- Công suất tàu tăng thì doanh thu cũng
tăng theo. Nhóm tàu có công suất dưới 30CV
thì doanh thu khoảng 99 triệu đồng/năm, nhóm
tàu có công suất từ 60CV đến dưới 90CV có
doanh thu khoảng 177 triệu đồng/năm.
- Các loại chi phí của nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng
tăng khi công suất tàu tăng, nghĩa là tàu càng
lớn thì chi phí càng cao.
- Chi phí cố định của tàu hoạt động nghề
lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang chủ
yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định và chi
phí sửa chữa lớn.
- Lợi nhuận khai thác của tàu hoạt
động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang tăng khi công suất tàu tăng.
- Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư
của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa tăng khi công suất tàu
tăng. Tuy nhiên, tỷ suất này thấp so với nhiều
lĩnh vực khác.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ LƯỚI KÉO VEN BỜ
TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
THE ECONOMIC EFFICIENCY OF COASTAL TRAWL
IN NHA TRANG CITY, KHANH HOA PROVINCE
Đặng Thị Phúc Trường1, Phạm Văn Thông2, Phạm Xuân Thủy3, Phạm Thị Thanh Thủy4
Ngày nhận bài: 15/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 23/9/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Nhằm giúp ngư dân, các nhà đầu tư thấy được hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đã điều tra 200 tàu hoạt động nghề lười kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa (chiếm 50% trên tổng số), sau đó sử dụng Excel, SPSS nhập dữ liệu, phân tích mô tả,
thống kê. Kết quả cho thấy:
- Doanh thu, lợi nhuận thấp và tăng khi công suất tàu tăng.
- Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư cũng thấp, chỉ 1,97% đối với nhóm tàu có công suất nhỏ hơn 30CV,
2,91% đối với nhóm tàu có công suất từ 30÷<45CV, 4,31% đối với nhóm tàu có công suất từ 45÷<60CV và
6,45% đối với nhóm công suất từ 60÷<90CV.
Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, lưới kéo ven bờ
ABSTRACT
In order to assist fi shermen and investors realising the economic effi ciency of coastal trawl in Nha Trang
city, Khanh Hoa province, the author has surveyed 200 fi shing boats working coastal trawl in Nha Trang city.
Then Excel and SPSS were used to input data, descriptive analysis and statistics. The results have showed that:
- Turnover and profi t of coastal trawl in Nha Trang city, Khanh Hoa province are low; however, they
increase when the capacity of fi shing boats increases.
- The rate of return from a total investment capital of coastal trawl in Nha Trang City, Khanh Hoa
Province is also low, with 1.97% for boats of 30 CV, 2.91% for boats from 30÷<45CV, 4.31% boats from
45÷<60CV and 6.45 boats from 60÷<90 CV.
Keywords: economic effi ciency, coastal trawl
1 Đặng Thị Phúc Trường: Cao học Quản trị kinh doanh 2011 - Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Phạm Văn Thông: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Phạm Xuân Thủy, 4 TS. Phạm Thị Thanh Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bờ biển dài khoảng 385km, hơn 200
hòn đảo lớn nhỏ [5], tỉnh Khánh Hòa có tiềm
năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tổng
sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh những
năm gần đây đạt trên 80 nghìn tấn [13]. Tuy
nhiên tàu cá đánh bắt ven bờ của tỉnh vẫn
chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 88,8%), điều này
tạo áp lực lớn cho nguồn lợi thủy sản ven
bờ, nhất là số tàu hoạt động nghề lưới kéo
ven bờ chiếm tới 70% tổng số tàu hoạt động
nghề lưới kéo. Đây là nguyên nhân chính làm
cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, hiệu quả kinh
tế giảm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Năm 2006, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành
thông tư 02/2006/TT-BTS, cấm phát triển các
tàu lắp máy dưới 30CV hoạt động tất cả các
nghề nói chung và cấm phát triển tàu lắp máy
dưới 90CV hoạt động nghề lưới kéo cá. Từ khi
ban hành thông tư đến nay gần 10 năm nhưng
số lượng tàu cá hoạt động nghề lưới kéo ven
bờ vẫn tồn tại khá nhiều. Vì thế bài báo cung
cấp thông tin và số liệu khoa học để chứng
minh nghề lưới kéo ven bờ hoạt động không
hiệu quả. Điều này giúp ngư dân, các nhà đầu
tư không tham gia đầu tư vào nghề này, góp
phần giảm áp lực khai thác ven bờ cũng như
khai thác quá mức nguồn lợi hải sản ven bờ.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Doanh thu, các loại chi phí , lợ i
nhuậ n, tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư.
- Đối tượng: Tàu cá hoạt động nghề lưới
kéo ven bờ (tàu lưới kéo có công suất nhỏ hơn
90CV) [14].
- Phạm vi: Chủ sở hữu tàu cá hoạt động
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa, năm 2014.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Cỡ mẫu, phân bố mẫu và phương pháp
thu mẫu
- Cỡ mẫu: Xác định chính xác cỡ mẫu sẽ
thuận lợi cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian,
chi phí, đảm bảo độ tin cậy là điều hết sức
cần thiết.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử
dụng công thức tính cỡ mẫu của Yamane
(1967÷1986) như sau:
(1) [1, 3].
Trong đó: n là số lượng mẫu cần điều tra,
N là tổng thể mẫu, e là mức độ sai số mong
muốn (e=0,05 khi chấp nhận độ tin cậy 95%).
- Phân bố mẫu: Phân bố mẫu phải tỷ
lệ thuận với quy mô tổng thể [1]. Công thức
xác định cỡ mẫu của từng địa bàn nghiên cứu
(ni) như sau:
(2)
Trong đó: N là tổng thể mẫu, Ni tổng thể
mẫu tại địa bàn i, n tổng số mẫu cần điều tra,
ni tổng số mẫu cần điều tra ở địa bàn i, i là số
địa bàn, f là tỷ lệ mẫu f=n/N, (N=N1+N2++ Ni;
n=n1+n2++ ni).
- Phương pháp thu mẫu:
+ Phương pháp phân tầng: Phân chia đối
tượng nghiên cứu theo địa phương.
+ Phương pháp thuận tiện: Phỏng vấn ngẫu
nhiên đối tượng nghiên cứu tại địa phương.
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập tại các nguồn
liên quan như Chi cục Khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa; Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa;
Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan.
+ Số liệu sơ cấp: Thu thập tại địa phương
bằng cách phỏng vấn theo mẫu đối với chủ
tàu, thuyền trưởng.
2.2. Tính toán các yếu tố liên quan và tính
hiệu quả kinh tế và tỷ xuất lợi nhuận của nghề
lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa
2.2.1. Doanh thu từ hoạt động khai thác thủy
sản (DT):
Doanh thu từ hoạt động khai thác thủy sản
được tính như sau:
(3)
Trong đó: k - số tháng tàu hoạt động trong
năm; l - số chuyển biển hoạt động trong tháng;
j - số loài khai thác được trong chuyến biển; Pi
- sản lượng của loài thứ i; Qi - là giá thành của
loài thứ i tại thời điểm bán.
2.2.2. Chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản
(CP):
Chi phí cho hoạt động khai thác thủy sản
được tính như sau:
CP = CPCĐ + CPBĐ [1,7] (4)
CPCĐ = CPKHTSCĐ + CPSCL + CPCH + CPTHUE [1,7] (5)
CPBĐ= k * l * (CPchuyenbien + CPluong) [1,7] (6)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147
Trong đó: CPCĐ – Chi phí cố định; CPBĐ
– Chi phí biến đổi; CPKHTSCĐ – Chi phí khấu hao
tài sản cố định, được tính theo phương pháp
đường thẳng [8]; CPSCL – Chi phí sửa chữa lớn;
CPCH – Chi phí cơ hội (chi phí lãi vay); CPTHUE
– Các loại thuế phải nộp Nhà nước; CPchuyenbien
– Chi phí chuyến biển gồm chi phí nhiên liệu,
lương thực thực phẩm, sửa chữa nhỏ, chi phí
bảo quản sản phẩm; CPluong – Chi phí tiền lương.
2.2.3. Lợi nhuận từ hoạt động khai thác thủy
sản (LNKT) và tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư
Lợi nhuận khai thác từ hoạt động khai thác
thủy sản được tính như sau:
LNKT = DTTĐ - CPKHTSCĐ – CPCH [1,7] (7)
DTTĐ =GTGT - CPSCL - CPTHUE [1,7] (8)
GTGT = DT – CPBĐ [1,7] (9)
Trong đó: DTTĐ – Dòng tiền thu được;
GTGT – Giá trị gia tăng.
- Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI -
Return On Investment), [1,7]
ROI giúp nhà đầu từ xem xét đồng vốn bỏ
ra đầu tư có thu về lợi nhuận không và được
tính như sau:
ROI = (LNKT / Tổng vốn đầu tư)*100% (10)
ROI là một công cụ tài chính để tính hiệu
quả đầu tư. ROI sử dụng để so sánh hiệu quả
đầu tư khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư.
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng Excel để nhập liệu, xử lý sai sót.
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích
mô tả, thống kê và đánh giá.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra
Từ công thức (1), (2), xác định cỡ mẫu và phân bố mẫu điều tra như bảng 1.
Bảng 1. Phân bố mẫu điều tra theo địa phương
Địa phương Tổng số tàu (chiếc) Số mẫu cần điều tra (chiếc) Tỷ lệ (%) mẫu điều tra theo địa phương
1. Vĩnh Thọ 152 76 50
2. Vĩnh Lương 132 66 50
3. Vĩnh Trường 76 38 50
4. Khác 40 20 50
Tổng 400 200 50
Bảng 1 cho thấy, số mẫu cần điều tra là
200 mẫu (chiếm 50% so với tổng số tàu cá
hoạt động nghề lưới kéo ven bờ tại thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Số tàu cần
điều tra tập trung vào phường Vĩnh Thọ,
Vĩnh Nguyên và Vĩnh Trường. Những địa
phương có ít tàu được gom lại với tên gọi
địa phương khác.
2. Doanh thu từ hoạt động khai thác thủy sản
Kết quả doanh thu từ hoạt động khai thác
thủy sản nghề lưới kéo ven bờ năm 2014 được
thể hiện chi tiết bảng sau:
Bảng 2. Doanh thu từ hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, năm 2014 ĐVT: 1.000 đồng
TT Nhóm công suất (Cs)
Số tàu
(chiếc) DT tối đa DT tối thiểu DT trung bình
Độ lệch chuẩn
(ĐLC)
1 Dưới 30 CV 35 135.228,60 71.680,00 98.753,17 16.294,32
2 Từ 30 ÷ <45 CV 61 178.039,40 92.230,20 128.111,05 18.416,41
3 Từ 45 ÷ <60 CV 72 205.000,00 91.680,00 141.976,85 18.906,30
4 Từ 60 ÷ <90 CV 32 249.000,00 135.808,85 176.857,06 25.669,33
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Từ bảng 2 cho thấy, doanh thu từ hoạt
động khai thác thủy sản nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang năm 2014 tăng tỷ lệ
với công suất tàu tăng. Cụ thể nhóm tàu có
công suất dưới 30CV có doanh thu khoảng
99 triệu đồng/năm, trong khi nhóm tàu có công
suất từ 60CV đến dưới 90CV có doanh thu
khoảng 177 triệu đồng/năm. Doanh thu tối đa
của tàu thuộc nhóm công suất nhỏ hơn 30CV
khoảng 135 triệu đồng/năm, bằng doanh thu
tối thiểu của nhóm tàu có công suất từ 60CV
đến dưới 90CV.
3. Chi phí cố định
Chi phí cố định của nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang năm 2014 như bảng 3.
Bảng 3. Chi phí cố định của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu(chiếc)
Khấu hao TSCĐ Sửa chữa lớn Lãi vay Thuế Tổng
Trung bình
(TB) ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Dưới 30 35 24,36 2,92 10,58 3,24 0,00 0,25 35,19 3,56
2 Từ 30÷<45 61 31,14 6,10 14,44 4,62 0,62 0,25 46,45 6,51
3 Từ 45÷<60 72 30,54 5,97 15,33 5,51 1,54 0,25 47,66 7,70
4 Từ 60÷<90 32 25,05 3,92 15,35 4,13 1,84 0,25 42,5 5,81
Từ bảng 3 cho thấy, chi phí cố định của
tàu tăng khi công suất tăng nhưng đến khoảng
nào đó chi phí không tăng theo sự tăng công
suất tàu. Cụ thể chi phí cố định nhóm tàu
dưới 30CV là 35,19 triệu đồng/năm, nhóm tàu
từ 45CV đến dưới 60CV khoảng 47,66 triệu
đông/năm nhưng đến nhóm tàu từ 60CV đến
dưới 90CV thì chi phí cố định khoảng 42,5 triệu
đồng/năm. Bảng 3 cũng cho thấy, chi phí cố
định chủ yếu là các khoảng chi phí khấu hao
TSCĐ và sửa chữa lớn.
4. Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi của nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang năm 2014 như bảng 4.
Bảng 4. Chi phí biến đổi của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang, năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu(Chiếc)
Chi phí chuyến biển Chi phí tiền lương Tổng
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1 Dưới 30 35 23.243,14 12.908,41 37.755,01 4.173,17 60.998,15 14.094,35
2 Từ 30÷<45 61 25.981,97 15.092,62 51.064,54 5.175,45 77.046,51 16.021,56
3 Từ 45÷<60 72 26.940,28 14.768,44 57.518,29 5.786,63 84.458,57 15.946,55
4 Từ 60÷<90 32 48.968,75 24.048,96 63.944,16 5.148,71 112.912,91 24.333,60
Từ bảng 4 cho thấy, chi phí biến đổi của
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
năm 2014 tăng theo công suất tàu, cụ thể chi
phí biến đổi của nhóm tàu có công suất dưới
30CV khoảng 61 triệu đồng/năm, nhóm tàu
có công suất từ 60CV đến dưới 90CV khoảng
113 triệu đồng/năm, gấp 1,9 lần chi phí biến
đổi của nhóm tàu có công suất dưới 30CV.
5. Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của tàu hoạt động nghề lưới
kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang năm 2014
được thể hiện như bảng 5.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149
Bảng 5 cho thấy, GTGT trong năm 2014
tăng theo nhóm công suất tàu, nhóm công suất
nhỏ hơn 30CV có GTGT trong năm khoảng 38
triệu đồng, còn GTGT của nhóm tàu từ 60CV
đến dưới 90CV khoảng 64 triệu đồng/năm.
GTGT tối đa của nhóm tàu nhỏ hơn 30CV
khoảng 49 triệu đồng/năm, nhỏ hơn GTGT tối
thiểu của nhóm tàu từ 60CV đến dưới 90CV.
5. Dòng tiền thu được
Dòng tiền thu được của tàu hoạt động
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
năm 2014 được thể hiện như bảng 6.
Bảng 5. Giá trị gia tăng của tàu hoạt động nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu (chiếc) GTGT tối đa GTGT tối thiểu GTGT trung bình ĐLC
1 Dưới 30 35 48.714,30 31.998,25 37.755,01 4.173,17
2 Từ 30÷<45 61 64.269,70 38.190,50 51.064,54 5.175,45
3 Từ 45÷<60 72 74.745,75 36.090,00 57.518,29 5.786,63
4 Từ 60÷<90 32 75.250,00 50.844,70 63.944,16 5.148,71
Bảng 6. Dòng tiền thu được của tàu hoạt động nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, năm 2014
ĐVT: 1.000 đồng
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu (chiếc) DTTĐ tối đa DTTĐ tối thiểu DTTĐ trung bình ĐLC
1 Dưới 30 35 35.750,00 21.196,00 26.650,73 3.553,83
2 Từ 30÷<45 61 47.896,00 21.540,50 35.501,42 6.438,74
3 Từ 45÷<60 72 51.795,75 22.596,00 37.436,90 7.411,04
4 Từ 60÷<90 32 54.462,45 24.731,25 35.314,47 9.549,84
Bảng 6 cho thấy, DTTĐ của tàu hoạt động
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
năm 2014 có xu hướng tăng theo khi công suất
tàu tăng, tuy nhiên đến một giai đoạn nhất định
thì DTTĐ không tăng nữa. Cụ thể nhóm tàu
có công suất dưới 30CV có DTTĐ khoảng 27
triệu đồng/năm, con số này tăng lên khoảng 37
triệu đồng/năm đối với nhóm tàu có công suất
từ 45CV đến dưới 60CV. Nhưng đến nhóm
tàu có công suất từ 60CV đến dưới 90CV thì
DTTĐ chỉ nằm khoảng 35 triệu đồng/năm.
6. Lợi nhuận khai thác
Lợi nhuận khai thác của tàu hoạt động
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
năm 2014 như bảng 7.
Bảng 7. Lợi nhuận khai thác của tàu hoạt động nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, năm 2014 ĐVT: 1.000 đồng
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu (chiếc) LNKT tối đa LNKT tối thiểu LNKT trung bình
1 Dưới 30 35 8.092,97 523,23 2.293,13
2 Từ 30÷<45 61 23.268,38 329,33 3.746,76
3 Từ 45÷<60 72 22.629,08 116,67 5.358,13
4 Từ 60÷<90 32 37.999,69 467,00 8.422,02
Bảng 7 cho thấy, LNKT của tàu hoạt động
nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang
năm 2014 tăng từ 2,3 triệu đồng/năm của
nhóm tàu có công suất dưới 30CV lên 8,4
triệu đồng/năm đối với nhóm tàu có công suất
từ 60CV đến dưới 90CV. LNKT tối đa của
nhóm tàu có công suất dưới 30CV và nhóm
tàu có công suất từ 60CV đến dưới 90CV có
sự khác biệt lớn, chỉ 8,1 triệu đồng/năm của
nhóm tàu có công suất dưới 30CV, con số này
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
lên đến 38 triệu đồng/năm đối với nhóm tàu có
công suất từ 60CV đến dưới 90CV.
7. Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư (ROI)
Để biết được lợi nhuận từ vốn đem vào
đầu tư thì nên xem xét ROI. Kết quả tính toán
ROI của tàu hoạt động nghề lưới kéo ven
bờ tại thành phố Nha Trang năm 2014 như
bảng 8.
Bảng 8. Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư của tàu hoạt động nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, năm 2014
TT Nhóm Cs (CV) Số tàu (chiếc) ROI tối đa (%) ROI tối thiểu (%) ROI trung bình (%)
1 Dưới 30 35 6,04 0,30 1,97
2 Từ 30÷<45 61 19,80 0,29 2,91
3 Từ 45÷<60 72 27,94 0,11 4,31
4 Từ 60÷<90 32 34,23 0,30 6,45
Bảng 8 cho thấy, tỷ suất sinh lời từ tổng
vốn đầu tư của tàu hoạt động nghề lưới kéo
ven bờ tại thánh phố Nha Trang năm 2014 tăng
khi công suất tàu tăng, nghĩa là tàu có công
suất càng lớn thì ROI càng lớn. Cụ thể ROI của
nhóm tàu có công suất dưới 30CV chỉ 1,97%
nhưng đến nhóm tàu có công suất từ 60CV
đến dưới 90CV là 6,45%, cao khoảng 3,3 lần
nhóm tàu có công suất dưới 30CV. ROI tối đa
của các nhóm công suất tàu có sự biến thiên
lớn, ngược lại ROI tối thiểu thì không chênh
lệch nhiều. Nhóm tàu có công suất từ 30CV
đến dưới 90CV có sự cách biệt rất lớn giữa
ROI tối đa và ROI tối thiểu.
Với các ngành công nghiệp, thương mại
- dịch vụ, xây dựng - bất động sản, ROI dao
động trong khoảng 15%÷20% [4]; Lĩnh vực chế
biến của ngành Thủy sản, ROI giảm rõ rệt từ
17% năm 2006 xuống còn 6% vào quý I năm
2013 [4]. Thực trạng cho thấy việc đầu tư vào
lĩnh vực thủy sản ít hiệu quả so với các ngành
khác, trong đó ngành khai thác hải sản (cụ thể
là nghề lưới kéo ven bờ như phân tích trên)
không mấy hiệu quả như đã phân tích, vì vậy
nghề khai thác thủy sản chủ yếu là tư nhân,
hiếm có doanh nghiệm cùng tham gia.
IV. KẾT LUẬN
- Công suất tàu tăng thì doanh thu cũng
tăng theo. Nhóm tàu có công suất dưới 30CV
thì doanh thu khoảng 99 triệu đồng/năm, nhóm
tàu có công suất từ 60CV đến dưới 90CV có
doanh thu khoảng 177 triệu đồng/năm.
- Các loại chi phí của nghề lưới kéo ven bờ
tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng
tăng khi công suất tàu tăng, nghĩa là tàu càng
lớn thì chi phí càng cao.
- Chi phí cố định của tàu hoạt động nghề
lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha Trang chủ
yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định và chi
phí sửa chữa lớn.
- Lợi nhuận khai thác của tàu hoạt
động nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang tăng khi công suất tàu tăng.
- Tỷ suất sinh lời từ tổng vốn đầu tư
của nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa tăng khi công suất tàu
tăng. Tuy nhiên, tỷ suất này thấp so với nhiều
lĩnh vực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Văn Điền (2009), Phân tích các nhân tố tác động đến quả kinh tế của đội tàu
đánh bắt xa bờ tỉnh Bến Tre. Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre.
2. Nguyễn Văn Động (2004), Giáo trình nghề lưới kéo, NXB Nông Nghiệp.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151
3. Nguyễn Xuân Điền (2012), Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp trong các khu vực công
nghiệp đồng bằng Sông Hồng. Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
4. Đinh Thế Hiển (2013), Báo cáo chuyên môn sử dụng vốn các ngành 2006-2013 và triển vọng kinh doanh 2013.
5. Nguyễn Trọng Thảo (2010), Ngư trường – nguồn lợi và biến động đàn cá khai thác, Trường Đại học Nha Trang.
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
7. Đặng Thị Phúc Trường (2015), Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế nghề lưới kéo ven bờ tại thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
8. Bộ Tài Chính (2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản
cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước.
9. Bộ Thủy sản (2006), Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006, hướng dẫn thực hiện Nghị định
của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành
nghề thuỷ sản.
10. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa (2014), Báo cáo đăng ký tàu cá theo loại nghề.
11. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa (2014), Báo cáo đăng ký tàu cá theo công suất.
12. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa (2014), Báo cáo số lượng tàu thuyền tỉnh Khánh Hòa.
13. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Khánh Hòa (2015), Báo cáo vụ cá Bắc và vụ cá Nam năm 2014.
14. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân
Việt Nam trên các vùng biển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_kinh_te_nghe_luoi_keo_ven_bo_tai_thanh_pho_nha_tran.pdf