Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1789) tại tỉnh Cà Mau

2. Kiến nghị Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật và quản lý trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh tôm giống. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định điều kiện sản xuất tôm giống và các quy định về xét nghiệm bệnh tôm tại địa phương. Cần có những giải pháp quy hoạch hợp lý vùng sản xuất tôm giống, các chính sách hỗ trợ về đào tạo cán bộ kỹ thuật, sử dụng đất đai và vốn giúp người nuôi cải tiến kỹ thuật và mở rộng quy mô sản xuất. Tăng cường tập huấn kỹ thuật và áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao chất lượng tôm giống và phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1789) tại tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÔM SÚ GIỐNG (Penaeus monodon Fabricius, 1789) TẠI TỈNH CÀ MAU STATUS AND SOLUTION TO IMPROVE SEED QUALITY OF BLACK TIGER SHRIMP (Penaeus monodon Fabricius, 1789) IN CAMAU PROVINCE Tiết Tiến Dũng1, Lại Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 17/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010. Trong nghiên cứu này, 60 trong tổng số hơn 800 trại sản xuất tôm sú giống được điều tra ngẫu nhiên bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm sú cơ bản là đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tuy còn có sự chênh lệch giữa các trại và phụ thuộc vào quy mô và khả năng đầu tư của chủ trại. Tôm sú bố mẹ được khai thác từ các vùng biển xa bờ sau đó được vận chuyển và xử lý hóa chất trước khi thả nuôi. Số lượng tôm bố mẹ qua kiểm dịch của các cơ quan chức năng còn chiếm tỷ lệ thấp. Ấu trùng mới nở được xử lý bằng formol (100 - 200 ppm) hoặc iodine (50 ppm). Cỡ tôm giống xuất thường ở giai đoạn Postlarvae (PL) 8 - 12 với tỷ lệ sống tới giai đoạn PL 10 đạt khoảng 23 - 65%. Sản lượng PL hàng năm đạt khoảng 5 - 7 tỷ con đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu tôm giống trong tỉnh. Nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng tôm giống tại Cà Mau. Từ khóa: Cà Mau, chất lượng giống, giải pháp, kỹ thuật, Penaeus monodon, tôm bố mẹ, tôm sú ABSTRACT Investigation into technical status of seed production industry of black tiger shrimp in Ca Mau province was conducted from January to June in 2010. In this survey, 60 hatcheries in the total of over 800 black tiger shrimp hatcheries were randomly selected and surveyed by the Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionnaire (SQ) methods in order to learn about technical status and suggest solutions to improvement of seed quality in the locality. The result showed that, facilities and conditions for black tiger shrimp seed production in the area were basically satisfi ed the technical requirements although there were still different levels among hatcheries and depending on scales and capital investiment levels of farm owners. Black tiger shrimp broodstocks were exploited from open sea and then transported and chemical treated before stocking. The number of broodstocks quarantined by appropriate authorities still accounted for a low rate. Newly hatched larvae were treated by formol (100 - 200 ppm) or iodine (50 ppm). Selling postlarvae were often at the stages of 8 to 12 with survival rates ranging between 23 - 65%. Total annual postlarvae production were around 5 - 7 billions, which met about one third of the provincial demand. The survey also put forward a large number of solutions related to techniques and managements in order to improve black tiger shrimp seed quality in Ca Mau. Keywords: Ca Mau, black tiger shrimp, broodstock, P. monodon, seed quality, solution, techniques 1 Tiết Tiến Dũng: Lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 PGS.TS. Lại Văn Hùng: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản của cả nước với 2 nhóm đối tượng chủ lực là cá da trơn và tôm he [3]. Nghề nuôi tôm he nói riêng và tôm sú nói chung đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều cộng đồng dân cư ven biển. Cà Mau là địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề sản xuất giống và nuôi tôm sú Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thương phẩm [5, 14]. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nghề nuôi tôm sú thương phẩm đã đặt ra nhiều vấn đề thách thức không nhỏ cho sự phát triển của ngành liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao chất lượng tôm giống [13, 16]. Hiện tại, đã có nhiều trại sản xuất tôm sú giống ở Cà Mau hoạt động có hiệu quả với sản lượng mỗi năm khoảng 5 - 7 tỷ con giống. Tuy nhiên, nhu cầu con giống thực tế tại địa phương cần khoảng 15 - 17 tỷ con mỗi năm [5, 15]. Do đó, gần 2/3 lượng tôm sú giống phải nhập từ các địa phương khác mà chủ yếu là từ các tỉnh Nam Trung Bộ. Một thực trạng hiện nay là do đầu tư thiếu đồng bộ và sự quản lý còn nhiều bất cập dẫn đến số lượng con giống sản xuất ra tại địa phương vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng [5, 9, 16]. Trong khi đó, việc mua giống từ các tỉnh Nam Trung Bộ thường kèm chi phí cao và rủi ro trong quá trình vận chuyển do thời gian và quãng đường dài. Do đó, nhiều thương lái đã tiến hành vận chuyển tôm giống không rõ nguồn gốc, không qua chứng nhận kiểm dịch từ các cơ quan chức năng, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và nhiều trường hợp đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi [5]. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc nâng cao chất lượng tôm sú giống đó là việc chưa chủ động tạo nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh [8, 16]. Đã có một số nghiên cứu trong nước thực hiện nhằm sản xuất đàn tôm bố mẹ sạch bệnh nhưng cho đến nay vẫn chưa được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn [22]. Trong khi đó, nguồn tôm sú bố mẹ nhập khẩu thường có chi phí rất cao, thủ tục nhập khẩu phức tạp và chất lượng tôm bố mẹ nhiều khi không ổn định [16]. Trong quá trình sản xuất, do chạy đua với lợi nhuận, nhiều trại sử dụng nguồn tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc và chất lượng kém. Hơn nữa, nhiều trại còn tiến hành cho tôm mẹ đẻ nhiều lứa, ương nuôi với mật độ dày, lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất và xuất tôm không có chứng nhận kiểm dịch của các cơ quan chức năng [18]. Hậu quả là, nguy cơ tôm nhiễm bệnh, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú tại Đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian gần đây [18]. Cà Mau là địa phương có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những vùng nuôi sản xuất giống và nuôi tôm lớn nhất cả nước, tuy nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy tiềm năng này [14]. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống tại Cà Mau. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra thu mẫu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010. Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất giống tôm sú được thu từ Sở và các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong nghiên cứu này, 60 trại sản xuất tôm sú giống trên địa bàn tỉnh được chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) [21, 26]. Những thông tin chính được thu thập gồm: thông tin chung về chủ trại, hệ thống công trình và trang thiết bị của trại giống, kỹ thuật xử lý nước, tôm bố mẹ, kỹ thuật cho đẻ và ương ấu trùng, các biện pháp phòng trị bệnh, Các số liệu sau khi thu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 nhằm khái quát hiện trạng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống tại tỉnh Cà Mau. Các số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, sai khác giữa các trung bình được thể hiện bằng các chữ cái (a, b, c) trong cùng một cột (P < 0,05). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Trình độ của người sản xuất tôm sú giống ở Cà Mau Kết quả điều tra 60 trại sản xuất tôm sú giống cho thấy, nhân lực có trình độ chuyên môn (từ trung cấp trở lên) trong các trại tôm sú giống thường có chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 12% trong khi số người không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao (88%). Những người không có trình độ chuyên môn thường vận hành trại giống dựa trên kinh nghiệm của bản thân, trao đổi với những trại xung quanh, tham gia các lớp tập huấn hoặc hội thảo do các công ty hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp, nhưng sản lượng tôm giống sản xuất ra từ các trại có trình độ chuyên môn lại chiếm số lượng lớn hơn 25,6±1,28 so với 21,0 ± 1,29 triệu giống (P < 0,05). 2. Hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau 2.1. Hệ thống trại sản xuất Cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm sú ở các trại là khá đầy đủ và tùy thuộc vào quy mô của trại giống. Nhìn chung bể nuôi vỗ tôm bố mẹ và ương nuôi ấu trùng là các bể xi măng có dạng hình vuông và hình chữ nhật. Tổng thể tích bể ương dao động trong khoảng 60 - 300 m3/trại. Kết quả điều tra cũng cho thấy, sản lượng tôm sú giống có tương quan thuận với thể tích bể ương của trại. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 91 Trại giống có thể tích lớn hơn cho sản lượng tôm giống cao hơn: với trại có thể tích 140 - 270 m3 cho sản lượng 26,9 ± 1,17 triệu giống/năm trong khi các trại có thể tích nhỏ hơn 90 - 140 m3 và 60 - 90 m3 cho sản lượng thấp hơn lần lượt là 23,2 ± 1,36 và 20,6 ± 1,68 triệu giống/năm (P<0,05). 2.2. Chuẩn bị trại sản xuất Vệ sinh trại đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự thành công của đợt sản xuất. Trước khi sử dụng, toàn bộ trại (trại, bể ương và dụng cụ) được vệ sinh, khử trùng bằng xà phòng, formol, chlorine và thuốc tím. Các trại sử dụng phương pháp cơ học và hóa học để xử lý nước. Sau khi bơm nước vào, nước được chứa trong bể chứa 2 - 3 ngày, sau đó được xử lý bằng hóa chất chlorine (20 - 50 ppm) hay thuốc tím (0,5 - 1,5 ppm). Hàm lượng hóa chất sử dụng tương tự với khuyến cáo của các cơ quan chức năng 20 - 30 ppm, và thường cao hơn trong trường hợp bị nhiễm bệnh hay nước chứa nhiều phù sa [6,7]. Sau khi xử lý hóa học, nước được đưa qua hệ thống lọc cát trước khi cấp cho hoạt động ương nuôi của toàn bộ trại giống. Về cơ bản, kỹ thuật xử lý nước trong các trại giống ở Cà Mau đơn giản hơn so với các trại ở Nam Trung Bộ nơi các kỹ thuật xử lý nước hiện đại như lưới siêu lọc, lọc cát áp lực cao, lọc sinh học tuần hòa, đèn cực tím và xử lý vi sinh được sử dụng nhằm tạo môi trường an toàn nhất cho sản xuất giống [10, 19]. 2.3. Hiện trạng sử dụng tôm bố mẹ Nguồn tôm sú bố mẹ cung cấp cho các trại giống ở Cà Mau hoàn toàn được khai thác từ tự nhiên, tại các vùng biển xa bờ. Kích thước tôm bố mẹ dao động từ 150 - 270 g/con. Quan sát ảnh hưởng của kích cỡ tôm bố mẹ (150 - 220 g/con và 220 - 270 g/con) đến sản lượng tôm giống cho thấy nhóm kích thước lớn hơn cho sản lượng tôm giống cao hơn so với nhóm kích thước nhỏ (24,8 ± 1,22 và 19,9 ± 1,43 triệu giống, P < 0,05). Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đó khi cho rằng kích thước tôm bố mẹ tỷ lệ thuận với sức sinh sản, số lần đẻ và sản lượng ấu trùng thu được [11, 20, 24, 25]. Tùy theo mức độ đầu tư và quy mô trại giống mà các trại sử dụng nguồn tôm bố mẹ có kích thước và chất lượng khác nhau, trong đó, nhóm tôm có kích thước lớn (220 - 270 g/con) chiếm tỷ lệ đến 80% số trại điều tra. Tôm bố mẹ thường được nuôi trong các bể có thể tích 4 - 6 m3, mật độ nuôi 4 - 8 con/m2. Thức ăn cho tôm mẹ thường là các loại động vật biển giàu dinh dưỡng như: hàu, giun nhiều tơ, mực,... Đây đều là các loại thức ăn giàu axít amin và axít béo thiết yếu cho quá trình thành thục sinh dục của tôm mẹ [12]. Tùy loại thức ăn mà số lần cho ăn có thể dao động 2 - 4 lần/ngày với lượng cho ăn đến no tùy theo nhu cầu của tôm. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng tôm sú bố mẹ tại Cà Mau (n = 60) Chỉ tiêu Trung bình/khoảng dao động Kích thước và tuổi tôm bố mẹ - Tôm bố (g/con) - Tôm mẹ (g/con) Thức ăn và tỷ lệ cho ăn (%) Mật độ nuôi (con/m2) Số lần cho ăn (lần/ngày) 67,5 ± 11,1 (55 - 75) 232 ± 35,8 (150 - 270) Giun nhiều tơ (9,7%), hàu (5,2), mực (4,4%) 5,4 ± 2,1 (4 – 8) 2 – 4 2.4. Hiện trạng ương nuôi ấu trùng Thức ăn sử dụng cho ương nuôi ấu trùng tôm sú thường là sự kết hợp giữa thức ăn tổng hợp và thức ăn sống. Hai kiểu kết hợp chủ yếu được sử dụng trong các trại tôm sú giống hiện nay là thức ăn tổng hợp và tảo khô (25%) hay thức ăn tổng hợp, tảo khô và Artemia (75%). Thức ăn tổng hợp khá đa dạng và thường được phối trộn nhiều loại thức ăn (Frippak, Lansy, tảo khô Spirulina,) với nhau nhằm khắc phục nhược điểm của mỗi loại thức ăn và giảm chi phí sản xuất. Bảng 2. Hiện trạng ương ấu trùng tôm sú tại Cà Mau (n = 60) Chỉ tiêu Trung bình/khoảng dao động - Thể tích bể ương - Phương pháp xử lý Nauplius - Mật độ ương (con/L) - Số lần cho ăn (lần) - Chế độ thay nước (%/ngày) - Tỷ lệ sống đến Postlarvae 10 (%) 3 - 5 m3 Formol (100 - 200 ppm) hay Iodine (50 ppm) 150 - 220 6 - 8 15 - 40% 36,7 ± 21,2 (23 - 65) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Giai đoạn đầu, ấu trùng được cho ăn bằng tảo khô, thức ăn tổng hợp được sử dụng từ giai đoạn Mysis có thể kết hợp với Artemia tùy theo mức độ đầu tư và quy mô từng trại. Ở tất cả các trại, ấu trùng tôm đều được cho ăn 6 - 8 lần/ngày. Kết quả điều tra cũng cho thấy, khi bổ sung Artemia, sản lượng giống thu được cũng cao hơn so với không sử dụng loại thức ăn này (25,2 ± 1,23 và 21,4 ± 1,36; P<0,05). Nguyên nhân là do Artemia là loại thức ăn sống giàu dinh dưỡng và hiện vẫn chưa thể có loại thức ăn tổng hợp nào thay thế được [12]. Bảng 3. Sản lượng tôm sú giống ương bằng các loại thức ăn khác nhau (n = 60) Loại thức ăn Số mẫu Tỷ lệ (%) Sản lượng tôm giống (triệu con) Tảo khô + tổng hợp 15 25 21,4 ± 1,36a Tảo khô + tổng hợp + Artemia 45 75 25,2 ± 1,23b Mật độ ương nuôi ấu trùng cũng có sự biến động giữa các trại và bị chi phối bởi chất lượng nước, sức sinh sản của tôm mẹ, giai đoạn ấu trùng, thức ăn, thời vụ thả giống, trình độ và kinh nghiệm của kỹ thuật viên, điều kiện cơ sở vật chất của trại... Mật độ ương ấu trùng thường dao động từ 150 - 220 con/L. So với khuyến cáo, mật độ ương giống tôm sú ở đây là khá cao, tôm sú tùy theo giai đoạn nên ương ở mật độ 40 - 200 con/L [12]. Bảng 4. Sản lượng tôm sú giống thu được ở các mật độ ương khác nhau (n=60) Mật độ ương ấu trùng (con/L) Sản lượng tôm giống (triệu) 150 – 180 20,6 ± 1,74a 180 – 200 23,0 ± 1,22b 200 – 220 26,3 ± 1,17c Kết quả điều tra cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng đến sản lượng tôm sú giống. Các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ từ 200 - 220 con/L cho sản lượng tôm sú giống cao nhất (26,3 triệu), các trại sản xuất giống ương nuôi với mật độ 180 - 200 con/L cho sản lượng thấp hơn (23 triệu) và các trại sản xuất ương nuôi với mật độ 150 - 180 con/L cho sản lượng tôm sú giống thấp nhất (20,6 triệu). 2.5. Hiện trạng quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh Quản lý môi trường: Các yếu tố môi trường trong các trại sản xuất giống tôm sú đều tương đối ổn định dao động tron g phạm vi thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ấu trùng với nhiệt độ 29,1 ± 0,07, độ mặn 31,7 ± 1,99 và pH 7,8 ± 0,27 và phù hợp với khuyến cáo [12]. Chế độ thay nước tùy thuộc vào chất lượng nước và giai đoạn ấu trùng. Việc thay nước bắt đầu từ giai đoạn Zoea 3 với tỷ lệ thay nước là 15 - 40%, trong đó số trại thay nước 20 - 30% chiếm 50% tổng số trại. Trong quá trình thay nước, tiến hành bổ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ 32 xuống 22‰. Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan và hàm lượng nitơ tổng số) được theo dõi hàng ngày và quản lý trong phạm vi thích hợp trong suốt quá trình ương. Bệnh và biện pháp phòng trị: Các bệnh thường gặp trong quá trình điều tra bao gồm: bệnh phát sáng, nấm và nguyên sinh động vật. Đây là những bệnh phổ biến và gây thiệt hại lớn đối với nghề sản xuất tôm sú giống sau các bệnh do vi rút [6, 23]. Tỷ lệ cảm nhiễm, cường độ cảm nhiễm có sự khác nhau giữa các trại. Kết quả điều tra ảnh hưởng của các loại bệnh trên đối với sản lượng tôm giống cho thấy: bệnh phát sáng gây thiệt hại lớn hơn, khi cùng bị nhiễm các bệnh trên với tỷ lệ cảm nhiễm 50% thì sản lượng tôm giống thu được ở trại bị nhiễm nấm và nguyên sinh động vật cao hơn so với bệnh phát sáng (24,6±1,58 và 25,6±1,54 so với 19,6±1,56 triệu giống; P < 0,05). Để trị bệnh phát sáng và nấm, các trại thường sử dụng các loại kháng sinh Oxytetraciline, Erythomicine, Amoxciline, Trefl an,... tuy nhiên, hiệu quả trị bệnh không thật sự cao. Khi bị nhiễm nguyên sinh động vật, các trại sử dụng formol và thay nước để diệt và giảm mật độ nguyên sinh động vật. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống tại Cà Mau Hiện nay, Cà Mau có hơn 819 trại sản xuất giống tôm sú, trong đó có đến gần 1/3 (253 trại) nằm ngoài sự quản lý của tỉnh [5]. Thực tiễn điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất tôm sú giống tại Cà Mau cho thấy, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp về mặt kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng tôm giống tương ứng với tiềm năng phát triển và nhu cầu tôm giống tại địa phương [14]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93 3.1. Các giải pháp về kỹ thuật Trước hết cần quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung (Gành Hào, Bồ Đề và Rạch Gốc), đặc biệt là hệ thống cấp và thoát nước, tuân thủ quy định về quy trình xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Cần áp dụng các kỹ thuật xử lý nước tiên tiến trong quá trình sản xuất giống, tăng cường việc sử dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn (xử lý nước bằng vi sinh) và hệ thống lọc nước nên kết hợp theo mô hình: lắng nước, lọc cơ học, đèn cực tím và xử lý vi sinh. Cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn tôm bố mẹ [1]. Nên chọn mua nguồn tôm bố mẹ đạt tiêu chuẩn kích thước 180 - 250 g/con. Tiến hành các giải pháp vệ sinh, khử trùng và xét nghiệm bệnh tôm bố mẹ chặt chẽ trước khi tiến hành thả nuôi. Trong quá trình sinh sản, không nên cho tôm mẹ đẻ quá 4 lần, các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như giun nhiều tơ, mực và hàu cần được cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình nuôi vỗ tái phát dục tôm bố mẹ. Tăng cường sử dụng tảo tươi, chế phẩm vi sinh, hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh trong quá trình sản xuất giống và ương ấu trùng. Về lâu dài, cần đầu tư một số trung tâm sản xuất giống trọng điểm, kết hợp với các trường, viện hay công ty lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm sú bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh và kháng bệnh. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian nghiên cứu có thể tiến hành hợp tác với các nước Mỹ, Úc, Thái Lan, để sản xuất tôm sú bố mẹ sạch bệnh và kháng bệnh [16]. Các cán bộ khuyến ngư cần phối hợp với các trường, viện và trung tâm mở các lớp tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất giống đạt tiêu chuẩn như VietGAP và BMP [17] và các biện pháp quản lý môi trường và phòng trị bệnh có hiệu quả. 3.2. Các giải pháp về quản lý Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực thi các quy định của ngành về hoạt động sản xuất và kinh doanh tôm giống. Kiên quyết xử lý các trại tôm giống không đạt tiêu chuẩn theo quy định [1, 2]. Đồng thời, cần xây dựng các trung tâm xét nghiệm bệnh tôm đạt tiêu chuẩn quốc gia tại địa phương. Tránh để việc xét nghiệm tôm giống một cách tràn lan, thiếu chuẩn xác như thời gian vừa qua, gây hoang mang cho người nuôi và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp [16]. Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, thuế và sử dụng đất đai để thúc đẩy sản xuất. Tăng cường vai trò hoạt động của hội những người sản xuất tôm giống tại địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, thông tin và thống nhất trong quản lý và hoạt động. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Về cơ bản, điều kiện trang thiết bị phục vụ cho sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau đáp ứng được yêu cần sản xuất. Nguồn tôm bố mẹ được khai thác từ tự nhiên, tôm bố mẹ và ấu trùng được xử lý hóa chất trước khi tiến hành ương nuôi. Trình độ của người sản xuất, cỡ tôm mẹ, loại thức ăn sử dụng, mật độ ương ấu trùng và tác nhân gây bệnh là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tôm giống sản xuất trong các trại (P < 0,05). Cỡ tôm giống xuất thường ở Postlarvae 8 - 12 với tỷ lệ sống dao động 23 - 65%. Sản lượng tôm giống hàng năm đạt 5 - 7 tỷ con đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu tôm giống trong tỉnh. 2. Kiến nghị Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật và quản lý trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh tôm giống. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định điều kiện sản xuất tôm giống và các quy định về xét nghiệm bệnh tôm tại địa phương. Cần có những giải pháp quy hoạch hợp lý vùng sản xuất tôm giống, các chính sách hỗ trợ về đào tạo cán bộ kỹ thuật, sử dụng đất đai và vốn giúp người nuôi cải tiến kỹ thuật và mở rộng quy mô sản xuất. Tăng cường tập huấn kỹ thuật và áp dụng các quy trình sản xuất hiệu quả và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao chất lượng tôm giống và phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008a. Chỉ thị số 1415/CT-BNN-NTTS ngày 22/05/2008 về việc tăng cường quản lý chất lượng tôm sú, tôm he giống và điều kiện vùng nuôi tôm. Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008b. Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 về việc Ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng. Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Tuyển tập Nghề cá Sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp, trang 101 - 108 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản. 2011. Tôm thẻ chân trắng và vấn đề quy hoạch. 5. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau, 2010. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch đến năm 2015 của tỉnh Cà Mau, 14 trang. 6. Đỗ Thị Hòa, 1996. Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm giống sú, và đề ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. Báo cáo đề tài cấp Bộ. Khoa học Công nghệ Thủy sản tập III, trang 208 - 219. 7. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2006. Bệnh học Thủy sản. NXB Nông nghiệp. Hà Nội 8. Nguyễn Quốc Hưng. 2006. Các khía cạnh kỹ thuật trong công nghệ sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1789) chất lượng cao. 9. Nguyên Khải, 2011. Chỉ đạo sản xuất tôm năm 2011: còn lúng túng. Tạp chí Thương Mại Thủy sản - Số 134. 10. Nguyễn Văn Khương, 2011. Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghệ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) sạch bệnh tại Tuy Phong - Bình Thuận. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang. 11. Nguyễn Khắc Lâm, 2000. Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798), đánh giá chất lượng tôm bố mẹ và ấu trùng trong điều kiện nuôi lồng trên biển tại Ninh Thuận. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy Sản. 12. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông nghiệp, 235 trang. 13. Trần Văn Nhường, Đinh Văn Thành, Bùi Thu Hà, Trịnh Quang Tú, Lê Văn Khôi, Tưởng Phi Lai, 2004. Nghành nuôi tôm việt nam: hiện trạng, cơ hội và thách thức. Dự án VIE/97/030 14. Phân viện Qui hoạch Thủy sản phía Nam, 2009. Qui hoạch nuôi trồn g thủy sản trên biển và hải đảo tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến 2020. 15. Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo, 2006. Tình hình sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, trang 178-186. 16. Lê Văn Quang, 2011. Thực trạng ngành tôm Việt Nam và những đề xuất. Tạp chí Thương mại Thủy sản - Số 139. 17. Vũ Dũng Tiến và Don Griffi ths, 2009. GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện, 20 trang, Hà Nội. 18. Tổng cục thủy sản, 2011. Báo cáo tóm tắt tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp thực hiện, Hà Nội. 19. Dương Ngọc Tân, 2007. Đánh giá hiệu quả quy trình sản xuất tôm sú giống (Penaeus monodon Fabricius, 1798) không dùng kháng sinh tại công ty TNHH thủy sản Hoàn Vũ - Ninh Thuận, trang 53 - 54, Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 20. Ngô Anh Tuấn, 1995. Nghiên cứu nuôi tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1789) phát dục nhân tạo. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Thủy Sản. Tiếng Anh: 21. Groves, R., F. Fowler, M. Couper, J. Lepkowski, E. Singer and R. Tourangeau, 2004. Survey Methodology. Wiley Series in Survey Methodology.14 22. Hoa, N.D., 2009. Domestication of black tiger shrimp (Penaeus monodon) in recirculation systems in Vietnam. PhD thesis, Ghent University, Belgium. 23. Lightner, D.V, 1988. Diseases of cultured penaeid shri mp and prawns. In: C.J. Sindermann and D.V. Lightner (eds.) Disease Diagnosis and Control in North American Marine Aquaculture, 2nd. ed. Elsevier, New York. 8-127 24. Marsden, G., 2008. Factors affecting reproductive performance of the prawn, Penaeus monodon. Doctor of Philo sophy, Queensland University of Technonogy. 25. Racotta, I.S., Palacios, E., Ibarra, A. M., 2003. Shrimp larval quality in relation to broods tock condition. Aquaculture, 227: 107–130. 26. Townsley, P., 1996. Rapid rural appraisal, participatory rural appraisal and aquaculture. Fao Fisheries Technical 358.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tom_su_giong_pen.pdf
Tài liệu liên quan