Phát triển kinh tế - xã hội trên đảo Cát Bà đã và đang gây ra những vấn đề môi trường về
khí thải, nước thải và chất thải rắn. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các
phương tiện giao thông thuỷ và bộ trên đảo. Nguồn gây ô nhiễm nước phải kể đến hoạt động du
lịch, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, hoạt động của tàu thuyền phục vụ du lịch và khai thác thuỷ
sản. Hàng năm, vùng nước ven đảo Cát Bà phải tiếp nhận khoảng 809 tấn BOD, 1381 tấn COD,
304 tấn Nts, 115 tấn Pts, 4693 tấn chất rắn lơ lửng, 584 tấn dầu mỡ, 702 tấn vật chất hữu cơ từ
thức ăn thừa và phân bón, 460 tấn phân vô cơ và 1,5 tấn hoá chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, lượng
chất thải rắn trên đảo cũng là một nguồn ô nhiễm đáng kể với 53,7 m3/ngày, trong đó chỉ khoảng
72% là được thu gom.
Để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đảo Cát Bà, đã đề xuất
các giải pháp liên quan đến quy hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư tài chính, thể chế chính sách,
tổ chức quản lý, tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng. Các giải pháp này sẽ góp phần vào
việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đảo Cát Bà.
13 trang |
Chia sẻ: dntpro1256 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà và một số giải pháp quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/259198209
Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà và một số giải pháp quản lý
Article · January 2012
CITATIONS
0
READS
3,286
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Coastal pollution in the Viet Nam View project
Cao Thi Thu Trang
Institute of Marine Environment and Resource
45 PUBLICATIONS 58 CITATIONS
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Cao Thi Thu Trang on 12 March 2014.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
1
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẢO CÁT BÀ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Cao Thị Thu Trang
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
246 – Đường Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng
Email: trangct@imer.ac.vn
Tóm tắt
Đảo Cát Bà, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách trung
tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành
chính, đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ năm 2004, đảo Cát Bà đã
được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới.
Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực đảo Cát Bà đang diễn ra hết sức sôi động
bao gồm hoạt động du lịch – dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, tàu thuyền bến bãi. Tuy
nhiên, các hoạt động này đang gây sức ép lớn đối với môi trường đảo với các vấn đề về khí thải,
nước thải và chất thải rắn. Nhận diện các nguồn ô nhiễm để từ đó có những giải pháp bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững khu vực đảo là hết sức quan trọng, giúp các nhà quản lý, hoạch định
chính sách có những quyết định chính xác trong phát triển kinh tế-xã hội. Bài báo này tập trung
đánh giá hiện trạng môi trường đảo Cát Bà, ước tính các nguồn ô nhiễm trên đảo Cát Bà và đề
xuất một số giải pháp phục vụ phát triển bền vững.
Abstract
Cat Ba Island, located in the southern part of Ha Long Bay, is far from Hai Phong city (Viet
Nam), 30 km, and far from Ha Long city 25 km. On administration, Cat Ba Island belongs to Cat
Hai District, Hai Phong city. Since 2004, Cat Ba Island had been recognized as Reserve
Biosphere by UNESCO.
Social - economic activities in Cat Ba Island is happening very excited, including service –
tourism, aquaculture, agriculture and shipping. However, these activities are causing big
pressure to environment in the Island on exhaust fume, wastewater and solid waste. Identify of
polluted sources, from that propose solutions for environmental protection and sustainable
development the Island is very important, it will help managers, decision makers to have correct
decision in social-economic development. These papers focuses on assessment of environmental
state in Cat Ba Island, estimation of pollution sources in Cat Ba Island and propose some
solutions for sustainable development of the Island.
1. Mở đầu
Đảo Cát Bà, nằm ở phía nam Vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách trung
tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành
chính, đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ năm 2004, đảo Cát Bà đã
được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới. Hiện nay, các hoạt động kinh tế
chính của đảo Cát Bà là du lịch, dịch vụ khách sạn, nuôi trồng thuỷ sản đang diễn ra hết sức sôi
động. Sức ép về môi trường do các hoạt động kinh tế trên đảo Cát Bà đang ngày càng gia tăng,
đặc biệt là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và trầm tích biển, sự gia tăng lượng chất thải rắn
trên toàn đảo.
2
Để có thể bảo vệ môi trường đảo theo hướng phát triển bền vững, cần thiết nhận diện các
nguồn ô nhiễm, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bày
một số vấn đề môi trường trên đảo Cát Bà và các giải pháp bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó giúp
các nhà quản lý môi trường và chính quyền đảo có những quyết định chính xác hơn những vấn đề
liên quan.
2. Tài liệu và phương pháp
- Tài liệu sử dụng cho bài báo chủ yếu là các kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp thành
phố Hải Phòng thực hiện giai đoạn 2006-2008 “Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững” [12]. Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu liên quan như
các nghiên cứu đề xuất khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà theo mô hình UNESCO [8],
nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực Cát Bà [9, 10], các tài liệu về hiện trạng và định hướng phát
triển kinh tế, xã hội trên đảo Cát Bà [2, 5, 6, 7, 13, 14].
- Phương pháp sử dụng trong bài báo là các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường
nước, không khí và trầm tích biển trên cơ sở các số liệu phân tích đã có và so sánh với hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; phương pháp tính toán các tải lượng ô nhiễm theo UNEP 1984 và
tính dự báo phát thải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên đảo [1, 15, 16], phương
pháp điều tra khảo sát và thu thập tài liệu về lượng chất thải rắn thu gom được trên đảo Cát Bà.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hiện trạng môi trường đảo Cát Bà
Chất lượng không khí: chất lượng không khí trong khu vực còn khá tốt nếu so sánh với
tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT . Tuy nhiên, một số khu
vực trên đảo như chợ Cát Bà, cảng cá Cát Bà có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ bởi bụi lơ lửng từ 1 -
1,3 lần vào mùa hè do mật độ của các phương tiện giao thông trên đảo.
Bảng 1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại đảo Cát Bà tháng 6/2007 (mg/m3)
(Nguồn [12])
TT Thông số Chợ Cát Bà Cảng cá Cát
Bà
Đường tới khu
Cát Cò II
QCVN 05:2009
(trung bình 1h)
1 TSP 0,41 0,33 0,30 0,3
2 CO 0,69 0,60 0,28 30
3 NO2 0,04 0,06 0,03 0,2
4 SO2 0,01 0,02 0,05 0,35
5 Bụi Pb 0,0055 0,0044 0,0054 -
Chất lượng nước biển ven bờ: Nước biển ven bờ vùng Cát Bà có nhiệt độ luôn ổn định và
chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu hai mùa trong năm. Độ muối và pH của nước biển ở mức cao,
đặc biệt là trong vụng Cát Bà và khu vực Bến Bèo luôn có độ muối 25‰ và pH 7,5 nên nước
biển Cát Bà thuộc loại nước biển mặn. Nước biển vùng đảo Cát Bà chưa bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ tiêu hao ôxy. Các thong số BOD5, COD chưa vượt quá giới hạn cho phép ở cả ba khu vực
khảo sát vụng Cát Bà, Cạp Gù và Xuân Đám. Nước có độ đục và hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng
thấp, hàm lượng nitơ và phốt pho ở các dạng nitrat, amoni, phốt phát đều không vượt quá giới
hạn cho phép cho mục đích nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch (bảng 2). Tuy nhiên, các
nghiên cứu của Chu Văn Thuộc và cộng sự năm 2004-2005 cho thấy hàm lượng nitrit tại Bến
Bèo đã vượt quá GHCP đối với giá trị GHCP theo tiêu chuẩn của Bộ Thủy sản cũ (GHCP:
10g/l) [11].
3
Bảng 2. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven đảo Cát Bà (Nguồn [12])
Thông số
Mùa mưa, tháng 7/2006 Mùa khô, tháng 2/2007
Cát Bà Cạp Gù Xuân Đám Cát Bà Cạp Gù Xuân Đám
DO, mg/l 5,55 5,38 5,28 6,50 5,63 6,85
BOD5, mg/l 0,86 0,78 2,00 0,76 0,66 0,78
COD, mg/l 2,97 2,97 2,43 2,50 2,16 1,81
NO2-, g/l 7,47 5,62 6,48 4,95 3,69 4,28
NO3-, g/l 81,43 65,86 73,33 48,06 43,94 54,73
NH4+, g/l 78,53 61,54 73,30 67,17 35,82 53,98
N-T, mg/l 1,96 0,41 1,20 1,06 0,48 0,98
PO43-, g/l 17,67 14,14 14,10 9,03 7,36 9,82
P-T, mg/l 0,26 0,28 0,24 0,21 0,08 0,46
So với GHCP trong QCVN 10:2008 đối với nước biển ven bờ (<0,01mg/l) thì nhiều khu
vực ven đảo Cát Bà đã bị ô nhiễm bởi dầu mỡ, đặc biệt tại Vạn Bội, Hang Cả, Bến Bèo. Đây là
điểm cần lưu ý vì nằm trong vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ Sinh Quyển Thế giới.
Bảng 3. Hàm lượng dầu trong nước vùng đảo Cát Bà (Nguồn: [8, 9,10])
Địa điểm T3/2003 T7/2003 T2/2004 T7/2006
Vạn Bội 0,29 0,33 0,42 0,26
Tùng Gấu 0,17 0,18
Hang Cả 0,5
Ba Trái Đào 0,22 0,19 0,26 0,26
Vịnh Lan Hạ 0,08
Bãi Bến Bèo 0,59
Vạn Hà 0,11 0,25
Cửa Vạn 0,16 0,22
Hòn Tai Kéo 0,25
Hòn Trà Ngư 0,18
Cát Dứa 0,15
Chất lượng trầm tích khu vực ven đảo Cát Bà hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu.
Các số liệu thu thập được rất ít và rời rạc, chủ yếu tập trung ở khu vực bãi triều Phù Long, và bổ
sung một số thông số ở khu vực Xuân Đám, vịnh Cát Bà, Bến Bèo. Trầm tích bãi triều Phù Long
có độ muối và pH cao, biến đổi theo mùa và phụ thuộc vào nước biển ven bờ, hàm lượng lưu
huỳnh cao có khả năng sinh phèn, Ch/c cao, dinh dưỡng phốt pho, nitơ trung bình. Trầm tích
BTC Phù Long đã bị ô nhiễm bởi Cu, Hg, 4,4’DDD và có nguy cơ bị ô nhiễm bởi Zn và Dieldrin,
còn sạch với tiêu chuẩn dầu mỡ [4].
Bảng 4. Chất lượng trầm tích bãi triều cao khu vực Phù Long (Nguồn [4])
Thông số Hàm lượng Thông số Hàm lượng
S tổng số (%) 1,60 Lindan (g/kg khô) 0,2191
N-T (%) 0,188 Andrin (g/kg khô) 0,3391
P-T (%) 0,057 Endrin (g/kg khô) 18,697
4
Cu (mg/kg khô) 40,95 4’4DDE (g/kg khô) vết
Pb (mg/kg khô) 11,17 Dielrin (g/kg khô) 0,5605
Zn (mg/kg khô) 100,44 4’4DDD (g/kg khô) 56,797
Cd (mg/kg khô) 0,23 4’4DDT (g/kg khô) 0,0563
As (mg/kg khô) 4,20 Dầu mỡ (mg/kg khô) 271,5
Hg (mg/kg khô) 0,19
Phù Long là khu vực có khả năng bị ô nhiễm cao nhất trong các khu vực ven đảo Cát Bà
do có thành phần trầm tích hạt mịn chiếm ưu thế đồng thời bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm từ
khu vực cửa Bạch Đằng đưa ra. Các khu vực ven đảo khác do xa nguồn cung cấp, thành phần
trầm tích chủ yếu là cát, chế độ động lực sóng và triều mạnh ít có khả năng tích luỹ các chất ô
nhiễm.
3. 2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
Khí thải:
Các nguồn gây ô nhiễm không khí trên đảo Cát Bà chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện
giao thông như xe ô tô khách, xe ca, xe máy, khí thải tàu du lịch, tàu đánh cá. Theo số liệu thống
kê năm 2007 [11], trên toàn huyện Cát Hải có hơn 1300 phương tiện giao thông, trong đó 456
phương tiện hoạt động trên biển (tàu, phà, xuồng) và 847 phương tiện hoạt động đường bộ. Dự
báo đến năm 2020, số lượng phương tiện vận tải đường bộ sẽ tăng lên hơn 1400 phương tiện và
nguồn khí thải cũng sẽ gia tăng đáng kể. Bảng 5 trình bày tổng lượng phát thải phát sinh trên đảo
năm 2010 và 2020.
Bảng 5. Tổng lượng phát thải từ các phương tiện giao thông đến năm 2010 và 2020
(tấn/năm) (Nguồn [12])
Khí thải Xe tải nặng Xe nhỏ khác Tầu, thuyền Tổng lượng thải
2010 2020 2010 2020 2010 2020 2010 2020
Khói bụi 0,19 1,18 0,10 0,2 0,133 0,667 0,4 2,0
SO2 2,43 14,96 2,95 4,9 7,451 37,376 12,8 57,2
NOx 2,18 13,40 2,49 3,6 1,775 8,902 6,4 25,9
CO 0,87 5,37 130,29 176,2 0,001 0,004 131,2 181,6
VOC 0,69 4,27 20,14 27,4 0,080 0,402 20,9 32,1
Theo tính toán, năm 2010, lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông đường
thuỷ và đường bộ trên đảo Cát Bà tăng khoảng 1,4 - 1,5 lần so với năm 2007. Đến năm 2020,
hàm lượng bụi lơ lửng, SO2, NOx sẽ tăng từ 5,7 đến 6,8 lần so với năm 2007, và lượng CO, VOC
sẽ tăng từ 1,9 đến 2,2 lần so với năm 2007 [12]. Lượng khí thải này được thải trực tiếp vào môi
trường và đang có xu hướng gia tăng.
Nước thải
Tại đảo Cát Bà, các nguồn gây ô nhiễm nước bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của dân cư và khách du lịch trên đảo: với số dân khoảng 15 nghìn
người, nhưng năm 2007 đảo Cát Bà đã tiếp đón 789 nghìn lượt khách đến tham quan, năm 2009
con số này đã là 1 triệu khách (theo website Tổng cục du lịch). Toàn đảo có 105 cơ sở lưu trú
5
phục vụ du lịch với 1875 phòng. Lượng chất thải từ nguồn này có chứa chất hữu cơ (chiếm
khoảng 27-32% lượng thải chất hữu cơ toàn đảo), dinh dưỡng (chiếm 9-19%) và TSS (chiếm 6%)
- Nguồn thải từ hoạt động bến bãi và tàu thuyền: Quanh đảo Cát Bà ngoài bến tầu khách
và cảng cá còn một số bến cá nhỏ và một số điểm đỗ tầu du lịch nhỏ. Cảng cá Cát Bà có khả năng
tiếp nhận khoảng 800 tầu với công suất 400 – 500CV - đây là số tầu thuyền đánh cá cập bến
nhiều nhất trong số các cảng cá ở Hải Phòng và Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, hệ thống vũng vịnh ven
đảo Cát Bà còn là khu vực trú gió bão lớn nhất của Hải Phòng, ngày cao điểm số tầu thuyền vào
trú bão trong vịnh Cát Bà và Bến Bèo có thể lên đến 1200 chiếc (hình 1). Lượng nước thải do
hoạt động của tàu thuyền ước tính là 30.000m3 nước thải mỗi năm.
Hình 1. Tàu tập trung tránh bão tại vụng Cát Bà (ảnh chụp năm 2009)
- Nguồn thải từ nuôi thuỷ sản: Diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản ven đảo
thuộc các xã và thị trấn vùng đệm Vườn Quốc gia và Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà chiếm
khoảng 40% tổng diện tích tự nhiên. Trong những năm gần đây, thuỷ sản là ngành kinh tế mũi
nhọn của đảo, có kim ngạch xuất khẩu cao, đạt sản lượng nuôi trên 2179 tấn vào năm 2005. Sản
lượng nuôi năm 2006 đạt 3.217,15 tấn, trong đó: cá 1735,1 tấn, tôm 227,7 tấn, rau câu 275 tấn,
sản phẩm khác 979,35 tấn [7]. Nghề nuôi cá lồng và tôm đang thu hút nhiều hộ gia đình tham gia
với tổng số 531 bè, gồm 7697 ô lồng phân bố tại các khu vực vịnh Cát Bà, Bến Bèo và vịnh Lan
Hạ (năm 2007 – hình 2). Lượng nước thải do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ước tính là 80.000m3
mỗi năm. Chất thải từ nuôi thuỷ sản trong vùng chiếm khoảng từ 7-12% tải lượng chất thải đưa
vào vùng nước quanh đảo.
6
Hình 2. Nuôi lồng bè tại Vịnh Lan Hạ (ảnh chụp năm 2009)
- Nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp huyện Cát Hải rất nhỏ bé
và hầu như chỉ có ở đảo Cát Bà. Trồng trọt chủ yếu là hoa mầu và một ít diện tích trồng lúa thuộc
xã Xuân Đám và một số thung lũng giữa núi, các bồn sụt lún kart, cây hàng năm tập trung ở khu
vực gần Hang Quân y thuộc xã Trân Châu. Tổng số thuốc trừ sâu và hoá chất sử dụng trong nông
nghiệp hàng năm khoảng hơn 3 tấn. Chăn nuôi trên đảo không có các trang trại tập trung, tổng số
đàn trâu, bò của huyện khoảng 532 con, dê 1269 con, 12000 con lợn và vài chục ngàn con gia
cầm [2]. Tải lượng thải trong nông nghiệp chủ yếu do chăn nuôi của các hộ gia đình. Theo tính
toán, lượng chất thải chăn nuôi chiếm đáng kể trong tổng lượng chất thải đưa vào vùng nước ven
đảo, khoảng 38-51%.
- Nguồn ô nhiễm do nước mưa rửa trôi đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại đảo Cát Bà
năm 2005 cho thấy tổng diện tích đất rừng, đồng cỏ khoảng 14864 ha, đất nông nghiệp khoảng
652 ha, đất khu dân cư khoảng 123 ha và đất trống khoảng 60ha [12]. Với lượng mưa trung bình
từ 1700 - 1800mm và số ngày mưa trung bình năm khoảng 90 - 100 ngày, lượng chất thải phát
sinh do rửa trôi đất đã được tính toán, chiếm khoảng 11-28% lượng chất thải đưa vào vùng nước
quanh đảo (đối với các hợp chất hữu cơ và dinh dưỡng), đặc biệt nguồn này đóng góp 50% lượng
chất rắn lơ lửng trong tổng các nguồn ô nhiễm
Bảng 6 trình bày tổng lượng chất ô nhiễm đưa vào vùng nước ven đảo Cát Bà hàng năm.
Bảng 6. Tổng tải lượng ô nhiễm hàng năm đưa vào vùng nước ven đảo Cát Bà [12]
Thông số
Tỷ lệ tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn (%) Tổng
(tấn/năm) Sinh hoạt Bến, thuyền
Nuôi thuỷ
sản
Nông
nghiệp
Rửa trôi
BOD 27,41 6,67 10,44 41,55 13,93 809,2
COD 32,13 7,82 12,17 36,22 11,66 1380,9
N ts 19,06 4,73 9,17 38,05 28,98 304,3
P ts 9,52 2,34 7,79 51,64 28,72 115,6
TSS 6,36 1,53 2,40 38,88 50,83 4692,7
Dầu mỡ 100,00 584
HCBVTV 100,00 1.5
Phân vô cơ 100,00 460
7
Phân hữu cơ 100,00 5100
CHC từ thức
ăn
100,00
702
Ghi chú: (-): Không phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể
Hàng năm vùng nước ven đảo tiếp nhận khoảng 809 tấn BOD, 1381 tấn COD, 304 tấn
Nts, 115 tấn Pts, 4693 tấn chất rắn lơ lửng, 584 tấn dầu mỡ, 702 tấn vật chất hữu cơ từ thức ăn
thừa và phân bón, 460 tấn phân vô cơ và 1,5 tấn hoá chất bảo vệ thực vật. Lượng chất thải này
phần lớn không được xử lý mà đổ trực tiếp ra biển gây ô nhiễm cho vùng nước ven bờ, ảnh
hưởng tới môi trường và hệ sinh thái.
Chất thải rắn:
Lượng chất thải rắn phát sinh trên đảo Cát Bà chủ yếu tập trung từ hai nguồn: từ dân cư
trong khu vực và từ hoạt động du lịch. Theo kết quả điều tra từ Đội thị chính Môi trường huyện
Cát Hải, hàng ngày đảo Cát Bà phát sinh khoảng 58,6m3 chất thải rắn các loại, tuy nhiên Đội thị
Chính huyện Cát Hải thu gom được khoảng 40,74 m3 chất thải rắn (71%). Trong đó rác thải phát
sinh do hoạt động sinh hoạt, thương mại du lịch chiếm khoảng 80 - 85%, rác thải xây dựng, chế
biến nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 10 - 13%, rác thải độc hại (bệnh viện) chiếm khoảng 3-
5%, các loại khác chiếm khoảng 0,7 - 1,2%.
Bảng 7 trình bày lượng chất thải rắn thu gom được và hiệu suất thu gom từ các nguồn trên
đảo Cát Bà. Ngoài các nguồn sinh hoạt và du lịch còn có các nguồn như rác thải xây dựng, rác
thải trong nuôi trồng thuỷ sản, rác thải từ đường phố.
Bảng 3. Lượng chất thải rắn thu gom được trên đảo Cát Bà [6]
Nguồn phát sinh Lượng CTR phát
sinh (m3/ngày)
Lượng CTR thu
gom (m3/ngày)
Hiệu suất thu hồi
(%)
Rác thải
sinh
hoạt và
du lịch
Từ khu dân cư 22,8 17,82 78
Từ du khách nước ngoài 3,84 3,34 87
Từ du khác trong nước 4,14 3,73 90
Từ ngư dân, tàu thuyền 4,54 3,22 71
Rác xây dựng 1,2 0,72 60
Rác thải nuôi trồng thuỷ sản, chăn
nuôi 4,88
3,12 64
Rác thải từ đường phố 9,64 7,42 77
Từ nguồn khác 2,58 1,37 53
Tổng 53,7 40,74 TB: 72,5
Dự kiến, tới năm 2020 lượng chất thải rắn trên đảo Cát Bà sẽ tăng 2,51 lần [11]. Các bãi rác
hiện tại của đảo Cát Bà đều trong tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các
bãi rác được xây dựng quá lâu, xuất phát điểm ban đầu đều là các bãi đổ rác tạm, thiết kế bãi rác
không đúng tiêu chuẩn, không có xử lý nước rác và khí, đặc biệt bãi rác chính là Đồng Trong
không được xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay toàn bộ lượng chất thải rắn của
đảo Cát Bà được thu gom lại và đổ về bãi rác Đồng Trong. Bãi rác này được xây dựng từ năm
1995, ban đầu là bãi rác tạm sau đó được quy hoạch thành bãi rác của đảo Cát Bà. Bãi rác đã bắt
đầu có dấu hiệu quá tải từ năm 2003. Từ đó đến nay, bãi rác đã được mở rộng để tiếp nhận thêm
lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều do hoạt động du lịch (Tình hình môi trường Hải
Phòng, 2002). Hiện tại diện tích của bãi rác là 5000m2, hàng ngày bãi rác Đồng Trong tiếp nhận
40,74m3 chất thải rắn. Theo quy hoạch của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Cát Hải, năm 2009 nhà máy
8
xử lý rác Áng Chà Chà sẽ được xây dựng để thay thế bãi rác Đồng Trong tiếp nhận toàn bộ lượng
chất thải rắn trên đảo.
Hình 3. Bãi rác Đồng Trong trên đảo Cát Bà (ảnh chụp năm 2008)
Theo Trần Hiếu Nhuệ (2001) [3], với lượng chất thải rắn nhỏ hơn 20 tấn/năm thì diện tích bãi
rác cần thiết sẽ là 5ha với thời gian sử dụng là 10 năm. Như vậy, nếu bãi rác Áng Chà Chà được
xây dựng năm 2009 với diện tích 50.000m2 thì đến năm 2020 bãi rác áng Chà Chà sẽ quá tải và
việc giải bài toán về chất thải rắn trên đảo Cát Bà lại quay trở về điểm xuất phát. Vì vậy, bên cạnh
việc đầu tư xây mới các bãi rác, việc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải là rất quan trọng.
3.3. Một số giải pháp quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đảo Cát Bà
Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi một số giải pháp quản lý, đáp ứng nhu cầu phát triển
bền vững đảo Cát Bà.
3.1. Giải pháp về quy hoạch bảo vệ môi trường
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảo Cát Bà cần dựa trên cơ sở đánh giá
sức tải của đảo về khả năng tiếp nhận nước thải, chất thải rắn. Theo tính toán [11], vụng Cát Bà
và khu Bến Bèo hiện nay không thể phát triển tiếp nuôi trồng thuỷ sản, vì vậy việc nuôi trồng
thủy sản nên tập trung, mở rộng vào các thuỷ vực khác như vịnh Lan Hạ, Cạp Gù... Trước khi
tiến hành phát triển nuôi trồng thuỷ sản của thuỷ vực nào đó, cần phải xác định sức tải của thuỷ
vực để tính diện tích nuôi trồng thuỷ sản tối đa. Mặt khác, cần phải xem xét lại quy hoạch phát
triển thuỷ sản trên đảo Cát Bà, không nên phát triển ồ ạt tới gần 27 nghìn ô lồng như theo quy
hoạch đến năm 2020 [7] mà có thể chuyển sang nuôi nhuyễn thể để tăng khả năng tự làm sạch
của thuỷ vực.
Khu dự trữ sinh quyển Thế giới và Vườn Quốc gia Cát Bà đã lôi cuốn được rất nhiều
khách du lịch nội địa và quốc tế, vì vậy đảo Cát Bà cần quan tâm tới việc phát triển du lịch trên
đảo. Theo tính toán về sức chứa du lịch [11], với khả năng tải xã hội, khả năng tải sinh thái và
khả năng tải thực thế thì sức chứa của đảo có thể lên đến 1,6 triệu du khách/năm. Tuy nhiên, với
729.000 lượt khách trong năm 2007 cho thấy đảo Cát Bà đã có dấu hiệu quá tải là do mật độ
khách tập trung cao vào mùa du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững thì cần cải thiện cơ sở
hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng lịch vụ và lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong
phát triển du lịch.
9
Về phát triển đô thị, theo tính toán một cách tương đối [11], khu đô thị Cái Giá có thể tiếp
nhận tới 1844 người và hơn 2548 khách du lịch/ngày. Vì vậy, có thể quy hoạch phát triển đô thị
trong vịnh Cái Giá với hệ thống xử lý nước thải tiên tiến.
2.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Vấn đề quan trọng để giải quyết ô nhiễm môi trường đảo Cát Bà là cần đầu tư về khoa học
và công nghệ. Có một số vấn đề liên quan cần giải quyết:
- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt cho toàn đảo, lựa
chọn phương pháp phù hợp với điều kiện của đảo. Mỗi năm, các hoạt động trên đảo Cát Bà thải
ra hơn 757 nghìn m3 nước thải, tức khoảng hơn 2000m3/ngày. Hiện nay, tại trung tâm du lịch đã
có nhà máy xử lý nước thải với công suất 1400m3/ngày đêm. Như vậy, nếu hoạt động hết công
suất thì mới đảm bảo được 67% lượng nước thải được xử lý. Đặc biệt, toàn bộ lượng phát thải từ
NTTS được thải trực tiếp ra các vịnh. Ngoài ra, việc thu gom tập trung nước thải để xử lý cũng là
điều cần lưu ý để bảo đảm tối đa lượng nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đối
với chất thải rắn, có thể xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh theo công nghệ ủ, chế biến rác
thải hữu cơ nổi hoặc chìm.
- Thực hiện quan trắc môi trường ngoài đảo bao gồm quan trắc chất lượng nước ngầm,
nước mặt, nước biển ven bờ, nước thải, không khí, đất, trầm tích đảm bảo phát hiện kịp thời các
tai biến và sự số môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội toàn
đảo giúp cho việc quản lý được thuận tiện; xây dựng các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu, tràn
hoá chất để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra trên biển, hạn chế thấp nhất thiệt hại sinh thái
đến Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới.
2.3. Giải pháp về thể chế, chính sách
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy chế bảo vệ môi trường riêng cho đảo Cát Bà,
ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường khu dự trữ sinh quyển
- Bổ sung các quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm luật pháp bảo vệ môi trường
trong khu vực; trong đó đặc biệt chú trọng đến việc quản lý dầu thải từ tàu do tình hình ô nhiễm
dầu tại các vụng sẽ ảnh hưởng đến Khu Dự trữ sinh quyển
- Xây dựng các quy định về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải, giám sát các nguồn
thải từ các khu dân cư, các khu neo đậu tàu, thuyền, các cơ sở dịch vụ hoạt động trong vùng ven
bờ trước khi thải đổ ra môi trường.
- Phát triển cảng biển cần có các báo cáo đánh giá tác động môi trường trong đó quy định
phải có khu vực tiếp nhận nước thải từ tàu và xử lý nước thải từ tàu. Các khu hậu cần cảng như
kho bãi, cầu cảng, chế biến và đóng gói hàng phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
- Khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ môi trường và có những sáng kiến trong công
tác bảo vệ môi trường, bổ sung thêm các văn bản pháp lý quy định về việc khen thưởng kịp thời
đối với các hoạt động đó.
2.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý
- Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên trách về môi trường trong đó chịu trách nhiệm giám sát
và xử phạt các hành vi vi phạm môi trường như xả nước thải, đổ rác thải xuống biển, phá huỷ
cảnh quan môi trường, đánh bắt cá trái phép... Kết hợp với cảnh sát môi trường xử lý các trường
hợp vi phạm môi trường.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường như Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Cát Hải, Phòng Môi trường thị trấn, phòng Môi trường xã. Phát huy vai trò
10
bảo vệ môi trường trong toàn dân bằng cách gắn bảo vệ môi trường với các lợi ích kinh tế như
duy trì và phát triển Đội vớt rác trên biển, thành lập các nhóm bảo vệ môi trường trong Vườn
quốc gia Cát Bà, khu Dự trữ Sinh quyển, thu dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, bảo dưỡng đường
hè.
- Thu phí môi trường bao gồm phí xử lý nước thải, phí xử lý rác thải đối với các nhà hàng,
khách sạn, khu dân cư để tạo nguồn vốn cho các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như
vớt rác trên biển, xử lý nước thải... Xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu từ
các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo khuyến khích người dân tham gia.
- Quản lý và giám sát việc nuôi trồng thuỷ sản để tránh ô nhiễm môi trường. Các hệ thống
đầm nuôi phải có hệ thống lấy nước vào đầm và hệ thống nước thải riêng biệt để tránh lây lan
mầm bệnh
2.5. Giải pháp về thông tin giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng
- Thay đổi tư duy phát triển kinh tế tại Cát Bà của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo huyện
theo hướng phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cộng đồng dân cư trên đảo về ý thức bảo
vệ môi trường, nhận thức được việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, là nhiệm
vụ có tính xã hội sâu sắc. Xây dựng thói quen, nếp sống văn minh của công dân trong việc tự
giác chấp hành luật pháp, các nội quy, quy định trong bảo vệ môi trường.
- Tăng cường các quan hệ quốc tế nhằm tận dụng sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối
với việc bảo vệ Cát Bà, giúp Cát Bà phát triển bền vững.
- Xây dựng các chương trình tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường thiết thực, đặc
trưng cho từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: chương trình Chứng chỉ sinh thái cho các khách sạn, hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001, tuyên truyền về chức năng và qui định của các khu bảo
tồn, Vườn Quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển ....
- Sử dụng các pano, biểu ngữ tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường đến tất cả
mọi người bao gồm cả khách du lịch, dân cư địa phương, nhóm phục vụ hoạt động du lịch, sao
cho dễ nhớ, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
2.6. Giải pháp về đầu tư
- Đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung theo các công nghệ tiên
tiến và phù hợp với điều kiện Cát Bà.
- Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn theo công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ. Hiện tại
bãi rác Đồng Trong (5.000m2) đã quá tải 30% mặc dù lượng rác thu gom được chỉ đạt 70%. Với
sự phát triển như hiện nay, đến 2010 mỗi năm đảo Cát Bà sẽ tiếp nhận 7.700 tấn rác và đến năm
2020 sẽ tiếp nhận 13.800 tấn rác/năm. Như vậy, để chứa đủ lượng rác của toàn đảo, diện tích bãi
rác cần thiết sẽ là 5 ha với thời gian sử dụng 10 năm.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thụât dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch
như lắp đặt các thùng rác tại các khu bãi tắm, Vườn Quốc gia Cát Bà, lắp đặt các nhà vệ sinh
công cộng dọc các tuyến du lịch
- Đầu tư cho các phòng, ban chuyên trách môi trường về nhân lực, trang thiết bị cần thiết
để đảm bảo đáp ứng công tác bảo vệ môi trường. Thiết lập trạm quan trắc chất lượng môi trường
không khí, nước, trầm tích ngoài đảo với tần xuất tháng/lần, đặc biệt là môi trường nước tại các vị
trí nuôi trồng thuỷ sản, cảng biển nhằm có những phản ứng kịp thời khi có sự cố xảy ra.
11
- Tập trung tài chính cho nghiên cứu về môi trường, biến đổi khí hậu, các giải pháp khắc
phục ...
4. Kết luận
Phát triển kinh tế - xã hội trên đảo Cát Bà đã và đang gây ra những vấn đề môi trường về
khí thải, nước thải và chất thải rắn. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các
phương tiện giao thông thuỷ và bộ trên đảo. Nguồn gây ô nhiễm nước phải kể đến hoạt động du
lịch, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, hoạt động của tàu thuyền phục vụ du lịch và khai thác thuỷ
sản. Hàng năm, vùng nước ven đảo Cát Bà phải tiếp nhận khoảng 809 tấn BOD, 1381 tấn COD,
304 tấn Nts, 115 tấn Pts, 4693 tấn chất rắn lơ lửng, 584 tấn dầu mỡ, 702 tấn vật chất hữu cơ từ
thức ăn thừa và phân bón, 460 tấn phân vô cơ và 1,5 tấn hoá chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, lượng
chất thải rắn trên đảo cũng là một nguồn ô nhiễm đáng kể với 53,7 m3/ngày, trong đó chỉ khoảng
72% là được thu gom.
Để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đảo Cát Bà, đã đề xuất
các giải pháp liên quan đến quy hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư tài chính, thể chế chính sách,
tổ chức quản lý, tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng. Các giải pháp này sẽ góp phần vào
việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đảo Cát Bà.
5. Lời cảm ơn
Tập thể tác giả xin cảm ơn Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Sở Khoa học và Công
nghệ Hải Phòng, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã tạo điều kiện thực hiện đề tài “Đánh
giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững “ giai đoạn 2006-
2008, là tài liệu quan trọng cho việc thực hiện bài báo này.
6. Tài liệu tham khảo
1. Alexander P. Economoponlos, 1993. Assessment of Sources of Air, Water and Land
Pollution. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. WHO, Geneva
2. Cục Thống kê Hải Phòng, 2007. Niên giám thống kê Hải Phòng 2006.
3. Trần Hiếu Nhuệ, ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, 2001. Quản lý chất thải rắn.
tập 1,2, NXB Xây dựng.
4. Nguyễn Thị Phương Hoa, Đặng Hoài Nhơn 2007. Môi trường đất và trầm tích vùng đảo Cát
Bà. Chuyên đề thuộc đề tài Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp
phát triển bền vững.
5. Phòng Du lịch và Thương mại Cát Hải, 2007. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm
2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 ngành Du lịch - Thương Mại Cát Hải.
6. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cát Hải, 2007. Báo cáo tổng kết tình hình thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR trên đảo Cát Bà năm 2007
7. Sở Thuỷ Sản, 2007. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thuỷ sản thành phố
Hải Phòng đến năm 2020.
8. Trần Đức Thạnh, Đỗ Công Thung và nnk, 2003. Đề xuất khu dự trữ sinh quyển quần đảo
Cát Bà theo mô hình UNESCO. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.
9. Đỗ Công Thung, Đàm Đức Tiến và nnk, 2004. Đa dạng sinh học vịnh Lan Hạ phục vụ du
lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện KH và CN Việt Nam năm 2002 –
2003
12
10. Đỗ Công Thung, 2006. Nghiên cứu đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long. Bộ số liệu khảo sát
tháng 7 năm 2006.
11. Chu Văn Thuộc và nnk, 2006. Điều tra nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.
12. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Phương Hoa, Dương Thanh Nghị, 2009. Đánh giá sức
tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Đề tài cấp thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2006-2008. Tài liệu lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
13. UBND huyện Cát Hải, 2005. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội huyện Cát Hải giai đoạn đến năm 2020.
14. UBND huyện Cát Hải, 2007. Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2006 và ước thực hiện năm 2007.
15. UNEP, 1984. Pollutants from Land-Based Sources in the Mediterranean. UNEP Regional
Seas Reports and Studies No. 32.
16. UNEP, ILO, FAO, WHO, UNIDO, UNITAR and OECD, 1998. Guidance on Estimating
Non- Point Source Emissions. Pp 38-39.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_moi_truong_dao_cat_ba_va_mot_so_giai_phap_quan_ly_cao_thi_thu_trang_8675_2061175.pdf