Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt

PHẦN I : GIỚI THIỆU Với diện tích mặt nước ngọt khoảng 600.000 ha và hệ thống sông ngòi chằng chịt Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là nơi có tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Vùng có hai con sông lớn đó là sông Tiền và sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mê Kông nên rất được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều thuận lợi để phát triển thủy sản. Các đối tượng có giá trị được nuôi của vùng là cá tra, basa, cá lóc, cá trê, rô đồng, rô phi, chép . Đây là các dối tượng rất quan trọng vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người trong nước cũng như trên thế giới ưu chuộng nên được xem là đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu. Theo FAO, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác. Năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 tỉ USD tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong năm nay nghề nuôi thủy ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn ,do thời tiết bất lợi và thị trường tiêu thụ cũng giãm ở hai đối tượng chủ lực là tôm sú và cá tra, cá basa Ở ĐBSCL người dan nuôi cá vói nhiều hình thức như: nuôi ao, bè,lồng,đăng quần với các mô hình khác nhau như: nuôi ghép, nuôi đơn, nuôi thâm canh, quảng canh ,bán thâm canh và đây là một nghề góp phần xóa đối giảm nghè hiệu quả ở nước ta . Chính vì thế mà nghàn thủy sản cũng nhận được nhiều đầu tư từ ngân sách nhà nước , đó là các chương trình hỗ trợ đân nghèo nuôi cá xóa đối giảm nghèo, vùng nhiễm mặn, vùng nhiễm phèn canh tác lúa kém hiệu quả , gốm phầm đa dạng đối tượng canh tác , tăng hiệu quả đầu tư trên cùng diện tích. Để góp phần thực hiên có hiệu quả mục tiêu này thì sự đống góp của các nhà khoa học về kỹ thuật là vô cùng toa lớn, đứng trước yêu cầu đó , là một sinh viên nghàn nuôi trồng thủy sản thì việc nắm vững các kiến thức về sinh sản, kỹ thuật nuôi , quản lý vận hàng các công trình là rất cần thiết, từ đây ta lại thấy được tầm quang trọng của môn “ Thực tập chuyên môn nước ngọt” đối với sinh viên nghàn thủy sản, yêu cầu chung cho sinh viên sau khi học xong môn học này là phải biết cách vận hành các công trình sản xuất cá giống , qui trình nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản, ưong nuôi cá bột và kỹ thuật nuôi cá thâm canh trong ao,lồng, bè, mô hình nuôi cá – lúa, tôm – lúa và mô hình VAC ,mô hình nuôi các loài thủy đặc sản và cách viết bài báo cáo thu hoạch. Sinh Viên Thực Hiện! PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT 2.1.1 Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis) [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg[/IMG] 2.1.1.1 Đặc Điểm Hình Thái Thân cá dẹp bên. Vảy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vảy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi lưng, vi ngực. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong đến trục giữa thân sau đó ngoằn ngoèo đến điểm giữa gốc vi đuôi. (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Phần lưng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Ở cá nhỏ sọc ngang chưa rõ nhưng có một sọc dọc chạy từ mõm đến gốc vi đuôi, ở gốc vi đuôi có một chấm đen tròn. Chấm và sọc này lợt dần và mất hẳn theo sự lớn lên của cá. Vi cá có màu xanh đen hoặc xám đen (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.1.2 Phân Bố Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) cũng là đối tượng nuôi quan trọng hiện nay. Cá phân bố tự nhiên ở các thủy vực vùng Đông nam Á và Nam Việt nam. Cá sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch, rừng tràm và ruộng lúa. Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Cà mau, Bạc liêu, Sóc trăng, Cần Thơ và Kiên giang là những tỉnh có cá phân bố tập trung và sản lượng cao hiện nay ở ĐBSCL.( Dương Nhật Long, 2003) 2.1.1.3 Ðặc Điểm Dinh Dưỡng Thức ăn của cá sặc rằn là phiêu sinh vật, sinh vật bám và mùn bã hữu cơ. Thức ăn cho cá con ban đầu là phiêu sinh cỡ nhỏ như luân trùng, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi cá trưởng thành thì cá ăn thiên về thực vật.Cá cũng sử dụng tốt những loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, cám tấm, động vật. 2.1.1.4 Ðặc Điểm Sinh Trưởng Cá sặc rằn có tốc độ tăng trưởng chậm. Trong điều kiện ở ĐBSCL nhiệt độ thích hợp 25oC – 30oC cá đạt trọng lượng khoảng 140g/con sau 2 năm, quan sát cá đực & cá cái cùng tuổi thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. 2.1.1.5 Ðặc Điểm Sinh Sản Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa. Cá thành thục sinh dục sau khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuốn vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông gốc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ, sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn. Sức sinh sản cá sặc rằn dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản nhân tạo, cá thường được kích thích bằng kích dục tố như HCG, LHRH + DOM 2.1.2 Cá Rô Đồng (Anabas testudineus) 2.1.2.1Đặc Điểm Hình Thái [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg[/IMG] Cá có thân hình bầu dục, dẹp bên. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lợt dàn xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi, ngoài ra còn có một số điểm đen mờ ằm rải rác trên thân. (theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2.2 Phân Bố

doc69 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vuốt nhẹ vùng bụng gần có tinh màu trắng sửa chảy ra. c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích thích tố Nghiệm thức Loại KDT Liều 1 Liều 2 Liều 3 Tổng liều NT1-1.1 Ovaprim - 1,35 2,7 4,05 NT1-2.2 Ovaprim - 1,25 2,5 3,75 NT1-3.3 Ovaprim - 1,2 2,4 3,6 NT2-1.4 Ovaprim 0,42 1,26 3,35 5,03 NT2-2.5 Ovaprim 0,37 1,11 2,95 4,43 NT2-3.6 Ovaprim 0,39 1,16 3,1 4,65 NT2-4.7 Ovaprim 0,28 0,83 2,2 3,3 NT2-5.8 Ovaprim 0,28 0,84 2,25 3,38 NT2.6.9 Ovaprim 0,48 1,44 3,85 5,78 10 HCG 2900 11600 20300 34800 11 HCG 2500 10000 17500 30000 12 HCG 2400 9600 16800 28800 * Vuốt trứng, cho thụ tinh Trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch sau đó bắt cá đực vuốt tinh trực tiếp vào và dùng lông gà khuấy đều khoảng 1 phút. Cho dung dịch urea vào để quá trình thụ tinh xảy ra tốt hơn. Sau đó khử dính với dung dịch tanin. * Ấp trứng Sau khi khử dính, bố trí trứng vào bình Jar để ấp. Điều chỉnh lưu tốc nước vừa phải để trứng được đảo đều và không tràn ra ngoài. d. Kết quả (chỉ quan sát con số 10) Giai đoạn Thời gian Thụ tinh 0' đĩa mầm 30' 2 tế bào 41' 4 tế bào 49' 8 tế bào 55' 16 tế bào 1h07' Phôi nang cao 1h23' Phôi nang thấp 1h45' Phôi vị 4h15' Phôi thần kinh 8h15' Nở 17h - Thời gian hiệu ứng thuốc: 10h - Tỉ lệ thụ tinh: 38,7% - Tỉ lệ nở so với tỉ lệ thụ tinh: 62,1 % - Sức sinh sản thực tế: 196.362 trứng - Thời gian hết noãn hoàng: 24 tiếng Sức sinh sản thực tế của cá tra qua đợt thực tập là 192.362 trứng ( con số 10) và có sự chênh lệch rất lớn giữa các cá thể tham gia sinh sản. Có thể do sự thành thục sinh dục không đều nhau nên sức sinh sản thực tế có sự chênh lệch. Tuy nhiên, kết quả con số 10 tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm là sức sinh sản thực tế của cá tra dao động trong khoảng 200.000 – 300.000 trứng. Thời gian nở của trứng tương đối nhanh, trứng nở sau 17h ấp trứng. Nguyên nhân là đợt sinh sản của của tra trong mùa nắng nóng nên nhiệt độ khá cao, làm ảnh hưởng đến quá trình nở của trứng. 4.2.3 Cá mè vinh a. Chuẩn bị dụng cụ Lưới, vợt kéo cá Bể composite cho cá đẻ Cân đồng hồ, kính hiển vi, đĩa Petri,… Thuốc LRHa, Dom, kim tiêm, ống tiêm, nước muối sinh lý. b. Chọn cá bố mẹ Cá sau khi kéo từ ao nuôi vỗ sẽ được lựa chọn để tiến hành cho sinh sản. Chọn cá có độ tuổi thích hợp, cơ thể cân đối, không dị hình dị tật Cá cái: bụng to, mềm đều, lổ sinh dục hồng, nhìn từ phía đuôi lên đầu phía mặt bụng thì bụng cá có hình chữ U. Cá đực: vây ngực và toàn thân nhám, vuốt nhẹ bụng có sẹ màu trắng sửa chảy ra. Sau khi chọn thì tiến hành cân cá Cá cái: 1150g (3 con) Cá đực: 800g (3 con) c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích thích tố Nhóm 1 sử dụng kích thích tố LRHa kết hơp với Dom để kích thích cá mè vinh sinh sản. Liều lượng cho con cái là 200mg LRHa kết hợp với 2 viên Dom cho 2kg cái cái.. Liều tiêm của con đực bằng 1/3 liều tiêm của con cái. Vị trí tiêm ở gốc vi ngực của cá. Sau khi tiêm xong, bố trí 3 cặp cá vào cùng 1 bể composite để cho cá đẻ, sục khí liên tục. Quan sát hoạt động “động hớn” lúc đẻ của cá. * Hoạt động của cá lúc đẻ Khoảng 4 tiếng sau khi tiêm kích thích tố cá sẽ bắt đầu đẻ. Trước khi đẻ cá sẽ tiến hành bắt cặp, cá đực và cá cái bơi song song nhau, cá đực sẽ ép cá cái vào thành bể và phát ra tiếng kêu u... u... giống với tiếng kêu của heo. d. Kết quả Một số kết quả ghi nhận được Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Kích dục tố sử dụng LRH + Dom Ovaprim HCG Thời gian hiệu ứng thuốc 4 tiếng 22 phút 4 tiếng 10 phút - Tỉ lệ đẻ 67% 100% - Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 912,500 773,234 - Tỉ lệ thụ tinh 92,67% 85% - Tỉ lệ nở so với tỉ lệ thụ tinh 88,33% 79% - Thời gian phát triển phôi 9 tiếng 15 phút 8 tiếng 20 phút - Thời gian hết noãn hoàn 24 tiếng 25h - Chiều dài cá bột mới nở 2,57mm 2,57mm - Chiều dài noãn hoàn 1,66mm 1,66mm - Chiều cao noãn hoàn 0,2mm 0,2mm - Các giai đoạn phát triển của phôi Giai đoạn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Thụ tinh 0' 0' - đĩa mầm 31' 28' - 2 tế bào 38' 43' - 4 tế bào 46' 51' - 8 tế bào 52' 59' - 16 tế bào 58' 1h5' - Phôi nang cao 1h07' 1h50' - Phôi nang thấp 1h53' 2h13' - Phôi vị 2h46' 2h56' - Phôi thần kinh 4h38' 4h34' - Xuất hiện đốt sống 5h08' 5h06' - Nở 9h15' 8h20' - Nhóm 3 sử dụng kích dục tố HCG để kích thích sinh sản cá nhưng kết quả là cá không đẻ. Nhóm 1 và nhóm 2 cho cá đẻ thành cồn với kích thích tố sử dụng là LRHa và Ovaprim. Sức sinh sản thực tế ở nhóm 1 (912.500 trứng/kg) cao hơn so với nhóm 2 (773.234 trứng/kg). Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2008) thì sức sinh sản thực tế của cá mè vinh dao động trong khoảng 800.000 -1.000.000 trứng. Như vậy, kết quả của nhóm 1 tương đối chính xác hơn nhóm 2. Thời gian thực tập đúng ngay vào mùa sinh sản của cá nên cá thành thục tương đối tốt nên sức sinh sản khá cao. 4.2.4 Cá chép a. Chuẩn bị dụng cụ Lưới kéo cá, vợt, cân đồng hồ Bể composite, dây nylon để làm giá thể cho cá đẻ, sục khí… Kích thích tố LRHa, Dom, kim tiêm, ống tiêm, nước muối sinh lý… Đĩa Petri, kính hiển vi, đèn pin…. b. Chọn cá bố mẹ Cá được kéo từ ao nuôi vỗ và phải chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình dị tật Cá cái: Phải có bụng to mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi có màu hồng Cá đực: Vây ngực và nắp mang nhám, tia vi cứng có nhiều nốt sằn, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có sẹ màu trắng sữa chảy ra. Sau khi chọn cá bố mẹ xong tiến hành cân cá cái và cá đực Cá cái: 1.015g (3 con) Cá đực: 810g (3 con) c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích thích tố Nhóm 1 áp dụng phương pháp cho đẻ bán tự nhiên. Kích thích tố sử dụng là LRHa 200mg kết hợp với 2 viên Dom cho 2kg cá cái. Sau khi tiêm xong, cá sẽ được cho vào bể composite có chứa các giá thể là các chùm nylon. Tỉ lệ cá cái : cá đực bố trí vào bể là 1 : 1. Cá cái và cá đực sẽ bắt cặp tự nhiên với nhau và đẻ trứng dính vào giá thể. Trứng đươc ấp ngay tại bể đẻ. * Hiện tượng cá bắt cặp: Cá đực bơi cặp cá cái về phía sau khoảng vài centimet và ép cá cái vào thành bể. Miệng của cá đực chạm vào lổ sinh dục của cá cái sau đó con đực ép sát bụng con cái. Cá cái bơi mạnh và có thể nhảy lên mặt nước, có khi nhảy ra ngoài. Cho đến khi chín mùi cá cái đẻ, cá đực phía sau phóng tinh và dùng đuôi vẩy nước cho trứng dính vào giá thể nylon. * Kết quả Một số kết quả ghi nhận Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Kích dục tố sử dụng LRH + Dom LRH + Dom LRH + Dom Thời gian hiệu ứng thuốc 5 tiếng 50 phút 6 tiếng 50 phút 6 tiếng 45 phút Tỉ lệ đẻ 100% 100% 33,3% Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) - 27.125 34.760 1g trứng - 316 Tỉ lệ thụ tinh - 86,3% Tỉ lệ nở so với tỉ lệ thụ tinh - 82,3% Thời gian phát triển phôi 32 tiếng 31 tiếng 30 phút 29 tiếng Thời gian hết noãn hoàn 62 tiếng 63 tiếng Chiều dài cá bột mới nở 4,3mm 4,3mm 4,1mm Chiều dài noãn hoàn 2,5mm 2,5mm 1,9mm Chiều cao noãn hoàn 1mm 1mm 0,9mm Thời gian phát triển phôi Giai đoạn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Thụ tinh 0' 0' 0' đĩa mầm 14' 14' 20' 2 tế bào 35' 33' 40' 4 tế bào 1h05' 1h 55' 8 tế bào 1h20' 1h20' 1h05' 16 tế bào 1h24' 1h25' 1h20' Phôi nang cao 1h35' 1h37' 2h30' Phôi nang thấp 1h47' 1h45' 3h30' Phôi vị 2h35' 2h33' 4h05' Phôi thần kinh 7h45' 7h40' 9h30' Nở 32h 31h30’ 29h Nhóm 1 cho cá chép đẻ theo phương pháp bán tự nhiên. Trứng đẻ dính vào giá thể nên không tính sức sinh sản thực tế được. Sức sinh sản thực tế giữa nhóm 2 và nhóm 3 khác nhau nhưng chênh lệch không lớn lắm. Sức sinh sản thực tế ở nhóm 2 là 27.125 trứng/kg, trong khi nhóm 3 là 34.760 trứng/kg. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì sức sinh sản của cá chép là từ 50.000-80.000 trứng/kg. Như vậy, kết quả của 2 nhóm thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu trước đây. 4.2.5 Cá sặc rằn a. Chuẩn bị dụng cụ Thùng nhựa làm bể đẻ cho cá Bể kiếng để quan sát hoạt động của cá lúc đẻ Lá môn làm giá thể cho cá đẻ Cân, kính hiển vi, máy sục khí… Thuốc HCG, não thùy cá chép, kiêm tiêm, ống tiêm, nước muối sinh lý 9‰ b. Chọn lựa cá bố mẹ Chọn cá bố mẹ phải khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật dị hình Cá cái: Cá cái phải có bụng to mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi và có màu hồng. Cá đực: Cá đực có vi lưng dài qua khỏi cuốn đuôi, bụng thon, màu sắc cơ thể rõ rang. Sau khi chọn cá bố mẹ xong ta tiến hành cân cá cái và cá đực Cá cái: 550g ( 4 con) Cá đực: 500g (4con) c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích thích tố Nhóm 1 cho sinh sản nhân tạo cá sặc rằn bằng kích dục tố HCG + não thùy cá chép. Chỉ tiêm một liều cho cả cá cái và cá đực. Liều lượng cho cá cái là (3000UI HCG+ 3 não)/1kg. Liều của cá đực bằng ½ liều cá cái. Vị trí chích cá ở gốc vây ngực. Sau khi tiêm kích dục tố, bố trí 3 cặp cá vào 3 xô nhựa, sục khí tạo oxi và che tối để cá đẻ. Cặp còn lại bố trí vào bê kiếng để thuận tiện cho việc quan sát hoạt động của cá lúc đẻ. Lật úp lá môn và để trên mặt nước để cá phun bọt làm tố. * Hoạt động của cá lúc đẻ Cá đực phun bọt vào lá môn để làm tổ, cá đực chạm bụng cá cái, trứng của của cái sẽ dính vào tổ. * Kết quả Một số kết quả ghi nhận Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Kích dục tố sử dụng Não thùy + HCG LRH + Dom Ovaprim Thời gian hiệu ứng thuốc 16 tiếng 5 phút - - Tỉ lệ đẻ 50% - - Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 225.000 - - Tỉ lệ thụ tinh 67,3% - - Tỉ lệ nở so với tỉ lệ thụ tinh 73.00% - - Thời gian phát triển phôi 18 tiếng 22 phút - - Thời gian hết noãn hoàn 72 tiếng - - Chiều dài cá bột mới nở 3,57mm - - Chiều dài noãn hoàn 1,19mm - - Chiều cao noãn hoàn 0,71mm - - Các giai đoạn phát triển của phôi Giai đoạn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Thụ tinh 0' - - đĩa mầm 15' - - 2 tế bào 30' - - 4 tế bào 37' - - 8 tế bào 45' - - 16 tế bào 52' - - Phôi nang 2h50' - - Phôi vị 4h10' - - Phôi thần kinh 8h35' - - Nở 18h22' - - Ba nhóm sử dụng ba loại kích thích tố khác nhau để kích thích cá sặc rằn sinh sản. Ba loại kích thích tố sử dụng là: não thùy kết hợp HCG, LRHa kết hợp viên Dom và Ovaprim. Tuy nhiên chỉ có nhóm 1 sử dụng não thùy kết hợp HCG là kích thích được cá đẻ. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2008) thì sức sinh sản của cá sặc rằn dao động trong khoảng 200.000-300.000 trứng/kg. Kết quả của đợt thực tập cũng nằm trong khoảng thích hợp với nghiên cứu (225.000 trứng/kg). Thời gian hiệu ứng thuốc của cá sặc rằn tương đối lâu (16 tiếng 5 phút). Sau khi thụ tinh, trứng sẽ nở sau khoảng thời gian 18 tiếng 22 phút. 4.2.6 Cá rô đồng a. Chuẩn bị dụng cụ Thùng nhựa làm bể đẻ cho cá Bể kiếng để quan sát hoạt động của cá lúc đẻ Cân, kính hiển vi, máy sục khí… Thuốc Ovaprim, kiêm tiêm, ống tiêm b. Chọn lựa cá bố mẹ Cần chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật dị hình Cá cái: Cá phải có bụng to và mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi và có màu hồng. Cá đực: Cá đực thon dài, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Sau khi chọn cá bố mẹ xong ta tiến hành cân cá cái và cá đực Cá cái: 530g (5 con) Cá đực: 240g (5 con) c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích thích tố Nhóm 1 cho sinh sản nhân tạo cá rô đổng bằng kích thích tố Ovaprim liều lượng 0,3ml/kg cá cái. Liều của cá đực bằng ½ liều cá cái. Vị trí chích cá ở gốc vây ngực. Sau khi tiêm kích thích tố, bố trí 4 cặp cá vào 4 xô nhựa, sục khí tạo oxi và che tối để cá đẻ. Cặp còn lại bố trí vào bê kiếng để thuận tiện cho việc quan sát hoạt động của cá lúc đẻ. * Hoạt động của cá lúc đẻ Khoảng 4 giờ sau khi tiêm kích thích tố thì bắt đầu quan sát hiện tượng cá khi đẻ trứng. Lúc đầu cá cái rược đổi cá đực đi, sau đó cá đực ve vãn cá cái và theo cá cái. Cá đực bơi về sau phía dưới cá cái chờ cho cá cái đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng rất nhanh, trứng từ lỗ sinh dục của cá cái phụt ra và nổi trên mặt nước. Sau khi đẻ xong thì cần vớt cá bố mẹ ra để tránh hiện tượng ăn trứng. * Kết quả Một số kết quả ghi nhận Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Kích dục tố sử dụng Ovaprim HCG LRHa + Dom Thời gian hiệu ứng thuốc 5 tiếng 5 tiếng 30 phút 5 tiếng Tỉ lệ đẻ 60% 100% 100% Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 376,313 225,000 508,625 Tỉ lệ thụ tinh 75.00% 81% 77,3% Tỉ lệ nở so với tỉ lệ thụ tinh 81.00% 80% 82% Đường kính trứng lúc chưa trương nước 0,9mm 0,85mm 0,95mm Đường kính trứng lúc trương nước 1,3mm 1,14mm - Thời gian phát triển phôi 17 tiếng 26 phút 17 tiếng 45 phút 16 tiếng 55 phút Thời gian hết noãn hoàn 60 tiếng 72 tiếng 42 tiếng Chiều dài cá bột mới nở 2,05mm 2,15mm 1.95mm Chiều dài noãn hoàn 1,1mm 0,85mm 1.7mm Chiều cao noãn hoàn 0,75mm 0,57mm 0.6mm Các giai đoạn phát triển của phôi Giai đoạn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Thụ tinh 0' 0' 0' đĩa mầm 20’ 35’ 0h13 2 tế bào 35’ 50’ 0h18 4 tế bào 50’ 1h14’ 0h42 8 tế bào 1h05’ 1h32’ 1h00 16 tế bào 1h12’ 2h7’ 1h35 Phôi nang cao 2h08’ 3h23’ 2h51' Phôi nang thấp 2h30’ 3h48’ 3h20' Phôi vị 5h32’ 4h13’ 3h55' Phôi thần kinh 7h17’ 7h25’ 6h55' Nở 17h26’ 17h45’ 16h50' Trong tất cả các loài cá cho sinh sản trong đợt thực tập thì thời gian hiệu ứng thuốc của cá rô đồng là thấp nhất, trung bình khoảng 5 tiếng. Thời gian phát triển phôi ở ba nhóm gần tương đương nhau, nhóm 1 trứng nở sau 17 tiếng 26 phút. Sức sinh sản thực tế nhóm 1 thu được là 376.313 trứng/kg. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì sức sinh sản của cá rô đồng là khoảng 300.000-700.00 trứng/kg cá cái. Như vậy số liệu của nhóm 1 nằm trong khoảng thích hợp. Sức sinh sản thực tế ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (nhóm 2 thu được 225.000 trứng) và nhóm 3 thì cao hơn rất nhiều so với 2 nhóm còn lại (nhóm 3 thu được 508.625 trứng). Sự khác biệt trên có thể là do thao tác vuốt trứng và đếm số lượng trứng ở ba nhóm khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch. Nhìn chung, cả ba nhóm đều thành công trong việc kích thích sinh sản cá rô đồng với ba loại kích dục tố khác nhau. 4.2.7 Cá mè trắng a. Chuẩn bị dụng cụ Rửa và dọn sạch bể đẻ Trung Quốc, bể ấp vòng để tiến hành cho cá sinh sản. Sau đó cấp nước và sục khí. Lưới kéo cá, vợt, cân đồng hồ, Thuốc HCG, kim tiêm, ống tiêm, nước muối sinh lý b. Chọn cá bố mẹ Cá cái: khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật dị hình. Cá cái phải có bụng to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục hơi lồi và có màu hồng. Cá đực: cá khỏe mạnh, không bị xây xát, dị tật dị hình. Cá đực thon dài, nắp mang hơi nhám, vi ngực nhám, lỗ sinh dục hơi khuyết, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Sau đó cân cá đực và cá cái: Cá cái: 3.2kg Cá đực: 2.6kg c. Tiến hành cho sinh sản * Tiêm kích dục tố Kích dục tố sử dụng để kích thích cá mè trắng sinh sản là HCG với liều lượng 3000UI/1kg cá cái. Vị trí tiêm là ở gốc vây ngực. Sau khi tiêm, bố trí cá vào bể đẻ Trung Quốc theo tỉ lệ đực : cái là 1 : 1 và kích nước vào bể đẻ. * Ấp trứng Trứng sẽ được thu vào giai. Khi cá đẻ xong thì sẽ chuyển toàn bộ trứng thu được vào bể ấp vòng. Điều chỉnh lượng nước vừa phải để trứng không bị tràn ra ngoài. Sục khí liên tục trong quá trình ấp trứng. * Kết quả - Thời gian hiệu ứng thuốc:10 giờ - Số lít trứng thu được: 14,5 lít - Số trứng trong 1ml: 80 trứng - Sức sinh sản thực tế: 362.500 trứng - Tổng thời gian phát triển phôi: 13h30 - Chiều dài thân lúc cá mới nở: 6mm - Chiều dài noãn hoàn lúc cá mới nở: 3.1mm - Chiều cao noãn hoàn lúc cá mới nở: 0.57mm Các giai đoạn phát triển phôi Giai đoạn Thời gian Thụ tinh 0' đĩa mầm 15' 2 tế bào 28' 4 tế bào 32' 8 tế bào 45' 16 tế bào 1h15' Phôi nang 3h38' Phôi vị 5h40' Phôi thần kinh 8h50' Nở 13h30' 4.3 PHẦN ƯƠNG CÁ BỘT 4.3.1 Cá trê vàng - Diện tích bể ương + Bể composite: 2 bể (ương 10.000 con) + Bể xi măng: 3m2 (ương 6.600 con) - Mật độ ương: - Thời gian ương: 32 ngày - Chiều dài cá bột lúc mới ương: 0.37 cm - Chiều dài cá bột lúc thu hoạch: 3.97 cm - Thức ăn: + Tuần 1: lòng đỏ trứng + trứng nước (3 ngày đầu cho ăn lòng đỏ trứng, sau đó chuyển sang cho ăn trứng nước). + Tuần 2: trùn chỉ + Tuần 3: thức ăn miểng + Tuần 4: thức ăn miểng + Tuần 5: thức ăn viên - Thời gian cho ăn: 7h00, 10h00, 15h00, 18h00 - Tỉ lệ sống + Bể composite: còn 826 con -> Tỉ lệ sống: 826/10.000 = 8.26% + Bể xi măng: còn 2.100 con -> Tỉ lệ sống: 2100/6.600 = 31.8% 4.3.2 Cá tra - Diên tích bể ương: 3m2 - Mật độ thả: 2000 con/m2 - Bón phân gây màu: + Green water: 6g/m3 + Vime Biotec: 2g/m3 - Thời gian ương: 26 ngày - Chiều dài cá bột lúc mới ương: 4.6mm - Chiều dài cá bột lúc thu hoạch: 20mm - Thức ăn: + Tuần đầu cho ăn lòng đỏ trứng và trứng nước + Sau đó chuyển sang cho ăn thức ăn dạng miểng - Thời gian cho ăn: 7h00, 10h00, 15h00, 18h00 - Tỉ lệ sống: 0.42% - Cá xuất hiện sắc tố đen dọc thân sau 4 ngày ương. 4.4 THAM QUAN THỰC TẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG Ở MỘT SỐ TỈNH ĐBSCL 4.4.1 Mô hình nuôi cá tra thương phẩm Phần 1. Thông tin chung a. Thông tin về khu nuôi: - Thuộc Khu 2 – Xí nghiệp I – Công ty cổ phần thủy sản Gentraco - Người quản lý: Phạm Thanh Tâm - Tuổi: 57 tuổi - Địa chỉ: Phường Thới Thuận - Quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ - Kinh nghiệm: 5 năm. - Nhân lực: 1 kỹ sư, 1 quản lý, 1 kế toán, 1 thủ kho, 7 công nhân. b. Thông tin về công trình nuôi: - Tổng diện tích: 2.5 ha - Ao hình chữ nhật. - Tổng số ao: 6 ao có 5 ao nuôi thương phẩm và 1 ao chứa nước. - Diện tích ao: dao động từ 2600 m2 đến 6000 m2 - Độ sâu mực nước: 3 - 4.5m - Thành ao được xây bằng xi măng. - Nguồn nước cấp: sông thơm Rơm. - Cống: mỗi ao có 1 cống cấp hình tròn (đường kính: 0.8m) + 1 cống thoát (cống vuông, cạnh 1,2m). Phần 2. Thông tin về kỹ thuật nuôi: a. Mùa vụ: - 2 năm 3 vụ - Thời gian nuôi: 6 - 9 tháng/vụ - Thả quanh năm: thu hoạch xong thì thả nuôi tiếp. b. Cải tạo ao: - Dọn cỏ qua bờ ao. - Bón vôi (200 kg) và muối (150kg) cho ao 3400m2. Sau 3 ngày sử dụng CuSO4(1kg/5000m3). - Cấp nước qua cống cấp nước với độ sâu 3 - 4.5m. - Sau 2 - 3 ngày thì thả cá vào. c. Con giống: - Nguồn giống: mua ngoài thị trường - Kích cỡ giống: 2 cm (giá 600 – 630 đồng/ 1con) - Trọng lượng cá giống: 28 – 30 con/kg - Mật độ: 50 con/m2 d. Chăm sóc và quản lý: Thức ăn và cách cho ăn: - Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Việt Ánh. - Ngày cho ăn 2 lần: sáng 8h - 9h, chiều 14h - 15h. Sau trận mưa lớn cho ăn 1 buổi. - Ban đầu cho ăn 30% đạm, sau đó giảm xuống còn 28%, 26% đạm tùy theo sự chỉ đạo. - Hệ số tiêu tốn thức ăn: 1.6 – 1.8 - Cho ăn: Dùng xuồng bơi ra giữa ao cho ăn. - Bổ sung Vitamin C: 2 – 3lần/tuần và Beta glucan. - Bổ sung men tiêu hóa (Biogreen, Probiotic). Chăm sóc và quản lý: - Thay nước mỗi ngày vào buổi sáng, thay 20% - 50% lượng nước. Vừa bơm vào vừa thải ra mất khoảng 3 tiếng. - Định kỳ 1 tuần xử lý nước 1 lần. Sử dụng Chlorine(0.3ppm) và CuSO4(0.3ppm), BKC, muối. Sau khi rải chlorine được một tiếng mới rải đồng. - Nếu đáy ao có nhiều bùn thì hút bùn. - Kiểm tra cá vào mỗi tối bắng cách rọi đèn vào đầu cống cấp lúc bơm nước vào. - Kiểm tra pH: 7.5 – 7.8 e. Phòng và trị các loại bệnh thường gặp: - Bệnh ngoại ký sinh (trên mang, da) + Nhẹ: xử lý môi trường, thay nước, cho ăn bồi dưỡng. + Nặng: xử lý môi trường rồi dùng Tripulan. - Bệnh nội ký sinh (trùng lông, giun tròn ký sinh trên ruột) dùng Paziquantel. - Bệnh xuất huyết, trắng gan: xử lý môi trường nước, thay nước, và cho ăn bồi dưỡng - Gan thận mủ: dùng Chlorophenycol - Phù đầu, mắt lồi: xử lý môi trường nước, thay nước, cấy vi sinh (Nanogen, Solpro) và dùng kháng sinh. - Xử lý bệnh: 5 – 7 ngày f. Thu hoạch: - Tỷ lệ sống: 80% - 85%. - Thu hoạch: 600 tấn/ha/vụ - Giá bán 1kg cá hiên nay: 15.000 đồng/kg. - Tiền nhân công: 35.000 đồng/1giờ - Gặp khó khăn: bệnh và giá bán biến động, đầu ra bấp bênh. - Thị trường bị thu hẹp. - An ninh tốt 4.4.2 Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm Phần 1. Thông tin chung a. Thông tin về nông hộ - Họ và tên chủ hộ: Lê Tuấn Kiệt - Địa chỉ: 35, tổ 2, ấp Lân Thạnh II, xã Trung Kiên, huyện Thốt Nốt. - Kinh ngiệm nuôi: 7 năm. b. Thông tin về công trình nuôi - Ao đất, diện tích ao 1.200 m2 - Độ sâu mực nước trong ao: 1.7 m - Nguồn nước cấp lấy từ sông Cái qua kênh dẫn. - Có chỗ xả nước khi thay nước. Phần 2. Thông tin về kỹ thuật nuôi a. Mùa vụ nuôi - Mỗi năm thả nuôi 2 vụ + Vụ 1: tháng 2-6 (đạt năng suất cao) + Vụ 2: tháng 7-12 b. Con giống - Nguồn gốc: mua từ các cơ sở sản xuất giống nhân tạo - Giá cá bột: 150.000 đ/ly. (200.000 con/ly) - Mật độ thả: 15 ly/1200 m2 c. Chăm sóc và quản lý Thức ăn và cách cho ăn - Tạo Phiêu sinh vật: 10 hột vịt + 1 kg sữa/ 1200 m2 - Trước 20 ngày tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp dạng mịn với khối lượng10% trọng lượng thân - Sau 20 ngày tuổi cho ăn cám thô + cá biển (tỉ lệ 1;1), cho ăn sống với khối lượng 5-7% trọng lượng thân. - Số lần cho ăn: 2 lần/ngày (Sáng 10h, chiều 4h) Chăm sóc - Thay nước: 20-30%, 2-3 ngày/lần - Không hút bùn trong quá trình nuôi - Diệt tảo bằng BKC lúc trời nắng - Định kì xử lý Bio Greenfish để cá ít bị nhiễm bệnh. - Sau khi thả cá bột khoảng 1 tháng 20 ngày thì tiến hành chặt lồng để loại bỏ cá đực và những cá sinh trưởng chậm. d. Thu hoạch (kéo lưới) - Thời gian nuôi: 4 tháng - Kích cỡ thu hoạch: 14 – 15 con/kg - Sản lượng: 10 tấn (ao 1.350m2) - Giá thành sản xuất 1kg cá: 20.000 đ/kg - Giá cá thương phẩm: 27.000 đ/kg - Tỷ lệ sống cao nhất là 20% - Hệ số tiêu tốn thức ăn: 4.0 e. Một số bệnh thường gặp và cách khắc phục - Bệnh trắng đuôi, thối đuôi (20 – 30 ngày tuổi): trộn ampi và cotin vào mỡ, tạt khắp ao. - Sau 3,5 tháng nuôi cá sẽ dễ bị nhiễm một số loại bệnh kí sinh như nấm nhớt, nấm thủy mi. 4.4.3 Mô hình sản xuất giống cá lóc đầu nhím Phần 1. Thông tin chung a. Thông tin về nông hộ - Họ và tên chủ hộ: Huỳnh Thanh Nhuần - Địa chỉ: xã Cần Đăng - Châu Thành - An Giang. Điện thoại 0763.838032, DĐ 0919.848515 - Kinh ngiệm nuôi: 17 năm. b. Thông tin về công trình sản xuất giống - Sử dụng bể đất có lót bạt, rào lưới xung quanh bể. Diện tích 1.2m x 1.2m x 0.4m. Tổng diện tích bể nuôi khoảng … m2. - Nguồn nước cấp lấy từ sông. - Khi xả thì xiphon, bơm cấp nước vào bể. - Sử dụng giai nuôi vỗ cá bố mẹ - Sử dụng bể lót bạt ấp trứng Phần 2. Thông tin về kỹ thuật nuôi A. Sản xuất giống: a. Mùa vụ sản xuất giống - Sản xuất quanh năm. b. Nguồn bố mẹ - Bắt từ các ao nuôi cá thịt ít sử dụng kháng sinh, nuôi tốt, bắt cá bố mẹ các ao khác nhau. Nuôi vỗ lại trong giai lưới. - Nuôi đực cái riêng - Cá thành thục 8 tháng - Phân biệt đực cái khi thành thục + Cá cái: bụng mềm, to; đầu gai sinh dục đỏ đưa ra, to. Dùng que, đọt rau chai, cộng rau muống để thăm trứng có màu vàng, rời rạc là tốt + Cá đực: bụng cứng, màu đen đậm, sặc sỡ hơn c. Chăm sóc và quản lý Nuôi vỗ cá bố mẹ - Đánh dấu từng cặp cá - Sử dụng thức ăn cá biển có bổ sung vitamine A, D, E và thức ăn công nghiệp - Sau khi cá cho đẻ xong, nuôi dưỡng lại trong giai lưới khoảng 10 ngày cho đẻ lại - Cá bố mẹ cho đẻ 4 lần/vụ. Nuôi vỗ bố mẹ tốt có thể cho đẻ 6 lần/vụ Cho cá sinh sản - Bơm nước vào bể bẻ, đặt giá thể làm tổ: rau muống, cỏ , lúa. Trên có che tàu lá dừa giảm nhiệt độ - Mỗi bể thả vào một cặp cá bố mẹ cho đẻ tự nhiên (không cần chích thuốc khi cá đã thành thục tốt) hoặc chích HCG 3000UI/kg cá cái, 1500UI/kg cá đực - Vớt trứng ấp tự nhiên trong bể lót bạt mực nước 40-50cm (tránh nước mưa, diệt bọ gạo, sục khí) - Sau khi cá đẻ xong vớt cá bố mẹ nuôi dưỡng riêng Quản lý cho ăn và chăm sóc - Sau khi đẻ 24h cá nở - Từ nở đến 3 ngày: cá bơi lặn xuống, cho ăn phiêu sinh động vật - Cá từ 12-15 ngày: cho ăn cá tạp xay nhuyễn, bổ sung vitamine C, canxi của gia xúc - Từ nở đến 30 ngày cá đạt lồng 6 ( 1000-1100 con/kg); đến 50-60 ngày cá đạt lồng 8 ( 480-500 con/kg) - Sức sinh sản 20.000 trứng/kg cá cái - Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở gần 100% B. Nuôi cá thịt - Thả giống cở lồng 8 hoặc lồng 10 (280-300 con/kg) - Mật độ: trong ao (sâu 3m) 80-100 co/m2, trong giai 100-120 con/m2 - Thay nước ban đêm hằng ngày 100% - 200% - Cho ăn cá biển tạp (cá cơm) cắt nhỏ hoặc nguyên con cho vào sàn ăn, kết hợp thức ăn viên. Cho ăn 10-12% trọng lượng thân. Cung cấp 4kg thức ăn cá tạp được 1kg cá thương phẩm - Bổ sung vitamine C, men, Betaglucan C. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị - Cá bệnh ký sinh (trùng bánh xe, trùng loa kèn): CuSo4 0,5ppm hoặc Chlorine, kết hợp thay nước - Cá bệnh giun 16 móc, 18 móc: Trifulan - Cá bệnh ghẻ lở: Amox hoặc Ampi, xử lý môi trường ban đêm - Cá bị nổi phình, đen mình, mắt lồi ra: Antishock (chống sốc) tạt đều Phần 3. Hiệu quả của mô hình a. Năng suất - Sản xuất giống 8-9 triệu bột/năm - Nuôi thịt khoảng 5 tháng (lồng 8) đạt 0.3-1.2kg - Ao 1000m2 năng suất khoảng 30 tấn - Giá thành 38.000đồng/kg - Giá bán cá thịt: 42.000-42.500 đồng/kg b. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - An ninh tốt - Thị trường ổn định, giá cả dao động nhẹ. - Trở ngại lớn trong quá trình sản xuất là vấn đề về bệnh, phải xử lý tốt môi trường. 4.4.4 Mô hình sản xuất giống cá thát lát cườm Phần 1: Thông tin chung Thông tin về nông hộ - Họ tên người phỏng vấn: Anh Hùng Phần 2: Thông tin về kỹ thuật cho sinh sản a. Nuôi vỗ cá bố mẹ - Cá bố mẹ sẽ thành thục sau 2 năm tuổi, chọn cá bố mẹ cho sinh sản theo tiêu chuẩn sau: + Cá đực: gai sinh dục nhọn, gai sinh dục phụ dài, ngoại hình cân đối + Cá cái: gai sinh dục tù, có màu hồng, bụng to tròn. - Thời gian nuôi vỗ: 2 tháng - Nuôi cá đực, cá cái riêng. - Tỉ lệ nuôi vỗ: 10- 15 cái: 1 đực - Thức ăn: cá biển - Số lần cho ăn: 2 lần/ngày - Mật độ: 4con/m2 b. Kích thích cá sinh sản - Loại kích thích tố sử dụng: LRHa - Liều lượng: + Cá cái: 150 – 250 UI/1kg cá cái + Cá đực: không cần tiêm - Số liều tiêm: 2 liều - Thời gian giữa 2 lần tiêm: 24 tiếng - Khoảng thời gian hiệu ứng thuốc: 24 tiếng - Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở: 80 – 90% c. Ương cá bột - Thời gian trứng nở: sau 6 ngày - Thời gian cá hết noãn hoàng: 3 ngày - Chuyển cá bột ra bể ương sau khi cá hết noãn hoàng và sau 1 ngày thì cho ăn. - Thức ăn cho cá bột: + Từ ngày thứ 2 – ngày thứ 15: trứng nước + Từ ngày thứ 15 – ngày thứ 40: trùn chỉ + Từ ngày 40 trở đi: tập cho cá ăn thức ăn xay. Nên bổ sung trứng nước vào thức ăn xay để tận dụng nguồn enzyme của trứng nước. - Sau khi chuyển cho ăn trùn chỉ thì tiến hành chặt lồng để phân đàn cá. - Kích thước: + Sau 20 ngày: 4 -5cm + Sau 40 ngày: 6 -7cm - Trong quá trình ương, cá hay bị nhiễm kí sinh. Biện pháp xử lý là dùng muối để tắm với nồng độ 3% trong khoảng 10 – 15 phút và xử lý bể ương bằng BKC. Phần 3: Thông tin về kĩ thuật nuôi - Mùa vụ: tháng 2 – tháng 10 - Kích cỡ con giống: 10 – 12cm - Mật độ: 10 – 15 con/m2 - Mực nước thích hợp: 1,5 – 2m - Thức ăn: chủ yếu là cá biển xay. Buổi tối nên cho ăn nhiều hơn so với buổi sáng. - Thời gian đạt kích cỡ thương phẩm: 6 tháng - Kích cỡ thu hoạch: 500 – 700g - Hệ số tiêu tốn thức ăn: 3.5 – 4 - Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi: + Bệnh vàng mình + Bệnh trướng hơi + Bệnh xuất huyết vi 4.4.5 Mô hình nuôi cá rô hồng thương phẩm trong lồng bè Phần 1.Thông tin chung a. Thông tin về nông hộ - Họ và tên người phỏng vấn: Lê Văn Nhịp - Địa chỉ: Tam Bình – Huyện Long Hồ - Tỉnh Vĩnh Long - Kinh nghiệm nuôi: 2 năm b. Thông tin về công trình nuôi - Tổng số bè: 62 bè - Kích thước: 3 cỡ + 5m x 10m x 3m + 5m x 12m x 3m + 6m x 12m x 3m - Khoảng cách giữa 2 dãy: 8m - Khoảng cách giữa 2 bè: 4m - Độ sâu của sông: 18m Phần 2. Thông tin về kĩ thuật nuôi a. Mùa vụ nuôi - Số vụ nuôi: 2 vụ/năm - Thời gian mỗi vụ: 4 – 5 tháng b. Con giống - Nguồn gốc: công ty tự sản xuất hay mua con giống nhân tạo từ các cơ sở sản xuất giống. - Kích cỡ giống: 30 con/kg - Mật độ thả: 120 con/m3 c. Chăm sóc và quản lý - Tổng số nhân công: 33 người - Trước khi thả cá, vệ sinh bè và xử lý chlorine và vôi. - Thức ăn: thức ăn viên công nghiệp - Số lần cho ăn: + Cá nhỏ: 4 lần/ngày + Cá lớn: 2 -3 lần/ngày - Hàm lượng đạm: + Tháng thứ 1, thứ 2: 30% đạm. + Tháng thứ 2 trở đi: 28% đạm ( kết hợp viên 4mm và 5mm). - Lượng thức ăn: + Cá nhỏ: 5 – 6% trọng lượng thân + Cá lớn: 2% trọng lượng thân - Cho ăn vào lúc nước chảy mạnh, xử lý thuốc vào lúc nước đứng. - Kiểm tra kĩ thuật bè định kì 2 tuần 1 lần - Định kì xử lý kháng sinh 2 tuần 1 lần, xử lý bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn và cho ăn trong 3 ngày liên tục. d. Một số bệnh thường gặp - Tỉ lệ mắc bệnh và hao hụt cao ở 2 tháng đầu, sau đó giảm dần. - Một số bệnh thường gặp: trướng hơi do ăn nhiều, nhiễm kí sinh trùng - Cách xử lý: trộn Hadaclean, Paziquantel vào thức ăn cho cá ăn. e. Thu hoạch - Kích cỡ thu hoạch: 700 g/con - Ngừng cho ăn 3 ngày trước khi thu hoạch. - Dùng lưới để thu hoạch và nhốt cá khoảng 1 ngày để cá ít chết trong lúc vận chuyển. - Năng suất (bè 5m x 12m x 3m): + Mùa thuận: 10 – 12 tấn + Mùa nghịch: 8 tấn f. Thông tin kinh tế - Chi phí đầu tư mỗi bè: 70.000.00/bè - Thời gian sử dụng: 5 năm - Chi phí 1kg thức ăn: 11.000 đ - Hệ số tiêu tốn thức ăn: 1.7 – 1.8 - Giá bán 1kg cá thương phẩm: 27.000 đ – 32.000 đ 4.4.6 Trung tâm quốc gia giống thủy sản Nam Bộ Phần 1. Thông tin chung a. Thông tin về trung tâm - Giám đốc trung tâm: TS. Phạm Văn Khánh - Năm thành lập: 1978 - Địa chỉ: Xã An Thái Trung – Huyện Cái Bè – Tỉnh Tiền Giang - Trung tâm gồm 3 bộ môn: + Di truyền và chọn giống + Nuôi và sản xuất giống + Bệnh học - Nhiệm vụ của trung tâm: + Lưu giữ các nguồn gen + Nhập nội các nguồn giống, nghiên cứu kỹ thuật sinh sản và thuần hoá + Phân phối giống cho các cơ sở sản xuất giống khác + Chuyển giao công nghệ các đối tượng đã nghiên cứu thành công + Cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học tham quan thực tập b. Thông tin về công trình của trung tâm - Tổng diện tích trung tâm: 19.6ha - Diện tích mặt nước: 11ha - Các ao có diện tích: 1000m2, 2000m2, 5000m2. Hình dạng các ao: Hình chữ nhật và hình tam giác - Diện tích ao lắng: 30% tổng diện tích - Độ sâu mực nước: 0.8-1.5m - Mặt bờ ao rộng 4m Phần 2. Thông tin về kỹ thuật a. Đối tượng sản xuất - Các loài thủy sản nước ngọt - Đối tượng nghiên cứu chính: Tôm càng xanh, cá rô phi, cá điêu hồng, cá tra, cá chạch lấu, cá hô - Thử nghiệm: lươn, cá vồ cờ b. Thông tin về sản xuất - Cá giống sản xuất theo đơn đặc hàng, chủ yếu nuôi vỗ cá bố mẹ và giống - Nghiên cứu cá tra kháng bệnh, men vi sinh, bệnh trên thủy sản - Nghiên cứu di truyền: tốc độ tăng trưởng của cá tra, khả năng chịu độ mặn của cá điêu hồng, tạo cá rô phi toàn đực và tạo cái giả tôm càng xanh - Năm 2009 sản xuất được: 3-5 triệu giống các loại c. Mô hình sản xuất cá rô phi - Chọn cá bố mẹ thành thục tốt - Kích thích nước cho cá tự sinh sản - Tỷ lệ ghép đực : cái là 1:1 - Bố trí cá bố mẹ vào bể đẻ, sau 4 ngày thu trứng 1 lần - Trứng ấp trong hệ thống nước chảy tràn (khai nhựa + dụng cụ ấp cho nước chảy tràn liên tục). - Sau 3 ngày trứng nở và cá tự động bơi ra khai theo nguồn nước - Tỷ lệ thụ tinh: 85% - Tỷ lệ nở: 50-70% - Tỷ lệ sống: 80% - Sau 7 ngày nở cá hết noãn hoàng, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp mịn 30%CP d. Thông tin về sản xuất cá hô - Cá hô thuộc nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi - Tuổi thành thục của cá hô là trên 10 tuổi - Cá bố mẹ tham gia sinh sản có trọng lượng: 20-30kg/con - Một con cá cái đẻ khoảng 1kg trứng (400.000-500.000 trứng) - Kích tố dùng kích thích sinh sản giống như cá chép (1 ống LHRHa 200µg + 2 viên DOM 20mg cho 1kg cá cái). Chích khoảng 0.5ml thuốc cho 1kg cá - Giá cá giống: 3.5-5 ngàn đồng/con e. Hợp tác - Hợp tác nghiên cứu với nước Na Uy, ứng dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài - Hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học - Nhân lực: tổng số 37 cán bộ, 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, còn lại là kỹ sư, cao đẳng, trung cấp. 4.4.7 Mô hình sản xuất giống cá điêu hồng trong ruộng lúa Phần 1. Thông tin chung a. Thông tin về nông hộ: - Họ tên người phỏng vấn: Trần Văn Hồng - Địa chỉ: Chợ Gạo, Tiền Giang b. Thông tin về công trinh nuôi: - Tổng số ao nuôi: 6 ao - Hình dạng ao: hinh chữ nhật - Diện tích: 8000m2 - Độ sâu mực nước trong ao 1m-1.5m - Nguồn nước cấp cho mô hình từ: nước từ sông lớn rồi qua cống cấp lấy vào ao. - Cống cấp thoát nước: mỗi ao có 1 ống cấp, 1 ống thoát, ống cấp đầu này thoát đầu kia, thải trực tiếp ra sông. Phần 2. Thông tin về kĩ thuật nuôi: a. Mùa vụ: - Đẻ quanh năm nhưng hạn chế vào tháng 5-6. b. Cải tạo ao nuôi: - Cá thích ao có đất cứng. Khi cá bố mẹ đẻ xong phơi ao, san bằng đáy ao và bón vôi. Sau 3 ngày sau đánh chlorine để diệt khuẩn. - Ao có màu xanh vỏ đậu nhạt là tốt nhất, nếu đáy ao có nhiều bùn, màu xanh của nước lên rất nhanh. Nếu xanh quá thì thay nước, bơm một đầu, xả một đầu. c. Nguồn cá bố mẹ: - Nguồn cá bố mẹ: mua từ trung tâm giống quốc gia thủy sản Nam Bộ, trực thuộc Viện Thủy Sản II. - Kích cỡ: 2-3 con/kg. - Tỉ lệ thả 2 cá i: 1đực d. Thức ăn: Cá bố mẹ - Trong quá trình nuôi sử dụng thức ăn công ngiệp của OXYLIT 28-30% đạm, ngoài ra thông qua việc cho ăn sẽ gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên. - Với sô lượng 5000 con (2-3 con/kg), cho ăn 60kg thức ăn +15 kg đậu xanh nảy mầm/ngày. Ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Cho ăn đậu xanh nảy mầm vì trong đó có nhiều vitamin tốt cho sự thành thục của cá. Nuôi vỗ bố mẹ không cho ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến tích lũy mỡ Cá con - Cá bột cho ăn: cá xay + cám y, bổ sung thức ăn 35N - Sau 20-25 ngày chuyển qua ao khác (lọc qua lưới 2cm) - Sau 1 tháng cho ăn thức ăn 30% đạm e. Thu hoạch - Thu hoạch cá con: dung vợt thu toàn bộ - Sản lượng 1 ao được 4 - 4.5 tấn. f. Khó khăn trong quá trình nuôi - Thời gian từ lúc cá mới nở đến 25 ngày thường bị thiệt hại nhiều do bọ gạo, đặc biệt là tháng mưa. - Cách khắc phục: dùng ống cao su cuốn thành vòng tròn thả nổi trên mặt nước, đổ dầu lửa vào dầu sẽ ở trong vòng không lan ra ngoài ảnh hưởng đến cá con. Buối tối thắp đèn, khi thấy ánh sáng bọ gạo nổi lên mặt nước có dầu bọ gạo sẽ chết. g. Một số bệnh thường gặp - Trong quá trình nuôi cá hay bị bệnh lở loét hay mang mất nhóm. Biện pháp xử lý là thay nước trực tiếp từ sông. Áp dụng biện pháp vừa thay vừa cấp nước vào. Định kì 15 ngày xử lý kháng sinh một lần và thường xuyên bổ sung Vitamin C vào thức ăn ở giai đoạn cá bột. 4.4.8 Mô hình sản xuất giống và nuôi ếch thương phẩm – Trại ếnh Thế Khoa Phần 1: Thông tin chung a. Thông tin về nông hộ - Tên người phỏng vấn: Anh Khoa, 35 tuổi. - Địa chỉ: Số 43, Tân Hòa, Tân Quới, Vĩnh Long. - Kinh ngiệm nuôi: 7 năm. b. Thông tin về công trình nuôi - Nuôi ếch trong bể xi măng, giai dưới ao - Bể hình chữ nhật diện tích 12 m2 (3m x 4m) - Tổng diện tích nuôi 2.000 m2 - Độ sâu mực nước + Bể xi măng 20 – 30 cm + Giai dưới ao: 2m - Độ cao thành bể: 1,2 -1,4 m - Dùng la phông củ hoặc sậy kết thành bè để làm giá thể cho ếch, diện tích giá thể chiếm 2/3 diện tích mặt nước. - Nguồn nước cấp lấy từ sông qua ao lắng và được cấp vào hệ thống nuôi. - Có đường cống thoát nước khi thay nước, xử lý nước trước khi thải ra môi trường. - Dùng lưới che phong lan để giảm ánh sáng ( loại giảm 25% nắng) Phần 2. Thông tin về kỹ thuật nuôi A. Nuôi Ếch thương phẩm a. Mùa vụ nuôi - Ếch thương phẩm được nuôi quanh năm. b. Con giống - Do trại sản xuất, con giống 1 tháng tuổi, 250 con/kg. - Mật độ thả: 70 con/m2 c. Chăm sóc và quản lý Thức ăn và cách cho ăn - Sử dụng thức ăn của cá da trơn công nghiệp UP 25% đạm, có bổ sung vitamin C định kỳ. - Cho ăn ngày 3 lần (sáng, chiều, khuya khoảng 23 giờ). Ở giai đoạn sau ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn điều chỉnh theo nhiệt độ. - Tháng nuôi đầu mỗi tuần phân đàn một lần tránh ếch ăn nhau. - Sử dụng 1,2 kg thức ăn cho ra 1 kg ếch. Chăm sóc - Thay nước: mỗi ngày thay nước một lần và thay 100% lượng nước. Xử lý nước bằng hóa chất có nhóm formol với liều lượng 1 lít formon cho 5.000 – 6.000 lít nước. Ngoài ra còn có thể dùng iod. - Có sử dụng máy bơm. d. Thu hoạch - Nuôi 10.000 ếch con thu hoạch 1 tháng 2-3 tấn - Giá thành sản xuất : 10.000-12.000 đồng/ kg ( nguồn giống tự sản xuất) - Kích cỡ thương phẩm + Loại 1: > 180g/con (giá 28.000 – 29.000 đồng/kg) + Loại 2: 150- 180g/con (giá 24.000 – 25.000 đồng/kg) + Sản lượng 2-3 tấn /tháng e. Một số bệnh thường gặp và cách khắc phục - Ếch ít khi bị bệnh. Nếu gan có mủ (dấu hiệu bệnh: mắt mờ, ếch không linh hoạt, màu nhạt) khi đó dùng kháng sinh Doxine, Enro, Tetraciline - Nếu Ếch bị bệnh chướng hơi, ăn không tiêu thì bổ sung thêm men tiêu hóa 1 lần/ngày vào thức ăn. - Ếch bị viêm ruột ( dấu hiệu bệnh: mắt mờ, hoạt động chậm chạp, hậu môn đỏ bị nặng bị lồi đoạn ruột ngắn ra ngoài hậu môn) dùng kháng sinh Trimesun của Vemedim trộn vào thức ăn cử ban đêm. B. Sản xuất Ếch giống a. Chọn ếch bố mẹ: - Ếch đực: Hai túi loa dưới cổ lên tinh có màu sậm, rõ nét, chân tay dài, có gai sinh dục dưới hai ngón tay độ nhám nhiều (dùng để kích thích ôm vào hông ếch cái trong khi giao phối). Chọn Ếch không bệnh tật, không dị hình dị dạng - Ếch cái: Không có những đặc điểm trên, càng lớn càng tốt, di chuyển chậm, ăn ít, màu sắc nhạt hơn, hai bên nách hông có độ nhám mịn. b. Nuôi vỗ: - Cho ăn như nuôi Ếch thịt nhưng có bổ sung thêm vitamin E vào thức ăn để hổ trợ cơ quan sinh dục. - Tuổi thành thục của ếch đực khoảng 14 tháng, ếch cái khoảng 12 tháng. - 1 kg ếch cái cho ra khoảng 1.000 ếch giống, buồng trứng ếch đẻ 3 lần mới hết. - Kích thích sinh sản bằng cách phun mưa (phun 1 lần) - Bố trí ếch vào bể khoảng 5 – 7 cặp/bể hoặc 10 cặp/20m2 với mực nước từ 3 – 10 cm. ếch bắt cặp sau 4 – 6 giờ thì đẻ. - Với nhiệt độ khoảng 28 – 300C thì sau 12 – 24 giờ trứng nở. c. Thức ăn - Nòng nọc ăn cám đậm đặc 40% đạm (200g/1.000con/lần), có thể bổ sung trứng nước, trùn chỉ. Khoảng 12 – 15 ngày nòng nọc mọc 2 chi sau, 20 – 22 ngày mọc hai chi trước, 28 – 30 ngày đuôi tiêu biến. - Dưỡng ếch trong bể khoảng 4 ngày tiến hành bố trí vào bể nuôi. - Tỷ lệ sống khoảng 90% Phần 3: Hiệu quả của mô hình - Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế + An ninh tốt. + Thị trường ổn định, giá cả dao động nhẹ. + Trở ngại lớn trong quá trình nuôi: phải xử lý tốt môi trường, phân đàn tránh ếch ăn nhau. 4.4.9 Quy trình nuôi cá rô phi thịt (tài liệu của công ty Vĩnh Hưng, 37A Phan Hùng, P9, Thị Xã Vĩnh Long) Phần 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh mẽ đem lại lợi nhuận cao cho người dân. Tuy nhiên do dịch bệnh xảy ra liên tục nên đã gây không ít khó khăn cho người nông dân, nhất là đối với nghề nuôi tôm biển. Từ đó nhiều hộ nông dân chuyển sang nuôi cá tận dụng hệ thống ao mương cũ góp phần tăng thêm thu nhập. Nhiều đối tượng đang được chú ý trong nghề nuôi cá nước lợ - ngọt là cá chẽm, cá mú, …Đối tượng dễ nuôi và thích hợp cho 2 vùng là cá rô phi. Đây là đối tượng dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, ít dịch bệnh, thịt thơm ngon, tăng trọng nhanh (rô phi dòng GIFT), màu sắc đẹp (rô phi đỏ hay còn gọi là có Điêu Hồng), có giá trị kinh tế cao ở thị trường nội địa và nhất là thị trường xuất khẩu rộng lớn. Từ năm 2004, Bộ Thủy Sản đã quy hoạch cá rô phi trở thành đối tượng xuất khẩu chủ lực chỉ sau tôm sú, như vây có thể nói đây là đối tượng có tiềm năng rất lớn trong nghề nuôi thủy sản cả nước. Phần 2. Kĩ Thuật nuôi cá thịt Đặc điểm sinh học Các yếu tố môi trường cơ bản: - Oxy hòa tan: cá có thể sống trong nước có oxy hòa tan 2 – 4mg/l, dưới 2mg/l cá nổi đầu, hậu quả là cá chậm lớn và dễ bị các loại vi khuẩn tấn công. - pH: thích hợp từ 7.2 – 8.3, chúng có giới hạn rộng từ 6.5 – 11. Tỉ lệ cá chết tăng khi pH < 6.5. Do đó những ao, đầm ở các vùng nhiễm phèn nặng nên định kì cung cấp thêm vôi cho ao nuôi. - Nhiệt độ: giới hạn nhiệt độ rộng, từ 10 – 240C. Tuy nhiên cá ngừng ăn khi nhiệt độ < 150C, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 24 – 300C. - Độ mặn: thích hợp từ 0 – 100/00, cá có thể chịu đựng đến 400/00 nhưng tỉ lệ chết tăng khi độ mặn tăng lên 200/00. Đặc điểm dinh dưỡng Đây là loài cá ăn tạp, thích ứng với nhiều loại thức ăn khác nhau: mùn bả hữu cơ ở đáy, sinh vật phù du, ấu trùng giun, thực vật thượng đẳng mềm, thức ăn nhân tạo… nên thích hợp nuôi dưới nhiều mô hình: ao hồ, đăng quần, bè,… từ mức độ cải thiện kinh tế gia đình đến hình thức quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh. Tính linh động trong sự tăng trưởng của cá rô phi Cá rô phi thành thục khi cá còn rất nhỏ từ 50 – 60g. Đây là một trở ngại lớn trong nuôi cá thịt. Khi cá cái đã thành thục và sinh sản thì tốc độ tăng trưởng rất chậm do phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình sinh sản, cần nói rõ hơn trong quá trình ấp trứng trong miệng cá cái không ăn hoặc ăn ít thức ăn bên ngoài và do cá rô phi là loài cá mắn đẻ nên chúng có thể đẻ quanh năm. Đây là một trở ngại nghiêm trọng trong quá trình nuôi vì sản lượng không cao do quá nhiều cỡ cá. Để khắc phục tình trạng trên, việc nuôi cá đơn tính (cá được xử lý với tỉ lệ cá đực >90%) là cần thiết, đặc biệt là cá nuôi ở hồ vì đây là môi trường lí tưởng cho cá sinh sản. Cá đực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá cái, do đó với một đàn cá đã được xử lý đơn tính trong quá trình nuôi sẽ tạo ra khả năng sản xuất cá đúng cỡ là có thể, nên không chỉ tăng số lượng và còn tạo ra những sản phẩm kích cỡ lớn. Phần 3. Kĩ thuật nuôi a. Nuôi công nghiệp Nuôi cá rô phi công nghiệp được tiến hành ở ao hay bè. Ngoài ra mô hình nuôi cá đăng quần cũng đang được ưa chuộng. Sau đây là một số thông số kĩ thuật tham khảo Mô hình Mật độ Thời gian Năng suất Giá thành sản xuất Bè 120 – 140 con/m 5 -6 tháng 50 – 80kg/m3 11.000đ/kg Ao 3 – 10 con/m 8- 9 tháng 2 – 5kg/m2 9.000đ/kg Bảng tính thức ăn Cở cá (g/con) Loại thức ăn (% đạm) Tỉ lệ cho ăn (% TL cá) Kích cỡ 0-1 40 20-30 Bột mịn 1-5 40 15 1mm 5-10 35 10 1mm 10-20 35 5-6 1mm 20-50 35 3.5 2mm 50-100 30 3 2mm 100-200 30 2.6 2.5mm 200-300 30 2.3 2.5mm 300-400 28 2 3mm 400-500 28 1.9 3mm 500-600 25 1.8 4mm 600-700 25 1.7 4mm Thức ăn được chia ra làm 4 lần trong ngày: 6h30, 10h, 14h và 7h30. Tuy nhiên thời gian cho cá ăn và lượng thức ăn có thể thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế. Lượng thức ăn được tính giảm và mùa lạnh, cứ mỗi một độ dưới 250C thì lượng thức ăn sẽ được tính giảm đi 10%. Việc xác định trọng lượng cá ở ao hay bè bằng cách lấy mẫu, mỗi tháng 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Nên xác định thời gian cân mẫu vào các ngày: 10, 20, 30 hàng tháng nhằm làm cho việc quản lý kĩ thuật dễ dàng hơn. Vi dụ: tổng số đàn cá 1.000 con Số lần cân mẫu 1: 3con – 2kg Số lần cân mẫu 2: 5con – 2,7kg Số lần cân mẫu 3: 4con – 2,3kg ----------------- 12con – 7kg Trọng lượng bình quân (TLBQ): 7kg/12 = 0,5833kg/con. Như vậy tổng trọng lượng đàn cá là: 0,5833kg/con x 1.000 con = 583,3kg cá. So theo bảng tính thức ăn, đàn cá có TLBQ thuộc khoảng từ 500 – 600g/con. Vậy lượng thức ăn cho đàn cá trên là: 1,8% x 583,3kg = 10,5kg/ngày. b. Các mô hình nuôi khác Do tập tính thích nghi với nhiều loại thức ăn, nên các hình thức nuôi theo hộ gia đình, quảng canh, nuôi theo ruộng lúa… có thể tận dụng nhiều loại thức ăn rẻ tiền để hạ giá thành sản xuất nhằm tăng thêm lợi nhuận. Tuy nhiên có một vài công thức thức ăn rẻ tiền người nuôi có thể tham khảo: - Công thúc 1: + Bột cá lạt loại 50% đạm trộn với cám theo tỉ lệ 1:1 + Bột gòn vừa đủ làm chất kết dính. + Khoáng, thức ăn bổ sung 5g/kg thức ăn - Công thức 2: + Cá biển loại rẻ tiền, cua hay ốc bươu vàng…: 7 phần trộn với 3 phần cám với khoáng, bột gòn ( như đã nêu ở phần trên). + Thức ăn trộn với nước, được chia ra nhiều phần nhỏ và được để vào cá khay bằng lưới cước mịn cho cá ăn. c. Công tác chuẩn bị Ao nuôi Ao có thể chủ động cấp thoát nước, trước khi thả cá 10 ngày tiến hành tháo cạn nước ao, vét bùn đáy, rải vô đều khắp ao từ 5-10kg vôi/100m2. Sau đó phơi đáy ao để đảm bảo giết hết cá tạp và các loại địch hại. Nếu có điều kiện nên bón lót phân vô cơ gây màu với liều lượng như sau: + Phân chuồng: 10 – 15kg/100m2 + Phân vô cơ: 0.3- 0.5kg/100m2 Sau đó lấy nước vào ao, giữ nước khoảng 4 tấc trong 2-3 ngày, tiếp theo lấy đầy nước không quá 2m. Khi đã chuẩn bị xong, tiến hành thả cá, mật độ thả 5-10con/m2 tùy theo khả năng thay nước. Trong quá trình chăm sóc nên lưu ý màu nước của ao, khống chế nước có màu chuối non là tốt. Khi thấy nước ao có màu xanh đậm, cá nổi đầu nhiều vào buổi sáng sớm thì phải chủ động thay nước ao. Có thể kiểm tra độ trong của ao bằng cách đơn giản như sau: để tay xuống ao cho nước đến khủyu tay nếu vẫn còn thấy được là tốt, ngược lại phải thay nước cho ao. Sau thời gian nuôi 5-8 tháng, cá có thể đạt kích cỡ 500-600g/con, tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu thấy lượng cá lớn nhiều nên tiến hành thu đánh tỉa trước khi thu hoạch toàn ao. Bè nuôi Bè cho cá rô phi không cần lớn, thích hợp ở những bè cá có dung tích nhỏ hơn 100m3 và có độ sâu không quá 3m. Cần nói rõ thêm với những bè có tỷ lệ diển tích xung quanh so với thể tích càng lớn thì lượng nước trao đổi càng dễ dàng và như vậy năng suất cá trên mỗi m3 nước sẽ cao hơn các bè lớn. Con giống nên ương ở ao đất đạt trong lượng >=20g/con mới đưa ra bè. Vì ở ao cá tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là tảo và phiêu sinh động vật mà ở kích cỡ đó chúng rất ưa thích. Tuy nhiên cần lưu ý là cá rất dễ chết khi chuyển từ ao ra bè, do cá bị sốc bởi sự thay đổi môi trường đột ngột. Nên chuyển cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, ngưng cho cá ăn ít nhất 2 ngày trước khi vận chuyển và phải đánh bắt nhẹ nhàng. Có thể vận chuyển cá ra bè bằng bao nylon có oxy và nước trong bao nên tắm thuốc kháng sinh (oxytetraxyline với nồng độ 25-50ppm). Sau thời gian nuôi 4-5 tháng cá đạt trọng lượng bình quân 500-600g/con, nếu chăm sóc kĩ có thể đạt kích cỡ lớn hơn. d. Thu hoạch Một trở ngại lớn trong quá trình nuôi cá rô phi là sự phân đàn, do đó sẽ có nhiều cỡ cá khi thu hoạch và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, đặc biệt là thị trường xuất khẩu vì thị trường này đòi hỏi rất nghiêm ngặc vẫn đề kích cỡ. Để khắc phục tình trạng trên vẫn đề con giống phải được chú trọng hàng đầu, ngoài vẫn đề phải đồng cỡ, con giống phải đạt chất lượng tốt để đảm bảo tỉ lệ sống cao và tăng trọng đều. Bên cạnh đó có một vài biện pháp cũng mang lại kết quả tốt là: + Nuôi cá ở kích cỡ lớn: >=100g/con + Dùng dụng cụ lọc cá trong quá trình nuôi, nguyên tắc cơ bản là phải đảm bảo là cá được chuyển đi và cá ở lại ao hay bè nuôi không bị ảnh hưởng do tác động cơ học. Phần 3. Dịch bệnh Cá rô phi đề kháng tốt với các bệnh thông thường: Ở ao: do môi trường ổn định nên cá ít bị nhiễm bẹnh, tuy nhiên cũng mắc một vài bệnh thường gặp như: đốm đỏ, nấm thủy mi,… việc xử lý dịch bệnh ở ao cũng đơn giản có thể thực hiện như sau: + Trộn vitamin C 2-5g/100kg cá ở giai đoạn chuyển mùa từ 3 – 5 ngày. + Tắm cá bằng các hóa chất diệt khuẩn, hay cung cấp kháng sinh khi phát hiện cá có dấu hiệu bị bệnh. Ở bè: do môi trường thay đổi liên tục và do mật độ cá dày nên việc phòng bệnh là việc thường xuyên, vì khi cá nhiễm bệnh tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt là thời gian gần đây cá điêu hồng rất dễ nhiễm bệnh do nguồn giống không đạt chất lượng nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Khi cá nhiễm bệnh vi khuẩn nhất là là nhiễm khuẩn máu (dấu hiệu xuất huyết ở các vi, mang bị hủy hoại, bụng sưng to, mắt lồi…) nên sử dụng ngay kháng sinh kết hợp với khoáng và vitamin C trị bệnh cho cá (các loại kháng sinh thế hệ mới thuộc Quinolone hay Fluroquinolon đang được sử dụng hiệu quả). Các hỗn hợp thuốc trên nên trộn chung với chất kết dính để đảm bảo không tan trong môi trường nước. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ˜ & ™ 5.1 Kết luận Trại cá khoa thủy sản được trang bị khá đầy đủ các thiết bị, công trình phục vụ cho việc sản xuất giống và ương nuôi cũng như quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ. Bên cạnh đó, trại được vận hành bởi những cán bộ nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác hướng dẫn sinh viên. Đa số các đối tượng cho sinh sản là những loài cá có giá trị kinh tế và đang được áp dụng nuôi rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL. Trong số các loài cá thực tập thì cá tra là đối tượng khó cho sinh sản nhất nên phải tiêm nhiều liều. Các mô hình tham quan giúp cho sinh viên nắm bắt được những kinh nghiệm thực tiễn, điều này rất bổ ích cho sự phát triển của sinh viên sau này. 5.2 Đề xuất Nên cho sinh viên thao tác quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ trước khi cho cá tham gia sinh sản để sinh viên có thể nắm bắt tốt hơn tất cả các khâu của quá trình sinh sản nhân tạo. Thiết kế chương trình tham quan thực tế dài hơn để sinh viên học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và nên tham quan một số điểm ngoài khu vực ĐBSCL. PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO ˜ & ™ Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trinh Kĩ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. Lam Mỹ Lan. Giáo trình kĩ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. Đặc điểm sinh học một số loài cá kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long ( PHỤ LỤC STT Ngày ương Chiều dài thân (cm) Nhiệt độ 1 18/5 0.37 29 2 19/5 0.45 29 3 20/5 0.73 28.5 4 21/5 0.82 28.5 5 22/5 0.96 28.5 6 23/5 1.12 29 7 24/5 1.34 29 8 25/5 1.54 29.5 9 26/5 1.67 28 10 27/5 1.85 28.5 11 28/5 2.05 28.5 12 29/5 2.07 28.5 13 30/5 2.15 29 14 31/5 2.3 29 15 1/6 2.52 28.5 16 2/6 2.68 29 17 3/6 2.81 28 18 4/6 2.87 30 19 5/6 2.95 28.5 20 6/6 3 28.5 21 7/6 3.1 28 22 8/6 3.18 29 23 9/6 3.23 29 24 10/6 3.34 28.5 25 11/6 3.46 29 26 12/6 3.52 29 27 13/6 3.59 28.5 28 14/6 3.68 28.5 29 15/6 3.75 28.5 30 16/6 3.87 28.5 31 17/6 3.92 28.5 32 18/6 3.97 28 Kích thước cá trê ghi nhận được trong quá trình ương STT Ngày ương Chiều dài thân (mm) Nhiệt độ 1 25/5 4.6 28.5 2 26/5 5.92 29 3 27/5 5.85 29 4 28/5 6.5 29.5 5 29/5 7.7 28 6 30/5 8.08 28.5 7 31/5 8.72 28.5 8 1/6 10.7 28.5 9 2/6 10.79 29 10 3/6 11.5 29 11 4/6 12 28.5 12 5/6 12.5 29 13 6/6 13.2 28 14 7/6 13.7 30 15 8/6 14.5 28.5 16 9/6 15 28.5 17 10/6 15.7 28 18 11/6 16.4 29 19 12/6 16.7 29 20 13/6 17.3 28.5 21 14/6 18 29 22 15/6 18.4 29 23 16/6 18.7 28.5 24 17/6 19 28.5 25 18/6 19.7 29 26 19/6 20 28.5 Kích thước cá tra ghi nhận được trong quá trình ương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập giáo trình chuyên môn nước ngọt.doc
Tài liệu liên quan