senegal vào EU như thế
nào?
Về nguyên tắc, đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật, chỉ những hàng hoá
của doanh nghiệp được chỉ định mới được nhập khẩu vào EU.
Tham khảo thêm danh sách tại:
6. Xác lập quan hệ thương mại quốc tế
Thương
trường
Trong thời gian 6 tháng sau khi công bố, các bản chào thương mại của
các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển sẽ được tư vấn. Người
mua hàng cũng có thể cung cấp yêu cầu để các doanh nghiệp liên quan
đáp ứng.
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-42-
Uỷ ban châu Âu không cung cấp danh sách các nhà nhập khẩu của Liên minh
châu Âu. Tuy nhiên những thông tin như vậy có thể tham khảo tại:
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-43-
Giới thiệu Export Helpdesk
Export Helpdesk là một dịch vụ trực tuyến, được Ủy ban châu Âu cung cấp để thuận
lợi hoá việc các nước đang phát triển tiếp cận thị trường EU.
Dịch vụ này cung cấp các thông tin sau:
Quy chế ưu đãi nhập khẩu của EU đối với các nước đang phát triển;
Các yêu cầu nhập khẩu của EU và các nước thành viên cũng như thuế nội khối
áp dụng cho hàng hoá;
Bên cạnh đó, Export Helpdesk cung cấp thông tin theo các chuyên mục cụ thể về:
Dữ liệu thương mại của EU và từng nước thành viên EU.
Mục Thương trường “Market Place” để nhà xuất khẩu tại các nước đang phát
triển có thể thiết lập liên hệ với các nhà nhập khẩu từ EU.
Đường dẫn đến các cơ quan chức năng của EU và các nước thành viên cũng
như các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động thương mại thực tiễn và xúc
tiến thương mại.
Khả năng đăng tải các thông tin yêu cầu cung cấp hàng, bản chào hàng và yêu
cầu tư vấn về các tình huống gặp phải trên thực tế khi tiến hành các giao dịch
xuất nhập khẩu.
Làm thế nào để Export Helpdesk có thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu của các nước
đang phát triển?
• Tận dụng các chế độ ưu đãi thương mại của EU cho các nước đang phát triển,
tham khảo các mục:
- Thuế nhập khẩu
- Chứng từ Hải quan
- Quy tắc xuất xứ
• Để có thông tin về yêu cầu nhập khẩu của EU và các nước thành viên cũng như
thuế nội bộ, tham khảo các mục:
- Các yêu cầu (y tế, nhãn mác…)
- Các loại thuế (VAT, thuế nhập khẩu,…)
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu
-44-
• Để thăm dò xem liệu một thị trường cụ thể của EU có đáng để hướng đến, tham
khảo mục:
- Thống kê thương mại.
Địa chỉ liên hệ:
Trang điện tử:
Email:
exporthelp@ec.europa.eu
Fax: 32 2 296 73 93
Địa chỉ:
Ủy ban châu Âu
Phòng tiếp cận thị trường
Tổng vụ Ngoại thương
B-1049 Brussels, Bỉ
hoặc
European Commision
Market Access Unit
DG External Trade
B- 1049, Brussels
Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng: Hỗ trợ xuất khẩu dành cho các nước đang phát triển”
bằng Tiếng Anh xin xem tại đây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- exporthelpdesk-pdf-25912.pdf