Việc hình thành nên 5 nhóm hộ sản xuất trên địa
bàn thành phố có mục đích trước hết là nâng cao
hiệu quả kinh tế nhờ vào việc khai thác các tiềm
năng sẵn có, hiệu quả các mô hình đạt được khá
cao: mô hình hoa, cây cảnh là 66.800 nghìn
đồng, mô hình rau an toàn 46.444,9 nghìn đồng,
mô hình cây ăn quả 42.510 nghìn đồng, mô hình
thủy sản 108.537 nghìn đồng và mô hình kinh
doanh tổng hợp là 228.38 nghìn đồng. Bên cạnh
đó các mô hình này cũng có những tác động rất
quan trọng về tái tạo các nguồn lực, bảo vệ, cải
tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây thực
sự là các mô hình điển hình, cốt lõi trong xu
hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
của thành phố trong thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả một số các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Văn Thơ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 119 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
73%
24%
3% 0%
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
HIỆU QUẢ MỘT SỐ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Lê Văn Thơ1*, Nguyễn Ngọc Nông1, Hà Anh Tuấn2,
Nguyễn Xuân Thành3, Nguyễn Khắc Đạt4
1Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên,
3Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội,4UBND TX Phú Thọ
TÓM TẮT
Để có cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp Thái Nguyên theo hướng sinh thái, đề tài tiến hành
điều tra và đánh giá hiệu quả các mô hình nông nghiệp sinh thái trên địa bàn thành phố phân theo
các vùng nội đô, ven đô và xa đô thị. Kết quả cho thấy: Quá trình phát triển cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thành phố thời gian qua đã hình thành nên 5 nhóm hộ cơ bản, tương ứng với 5 mô hình
chuyên môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp với các cơ cấu cụ thể là (1) nhóm hộ trồng hoa, cây
cảnh (2) nhóm hộ trồng rau (3) nhóm hộ cây ăn quả (4) nhóm hộ nuôi trồng thủy sản và (5) nhóm
hộ kinh doanh tổng hợp.
Từ khóa: Hiệu quả, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị sinh thái.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cùng với sự phát triển chung của ngành nông
nghiệp, thời gian qua trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều mô hình sản
xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái. Một
số các mô hình bước đầu đã mang lại hiệu
quả cao cả về kinh tế lẫn sinh thái môi trường,
trong đó rõ nét nhất là sự chuyển đổi và phát
triển của ngành sản xuất rau sạch, hoa, cây ăn
quả, chè an toàn và nuôi trồng thủy sản. Việc
đánh giá hiệu quả các mô hình này là cần
thiết, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng các
vùng sản xuất tập trung kết hợp du lịch, sinh
thái được xác định là một trong các hướng
phát triển của nền nông nghiệp thành phố
Thái Nguyên trong thời gian tới.
* Nội dung nghiên cứu: (i) hiện trạng các
nhóm hộ sản xuất theo hướng nông nghiệp đô
thị sinh thái (ii) đánh giá hiệu quả sản xuất
của các mô hình.
* Phương pháp tiến hành: (i) phương pháp
điều tra thu thập tài liệu số liệu, (2) phương
pháp đánh giá hiệu quả kinh tế (iii) phương
pháp thống kê, xử lý số liệu và viết báo cáo
tổng hợp.
*
Tel: 0912003756; levantho.tuaf@gmail.com
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Theo kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2010,
thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất
nông nghiệp là 12.266,51 ha chiếm 65,27%
tổng diện tích tự nhiên [1]. Cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp thành phố năm 2010 thể hiện
tại hình 1.
Hình 1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
Hiện trạng các nhóm hộ sản xuất theo
hướng sinh thái
Quá trình phát triển cơ cấu kinh tế thời gian
qua đã hình thành nên 5 nhóm hộ cơ bản
(bảng 1) tương ứng với 5 mô hình chuyên
môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp với các
cơ cấu cụ thể là :
(1) Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng hoa, cây
cảnh: với hoa là sản phẩm chính kết hợp với
một số các cây trồng khác. Mô hình hình này
có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức
độ nhỏ nhất.
Lê Văn Thơ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 119 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120
(2) Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng rau: với
rau là sản phẩm chính, kết hợp với chăn nuôi
lợn và một số cây trồng khác. Mô hình này có
quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở mức
tương đối nhỏ.
(3) Mô hình sản xuất nhóm hộ trồng cây ăn
quả: với cây ăn quả là sản phẩm chính, kết
hợp với chăn nuôi thủy sản, gà thả vườn, chăn
nuôi lợn và một số cây trồng khác. Mô hình
này có quy mô cơ cấu đất đai và nguồn lực ở
mức độ tương đối lớn.
(4) Mô hình sản xuất nhóm hộ nuôi trồng
thủy sản: với thủy sản là sản phẩm chính, kết
hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm và một số loại
cây trồng khác. Mô hình này có quy mô cơ
cấu đất đai và nguồn lực ở mức độ khá lớn.
(5) Mô hình sản xuất kinh doanh kết hợp: với
các loại sản phẩm bao gồm rau, cây ãn quả,
thủy sản kết hợp với làm dịch vụ nhý câu cá,
kinh doanh dịch vụ, cho thuê các phương tiện
vận tải
Đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình
1. Mô hình sản xuất của các nhóm hộ trồng
hoa, cây cảnh
Phát triển sản xuất hoa ở bắt đầu xuất hiện từ
năm 2000, một số tiền đề của nền nông
nghiệp sinh thái đô thị. Sự phát triển đan xen
các vườn hoa trong các khu dân cư, các khu
phố vườn và các hoạt động tham quan, du lịch
tới các vườn hoa cây cảnh là những tiền đề
quan trọng của sản xuất nông nghiệp sinh thái
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Số liệu bảng 2 cho thấy: quy mô trung bình
của mỗi hộ trồng hoa trên địa bàn thành phố
bao gồm diện tích trồng hoa, cây cảnh:
1280m
2; diện tích trồng các loại cây khác
100m
2
.
Số liệu trên cũng có sự thay đổi lớn giữa các
hộ trong vùng nội đô, ven đô và vùng xa đô.
Nếu như trong vùng nội đô các hộ chỉ có diện
tích trung bình khoảng 200 – 300m2 để trồng
hoa, cây cảnh, nhiều hộ còn tận dụng cả các
khu vực như sân thượng, sân phơi, hành
langlàm khu vực sản xuất thì ở khu vực ven
đô và xa đô số lượng các hộ sản xuất có quy
mô lớn hơn nhiều lần. Vùng ven đô bình quân
mỗi hộ có khoảng 800 – 1000m2 đất trồng
hoa, kết hợp chăn nuôi và vùng ven đô bình
quân mỗi hộ có khoảng 1500m2. Tuy nhiên, ở
mô hình hoa, cây cảnh số lượng các hộ tham
gia vào sản xuất nhiều nhất lại tập trung ở
vùng ven đô, nội đô và tập trung ít nhất ở
vùng xa đô thị.
Bảng 1. Hiện trạng các nhóm hộ sản xuất theo mô hình nông nghiệp sinh thái
TT Các hoạt động sản xuất chính
Tổng số hộ
(hộ)
Chia ra
Nội đô Ven đô Xa đô
1 Nhóm hộ trồng hoa, cây cảnh 102 19 35 48
2 Nhóm hộ trồng rau 282 45 92 145
3 Nhóm hộ cây ăn quả 43 12 31
4 Nhóm hộ thủy sản 18 5 13
5 Nhóm hộ sản xuất kinh doanh kết hợp 22 7 15
Tổng 467 64 151 252
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 2. Mô hình sản xuất của nhóm hộ trồng hoa, cây cảnh
TT Các hoạt động sản xuất chính ĐV tính Số lượng
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1 Diện tích trồng hoa, cây cảnh m2 1280 64.000 95,81
2 Diện tích cây trồng khác m2 100 2.800 4,19
Tổng 66.800 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Lê Văn Thơ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 119 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121
2. Mô hình sản xuất của nhóm hộ trồng rau
Mô hình phát triển sản xuất rau an toàn trong
nhà lưới, sản xuất rau sinh học bằng các chế
phẩm vi sinh không dùng hóa chất, sản xuất
rau thủy canhđang là những tiền đề quan
trọng cho phát triển các hoạt động sản xuất
nông nghiệp sạch, an toàn không gây ô nhiễm
và tái tạo sự cân bằng môi trường sinh thái.
Đây là phương hướng và mô hình cơ bản cho
phát triển sản xuất rau quả ở thành phố Thái
Nguyên trong những năm tới. Bên cạnh đó,
mô hình sản xuất rau kết hợp phát triển chăn
nuôi cũng tương đối phổ biến đối với hầu hết
các hộ trồng rau trên địa bàn thành phố.
Số liệu tại bảng 3 cho thấy bình quân mỗi hộ
trồng rau trên địa bàn thành phố có 1520m2
trồng rau, 1155m2 để trồng các loại cây khác
và bình quân mỗi hộ có 4,1 con lợn.
Giá trị bình quân thu được từ trồng rau của
các nhóm hộ là 41.180.000 đồng, chiếm
88,66% thu nhập của nhóm hộ này. Ngoài ra
các nguồn thu nhập thêm của nhóm hộ là các
loại cây trồng khác như hoa, cây màu và từ
các hoạt động chăn nuôi khác.
Nhìn chung, diện tích rau an toàn trên địa bàn
thành phố còn chiếm tỷ lệ chưa cao, tập trung
tại một số vùng như Túc Duyên, Đồng Bẩm,
Cao Ngạn, Tích Lương, chưa cung cấp đủ số
lượng rau cho địa bàn thành phố. Đặc biệt là
các mô hình như trồng rau thủy canh, trồng
trong nhà lưới, nhà kínhcòn ít. Hơn nữa thị
trường và các kênh tiêu thụ các sản phẩm này
còn chưa được quảng bá rộng rãi cho nên
chưa đến được với người tiêu dùng mà chủ
yếu vẫn để phục vụ cho các nhà hàng, khách
sạn trên địa bàn thành phố.
3. Mô hình sản xuất của nhóm hộ trồng cây
ăn quả
Mô hình phát triển cây ăn quả, cây trồng lâu
năm kết hợp với phát triển chăn nuôi gia cầm
theo phương thức công nghiệp kết hợp chăn
thả sinh thái cũng là một mô hình nông
nghiệp sinh thái bắt đầu được xuất hiện ở
vùng ven đô của Thái Nguyên (xã Tân
Cương, Phúc Xuân, Lương Sơn, Cao Ngạn).
Đây cũng là một mô hình có nhiều tiềm năng
phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
và môi trường tổng hợp. Mô hình này đang
mở ra khả năng kết hợp giữa lĩnh vực sản
xuất nông sản với các đơn vị làm công tác
cung ứng tiêu thụ ở khu vực nội thành thông
qua các phương thức liên kết sản xuất, đầu tư
ứng trước, hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Bảng 3. Mô hình sản xuất của nhóm hộ trồng rau an toàn
TT Các hoạt động sản xuất chính ĐV tính Số lượng
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1 Diện tích trồng rau m2 1520 41.180 88,66
2 Diện tích cây trồng khác m2 1155 1.165 2,51
3 Chăn nuôi lợn Con 4,1 4.100 8,83
Tổng 46.444,9 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 4. Mô hình sản xuất của nhóm hộ trồng cây ăn quả
TT Các hoạt động sản xuất chính ĐV tính Số lượng
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1 Cây ăn quả các loại m2 3452 19.170 45,10
2 Cây trồng khác m2 2300 11.810 27,77
3 Nuôi trồng thủy sản m2 525 4.230 9,94
4 Chăn nuôi lợn Con 2.6 2.540 5,98
5 Nuôi gà thả vườn Con 145 4.760 11,21
Tông 42.510 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Lê Văn Thơ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 119 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122
Đối với mô hình này đòi hỏi phải có quỹ đất
đai rộng, thời gian đầu tư lâu dài hơn các mô
hình khác, yêu cầu chủ hộ phải có nguồn vốn
tương đối lớn và trình độ áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất. Qua điều tra trên địa
bàn cho thấy hầu hết các mô hình này đều tập
trung ở vùng ven đô, nơi có quỹ đất đai rộng,
và các điều kiện thuận lợi khác cho phát triển
các mô hình này theo hướng trang trại kết hợp.
Các hoạt động sản xuất của nhóm hộ này
tương đối đa dạng bao gồm cây ăn quả là chủ
đạo, các loại cây trồng khác, nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gà thả vườn.
4. Mô hình sản xuất của nhóm hộ nuôi thủy sản
Mô hình phát triển chăn nuôi thủy sản theo
hướng nông nghiệp sinh thái cũng đã bắt đầu
hình thành và phát triển ở một số nơi trên địa
bàn thành phố (Thịnh Đức, Phúc Xuân,
Lương Sơn) nơi có hệ thống ao hồ và chân
ruộng trũng thuận lợi cho phát triển nuôi thả
cá. Đặc biệt trong những năm gần đây tại một
số xã đã có chương trình khuyến khích nông
dân chuyển đổi chân ruộng trũng sang nuôi
thả cá, cấy lúa 1 vụ và trồng cây ăn quả kết
hợp chăn nuôi.
Hạn chế lớn nhất trong các mô hình chăn nuôi
thủy sản hiện nay là nguồn nước sạch cho
chăn nuôi thủy sản chưa đảm bảo. Phương
thức kết hợp giữa nuôi thả cá với phát triển
dịch vụ trên các hồ đầm nuôi cá chưa có điều
kiện phát triển do sự không đồng bộ của hệ
thống cơ sở hạ tầng và yếu tố môi trường
chưa được giải quyết.
5. Mô hình kinh doanh tổng hợp
Một số mô hình phát triển sản xuất theo
hướng nông nghiệp sinh thái ven đô thị đã bắt
đầu xuất hiện và mang lại những kết quả tích
cực. Mô hình phát triển vườn cây ăn quả và
dịch vụ tại xã Thịnh Đức, Tân Cương là một
trong các mô hình kết hợp hài hòa giữa phát
triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp
truyền thống với nuôi thả cá và kinh doanh
dịch vụ du lịch. Giá trị sản xuất của mô hình
này thu được khá cao 228.380.000 đồng/năm,
trong đó thu nhập từ cây ăn quả chiếm
32,07%, chăn nuôi chiếm 31,59%, dịch vụ
chiếm 19,92%, còn lại là các hoạt động khác.
Mô hình này trong tương lai sẽ được mở rộng
phát triển sang khu vực kinh tế hộ gia đình,
kết hợp chăn nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả
và dịch vụ du lịch ở một số địa phương như
Phúc Xuân, Tân Cương, Phúc Trìu.Mô
hình phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp
du lịch dịch vụ này đòi hỏi phải có sự tập
trung về quy mô diện tích đất đai nhất định và
ở nhưng nơi có điều kiện thuận lợi.
Bảng 5. Mô hình sản xuất của nhóm hộ nuôi thủy sản
TT Các hoạt động sản xuất chính ĐV tính Số lượng
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1 Nuôi trồng thủy sản M2 3700 83.750 77,16
2 Cây trồng khác M2 1380 10.902 10,04
3 Chăn nuôi lợn Con 15 9.825 9,05
4 Chăn nuôi gia cầm Con 145 4.060 3,74
Tổng 108.537 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Bảng 6. Mô hình sản xuất của nhóm hộ kinh doanh tổng hợp
TT Các hoạt động sản xuất chính ĐV tính Số lượng
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1 Cây ăn quả M2 6420 73.25 32,07
2 Cây trồng khác M2 2035 15.54 6,80
3 Chăn nuôi lợn Con 9 72.14 31,59
4 Chăn nuôi gia cầm Con 120 4.15 1,82
5 Thủy sản M2 500 17.8 7,79
6 Dịch vụ 45.5 19,92
Tổng 228.38 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Lê Văn Thơ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 119 - 123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123
KẾT LUẬN
Việc hình thành nên 5 nhóm hộ sản xuất trên địa
bàn thành phố có mục đích trước hết là nâng cao
hiệu quả kinh tế nhờ vào việc khai thác các tiềm
năng sẵn có, hiệu quả các mô hình đạt được khá
cao: mô hình hoa, cây cảnh là 66.800 nghìn
đồng, mô hình rau an toàn 46.444,9 nghìn đồng,
mô hình cây ăn quả 42.510 nghìn đồng, mô hình
thủy sản 108.537 nghìn đồng và mô hình kinh
doanh tổng hợp là 228.38 nghìn đồng. Bên cạnh
đó các mô hình này cũng có những tác động rất
quan trọng về tái tạo các nguồn lực, bảo vệ, cải
tạo đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây thực
sự là các mô hình điển hình, cốt lõi trong xu
hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái
của thành phố trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2020, Thái
Nguyên, 2010
[2]. Báo cáo Quy hoạch ngành nông nghiệp TPTN
đến năm 2020, Thái Nguyên, 2009.
[3]. Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
TPTN đến năm 2020.
[4]. Số liệu thống kê của phòng Thống kê thành phố
Thái Nguyên các năm 2005 – 2009.
SUMMARY
EFFICIENCY OF SOME MODELS FOR AGRICULTURAL PRODUCTION BY
ECOLOGICAL URBAN IN THAI NGUYEN CITY
Le Van Tho
1*
, Nguyen Ngoc Nong
1
, Ha Anh Tuan
2
,
Nguyen Xuan Thanh
3
, Nguyen Khac Dat
4
College of Agriculture and Forestry - TNU,
2Thai Nguyen University, 3Ha Noi University of Agriculture, 4Committee of Phu Tho town
For agricultural development in Thai Nguyen in the ecological direction. The researchers investigated and
evaluated the effectiveness of models of ecological agriculture on the city by theinner-city areas, suburban
and a way from urban. The results showed that: Development process of agricultural economic struture the
cityrecently formed five basic grops, corresponding to fives pecialization model combined with the
development process of structures in particular (1) group of flowers, ornamenttal plants (2) groups
ofvegetables (3) groups of fruit trees (4) groups and aquaculture (5)integrated business groups.
Key words: Efficient, ecological agriculture, ecological urban agriculture.
* Tel: 0912003756; Email: levantho.tuaf@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_mot_so_cac_mo_hinh_san_xuat_nong_nghiep_theo_huong.pdf