Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế
phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bìng nghị và xét
chọn từ Uỷ ban Nhân dân xã do Ban XĐGN lập danh sách đơn thuần chỉ là
danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ
chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không
thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
10 trang |
Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiệu quả tín dụng
Hiệu quả tín dụng có nghĩa là phát triển việc cho vay đối với các hộ nghèo
nhằm giúp đỡ người dân nghèo cải thiện được đời sống, thoát ra cảnh đói
nghèo, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống mức thấp nhất. Đó chính là khái niệm về
hiệu quả tín dụng đối với các ngân hàng phục vụ cho người nghèo như ngân
hàng người nghèo hay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, còn hiệu quả tín dụng đối với từng ngân hàng khác nhau thì có những
khái niệm khác nhau về vấn đề này. Trong đề án này là nói về hiệu quả tín
dụng đối với các hộ nghèo nên khái niệm về hiệu quả tín dụng chủ yếu liên
quan tới vấn đề là giúp đỡ người nghèo cải thiện cuộc sống và hơn nữa ngân
hàng người nghèo là ngân hàng chính sách nhằm giúp đỡ người nghèo cải
thiện cuộc sống theo định hướng của nhà nước.
Để đạt được hiệu quả tín dụng với mức cao nhất thường thì có nhiều yếu tố
tác động làm hiệu quả tín dụng không đạt được kết quả theo như mong muốn
trong đó có một số các nhân tố như: Đất nước ta là một nước đang phát triển,
đi lên từ một nước thuần nông nghiệp, lại phải trải qua 2 cuộc chiến tranh bị
tàn phá nặng nề cho nên về cơ bản điểm xuất phát của nước ta là rất kém, đời
sống của nhân dân còn rất kém. Đất nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu
có nhiều sông ngạch, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông thuỷ bộ kém phát
triển dẫn đến trong công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn đậưc biệt là các
vùng sâu, vùng xa dân cư sống thưa thớt. Do nước ta là mọt nước thuộc khu
vực ôn đới gió mùa nên năm nào cũng có bão mạnh đổ bọ vào gây khó khăn
cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới công tác tín dụng, đồng vốn tín dụng
cho dân vay trong trường hợp này có nguy cơ mất điều này cũng ảnh hưởng
tới hiêu quả tín dụng. Trình độ dân trí chưa cao khi họ nhân được vốn tín
dụng họ không biết làm sao cho có lợi đó là điều rất thiệt thòi cho chúng ta
đặc biệt là cho tín dụng ngân hàng, do thiếu hiểu biết nhiều người còn chưa
biết đến tín dụng vay vốn, khi có vốn trong tay người dân không dám mạnh
dạn đầu tư kinh doanh, không dám cầm tiền đưa vào kinh doanh chấp nhận
rủi ro. Đó là những nhân tố ảnh hưởng một cách khách quan tới hiệu quả tín
dụng cón những nhân tố chủ quan đó là những chính sách đối với tín dụng,
cơ chế quản lý kém hiệu quả. Về chính sách đối với tín dụng chưa đồng bộ
còn bộc lộ nhiều sơ hở kém linh hoạt không đáp ứng được cơ chế thị trường,
cơ chế quản ký yếu kém dẫn đến trường hợp một số cán bộ yếu kém đạo đức
lợi dụng chiếm đoạt tài sản của công, quản lý không mang lại hiệu quả,
không mạnh dạn áp dụng các biện pháp chính sách trong công việc
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng người nghèo đối với các hộ thuộc diện đói
nghèo
Tác giả
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng, các tổ chức
tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
NHNg được thành lập nhằm mục đích giúp các họ nghèo vượt lên khó khăn
thoát ra khỏi cảnh đói nghèo hoà nhập với cuộc sống nhưng bên cạnh đó nó
cũng hoạt động nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận nhưng với mức
thấp. Chính vì vậy mà khi nói đến hiệu quả tín dụng của NHNg chúng ta phải
nói tới vấn đề sử dụng vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn đó như thế nào
thu được lợi nhuận cao hay thấp. Cho đến nay sau 5 năm được thành lập
NHNg có tổng số vốn ban đầu là 521 tỷ đồng và bây giờ là 5015 tỷ đồng như
vây sau 5 năm được thành lập NHNg đã đưa tổng nguồn vốn của mình tăng
thêm giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, tốt hơn. Thu lãi cho vay vẫn
là khoản thu chính, duy nhất của NHNg nên vẫn được NHNg các cấp tích cực
khai thác nhằm giảm bớt căng thẳng về kinh phí hoạt động cũng như tạo tiền
đề cho việc sử lý một số vấn đề có liên quan đến khả năng tài chính của
NHNg, tổng số lãi thu được trong năm 2000 là 325 tỷ tăng 15,6% so với năm
1999, tỷ lệ thu lãi bình quân toàn quốc đạt 86,6% tăng 1,6% so với năm 1999.
Thu lãi từ tiền gửi đây là khoản lãi phát sinh từ số vốn tạm thời nhàn rỗi đang
trên tài khoản tiền gửi tại NHNo. Tổng thu lãi tiền gửi là 5,2 tỷ đồng năm
2000. Hệ số sử dụng vốn trong năm 2000 bình quân cả năm là 92,6%. Nói
hiệu quả tín dụng cũng là nói đến vấn đề đã cho vay được bao nhiêu tiền
trong 1 năm và nó đã có tác dụng gì giúp các hộ nghèo đói chính vì vậy mà
khi đánh giá hiệu quả tín dụng của NHNg chúng ta thường nhìn vào kết quả
này, thật kích lệ là cho đến nay sau 5 năm thành lập nói chung là trong thời
gian ngắn nhưng với sự hoạt động có gắng và có hiệu quả NHNg hàng năm
cho các đối tượng thuộc diện được vay vốn vay vốn với số tiền hàng tỷ đông
mỗi năm như năm 2000 doanh số cho vay laf 2171 tỷ đồng trong đó doanh số
cho vay quý IV là 724 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,4% doanh số cho vay cả
năm. Doanh số thu nợ đạt 1364 tỷ đồng, trong đó doanh số thu nợ quý IV là
452 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,1% doanh số thu nợ cả năm. Đến ngày
31/12/2000, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 4704 tỷ đồng, tăng 807 tỷ
đông(20,7%) so với năm 1999, trong đó quý IV tăng 326 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 40,4% trong tổng số dư nợ cả năm và đạt 89,4% kế hoạch năm 2000.
Hiện có gần 2,5 triệu hộ thuộc 208 ngàn tổ vay vốn còn dư nợ NHNg. Dư nợ
bình quân một hộ là 1880 ngàn đồng, tăng so với năm đầu tiên hoạt động
(1996) là 500 ngàn đồng/hộ và tăng so với năm 1999 là 200 ngàn đồng/ hộ.
Tính đến ngày 30/9/2000, đã có hơn 5,3 triệu hộ nghèo nhận được vốn tín
dụng từ NHNg với tổng số tiền là 8396 tỷ đồng. Với số vốn vay hộ nghèo đã
đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp,
thâm canh tăng vụ, mở rộng ngành nghề, cải thiện đời sống và nâng cao thu
nhập để trả nợ ngân hàng với doanh số thu nợ đạt 4017 tỷ đồng. Hiện còn
2467 ngàn hộ dư nợ ngân hàng với số tiền 4379 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ dư
nợ tới 1,7 triệu dồng. Trong doanh số cho vay nói trên, ngân hàng đã thực
hiện cung cấp tín dụng tới cả những hộ nghèo ở vùng III, dư nợ hộ nghèo ở
khu vực III là 487 tỷ đồng với 280 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó cho vay hộ
nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết
định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là 324 tỷ
đồng với 183 ngàn hộ dư nợ tính đến năm 2000 tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả
nước còn 11% giảm xuống rất nhiều so với trước đây thể hiện được chính
sách cho vay đối với hộ nghèo đạt được kết quả tốt, đời sống người dân được
cải thiện nhiều, giúp nhiều hộ trở lại cuộc sông hoà nhập với cộng đồng. Thời
gian qua, tín dụng NHNg đã tập trung đầu tư cho hộ nghèo thực sự có hiệu
quả, góp phần tạo việc làm, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dich
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
dân nghèo. Đến nay, theo báo cáo của các chi nhánh vốn NHNg đã góp phần
giúp cho 425 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói, vươn lên hoà mhập với
cộng đồng.
Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Tác giả
Ngô Thị Huyền
Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về
kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự
thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn,
những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của Ngân hàng.
Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá
trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có
khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo,
phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn
việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính
tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng
và tăng trưởng kinh tế.
- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay
mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo
thu nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.
Xét về mặt xã hôi:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi
cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế
được những mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở
nông thôn.
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản
lý kinh tế gia đình...Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau,
tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và
Nhà nước.
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong
nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp
và lao động xã hội.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Chất lượng tín dụng và hiệu qủa tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ
tiêu phản ánh lợi ích do do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân
hàng về mặt kinh tế. Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán
được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụng
thông qua các chỉ tiêu:
1.- Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết
số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo
của toàn quốc, đây là chỉ tiêu đámh giá vế số lượng. Chỉ tiêu này được tính
luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
2- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối
với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ
nghèo đói theo chuẩn mực được công bố.
3- Số tiền vay bình quân 1 hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ
ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp
ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.
4- Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh
giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi
ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao
hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách
hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
- Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao. Ngoài
những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật
nuôi....thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân
khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả đầu tư.
- Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa,, có những xã chưa có
đường giao thông đến xã nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện sử dụng vốn
Ngân hàng, hơn nữa trình độ dân trí chưa cao là những cản trở cho việc thực
hiện các chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.
- Vốn tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông
,khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức
thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp
nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu
quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiều bất cập. Theo cơ chế
phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bìng nghị và xét
chọn từ Uỷ ban Nhân dân xã do Ban XĐGN lập danh sách đơn thuần chỉ là
danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ
chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không
thuộc hộ nghèo cũng trong danh sách được vay vốn, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.
- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục
đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_tin_dung_0826.pdf